1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thong tin Quan trong cho Hoc sinh 12 day

3 335 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 39,22 KB

Nội dung

Năm học 2009 - 2010: Chưa tổ chức kỳ thi “2 trong 1” 26/06/2009 1:24 Bài thi của thí sinh sẽ được Bộ chọn ngẫu nhiên để chấm thẩm định - Ảnh: Đ.N.T * Kết luận việc chấm thẩm định bài thi các tỉnh khiếu nại * Sự thất bại của quy trình ngược Mời nghe đọc bài Theo dự kiến về lộ trình cải tiến công tác thi cử mà Bộ GD-ĐT đưa ra thì năm 2010 sẽ tổ chức một kỳ thi THPT quốc gia, lấy kết quả để xét tuyển ĐH-CĐ. Tuy nhiên, chiều 25.6 trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Vinh Hiển - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT (ảnh nhỏ) khẳng định: Năm 2010, Bộ chủ trương sẽ vẫn tổ chức riêng 2 kỳ thi: thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH-CĐ; đồng thời tập trung quyết liệt hơn cho việc nâng cao chất lượng giáo dục, khẳng định quyết tâm thực hiện lộ trình đổi mới công tác thi và tuyển sinh. * Xin ông có thể cho biết vì sao Bộ GD-ĐT lại đưa ra quyết định như vậy? - Việc tổ chức một kỳ thi THPT quốc gia phải được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng. Chúng tôi nhận thấy chưa đủ các điều kiện cần thiết để tổ chức được một kỳ thi như vậy vào năm tới. Thêm một nguyên nhân nữa, Bộ GD-ĐT đang có rất nhiều nhiệm vụ quan trọng trước mắt như: đổi mới cơ chế tài chính, đánh giá lại toàn bộ chương trình SGK, tiếp tục xây dựng chiến lược GD-ĐT 2010-2020 . * Như ông đã từng nói, việc có tổ chức gộp 2 kỳ thi vào năm tới hay không sẽ không chỉ căn cứ vào kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay mà còn cả các điều kiện xã hội khác. Vậy tại sao ngay sau khi có kết quả tốt nghiệp THPT, Bộ GD-ĐT đã đưa ra quyết định như vậy? Liệu có phải nguyên nhân chủ yếu là do kết quả thi tốt nghiệp năm nay chưa đủ điều kiện như mong muốn? - Không phải vì kết quả của kỳ thi này chưa đáng tin cậy mà vì chúng tôi phải chuẩn bị nhiều điều kiện khác, sự sẵn sàng của thí sinh, phương án xét tuyển của các trường ĐH-CĐ, điều kiện tổ chức thi an toàn nghiêm túc. Xin khẳng định đây là quyết định đã được cân nhắc hết sức kỹ chứ không phải là quyết định vội vàng ngay sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT. * Nếu không tổ chức một kỳ thi THPT quốc gia vào năm tới, Bộ có đưa ra một lộ trình cụ thể tiếp theo, thưa ông? - Đến thời điểm này, chúng tôi chưa đặt ra lộ trình cụ thể cho kỳ thi này. * Hai tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp đề nghị Bộ GD-ĐT cho phép học sinh của tỉnh này được quyền xin phúc khảo môn Văn mặc dù điểm thi không thấp hơn 2 điểm so với điểm trung bình cả năm học của môn học đó 2 điểm như quy định. Vậy Bộ GD-ĐT có đồng ý với đề nghị này không? - Do kết quả chấm thẩm định bài thi môn Văn của tỉnh này cho thấy có biểu hiện chấm “chặt” nên Bộ GD-ĐT đã quyết định đồng ý với đề nghị trên của Kiên Giang và Đồng Tháp để có thể “quét” lại được hết những bài thi chấm chưa công bằng, ảnh hưởng tới quyền lợi của học sinh. * Năm nay Bộ GD-ĐT chủ trương vẫn tiếp tục chấm thẩm định bài thi tốt nghiệp ở các địa phương. Vậy Bộ sẽ căn cứ vào những biểu hiện như thế nào sẽ chọn tiến hành để chấm thẩm