LợiChủ tịch HĐNDLê Ngọc HânChủ tịch UBNDMai Văn NinhĐịa lýTỉnh lỵThành phố Thanh HóaMiềnBắc Trung BộDiện tích11.133,4 km² km²Các thị xã / huyện1 thành phố, 2 thị xã, 24 huyệnNhân khẩuSố
Trang 2LợiChủ tịch HĐNDLê Ngọc HânChủ tịch UBNDMai Văn NinhĐịa
lýTỉnh lỵThành phố Thanh HóaMiềnBắc Trung BộDiện tích11.133,4 km² km²Các thị xã / huyện1 thành phố, 2 thị xã, 24 huyệnNhân khẩuSố dân
• Mật độ3.405.000 người người
306 người/km²Dân tộcViệt, Mường, Thái, Thổ,
Dao, H'Mông, Khơ-múMã điện thoại37Mã bưu chính41ISO 21Websitethanhhoa.gov.vnBiển số xe36Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 150 km về phía Nam
3166-2VN-và cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560km về hướng Bắc Đây là một tỉnh lớn của Việt Nam, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính trực thuộc trung ương, cũng là một trong những địa điểm sinh sống đầu tiên của người Việt
Cách đây khoảng 6000 năm đã có người sinh sống tại Thanh Hóa Các
di chỉ khảo cổ cho thấy nền văn hóa xuất hiện đầu tiên tại đây là văn hóa
Đa Bút Sang đầu thời đại kim khí, thuộc thời đại đồ đồng, qua các bước phát triển với các giai đoạn trước văn hóa Đông Sơn, Thanh Hóa đã trải qua một tiến trình phát triển với các giai đoạn văn hoá: Cồn Chân Tiên, Đông Khối - Quỳ Chữ tương đương với các văn hóa Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun ở lưu vực sông Hồng Và sau đó là nền văn minh Văn Lang cách đây hơn 2.000 năm, văn hoá Đông Sơn ở Thanh Hóa đã toả sáng rực rỡ trong đất nước của các vua Hùng.[1]
Thanh Hóa là tỉnh chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung Việt Nam
Trang 3trên nhiều phương diện Về hành chính, Thanh Hóa là tỉnh cực bắc
Trung Bộ, tiếp giáp với Tây Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ Về địa chất, miền núi Thanh Hóa là sự nối dài của Tây Bắc Bộ trong khi đồng bằng Thanh Hóa là đồng bằng lớn nhất Trung Bộ, ngoài ra một phần nhỏ (phía bắc huyện Nga Sơn) thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng Về khí hậu, Thanh Hóa vừa có kiểu khí hậu của miền Bắc lại vừa mang những hình thái khí hậu của miền Trung Về ngôn ngữ, phần lớn người dân nói phương ngữ Thanh Hóa với vốn từ vựng khá giống từ vựng của phương ngữ Nghệ Tĩnh song âm vực lại khá gần với phương ngữ Bắc Bộ
Thanh Hóa bao gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã và 24 huyện, với diện tích 11.133,4 km2 và số dân 3,405 triệu người với 7 dân tộc Kinh, Mường, Thái, H'mông, Dao, Thổ, Khơ-mú[2], trong đó có khoảng 355,4 nghìn người sống ở thành thị Năm 2005 Thanh Hóa 2,16 triệu người trong độ tuổi lao động , chiếm tỷ lệ 58,8% dân số toàn tỉnh, lao động đã qua đào tạo chiếm 27%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4%
Lịch sử
Bài chi tiết: Lịch sử Thanh Hóa
Các di chỉ khảo cổ cho thấy người Việt đã sống ở đây cách nay 6000 năm Thời kì dựng nước nó là bộ Cửu Chân và bộ Quân Ninh của nước Văn Lang
Thời Bắc thuộc
Trang 4Thời Nhà Hán chính quyền đô hộ Thanh Hóa thuộc quận Cửu Chân Sang đến thời Tam Quốc, nhà Đông Ngô trực tiếp cai trị Sau khi tách quận Cửu Chân thành hai quận Cửu Chân và Cửu Đức thì thuộc quận Cửu Chân mới gồm đất Thanh Hóa ngày nay và một phần phía nam Ninh Bình Cửu Chân được chia làm 7 huyện: Tư Phố, Di Phong, Cư Phong, Trạn Ngô, Kiến Sơ, Phù Lạc, Thường Lạc, Tùng Nguyên Sang đến thời nhà Lương, Lương Võ đế đổi Cửu Chân làm Ái Châu Đến thời Nhà Tùy gọi là Cửu Chân quận
