1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO THỰC TẬP TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG

36 352 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 267,38 KB

Nội dung

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT1 CNTT Công nghệ thông tin 2 NHTM Ngân hàng thương mại 3 TPBank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU... Ngân hàngđiện tư

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KY

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ DÀNH CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNTIÊN PHONG

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Mai

Mã sinh viên: 1114410015 Lớp: Anh 2

Khóa: K50 GVHD: Ths Nguyễn Thị Hải Yến

Trang 2

Mục lục

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1 CNTT Công nghệ thông tin

2 NHTM Ngân hàng thương mại

3 TPBank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, sự phát triển của khoa học công nghệ mà đặc biệt làcông nghệ thông tin và khoa học viễn thông đã tạo ra những cuộc cách mạng trong mọilĩnh vực trong đời sống Và thương mại là một trong những ngành có sự phát triển vượtbậc nhờ những thành tựu đó Các phương thức kinh doanh truyền thống dần được thaythế hoặc cải biến bằng các phương thức thanh toán mới nhanh hơn, tiện hơn, an toànhơn, tiết kiệm chi phí hơn… Đó chính là thương mại điện tử – việc mua bán hàng hóavà dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông

Thương mại điện tử và những ứng dụng của nó ngày càng đem lại nhiều lợi íchcho xã hội nói chung và lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng Việc ứng dụng thươngmại điện tử vào cung cấp dịch vụ ngân hàng đã tạo ra một kênh phân phối sản phẩmmới, giúp ngân hàng ngày càng đa dạng hoá sản phẩm và mở rộng phạm vi hoạt độngcủa mình Những khái niệm về ngân hàng điện tử, giao dịch trực tuyến, thanh toán trênmạng, đã bắt đầu trở nên quen thuộc, là xu thế phát triển và cạnh tranh của các ngânhàng thương mại ở Việt Nam Phát triển các dịch vụ Ngân hàng dựa trên nền tảng côngnghệ thông tin - ngân hàng điện tử - là xu hướng tất yếu, mang tính khách quan, trongthời đại hội nhập kinh tế quốc tế Lợi ích đem lại của ngân hàng điện tử là rất lớn chokhách hàng, ngân hàng và cho nền kinh tế, nhờ những tiện ích, sự nhanh chóng, chínhxác của các giao dịch

Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) TiênPhong Hội sở chính, em đã có cơ hội được tìm hiểu thực tế về hoạt động của ngânhàng Sự phổ biến của Internet và điện thoại di động trong những năm gần đây mở ramột thị trường tiềm năng cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam.Tuy nhiên, các ngân hàng chưa khai thác được hết được thị trường tiềm năng để pháttriển dịch vụ ngân hàng điện tử do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan như

Trang 5

rào cản tâm lý của khách hàng, nguồn lực của ngân hàng còn hạn chế, các tiện ích củadịch vụ ngân hàng điện tử vẫn chưa được khai thác hết Từ những kiến thức học được ởtrường cùng thời gian thực tập thực tế, em nhận thấy rằng ngân hàng điện tử là dịch vụcó tiềm năng rất lớn đối với ngân hàng TMCP Tiên Phong nói riêng và các ngân hàng

Việt Nam nói chung Vì vậy, em lựa chọn đề tài “Tình hình phát triển dịch vụ ngân

hàng điện tử dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Tiên Phong” để

làm đề tài cho bài báo cáo thực tập giữa khóa của mình

Bài báo cáo gồm ba chương:

Chương 1: Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng cá nhân củangân hàng thương mại ở Việt Nam

Chương 2: Tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng cánhân tại TPBank

Chương 3: Một số đề xuất thúc đẩy sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử dành chokhách hàng cá nhân tại TPBank

Trang 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ DÀNH CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI Ở VIỆT NAM