định? - Năm nay chúng tôi dự kiến mở rộng địa bàn chấm thẩm định ra rộng hơn, nhiều hơn so với năm trước. Ngoài những tỉnh có yêu cầu chấm thẩm định vừa qua thì chúng tôi còn tiếp tục tiến hành chấm thẩm định đối với những tỉnh có tỷ lệ tốt nghiệp cao hoặc thấp một cách bất thường. Sự thất bại của quy trình ngược Việc Bộ GD-ĐT công bố quyết định vẫn tổ chức riêng hai kỳ thi (tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ) vào năm 2010, hôm qua (25.6) đã khiến cho những người quan tâm đến giáo dục không biết vui hay buồn. Nếu vui thì cũng có đôi chút vì thấy quyết định này là hợp lý bởi không thể tổ chức được cái kỳ thi “2 trong 1” (một kỳ thi tốt nghiệp THPT để lấy kết quả xét tuyển vào ĐH) như Bộ đưa ra. Nhưng cũng khó mà vui được khi biết rằng đây chỉ là kết quả tất yếu của một quá trình xây dựng đề án thiếu khoa học và khả năng thực thi. Thứ nhất, việc Bộ chủ trương chỉ tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp THPT để lấy kết quả xét tuyển vào ĐH là thiếu khoa học như có lần GS-TSKH Đào Trọng Thi đã phát biểu trên Thanh Niên, bởi đây là một quy trình ngược. Lẽ ra Bộ phải tập trung cho kỳ thi ĐH, bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT giống như đã từng bỏ kỳ thi tốt nghiệp tiểu học và tốt nghiệp THCS, thay vào đó là xét tuyển kết quả học tập. Thứ hai là, sự thiếu thực tế hay có thể khẳng định là nó không thể khả thi. Việc tổ chức chung một kỳ thi như vậy, khác gì việc đưa kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ về địa phương. Ai cũng có thể biết là nó khó có thể đảm bảo được sự trung thực, khách quan. Bằng chứng là chỉ với quy định tuyển thẳng học sinh giỏi vào ĐH đã từng thực hiện những năm trước đây cũng đã nảy sinh vô số các trường hợp tiêu cực và Bộ đã phải bỏ quy định đó. Mặc dù đã được nhiều ý kiến của các nhà khoa học, giáo dục góp ý nhưng Bộ vẫn cứ quyết tâm thực hiện. Thế nên, năm nay, để cho xã hội tin tưởng vào kết quả của kỳ thi, Bộ đã tìm đủ mọi biện pháp hạn chế tiêu cực như thi cụm, chấm chéo, cử giáo viên đại học về địa phương thanh tra . Tuy nhiên tất cả những biện pháp đó cũng chỉ là hình thức. Điều đáng nói là Bộ có cần thiết phải làm những việc đó không? Ý kiến của nhiều chuyên giáo dục tâm huyết với ngành là không. Giáo sư Văn Như Cương phân tích: cả hai việc mà Bộ làm là thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH đều có người lo rồi. Việc đào tạo và quản lý bậc THPT đã được giao cho các địa phương. Việc thi tuyển sinh lại là của trường ĐH. Bộ “ôm đồm” cả hai thứ đó là rất vô lý. Giáo sư Văn Như Cương đã ví von cái sự “ôm đồm” của Bộ rất “hài” là: Ở bậc ĐH, các trường ĐH phải lo từ A đến Z thì Bộ lại ôm vào cái A. Còn ở bậc phổ thông, các sở phải lo từ A đến Z thì Bộ lại ôm vào phần Z! Vũ Thơ Tuệ Nguyễn (ghi) . chúng tôi chưa đặt ra lộ trình cụ thể cho kỳ thi này. * Hai tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp đề nghị Bộ GD-ĐT cho phép học sinh của tỉnh này được quyền xin phúc. riêng hai kỳ thi (tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ) vào năm 2010, hôm qua (25.6) đã khiến cho những người quan tâm đến giáo dục không biết vui hay buồn.

Ngày đăng: 27/08/2013, 15:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w