ii) Tự đánh giá của nhà trường.
iii) Đánh giá từ bên ngoài (đánh giá đồng nghiệp).
iv) Công nhận những trường hoặc những chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn KĐCL.
Nhiệm vụ của trường CĐ là phải xây dựng và hoàn thiện từng bước hệ thống kiểm định, đánh giá CLGD, theo phương châm kết hợp chặt chẽ giữa việc hoàn thiện hệ thống tự đánh giá bên trong với hệ thống đánh giá bên ngoài các nhà trường. Hệ thống đánh giá bên trong tác động trực tiếp hơn tới quá trình cải thiện và nâng cao CL vì về mặt thời gian, nó được tiến hành thường xuyên. Hệ thống đánh giá bên ngoài có chức năng KDCL, đánh giá xếp loại về CL và tư vấn cho các cơ sở về các vấn đề nâng cao CLĐT.
3.2 4 3. Cách thức thực hiện giải pháp
Để xây dựng hệ thống kiểm định, đánh giá CLĐT ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM cần thực hiện tốt một số biện pháp sau đây:
i) Giúp cho CBQL và GV nắm vững những vấn để cơ bản của KĐCL và đánh giá chất lượng đào tạo
* Mục tiêu của KĐCL, đặc trưng của KĐCL
+) Mục tiêu của KĐCL không chỉ nhằm đảm bảo nhà trường có trách nhiệm đối với CL đào tạo mà còn mang lại động lực cải tiến và nâng cao CL đào tạo cũng như CL toàn bộ hoạt động của nhà trường.
* Đặc trưng của KĐCL
trình đào tạo.
+) KĐCL là hoạt động hoàn toàn tự nguyện hoặc bắt buộc. +) KĐCL không thể tách rời công tác tự đánh giá.
+) Tất cả các quy trình KĐCL luôn gắn liền với đánh giá đồng nghiệp. +) Các chuẩn mực đánh giá rất mềm dẻo và được biến đổi cho phù hợp với sứ mệnh của từng trường.
+) KĐCL cấp trường và kiểm định chương trình không chỉ tập trung đánh giá các yếu tố đầu vào mà còn tập trung vào cả quá trình đào tạo và CL HSSV khira trường.
* Khái niệm, các loại đánh giá - Khái niệm:
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc dựa vào việc phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
Các loại đánh giá:
Trong giáo dục nói chung, GDĐH, CĐ nói riêng thường có các loại đánh giá chính sau đây: Đánh giá kết quả học tập; Đánh giá chương trình đào tạo; Đánh giá giảng viên; Đánh giá khóa học; Đánh giá nhà trường.
ịi) Hoàn thiện hệ thống đánh giá bên trong Nhà trường
- Các văn bản QL. - Các công cụ đánh giá.
- Đội ngũ những người làm công tác kiểm định, đánh giá...
3 2.5. Đảm bảo các điều kiện cho công tác QL CLĐT ở Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM
3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp
Mục tiêu của giải pháp là nhằm giúp cho CBQL và GV thấy rõ các điều kiện cần thiết đảm bảo cho sự đổi mới QLCL đào tạo ở Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM đạt được những kết quả mong muốn.
Các điều kiện đảm bảo cho sự đổi mới QLCL đào tạo ở Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Viantex TP.HCM bao gồm:
- Nhà trường phải có một đội ngũ CBQL, GV được chuẩn bị chuyên nghiệp (kiến thức, phương pháp, kỹ năng) cho hoạt động QLCL đào tạo.
- Mỗi thành viên của Nhà trường đều là chủ thể tham gia tích cực vào quá trình vận hành hệ thống chất lượng.
- Nhà trường phải có một môi trường văn hóa CL, trong đó tạo lập và duy trì được bầu không khí chủ động tìm tòi, sáng tạo một cách thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức hoạt động để cải thiện, nâng cao CLĐT.
