1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Đề án Đề nghị công nhận thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre là đô thị loại II

98 128 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,82 MB

Nội dung

Được sự lãnh đạo chỉ đạo, giúp đỡ của Đảng, nhà nước, các Bộ, ngành Trung ương, các cấp ủy đảng, chính quyền, Đảng bộ và nhân thành phố đã phát huy truyền thống cách mạng, đơn vị anh hùn

Trang 1

1

MỤC LỤC

I LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÂN LOẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE ĐẠT

TIÊU CHUẨN ĐÔ THỊ LOẠI II 3

I.1 Căn cứ pháp lý 3

I.2 Lý do và sự cần thiết 4

II KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ, HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ BẾN TRE 7

III ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ CHẤT LƢỢNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG CỦA THÀNH PHỐ BẾN TRE 9

III.1 Phạm vi ranh giới, vị trí và tính chất của thành phố Bến Tre trong mối quan hệ vùng 9

III.1.1 Phạm vi ranh giới thành phố Bến Tre 9

III.1.2 Vị trí của thành phố Bến Tre trong mối liên hệ vùng 9

III.2 Tính chất 10

III.3 Tổng quan về kinh tế - xã hội 11

III.3.1 Cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực và thành phần 11

III.3.2 Tốc độ tăng trưởng sản xuất 11

III.3.3 Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực 12

III.4 Quy mô đất đai, dân số 15

III.4.1 Quy mô đất đai 15

III.4.2 Quy mô dân số 16

III.5 Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng 16

III.5.1 Hạ tầng xã hội 16

III.5.2 Hạ tầng kỹ thuật 23

III.6 Kiến trúc cảnh quan 29

IV TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE THEO CÁC TIÊU CHÍ CỦA ĐÔ THỊ LOẠI II 35

IV.1 Đánh giá phân loại thành phố Bến Tre 35

IV.1.1 Tiêu chí 1: Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội (Đạt 18,02/20 điểm) 35

IV.1.2 Tiêu chí 2: Quy mô dân số (Đạt 6,16/8 điểm) 38

IV.1.3 Tiêu chí 3: Mật độ dân số (Đạt 5,05/6 điểm) 39

Trang 2

2

IV.1.4 Tiêu chí 4: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (Đạt 6/6 điểm) 40

IV.1.5 Tiêu chí 5: Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị (Đạt 52,85/60 điểm) 42

IV.2 Tổng hợp đánh giá các tiêu chí phân loại đô thị 65

IV.3 Giải pháp khắc phục các tiêu chuẩn phân loại đô thị 75

V TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE 83 V.1 Tóm tắt Quy hoạch chung thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre đến năm 2030 83 V.1.1 Mục tiêu và nhiệm vụ 83

V1.1.1.1 Mục Tiêu 83

V1.1.1.2 Nhiệm vụ 83

V.1.2 Phạm vi nghiên cứu 84

V.1.2.1 Phạm vi nghiên cứu mở rộng 84

V.1.2.1 Phạm vi nghiên cứu trực tiếp 84

V.1.3 Tính chất, chức năng đô thị: 84

V.1.4 Các dự báo 84

V.1.4.1 Dự báo phát triển kinh tế: 84

V.1.4.2 Dự báo quy mô dân số và lao động: 85

V.1.4.3 Dự báo quy mô đất đai: 87

V.1.5 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: 87

V.2 Tóm tắt chương trình phát triển đô thị tỉnh Bến Tre 88

V.2.1 Tóm tắt chương trình phát triển đô thị tỉnh Bến Tre 88

V.2.1.1 Hệ thống đô thị trung tâm – Thành phố Bến Tre 88

V.2.1.2 Dự án 89

V.3 Quan điểm phát triển 90

V.4 Mô hình phát triển mạng lưới đô thị thành phố Bến Tre 91

V.5 Định hướng phát triển 91

V.5.1 Phát triển không gian 91

V.5.2 Lộ trình phát triển đô thị 91

V.5.3 Kế hoạch thực hiện 92

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94

Trang 3

3

ĐỀ ÁN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN THÀNH PHỐ BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE LÀ ĐÔ THỊ LOẠI II

I LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÂN LOẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE ĐẠT TIÊU CHUẨN ĐÔ THỊ LOẠI II

I.1 Căn cứ pháp lý

- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;

- Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 về Phân loại đô thị;

- Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về Quản lý đầu tư phát triển đô thị;

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ X nhiệm kì 2015

- Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2020;

2012 Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 19/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020;

- Quyết định số 1581/QĐ-TTg ngày 9/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm

2020 và tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 83/QĐ-TTg ngày 13/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020;

- Quyết định số 2423/QĐ-UBND ngày 27/12/2013 của UBND tỉnh Bến Tre

về việc Phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2030;

- Quyết định số 1712/QĐ-UBND ngày 31/07/2017 của UBND tỉnh Bến Tre

về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bến Tre giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Trang 4

4

- Quyết định số 1507/QĐ-UBND ngày 28/8/2013 của UBND tỉnh Bến Tre

về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng thành phố Bến Tre đến năm 2030;

- Quyết định số 94/QĐ-UBND ngày 15/01/2014 của UBND tỉnh Bến Tre về việc Phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bến Tre đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 1858/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của UBND tỉnh Bến Tre

về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2025;

- Quyết định số 974/QĐ-UBND ngày 27/4/2011 của UBND tỉnh Bến Tre về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020;

- Quyết định số 2884/QĐ-UBND ngày 27/12/2010 của UBND tỉnh Bến Tre

về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ tỉnh Bến Tre đến năm 2020, tầm nhìn sau 2020;

- Quyết định số 1759/QĐ-UBND ngày 13/5/2004 của UBND tỉnh Bến Tre

về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thủy tỉnh Bến Tre đến 2010, và tầm nhìn 2020;

- Quyết định số 3076/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh Bến Tre

về Phe duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre đến năm 2020;

- Nghị quyết số 34/NQ-Cp ngày 11/8/2009 của Chính phủ về việc thành lập thành phố Bến Tre thuộc tỉnh Bến Tre;

- Các quy hoạch ngành, quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng của quốc gia và tỉnh Bến Tre, các văn bản pháp lý khác có liên quan

I.2 Lý do và sự cần thiết

Bến Tre là một trong 13 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành từ khu vực tam giác châu thổ hệ thống sông Tiền, hợp thành bởi 3 cù lao: Cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh trên 4 nhánh sông lớn là sông Tiền, sông Hàm Luông, sông Ba Lai và sông Cổ Chiên Diện tích tự nhiên của tỉnh là 2.357,7 km2, chiếm 5,8% diện tích Vùng Đồng bằng sông Cửu Long với đường bờ biển kéo dài trên 65km

Thành phố Bến Tre, trực thuộc tỉnh Bến Tre, được thành lập theo Nghị quyết

số 34/2009/NQ-CP ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ với tổng diện tích tự nhiên là 6.742,11 ha, gồm 16 đơn vị hành chính cấp xã: phường

1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, phường 6, phường 7, phường 8, phường Phú Khương, phường Phú Tân, xã Sơn Đông, xã Bình Phú, xã Phú Hưng, xã Mỹ Thạnh An, xã Phú Nhuận, xã Nhơn Thạnh

Trang 5

5

Thành phố Bến Tre cách thành phố Hồ Chí Minh 86km, cách thành phố Mỹ Tho 15km, cách thành phố Cần Thơ 114km Thành phố Bến Tre là nơi có Quốc

lộ 60 đi qua để đi đến các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng Đây là tuyến giao thông huyết mạch dọc biển Đông, có ý nghĩa quan trọng về an ninh quốc phòng, hình thành tuyến phòng thủ ven biển Là một mắt xích quan trọng trong việc nối kết chuỗi các đô thị Thành phố Hồ Chí Minh - Long An - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Vĩnh Long

Thành phố Bến Tre có địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống kênh rạch khá chằng chịt, cao độ trung bình so với mặt nước biển từ 1-1,5m; là vùng đất nổi phù sa trên nền đất thấp được bao bọc bởi sông Hàm Luông về phía Tây, sông Bến Tre về phía Nam, kênh Chẹt Sậy về phía Đông Trong khu vực nội ô

có rạch Cái Cá, rạch Cá Lóc, rạch Kiến Vàng và rạch Gò Đàng

Về lĩnh vực thương mại - dịch vụ - du lịch: từ khi được công nhận thành phố,

hệ thống trung tâm thương mại, chợ đầu mối được đầu tư nâng cấp, đảm nhận chức năng phân phối hàng hoá cho các chợ khu vực, xã phường Mạng lưới chợ trung tâm, chợ xã phường được xây dựng, nâng cấp và cải tạo Loại hình siêu thị với hình thức kinh doanh hiện đại văn minh đã phát triển phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của người dân thành phố Bến Tre

Thành phố Bến Tre được công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bến Tre theo Quyết định số 1081/NQ-BXD ngày 09/08/2007 của Bộ Xây dựng Được sự lãnh đạo chỉ đạo, giúp đỡ của Đảng, nhà nước, các Bộ, ngành Trung ương, các cấp ủy đảng, chính quyền, Đảng bộ và nhân thành phố đã phát huy truyền thống cách mạng, đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, khai thác tiềm năng thế mạnh, huy động mọi nguồn lực, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp; xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; phát triển thương mại - du lịch Kinh tế - xã hội của thành phố có những bước phát triển mới, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực Đặc biệt, kết cấu hạ tầng đô thị của thành phố trong những năm qua được phát triển mạnh; góp phần xây dựng diện mạo đô thị văn minh