[sửa] Thời kì tự chủ
Ở thời kì tự chủ thì Thanh Hóa được đổi tên nhiều lần nhưng Thanh Hóa vẫn là tỉnh có số lần sát nhập và chia tách ít nhất cả nước
Ở thời Nhà Đinh và Tiền Lê Thanh Hóa gọi là đạo Ái Châu Ở thời Nhà
Lý thời kỳ đầu gọi là trại Ái Châu, về sau vào năm Thuận Thiên 1 thì gọi
là Phủ Thanh Hóa (Thanh: trong sáng; Hóa: biến hóa)
Năm 1242 vua Trần Thái Tông đổi 24 lộ đời Lý thành 12 lộ, trong đó có Thanh Hóa phủ lộ Năm Quang Thái thứ 10 (Trần Thuận Tông - năm 1397) đổi làm trấn Thanh Ðô Trấn Thanh Ðô lúc này gồm 7 huyện và 3 châu (mỗi châu có 4 huyện) Trong đó, 7 huyện là: Cổ Ðằng, Cổ Hoằng, Ðông Sơn, Cổ Lôi, Vĩnh Ninh, Yên Ðịnh, Lương Giang 3 châu bao gồm: châu Thanh Hóa gồm huyện Nga Lạc, huyện Tế Giang, huyện Yên Lạc, huyện Lỗi Giang; châu Ái gồm huyện Hà Trung, huyện Thống
Trang 5Bình, huyện Tống Giang, huyện Chi Nga; châu Cửu Chân gồm huyện
Cổ Chiến, huyện Kết Thuế, huyện Duyên Giác, huyện Nông Cống
Năm 1397, Trần Thuận Tông đổi làm trấn Thanh Đô, gồm 3 châu và 7 huyện: châu Thanh Hóa (gồm Nga Lạc, Tế Giang, Yên Lạc, Lỗi Giang); châu Ái (gồm: Hà Trung, Thống Bình, Tống Giang, Chi Nga);châu Cửu Chân (gồm: Cổ Chiến, Kết Thuế, Duyên Giác, Nông Cống); huyện Cổ Đằng; huyện Cổ Hoằng; huyện Đông Sơn; huyện Vĩnh Ninh; huyện Yên Định; huyện Lương Giang; huyện Cổ Lôi
Năm 1430, Hồ Hán Thương đổi phủ Thanh Hóa thành phủ Thiên
Xương Sách Ðại Nam nhất thống chí ghi:
Phủ này (tức phủ Thiên Xương) cùng Cửu Chân và ái Châu làm "tam phủ" gọi là Tây Ðô" Thời thuộc Minh, trấn Thanh Ðô đổi thành phủ Thanh Hóa (năm 1407 - theo Ðào Duy Anh)' và Thời thuộc Minh lại làm phủ Thanh Hóa, lãnh 4 châu là Cửu Chân, ái Châu, Thanh Hóa, Quỳ Châu và 11 huyện Trong đó, 11 huyện là Yên Ðịnh, Nông Cống, Vĩnh Ninh, Tống Giang, Cổ Ðằng, Nga Lạc, Lương Giang, Lỗi Giang, Ðông Sơn, Yên Lạc, Cổ Lôi[4] Sau khi nhà Hồ thất thủ, nhà Minh cai trị Đại Việt, lại đổi lại làm phủ Thanh Hóa như cũ, đặt thêm hai huyện: Lôi Dương, Thụy Nguyên Về địa giới vẫn không đổi.[4]
Sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, nhà hậu Lê cầm quyền Năm Thuận Thiên thứ nhất (năm 1428), Lê Thái Tổ chia nước làm 5 đạo, Thanh Hóa thuộc Hải Tây đạo, đến năm Quang Thuận thứ 7 (năm 1466) đặt tên là Thừa Tuyên Thanh Hóa, năm Quang Thuận thứ 10 (năm 1469)
Trang 6lại đổi thành Thừa Tuyên Thanh Hoa, tên Thanh Hoa có từ đây Thanh Hoa Thừa Tuyên theo "Thiên Nam dư hạ tập" lãnh 4 phủ, 16 huyện và 4 châu
Thời Nhà Lê, Thanh Hóa là thừa tuyên Thanh Hóa (Thanh Hoa), gồm phần đất tỉnh Thanh Hóa ngày nay và tỉnh Ninh Bình (thời kỳ đó là phủ Trường Yên, trực thuộc) và tỉnh Hủa Phăn (Sầm Nưa) của Lào (thời kỳ
đó gọi là châu Sầm) Xứ Thanh Hoa thời nhà Lê với 6 phủ:
Phủ Thiệu Thiên (Thiệu Hóa), nằm ở phía tây tây bắc xứ Thanh, có
8 huyện: Thụy Nguyên, Vĩnh Phúc (Vĩnh Lộc), Đông Sơn, Lôi Dương, Yên Định, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Quảng Bình
Phủ Hà Trung phủ có 4 huyện: Hoằng Hóa, Thuần Lộc (Hậu Lộc), Nga Sơn, Tống Sơn
Phủ Tĩnh Gia có 3 huyện: Nông Cống, Ngọc Sơn, Quảng Xương
Phủ Thanh Đô có 4 châu và 1 huyện là huyện Thọ Xuân và các châu: Khai Na (Quan Da), Tàm (châu), Lương Chính (Lang
Chánh), Sầm (châu) (nay thuộc Lào)
Phủ Trường Yên, nay là một phần tỉnh Ninh Bình, có 3 huyện: Gia Viễn, Yên Mô, Yên Khang (Yên Khánh)