1.1 Khái niệm

Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm dịch vụ ngân hàng điệntử Có quan niệm cho rằng dịch vụ ngân hàng điện tử (electronic-banking hay viết tắt làe-banking) là dịch vụ của ngân hàng cho phép khách hàng có khả năng truy nhập từ xanhằm: thu thập thông tin; thực hiện các giao dịch thanh toán, tài chính dựa trên các tàikhoản lưu ký tại ngân hàng, và đăng ký sử dụng các dịch vụ mới Theo cách hiểu này,dịch vụ ngân hàng điện tử chính là một hệ thống phần mềm vi tính cho phép kháchhàng tìm hiểu hay sử dụng dịch vụ ngân hàng thông qua việc kết nối mạng máy vi tínhcủa mình với ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã định nghĩa về dịch vụ ngân hàng điệntử là: “Các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng hiện đại và đa tiện ích được phân phối đếnkhách hàng bán buôn và bán lẻ một cách nhanh chóng (trực tuyến, liên tục 24h/ngày, 7ngày/tuần, không phụ thuộc vào không gian và thời gian) thông qua kênh phân phối(Internet và các thiết bị truy nhập đầu cuối khác như máy tính, máy ATM, POS, điệnthoại để bàn, điện thoại di động…) được gọi là dịch vụ ngân hàng điện tử”

Như vậy, qua các khái niệm đã nêu ở trên có thể hiểu dịch vụ ngân hàng điện tửlà các dịch vụ ngân hàng được cung cấp thông qua các phương tiện điện tử và mạngviễn thông Trong đó, theo Điều 4 Luật Giao dịch điện tử Việt Nam 2005 phương tiệnđiện tử là các phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từtính, truyền dẫn không dây, quang học điện tử hoặc công nghệ tương ứng Mạng viễn

Trang 7

thông bao gồm mạng internet, mạng điện thoại, mạng vô tuyến, mạng intranet, mạngextranet…

1.2 Đặc điểm

1.1.1 Nhanh chóng, thuận tiện

Ngân hàng điện tử giúp khách hàng có thể liên lạc với ngân hàng một cáchnhanh chóng, thuận tiện để thực hiện một số nghiệp vụ ngân hàng tại bất kỳ thời điểmnào (24 giờ mỗi ngày, 7 ngày một tuần) và ở bất cứ nơi đâu Điều này đặc biệt có ýnghĩa đối với các khách hàng có ít thời gian để đi đến văn phòng trực tiếp giao dịch vớingân hàng, các khách hàng nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân có số lượng giao dịch vớingân hàng không nhiều, số tiền mỗi lần giao dịch không lớn Đây là lợi ích mà các giaodịch kiểu ngân hàng truyền thống khó có thể đạt được với tốc độ nhanh, chính xác sovới ngân hàng điện tử

1.1.2 Tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập

Phí giao dịch ngân hàng điện tử được đánh giá là ở mức rất thấp so với giaodịch truyền thống, đặc biệt là giao dịch qua Internet, từ đó góp phần tăng thu nhập choNgân hàng

1.1.3 Mở rộng phạm vi hoạt động, tăng cạnh tranh

Ngân hàng điện tử là một giải pháp của NHTM để nâng cao chất lượng dịch vụvà hiệu quả hoạt động, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của NHTM Điều quantrọng hơn là Ngân hàng điện tử còn giúp NHTM thực hiện chiến lược “toàn cầu hóa”mà không cần mở thêm chi nhánh ở trong nước cũng như ở nước ngoài Ngân hàngđiện tử cũng là công cụ quảng bá, khuyếch trương thương hiệu của NHTM một cáchsinh động, hiệu quả

Trang 8

1.1.4 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Xét về mặt kinh doanh, Ngân hàng điện tử sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụngvốn của Ngân hàng Thông qua các dịch vụ Ngân hàng điện tử, các lệnh chi trả, nhờthu của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, tạo điều kiện chu chuyển nhanh vốntiền tệ, trao đổi tiền - hàng Qua đó đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, tiền tệ, nângcao hiệu quả sử dụng vốn

