1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu thuyết cám dỗ cuối cùng của chúa của nikos kazantzakis từ lý thuyết thế tục hóa tôn giáo (tt)

12 449 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Nhóm bài nghiên cứu về tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa của Nikos Kazantzakis .... Sự mâu thuẫn ấy đã thôi thúc ông viết ra nhiều tác phẩm về đề tài tôn giáo, trong đó Cám dỗ cuối c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN HOÀNG YẾN

TI U THUY T “C M D CU I C NG C A

CH A” C A NIKOS KAZANTZAKIS – NH N T

L THUY T TH T C H A TÔN GI O

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC

MÃ SỐ: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS TRẦN THỊ SÂM

Huế, Năm 2014

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép

sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác

Họ tên tác giả

Nguyễn Hoàng Yến

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 3

Tôi chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới khoa Ngữ văn, phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học Sư phạm Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi bồi dưỡng tri thức và hoàn thành khóa học vừa qua

Xin cảm ơn gia đình, thầy cô, bè bạn đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn Đặc biệt, tôi xin gửi đến cô giáo – TS Trần Thị Sâm tấm lòng biết ơn sâu sắc Người

đã tận tâm hướng dẫn, truyền đạt cho tôi tri thức, kinh nghiệm, phương pháp làm việc khoa học để đạt được hiệu quả cao nhất

Chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 09 năm 2014

Tác giả Nguyễn Hoàng Yến

iii

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa i

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

Mục lục 1

MỞ ĐẦU 3

1 Lí do chọn đề tài 3

1.1 Thế tục hóa tôn giáo có ý nghĩa gì trong việc nghiên cứu văn học? 3

1.2 Nikos Kazantzakis và tinh thần thế tục 3

2 Lịch sử vấn đề 4

2.1 Nhóm bài về lý thuyết thế tục hóa tôn giáo 4

2.2 Nhóm bài viết về Nikos Kazantzakis 5

2.3 Nhóm bài nghiên cứu về tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa của Nikos Kazantzakis 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

3.1 Đối tượng nghiên cứu 8

3.2 Phạm vi nghiên cứu 8

4 Phương pháp nghiên cứu 8

4.1 Phương pháp cấu trúc – hệ thống 8

4.2 Phương pháp so sánh – đối chiếu 9

4.3 Phương pháp liên ngành 9

5 Đóng góp của luận văn 9

6 Cấu trúc của luận văn 9

NỘI DUNG 10

Chương 1 THẾ TỤC HÓA TÔN GIÁO NHÌN TỪ HÌNH TƯỢNG

NHÂN VẬT TRUNG TÂM 10

1.1 Lý thuyết thế tục hóa tôn giáo 10

1.1.1 Nguồn gốc phát sinh lý thuyết thế tục hóa tôn giáo 10

1.1.2 Khái niệm thế tục hóa tôn giáo 12

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 5

1.2 Jesus và cuộc đấu tranh chống lại “sứ mệnh” 13

1.2.1 Chối bỏ quyền năng 13

1.2.2 Sự phản kháng âm thầm 16

1.3 Jesus và những cám dỗ thế tục 19

1.3.1 Cám dỗ tính dục 20

1.3.2 Khát khao hôn nhân 25

Chương 2 THẾ TỤC HÓA TÔN GIÁO NHÌN TỪ MỐI QUAN HỆ GIỮA BẢN THỂ VÀ TÂM LINH 30

2.1 Sự đứt gãy niềm tin vào Đấng Cứu thế 30

2.1.1 Sự suy giảm đức tin 30

2.1.2 Sự hoài nghi về Đấng Cứu thế 34

2.2 Cuộc tranh đấu giữa sứ mệnh và tình thân 39

2.2.1 Sự phủ nhận ý Chúa 39

2.2.2 Những mất mát tinh thần 42

2.3 Cuộc tranh đấu giữa đức tin và tình yêu 44

2.3.1 Cuộc tranh đấu giữa đức tin và niềm tin hôn nhân 44

2.3.2 Cuộc tranh đấu giữa đức tin và bản năng tính dục 46

Chương 3 THẾ TỤC HÓA TÔN GIÁO NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC BIỂU HIỆN 52