Phủ Thiên Quan (Nho Quan), ở phía Tây Bắc xứ Thanh, giáp với trấn Sơn Tây và trấn Sơn Nam, nay thuộc các tỉnh Ninh Bình và
Trang 7Hòa Bình, có 3 huyện: Phụng Hóa, Yên Hóa, Lạc Thổ (Lạc
Sơn).[5]
Sau khi nhà Nguyễn lên nắm quyền, Thanh Hóa thuộc quyền cai trị của nhà Nguyễn Năm Gia Long thứ nhất (1802), gọi là trấn Thanh Hóa Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), đổi trấn thành tỉnh, bắt đầu gọi là tỉnh Thanh Hoa (Hoa: tinh hoa) Đến năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), lại đổi thành tỉnh Thanh Hóa.[6]
Tên gọi Thanh Hóa không đổi từ đó cho tới ngày nay
Ngày nay, theo số liệu đo đạc hiện đại của cục bản đồ thì Thanh Hóa nằm ở vĩ tuyến 19°18' Bắc đến 20°40' Bắc, kinh tuyến 104°22' Đông đến 106°05' Đông Phía bắc giáp ba tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình; phía nam và tây nam giáp tỉnh Nghệ An; phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn nước Lào với đường biên giới 192 km; phía đông Thanh Hóa mở ra
phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông với bờ biển dài hơn 102
km Diện tích tự nhiên của Thanh Hóa là 11.106 km², chia làm 3 vùng:
Trang 8đồng bằng ven biển, trung du, miền núi Thanh Hóa có thềm lục địa rộng 18.000 km²
[sửa] Địa hình, địa mạo
Bãi biển Sầm Sơn (thuộc thị xã Sầm Sơn, cách TP Thanh Hóa khoảng
16 km) là một trong số ít những bãi biển đẹp nhất Việt Nam, thu hút rất đông du khách tới tắm, tham quan và nghỉ mát vào dịp hè
Địa hình Thanh Hóa nghiêng từ tây bắc xuống đông nam Ở phía tây bắc, những đồi núi cao trên 1.000 m đến 1.500 m thoải dần, kéo dài và
mở rộng về phía đông nam Đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh, tạo tiềm năng lớn về kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, tài nguyên phong phú Dựa vào địa hình có thể chia Thanh Hóa ra làm các vùng miền Miền núi, trung du: Miền núi và đồi trung du chiếm phần lớn diện tích
Trang 9của Thanh Hóa Riêng miền đồi trung du chiếm một diện tích hẹp và bị
xé lẻ, không liên tục, không rõ nét như ở Bắc Bộ Do đó nhiều nhà
nghiên cứu đã không tách miền đồi trung du của Thanh Hóa thành một
bộ phận địa hình riêng biệt mà coi các đồi núi thấp là một phần không tách rời của miền núi nói chung
Miền đồi núi chiếm 2/3 diện tích Thanh Hóa, nó được chia làm 3 bộ phận khác nhau bao gồm 11 huyện: Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lạc, Cẩm Thủy và Thạch Thành Vùng đồi núi phía tây có khí hậu mát, lượng mưa lớn nên có nguồn lâm sản dồi dào, lại có tiềm năng thủy điện lớn, trong đó sông Chu và các phụ lưu có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các nhà máy thủy điện Miền đồi núi phía Nam đồi núi thấp, đất màu mỡ thuận lợi trong việc phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây đặc sản và có Vườn quốc gia Bến En (thuộc địa bàn huyện Như Thanh và huyện Như Xuân), có rừng phát triển tốt, với nhiều gỗ quý, thú quý
Vùng đồng bằng của Thanh Hóa lớn nhất của miền Trung và thứ ba của
cả nước Đồng bằng Thanh Hóa có đầy đủ tính chất của một đồng bằng châu thổ, do phù sa các hệ thống sông Mã, sông Yên, sông Hoạt bồi đắp Điểm đồng bằng thấp nhất so với mực nước biển là 1 m
Vùng ven biển: Các huyện từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia, chạy dọc theo bờ biển gồm vùng sình lầy ở Nga Sơn và các cửa sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Bạng Bờ