1.1.5 Tăng khả năng chăm sóc và thu hút khách hàng

Chính tiện ích từ công nghệ ứng dụng, từ phần mềm, từ nhà cung cấp dịchvụ mạng, dịch vụ Internet đã thu hút và giữ khách hàng sử dụng, quan hệ giao dịch vớingân hàng, trở thành khách hàng truyền thống của ngân hàng Với mô hình Ngân hànghiện đại, kinh doanh đa năng nên khả năng phát triển, cung ứng các dịch vụ cho nhiềuđối tượng khách hàng, nhiều lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng điện tử là rất cao

1.1.6 Cung cấp dịch vụ trọn gói

Điểm đặc biệt của dịch vụ ngân hàng điện tử là có thể cung cấp dịch vụ trọn gói.Theo đó các ngân hàng có thể liên kết với các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán,công ty tài chính khác để đưa ra các sản phẩm tiện ích đồng bộ nhằm đáp ứng căn bảncác nhu cầu của một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng về các dịch vụ liên quantới ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, chứng khoán

1.3 Phân loại

1.1.1 Dịch vụ máy giao dịch tự động (ATM)

Máy rút tiền tự động (còn được gọi là ATM, viết tắt của Automated TellerMachine hoặc Automatic Teller Machine trong tiếng Anh) là một thiết bị ngân hànggiao dịch tự động với khách hàng, thực hiện việc nhận dạng khách hàng thông qua thẻATM (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng) hay các thiết bị tương thích, và giúp khách hàng kiểmtra tài khoản, rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ

Trang 9

Ngoài việc cung cấp các dịch vụ cơ bản như rút tiền mặt, chuyển khoản, cácngân hàng còn chủ động triển khai nhiều dịch vụ gia tăng trên hệ thống ATM như thanhtoán hóa đơn điện, nước, viễn thông, bảo hiểm, thu nộp ngân sách nhà nước , mang lạinhiều tiện ích cho khách hàng và giúp giảm thiểu việc sử dụng tiền mặt trong thanhtoán Việc kết nối liên thông hệ thống ATM, hệ thống POS cũng được triển khai rấtmạnh mẽ, mang lại nhiều tiện ích cho chủ thẻ, tiết kiệm chi phí đầu tư cho mỗi ngânhàng và cho toàn xã hội, giúp hạn chế lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế.

1.1.7 Dịch vụ ngân hàng qua Internet (Internet Banking)

Internet Banking là một kênh phân phối các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, mangsản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến tận nhà hay văn phòng của từng khách hàng Vớimột máy tính kết nối Internet, khách hàng đã có thể thực hiện truy cập vào InternetBanking ở bất cứ nơi nào, bất cứ thời điểm nào Khách hàng có tài khoản tại ngân hàngvới mã truy cập (Username) và mật khẩu truy cập (Password) do ngân hàng cung cấpcó thể theo dõi các giao dịch phát sinh trên tài khoản của mình Sự ra đời của InternetBanking thực sự là một cuộc cách mạng, nó thúc đẩy các giao dịch xảy ra nhanh hơn,tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền của cho cả khách hàng lẫn ngân hàng và choxã hội nói chung

Internet Banking cung cấp đến khách hàng các tiện ích sau:

 Quản lý thông tin tài khoản (tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền vay):truy vấn số dư, sao kê giao dịch…

 Chuyển khoản trong nội bộ ngân hàng hoặc liên ngân hàng

 Chuyển tiền nhận bằng CMND/Hộ chiếu: trong và ngoài hệ thống

 Xem thông tin tỷ giá, lãi suất tiết kiệm, thông tin chứng khoán…

 Thanh toán hóa đơn trực tuyến (tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiềninternet)

Trang 10

1.1.8 Dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home Banking)

Dịch vụ này được xây dựng trên một trong hai nền tảng: hệ thống các phần mềmứng dụng (Software Base) và nền tảng công nghệ web (Web Base), thông qua hệ thốngmáy chủ, mạng Internet và máy tính của khách hàng, thông tin tài chính sẽ được thiếtlập, mã hoá, trao đổi và xác nhận giữa ngân hàng và khách hàng Đặc điểm của HomeBaking là cho phép khách hàng thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng tại nhà, tạivăn phòng công ty mà không cần trực tiếp đến ngân hàng, giúp khách hàng tiết kiệmđược thời gian và chi phí