Cùng với mục tiêu đáp ứng các chỉ tiêu đô thị loại II thì chất lượng cuộc sống của người dân cũng được nâng lên tương xứng Người dân có điều kiện tiếp cận nhiều tiện ích và hưởng thụ thành quả từ những công trình hạ tầng đô thị, công trình phúc lợi và an sinh xã hội đem lại Tạo động lực mới góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu của Bến Tre, thu hút đầu tư trong và ngoài nước đáp ứng tốt yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sản xuất kinh doanh

Trang 6

6

phát triển thu hút nhiều khách du lịch, đối tác trong và ngoài nước Từ đó tạo điều kiện giao lưu về văn hóa, mở rộng cơ hội làm ăn, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân

Quá trình xây dựng và phát triển thành phố Bến Tre nhận được sự đồng thuận lớn từ các cấp chính quyền và sự hưởng ứng cao từ các tầng lớp dân cư bằng các hành động cụ thể Bộ mặt đô thị ngày càng phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, vệ sinh môi trường từng bước được cải thiện Hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới, nhất là hệ thống giao thông, cấp thoát nước, điện sinh hoạt, chiếu sáng, công trình phúc lợi công cộng…

Trang 7

Vào cuối thế kỷ thứ XVII, vùng đất của Bến Tre còn nhiều hoang sơ, dân cư thưa thớt Đến thế kỷ thứ XVIII, qua nhiều biến cố của lịch sử, nhiều tốp người

từ miền Trung, các tỉnh lân cận bắt đầu di dân

đến vùng này để khai khẩn đất hoang Buổi

đầu mở đất cư dân tập trung ở các gò đất cao,

ven sông rạch để dễ dàng khai khẩn, định cư

sinh sống và lập làng Năm 1779, vùng đất này

thuộc tổng Tân An, châu Định Viễn, dinh

Long Hồ, phủ Gia Định

Trong tiến trình lịch sử, một số thôn được

lập lại, tách ra thành lập thôn mới hoặc xóa

tên Năm 1832 vua Minh Mạng cho đổi tên

trấn thành tỉnh

Địa danh Bến Tre được cấu thành theo cách

gắn địa thế tự nhiên với tên loài cây (có nghĩa

là một bến có nhiều tre mọc), địa danh này

xuất hiện từ thời nhà Nguyễn, nhưng với ý

nghĩa là một trung tâm hành chính thì phải kể từ khi thực dân Pháp đặt Dinh Tham biện đầu tiên bên bờ rạch Bến Tre vào tháng 6/1867

Ngày 01/01/1900, Toàn quyền Paul Doumer áp dụng Nghị định đổi Sở tham biện thành tỉnh, Bến Tre được gọi là tỉnh bắt đầu từ đó

Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền cách mạng đổi tên tỉnh Bến Tre thành tỉnh Đồ Chiểu, tỉnh lỵ là xã An Hội thuộc huyện Châu Thành Đến năm 1946, tỉnh Đồ Chiểu được gọi lại là tỉnh Bến Tre Đầu năm 1948, theo chỉ đạo của Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ, xã An Hội được tách ra khỏi huyện Châu Thành và thành lập thị xã Bến Tre

Hình: Tp Bến Tre xưa và nay

Trang 8

8

Năm 1956, chính quyền Sài Gòn đổi tên tỉnh Bến Tre thành tỉnh Kiến Hoà và tỉnh lỵ thuộc quận Trúc Giang, quận mới lập thay cho quận Châu Thành trước đây Về phía ta chính quyền cách mạng vẫn giữ nguyên tên gọi là tỉnh Bến Tre Cuối năm 2004, tỉnh Bến Tre bao gồm thị xã Bến Tre và 7 huyện: Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Thạnh Phú

Ngày 09/02/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/NĐ - CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã phường để thành lập xã, phường thuộc huyện Mỏ Cày, huyện Chợ Lách thị xã Bến Tre Theo đó, Thành lập xã Tân Hội thuộc huyện Mỏ Cày Thành lập xã Hưng khánh Trung A thuộc huyện Mỏ Cày Bắc

Thành lập xã Phú Mỹ thuộc huyện Chợ Lách Thành lập phường Phú Tân thuộc thị xã Bến Tre Chia huyện Mỏ Cày thành 2 huyện: Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày Nam

Ngày 11/8/2009 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 34/NQ-CP, thành phố Bến Tre được thành lập, trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn

vị hành chính trực thuộc thị xã Bến Tre Sau khi thành lập thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 thành phố Bến Tre là trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa – kinh tế, khoa học kỹ thuật của tỉnh và

8 huyện: Châu Thành, Bình Đại, Ba Tri, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Chợ Lách và Thạnh Phú

Ngày 5/4/2013, Chính phủ ra Nghị quyết số 49/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Châu Thành để mở rộng địa giới hành chính thành phố Bến Tre, điều chỉnh 362,73 ha đất và 2.390 nhân khẩu của huyện Châu Thành về thành phố Bến Tre quản lý, bao gồm toàn bộ 311,26 ha diện tích đất tự nhiên và 2.935 nhân khẩu của xã Mỹ Thành của huyện Châu Thành vào thành phố Bến Tre và cho tách một phần đất của xã Hữu Định

Đến nay thành phố Bến Tre bao gồm 10 phường, 7 xã với diện tích tự nhiên là 7.061,65ha và 122.482 nhân khẩu

Trang 9

III.1.1 Phạm vi ranh giới thành phố Bến Tre

Khu vực nghiên cứu lập đề án là toàn bộ địa giới hành chính thành phố Bến Tre, với 17 đơn vị hành chính, bao gồm: 10 phường (Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường 6, Phường 7, Phường 8, Phường Phú Khương, Phường Phú Tân) và 7 xã (Bình Phú, Phú Hưng, Phú Nhuận, Mỹ Thạnh An, Nhơn Thạnh, Sơn Đông, Mỹ Thành)

Tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố là 7.061,65 ha

Ranh giới hành chính của thành phố như sau:

- Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Châu Thành;

- Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Giồng Trôm;

- Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Mỏ Cày Bắc và sông Hàm Luông

III.1.2 Vị trí của thành phố Bến Tre trong mối liên hệ vùng

Thành phố Bến Tre nằm phía Đông Bắc của tỉnh Bến Tre trên bờ Nam sông Tiền – là một trung tâm kinh tế thuộc tiểu vùng phía Đông Bắc vùng Đồng bằng sông Cửu Long với hạt nhân của tiểu vùng là thành phố Mỹ Tho

Hình: Sơ đồ vị trí thành phố Bến Tre và mối liên hệ

vùng

1) Quan hệ ngoại vùng

Bến Tre nằm về phía hạ lưu sông Mê Kông của vùng ĐBSCL, Bến Tre đã được xem là xứ dừa, vương quốc trái cây, trung tâm cây giống, hoa kiểng của vùng ĐBSCL:

Trang 10

10

+ Bến Tre có vị trí tiếp cận vùng TP Hồ Chí Minh và tiếp cận đô thị hạt nhân tiểu vùng Đông Bắc của vùng ĐBSCL là TP Mỹ Tho là nơi giao thoa giữa hai vùng kinh tế lớn là vùng TPHCM và vùng ĐBSCL

+ Tuyến phát triển trên cơ

sở các đô thị hiện hữu

Là tỉnh lỵ nên thành phố có nhiều có hội để phát triển nhanh, sánh vai với các

đô thị tỉnh lỵ khác Tuy nhiên sự phát triển này đòi hỏi quy mô phát triển đô thị phải tương xứng về đất đai và cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội Thành phố nằm trên đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ: hiện có quốc lộ 60 – là trục hành lang kinh tế ven biển Đông, QL57 liên hệ thuận tiện tới các tỉnh và huyện phụ cận

Thành phố Bến Tre là nơi hội lưu của các tuyến đường thủy quan trọng như: Sông Hàm Luông – là một nhánh của sông Tiền có khả năng vận tải thủy lớn do

có lòng sông rộng và sâu; sông Bến Tre là sông đẹp chảy qua thành phố

Bến Tre ngoài tiếp cận với TP Mỹ Tho là đô thị tiểu vùng phía Đông Bắc của vùng ĐBSCL, còn có mối giao lưu trực tiếp với các khu vực phát triển như Bắc Châu Thành, Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm, Ba Tri

III.2 Tính chất

Thành phố Bến Tre là tỉnh lỵ của tỉnh Bến Tre – trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa, giáo dục đào tạo, thương mại và dịch vụ tổng hợp của tỉnh Bến Tre Là trung tâm trung chuyển lớn từ các huyện Giồng Trôm, Ba tri, Chợ Lách, Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú hướng về trung tâm kinh tế trọng điểm phía Nam, đây là

đô thị lớn nhất của tỉnh, và là đầu mối giao lưu các hoạt động kinh tế trên địa

Hình: Tỉnh Bến Tre trong vùng ĐBSCL

Trang 11

Theo Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bến Tre đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, đã xác định thành phố Bến Tre có tính chất:

- Là thành phố đô thị loại II, đô thị tổng hợp cấp tiểu vùng ĐBSCL, trung tâm vùng tỉnh Bến Tre;

- Là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa – đào tạo, thương mại dịch vụ khoa học kỹ thuật của tỉnh;

- Là trung tâm dịch vụ của vùng và dịch vụ cho các KCN

III.3 Tổng quan về kinh tế - xã hội

Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp chính quyền, các chính sách phát triển đúng đắn cùng với những nỗ lực cao của nhân dân, Đảng bộ và các cấp, kinh tế - xã hội của thành phố Bến Tre có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt; khẳng định là một trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Nền kinh tế tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, thu ngân sách và thu hút đầu tư đạt kết quả tốt, kết cấu hạ tầng được đầu tư phát triển mạnh, đồng bộ; văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện; quốc phòng – an ninh được giữ vững

III.3.1 Cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực và thành phần

Cơ cấu kinh tế của thành phố đã có những chuyển biến rõ nét, bộc lộ những dấu hiệu tích cực phù hợp với tiềm năng và lợi thế của địa phương: Chuyển dịch dần từ nông, lâm nghiệp và thủy sản sang công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, thương mại

III.3.2 Tốc độ tăng trưởng sản xuất

Thành phố Bến Tre nằm trong khu vực trù phú về cây ăn trái Trong những năm qua, thành phố đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao khoảng 7,5% Tốc độ tăng trưởng này đã giúp thành phố nâng cao giá trị bình quân đầu người trên địa bàn thành phố liên tục tăng qua các năm và tăng nhanh hơn mức tăng trưởng chung của toàn tỉnh

Trang 12

12

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng khẳng định đây là một trung tâm dịch

vụ của tỉnh Bến Tre Tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và sản xuất nông nghiệp giảm

Đến năm 2017, cơ cấu kinh tế thành phố là Dịch vụ - công nghiệp, xây dựng

và nông nghiệp

Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch còn chậm, chưa tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, TTCN phát triển nhưng ảnh hưởng tới môi trường và chưa phát triển đúng mức các ngành lĩnh vực mà thành phố có tiềm năng Quy mô các cơ sở sản xuất kinh doanh phần lớn là vừa và nhỏ, chất lượng chưa đồng nhất, tính cạnh tranh trên thị trường chưa cao…

Thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Bến Tre lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015-2020 các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước gắn với nội dung các chương trình hành động trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, triển khai thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội Kinh tế thành phố duy trì tốc độ khá cao và ổn định

III.3.3 Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực

1) Nông nghiệp - thủy sản

Sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh, chú trọng chất lượng nông sản, hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu với chỉ tiêu là nâng cao thu nhập trên đơn

vị diện tích cây trồng và vật nuôi, ngày càng được người dân hưởng ứng và nhân rộng, đa số các hộ thực hiện đạt và vượt thu nhập 50 triệu đồng/ha/năm

Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa phát triển bền vững trong cơ chế thị trường với mô hình nông nghiệp đô thị, ứng dụng công nghệ cao; kết hợp với phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng; xây dựng nông thôn mới và có khả năng ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu

Chuyển đổi mạnh, vững chắc cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, tạo ra bước đột phá để chuyển nền nông nghiệp truyền thống sang nền nông nghiệp tri thức, gắn sản xuất với bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ Các ngành hàng chủ lực ưu tiên phát triển và xây dựng thương hiệu như: bưởi da xanh, dừa,…

Về chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại gắn kết với chế biến

giết mổ tập trung, đáp ứng tiêu dùng, và đảm bảo vệ sinh môi trường

Trang 13

2) Công nghiệp và xây dựng

Tiểu thủ công nghiệp:

Thành phố Bến Tre có khoảng 1.000 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu sản xuất các sản phẩm truyền thống

từ dừa, may mặc, chế biến phục vụ cho xuất khẩu

Phát triển tiểu thủ công nghiệp từng bước thay đổi công nghệ theo hướng công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường tiên tiến và hiện đại Thực hiện di dời và cải tiến kỹ thuật, công nghệ đối với các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi nội ô thành phố Định hướng xây dựng cụm công nghiệp ở vùng ven Thành phố (tại xã Phú Hưng khoảng 40ha)

Phát triển công nghiệp chế biến vừa đáp ứng thị trường tiêu thụ nội địa và hướng mạnh đến xuất khẩu; gắn kết với phát triển du lịch Gắn kết với các vùng nguyên liệu, đảm bảo cung ứng ổn định nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến Khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn xây dựng thương hiệu hàng hóa cho sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ Hỗ trợ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nâng cao chất lượng mẫu mã hàng hoá, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại nhằm mở rộng tiêu thụ, tìm kiếm các thị trường mới tiềm năng trong

và ngoài tỉnh; ứng dụng mô hình quản lý chất lượng phù hợp như ISO, HACCP, GMP,… đăng ký nhãn hiệu hàng hóa để đảm bảo các điều kiện cho xuất khẩu; Phát triển các làng nghề góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và ổn định đời sống cho người dân Gắn kết phát triển làng nghề với phát triển du lịch

và bảo vệ môi trường

Về Xây dựng:

Tập trung vào công tác chỉnh trang, sửa chữa và xây dựng mới các công trình công cộng và dân dụng Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch chi tiết các khu chức năng đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn về quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý kiến trúc và chất lượng công trình xây dựng theo các quy định hiện hành Xây dựng và cải tạo đồng bộ các công trình giao thông, cấp thoát nước,

Trang 14

14

mạng lưới điện, viễn thông Kết hợp chặt chẽ việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh

tế với kết cấu hạ tầng xã hội, nhất là các công trình giáo dục, y tế, văn hoá thông tin, thể dục thể thao, phát triển kinh tế gắn với tiến bộ xã hội

3) Thương mại – dịch vụ

Hoạt động thương mại trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng ngành thương mại tiếp tục tăng trong cơ cấu nền kinh tế Hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân Mạng lưới kinh doanh thương mại – dịch vụ, các kênh phân phối được mở rộng và đều khắp

Kết cấu hạ tầng thương mại được phát triển, tạo môi trường thuận lợi cho việc gắn kết sản xuất, tiêu thụ Hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối, chợ các phường xã được đầu tư nâng cấp, chỉnh trang tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại – dịch vụ phát triển; đảm bảo chức năng phân phối hàng hóa cho các chợ huyện, thị trấn và các xã lân cận

Phát huy lợi thế là đầu mối lưu thông hàng hóa, dịch vụ trong và ngoài Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa địa phương Tổ chức mạng lưới thông tin thị trường phục vụ các hoạt động kinh doanh Đảm bảo lưu thông hàng hoá đến các vùng nông thôn, đáp ứng yêu cầu cung ứng vật tư thiết bị phục vụ sản xuất và tiêu dùng của dân

cư trên cơ sở phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh thương mại phù hợp Chú trọng việc xây dựng và quảng bá thương hiệu hàng hoá, sản phẩm của địa phương ra trong và ngoài nước, khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu

Liên kết xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch với các tỉnh thành trong nước; xây dựng các sự kiện thu hút đầu tư vào lĩnh vực thương mại - dịch vụ

4) Dịch vụ vận tải:

Dịch vụ vận tải phát triển nhanh với chất lượng được cải thiện vừa đáp ứng tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố; vừa góp phần nâng cao vai trò đầu mối giao lưu văn hóa vủa thành phố với các huyện và tỉnh thành khác trong khu vực Phương tiện vận tải tăng về số lượng và từng bước hiện đại Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, taxi…được đầu tư và phát triển nhanh Khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hóa tăng nhanh, đáp ứng được tốc độ phát triển kinh tế Vận tải đường bộ đáp ứng được nhu cầu ngày càng

Trang 15

du lịch của tỉnh và TP HCM đi ĐBSCL

Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch từng bước được đầu tư theo hướng đạt chuẩn Đã có một số khu du lịch, các điểm vui chơi và giải trí trên địa bàn Lượng khách du lịch và số ngày lưu trú trên địa bàn ngày tăng qua các năm gần đây Thành phố thể hiện vai trò là một trong những điểm dừng chân không thể thiếu trong các tour du lịch

Trên cơ sở phát huy các tiềm năng về tài nguyên du lịch, phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố Phát triển du lịch đảm bảo bảo vệ môi trường sinh thái bền vững Ưu tiên phát triển các loại hình du lịch như: du lịch và dịch vụ tổng hợp cao cấp, du lịch tham quan mua sắm kết hợp vui chơi giải trí, tham quan di tích văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề, tour du lịch lữ hành quốc tế…

6) Thu, chi ngân sách

Thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước, Chi cục Thuế thành phố Bến Tre đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp thu trên địa bàn Đồng thời, triển khai các sắc thuế kết hợp với tuyên truyền về thực hiện pháp luật thuế; tạo thuận lợi cho các đơn vị, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong việc tự tính, tự khai

và nộp thuế vào ngân sách Nhà nước

Theo số liệu thống kê tổng thu ngân sách đạt 287,976 tỷ đồng; chi ngân sách đạt 268,919 tỷ đồng Cân đối dư

III.4 Quy mô đất đai, dân số

III.4.1 Quy mô đất đai

- Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố là: 70,6165 km², trong đó:

+ Khu vực nội thành có tổng diện tích đất tự nhiên là 15,5857 km2, gồm 10 phường: Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường

6, Phường 7, Phường 8, Phường Phú Khương, Phường Phú Tân

+ Khu vực ngoại thành có tổng diện tích đất tự nhiên là 55,0308 km2, gồm

7 xã: Bình Phú, Phú Hưng, Phú Nhuận, Mỹ Thạnh An, Nhơn Thạnh, Sơn Đông, Mỹ Thành

Trang 16

16

- Đất xây dựng hiện trạng khu vực nội thành: chiếm khoảng 20% diện tích tự nhiên khu vực nội thành (bao gồm các loại đất: Đất ở, đất công trình công cộng, đất cây xanh, đất giao thông, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất cơ sở tôn giáo, đất cơ sở tín ngưỡng, đất an ninh quốc phòng, đất nghĩa trang, đất phi nông nghiệp và đất bằng chưa sử dụng)

III.4.2 Quy mô dân số

Dân số thành phố Bến Tre bao gồm:

- Dân số toàn thành phố là 201.667 người, trong đó: Dân số thường trú là 122.482 người; Dân số quy đổi là 79.185 người

- Tỷ lệ tăng dân số là 1,84%; trong đó: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,39%;

Tỷ lệ tăng dân số cơ học năm là 1,45%

III.5 Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng

III.5.1 Hạ tầng xã hội

1) Nhà ở

Tổng số nhà ở toàn thành phố: 34.196 căn, trong đó: Khu vực nội thành có

17.526 căn nhà, chiếm tỉ lệ 51,25%; khu vực ngoại thành có 16.670 căn nhà,

- Tại khu vực nội thành:

+ Nhà mặt phố: đã hình thành từ lâu tạo thành các khu dân cư tập trung mật độ cao trong các ô phố trên địa bàn, phân bố nhiều tại khu vực phường 1, 2, 3 và 4 Tại khu vực này chất lượng nhà tốt, xây dựng kiên

cố và có kiến trúc đẹp Tại các khu vực khác nhà ở bám dọc theo các tuyến đường chính

+ Nhà ở trong ngõ h m: có nhiều nhà xây dựng khá kiên cố, xây dựng từ 1 đến 2 tầng

Trang 17

17

+ Trong những năm qua thành phố đầu tư xây dựng một số khu đô thị mới chủ yếu là nhà liền kề, chia lô, xây dựng 3 tầng khang trang

- Đối với khu vực ngoại thành, nhà ở chủ yếu là thấp tầng, kiên cố, phân bố mật độ thấp theo mô hình làng xóm

2) Y tế

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng phát triển Mạng lưới y tế trên địa bàn tiếp tục được củng cố và phát triển Việc chăm sóc sức khỏe của người dân được đẩy mạnh, y tế chất lượng cao được phát triển thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư trang thiết bị, nâng cấp và mở rộng các cơ sở y

tế

Hệ thống cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Bến Tre bao gồm:

- Cơ sở y tế tuyến tỉnh: Bệnh viện đa khoa Nguyễn Đình Chiểu với tổng số giường bệnh là 1.080 giường; Bệnh viện Y học cổ truyền với số giường bệnh là 390 giường

- Cơ sở y tế tuyến thành phố: trung tâm y tế thành phố, phòng y tế, bệnh viện

đa khoa Minh Đức

Trong những năm qua, hệ thống cơ sở hạ tầng y tế trên địa bàn thành phố luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành trong tỉnh cũng như thành phố để cải tạo, nâng cấp trang thiết bị và đầu tư xây dựng mới Do vậy, đến nay hầu hết các

cơ sở y tế có chất lượng kiên cố và đều trong tình trạng hoạt động tốt, đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân tỉnh Bến Tre

Cùng với mạng lưới y tế tuyến tỉnh, thành phố và tuyến phường, xã, trên địa bàn thành phố còn có các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập như: Bệnh viện

đa khoa Minh Đức quy mô 100 giường bệnh được xây dựng tại đường Đoàn Hoàng Minh, phường 6 thành phố Bến Tre được tư nhân đầu tư xây dựng mới

và đang hoạt động với chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tốt

Bảng danh mục các cơ sở y tế cấp đô thị trên địa bàn thành phố

1 Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu 1.080

2 Bệnh viện YHCT Trần Văn An 390

II Y tế tuyến thành phố -

1 Trung tâm Y tế thành phố -

2 Phòng Y tế thành phố -

III Y tế tuyến phường, xã 30

Trang 18

18

1 Trạm Y tế xã, phường 30

IV Cơ sở KCB ngoài công lập 100

1 Bệnh viện đa khoa Minh Đức 100

Ngoài ra trên địa bàn thành phố đang triển khai xây dựng bệnh viện đa khoa

500 giường, vốn ODA của Hàn Quốc

3) Giáo dục – đào tạo

Trong những năm qua, được sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Thành

ủy, UBND Thành phố và sự chỉ đạo của ngành giáo dục tỉnh Bến Tre, công tác giáo dục trên địa bàn thành phố được chú trọng và ưu tiên đặt lên hàng đầu Chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục đạt vị trí cao trong những cuộc thi cấp tỉnh và Quốc gia Bên cạnh đó, Thành phố cũng đã hoàn thiện tiêu chí 100% các trường đạt chuẩn Quốc gia

Thời gian vừa qua được quan tâm đầu tư nên chất lượng dạy và học tiếp tục được duy trì và không ngừng nâng cao Mạng lưới trường lớp từ cấp học mầm non đến phổ thông phát triển rộng khắp, tạo điều kiện cho học sinh đi học đúng tuổi Cơ sở vật chất trường học ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu dạy và học Toàn thành phố Bến Tre có 24 trường đạt chuẩn Quốc gia Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý tiếp tục được tăng cường theo hướng chuẩn hóa Duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở Có 16/17

xã phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học

Hệ thống cơ sở hạ tầng giáo dục thường xuyên được quan tâm đầu tư xây dựng về mọi mặt, từ cơ sở vật chất, kiên cố hóa trường học, đến nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của các ngành học, cấp học, đáp ứng tốt yêu cầu dạy và học trong toàn thành phố và đảm bảo kế hoạch triển khai thực hiện xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia

100% các trường học, cơ sở đào tạo đều trong tình trạng sử dụng tốt Các phòng học được đầu tư xây dựng với chất lượng kiên cố, đảm bảo công tác giảng dạy và học tập

- Về hệ thống cơ sở giáo dục đào tạo: phân hiệu đại học Quốc gia tại Bến Tre, trường cao đẳng, trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, trung tâm dịch

vụ việc làm thuộc Sở LĐ-TB-XH và Liên đoàn lao động, trường cao đẳng nghề Đồng Khởi, trường trung học phổ thông, trường trung học cơ sở, trường tiểu học cùng với hệ thống giáo dục mầm non

- Về hệ thống mầm non, tiểu học, trung học cơ sở:

Trang 19

19

+ Mầm non có 14 trường, 186 lớp với 6.747 cháu

+ Tiểu học có 14 trường, 279 lớp, tổng số 9.335 học sinh

+ Trung học cơ sở có 8 trường, 190 lớp, 7.350 học sinh

Đội ngũ giáo viên được bổ sung thường xuyên, từng bước hoàn thiện về cơ cấu và nâng cao chất lượng Số giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn ngày càng cao với gần 100% giáo viên mầm non và phổ thông trên địa bàn đạt trình

độ trên chuẩn

Trường PT Herman Gmainer Trường THCS Mỹ Hóa

Trường THPT Chuyên Bến Tre Trường tiểu học Bến Tre

Bên cạnh đó, thành phố luôn tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh Củng cố vững chắc kết quả phổ cập mầm non cho tr 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 và giáo dục trung học cơ sở; tiếp tục thực hiện phổ cập giáo dục trung học Xây dựng đội ngũ giáo viên bảo đảm về cơ cấu và chất lượng Tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất trường học theo chuẩn quốc gia Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục thế hệ tr Đẩy mạnh phát triển và nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo nghề; chú trọng đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo nhân lực chất lượng cao và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động sau đào tạo Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, đào tạo; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập

Trang 20

20

4) Văn hóa – Thể dục thể thao

Đời sống văn hóa của người dân ngày càng phát triển đi vào chiều sâu và trên diện rộng Hoạt động của các câu lạc bộ quần chúng đã góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền, thúc đẩy cuộc vận động xây dựng gia đình, ấp, khu phố văn hóa, tạo sân chơi lành mạnh cho thanh, thiếu niên

Các hoạt động văn hóa – văn nghệ thường xuyên được tổ chức, ngày càng đa dạng, có chất lượng góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân

Phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển với nhiều nội dung và hình thức đa dạng Mạng lưới cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động thể dục thể thao từng bước được đầu tư và gắn liền với xây dựng khu vui chơi giải trí

Công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao từng bước phát triển với sự tham gia của nhiều lực lượng xã hội với qui mô và số lượng ngày càng lớn Nhiều cơ sở tư nhân đã đầu tư hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, thể thao góp phần tạo sân chơi cho nhiều đối tượng: sân quần vợt, bể bơi, sân cầu lông…

