Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
265,28 KB
Nội dung
Địa lí tỉnh Đồng Nai - Địa lý tỉnh Đồng Nai Diện tích : 5.894,8 km2 (năm 2003) Dân số : 2.193,4 nghìn người (năm 2005) Tỉnh lị : thành phố Biên Hòa Mã điện thoại : 061 Biển số xe : 60 Vị trí địa lý: Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp tỉnh Vũng Tàu, phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh. Đồng Nai có diện tích 5.894,8 km2 (theo số liệu năm 2003), chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích của vùng Đông Nam Bộ. Dân số toàn tỉnh năm 2005 là 2.193,4 nghìn người (mật độ 372 người/km2). Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thành phố Biên Hòa – trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh; thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú. Địa hình chủ yếu là đất đồi cao, kết cấu đất có độ cứng chịu nén tốt (trên 2kg/cm2). Khí hậu: Đồng Nai nằm trong vùng ít bão lụt, thiên tai, nhiệt độ bình quân hàng năm 25 – 26 độ C, gồm 2 mùa mưa và nắng. Lượng mưa tương đối cao, khoảng 1.500 – 2.700 mm. Tiềm năng phát triển: Tiềm năng về nông nghiệp: Đất canh tác nông nghiệp phần lớn là đất đỏ bazal thích hợp để phát triển các loại cây công nghiệp và cây ăn quả. Các cây trồng chủ yếu như cao su (41.000ha), cà phê (25.000 ha), điều (42.000 ha), đậu nành (7.000 ha), bắp (67.000ha), cây ăn quả (20.000 ha) Đồng Nai đang là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất thức ăn gia súc, và có nhiều trang trại chăn nuôi qui mô công nghiệp, tổng đàn trâu bò 76.000 con, heo 970.000 con, gia cầm 11 triệu con. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến. Tài nguyên nước: Đồng Nai có nguồn nước mặt rất phong phú, quan trọng nhất là nguồn nước sông Đồng Nai, với lưu lượng đến 880m3/s, hồ Trị An có diện tích 323km2 dung tích khoảng gần 2,8 tỷ m3, trữ lượng nước ngầm khoảng 3 triệu m3/ ngày đủ cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra, Đồng Nai là Tỉnh phong phú về tài nguyên rừng, mỏ đá granite, mỏ đá xây dựng, đất sét, kaolin, puzơlan, cát, sỏi có điều kiện cung cấp vật liệu xây dựng cho các công trình. ĐỒNG NAI Đồng Nai là một tỉnh vùng miền Đông Nam Bộ nước Việt Nam, phía đông giáp tỉnh Bình Thuận, đông bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, tây bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước, nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh. Bản đồ Việt Nam với tỉnh Đồng Nai được tô đậm Đồng Nai có diện tích 5.894,73 km², chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ. Các đơn vị hành chính Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện: • Thành phố Biên Hoà • Thị xã Long Khánh • Huyện Định Quán • Huyện Long Thành • Huyện Nhơn Trạch, sẽ trở thành thành phố (đô thị loại 2) vào năm 2020 • Huyện Tân Phú • Huyện Thống Nhất • Huyện Vĩnh Cửu • Huyện Xuân Lộc • Huyện Cẩm Mỹ • Huyện Trảng Bom Dân số Dân số toàn tỉnh theo số liệu thống kê năm 2009 là 2.449.175 người, mật độ dân số: 424 người/km². Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của toàn tỉnh năm 2009 là 1,52%. Giao thông Đồng Nai là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên. Biểu trưng tỉnh Đồng Nai Tài nguyên Đồng Nai có nhiều nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú gồm tài nguyên khoáng sản có vàng, thiếc, kẽm; nhiều mỏ đá, cao lanh, than bùn, đất sét, cát sông; tài nguyên rừng và nguồn nước Ngoài ra Đồng Nai còn phát triển thuỷ sản dựa vào hệ thống hồ đập và sông ngòi. Trong đó, hồ Trị An diện tích 323 km² và trên 60 sông, kênh rạch, rất thuận lợi cho việc phát triển một số thủy sản như: cá nuôi bè, tôm nuôi TÀI NGUYÊN NƯỚC - Nước mặt: Tỉnh Đồng Nai có mật độ sông suối khoảng 0,5 km/km2, song phân phối không đều. Phần lớn sông suối tập trung ở phía bắc và dọc theo sông Đồng Nai về hướng tây nam. Tổng lượng nuớc dồi dào 16,82 x 109 m3/năm, trong đó mùa mưa chiếm 80%, mùa khô 20%. + Sông Đồng Nai: Sông Đồng Nai chảy vào tỉnh Đồng Nai ở bậc địa hình thứ 3 và là vùng trung lưu của sông. Đoạn từ ranh giới Đồng Nai - Lâm Đồng đến cửa sông Bé Tân Uyên sông chảy theo hướng tây bắc – đông nam. Địa hình lưu vực đoạn trung lưu từ 100-300 m, đoạn từ Tà Lài đến Trị An có nhiều thác ghềnh. Đoạn sau Trị An sông chảy êm đềm, lòng sông mở rộng và sâu. Các phụ lưu lớn của sông Đồng Nai có sông La Ngà, Sông Bé. + Sông La Ngà: Đoạn sông La Ngà chảy trong tỉnh Đồng Nai dài 55 km, khúc khuỷu, nhiều ghềnh thác (ví dụ: thác Trời cao trên 5m). Đoạn này sông La Ngà hẹp, có nhiều nhánh đổ vào, điển hình là suối Gia Huynh và suối Tam Bung. Suối Gia Huynh có lưu vực 135 km2, mô đun dòng chảy 91/s km2 vào mùa khô và 47,41/s km2 vào mùa mưa, bắt nguồn từ vùng Quốc Lộ 1, ranh giới Đồng Nai - Bình Thuận. Suối Tam Bung có diện tích lưu vực 155 km2, bắt nguồn từ phía bắc cao nguyên Xuân Lộc, mô đun dòng chảy 101/s km2 vào mùa khô và 651/s km2 vào mùa mưa. Sông La Ngà đổ vào hồ Trị An một lượng nước khoảng 4,5x109 m3/năm, chiếm 1/3 tổng lượng nước hồ, mô đun dòng chảy năm 351/s km2. + Sông Lá Buông: Bắt nguồn từ phía tây cao nguyên Xuân Lộc, chảy theo hướng từ đông sang tây, độ dốc lưu vực đạt 0.0035. Độ dài sông tính theo nhánh dài nhất khoảng 40 km, sông có lượng nước dồi dào so với các sông nhỏ trong tỉnh với tổng lượng nước trung bình 0,23 x 109 m3 /năm, mô đun dòng chảy năm 27,61/s km2. + Sông Ray: Lưu vực sông chiếm gần 1/3 diện tích phía Nam của tỉnh. Sông bắt nguồn từ phía nam, đông nam cao nguyên Xuân Lộc, đổ thẳng ra biển, chảy theo hướng bắc nam, độ dốc lưu vực khá lớn (0,004), do vậy nếu không có đập chặn giữ thì nước sông sẽ tập trung nhanh ra biển, trong mùa khô thường cạn kiệt nước. Tổng lượng nước sông khá lớn 0,634 x 109 m3 /năm trong đó mùa mưa chiếm 79%. Sông Ray nếu được sử dụng hợp lý có thể giải quyết vấn đề khô cạn cho vùng đông nam của tỉnh. + Sông Xoài và sông Thị Vải: Đây là 2 sông thuộc vùng phía tây nam của tỉnh, bắt nguồn từ cao nguyên Xuân Lộc và đổ thẳng ra biển. Sông