Cách thức thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật vinatex thành phố hồ chí minh (Trang 79)

Để nâng cao nhận thức của CBQL và GV về sự cần thiết phải đổi mới QLCL ĐT, theo chúng tôi cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây:

i) Tổ chức tập huấn cho CBQL và GV những vấn đề cơ bản của QLCL

Đây là công việc đầu tiên nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng. Mục đích của việc làm này là giúp CBQL và GV nắm vững bản chất, nội dung, phương pháp QLCL. Từ đó, có thái độ đúng đắn đối với đổi mới công tác QLCL ĐT trong Nhà trường.

ii) Xem công tác QLCL vừa là nhiệm vụ chính trị, vừa là nhiệm vụ chuyên môn của Nhà trường

Khi xem công tác QLCL đào tạo là nhiệm vụ chính trị, đòi hỏi toàn bộ hệ thống chính trị của Nhà trường phải vào cuộc. Mỗi tổ chức, đoàn thể trong Nhà trường phải sẵn sàng tham gia vào quá trình QLCL đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.

Khi xem công tác QLCL đào tạo là nhiệm vụ chuyên môn đòi hỏi mỗi CBQL và GV phải suy nghĩ, tìm tòi để đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả QL trên từng công việc của mình.

iii) Bồi dưỡng quan điểm QLCL đào tạo cho CBQL và GV

tổ chức, một doanh nghiệp, một nhà trường và QLCL ĐT là lĩnh vực ưu tiên số 1 của hoạt động QL. QLCL ĐT giúp các cơ sở GD nâng cao và cho các cơ quan bên ngoài đánh giá hiệu quả và kết quả đào tạo của nhà trường, phân hạng, công nhận tương đương, chuyên đổi, nâng cấp...

Vì thế, quan điểm QL nâng cao CLĐT cần được quán triệt một cách đầy đủ đến mọi CBQL, GV, nhân viên của Nhà trường.

3.2.2. Hình thành hệ thống QLCL ĐT bên trong Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM.

3.2.2. 1 Mục tiêu của giải pháp

Mục tiêu của giải pháp là nhằm giúp cho CBQL và GV của Nhà trường có kiến thức và kỹ năng trong việc xây dựng hệ thống QLCL giáo dục trong trường CĐ.

3.2.2.2. Nội dung của giải pháp

Hệ thống QLCL giáo dục trong trường CĐ bao gồm:

i) Các yếu tố tạo nên CL của trường CĐ

- Hoàn cảnh: Dân cư (dân số, dân trí, dân tộc, giới); chính sách phát triển GD (chính sách đối với các loại hình trường, chính sách đối với giảng viên); nhận thức và thái độ của cộng đồng (xã hội, cha mẹ); tình trạng phát triển kinh tế - xã hội (tình trạng phát triển kinh tế, phương tiện văn hóa tinh thần). - Đầu vào: Người học (số lượng, cơ cấu; sự sẵn sàng nhập học); chương

trình (thời lượng, sự phù hợp, sự đa dạng); người dạy (số lượng, năng lực nghề nghiệp); đầu tư (các nguồn tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật).

Quá trình: Bộ máy QL nhà trường (nhân lực QL, phương thức QL, hệ thống thông tin QL); hoạt động QL (xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá, sự tham gia); hoạt động giáo dục (tổ chức quá trình giáo dục, phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá); hoạt động khai thác và sử dụng các nguồn lực (huy động các nguồn lực, thu hút tư vấn giáo dục).

- Đầu ra: Sự phát triển của người học (tăng trưởng số lượng, phát triển thể chất phát triển nhân cách); lợi ích xã hội (sự thỏa mãn của sinh viên và cộng đồng sự đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động).

ii) Các lĩnh vực QLCL của trường CĐ

Trong các trường CĐ thường có 8 lĩnh vực QLCL: QL đào tạo; QL nghiên cứu khoa học; QL dịch vụ cộng đồng; QL đội ngũ cán bộ; QL sinh viên; QL các dịch vụ hỗ trợ đào tạo; QL nguồn lực và tài sản; QL và điều hành của nhà trường. Trong đó QL đào tạo, QL nghiên cứu khoa học và QL dịch vụ cộng đồng là các lĩnh vực QL quan trọng nhất.

iii) Cơ chế, quy trình, phương pháp QLCL

- Cơ chế QLCL trong trường ĐH, CĐ bảo đảm hai tính chất tưởng chừng như mâu thuẫn với nhau, đó là thống nhất và phân cấp. Thống nhất ở mục tiêu QLCL, ở CL sản phẩm đầu ra. Còn phân cấp theo chức năng nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân theo nguyên tắc bất kỳ ai trong hệ thống cũng đều là những người tham gia vào quá trình QLCL.

- Trong QLCL nói chung, QLCL GDĐH, CĐ nói riêng có hai loại quy trình được sử dụng phổ biến: quy trình nâng cao CL và quy trình đánh giá. Quy trình nâng cao CL liên quan đến việc bảo đảm cung cấp các dịch vụ đào tạo có CL cao từ việc thiết kế chương trình đào tạo, tổ chức giảng dạy, quản lý các khóa học đến việc cấp văn bằng tốt nghiệp. Còn quy trình đánh giá có thể dựa vào một số thông số như việc đánh giá có tiến hành theo định kỳ hay chỉ trong những trường hợp nhất định; trật tự đánh giá có được xác định từ trước không; sự đánh giá được một người hay cả hội đồng thực hiện...

- Phương pháp QLCL bao gồm KSCL, BĐCL và QLCL tổng thể.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện giải pháp

tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM phải thực hiện tốt một số biện pháp sau đây:

i) Tạo nên thói quen xây dựng chiến lược và kế hoạch CL cho mỗi tổ chức trong Nhà trường.

Cần thấy rằng, xây dựng chiến lược phát triển chất lượng là việc cần làm của trường, chứ không phải chỉ là chức năng của các cơ quan QL cấp hệ thống. Thực chất của hoạt động này là xác định tầm nhìn chiến lược về CLĐT của trường mình cho 5-10 năm sau, đưa ra được những phương châm hành động, mục tiêu dài hạn và ngắn hạn, những tuyên bố về chuẩn mực CL và việc xác lập các chiến lược, phương pháp QLCL của nhà trường...

ii) Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống chuẩn mực CL và hệ thống chỉ số thực hiện của nhà trường.

Mục tiêu đặt ra trong kế hoạch chiến lược phải được cụ thể hóa thành các tiêu chuẩn và chỉ số thì mới có thể QL, thực hiện và đánh giá được. Do vậy, cần lượng hóa thành các cấp độ mục tiêu (từ mục tiêu tổng quát tới mục tiêu bộ phận) và xác lập các mối quan hệ giữa chúng.

iii) Chọn lọc, vận dụng các tri thức về khoa học QLCL để xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình, cơ chế QLCL trong trường CĐ.

Hiện nay, trong cơ chế QL của trường CĐ đã có những yếu tố tiền đề của các quy trình QLCL. Vì thế, cần củng cố, chuẩn hóa, đổi mới chúng trên cơ sở các quan điểm, phương pháp QLCL, theo hướng quy trình hóa, pháp lý hóa và văn bản hóa.

iv) Thiết lập hệ thống thông tin QLCL giáo dục trong Nhà trường

Một mặt, chú trọng sử dụng các phương pháp thống kê trong thu thập, phân tích thông tin; mặt khác, ban hành công khai các chỉ số thực hiện, quy trình ĐBCL, cơ chế đánh giá, kết quả đánh giá để mọi thành viên trong các nhà trường và các tổ chức được biết, được cùng tham gia bàn bạc và thực hiện.

3.2.3. Đưa mô hình QLCL tổng thể vào QL CLĐT ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kinh tế Vinatex TP.HCM

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Mục tiêu của giải pháp là nhằm giúp cho CBQL và GV của Nhà trường nắm vững và vận hành được mô hình QLCL tổng thể trong QLCL đào tạo ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kinh tế Vinatex TP. HCM.

3.2.3.2. Nội dung của giải pháp

Trong QLCL GDĐH, người ta có thể áp dụng nhiều mô hình, như mô hình BS 5750/ ISO 9000; Mô hình chất lượng tổng thể (Total Quality Management - TQM); Mô hình các yếu tố tổ chức (Organizational Elements Model). Tuy nhiên, mô hình QLCL tổng thể phù hợp hơn với QLCL GDĐH.

Chìa khóa của sự thành công trong QLCL tổng thể là tạo ra sự gắn bó hữu cơ giữa cung và cầu, giữa các bộ phận trong trường với nhau và với xã hội. Sự đảo ngược về thứ tự trong hệ thống tổ chức QL của trường ĐH, CĐ theo mô hình QLCL tổng thể không làm phương hại tới cơ cấu quyền lực của trường ĐH, CĐ, cũng không làm giảm sút vai trò lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo trường, khoa. Trong thực tế, sự lãnh đạo của CBQL vẫn giữ vai trò quyết định của QLCL tổng thể. Sự đảo ngược thứ bậc chỉ nhằm nhấn mạnh mối tương quan trong quá trình đào tạo hướng tới HSSV như nhân vật trung tâm.

Mô hình QLCL tổng thể được W.E.Deming, Crosby và Ohno [28] đề xuất từ sự khái quát cũng như phát triển các mô hình QLCL đã có trước đó. Mục đích của QLCL tổng thể là CL không ngừng được nâng cao nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Đối với các trường ĐH, CĐ, QLCL tổng thể đem lại nhiều lợi ích: QLCL tổng thể giúp trường ĐH, CĐ cung cấp tốt hơn dịch vụ cho khách hàng chủ yếu của mình là HSSV và những người sử dụng lao động. Cải tiến liên tục, điểm nhấn trong QLCL tổng thể là con đường cơ bản để thực hiện yêu cầu về trách nhiệm xã hội của trường ĐH, CĐ.

Vận hành hệ thống QLCL tổng thể với phương châm cải tiến liên tục sẽ cung cấp nhiều cơ hội và đặt HSSV trước nhiều thử thách, tạo môi trường để HSSV học tập và rèn luyện đạt kết quả cao nhất.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Áp dụng mô hình QLCL tổng thể vào QL CLĐT, đòi hỏi các trường ĐH, CĐ phải xây dựng tầm nhìn và mục tiêu chiến lược về CL; đổi mới QL nhân sự nhằm phát huy tiềm năng và sức sáng tạo của các chủ thể tạo ra CL; đổi mới QL các quá trình hoạt động của nhà trường; QL các hoạt động cải tiến; tăng cườngmối quan hệ hợp tác giữa nhà trường với khách hàng và đối tác...

3.2.4. Xây dựng hệ thống kiểm định, đánh giá chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM

3 2.4.1. Mục tiêu của giải pháp

Mục tiêu của giải pháp là nhằm giúp cho CBQL và GV của nhà trường nắm vững và thực hiện được hệ thống kiểm định, đánh giá CLĐT ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM .

3 2.4.2. Nội dung của giải pháp

KĐCL là một trong những hoạt động BĐCL, đã có một lịch sử phát triển lâu dài ở Hoa Kỳ và Bắc Mỹ. KĐCL là quá trình đánh giá bên ngoài (đánh giá đồng nghiệp) nhằm đưa ra một quyết định công nhận một trường ĐH, CĐ hay một chương trình đào tạo của nhà trường đáp ứng các chuẩn mực quy định.

KĐCL do một cơ quan hay một tổ chức chịu trách nhiệm triển khai thực hiện. Cơ quan hay tổ chức đó có thể thuộc Nhà nước hoặc không thuộc Nhà nước. Ở Hoa Kỳ và Bắc Mỹ, cơ quan kiểm định thuộc Hiệp hội các trường ĐH hay Hiệp hội nghề nghiệp. Ở nhiều nước châu Âu và châu Á, kiểm định có sự tham gia của Nhà nước (Nhà nước lập ra các tổ chức kiểm

định, cấp kinh phí hoạt động và cho phép hoạt động với tính độc lập cao). Hoạt động KĐCL khá đa dạng và phức tạp, nhưng hầu như được thống nhất một qui trình, bao gồm có 4 bước như sau:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật vinatex thành phố hồ chí minh (Trang 79)

w