Công tác văn hóa – thể dục thể thao trên địa bàn thành phố Bến Tre thường xuyên được chú trọng, đáp ứng ngày càng tốt hơn đối với nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân thành phố Tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp thực hiện tốt

kế hoạch phổ cập bơi, triển khai và thực hiện kế hoạch Đại hội TDTT các cấp Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phong trào văn hóa, văn nghệ, câu lạc bộ, phong trào thể dục thể thao quần chúng được triển khai thực hiện có hiệu quả Thành phố đã triển khai thực hiện tốt kế hoạch

về đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động văn hóa thể thao – thể dục thể thao

- Về văn hóa:

+ Đời sống văn hoá của nhân dân thành phố ngày càng được nâng cao Hoạt động văn hóa văn nghệ luôn chú trọng đầu tư nội dung chương trình nghệ thuật biểu diễn tại cơ sở các xã, phường; hoạt động tuyên truyền cổ động đảm bảo mỹ quan đô thị và đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ chính trị

Trang 21

21

Hình: Bảo tàng Bến Tre Hình: TT Văn hóa – Thể thao TP Bến

Tre

+ Hệ thống truyền thanh từ thành phố đến các phường, xã được củng cố và đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại Trên địa bàn thành phố có Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Bến Tre, Đài truyền thanh thành phố Bến Tre phủ sóng đến 100% khu dân cư; ngoài ra 100% các phường, xã đều có đài truyền thanh cơ sở, kịp thời tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ và quần chúng nhân dân, phục

Các công trình thể dục thể thao cấp đô thị có chất lượng kiên cố, kiểu dáng kiến trúc hiện đại và được đầu tư mua sắm trang thiết bị luyện tập tiên tiến; là địa điểm diễn ra các sự kiện, hoạt động phong trào thể dục thể thao của khu vực, tỉnh và thành phố

5) Công trình hành chính

Các cơ quan hành chính của Tỉnh hiện được xây dựng tập trung phần lớn dọc theo đường Cách Mạng Tháng 8 như: trụ sở Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê,…ngoài ra các cơ quan hành chính của tỉnh còn được phân bố tại khu vực phường 3

Trụ sở trung tâm hành chính của thành phố nằm trên Đại lộ Đồng Khởi tại phường 4 gồm các cơ quan: HĐND thành phố, UBND thành phố và các phòng ban chức năng của thành phố…

Trang 22

22

Trụ sở làm việc của UBND các phường, xã nhìn chung được đầu tư cải tạo

hoặc xây mới, bảo đảm diện tích mặt bằng và chất lượng, thuận lợi cho điều

hành công việc và tiếp đón nhân dân

Trụ sở UBND tỉnh Trụ sở UBND thành phố

6) Chợ và trung tâm thương mại

Hiện nay, thành phố đã hình thành khu chợ và phố chợ tại khu vực phường 2

và phường 3 gần cầu Bến Tre Ngoài ra, trong khu vực này còn có chợ kết hợp

cảng cá, Chợ đầu mối (Phường 8) là nguồn cung cấp hàng hóa cho chợ trung

tâm và các chợ khu vực tại các trung tâm xã, phường Khu vực này chợ được

hình thành sớm và hoạt động buôn bán tấp nập Hệ thống chợ đầu mối và mạng

lưới phân phối đã hình thành và đang duy trì hoạt động tốt

Ngoài các chợ trung tâm, các phường, xã ngoại thị đều có chợ khu vực phục

vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn

Hình: Trung tâm thương mại Sencity Hình: Trung tâm thương mại Bến Tre

Trang 23

23

Hiện đã hình thành các trung tâm dịch vụ thương mại lớn tại trung tâm thành

phố và dọc Đại lộ Đồng Khởi, bao gồm hệ thống siêu thị, cửa hàng và khu phố

thương mại dịch vụ như siêu thị Coopmart, SenCity; khu dịch vụ thương mại tại

Ngã ba tháp; các siêu thị điện máy…

Trong những năm qua, hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại dịch vụ trên địa

bàn thành phố phát triển nhanh và mạnh mẽ, tạo điều kiện thúc đẩy các loại hình

kinh doanh dịch vụ thương mại Mạng lưới thương mại dịch vụ phát triển đa

dạng kể cả về loại hình kinh doanh cũng như về số lượng và chất lượng của

hàng hóa dịch vụ Các hoạt động thương mại dịch vụ với sự tham gia của nhiều

thành phần kinh tế đã đáp ứng tốt các nhu cầu tiêu dùng của nhân dân thành phố

Bến Tre nói riêng và nhân dân tỉnh Bến Tre nói chung

III.5.2 Hạ tầng kỹ thuật

1) Hiện trạng hệ thống giao thông

a) Giao thông đường bộ

Trong những năm qua, thành phố đã quan tâm phát triển đồng bộ và hiện đại

hóa hệ thống giao thông trên địa bàn đảm bảo tính liên hoàn, liên kết nội vùng

và ngoại vùng với việc nâng cấp và xây dựng mới các trục giao thông chính

Ngoài ra, hạ tầng giao thông một số dự án đang tiếp tục được thực hiện như Đại

lộ Đông Tây, các tuyến đường nội thành…

 Giao thông đối ngoại

Hệ thống giao thông đối ngoại của thành phố bao gồm:

- Quốc lộ 60: là tuyến trục dọc, ngang, là tuyến đường quốc lộ chạy qua

thành phố nối với các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng Chiều dài qua

thành phố khoảng 5km, mặt cắt 21m, dải phân cách giữa 2m, vỉa hè rộng

11m, đường đạt chuẩn cấp II đồng bằng

- Quốc lộ 57C (đoạn 1, đường tỉnh 884): Tuyến trục ngang dài 27,7km, điểm

đầu giao QL60 tại ngã tư Tân Thành, theo hướng Tây qua phà Tân Phú đến

Trang 24

24

điểm cuối tại xã Hòa Nghĩa huyện Chợ Lách Đường có mặt đường láng nhựa rộng 6-7m Được nâng cấp đạt chuẩn cấp IV đồng bằng; Quốc lộ 57C (đoạn 2, đường Đồng Văn Cống): từ vòng xoay Bình Nguyên đến vòng xoay Mỹ Hoá Mặt đường trải thảm nhựa Quốc lộ 57C (đoạn 3, đường tỉnh 887 cũ): điểm đầu tại vòng xoay Mỹ Hóa, điểm cuối tại ngã ba Sơn Đốc (giao lộ ĐT.885), toàn tuyến dài 22,1km, mặt đường láng nhựa, đường đạt chuẩt cấp IV đồng bằng

- Đường đi cảng Giao Long (ĐT.03): Đường qua thành phố có chiều dài khoảng 5,37km, thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng Nền đường rộng 32,5m (mặt đường 22,5m, vỉa hè rộng 10m)

- Đường tỉnh 885: Tuyến trục ngang dài 43,4km điểm đầu ngã ba chợ giữa

xã Phú Hưng, đi theo hướng Đông đến điểm cuối tại cảng cá Ba Tri, xã An Thủy Mặt đường láng nhựa, đường đạt chuẩn cấp IV đồng bằng

- Ngoài ra, còn có các tuyến đường cấp huyện và các tuyến đường nội ô trong thành phố

 Giao thông đối nội

- Mạng lưới đường chính là các trục đường hiện hữu kết nối các tuyến giao thông chính với các tuyến giao thông trong khu vực nội thị Mạng lưới đường đối nội của thành phố đã được được xây dựng khá hoàn chỉnh tại khu vực cũ và đang được đẩy mạnh xây dựng tại khu vực mở rộng

+ Đại lộ Đồng Khởi: mặt đường kết cấu bê tông nhựa, chỉ giới đường đỏ 29m

+ Đường Nguyễn Đình Chiểu: mặt đường kết cấu bê tông nhựa, chỉ giới đường đỏ 15m

+ Đường Cách Mạng Tháng 8: mặt đường kết cấu bê tông nhựa, chỉ giới đường đỏ 17m

- Ngoài ra, các tuyến đường khu vực và đường nội bộ hiện hữu tạo thành mạng lưới đường ô bàn cờ với các tuyến đường có mặt cắt từ 15-30m, các tuyến khu vực có mặt cắt từ 7-12m

- Khu vực ngoại thành: Hệ thống đường liên thôn, liên xã đã được đầu tư, chủ yếu là kết cấu bê tông và cấp phối, mặt cắt đường khoảng 5,5-7,5m

b) Giao thông đường thủy

Thành phố Bến Tre được bao bọc bởi các sông chính là sông Hàm Luông, sông Bến Tre và kênh Chẹt Sậy

- Sông Hàm Luông là sông cấp I, có chiều dài 71km, đoạn qua thành phố dài 7km, rộng từ 500 – 1400m, sâu 3,6 – 10m, có khả năng lưu thông tàu 3.000T

- Sông Bến Tre là sông cấp II, có chiều dài 21,5km, rộng 80 -136m, sâu 2,2 – 6m, đoạn qua thành phố dài 7,5km, có khả năng lưu thông sà lan 300T

Trang 25

25

- Kênh Chẹt Sậy là kênh cấp I, có chiều dài qua thành phố khoảng 3,2km, rộng 160 – 170 m, sâu >9m, khả năng lưu thông tàu 600T

- Ngoài ra còn có rạch Cái Sơn là tuyến giao thông thủy trong thành phố

c) Công trình giao thông

- Bến xe:

+ Bến xe khách trung tâm là đầu mối giao thông đường bộ được đặt tại xã Sơn Đông, phục vụ cho nhu cầu đối ngoại và đối nội với quy mô diện tích khoảng 2,2ha

- Trạm xe buýt: trên địa bàn thành phố có các tuyến xe buýt vận chuyển hành khách đi nội tỉnh và vùng lân cận như: tuyến Bến Tre – Tiên Thủy, tuyến Bến xe khách trung tâm – Tiệm Tôm (Ba Tri), tuyến Bến xe trung tâm – Cầu Ván, tuyến Bến Tre – Tân Hào, tuyến Bến xe Trung tâm – Phà Đình Khao…

- Cầu: hiện trên địa bàn thành phố có các cầu

+ Cầu Mỹ Hóa: nối thành phố Bến Tre với thị trấn Ba Tri, thông qua tuyếnđường QL 57C

+ Cầu Bến Tre: nối trung tâm thành phố với khu vực phía nam sông Bến Tre

+ Cầu Chẹt Sậy: nối thành phố Bến Tre với thị trấn Giồng Trôm thông qua tuyến đường ĐT.885

+ Cầu Hàm Luông: nối thành phố Bến Tre với huyện Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc và tỉnh Trà Vinh

+ Ngoài ra trên địa bàn còn có: Cầu Cái Cá, cầu Cá Lóc, Cầu Gò Đàng, cầu Kinh Xáng, cầu Sơn Đông, Cầu Kiến Vàng, cầu 1/5…

- Bến phà: trước đây thành phố có bến phà Hàm Luông, tuy nhiên từ khi cầu Hàm Luông được đưa vào sử dụng bến phà này thành điểm tham quan du lịch

- Bến tàu: thành phố hiện có bến tàu chợ, tiếp nhận được tàu 100 – 200 tấn với càu tàu dài 60m Tuy nhiên hiện này bến tàu tập trung khá đông đúc, cần có đầu tư nâng cấp

d) Đường hàng không

- Thành phố có sân bay quân sự được xây dựng từ trước năm 1975, thuộc khu vực xã Sơn Đông, tuy nhiên hiện nay sân bay do quân đội quản lý và không còn sử dụng, đang chuyển mục đích sử dụng đất một số khu vực trong phạm vi sân bay sang đất đô thị

Trang 26

26

2) Hiện trạng thoát nước mưa

Hiện nay hệ thống thoát nước trung tâm thành phố là hệ thống thoát nước chung cho thoát nước mưa và thoát nước thải sinh hoạt đổ ra sông Bến Tre, rạch

Cá Lóc, rạch Cái Cá, rạch Kiến Vàng, rạch Gò Đàng

Nước thải tại khu vực chợ trung tâm và bệnh viện đã có hệ thống xử lý nước thải cục bộ, và được xử lý khá tốt trước khi thải ra môi trường

3) Hiện trạng cấp nước

Hiện tại, thành phố Bến Tre được cấp nước bởi các nhà máy nước sau:

- Nhà máy nước mặt Sơn Đông công suất cấp nước là 31.900 m³/ngày đêm, cấp nước cho nhân dân thành phố, một số xã thuộc huyện Giồng Trôm (có bơm tăng áp)

- Nhà mày nước mặt Hữu Định công suất 9.600 m3/ngđ, cung cấp cho dân thành phố, một phần thị trấn Giồng Trôm, một phần huyện Châu Thành và

2 khu công nghiệp Giao Long, An Hiệp

- Nhà máy nước mặt An Hiệp công suất 15.000 m3/ngđ, cung cấp cho khu công nghiệp An Hiệp, một phần cấp cho nhân dân thành phố, nhân dân trên địa bàn huyện Châu Thành, một số xã thuộc huyện Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày Nam (có trạm bơm tăng áp)

Mạng lưới cấp nước được xây dựng phủ khắp khu vực nội thành và một số nơi khu vực ngoại thành, với tổng chiều dài khoảng 100km, từ ống D100 - D400 (gồm ống gang và ống PVC) và các tuyến nhánh D60

Trang 27

27

5) Hiện trạng thông tin liên lạc

- Dịch vụ thông tin – truyền thông tăng nhanh và đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện, nâng cao

- Mạng viễn thông đã được số hóa 100%, kỹ thuật Analog được thay thế bằng kỹ thuật số hiện đại, giúp tự động hóa hoàn toàn

- Các dịch vụ viễn thông ngày càng đa dạng, phong phú, phục vụ mọi đối tượng

- Trên địa bàn có các trạm thu phát sóng di động của các nhà cung cấp dịch

vụ thông tin di động như: vinaphone, mobiphone, viettel…

- Mạng lưới thông tin của thành phố cơ bản đã được ngầm hóa các tuyến cáp chính

- Về bưu chính: Trên địa bàn thành phố có Bưu điện Bến Tre và các điểm bưu chính tại các phường và các xã ngoại thành Cho đến nay Bưu điện đã phục vụ rất tốt cho nhu cầu thông tin liên lạc của nhiều tầng lớp nhân dân của tỉnh nói chung và thành phố Bến Tre nói riêng

- Về Internet: Internet phát triển nhanh và đang dần mở rộng quy mô sử dụng; được áp dụng trong tất cả các cơ quan của thành phố và cơ bản phổ biến tại các trường học, công ty và trong sinh hoạt hàng ngày của cư dân Ngoài ra, với mạng lưới truyền thanh truyền hình và đài phát thanh khá phát triển, hệ thống đài phát thanh, truyền hình đã tiếp, phát sóng truyền hình Trung ương và tỉnh giúp cho người dân thành phố nắm bắt kịp thời các thông tin mới, các chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như các chính sách của địa phương

6) Hiện trạng thoát nước thải, vệ sinh môi trường và quản lý nghĩa trang

a) Thoát nước thải

Hiện nay, hệ thống thoát nước thải của thành phố là hệ thống thoát nước chung: Nước mưa và nước thải sinh hoạt cùng thoát chung và đổ ra sông Bến Tre, rạch Cá Lóc, rạch Gò Đàng, rạch Cái Cá và các hệ thống kênh rạch nhỏ khác

Hệ thống thoát nước của thành phố được xây dựng một phần trước năm 1975,

và dần được mở rộng cho tới nay; bao gồm 3 dạng kết cấu

+ Cống ngầm BTCT hình hộp hoặc dạng cống tròn có đường kính D1000mm

D250-+ Cống hộp vòm xây gạch th

+ Mương nắp đan B300-B500mm

Trang 28

b) Vệ sinh môi trường

Công tác giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Bến Tre thời gian qua đã được UBND thành phố đặc biệt quan tâm chỉ đạo: Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, thành phố và các xã, phường đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện các nghị quyết sát với tình hình thực tiễn địa phương, đơn vị Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nhân dân về bảo vệ môi trường Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo xây dựng và ban hành quy chế quản lý đô thị, quy định về phân công trách nhiệm, quản lý trật tự đô thị, quản lý, sử dụng và khai thác các công trình cấp thoát nước đô thị ; xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án về phân cấp công tác vệ sinh môi trường, đồng thời thường xuyên điều chỉnh để phù hợp với thực tế

Thành phố Bến Tre có Công ty Cổ phần Công trình đô thị Bến Tre là đơn vị thực hiện công việc thu gom rác thải tại thành phố Công tác thu gom chất thải sinh hoạt được thực hiện đến từng h m Phương tiện thu gom chủ yếu là xe đẩy tay, xe tải và xe ép rác chuyên dụng

Bãi rác thành phố rộng 5,97 ha nằm về phía Bắc của thành phố, cạnh kênh Phế Binh Rác được xử lý theo phương pháp đốt và chôn lấp Hiện nay, tỉnh đã

có quyết định số 1355/QĐ-UBND ngày 15/6/2017 về chủ trương xây Dự án đầu

tư xây dựng công trình Cải tạo và khắc phục ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bãi rác Phú Hưng hiện hữu – thành phố Bến Tre Quy mô dự án: Bãi chôn lấp được thiết kế dạng nửa nổi nửa chìm, chất thải sau khi chôn lấp đầy hố chôn tiếp tục được chất đống lên trên Tổng diện tích khu bãi rác là 5,97ha, tổng mức đầu

tư trên 23 tỷ đồng

Bảng thống kê thu gom và xử lý rác thải

TT Danh mục

Tổng lượng CTR phát sinh (Tấn)

Tổng lượng CTR được thu gom, xử lý (Tấn)

Tỷ lệ CTR được thu gom, xử lý (%)

Trang 29

29

c) Nghĩa trang

Hiện tại tổng diện tích nghĩa trang của thành phố khoảng 33,63ha trong đó nghĩa trang Phú Hưng quy mô 2,9ha, nghĩa trang Bình Phú 0,48ha, diện tích còn lại nằm xen kẽ lẫn trong các khu dân cư

Trên địa bàn thành phố đang triển khai đầu tư xây dựng nhà hỏa táng tại khuôn viên nghĩa trang Phú Hưng, thuộc xã Phú Hưng, thành phố Bến Tre

7) Hiện trạng công viên cây xanh

Công viên trên địa bàn được phân bố xen kẽ giữa các khu dân cư, và phân bố đồng đều cho các khu vực Dọc bờ sông Bến Tre đã hình thành khu cây xanh, kết hợp khu đi bộ và tập thể dục cho người dân, đây là khu vực có cảnh quan đẹp của thành phố