Thị Vải ở phía thượng lưu gồm các suối nhỏ và dốc, phần hạ lưu (phía duới Quốc Lộ 51 đi (Vũng Tàu) là sông nước mặn, lòng sông mở rộng. Sông Xoài có 2 nhánh chính là Châu Pha và Suối Dun, các suối ngắn và hẹp. Diện tích lưu vực 184 km2, tổng lượng nước trung bình 0,1015 x 109 m3 /năm, mô đun dòng chảy năm 17,51/s km2, sông Xoài có ý nghĩa to lớn đối với vùng sản xuất nông nghiệp Châu Thành và cấp nước ngọt cho Vũng Tàu. Hạ lưu sông Xoài là vùng nước mặn, độ mặn có thể đạt tới độ mặn của nước biển - Nước ngầm: - Trữ lượng nước tĩnh của toàn tỉnh Đồng Nai là 793.379 m3/ngày. Trong đó trữ lượng dung tích (trữ lượng tĩnh trọng lực) là 789.689 m3/ngày và trữ lượng đàn hồi là 3691 m3 /ngày. - Trữ lượng động khoảng 4.714.847 m3 /ngày là toàn bộ dòng mặt vào mùa khô và là giới hạn dưới của trữ lượng nước dưới đất. - Như vậy tổng trữ lượng nước dưới đất của tỉnh Đồng Nai là khoảng 5.505.226 m3 /ngày. - Tuy trữ lượng nước dưới đất tỉnh Đồng Nai phong phú, nhưng phân bố không đều, các tháng mùa khô không có mưa, nhu cầu khai thác lại lớn, vì vậy khai thác nước dưới đất phải theo qui hoạch khai thác hợp lý. TÀI NGUYÊN DU LỊCH - Đồng Nai có nhiều di tích lịch sử, văn hoá và các điểm du lịch có tiềm năng: Khu Văn miếu Trấn Biên, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, khu du lịch Bửu Long, khu du lịch ven sông Đồng Nai, Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, làng bưởi Tân Triều, Thác Mai - hồ nước nóng Đảo Ó - Đến Đồng Nai du khách sẽ có dịp tham gia những chuyến du lịch sinh thái trong các khu rừng hoặc vườn cây ăn quả, câu cá, du thuyền trên sông Đồng Nai, dã ngoại tại các thắng cảnh: hồ Long ẩn, khu văn hoá Suối Tre, thác Trị An, rừng Mã Đà, hay tham quan các di tích lịch sử, văn hóa: chiến khu Đ, Văn miếu Trấn Biên, nghiên cứu các di chỉ khảo cổ: mộ cổ Hàng Gòn, đàn đá Bình Đa. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN Kim loại: Vàng: Đến nay đã phát hiện 17 mỏ, điểm quặng và khoáng hoá. Tập trung chủ yếu ở phía bắc Tỉnh. Có 2 mỏ nhỏ ở Hiếu Liêm và Vĩnh An rất có triển vọng. Còn lại là các điểm quặng chưa được đánh giá đầy đủ ở: Suối Ty, Suối Nho, Tam Bung, Suối Sa Mách, lâm trường Vĩnh An, lâm trường La Ngà, lâm trường Hiếu Liêm. Nhôm (Quặng bauxit): Mới phát hiện 2 mỏ ở DaTapok (lâm trường Mã Đà) và lâm trường La Ngà, diện tích khoảng 1.120ha, tuy nhiên đã thuộc vào vùng cấm (rừng Nam Cát Tiên) trên 2/3 diện tích. Trữ lượng ước đạt khoảng 450 triệu m3. Thiếc: Chỉ gặp dưới dạng vành phân tán khoáng vật. Các vành này có diện rộng nhưng hàm lượng thấp không có ý nghĩa tìm kiếm. Tập trung ở núi Chứa Chan, Suối Rét, Suối Sao, và sông Gia Ray. Chì kẽm đa kim: Được phát hiện ở núi Chứa Chan. Không kim loại: - Kao lin: Đã phát hiện 10 mỏ, chủ yếu là các mỏ nhỏ và các điểm quặng. Tập trung chủ yếu ở Phước Thiền, Hang Nai, Phước Thọ, Tam Hòa, Tân Phong, Bình Ý, Thạnh Phú. - Sét màu: Đến nay đã phát hiện 9 điểm quặng ở khu vực Long Bình Tân, Xuân Khánh và Xuân