Thông thường, dịch vụ ngân hàng tại nhà có thể cho phép thực hiện 3 chức năngchính sau:

Chuyển tiền: Chức năng này cho phép khách hàng có thể lập lệnh chuyển tiền

thanh toán cho bên thứ ba có tài khoản tại bất cứ một ngân hàng nào trên thếgiới hoặc làm lệnh chuyển tiền giữa các tài khoản của chính mình

Xem số dư và các giao dịch trên tài khoản: Chức năng này cung cấp cho

khách hàng các thông tin cập nhật về số dư tài khoản cũng như các giao dịchtrên tài khoản của mình Với chức năng này khách hàng còn có thể tự in báo cáotài khoản bất cứ lúc nào và thậm chí còn có thể chuyển thông tin, dữ liệu sangcác phần mềm ứng dụng khác như Excel, Word,…

Thư tín dụng: chức năng này cho phép khách hàng có thể điền vào mẫu thư tín

dụng và chuyển tới ngân hàng

1.1.9 Dịch vụ ngân hàng tự động qua điện thoại (Phone Banking)

Dịch vụ Phone Banking là hệ thống tự động trả lời các thông tin về dịch vụ, sảnphẩm Ngân hàng qua điện thoại hoạt động 24/24h Đặc điểm của Phone Banking là hệthống này hoàn toàn làm việc tự động dựa trên chương trình đã được lập trình sẵn

Dịch vụ Phone Banking cung cấp cho khách hàng một số tiện ích như:

Trang 11

 Cung cấp tất cả các thông tin về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng một cách đầyđủ, cập nhật

 Cung cấp các thông tin hữu ích về các sản phẩm dịch vụ mới

 Thanh toán hoá đơn và chuyển tiền

 Tiếp nhận qua điện thoại các khiếu nại, thắc mắc từ khách hàng khi sử dụng sảnphẩm, dịch vụ của ngân hàng

1.1.10 Dịch vụ ngân hàng qua thiết bị di động (Mobile Banking)

Mobile Banking là loại dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên công nghệ viễnthông không dây của mạng điện thoại di động (Mobile Network) bao gồm việc thựchiện dịch vụ ngân hàng bằng cách kết nối điện thoại di động (Mobile Phone) với trungtâm cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử (tương tự như Home Banking) và kết nốiInternet trên điện thoại di động sử dụng giao thức ứng dụng không dây WAP (WirelessApplication Protocol) Khách hàng dùng điện thoại di động nhắn tin theo mẫu của ngânhàng và gửi đến số dịch vụ để yêu cầu ngân hàng thực hiện các giao dịch

Một số tiện ích mà dịch vụ Mobile Banking cung cấp cho khách hàng như:

 Cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tài khoản cá nhân khách hàng

 Thông báo số dư tài khoản bằng tin nhắn ngay khi có giao dịch phát sinh

 Thực hiện giao dịch thanh toán hóa

Ngoài ra, khách hàng còn có thể truy cập để xem các thông tin cập nhật về sảnphẩm dịch vụ của ngân hàng, lãi suất tiết kiệm, tỷ giá hối đoái, địa điểm các máy ATMgần nhất, địa chỉ các chi nhánh của ngân hàng…

Trang 12

1.1.11 Call center

Hệ thống Call Center là điểm tiếp nhận mọi thông tin, yêu cầu từ phía kháchhàng dưới mọi hình thức: thoại, e-mail, SMS, web, fax và không phụ thuộc vào vị tríxuất phát của nguồn thông tin để phục vụ công tác CSKH, tiếp nhận yêu cầu, giải quyếtkhiếu nại Ví dụ như một khách hàng muốn truy cập vào tài khoản ngân hàng củamình họ sẽ được hệ thống Call Center kết nối trực tiếp tới cơ sở dữ liệu (CSDL) củangân hàng đó Sau đó khách hàng sẽ tương tác trực tiếp với CSDL để thực hiện các yêucầu của mình