3.1 Thế tục hóa tôn giáo từ phương diện kết cấu 52

3.1.1 Hệ thống hình tượng nhân vật 52

3.1.2 Motif giấc mơ thế tục 54

3.2 Thế tục hóa tôn giáo từ phương diện nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật 58

3.2.1 Thủ pháp độc thoại nội tâm 58

3.2.2 Hành động nhân vật 63

3.3 Thế tục hóa tôn giáo từ phương diện giọng điệu 66

3.3.1 Giọng điệu hoài nghi – chất vấn 66

3.3.2 Giọng điệu mỉa mai – báng bổ 68

KẾT LUẬN 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 PHỤ LỤC

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Thế tục hóa tôn giáo có ý nghĩa gì trong việc nghiên cứu văn học?

Thế tục hóa tôn giáo là một vấn đề không mới mẻ ở các nước phương Tây, tuy vậy, ở Việt Nam, nó là mảnh đất màu mỡ chưa được khai phá Khi thế giới thay đổi, đức tin không còn được vững bền là lúc con người bắt đầu có cái nhìn thế tục về những điều linh thiêng Hiện tượng này dẫn đến sự ra đời của lý thuyết thế tục hóa tôn giáo

Dưới góc nhìn thế tục, các nhà văn đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ giữa bản thể và tâm linh Họ đặt câu hỏi về sự cứu rỗi và nhu cầu trần tục của loài người Theo đó, chúng ta hiểu tại sao một thời gian dài, con người thần thánh hóa mọi việc,

nay lại muốn giải thiêng tất cả Trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa,

những nhân vật thần thánh vốn linh thiêng, xa cách như Jesus và các tông đồ, mẹ Mary… được soi chiếu dưới ánh sáng thế tục và họ trở nên gần gũi, sống động hơn bao giờ hết

Chúng tôi nhận thức rõ rằng, chỉ khi soi chiếu lý thuyết thế tục hóa tôn giáo vào một tác phẩm văn chương cụ thể, chúng ta mới thấy rõ mối quan hệ đa chiều giữa tôn giáo – hiện thực – văn học Với lý do đó, chúng tôi đã chọn lý thuyết này như một phương thức chủ đạo để nghiên cứu đề tài này

1.2 Nikos Kazantzakis và tinh thần thế tục

Việc nhà văn sử dụng lý thuyết thế tục hóa tôn giáo làm phương thức chủ đạo trong sáng tạo nghệ thuật là một lựa chọn táo bạo và đầy thử thách Nikos Kazantzakis là một trong những tác giả đã thử nghiệm thành công trên lĩnh vực này Ông là một trong những nhà văn và triết gia Hy Lạp quan trọng nhất thế kỉ XX Ông từng học luật, triết và từng là một chính trị gia Nikos Kazantzakis chịu ảnh hưởng triết học Nietzsche, thuyết trực giác của Henri Bergson Tác giả Bửu trong cuốn

Tác giả thế kỉ XX đã nhận xét rằng: “Kazantzakis vượt lên trên những nhà văn ngày

nay Ở địa hạt nào ông cũng xuất sắc: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch” [76,

tr.118] Sự nghiệp văn chương của Nikos Kazantzakis được đánh giá là phong phú

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 7

và đa dạng với những tác phẩm tiêu biểu như Hoa huệ và con rắn (1906), Trong

cung điện Minos (1914), kịch về thời kỳ cổ đại Ulysse (1928), Jesus hùng ca Odysée