Lộc. - Đá vôi: Chỉ mới phát hiện 2 điểm ở Tân Phú và Suối Cát - Thạch anh mạch: Phân bố rải rác, chỉ mới phát hiện 1 điểm ở Xuân Tâm (huyện Xuân Lộc). Thạch anh mạch được sử dụng trong luyện kim. - Đá xây dựng và ốp lát: Đá xây dựng. 24 mỏ đang khai thác, tập trung ở Biên Hòa, Thống Nhất, Trảng Bom, Long Thành, Vĩnh Củu, Định Quán, Nhơn Trạch, Xuân Lộc. - Cát xây dựng: Chủ yếu trên sông Đồng Nai từ ngã ba Tân Uyên đến ngã ba mũi đèn đỏ, đã được thăm dò đánh giá trữ lượng. Ngoài ra trong các sông suối nhỏ đều có cát ở khu vực Định Quán, Tân Phú đặc biệt là trong lòng hồ Trị An. - Cát san lấp: Phước An (Đồng Mu Rùa, Gò sim…), Sông Nhà Bè, Đồng Tranh. - Sét gạch ngói: Khá phong phú, phân bố chủ yếu Thiện Tân, Thạnh Phú (huyện Vĩnh Cửu), Long An, Long Phước (huyện Long Thành). - Keramzit: Phân bố ở Đại An và Trị An với trữ lượng ước tính khoảng 8 triệu tấn. - Puzolan: Rất phong phú, tập trung ở Định Quán, Long Thành và 1 ít ở Cây Gáo, Gia Kiệm (Thống Nhất) và Vĩnh Tân (Vĩnh Cửu). - Laterit: Khá phổ biến. Tập trung ở Vĩnh Cửu, Biên Hoà, Long Thành và Nhơn Trạch. Đá quý và báu quý: Quy mô nhỏ, không có triển vọng khai thác công nghiệp - Ziricon: Gia Kiệm, Núi Lá, Tân Phong - Saphia: Cầu La Ngà, phía nam Tân Phong, Gia Kiệm. - Pyrop-ziricon. - Opan-canxedoan: núi Chứa Chan. - Tecfic: bắc Tài Lài. Nước khoáng, nước nóng và nước ngầm gồm: - Nước khoáng - nước nóng: ở Phú Lộc và Kay - Nước khoáng Magie – bicarbonat: ở suối Nho - Nước khoáng siêu nhạt: ở Tam Phước và Nhơn Trạch - Nước khoáng sắt: ở phía Nam Thành Tuy Hạ - Nước mặn loại Clorua – Natri: ở Nam Tuy Hạ - Nước ngầm: Biên Hoà, Long Thành, Nhơn Trạch trên thung lũng các sông [...]... tăng lên đạt 4 5-5 0% trong thời kỳ đến năm 2010 Dự án tương lai Đồng Nai là một trong những tỉnh nằm trong khu kinh tế trọng điểm phía Nam của cả nước Vì vậy, đây là một trong những tỉnh có nhiều dự án lớn về giao thông, cơ sở hạ tầng, kinh tế Dự án lớn nhất là dự án sân bay quốc tế Long Thành nằm tạo huyện Long Thành Ngoài ra còn có các dự án khác như đường cao tốc Tp HCM - Long Thành - Dầu Giây, đường... dệt, may, giầy dép: Là ngành công nghiệp mũi nhọn về xuất khẩu của Đồng Nai thời gian qua, sự phát triển của ngành góp phần giải quyết việc làm cho lao động, đây là ngành thu hút nhiều lao động nhất trong các ngành công nghiệp Một số nhóm sản phẩm sản xuất chủ yếu sau: - Công nghiệp Dệt - Ngành may trang phục, thuộc và nhuộm da lông thú - Ngành thuộc, sơ chế da (Sản xuất vali, túi xách, yên đệm và giày... phẩm kỹ thuật điện, thiết bị điện, điện tử, vật liệu điện, thiết bị truyền thông - Ngành sản xuất thiết bị văn phòng và máy tính - Ngành sản xuất thiết bị điện, điện tử - Ngành sản xuất radio, tivi và thiết bị truyền thông Đối với ngành công nghiệp hoá chất và cao su: Ngành công nghiệp hoá chất, cao su, plastic Đồng Nai là một trong những ngành có tỷ trọng tương đối lớn, với nhiều sản phẩm đa dạng.. .