Dịch vụ Call center có một số nhiệm vụ như:

 Cung cấp tất cả các thông tin về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, bao gồm:tiền gửi thanh toán, cho vay, tiết kiệm, chuyển tiền,…

 Đăng ký làm thẻ qua điện thoại

 Đăng ký cho khách hàng vay qua điện thoại

 Thực hiện thanh toán các hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại, internet, truyềnhình cáp,…và hình thức chuyển tiền khác

 Tiếp nhận qua điện thoại các khiếu nại, thắc mắc từ khách hàng khi sử dụng sảnphẩm, dịch vụ của ngân hàng

 Khách hàng sẽ được cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàngmột cách đầy đủ

 Tư vấn sử dụng thẻ, giải đáp và thông báo số dư thẻ, hướng dẫn đăng ký thẻ

 Dịch vụ thanh toán hóa đơn tiền điện nước,…rất an toàn vì các dịch vụ này đãđược khách hàng đăng ký trước với ngân hàng nân sẽ không có sự nhầm lẫntrong thanh toán

1.1.12 Thanh toán qua POS

POS (Point of Sale) là các máy chấp nhận thanh toán thẻ Máy POS có nhữngtính năng giúp bạn thanh toán tại các cửa hàng, trung tâm thương mại, siêu thị, nhàhàng… Ngày nay, xu hướng mua sắm này càng phổ biến thì cơ hội sử dụng thẻ quamáy POS càng mang lại nhiều ưu điểm cho chủ thẻ như: không phải mang tiền mặt khi

Trang 13

đi mua sắm nhất; tránh việc thối tiền lẻ, tiền rách không đủ tiêu chuẩn lưu hành; hưởngthêm nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá do các ngân hàng và đơn vị chấp nhậnthẻ tổ chức.

1.4 Lợi ích

Với đặc tính là các giao dịch hoàn toàn được thực hiện thông qua thiết bị điện tử vàmạng viễn thông, sự ra đời của các dịch vụ ngân hàng điện tử đã mang đến rất nhiều lợiích thiết thực cho cả ngân hàng, khách hàng và xã hội

1.1.13 Đối với ngân hàng

Sự ra đời của các dịch vụ ngân hàng điện tử mở ra một kênh phát triển mới chocác dịch vụ ngân hàng Thông qua việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử, cácngân hàng có thể dễ dàng mở rộng phạm vi hoạt đông, tiếp cận với khách hàng mọilúc, mọi nơi mà không bị giới hạn về không gian, thời gian Thông qua các phương tiệnđiện tử và mạng viễn thông, các ngân hàng có thể tiến hành các hoạt động xúc tiến,giới thiệu sản phẩm đến khách hàng nhanh chóng và thuận tiện hơn Bên cạnh đó, ngânhàng cũng như có thể cắt giảm các chi phí liên quan như chi phí văn phòng, chi phínhân viên hay các chi phí khác về giấy tờ, quản lý hệ thống kho quỹ…

1.1.14 Đối với khách hàng

Thực tế các dịch vụ ngân hàng điện tử rất dễ sử dụng, hiệu quả và giúp kháchhàng có thể tiết kiệm thời gian, chi phí Các bước giao dịch qua dịch vụ ngân hàng điệntử đều đã được lập trình sẵn, do đó chỉ cần khách hàng thực hiện theo đúng các bướcyêu cầu, các giao dịch sẽ được thực hiện một cách chính xác Sử dụng dịch vụ ngânhàng điện tử, với các phương tiện điện tử có kết nối mạng viễn thông khách hàng cóthể thực hiện các giao dịch của mình bất cứ lúc nào và ở đâu Ngoài ra, với đặc điểmgiao dịch hoàn toàn qua mạng, các ngân hàng có thể liên kết với nhau thành các liên

Trang 14

minh thẻ tạo thuận lợi cho khách hàng thực hiện các giao dịch liên ngân hàng củamình.

