Hạ tầng kỹ thuật phục vụ nông nghiệp được đầu tư đồng bộ đã thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, hình thành một số vùng sản xuất tập trung, gắn sản xuất với chế biến và
Trang 1SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-oOo -
ĐỀ ÁN KHU NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ CAO CẤP TỈNH VỀ THỦY SẢN TẠI HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH
Quảng Ninh, tháng 8 năm 2018
Trang 21
MỤC LỤC
I SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 3
II MỤC TIÊU LẬP ĐỀ ÁN 4
III CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO 4
1 Căn cứ pháp lý 4
2 Cơ sở thông tin dữ liệu và tài liệu tham khảo 5
IV VỊ TRÍ, QUY MÔ LẬP ĐỀ ÁN 7
Phần I: ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN 9
I TÊN ĐỀ ÁN, VỊ TRÍ, QUY MÔ, LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU, THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 9
II ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH KHU 9
1 Vị trí địa lý của tỉnh Quảng Ninh 9
2 Khái quát điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Quảng Ninh 9
3 Tài nguyên đất 11
4 Nguồn lợi thủy sản 13
5 Khái quát thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh 13
6 Vị trí, vai trò của ngành thủy sản đối với kinh tế tỉnh Quảng Ninh 15
7 Tác động của phát triển thủy sản đối với nền kinh tế của tỉnh 16
8 Diễn biến diện tích và sản lượng nuôi 16
9 Thực trạng và giải pháp phát triển ngành tôm nước lợ Việt Nam 17
10 Hiện trạng về các cơ sở khoa học công nghệ, nghiên cứu chuyển giao xung quanh vùng lập Đề án 20
III ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN CỦA KHU 21
1 Vị trí của Khu 21
2 Điều kiện tự nhiên của Khu 21
3 Điều kiện kinh tế - xã hội của khu 22
4 Một số dự báo liên quan đến việc thành lập Khu NNUDCNC 24
5 Đánh giá chung điều kiện của khu 30
Phần II: NỘI DUNG ĐỀ ÁN THÀNH LẬP KHU NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO CẤP TỈNH VỀ THỦY SẢN TẠI HUYỆN ĐẦM HÀ TỈNH QUẢNG NINH 33
I ĐỊNH HƯỚNG, QUAN ĐIỂM, MÔ HÌNH VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 33 1 Quan điểm, định hướng chung phát triển khu NNCNC 33
2 Mô hình phát triển khu 33
3 Mục tiêu phát triển 34
II CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA KHU 35
Trang 32
1 Chức năng 35
2 Nhiệm vụ 35
3 Sản phẩm chủ lực 35
III ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH, LĨNH VỰC ƯU TIÊN, TIÊU CHÍ LỰA CHỌN 36
1 Định hướng cơ cấu chức năng khu 36
2 Các lĩnh vực NNCNC trong Khu 36
3 Tiêu chí lựa chọn NNCNC 37
IV ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN TOÀN KHU 37
1 Các yêu cầu chung 37
2 Quy hoạch mặt bằng Khu 37
3 Định hướng quy hoạch sử dụng đất toàn Khu 38
4 Định hướng hạ tầng kỹ thuật Khu 40
V ĐỀ XUẤT QUY MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 41
1 Dự kiến đề xuất mô hình quản lý khu 41
2 Tổ chức thực hiện mô hình quản lý Khu theo 02 phương án 42
3 Tổ chức thực hiện Đề án 46
VI TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN VÀ KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ ĐỀ ÁN 49
1 Xác định tiến độ thực hiện 49
2 Khái toán vốn đầu tư và hiệu quả của Đề án 49
VII TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 52
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 55
I KẾT LUẬN 55
II KIẾN NGHỊ 55
Trang 4Quảng Ninh được xác định là một trong những tỉnh trọng điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh Có hệ thống cảng biển, cảng nước sâu có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn, tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đường biển giữa nước ta với các nước trên thế giới Quảng Ninh có hệ thống cửa khẩu phân bố trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tư; là cửa ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nước trong khu vực Quảng Ninh xếp thứ 6 cả nước về thu ngân sách nhà nước năm 2015 sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,
Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng và Đà Nẵng
Mặc dù nông nghiệp chỉ chiếm 7,5% trong cơ cấu GRDP nhưng đã thể hiện
rõ vai trò, vị trí của ngành trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh: đảm bảo an ninh lương thực khu vực nông thôn; phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại
Hạ tầng kỹ thuật phục vụ nông nghiệp được đầu tư đồng bộ đã thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, hình thành một số vùng sản xuất tập trung, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế, xã hội của tỉnh.Đây là những tiền đề quan trọng để tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao
Việc xây dựng Khu NNƯDCNC về nuôi trồng thủy sản huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh sẽ là hạt nhân thúc đẩy phát triển NNƯDCNC không chỉ cho riêng tỉnh Quảng Ninh, mà còn cho cả vùng TDMNPB và một số tỉnh thuộc kinh tế trọng điểm Bắc bộ
Thực hiện Thông báo số 103/TB-UBND ngày 27/4/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh về Kết luận tại cuộc họp Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh về Dự án sản xuất tôm giống và nuôi tôm thương phẩm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính tại huyện Đầm Hà trong đó: giao Sở Nông nghiệp và PTNT Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành chức năng, UBND huyện Đầm Hà và Công ty cổ phần Thủy sản Việt Úc khẩn trương triển khai lập Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về nuôi trồng thủy sản tại huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh; báo cáo UBND tỉnh chậm nhất trước ngày 20/5/2018 để có cơ sở báo cáo Thường trực Tỉnh ủy thống nhất chủ trương,
Trang 54
trình HĐND tỉnh về cơ chế ưu đãi cho Dự án này theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 5181/VPCP-KTN ngày 27/6/2016 về việc điều chỉnh quy hoạch thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Chính vì vậy,
việc xây dựng:“ Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp
tỉnh về thủy sản tại huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh” quy mô khoảng 169,5 ha xã
Tân Lập và xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh để trình UBND tỉnh phê duyệt là cần thiết, nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương chính sách của Đảng
và Nhà nước; làm cơ sở cho việc thực hiện các bước thủ tục chuẩn bị đầu tư và hoạt động của Khu trong tương lai
II MỤC TIÊU LẬP ĐỀ ÁN
1) Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp tỉnh về thủy sản tại huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh nhằm hỗ trợ, tác động, lan tỏa ngành công nghiệp tôm cho khu vực Miền Bắc nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng (tạo ra các sản phẩm NNCNC; tư vấn, chuyển giao công nghệ, xây dựng, trình diễn, phổ biến nhân rộng mô hình, ươm tạo doanh nghiệp NNCNC, huấn luyện, đào tạo nguồn nhân lực NNCNC, )
2) Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp tỉnh về thủy sản tại huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh trở thành trung tâm khoa học công nghệ, là một đầu tầu quan trọng để ươm tạo, đưa các kết quả nghiên cứu vào sản xuất, tổ chức đào tạo, chuyển giao công nghệ, thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư để tạo ra công nghệ cao phục vụ ngành công nghiệp tôm của tỉnh Quảng Ninh cũng như vùng Đồng Bằng Sông Hồng, góp phần đẩy mạnh phát triển ngành tôm theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, đảm bảo vững
3) Xác định được quy mô, mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, nội dung hoạt động, quy chế quản lý; xác định được một số giải pháp, chính sách cụ thể để tổ chức thực hiện quy hoạch và phát triển Khu mang tính khả thi cao, phù hợp với các nguồn lực tại địa phương và sự giúp đỡ có hiệu quả của Trung ương
4) Xây dựng cơ sở pháp lý, mô hình tổ chức, nguồn nhân lực phục vụ quản
lý và điều hành các hoạt động của Khu; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các bước tiếp theo đúng trình tự và quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng công trình, về hoạt động khoa học, công nghệ của Khu sau này
5) Hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục trình UBND tỉnh ra Quyết định về việc thành lập và giao quyền quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp tỉnh về thủy sản tại huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh
III CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Căn cứ pháp lý
- Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;
- Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
Trang 65
- Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Văn bản số 5181/VPCP-KTN ngày 27/6/2016 của Văn phòng Chính phủ
về điều chỉnh quy hoạch và thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Thông báo số 103/TB-UBND ngày 27/4/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh về Kết luận tại cuộc họp Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh về Dự án sản xuất tôm giống và nuôi tôm thương phẩm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính tại huyện Đầm Hà
