Tỷ số hoạt động:

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH.doc (Trang 78 - 80)

IV. PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH:

3.Tỷ số hoạt động:

3.1. Kỳ thu tiền bình quân:

Kỳ thu tiền bình quân = (Các khoản phải thu x 360)/ Doanh thu thuần Bảng 5.6: Bảng tính kỳ thu tiền bình quân

Đơn vị tính: ngày

2006 2007 2008

Các khoản phải thu 37,965,772,859 33,350,636,294 32,104,317,862 Doanh thu thuần 697,346,040,367 925,362,069,194 1,106,731,833,569

Kỳ thu tiền bình quân 19.60 12.97 10.44

Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh năm 2007 và năm 2008

Kỳ thu tiền bình quân năm 2006 là 19.6 ngày, năm 2007 là 12.97 ngày (giảm 6.63 ngày), năm 2008 là 10.44 ngày (giảm 2.53 ngày) cho thấy công tác thu hồi các khoản phải thu của công ty khá nhanh, giảm rủi ro tín dụng, giảm nguy cơ mất vốn, nhưng cũng giảm khả năng thu hút việc mua hàng của khách hàng. Tùy từng đối tượng khách hàng lớn hay nhỏ và việc thanh toán của khách hàng tốt hay xấu mà công ty có chính sách bán hàng phù hợp.

3.2. Vòng quay hàng tồn kho:

Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần / Hàng tồn kho Bảng 5.7: Bảng tính vòng quay hàng tồn kho

Đơn vị tính: lần

2006 2007 2008

Doanh thu thuần 697,346,040,367 925,362,069,194 1,106,731,833,569

Hàng tồn kho 121,343,532,886 128,277,510,832 130,767,493,730

Vòng quay hàng tồn kho 5.75 7.21 8.46

Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh năm 2007 và năm 2008

Vòng quay hàng tồn kho năm 2007 tăng so với năm 2006 và năm 2008 tăng so với năm 2007. Điều này cho thấy công ty sử dụng hàng tồn kho khá tốt, đó là cơ

sở nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đây là một điểm mạnh của doanh nghiệp cần phát huy.

3.3. Hiệu suất sử dụng TSCĐ:

Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần / TSCĐ thuần Bảng 5.8: Bảng tính hiệu quả sử dụng TSCĐ

Đơn vị tính: lần

2006 2007 2008

Doanh thu thuần 697,346,040,367 925,362,069,194 1,106,731,833,569 Tài sản cố định thuần 56,301,843,370 48,344,495,671 41,824,400,069

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 12.39 19.14 26.46

Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh năm 2007 và năm 2008

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng, điều này cho thấy việc sử dụng tài sản cố định của công ty tốt. Công ty đã có biện pháp tích cực để nâng cao năng suất của tài sản cố định. Như đã phân tích ở trên, trong năm 2007 và năm 2008 doanh nghiệp đầu tư vào tài sản cố định không nhiều, doanh thu tăng làm cho hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng.

3.4. Vòng quay tài sản:

Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản

Bảng 5.9: Bảng tính hiệu quả sử dụng TSCĐ

Đơn vị tính: lần

2006 2007 2008 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh thu thuần 697,346,040,367 925,362,069,194 1,106,731,833,569 Tổng tài sản 231,647,026,095 222,827,127,003 227,654,695,337

Vòng quay tài sản 3.01 4.15 4.86

Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh năm 2007 và năm 2008

Qua bảng phân tích trên cho thấy, năm 2006 cứ 1 đồng tổng tài sản bỏ ra mang lại 3.01 đồng doanh thu thuần, năm 2007 cứ 1 đồng tổng tài sản bỏ ra mang

lại 4.15 đồng doanh thu thuần (tăng 1.14 đồng) và đã tăng nhẹ (tăng 0.71 đồng) vào năm 2008, cứ 1 đồng tổng tài sản bỏ ra mang lại 4.86 đồng doanh thu thuần, đây là chuyển biến tích cực. Kết hợp với các tỷ số tài chính ở trên có thể cho ta kết luận là: nguyên nhân chủ yếu làm cho vòng quay tài sản tăng cao, là do hiệu suất sử dụng tài sản cố định cao và vòng quay hàng tồn kho tăng.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH.doc (Trang 78 - 80)