Cây xanh đường phố đã được đầu tư tại các đường phố chính của thành phố, góp phần tạo cảnh quan và cải thiện môi trường cho đô thị

Công viên Đồng Khởi

III.6 Kiến trúc cảnh quan

1 Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị

Trong quá trình phát triển thành phố Bến Tre, để nâng cao công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực quản lý đô thị như: Quản lý quy hoạch kiến trúc; đất đai; xây dựng đô thị; sử dụng, khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, trật tự

an toàn đô thị, môi trường, cây xanh, điện chiếu sáng công cộng và các hoạt động văn hóa xã hội theo tình hình phát triển thực tế của thành phố Năm 2015, UBND tỉnh Bến Tre có quyết định số 40/2015/QĐ-UBND ngày 30/12/2015, ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị thành phố Bến Tre, tỉnh Bến

Trang 30

30

Tre, làm cơ sở quản lý đô thị, góp phần làm cho diện mạo đô thị ngày càng phát triển theo hướng hiện đại

2 Khu đô thị mới

Trong những năm qua, kinh tế xã hội của thành phố Bến Tre có những bước phát triển nhanh, mạnh Tốc độ đô thị hóa tăng là cơ sở để hình thành nên các khu đô thị mới trên địa bàn thành phố nhằm đáp ứng các nhu cầu về nhà ở của người dân đô thị

Với mục tiêu phân đấu xây dựng thành phố trở thành đô thị loại II theo các tiêu chuẩn và tiêu chí phân loại đô thị, thời gian qua công tác quy hoạch và quản

lý quy hoạch xây dựng được tập trung chỉ dạo và thực hiện có hiệu quả Nhiều

dự án khu đô thị đã được triển khai xây dựng

3 Khu cải tạo, chỉnh trang đô thị

Bên cạnh những khu đô thị mới và các khu chức năng, dịch vụ và du lịch sinh thái dự kiến sẽ đầu tư xây dựng, được sự quan tâm của các ban, ngành của tỉnh Bến Tre, UBND thành phố Bến Tre đã đầu tư ngân sách hàng năm cho việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đô thị hiện hữu như: cải tạo khu dân cư

Ao Sen, Khu dân cư Sao Mai, Chợ khu vực và chợ khu dân cư phường 7… Rà soát, bổ sung hệ thống biển báo giao thông, các bến bãi đỗ xe, sơn k vạch điểm dừng đỗ cho các phương tiện vận tải khách; Xây dựng phương án trồng cây xanh; Tháo dỡ, giải tỏa nhiều hàng quán, lều bạt xây dựng trái phép trên vỉa hè, các mái che, mái vẩy, bàn ghế, biển quảng cáo các loại làm ảnh hưởng đến hành lang giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị; Nâng cấp hệ thống chiếu sáng công cộng, xây dựng đồng bộ vỉa hè, lòng đường; Bảo đảm cấp nước sạch cho người dân

4 Tuyến phố văn minh đô thị

Thành phố Bến Tre có mạng lưới giao thông bố trí hợp lý Một số tuyến đường trục chính khu vực nội thành đã được đầu tư xây dựng đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật như: Hệ thống điện chiếu sáng, vỉa hè, cây xanh được trồng có chọn lọc, có điểm nhấn, hình thành những tuyến phố đẹp, văn minh trong đô thị, góp phần quan trọng vào cảnh quan chung của khu vực nội thành

Bảng danh mục các tuyến phố văn minh đô thị trên địa bàn thành phố Bến Tre

1 Đường Nguyễn Đình Chiểu (phường 1+2)

2 Đại lộ Đồng Khởi

Trang 32

32

Hình: KGCC dọc sông Bến Tre Hình: Cảnh quan hồ Trúc Giang

Danh mục không gian công cộng trên địa bàn

1.1 CV Đồng Khởi 1,38 Phường 4

1.2 CV phía Đông Đồng Khởi (cạnh Hồ Bơi) 0,36 Phường 4

1.3 CV phía Tây Đồng Khởi (rạp Lê Anh Xuân) 0,34 Phường 3

Công viên cạnh Đài phát thanh - truyền hình

Bến Tre ( kể cả mảng xanh bên hông siêu thị

1.13 Công viên Hoàng Lam 0,81 Phương 5

1.14 CV Ngàn Năm Thăng Long 0,41 Phường 6

6 Công trình di sản, văn hóa lịch sử và kiến trúc tiêu biểu

Hệ thống các công trình lịch sử, văn hóa hiện có trên địa bàn thành phố Bến

Tre nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung gắn với di tích lịch sử, mang những nét

văn hóa đặc sắc, góp phần phát triển các hoạt động văn hóa trên địa bàn; đồng

thời là tài nguyên du lịch tâm linh quý giá

Trên địa bàn thành phố Bến Tre hiện có tổng cộng 6 công trình văn hóa, di

tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng, trong đó có 2 di tích được xếp hạng cấp

Quốc gia

Trang 33

33

Hàng năm, các công trình luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các ban ngành của tỉnh, của thành phố, cũng như sự đóng góp tích cực của nhân dân thập phương và nhân dân trên địa bàn thành phố nhằm mục tiêu tu bổ và trùng tu tôn tạo để lưu giữ nét văn hóa đặc sắc đến các thế hệ mai sau Do vậy, đến nay các công trình này đều ở trong tình trạng hoạt động tốt, đảm bảo tính bền vững, ổn định về kết cấu cũng như đảm bảo về mỹ quan của công trình

Bảng: Danh mục các công trình văn hóa – di tích lịch sử trên địa bàn thành phố

Bến Tre

STT Tên di tích lịch

sử, văn hóa Địa điểm

Di tích lịch sử văn hóa

Loại công trình Xếp hạng

Chùa

Đền, Miếu, Đình

Cấp tỉnh

Cấp Quốc gia

7 Cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan khu vực ngoại thị

Khu vực ngoại thành thành phố Bến Tre gồm 07 xã: Bình Phú, Phú Hưng, Phú Nhuận, Mỹ Thạnh An, Nhơn Thạnh, Sơn Đông, Mỹ Thành

Trong những năm gần đây, chính quyền và nhân dân các xã ngoại thành đoàn kết tập trung xây dựng đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển, chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh Khuyến khích các thành phần kinh tế ở khu vực nông thôn phát triển, cơ cấu cây trồng, vật nuôi được chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế gắn với thị trường, đẩy mạnh đầu tư thâm canh đưa các giống mới áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bước đầu tạo ra những chuỗi sản xuất cho các sản phẩm nông - lâm - thủy sản Các phong trào

Trang 34

34

thi đua sản xuất, kinh doanh, đã có các mô hình kinh tế trang trại, kinh tế nông

hộ, mở rộng ngành nghề, dịch vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao

8 Bảo vệ và cải thiện môi trường

Phát triển đô thị, kinh tế phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hiểm họa nước biển dâng; sử dụng nguyên liệu tiết kiệm, năng lượng, phát triển xanh

Các chất thải ở các cơ sở sản xuất làng nghề và khu chế biến thủy sản phải được thu gom và xử lý đảm bảo an toàn trước khi thải ra bên ngoài

Bố trí bãi rác, nghĩa trang với quy mô và vị trí hợp lý Tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến trong công tác thu gom và xử lý rác thải Đẩy mạnh công tác

vệ sinh môi trường nông thôn, xây dựng hố xí tự hoại tại các hộ gia đình

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về công tác bảo vệ mội trường

Thực hiện tốt việc đánh giá tác động môi trường đối với từng dự án đầu tư, đặc biệt các dự án nằm trong vùng nhạy cảm về môi trường

9 An ninh, quốc phòng

Giữ vững ổn định chính trị, tăng cường công tác đảm bảo an ninh quốc gia trong tình hình mới Xây dựng thế trận an ninh nhân dân sâu rộng đến từng ấp, khu phố, tổ nhân dân tự quản Chủ động triển khai các biện pháp quản lý chặt chẽ, nắm vững diễn biến tình hình ở các địa bàn nhạy cảm về an ninh, quốc phòng, thực hiện tốt chính sách tôn giáo

Nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí Phấn đấu hầu hết các phường, xã đều đạt chuẩn phường, xã vững mạnh về quốc phòng, an ninh

Trang 35

35

IV TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE THEO CÁC TIÊU CHÍ CỦA ĐÔ THỊ LOẠI II

IV.1 Đánh giá phân loại thành phố Bến Tre

 Căn cứ đánh giá, phân loại đô thị

Trên cơ sở hiện trạng và các số liệu quản lý của các cơ quan chuyên môn nhằm xây dựng, phát triển đô thị thành phố Bến Tre, các cơ quan chuyên môn liên quan của thành phố, các Sở ngành liên quan của tỉnh Bến Tre cùng tiến hành tổng hợp, phân tích số liệu và đối chiếu với các quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 để so sánh, đánh giá điểm theo 5 tiêu chí quy định đối với đô thị loại II trực thuộc tỉnh

 Phương pháp tính điểm

Điểm số để đánh giá, phân loại đô thị được cụ thể hóa bằng 5 tiêu chí và 59 tiêu chuẩn quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 Các tiêu chuẩn nằm trong khoảng giữa của mức quy định tối đa - tối thiểu thì điểm số được tính theo phương pháp nội suy giữa điểm số tối đa và điểm số tối thiểu Nếu các tiêu chí vượt quá mức quy định tối đa thì điểm số được tính bằng điểm số tối đa, nếu các tiêu chí không đạt mức quy định tối thiểu thì điểm số tính bằng 0 điểm