Đồng Nai, La Ngà TÀI NGUYÊN RỪNG Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là vườn Quốc gia Nam Cát Tiên Năm 1976, tỷ lệ che phủ của rừng còn 47,8% DTTN,... Long Thành Ngoài ra còn có các dự án khác như đường cao tốc Tp HCM - Long Thành - Dầu Giây, đường cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu, đường sắt cao tốc Bắc - Nam, cầu Đồng Nai mới, các khu công nghiệp tập trung lớn, các khu đô thị mới, các trung tâm công nghiệp mới Tỉnh đang có kế hoạch quy hoạch thành phố Biên Hòa, các huyện Trảng Bom, Long Thành, Nhơn Trạch trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm... thực vật), hóa chất tiêu dùng như bột giặt, mỹ phẩm, sơn các loại, nhựa và các sản phẩm từ nhựa - Ngành sản xuất hóa chất và sản phẩm từ hóa chất - Ngành sản xuất các sản phẩm từ cao su, plastic Đối với công nghiệp chế biến gỗ, tre: Chế biến lâm sản là một trong những ngành nghề truyền thống của Đồng Nai, thị trường xuất khẩu tương đối ổn định, nguồn lao động có kỹ thuật và giá nhân công rẻ, sản phẩm... khai thác và SXVLXD là ngành có thế mạnh của địa phương, các sản phẩm có ưu thế như khai thác, chế biến đá, cát, sét, cao lanh, vật liệu san lấp làm nguyên vật liệu sản xuất vật liệu xây dựng như gạch ngói, gạch men, đá ốp lát, sứ vệ sinh, phụ gia xi măng, bê tông nhẹ, gốm mỹ nghệ Một số nhóm sản phẩm sản xuất chủ yếu sau: - Ngành sản xuất khai thác mỏ - Ngành sản xuất vật liệu xây dựng Đối với ngành... sản - thực phẩm: Là ngành đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế của tỉnh, tác động mạnh vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn Tạo ra sự phát triển mạnh của ngành nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp và nâng cao giá trị của sản phẩm nông nghiệp qua chế biến Đối với ngành công nghiệp cơ khí: Trên cơ sở liên kết, hợp tác giữa các thành phần kinh tế, giữa trung ương và địa. .. tiên phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn: khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí Phát triển các ngành công nghiệp thế mạnh có lợi thế so sánh ở địa phương như: công nghiệp chế biến nông sản - thực phẩm gắn với nguồn nguyên liệu tại chỗ, công nghiệp giày, da, dệt, may mặc Chú trọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài để mở ra các ngành công nghiệp có trình độ công nghệ cao... một trong những ngành tăng nhanh trong thời gian qua, do có thị trường tiêu thụ và sự chuyển dịch từ một số quốc gia trong khu vực Một số nhóm sản phẩm sản xuất chủ yếu sau: - Ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre nứa - Ngành sản xuất giường, tủ, bàn ghế . Địa lí tỉnh Đồng Nai - Địa lý tỉnh Đồng Nai Diện tích : 5.894,8 km2 (năm 2003) Dân số : 2.193,4 nghìn người (năm 2005) Tỉnh lị : thành phố Biên Hòa Mã điện. chiếm 80%, mùa khô 20%. + Sông Đồng Nai: Sông Đồng Nai chảy vào tỉnh Đồng Nai ở bậc địa hình thứ 3 và là vùng trung lưu của sông. Đoạn từ ranh giới Đồng Nai - Lâm Đồng đến cửa sông Bé Tân Uyên. trí địa lý: Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Bắc giáp tỉnh