(1938), Alexis Zorba – con người hoan lạc (1946), Tự do hay là chết (1950), Cám

dỗ cuối cùng của Chúa (1951) Xét một cách tổng thể, toàn bộ các sáng tác của

Nikos Kazantzakis chính là một cuộc hành trình sống và đi tìm niềm tin tuyệt đối Cuộc đời của ông chính là cuộc tranh đấu giữa những khoái lạc thân xác và đức tin

lý tưởng, là câu hỏi lớn về sự sống và cái chết Sự mâu thuẫn ấy đã thôi thúc ông

viết ra nhiều tác phẩm về đề tài tôn giáo, trong đó Cám dỗ cuối cùng của Chúa

chính là tác phẩm tiêu biểu cho cuộc đấu tranh nội tại suốt đời của ông

Nikos Kazantzakis là nhà văn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến bạn đọc trên diện rộng Tác giả Võ Công Liêm từng nhận xét rằng: “Ông là một con người thông minh, mẫn cán có một học vị cao – theo đuổi nhiều tác giả có những luận thuyết như Nietzsche, Bergson, tìm hiểu văn học Nga, theo chân Phật giáo, một nhà biên soạn, chuyển ngữ từ những danh nhân khác như Homer, Dante và Goethe – Cùng thời gian đó ông đã nhận biết đôi điều và hết lòng thương yêu những con người thiếu may mắn ít học và từ đó; qua những hoạt động khác ông bước vào một điạ vị cao trong xã hội…” [81] Những kinh nghiệm nếm trải đó đã đem lại cho Nikos Kazantzakis một bầu hiểu biết sâu rộng Đặc biệt, ông có cách nhìn nhận triết học

và tâm linh hết sức mới mẻ Điều này đã gây ra những tranh cãi sôi nổi trên văn đàn

và trong cuộc sống Tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa của ông khi ra đời đã

gây ra nhiều làn sóng dư luận, đặc biệt là sự phản đối gay gắt của Giáo hội

Với lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Tiểu thuyết Cám dỗ cuối

cùng của Chúa - nhìn từ lý thuyết thế tục hóa tôn giáo” Hy vọng đề tài sẽ góp

phần khiêm tốn trong việc nhận chân giá trị của nhà văn Nikos Kazantzakis

2 Lịch sử vấn đề

Chúng tôi phân thành ba nhóm tư liệu liên quan đến đề tài:

2.1 Nhóm bài về lý thuyết thế tục hóa tôn giáo

Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu về lịch sử nghiên cứu lý thuyết thế tục hóa tôn giáo Mặc dù tôn giáo là một đề tài luôn nhận được nhiều sự quan tâm, tuy nhiên thế tục hóa lại là

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 8

một lĩnh vực ít ai nghiên cứu Ở Việt Nam, đối với đề tài luận văn này, chúng tôi chủ yếu tiếp xúc được với một số tài liệu dịch và một số bài báo mới xuất hiện những năm gần đây

Đáng chú ý trong số đó có dịch giả Phan Ngọc Chiến với bài viết Hai quan

điểm đối nghịch về tôn giáo: Thuyết thế tục hóa và mô hình thị trường tôn giáo

Thông qua việc dịch lại những quan điểm của các học giả ở châu Âu, tác giả đã đưa

ra hai phạm trù về tôn giáo trong tương quan đối nghịch Điều này giúp chúng ta lý giải hiện tượng thế tục hóa tôn giáo bằng hai nguyên nhân: sự hình thành một thế giới quan duy lý dẫn đến sự xói mòn niềm tin tôn giáo và sự chuyện biệt hóa chức năng xã hội trong xã hội công nghiệp hóa dẫn đến sự suy yếu chức năng của các tổ chức tôn giáo đối với đời sống xã hội