IV.1.1 Tiêu chí 1: Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát

triển kinh tế - xã hội (Đạt 18,02/20 điểm) 1) Tiêu chuẩn về vị trí, chức năng, vai trò (Đạt 3,75/5 điểm)

Theo Quyết định số 1581/QĐ-TTg ngày 9/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 2423/QĐ-UBND ngày 27/12/2013 của UBND tỉnh Bến Tre về việc phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2030; thành phố Bến Tre được xác định:

Là một trung tâm kinh tế quan trọng của tiểu vùng phía Đông - Bắc vùng đồng bằng sông Cửu Long và trên trục hành lang kinh tế đô thị ven biển Đông;

là đầu mối giao thông quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi giao hội của các trục hành lang kinh tế Quốc gia gồm: Quốc lộ 60, các tuyến giao thông thủy Quốc gia và đóng vai trò quan trọng về an ninh - quốc phòng

Như vậy, đối với tiêu chuẩn về vị trí, chức năng, vai trò, thành phố Bến Tre

Là trung tâm tổng hợp cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh, vùng liên tỉnh Đánh giá đạt 3,75/5 điểm

Trang 36

36

2) Tiêu chuẩn cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội (Đạt 14,27/15 điểm)

a) Cân đối thu chi ngân sách

Cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn thành phố như sau:

- Tổng thu ngân sách đạt: 287,976 tỷ đồng

- Tổng chi ngân sách là: 268,919 tỷ đồng

Do đó cân đối thu chi ngân sách là Cân đối dư Đánh giá đạt: 2/2 điểm

Tiêu chuẩn đánh giá

Mức quy định Hiện trạng Tiêu

chuẩn

Thang điểm Đạt Điểm

(Chi tiết xem Biểu 3)

b) Thu nhập bình quân đầu người

Trên địa bàn thành phố, thu nhập bình quân đầu người đạt 64,52 triệu VNĐ/người, bằng 1,41 lần so với thu nhập bình quân cả nước là 45,7 triệu VNĐ/người Đánh giá đạt 2,27/3điểm

Tiêu chuẩn đánh giá

Mức quy định Hiện trạng Tiêu

chuẩn

Thang điểm Đạt Điểm

Thu nhập bình quân đầu người

năm so với cả nước

≥ 1,75 3,0

1,41 2,27

(Chi tiết xem Biểu 1)

c) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI, đã xác định thực hiện tốt và vận dụng tốt các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế; chủ động nắm bắt thời cơ, khai thác tiềm năng, lợi thế, tranh thủ và huy động mọi nguồn lực đầu tư thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, bền vững Phát triển đa dạng về loại hình, quy

mô, chất lượng mũi kinh tế chủ lực thương mại – dịch vụ, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; đầu tư, mở rộng chợ đầu mối, phát triển hệ thống chợ truyền thống và hiện đại hóa các trung tâm thương mại trên địa bàn Phát triển du lịch gắn thương mại – dịch vụ, tạo sản phẩm riêng về du lịch và mở rộng du lịch sinh thái miệt vườn, phát triển dịch vụ lưu trú để thu hút khách du lịch Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, phát huy lợi thế của địa

Trang 37

3,0

Tăng tỷ trọng CN,

XD, giảm

tỷ trọng nông lâm thủy sản theo mục tiêu đề ra

3,0 Tăng tỷ trọng CN, XD

hoặc tăng tỷ trọng DV, giảm tỷ trọng nông lâm thủy sản theo mục tiêu

đề ra

2,25

d) Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thành phố năm 2015 là 7,2%, năm

2016 là 7,4% và năm 2017 là 7,5% Do đó, tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm

2015 - 2017 là 7,37% Đánh giá đạt: 2/2 điểm

Tiêu chuẩn đánh giá

Mức quy định Hiện trạng Tiêu

chuẩn

Thang điểm Đạt

Trang 38

38

Tiêu chuẩn đánh giá

Mức quy định Hiện trạng Tiêu

chuẩn

Thang điểm Đạt Điểm

(Chi tiết xem Biểu 4)

f) Tỷ lệ tăng dân số hàng năm

Trong những năm qua thành phố có những bước phát triển nhanh và mạnh, phát triển kinh tế và du lịch ngày càng tăng, do đó thu hút được các nhà đầu tư

và khách du lịch Tỷ lệ tăng dân số đạt 1,84%, trong đó: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,39%; tỷ lệ tăng dân số cơ học đạt 1,45% Đánh giá đạt 3/3 điểm

Tiêu chuẩn đánh giá

Mức quy định Hiện trạng Tiêu

chuẩn

Thang điểm Đạt Điểm

Tỷ lệ tăng dân số hàng năm (%) ≤ 1,8 3,0 1,84 3,0

(Chi tiết xem Biểu 1)

IV.1.2 Tiêu chí 2: Quy mô dân số (Đạt 6,16/8 điểm)

Theo tiêu chí 2 tại Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 áp dụng cho đô thị loại II là thành phố trực thuộc tỉnh: “Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 200.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 100.000 người trở lên”

1) Dân số toàn đô thị

Dân số toàn thành phố là 201.667 người, bao gồm:

- Dân số thường trú là: 122.482 người (Chi tiết xem Biểu 1 và Biểu 5)

- Dân số tạm trú quy đổi là 79.185 người (Bao gồm: Học viên các trường đào tạo nghề; Lao động trong các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh, dịch

vụ, các cụm CN, tiểu thủ CN; Sinh viên các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; Lực lượng công an không đăng ký thường trú tại gia đình; Bệnh nhân ngoài khu vực đến khám chữa bệnh và người chăm sóc tại các cơ sở y tế; Khách dự hội nghị và hội thảo trên địa bàn, lượng người đến làm ăn sinh

sống theo thời vụ) (Chi tiết xem Biểu 1 và Biểu 6)

Vậy, đánh giá tiêu chuẩn Quy mô dân số toàn đô thị thành phố Bến Tre đạt 1,5/2 điểm

Trang 39

39

Tiêu chuẩn đánh giá

Mức quy định Hiện trạng Tiêu

chuẩn

Thang điểm Đạt Điểm

Dân số toàn đô thị (1000 người) ≥500 2,0 201.667 1,5

2) Dân số khu vực nội thành

Dân số khu vực nội thành thành phố bao gồm dân số quy đổi là 110.660 người, bao gồm:

- Dân số thường trú là: 65.827 người (Chi tiết xem Biểu 1 và Biểu 5)

- Dân số tạm trú quy đổi là 44.833 người (Chi tiết xem Biểu 1 và Biểu 6)

Đánh giá đạt 4,66/6 điểm

Tiêu chuẩn đánh giá

Mức quy định Hiện trạng Tiêu

chuẩn

Thang điểm Đạt Điểm

Dân số khu vực nội thành (1000

người)

110.660 4,66

IV.1.3 Tiêu chí 3: Mật độ dân số (Đạt 5,05/6 điểm)

Theo tiêu chí 3 tại Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 áp dụng cho đô thị loại II: “Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.800 người/km² trở lên; khu vực nội thành, nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 8.000 người/km² trở lên”

Mật độ dân số được tính theo công thức sau:

+ S: Diện tích đất (km2

)

Từ công thức trên, mật độ dân số toàn đô thị và mật độ dân số khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị được tính như sau:

Trang 40

40

1) Mật độ dân số toàn đô thị

- Dân số toàn thành phố Bến Tre bao gồm dân số quy đổi là: 201.667 người

(Chi tiết xem Biểu 1, Biểu 5 và Biểu 6)

- Diện tích đất tự nhiên toàn thành phố Bến Tre là 70,62 km2

Do đó, mật độ dân số là: D =

62 , 70

667 201

= 2.856 người/km2

Đánh giá đạt: 1,5/1,5 điểm

Tiêu chuẩn đánh giá

Mức quy định Hiện trạng Tiêu

chuẩn

Thang điểm Đạt Điểm

Mật độ dân số toàn đô thị

(người/km²)

≥2.000 1,5

2.856 1,5

2) Mật độ dân số khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị

- Dân số khu vực nội thành thành phố Bến Tre bao gồm dân số quy đổi là:

110.667 người (Chi tiết xem Biểu 1, Biểu 5 và Biểu 6)

- Diện tích đất xây dựng đô thị thành phố Bến Tre là 1.366,38ha = 13,66km2

(Chi tiết xem Biểu 9)

Do đó, mật độ dân số trên diện tích đất xây dựng là: D =

66 13

667 110

= 8.099 người/km² Đánh giá đạt: 3,55/4,5 điểm

IV.1.4 Tiêu chí 4: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (Đạt 6/6 điểm)

Theo tiêu chí 4 tại Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 áp dụng cho đô thị loại II: “Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội thành, nội thành đạt từ 85% trở lên”

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp được tính theo công thức:

+ K: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (%)

+ E t: Số lao động làm việc ở các ngành kinh tế (người)

+ E0: Số lao động phi nông nghiệp (người)

Từ công thức trên, Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành được tính như sau:

Ngày đăng: 06/04/2019, 14:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w