Thực hiện chủ trương chống gian lận trong thi cử, tất cả mọi vi phạm trong kiểm tra, thi đều bị xử lý một cách nghiêm túc.
- Tăng cường ý thức học tập của HSSV và trách nhiệm của GV trong công tác kiểm tra, thi cử.
- Nhà trường đã xây dựng được ngân hàng đề thi cho tất cả các môn học của các ngành học khá phong phú. Việc chấm thi được thực hiện qua máy chấm thi dựa trên phần mềm được thiết kế riêng của Phòng KT& ĐBCLGD. Điều này đã giúp cho việc đánh giá kết quả học tập của HSSV khách quan, nhanh chóng và hiệu quả. Hiện tại, nhà trường đang thử nghiệm một số môn thi trắc nghiệm trên máy tính.
- Hoạt động này được thực hiện với sự nhất trí cao của toàn thể GV và HSSV trong toàn trường. Điều này, thể hiện rõ CLĐT của nhà trường.
2.4 3. Qua tổng kết công tác kiểm định CLĐT của các trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP.HCM thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ, nhà trường được Bộ GD&ĐT đánh giá cao và là một trong những đơn vị dẫn đầu.
2.4.3.1. Xây dựng chuẩn đầu ra
Chuẩn đầu ra là quy định về nội dung kiến thức chuyên môn; kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức công nghệ và giải quyết vấn đề; công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác đối với từng trình độ, ngành đào tạo.
Thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT, Trường trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP.HCM đã xây dựng chuẩn đầu ra cho tất cả các ngành học. Đây là sự cam kết giữa Nhà trường với xã hội về chất lượng sản phẩm đầu ra. Đó là nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ có trình độ kiến thức vững vàng, kỹ năng chuyên môn cao và phẩm chất đạo đức tốt.
Công tác xây dựng chuẩn đầu ra cho tất cả các ngành học được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, bao gồm các bước sau đây:
đầu ra các ngành đào tạo, thành lập nhóm nghiên cứu qui trình xây dựng chuẩn đầu ra.
Bước 2: Tổ chức tập huấn cho các Tiểu ban chỉ đạo xây dựng chuẩn đầu ra các ngành đào tạo.
Bước 3: Các Tiểu ban tiến hành xây dựng dự thảo chuẩn đầu ra các ngành đào tạo; lấy ý kiến của nhà tuyển dụng, giáo viên và sinh viên để hoàn thiện.
Bước 4: Ban chỉ đạo và Hội đồng khoa học - đào tạo Nhà trường xem xét, thẩm định.
Bước 5: Hiệu trưởng Nhà trường phê duyệt và công bố chính thức chuẩn đầu ra.
Để thực hiện hiệu quả chuẩn đầu ra các ngành đào tạo, Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật TP.HCM đã tiến hành đồng bộ các giải pháp sau đây:
i) Tiếp tục hoàn thiện mục tiêu đào tạo của tất cả các ngành đào tạo
Mục tiêu đào tạo là kiểu người, mô hình nhân cách mà nhà trường cần đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội của các nhà tuyển dụng đối với nhà trường. Hay nói cách khác, mục tiêu đào tạo là đơn đặt hàng của xã hội, của các nhà tuyển dụng đối với nhà trường.
Mục tiêu của các cấp học, trình độ đã được xác định trong Luật giáo dục. Theo Luật giáo dục, đào tạo trình độ ĐH, CĐ “ giúp HSSV nắm thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo” [18].
Trên cơ sở mục tiêu đào tạo trình độ ĐH, CĐ này mà cụ thể hóa thành mục tiêu đào tạo của các ngành đào tạo, dựa trên 3 tiêu chỉ: kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Để đáp ứng nhu cầu xã hội cũng như đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng đối với nguôn nhân lực, đòi hỏi nhà trường, các ngành đào tạo không ngừng hoàn thiện mục tiêu đào tạo trên cơ sở bổ sung, thay thế các yêu cầu về
kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với người học.
ii) Rà soát, điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo
Nội dung, chương trình đào tạo là một trong những yếu tố cơ bản, đảm bảo thực hiện chuẩn đầu ra. Vì thế, cần phải có sự rà soát, điều chỉnh nội dung, chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu của xã hội, có cấu trúc môđun mềm dẻo để tăng khả năng liên thông giữa các ngành, các hệ đào tạo; đồng thời tránh sự trùng lặp kiến thức trong các học phần.
iii) Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá
Hiện nay, các trường ĐH, CĐ đang chuyển dần sang đào tạo theo HTTC. Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật TP.HCM đang xây dựng kế hoạch chuyển đổi đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Việc thay đổi này cũng là một mục tiêu trong QL CLĐT của nhà trường. Mặc dù, bước đầu thực hiện còn gặp nhiều khó khăn do chưa có kinh nghiệm. Việc chuyển đổi này được tiến hành song song với đổi mới PPDH, đánh giá cũng đang trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các trường ĐH, CĐ trong đó có trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật TP.HCM
Trong thời gian xây dựng kế hoạch và tham khảo thực hiện, Nhà trường nhận thấy các ưu điểm của quy trình đào tạo theo HTTC. Đó là, nếu người GV vẫn sử dụng các PPDH truyền thống, dựa trên cơ sở thuyết trình - diễn giảng là chủ yếu thì không thể nâng cao được CLĐT và đáp ứng chuẩn đầu ra Trong phương thức đào tạo theo HTTC, thông thường GV chỉ lên lớp 50% thời gian còn lại dành cho các họat động độc lập (như thí nghiệm, thực hành, tự học, tự nghiên cứu…) của HSSV Vì thế, công việc chủ yếu của GV ở trên lớp là phải tổ chức hoạt động nhận thức của sv theo hướng gợi mở, phát hiện và giải quyết vấn đề. Với cách dạy này, đòi hỏi GV phải nhanh chóng sử dụng và sử dụng có hiệu quả các PPDH mới như: PPDH giải quyết vấn đề; PPDH nghiên cứu; PPDH hợp tác...
Việc tự học, tự nghiên cứu của HSSV được coi trọng và được tính vào nội dung, thời lượng của chương trình. Đây là phương thức đưa GDĐH, CĐ về với đúng nghĩa của nó: người học tự học, tự nghiên cứu, giảm sự nhồi nhét kiến thức của người dạy, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học.
iv) Đổi mới hệ thống đào tạo và công tác quản lý đào tạo
Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật TP.HCM đã đổi mới hệ thống đào tạo và công tác QL đào tạo theo hướng phân cấp về cho các khoa, các tổ bộ môn; xây dựng hệ thống văn bản chặt chẽ chi tiết về chức năng, nhiệm vụ của các phòng, các khoa trong công tác QL đào tạo. Hoàn thiện phần mềm QL đào tạo để nó ngày càng tiện ích và thân thiện hơn đối với người sử dụng. Phát huy vai trò của Trưởng bộ môn trong QL dạy học và vai trò của cố vấn học tập trong việc giúp đỡ HSSV học tập.
v) Kiểm tra, tổng kết và rút kinh nghiệm việc thực hiện chuẩn đầu ra các ngành đào tạo
Để thực hiện tốt chuẩn đầu ra các ngành đào tạo, Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật TP.HCM đã thường xuyên kiểm tra, tổng kết và rút kinh nghiệm. Có làm được điều đó mới kiểm soát được CLĐT, mới đảm bảo quá trình đào tạo đáp ứng được yêu cầu của chuẩn đầu ra đối với từng ngành đào tạo. Ngoài ra, sự thường xuyên kiểm tra, tổng kết và rút kinh nghiệm việc thực hiện chuẩn đầu ra các ngành đào tạo còn giúp cho Nhà trường tiếp tục hoàn thiện quá trình đào tạo cả các khâu, các yếu tố.
vi) Đảm bảo các điều kiện thực hiện chuẩn đầu ra các ngành đào tạo
Việc thực hiện chuẩn đầu ra các ngành đào tạo đòi hỏi phải đảm bảo các điều kiện nhất định. Trước tiên, Nhà trường cần có lộ trình cụ thể cho việc thực hiện chuẩn đầu ra các ngành đào tạo. Tiếp đến là phải đảm bảo các nguồn lực về đội ngũ GV, CBQL, về tài chính, về cơ sở vật chất, trang thiết
bị, phương tiện dạy học....
2.4.3.2. Tổ chức cho sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của GV
Trong Quy định về tiêu chuẩn đánh giá CL giáo dục trường ĐH, CĐ ban hành theo QĐ số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 cùng quy định việc “có kế hoạch và phương pháp đánh giá hợp lý các hoạt động giảng dạy của giảng viên” và “người học được tham gia đánh giá CL giảng dạy của GV khi kết thúc môn học, được tham gia đánh giá CLĐT của trường đại học trước khi tốt nghiệp” [4; Điều 9. Tiêu chuẩn 6]. Từ đó, việc đánh giá GV nói chung, việc lấy ý kiến phản hồi từ người học đối với hoạt động giảng dạy của GV nói riêng là một yêu cầu không thể thiếu được để nâng cao CLĐT cùng như QL CLĐT của các trường CĐ nói chung, Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật TP.HCM nói riêng.
Để việc lấy ý kiến phản hồi từ người học đối với hoạt động giảng dạy của GV đạt kết quả mong muốn, Nhà trường đã giao cho Phòng đào tạo các Khoa chuyên môn, chịu trách nhiệm xác định mục đích yêu cầu; lựa chọn nội dung và xây dựng phiếu lấy ý kiến.
i) Mục đích yêu cầu
- Đánh giá CL giảng dạy của GV chính xác, khách quan và công bằng hơn. - Điều chỉnh, bồi dưỡng để đáp ứng đúng nhu cầu, mục tiêu đào tạo
- Đảm bảo CLĐT và đảm bảo chuẩn đầu ra của nhà trường.
ii) Nội dung
- Nội dung lấy ý kiến phản hồi từ người học đối với hoạt động giảng dạy của
GV, bao gồm:
- Nội dung và phương pháp giảng dạy của GV.
- Tài liệu phục vụ giảng dạy và thời gian lên lớp của GV. - Trách nhiệm và sự nhiệt tình của GV đối với người học. - Khuyến khích sáng tạo, tôn trọng tư duy độc lập của HS
SV trong học tập
- Sự công bằng trong kiểm tra, đánh giá của GV. - Tư vấn, hướng dẫn hoạt động học tập của HSSV. - Tác phong sư phạm của GV.
iii) Xây dựng phiếu điều tra lấy ý kiến phản hồi từ người học đối với hoạt động giảng dạy của GV.
Phiếu bao gồm một số câu hỏi đóng và mở. Các câu hỏi này giúp cho việc thu thập ý kiến của HSSV về các nội dung được đề cập ở trên (Xem phiếu ở phần Phụ lục nghiên cứu).
iv) Tổ chức thực hiện
-Nhà trường thống nhất chủ trương, mục đích, yêu cầu, nội dung phiếu khảo sát và kế hoạch triển khai công tác Lấy ý kiến HSSV về hoạt động giảng dạy của GV.
-Phòng Đào tạo phối hợp với Phòng công tác HSSV tổ chức xây dựng kế hoạch, triển khai, xử lý và báo cáo kết quả lấy ý kiến cho Ban Giám Hiệu Nhà trường.
-Nhà trường thông báo cho GV biết kết quả lấy ý kiến và đề nghị GV nghiên cứu, tiếp thu ý kiến nhận xét của HSSV về mình.
2.4.4. Nguyên nhân thành công
- Trong những năm qua, trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM đã đạt được những thành công nhất định trong bước đầu về nâng cao CLĐT nói chung, và đổi mới QL CLĐT nói riêng vì những lý do sau đây:
- Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày 02/05/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện
GDĐHViệt Nam [20] và Nghị quyết 296 về đổi mới QL GDĐH của Thủ tướng Chính phủ [9].
- Từ Lãnh đạo đến Cán bộ quản lý và GV có tính năng động, sáng tạo,
chủ động và có tâm huyết cao trong việc nâng cao CLĐT; đổi mới công tác QL CLĐT.
- Nhận thức một cách sâu sắc vai trò của một số giải pháp nâng cao
chất lượng đào tạo. Mở rộng dân chủ, tham khảo ý kiến của cán bộ, GV thông qua hội nghị công nhân viên chức đầu năm qua đó đưa ra được các biện pháp thích hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cùng với CNH - HĐH đất nước đã tác
động đến tất cả các địa phương các thành phần kinh tế, hàng loạt khu công nghiệp được hình thành và phát triển với sự đầu tư công nghệ mới. Hơn nữa hiện nay nước ta đã chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) chúng ta đang hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, việc cạnh tranh sẽ hết sức khốc liệt trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó nhu cầu về lao động kỹ thuật có tay nghề cao đang đòi hỏi các cơ quan quản lý về đào tạo ngành nghề cũng như các cơ sở đào tạo phải có sự thay đổi thật sâu sắc về công tác đào tạo, nhất là đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trình độ đội ngũ quản lý, ĐNGV cho các cơ sở đào tạo.
- Nhà trường đã văn bản hóa dưới dạng các quy chế, quy định, hướng
dẫn toàn bộ các lĩnh vực hoạt động, tạo điều kiện cho công tác nâng cao CLĐT nói chung và QL CLĐT nói riêng.
Ban Giám hiệu rất tâm huyết và có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi công việc, quan tâm đến tập thể, cán bộ GV, vì vậy đã xây dựng được sự đoàn kết thống nhất cao trong tập thể lãnh đạo và tập thể cán bộ GV. Năng động sáng tạo, linh hoạt trong công tác quản lý lãnh đạo, nhạy bén trong đổi mới các phương thức quản lý do đó đã đạt được những kết quả đáng kể.
2.4.5. Nguyên nhân hạn chế, thiếu sót
- Một bộ phận nhỏ Cán bộ, GV của nhà trường còn chưa nhận thức
được đầy đủ về sự cần thiết phải đổi mới QLCL GD trong giai đoạn hiện nay.
- Việc áp dụng các mô hình QLCL hiện đại vào QLCL đào tạo của nhà
trường chưa phù hợp với điều kiện thực tế và chưa thực sự mang lại hiệu quả cao
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện của nhà trường còn chưa
đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nâng cao CLĐT đáp ứng yêu cầu xã hội.
- Nhà trường đang trong giai đoạn phát triển và nâng cấp lên trường
Đại học nên còn nhiều khó khăn.
Tiểu kết chương 2
Qua đánh giá thực trạng về QL CLĐT tại trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
- Công tác QL mục tiêu đào tạo, nhà trường đã thực hiện tương đối tốt,
tuy nhiên do điều kiện về cơ sở vật chất và ĐNGV còn hạn chế nên mục tiêu của một số ngành chưa đáp ứng tốt cho nhu cầu xã hội.
- Công tác QL việc thực hiện chương trình, nội dung và phương pháp
đào tạo ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM tương đối tốt, nhưng còn ở mức trung bình là chính, nên cần phải có những giải pháp QL tích cực trong lĩnh vực này.
- Công tác QL kế hoạch đào tạo ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật
Vinatex TP.HCM tương đối tốt, nhưng việc tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch đào tạo còn chưa được thực hiện thường xuyên nên cần phải có những biện pháp quản lý tích cực hơn nữa trong lĩnh vực này. Cụ thể là việc tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch đào tạo.
- Công tác QL các phương thức tổ chức đào tạo theo niên chế là tốt.
Việc đào tạo theo học chế tín chỉ là nhu cầu tất yếu của xã hội nhưng nhà trường cần làm dần dần và cần có sự đầu tư quản lý hơn nữa để phương thức này thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn.
- Công tác QL các điều kiện phục vụ cho hoạt động đào tạo của trường
Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM đã đảm bảo tốt được hai mảng