Đầu thế kỉ XXI, giới nghiên cứu Việt Nam bắt đầu quan tâm đến vấn đề thế

tục hóa tôn giáo, đáng chú ý có chùm bài viết của Nguyễn Xuân Nghĩa Cụ thể: Tôn

giáo và quá trình thế tục hóa (1996), Tôn giáo trong thời hiện đại: Thế tục hóa hay phi thế tục hóa? (2003), Tâm thức tôn giáo và lí thuyết thế tục hóa ở châu Á và Việt Nam (2010) Nội dung bài viết cho biết các nhà nghiên cứu đã quay ngược thời

gian, nhìn lại một cách khái quát về tổng quan tình hình nghiên cứu lý thuyết thế tục hóa tôn giáo trước năm 1980 và trong những năm 90 của thế kỉ XX Theo đó, lý thuyết thế tục hóa tôn giáo được hiểu như một học thuyết đã trải qua nhiều tranh cãi Nhưng nhìn chung, họ thừa nhận rằng làm rõ lý thuyết thế tục hóa tôn giáo chính là giải quyết mối tương quan phức tạp giữa tôn giáo và tính hiện đại Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng đi tìm nguồn gốc khai sinh của lý thuyết thế tục hóa tôn giáo Họ chỉ ra rằng nguồn gốc khai sinh là nền văn hóa chịu ảnh hưởng nặng nề của Ki-tô giáo ở Tây phương

Các ý kiến trên về vấn đề thế tục hóa tôn giáo là cơ sở quan trọng để chúng tôi

nghiên cứu tác phẩm Cám dỗ cuối cùng của Chúa của Nikos Kazantzakis từ lý

thuyết thế tục hóa tôn giáo

2.2 Nhóm bài viết về Nikos Kazantzakis

Có thể kể đến các tác giả như Võ Công Liêm, Bửu ,

Tác giả Võ Công Liêm cho rằng toàn bộ các tác phẩm của Nikos Kazantzakis

có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bởi đó là tổng hòa các kinh nghiệm của bản thân

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 9

nhà văn, là hành trình đấu tranh giữa tinh thần và thể xác Nikos Kazantzakis muốn

làm sống lại một Thượng đế có thật hơn là một thứ giáo điều bao che Điều này

được ông thể hiện qua hình tượng Jesus trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của

Chúa (Nikos Kazantzakis Kẻ đi tìm tuyệt đối giữa cuộc đời)

Gặp nhau ở sự đánh giá cao tài năng của nhà văn này, dịch giả Bửu cũng

cùng quan điểm với tác giả Võ Công Liêm Trong công trình Tác giả thế kỉ XX của

mình, tác giả đã đặt Nikos vào vị trí một trong 13 tên tuổi nhà văn viết tiểu thuyết nổi bật của thế kỉ XX Không chỉ giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp của Nikos Kazantzakis đặt trong mối tương quan với lịch sử và hoàn cảnh văn chương Hy Lạp, dịch giả Bửu còn muốn đánh giá lại một cách công bằng tài năng bị vùi lấp của nhà văn Hy Lạp này

Bên cạnh những bài báo viết về Nikos Kazanzakis, chúng tôi cũng tìm hiểu được một số luận văn nghiên cứu về những tác phẩm của ông Nổi bật trong số đó

có luận văn Tư tưởng hiện sinh trong hai tiểu thuyết “Đôi bạn chân tình” của

Hermann Hesse và “Alexis Zorba – con người hoan lạc” của Nikos Kazantzakis từ góc nhìn so sánh của Phạm Ngọc Lư Luận văn trình bày về tư tưởng hiện sinh của

hai tác giả nổi tiếng, trong đó có Nikos Kazantzakis Dưới góc nhìn so sánh, người viết đã làm rõ được tư tưởng hiện sinh của Nikos Kazantzakis thông qua nhân vật Zorba Thông qua đó, cuộc hành trình dấn thân đi tìm bản thể của Nikos Kazantzakis cũng được nghiên cứu, tìm hiểu