2 Cơ sở thông tin dữ liệu và tài liệu tham khảo
2.1 Các văn bản của Trung ương
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 26/6/2014;
- Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;
- Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông;
- Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn;
- Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 7/2/2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Quảng Ninh;
- Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;
- Quyết định số 53/2004/QĐ-TTg ngày 05/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số chính sách khuyến khích đầu tư tại khu công nghệ cao;
- Quyết định số 69/2010/QĐ-TTg ngày 03/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thẩm quyền, trình tự thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
- Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020;
- Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013của Thủ tướng Chính phủ
về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 198QĐ-TTg ngày 25/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 22/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;
Trang 76
- Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một
số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 32/2011/TT-BKHCN ngày 15/11/2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc xác định tiêu chí dự án ứng dụng công nghệ cao, dự
án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao và thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp thành lập mới từ
dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao;
- Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 16/10/2013 của liên Bộ: Nông nghiệp & PTNT - Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
- Thông tư số 13/2015/TT-BNNPTNT ngày 25/3/2015 của Bộ Nông nghiệp
& PTNT hướng dẫn trình tự, thủ tục công nhận tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới ngành Nông nghiệp & PTNT;
- Quyết định số 27/2006/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2006 của Bộ Khoa học
và Công nghệ (KH&CN) về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn xác định dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao;
- Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;
- Quyết định số 986/QĐ-BNN-KHCN ngày 09/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT về ban hành Kế hoạch thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
- Quyết định số 5528/QĐ-BNN-TCTS ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT phê duyệt Quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 4088/QĐ-BNN-TY ngày 07/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành Kế hoạch giám sát chuỗi sản xuất tôm bảo đảm
an toàn dịch bệnh (ATDB) phục vụ xuất khẩu
2.2 Các văn bản của tỉnh Quảng Ninh
- Quyết định số 3262/2013/QĐ-UBND ngày 28/11/2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh về áp dụng một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với nhà đầu tư vào Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Quảng Ninh;
- Quyết định số 3238/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh quy định về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ 1/1/2015 đến 31/12/2019;
Trang 87
- Quyết định số 4209/QĐ-UBND ngày 15/12/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Nghị quyết số 150/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XII, kỳ họp thứ 15 về việc thông qua kết quả rà soát, điều chỉnh cục bộ quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Quảng Ninh;
- Nghị quyết số 44/NQ-HĐND ngày 7/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc thông qua danh mục các dự án có nhu cầu chuyển mục đích
sử dụng đất trồng lúc, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và thu hồi đất trên địa ban tỉnh Quảng Ninh đợt 2 năm 2016;
- Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-BNNPTNT ngày 24/02/2014 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc ban hành danh mục thuốc, hóa chất kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng;
- Quyết định số 1393/QĐ-UBND ngày 25/5/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt chủ trương địa điểm nghiên cứu lập quy hoạch xây dựng dự án Nuôi tôm thương phẩm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính tại xã Tân Lập, xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh;