Trang 10biển dài, tương đối bằng phẳng, có bãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn, có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc lấn biển, nuôi trồng thủy sản, phân bố các khu dịch vụ, khu công nghiệp, phát triển kinh tế biển (ở Nga Sơn, Nam Sầm Sơn, Nghi Sơn)
Khí hậu, thủy văn
Thanh Hóa nằm trong vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ, hàng năm có 3 mùa gió Gió Bắc do không khí lạnh từ vùng áp cao Siberi qua Trung Quốc thổi xuống Gió Tây Nam từ vịnh Bengal qua Thái Lan, Lào thổi vào, rất nóng, gọi là gió Lào hay gió phơn Tây Nam Gió Đông Nam thổi từ biển vào đem theo không khí mát mẻ
Mùa nóng ở đây bắt đầu từ cuối mùa xuân đến giữa mùa thu, mùa này nắng, mưa nhiều thường hay có lụt, bão, hạn hán, gặp những ngày có gió Lào nhiệt độ lên tới 39-40 °C Mùa lạnh bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùa xuân năm sau Mùa này thường hay xuất hiện gió mùa đông bắc, lại mưa ít; đầu mùa thường hanh khô Lượng nước trung bình hàng năm khoảng 1730-1980 mm, mưa nhiều tập trung vào thời kỳ từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch, còn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa chỉ dưới 15%
Tổng tích ôn trung bình hàng năm khoảng 86000C, nhiệt độ trung bình
từ 23,3 °C đến 23,6 °C, mùa hè nhiệt độ có ngày cao tuyệt đối đến 40
°C, nhưng mùa đông có ngày nhiệt độ xuống thấp tới 5-6 °C Độ ẩm không khí tương đối cao trung bình hàng năm từ 80-85%
Trang 11Hàng năm Thanh Hóa có khoảng 1700 giờ nắng, tháng nắng nhất là tháng 7, tháng có ít nắng là tháng 2 và tháng 3 Thành phố Thanh Hóa chỉ cách bờ biển Sầm Sơn 10 km đường chim bay, vì thế nó nằm vào tiểu vùng khí hậu đồng bằng ven biển, chính nhờ có gió biển mà những ngày có gió Lào, thời gian không khí bị hun nóng chỉ xảy ra từ 10 giờ sáng đến muộn nhất là 12 giờ đêm
Thanh Hóa cũng như các tỉnh miền Trung Việt Nam thường hay chịu các trận bão từ Thái Bình Dương Theo chu kỳ từ 3-5 năm lại xuất hiện một lần từ cấp 9 đến cấp 10, cá biệt có năm cấp 11 đến cấp 12
Hành chính
Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính trực thuộc, chỉ đứng sau thành phố
Hà Nội Thanh Hóa có 639 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 22
Trang 14Bài chi tiết: Dân cư Thanh Hóa
Theo kết quả điều tra dân số năm 2009, Thanh Hóa có 3.400.239 người, đứng thứ ba Việt Nam, chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.[9] Trong tổng dân số năm 2009, nữ giới có 1.717.067 người, dân số thành thị là 354.880 người Mật độ dân số vào loại trung bình: giảm từ 310 người/km² (năm 1999) xuống 305 người/km² (năm 2009) Tỉ số giới tính (số nam trên 100 nữ) tăng từ 95,6 % (năm 1999) lên 98,0 % (năm 2009), tương đương với mức chung của cả nước.[9]
Thanh Hóa là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, nhưng chủ yếu có 7 dân tộc là Kinh, Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ Mú Người Kinh
chiếm phần lớn dân số của tỉnh và có địa bàn phân bố rộng khắp, các dân tộc khác có dân số và địa bạn sống thu hẹp hơn
Dân số các dân tộc chủ yếu
tỉnh Thanh HóaKinhMườngThổKhơ MúTháiMôngDaoDân số
(người)2.898.311328.7448.980607210.90815.3255.0 77Địa bàn cư
trúKhắp tỉnhCác huyện: Ngọc Lặc,Cẩm Thủy,
Thạch Thành, Bá ThướcHuyện Như XuânBản Đoàn Kết, xã Tén Tằn và bản Suối Lách, xã Mường Chanh, Mường LátQuan Hóa,Quan Sơn,
Bá Thước,Lang ChánhXã Pù Nhi, huyện Mường LátCác huyện: Ngọc