- Nhà trường phải có một cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin mạnh và đồng bộ, đáp ứng tốt yêu cầu QL nói chung, QLCL đào tạo nói riêng.
3.2 5 3. Cách thức thực hiện giải pháp
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ những người làm công tác QLCL GD.
- Xác định rõ trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân trong Nhà trường đối với công tác QLCL GD.
- Tạo dựng một môi trường văn hóa CL, với tuyên bố sứ mạng: Trường
Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Viantex TP.HCM nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với đầy đủ phẩm chất đạo đức toàn diện.
- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của Nhà trường, đáp ứng yêu cầu QLGD nói chung và QLCL đào tạo nói riêng...
3.3. Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp
3.3.1. Mục đích khảo sát
Mục đích của việc khảo sát là nhằm thu thập thông tin đánh giá về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đổi mới QL nâng cao CLĐT ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM đã được đề xuất. Trên cơ sở đó, giúp chúng tôi điều chỉnh các giải pháp chưa phù hợp và khẳng định thêm độ tin cậy của các giải pháp được nhiều người đánh giá cao.
3.3.2.1. Nội dung khảo sát
Nội dung khảo sát tập trung vào 2 vấn đề chính:
Thứ nhất: Các giải pháp được đề xuất có thực sự cần thiết với việc đổi mới QL nâng cao CLĐT ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM hiện nay không?
Thứ hai: Trong điều kiện hiện tại, các giải pháp được đề xuất có khả thi đối với QL nâng cao CLĐT ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM hiện nay không?
3.3.2.2. Phương pháp khảo sát
Trao đổi bằng bảng hỏi. Các tiêu chí đánh giá được dựa theo thang 5 bậc của Lekert
3.3.3. Đối tượng khảo sát
- Ban giám hiệu nhà trường - Trưởng, Phó các phòng, ban
- Trưởng, Phó các Khoa chuyên môn - Trưởng, Phó các Bộ môn
- Giảng viên
Tổng cộng có 120 người tham gia trả lời phiếu khảo sát
3.3.4. Kết quả khảo sát về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất
3.3.4.1. Sự cần thiết của các giải pháp đã đề xuất
Kết quả thống kê ý kiến đánh giá của 120 người được khảo sát về mức độ cần thiết của các giải pháp đổi mới QL nâng cao CLĐT ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM được tổng hợp trong bảng 3.1
Bảng 3.1: Đánh giá sự cần thiết của các giải pháp đề xuất (n=120)
TT Các giải pháp đề xuất
Mức độ cần thiết của các giải pháp (%) Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Không trả lời 1
Nâng cao nhận thức của CBQL và GV về sự cần thiết phải đổi mới QLCL GD, QL nâng cao CLĐT 43.33% (52) 41.67% (50) 12.5% (15) 1.7% (2) 0.8% (1) 2 Hình thành hệ thống QL nâng cao CLĐT bên trong trường CĐKTKTV TP.HCM 46.67%( 56) 39.17% (47) 9.16% (11) 2.5% (3) 2.5% (3) 3 Đưa mô hình QLCL tổng thể vào QL nâng cao CLĐT ở trường CĐKTKTV TP.HCM 45% (54) 43.33% (52) 7.5% (9) 2.5% (3) 1.7% (2) 4 Xây dựng hệ thống kiểm định, đánh giá CLĐT ở trường CĐKTKTV TP.HCM 42.5% (51) 40.83% (49) 14.17% (17) 1.7% (2) 0.8% (1) 5
Đảm bảo các điều kiện cho đổi mới QL nâng cao CLĐT ở trường CĐKTKTV TP.HCM 41.67% (50) 43.33% (52) 12.5% (15) 1.7% (2) 0.8% (1) Tổng cộng 43.83% 41.66% 11.17% 2.02% 1.32%
Qua kết quả khảo sát ở bảng 3.1 cho thấy những người được hỏi có sự đánh giá cao về tính cần thiết của các giải pháp đề xuất. Trong đó, ý kiến đánh giá là rất cần và cần chiếm tỉ lệ cao (85.49%)
Sự đánh giá này chứng tỏ các giải pháp đề xuất là cần thiết trong việc đổi mới QL nâng cao CLĐT ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM. Số ý kiến đánh giá ở mức không cần thiết chiếm một tỉ lệ nhỏ lớn nhất (2.5%).