1.1.15 Đối với xã hội

Sự ra đời của các dịch vụ ngân hàng điện tử đã tạo ra một phương thức hoạtđộng mới, góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế thương mại, dịch vụ và du lịch pháttriển, tạo điều kiện mở rộng hợp tác kinh tế thương mại với khu vực và thế giới

Trang 15

CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ DÀNH CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI TPBANK

2.1 Giới thiệu về ngân hàng Tiên Phong

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) được thành lập ngày 05/05/2008, Hội

sở chính đươc đặt tại tầng 3, tầng 4 tòa nhà TTC, phố Duy Tân, phường Dịch VọngHậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội Tháng 12/2013, TPBank ra mắt nhận diệnthương hiệu mới và đổi tên viết tắt từ TienPhongBank thành TPBank

Vốn điều lệ của TPBank hiện nay là 5500 tỷ đồng (quý 1/2014) Về qui mô,TPBank có 1 Hội sở chính và 37 Chi nhánh/phòng giao dịch trên cả nước

TPBank là một ngân hàng trẻ và năng động, được kế thừa những thế mạnh vềcông nghệ hiện đại, kinh nghiệm thị trường cùng tiềm lực tài chính của các cổ đôngchiến lược bao gồm: Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI, công ty Cổ phần FPT, công tyThông tin di động VMS (MobiFone), Tổng công ty tái bảo hiểm Việt Nam Vinare vàTập đoàn tài chính SBI Ven Holding Pte Ltd Singapore

TPBank luôn nỗ lực mang lại các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân hàng đơngiản và hiệu quả nhất cho khách hàng dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và trình độquản lý chuyên sâu Ngay sau khi thành lập, TPBank đã được Bureau Veritas cấpchứng chỉ ISO 9001: 2000 cho toàn bộ hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của mình

TPBank mong muốn trở thành ngân hàng điện tử hàng đầu Việt Nam bằngphong cách và chất lượng dịch vụ mới

Trang 16

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của TPBank

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Từ khi thành lập vào ngày 5/5/2008 đến nay, TPBank tăng trưởng khá mạnh mẽvà ổn định thể hiện qua các chỉ số tài chính như sau:

Hình 2.1: Tổng tài sản của TPBank từ năm 2005-2013

Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của TPBank từ năm 2005-2013

Hình 2.2: Vốn huy động của TPBank từ năm 2005-2013

Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của TPBank từ năm 2005-2013

Hình 2.3: Vốn điều lệ của TPBank từ năm 2005-2013

Trang 17

Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của TPBank từ năm 2005-2013

Hình 2.4: Lợi nhuận sau thuế TPBank từ năm 2005-2013

Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của TPBank từ năm 2005-2013

2.1 Tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng cá nhân của TPBank

2.1.4 Các dịch vụ ngân hàng điện tử của TPBank

Trang 18

Các phương thức xác thực

Bảng 2.1: Các phương thức xác thực của dịch vụ Internet Banking

Phương thức

xác thực OTP - SMS

OTP – Token Key

OTP – Thẻ ma trận

OTP – Soft Token Đặc điểm

Nhận OTP quatin nhắn từ số

điện thoại đã

đăng ký

Nhận OTP quathiết bị TokenKey

Nhận OTP quathiết bị Thẻ mậtkhẩu

Nhận OTP quathiết bị cài đặtphần mềm SoftToken

Thời hạn sử

dụng Không giới hạn 5-7 năm 45 giao dịch/thẻ Không giới hạn

Đặc tính của sản phẩm:

- Dịch vụ Internet Banking mang đến cho khách hàng các dịch vụ vượt trội, dễ sửdụng an toàn và bảo mật

- Dễ dàng quản lý tài khoản, kiểm soát số dư, lịch sử giao dịch, thông tin và hoạtđộng của tất cả các tài khoản

- Đầu tư hiệu quả với tính năng chuyển tiền vào tài khoản chứng khoán và eGold

- giao dịch vàng trực tuyến

- Chuyển tiền nhanh chóng tới tài khoản TPBank, tài khoản ngân hàng khác,chuyển tiền nhanh qua số thẻ, chuyển tiền theo danh sách

Ngày đăng: 04/04/2019, 20:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w