Lặc, Cẩm ThủyNguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam[10]
Văn hóa
Trang 15Văn hóa, văn nghệ dân gian
Tại Thanh Hóa có nhiều hình thức văn hóa truyền thống, phần nhiều vẫn còn tồn tại và đang được phát huy Về dân ca, dân vũ, được nhiều người biết đến nhất là các làn điệu hò sông Mã, dân ca, dân vũ Đông Anh, trò diễn Xuân Phả Ngoài ra còn có ca trù, hát xoan Các dân tộc ít người cũng có nhiều loại hình văn nghệ dân gian khá đa dạng như hát xường của người Mường, khắp của người Thái
Kho tàng truyện cổ cũng khá đặc sắc như truyện cổ về sự tích về các ngọn núi, truyện dân gian của ngư dân ven biển Hậu Lộc, Sầm Sơn, Tĩnh Gia Đặc biệt là các sự tích về nguồn gốc dân tộc Mường
Các lễ hội cũng rất đặc sắc như lễ hội Pôồn Pôông của người Mường, lễ hội cầu ngư, lễ hội đền Sòng
Văn nghệ đương đại
Văn nghệ thời kì sau cách mạng tháng Tám ở Thanh Hóa có các nhà thơ Hồng Nguyên, Hữu Loan, Nguyễn Bao, Nguyễn Duy, nhà văn Triệu Bôn Trong thời kì chiến tranh chống Mỹ những năm 1960-1975, địa danh Hàm Rồng là đề tài của nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật
Một số tác phẩm thơ viết về quê hương Thanh Hóa như: Về lại xứ Thanh (Phan Quế), Về với Sầm Sơn (Hà Hồng Kỳ), Quê Mẹ (Lưu Đình Long),
Quê tôi đấy - Xứ Thanh! (Văn Công Hùng), Dô tả, dô tà (Mạnh Lê), Mẹ
Trang 16Tơm (Tố Hữu), Trụ cầu Hàm Rồng (Mã Giang Lân)
Kinh tế
Tài nguyên thiên nhiên
Là tỉnh có nguồn tài nguyên đa dạng nhưng nhìn chung nguồn tài
nguyên có trữ lượng không lớn, và thường phân bố không tập trung nên rất khó cho việc phát triển công nghiệp khai khoáng Thanh Hóa hiện tại mới chỉ có một số nhà máy đang tiến hành khai thác nguồn tài nguyên, như: nhà máy xi măng Bỉm sơn, xi măng Nghi sơn, phân bón Hàm
rồng, Đa số nguồn tài nguyên đang bị thất thoát do kiểm soát không chặt chẽ
Công nghiệp
Cũng như Việt Nam, nền công nghiệp Thanh Hóa không phát triển Theo số liệu của tổng cục thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2009, chỉ số phát triển công nghiệp của toàn tỉnh tăng 8,2 %, đây là mức tăng cao so với mức tăng bình quân của cả nước là 4,6% (trong đó TP Hồ Chí Minh
và Hà Nội chỉ tăng ở mức thấp là 0,4% và 2,7%).[11] Tính đến thời điểm năm 2009, Thanh Hóa có 5 khu công nghiệp tập trung và phân tán Một số khu công nghiệp:
Khu công nghiệp Bỉm Sơn - Thị xã Bỉm Sơn
Trang 17 Khu công nghiệp Nghi Sơn (nằm trong Khu kinh tế Nghi Sơn) - Huyện Tĩnh Gia
Khu công nghiệp Lễ Môn - Thành phố Thanh Hóa
Khu công nghiệp Đình Hương (Tây Bắc Ga) - Thành phố Thanh Hóa
Khu công nghiệp Lam Sơn - Huyện Thọ Xuân
Hiện tại Thanh Hóa đang xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn Khu kinh tế này được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động số 102/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2006 Khu kinh tế này nằm ở phía Nam của tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội 200 km,
có đường bộ và đường sắt quốc gia chạy qua, có cảng biển nước sâu cho tầu có tải trọng đến 30.000 DWT cập bến Khu kinh tế Nghi Sơn là một trung tâm động lực của vùng Nam Thanh Bắc Nghệ đang được quy
hoạch, cũng được đánh giá là trọng điểm phát triển phía Nam của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, đồng thời là cầu nối giữa vùng Bắc Bộ với Trung Bộ, với thị trường Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan