Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
115 KB
Nội dung
1. Lời nói đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Mỗi dân tộc đều có truyền thống văn hóa, tiếng nói riêng của mình. Tôn trọng và tạo điều kiện để tất cả các ngôn ngữ đều phát triển là chủ trương của Đảng và Nhà nước. Tuy vậy, tiếng Việt đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong xã hội ta nói chung cũng như trong nhà trường nói riêng. Trên thực tế tiếng Việt là phương tiện giao tiếp chung giữa các dân tộc, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa, kinh tế của các dân tộc thiểu số mà trái lại còn tạo điều kiện phát triển toàn diện cho các dân tộc. Tiếng Việt là công cụ để tiếp thu kiến thức của học sinh các dân tộc. Nhờ tiếng Việt, các dân tộc thiểu số có điều kiện tiếp thu tinh hoa văn hóa cũng như thành tựu khoa học kĩ thuật ở Việt Nam và thế giới. Với tầm quan trọng của tiếng Việt, trong nhà trường PTDTNT, việc bồi dưỡng tiếng Việt cho HS dân tộc có nhiều mục đích thiết thực. Do HS dân tộc học tiếng Việt là học ngôn ngữ thứ hai, không phải tiếng mẹ đẻ của các em, nên việc bồi dưỡng tiếng Việt cho HS trước hết phải giúp các em nắm vững tiếng Việt và có khả năng sử dụng tiếng Việt thành thạo để tiếng Việt trở thành phương tiện giao tiếp, để tiếng Việt thực sự giúp các em tiếp thu tốt kiến thức các môn học, thiết thực tạo nguồn đào tạo cán bộ dân tộc cho địa phương. 1.2. Lịch sử vấn đề Hiện nay việc quản lý quá trình dạy và học ở các trường phổ thông dân tộc nội trú vừa giảng dạy văn hóa phổ thông theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn, đồng thời vừa dạy văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc, quản lý nuôi dạy….Tuy nhiên trong chương trình do Bộ GD&ĐT quy định có phân môn tiếng Việt, nhưng khả năng tiếng Việt của các em học sinh đầu cấp còn gặp nhiều khó khăn. Trong thực tế thì chưa có tổ chức hay cá nhân nào nghiên cứu đề tài này . Nếu nghiên cứu và đề xuất được những biện pháp bồi dưỡng tiếng Việt cho học sinh đầu cấp ở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Gò Quao phù hợp với loại hình trường sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy học nhà trường. 1.3. Phạm vi đề tài Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu bồi dưỡng Tiếng Việt cho học sinh đầu cấp (khối 6) của trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Gò Quao. 2. Thực trạng vấn đề 2.1. Thực trạng tình hình Đối với học sinh dân tộc thiểu số khả năng đọc thông viết thạo càng có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo để học thêm. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, chất lượng dạy học môn tiếng Việt, đặc biệt là tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc thiểu số có nhiều bất cập. Nguyên nhân có thể là do sách giáo khoa chủ yếu soạn cho học sinh với tư cách là tiếng mẹ đẻ. Phương pháp dạy tiếng mẹ đẻ của chương trình sách giáo khoa tỏ ra không thích hợp với học sinh dân tộc thiểu số chưa biết hoặc biết rất ít tiếng Việt. Từ những nguyên do trên dẫn đến thực trạng học sinh đầu cấp trung học cơ sở học sinh chưa thông tiếng Việt là điều tất nhiên. 2.2. Những hạn chế, khó khăn khi giải quyết vấn đề Đầu năm học tôi chỉ đạo bộ phận chuyên môn tổ chức kiểm tra khảo sát đầu năm đối với học sinh khối với hai môn văn, toán toàn trường, trong đó kết quả khảo sát môn văn khối 6 như sau: Học sinh Giỏi Khá TB Yếu Kém Ghi chú 53 3 1 11 7 31 Từ kết quả khảo sát đó chỉ đạo giáo viên bộ môn tổ chức bồi kém cho học sinh yếu khả năng tiếng Việt thông qua tiết tự chọn và tổ chức các phong trào khác để các em mạnh dạng nói tiếng Việt, tìm hiểu tiếng Việt. Trong quá trình thực hiện còn gặp một số khó khăn như về thời lượng quá ít, khả năng tiếng Việt về mặt ngữ pháp các em bị hỏng kiến thức, về gia đình các em không có điều kiện trao dồi với cộng đồng xung quanh… Từ thực trạng nêu trên tôi đã tổ chức chuyên đề cho giáo viên toàn trường, đồng thời nêu ra một số giải pháp như sau: 3. Những giải pháp thực hiện và kết quả đạt được 3.1. Rèn luyện kĩ năng nghe và kĩ năng nói cho học sinh trong và ngoài giờ lên lớp. Nghe, nói, đọc, viết là các kĩ năng cần thiết cho một người học bất kì một ngôn ngữ nào, trong đó nghe – nói có vai trò quan trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp, cũng như giúp cho đọc đúng và viết đúng. Bồi dưỡng kĩ năng nghe, nói tiếng Việt bao gồm việc phát âm đúng tiếng Việt ( ở cả cấp độ âm, tiếng, từ, câu ) lưu ý đặc biệt những âm khó đối với HS như: tr-ch; r-g; h – q; v-d; … Rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt đúng tình huống nói năng, mà trước hết là biết sử dụng các câu theo nghi thức lời nói. Không ít HS lúng túng không biết nói gì khi nhận quà, hoặc không biết hỏi thế nào khi muốn mượn vật nào đó ở người khác. Những lời “Cảm ơn!”, “Xin lỗi, bạn có thể cho tôi mượn”… cần thiết biết bao với các em trong những tình huống đó. 3.2. Rèn luyện kĩ năng đọc không chỉ dừng lại ở các mức độ như đọc to, đọc thầm, đọc hiểu … mà còn phải bồi dưỡng học sinh sự say mê đọc sách. Phải bồi dưỡng hoặc cung cấp cho HS phương pháp đọc sách, báo cũng như lựa chọn sách, báo để đọc. Có như vậy sách, báo mới trở thành người bạn, người thầy gần gũi của HS. 3.3. Qua nhiều cuộc điều tra khả năng sử dụng tiếng Việt của HS dân tộc cho thấy các em viết tiếng Việt còn yếu. Viết sai chính tả, viết thiếu mạch lạc, không biết cách diễn đạt … là những yếu kém cơ bản. Do vậy cần bồi dưỡng hướng vào nội dung: viết đúng chính tả, viết theo nhiệm vụ được giao ( chép bài trên lớp, viết bài tập làm văn …), viết theo ý thích (viết nhật kí, sáng tác thơ, tóm tắt chuyện …) 3.4. Giúp HS khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tiếng mẹ đẻ trong quá trình học tiếng Việt, chủ yếu là ở giai đoàn đầu. Các em HS thường có thói quen tiếp thu hệ thống âm vị, từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt thông qua lăng kính của tiếng mẹ đẻ. Sự giống nhau giữa tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ giúp học sinh học tiếng Việt thuận lợi. Trái lại, ở những điểm khác nhau thì gây cản trở cho HS học tiếng Việt. Để giúp được HS vượt qua sự cản trở này, cần chỉ ra những lỗi tiếng Việt do ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ. 3.5. Thông qua bài giảng trên lớp 3.5.1. Thông qua các bài giảng, giờ dạy tiếng Việt để bồi dưỡng HS dân tộc sử dụng tốt tiếng Việt là biện pháp hàng đầu. Hơn bất kì tiết học của môn nào khác, giáo viên dạy Văn – Tiếng Việt phải xác định cho HS mục đích và yêu cầu học tiếng Việt ngay từ những tiết dạy đầu tiên. Ngoài những nội dung gắn với tính chất môn học, cần xác định cho HS, học tiếng Việt là để thiết lập được mối quan hệ với bàn bè, với thầy cô giáo và các nhân viên của trường để có thể nói cho người khác hiểu được mình cũng như có lòng tin vào mình, quan trọng hơn, học tiếng Việt là để tiếp thu những kiến thức mới vì ở trường học chỉ sử dụng tiếng Việt trong giảng dạy; và có học tiếng Việt, các em mới có những giờ phút giải trí bổ ích (thông qua đọc sách, xem phim …), có thể thông báo cho cha mẹ, những suy nghĩ và tình cảm của mình (bằng những lá thư, bài thơ …). Có thể do hạn chế tiếng Việt mà HS chưa thể hiểu hết nội dung cần thông báo trên, trong những hoàn cảnh cụ thể có thể nói bằng tiếng mẹ đẻ của HS để các em hiểu ý nghĩa, mục đích lớn lao của việc học tiếng Việt. Vào đầu năm học, nhất thiết phải tiến hành điều tra trình độ tiếng Việt của học sinh các lớp để phân loại HS yếu kém trên các cấp độ: phát âm, sử dụng từ, dùng câu. Đồng thời, phải nắm đặc điểm tiếng mẹ đẻ của ngôn ngữ dân tộc. Trên cơ sở đó, giáo viên lập kế hoạch cụ thể để giúp HS nâng dần trình độ sử dụng tiếng Việt trong năm học. Việc chuẩn bị bài lên lớp, ngoài dựa vào những gợi ý, hướng dẫn của SGK, SGV, nhất thiết phải căn cứ vào trình độ tiếng Việt của HS lớp mình phụ trách. Có thể và cần thiết thay đổi một số yêu cầu theo hướng dẫn chung để phù hợp với trình độ HS. Thí dụ: những từ cần đọc đúng , những chữ cần viết đúng trong bày, những lỗi thường mắc của HS đồng bằng (ch-tr, r- g, luật ngã – hỏi …) Cần thiết tăng cường thực hành tiếng Việt cho HS dân tộc trong các giờ học bài mới cũng như giờ luyện tập, trả bài kiểm tra. Đa dạng hóa các loại bài tập, chú ý thích đáng các loại phiếu bài tập đảm bảo các em ở các trình độ khác nhau đều được làm việc và làm theo khả năng. Không đơn giản hóa các giờ trả bài tập hoặc luyện tập thực hành. Khi chấm bài cũng như trả bài cố gắng sửa kĩ lỗi chính tả, ngữ pháp cũng như diễn đạt của HS. Trong những trường hợp đặc biệt có thể chấm bài trực tiếp với HS. Yêu cầu HS có những sửa chữa dứt điểm có thời hạn với từng loại lỗi. Tính thực hành ở các giờ dạy còn được thể hiện ở chỗ tránh lí thuyết dài dòng mà thay bằng những gợi ý hướng dẫn để HS tự chiếm lĩnh tri thức với hệ thống bài tập (phiếu bài tập) để sử dụng đúng lúc, đúng chỗ. Việc phân nhóm và tổ chức học theo nhóm là hình thức học thích hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Với HS dân tộc vốn ngại nói tiếng Việt, rụt rè khi giao tiếp chỗ đông người sẽ được luyện tập và trưởng thành khi học theo nhóm. Trong mỗi nhóm có khoảng 3-5 em. HS sẽ có cơ hội thể hiện khả năng cá nhân mình, các em được nói, được viết nhiều hơn, mạnh dạn hơn. Cần bố trí ở mỗi nhóm đều có HS khá để giúp đỡ các bạn kém. 3.5.2. Bồi dưỡng tiếng Việt cho HS thông qua các môn học khác có một vai trò quan trọng không kém môn Tiếng Việt. Do đặc thù bộ môn ở các môn học này mà trọng tâm tiết học không thể là dạy tiếng Việt, nhưng nếu không dựa vào tiếng Việt cho HS ở các môn học này là cần thiết và đem lại hiệu quả thiết thực cho môn tiếng Việt và các môn học khác. Giải thích các thuật ngữ, khái niệm trong các môn cho HS hiểu sẽ giúp HS hiểu bài, nắm vững kiến thức môn học. Cách giải thích từ, thuật ngữ dẫn theo logic của giờ dạy và đặc trưng môn học nhưng không khác xa phương pháp dạy từ trong môn Tiếng Việt. Bởi vậy các giáo viên môn học khác có thể tham khảo phương pháp dạy tiếng Việt của giáo viên môn Tiếng Việt để phối hợp bồi dưỡng tiếng Việt cho HS. Việc học thuộc lòng các định lí, định nghĩa và đọc lại chúng trên giờ học là cần thiết cho môn học và tiếng Việt. Giáo viên bộ môn nên nhắc nhở, điều chỉnh những lỗi phát âm, lỗi diễn đạt của HS trong giờ lên lớp cũng như trong bài kiểm tra, không nên coi đó chỉ là nhiệm vụ của giờ Tiếng Việt, của giáo viên dạy môn Tiếng Việt. 3.6. Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp 3.6.1. Những hoạt động phục vụ học văn hóa rất đa dạng và trực tiếp khắc sâu tri thức và rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho HS dân tộc. Ngoại khóa hoặc những buổi sinh hoạt văn học, (hoặc các môn học khác) nên được tổ chức thường xuyên. Ở đó HS được tham gia trực tiếp vào các tình huống giao tiếp, HS buộc phải ứng xử nhanh, hợp lí trong hội thoại cũng như tình huống giả định. Trong sinh hoạt văn học, HS được luyện tập toàn diện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Trong một phiếu yêu cầu “Bạn hãy đọc 4 câu thơ nói về Bác Hồ và cho biết ai là tác giả”. Ở đây HS được luyện đọc, luyện trí nhớ, luyện nói trước đông người. Khi chuẩn bị cho sinh hoạt CLB, giáo viên phải chuẩn bị kĩ các phiếu yêu cầu. Ở đó cần yêu cầu HS vận dụng các tri thức văn học vừa luyện tập sử dụng tiếng Việt trên tất cả các kĩ năng phù hợp với trình độ tiếng Việt của HS ở một khối lớp nhất định. Đọc sách và làm theo sách cần tiến hành theo các chủ đề nhất định và do thư viện tổ chức. Đây là hoạt động có bề sâu và có thể duy trì thường xuyên. Trước hết cần phát động phong trào đọc sách để tạo thói quen đọc sách cho HS. Thư viện phải mở cửa thường xuyên cho HS tới đọc. Hàng tuần tổ chức giới thiệu theo chuyên đề: cách đọc sách, cuốn sách hay trong tuần, v.v… do HS trình bày. Tập cho HS thói quen viết tóm tắt chuyện đã đọc, chép lại những bài thơ hay trong “Sổ tay văn học”. Thư viện có thể tổ chức các cuộc thi viết thơ, văn nhân dịp ngày lễ lớn hoặc một dịp kỉ niệm có ý nghĩa. Những tác phẩm của HS nên được tập hợp thành tập (nếu có điều kiện thì in) để lưu trong thư viện. Nhà trường cũng có thể tổ chức cho HS tham gia hưởng ứng các đợt thi thơ, thi tìm hiểu … do các tổ chức ở trung ương, địa phương phát động. Qua các đợt tham gia viết này, khả năng viết của HS sẽ được nâng cao và các em sẽ tự tin vào mình hơn. Giờ tự học của HS, cán bộ, giáo viên nên hướng dẫn học sinh cách thức học, hình thức có thể tổ chức học theo nhóm học sinh. 3.6.2. Hoạt động văn thể trong trường thường rất sôi nổi và được nhiều HS tham gia. Nhà trường cần khuyến khích HS sử dụng tiếng Việt trong các cuộc vui chung. Hoạt động văn hóa nên chia theo các nhóm chuyên: ca, múa, văn, thơ, kịch … Nên tổ chức chuyển lời ca các bài hát của dân tộc sang tiếng Việt để hát (Khmer-Việt); chuyển văn xuôi thành kịch để diễn. HS thường hát tiếng Việt chuẩn hơn khi nói, do vậy cần tăng cường ca hát ở các lớp, hát trước các tiết học, hát trong các ngày hội của trường. Báo tường là hình thức phù hợp với việc bồi dưỡng kĩ năng viết ở HS. Trên báo tường nên đa dạng thể loại bài. Có thi báo tường giữa các lớp vào những dịp kỉ niệm lớn. 3.6.3. Các hoạt động mang tính giáo dục chính trị đạo đức cũng là điều kiện tốt để bồi dưỡng, rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho HS. Các buổi sinh hoạt Đoàn, Đội, lớp là cơ hội tốt để HS trình bày một vấn đề trước đông người, trước tập thể, hoặc thể hiện mình trong tranh luận… Do vậy việc tạo điều kiện để HS được phát biểu trong các cuộc họp là rất quan trọng. Đọc báo thường xuyên với mỗi HS cũng như đọc báo tập thể trước mỗi buổi tự học không những có lợi trong công tác giáo dục mà còn góp phần nâng cao trình độ tiếng Việt cho HS. Cùng với đọc báo, các buổi xem ti vi có sự hướng dẫn của giáo viên hoặc cán bộ của trường cũng là điều kiện tốt để bồi dưỡng tiếng Việt cho HS . Tăng cường tham quan và đi tới các đơn vị kết nghĩa, đỡ đầu trường để HS tiếp xúc với thực tế cuộc sống ngôn ngữ sinh động, nhờ vậy HS được thực hành sử dụng tiếng Việt cũng như điều chỉnh ngôn từ của mình trước những tầng lớp người khác nhau trong xã hội. Xây dưng nhóm học tập, tổ tâm giao, đôi bạn tốt …vừa giúp nhau trong phấn đấu vừa nâng cao trình độ tiếng Việt cho nhau. Động viên HS viết thư thường xuyên cũng như viết nhật kí hàng ngày. Đó là những bài văn viết thật sự của các em. 3.6.4. Xây dựng một môi trường tiếng Việt lành mạnh. Tất cả cán bộ, giáo viên của trường đều có trách nhiệm bồi dưỡng tiếng Việt cho HS, bằng cách nói tiếng Việt chuẩn, nói thường xuyên với HS và giúp HS nói tiếng Việt đúng. Không nên vì rèn luyện tiếng Việt mà ngăn cấm HS nói tiếng mẹ đẻ. Nhà trường nên quy định HS nói tiếng Việt ở chỗ đông người để các em tự giác thực hiện, đồng thời tránh các mệnh lệnh cứng nhắc làm tổn thương tình cảm của HS với tiếng mẹ đẻ. Trong lớp học, cần tận dụng không gian bốn bức tường để bài trí phục vụ học tập, trong đó có môn Tiếng Việt như: những vần khó, âm tiếng Việt khó; những từ khóa, câu mẫu sau mỗi buổi học … Cũng nên dành một góc trong lớp trưng bày các bài viết hay của HS, những trò chơi học tiếng Việt … 3.7. Kết quả đạt được Cuối học kỳ I năm kết quả môn tiếng Việt của học sinh đầu cấp trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Gò Quao đạt được như sau: Học sinh Giỏi Khá TB Yếu Kém Ghi chú 53 4 16 18 15 So với kết quả khảo sát đầu năm tỉ lệ giỏi tăng 01, khá tăng 15, trung bình tăng 7, yếu tăng 8 và không còn loại kém. * Một số lưu ý - Mọi cố gắng của nhà trường nhằm giúp HS nắm vững tiếng Việt là hướng chủ đạo, nhưng không nên quên mỗi dân tộc lại có ngôn ngữ riêng. Do vậy giáo dục HS tôn trọng các ngôn ngữ như tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ là rất cần thiết. - Trong quá trình bồi dưỡng tiếng Việt cho HS, rất cần phải tỉ mỉ, kiên trì, không bỏ qua dịp tốt để giáo dục tiếng Việt cho HS. 4. KẾT LUẬN Để học tốt bất kỳ một môn học nào khác thì người học cần phải đọc được yêu cầu đặt ra của vấn đề phải tư duy được nội dung mình cần phải học, nói tóm lại phải hiểu vấn đề. Do vậy giáo viên cần phải trang bị kiến thức Tiếng Việt cho học sinh đặc biệt là học sinh trường PT DTNT để các em có được một vốn từ, một cách suy luận, một cách trả lời cơ bản… để các em học tập tốt các môn học khác. Trong đầu năm học qua điều tra trình độ tiếng Việt của học sinh đầu cấp thì tỉ lệ học sinh chọn từ, dùng câu để trả lời các vấn đề đặt ra của giáo viên rất hạn chế. Nhưng sau một học kỳ, thông qua các biện pháp bồi dưỡng tiếng Việt cho học sinh đầu cấp thì khả năng vận dụng từ, ngữ và câu trong phát biểu của học sinh tăng lên rõ rệt và đây chính là sự thành công của việc bồi dưỡng tiếng Việt cho học sinh. Như vậy, để tăng cường công tác bồi dưỡng tiếng Việt cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Gò Quao trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi đã đề xuất 6 giải pháp: Giải pháp 1: Rèn luyện kĩ năng nghe và kĩ năng nói cho học sinh Giải pháp 2: Rèn luyện kĩ năng đọc Giải pháp 3: Điều tra khả năng sử dụng tiếng Việt của HS dân tộc Giải pháp 4: Giúp HS khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tiếng mẹ đẻ Giải pháp 5: Thông qua bài giảng trên lớp Giải pháp 6: Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp Những giải pháp bồi dưỡng tiếng Việt cho học sinh d8ầu cấp trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Gò Quao trên, không phải là những giải pháp đơn lẻ, tách rời nhau, mà chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một thể thống nhất. Giải pháp này là tiền đề, là cơ sở cho giải pháp kia, chúng bổ xung cho nhau và thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện, cùng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Đề tài trên nghiên cứu để áp dụng cho học sinh dân tộc thiểu số đấu cấp trung học cơ sở. Nếu được thì tùy theo thực trạng của học sinh dân tộc thiểu số ở các địa phương thì đề tài vẫn áp dụng tốt. • Bài học kinh nghiệm Qua thực hiện đề tài bồi dưỡng tiếng Việt cho học sinh đầu cấp trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Gò Quao, tôi rút ra bài học kinh nghiệm nhằm giúp bản thân chỉ đạo thực hiện tốt yêu cầu bồi dường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Bồi dưỡng tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số phải được diễn ra thường xuyên, liên tục trong cả một quá trình dạy học, và được lồng vào trong tất cả các hoạt động phong trào của nhà trường. Phải kiên trì, nhiệt tình sửa chữa kịp thời những sai sót, kiểm tra đánh giá chặt chẽ và khuyến khích kịp thời. Chính những cán bộ, giáo viên là người dân tộc thiểu số cũng phải rèn luyện. • Kiến nghị Tổ chức hội thi vở sạch – chữ đẹp thường xuyên cho học sinh. Tăng cường kinh phí cho tổ chức hội thi cho nhà trường Tăng thời lượng giảng dạy tiếng Việt đối với học sinh dân tộc thiểu số Bồi dưỡng tiếng Việt phải được thực hiện theo hướng tích hợp các môn học, hoạt động giáo dục, sử dụng hiệu quả các đồ dùng dạy học; tổ chức các trò chơi học tập, tổ chức chương trình giao lưu tiếng Việt Hiệu trưởng Định An, ngày 19 tháng 4 năm 2010 Người viết Danh Phúc [...]...SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH KIÊN GIANG TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ GÒ QUAO BỒI DƯỠNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TRƯỜNG PT DTNT GÒ QUAO Người viết: Danh Phúc Chức vụ: Hiệu trưởng Năm học 2009-2010 . dạy tiếng Việt của giáo viên môn Tiếng Việt để phối hợp bồi dưỡng tiếng Việt cho HS. Việc học thuộc lòng các định lí, định nghĩa và đọc lại chúng trên giờ học là cần thiết cho môn học và tiếng Việt. . tiếng Việt cho học sinh đầu cấp thì khả năng vận dụng từ, ngữ và câu trong phát biểu của học sinh tăng lên rõ rệt và đây chính là sự thành công của việc bồi dưỡng tiếng Việt cho học sinh. Như. độ tiếng Việt của học sinh đầu cấp thì tỉ lệ học sinh chọn từ, dùng câu để trả lời các vấn đề đặt ra của giáo viên rất hạn chế. Nhưng sau một học kỳ, thông qua các biện pháp bồi dưỡng tiếng Việt cho