Như vậy, sự đánh giá của các đối tượng được khảo sát về mức độ cần thiết của các giải pháp đề xuất về cơ bản là thống nhất.
3.3.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất
Kết quả thống kê ý kiến đánh giá của 120 người được khảo sát về tính khả thi của các giải pháp đổi mới QL nâng cao CLĐT ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM được tập hợp trong bảng 3.2
Bảng 3.2: Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất (n=120)
TT Các giải pháp đề xuất
Mức độ khả thi của các giải pháp (%) Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi Không trả lời 1
Nâng cao nhận thức của CBQL và GV về sự cần thiết phải đổi mới QLCL GD, QL nâng cao CLĐT 40% (48) 40.83% (49) 14.17% (17) 1.7% (2) 3.33% (4) 2 Hình thành hệ thống QL nâng cao CLĐT bên trong trường CĐKTKTV TP.HCM 43.33%( 52) 39.17% (47) 10.83% (13) 2.5% (3) 4.17% (5) 3 Đưa mô hình QLCL tổng thể vào QL nâng cao CLĐT ở trường CĐKTKTV TP.HCM 39.17%( 47) 38.33% (46) 15% (18) 3.33% (4) 4.17% (5) 4 Xây dựng hệ thống kiểm định, đánh giá CLĐT ở trường CĐKTKTV TP.HCM 40.83%( 49) 37.5% (45) 14.17% (17) 3.33% (4) 4.17% (5) 5
Đảm bảo các điều kiện cho đổi mới QL nâng cao CLĐT ở trường CĐKTKTV TP.HCM 37.5% (45) 42.5% (51) 13.33% (16) 2.5% (3) 4.17% (5) Tổng cộng 40.17% 39.66% 13.5% 2.67% 4.00%
So với đánh giá về sự cần thiết, đánh giá về tính khả thi của các giải pháp đề xuất có thấp hơn. Số ý kiến đánh giá ở mức độ rất khả thi và khả thi chỉ chiếm tỉ lệ là 79.83% (đánh giá về sự cần thiết là 85.49%)
Tuy nhiên, xét về mặt thống kê, sự khác biệt giữa các giải pháp này không có ý nghĩa. Vì vậy, các giải pháp về cơ bản là tương đương và có thể triển khai trong thực tiễn đổi mới QL nâng cao CLĐT ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM
Tiểu kết chương 3
Từ các kết quả nghiên cứu của chương 3, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:
- Về việc đề xuất các giải pháp để đổi mới QL nâng cao CLĐT ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM không chỉ dựa vào cơ sở lý luận – thực tiễn từ chương 1 và 2 mà còn phải quán triệt các nguyên tắc: bảo đảm tính mục tiêu, tính thực tiễn, tính hiệu quả và tính khả thi
- Để nắm vững và vận dụng tốt các giải pháp, cần phải làm rõ mục tiêu, nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
- Các giải pháp đề xuất để đổi mới QL nâng cao CLĐT ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM gồm các giải pháp:
+ Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về sự cần thiết phải đổi mới quản lý chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM
+ Hình thành hệ thống QL nâng cao CLĐT bên trong trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM
+ Đưa mô hình QLCL tổng thể vào QL nâng cao CLĐT ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM
+ Xây dựng hệ thống kiểm định, đánh giá CLĐT ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM
+ Đảm bảo các điều kiện cho đổi mới QL nâng cao CLĐT ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM
Các giải pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vì thế chúng ta cần phải được tiến hành một cách đồng bộ.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Từ các kết quả đã nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây: - Đổi mới QL GDĐH, CĐ hiện đang là yêu cầu cấp thiết, là khâu then chốt để nâng cao CL GDĐH, CĐ để đổi mới cơ bản và toàn diện nền GDĐH, CĐ nước nhà từ nay đến năm 2020. Trong đổi mới cơ bản QL GDĐH, CĐ cần đặc biệt quan tâm đến đổi mới QLCL GDĐH, CĐ trong đó có QL nâng cao CLĐT.