Ngoài ra, về khóa luận tốt nghiệp, đáng chú ý có các đề tài Con người hiện

sinh trong Alexis Zorba – con người hoan lạc của Trần Thị Hoài Thu (2012) và Kết cấu nhân vật song hành trong tiểu thuyết Alexis Zorba – con người hoan lạc (2012)

của Nguyễn Thị Hà

2.3 Nhóm bài nghiên cứu về tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa của Nikos Kazantzakis

Cám dỗ cuối cùng của Chúa là một tiểu thuyết ít biết đến ở Việt Nam, cho đến

khi được đạo diễn Martin Scorcese chuyển thể thành phim Đề cập đến vấn đề nhạy cảm của tôn giáo, tác phẩm nhận được sự chú ý của các tín đồ theo nhiều chiều

hướng khác nhau Đáng chú ý trong số đó, linh mục Theophile với bài Về bộ phim

“Cơn cám dỗ cuối cùng của Đức Jesus” đã có một cách nhìn tỉnh táo về tiểu thuyết

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 10

này Theo ông, Nikos Kazantzakis đã xây dựng một Đức Jesus dựa trên thuyết nhân bản chủ nghĩa và những người mộ đạo nên có cái nhìn tỉnh táo đối với một hình tượng văn học hư cấu

Đặc biệt, gần đây có chùm bài viết của tác giả Trần Huyền Sâm, cụ thể là:

Người tình Jesus trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa của Nikos Kazantzakis (1, 2014), Tính chất thế tục hóa tôn giáo trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa của Nikos Kazantzakis (3, 2014), Judas hay là phản đề Kinh Thánh qua quan điểm của Nikos Kazantzakis (4, 2014), Thánh Saint Paul và sự kiện Phục sinh theo quan điểm của Nikos Kazantzakis (5, 2014) và Tiếp nhận văn bản Cám dỗ cuối cùng của Chúa từ góc nhìn so sánh với Kinh Thánh (5, 2014)

Quan tâm đến vấn đề tôn giáo và tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa, tác

giả Trần Huyền Sâm đã tập trung nghiên cứu từng hình tượng nhân vật một cách chi tiết Dưới góc nhìn liên văn bản, nhân vật Mary Magdalene được tác giả đặt trong

mối tương quan với Kinh Thánh Người phụ nữ này được Nikos Kazantzakis xây

dựng như một biểu tượng của đam mê, luôn song hành với cuộc đời của Jesus Nàng là một nhân vật “vừa huyền thoại, vừa xác thực lịch sử và là chứng từ quan

trọng nhất giúp hậu thế soi sáng phần bản thể của Đức Jesus” (Người tình Jesus

trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa)

Nghiên cứu phương diện thế tục hóa tôn giáo trong tác phẩm Cám dỗ cuối

cùng của Chúa, tác giả tập trung ở hình tượng Jesus Bằng việc phân tích môi

trường xuất thân thế tục, sự đam mê, thèm muốn và hèn nhát của Ngài, bài viết đã làm rõ hình tượng thế tục cũng như ý nghĩa nhân văn sâu sắc đằng sau hình tượng

nhân vật Jesus (Tính chất thế tục hóa tôn giáo trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng

của Chúa của Nikos Kazantzakis)

Không chỉ đi sâu vào tìm hiểu ý nghĩa hình tượng Jesus và người tình, chùm

bài viết còn đề cập đến các nhân vật khác như Judas (Tiếp nhận văn bản Cám dỗ

cuối cùng của Chúa từ góc nhìn so sánh với Kinh Thánh), Paul (Thánh Saint Paul

và sự kiện Phục sinh theo quan điểm của Nikos Kazantzakis) Đặt trong tương quan

so sánh với Kinh Thánh, tác giả đã làm sáng tỏ những điểm dị biệt và tương đồng trong Cám dỗ cuối cùng của Chúa

Demo Version - Select.Pdf SDK

Ngày đăng: 04/04/2019, 13:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w