- QLCL GDĐH, CĐ là hoạt động QLGD có nhiệm vụ bảo đảm kết quả của các hoạt động giáo dục đạt được mục tiêu giáo dục. QL nâng cao CL GD được thực hiện thông qua các quá trình đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo HSSV, đánh giá hoạt động của nhà trường và các cơ sở giáo dục. QLCL GD được tiến hành một cách có kế hoạch, có tổ chức dựa trên các tiêu chí đánh giá khác nhau.
- Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM là một cơ sở đào tạo nguồn nhân lực trong hệ thống GD của khu vực miền Đông Nam bộ và của cả nước. Trong nhiều năm qua, nhà trường không ngừng đổi mới để phát triển và nâng cao vị thế của mình trong hệ thống GD nước nhà. Nhà trường đã đạt được nhiều thành tựu trong đổi mới QLGD, trong đó có thành tựu đổi mới QL nâng cao CLĐT. Tuy nhiên, để xứng đáng với trường CĐ trọng điểm của khu vực và phát triển lên trường Đại học, nhà trường tiếp tục phải nâng cao CLĐT, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội; tiếp tục đổi mới QLGD…
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đã đề xuất các giải pháp để đổi mới QL nâng cao CLĐT ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM. Các giải pháp này bao gồm:
+ Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về sự cần thiết phải đổi mới quản lý chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM
+ Hình thành hệ thống QL nâng cao CLĐT bên trong trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM
+ Đưa mô hình QLCL tổng thể vào QL nâng cao CLĐT ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM
+ Xây dựng hệ thống kiểm định, đánh giá CLĐT ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM
+ Đảm bảo các điều kiện cho đổi mới QL nâng cao CLĐT ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM
- Kết quả khảo sát các giải pháp, đổi mới QL nâng cao CLĐT ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM cho thấy các giải pháp này đều rất cần thiết và có tính khả thi cao.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Bộ GD&ĐT
- Hoàn thiện và triển khai thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật về GDĐH theo đúng chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết 05-NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 của Ban Cán sự Đảng Bộ GD&ĐT về đổi mới quản lý GDĐH giai đoạn 2010 – 2020.
- Sớm thành lập các cơ quan KĐCL giáo dục độc lập.
- Tiếp tục triển khai các hoạt động đánh giá ngoài các trường ĐH, CĐ
2.2. Đối với trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM
- Tiếp tục hoàn thiện quy trình, nâng cao CLĐT theo hệ thống tín chỉ - Đổi mới hệ thống đào tạo và công tác QL CLĐT theo hướng phân cấp
về cho các Khoa, các tổ bộ môn...
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai khóa IX, nghị quyết số 02/NQ – TU về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2012.
2. Bộ giáo dục, vụ khoa học và đào tạo (2004), tài liệu hướng dẫn quản lý đào tạo trong trường đại học & cao đẳng y tế, NXB Y học Hà Nội.
3. Bộ giáo dục và đào tạo (2007), quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường ĐH, ban hành theo QĐ số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007.
4. Bộ giáo dục và đào tạo (2008), dự thảo lần thứ mười bốn ngày 28/12/2008 của bộ GD&ĐT về chiến lược phát triển giáo dục 2009- 2020.
5. Bộ giáo dục và đào tạo (2008,2009), “Tập huấn tự đánh giá trường cao đẳng” của Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục.
6. Bộ giáo dục và đào tạo (2010), chương trình hành động về đổi mới