- Quyết định số 1462/QĐ-UBND ngày 29/5/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc đính chính Quyết định số 1193/QĐ-UBND ngày 25/5/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh;
- Quyết định số 456/QĐ-UBND ngày 15/02/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt quy hoạch phân khu chức năng tỷ lệ 1/2000 dự án Nuôi tôm thương phẩm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính tại xã Tân Lập, xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh;
- Quyết định số 710/QĐ-UBND ngày 10/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Chủ trương đầu tư dự án "Sản xuất tôm giống và nuôi tôm thương phẩm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính tại huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh";
- Quyết định số 2290/QĐ-UBND ngày 14/7/2016 của UBND huyện Đầm
Hà về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu sản xuất công nghiệp – Dự án nuôi tôm thương phẩm, siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính tại xã Tân Lập và xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh;
- Quyết định số 2291/QĐ-UBND ngày 14/7/2016 của UBND huyện Đầm
Hà về việc phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 Khu văn phòng điều hành quản lý và chế biến – Dự án nuôi tôm thương phẩm, siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính tại xã Tân Lập, xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh
IV VỊ TRÍ, QUY MÔ LẬP ĐỀ ÁN
- Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp tỉnh về thủy sản tại huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh được triển khai xây dựng tại xã Tân Lập và xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh
Trang 98
- Khu vực nghiên cứu quy hoạch nằm tại xã Tân Lập, xã Đầm Hà, huyện
Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh có diện tích khoảng 169,5 ha có ranh giới như sau:
+ Phía Bắc giáp núi Hải Sơn
+ Phía Đông giáp ranh giới khu vực nghiên cứu nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh III Power House của tập đoàn AES (Khu vực núi Nhà Thờ) khoảng 320m
về hướng Đông và 450m về hướng Đông Bắc
+ Phía Nam giáp đất bãi triều và rừng ngập mặn, nhìn ra biển hướng Vân Đồn
+ Phía Tây giáp đất bãi triều hướng ra Biển và rừng ngập mặn
- Phạm vi nghiên cứu: thuộc 02 xã Tân Lập và xã Đầm Hà, trong đó: + Diện tích đất tại xã Tân Lập: 163,7 ha
+ Diện tích đất tại xã Đầm Hà: 5,8 ha
Trang 109
Phần I: ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN
I TÊN ĐỀ ÁN, VỊ TRÍ, QUY MÔ, LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU, THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1 Tên đề án: Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
cấp tỉnh về thủy sản tại huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh
2 Diện tích tự nhiên: Tổng diện tích toàn khu là 169,5ha
3 Địa điểm: xã Tân Lập và xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh
4 Lĩnh vực UDCNC: Tôm nước lợ
5 Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm
2025
II ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH KHU
1 Vị trí địa lý của tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là một trong 7 tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh),
có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của cả nước Quảng Ninh có vị trí địa lý chiến lược kết nối với hai trung tâm kinh tế của Việt Nam (Hà Nội, Hải Phòng) và với khu vực phía Nam Trung Quốc Thành phố Hạ Long cách Thủ đô Hà Nội 150 km, cách Sân bay Quốc tế Nội Bài 120 km và cách
hệ thống cảng biển Hải Phòng và sân bay Cát Bi khoảng 80 km Quảng Ninh có đường bờ biển dài 250 km; có biên giới cả trên đất liền và trên biển với Trung Quốc (khoảng 120 km trên đất liền, 191 km trên biển), có cửa khẩu Quốc Tế Móng Cái, 3 khu kinh tế cửa khẩu (Móng Cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh), 4 cảng khẩu trên biển (Cẩm Phả, Cái Lân, Hòn Gai, Vạn Gia) giúp Quảng Ninh trở thành trung tâm trung chuyển hàng hoá xuất khẩu của Miền Bắc sang thị trường Quốc tế, đặc biệt với Trung Quốc, trong đó có mặt hàng thuỷ sản; tạo cơ hội hợp tác sâu rộng về kinh
tế thuỷ sản với Trung Quốc (nước có sản lượng thuỷ sản lớn nhất thế giới); đồng thời
là tỉnh công nghiệp – dịch vụ, hoạt động dịch vụ và du lịch phát triển Đây là những tiềm năng, lợi thế nổi trội của tỉnh Quảng Ninh, tạo tiền đề để kinh tế thủy sản trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội và bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia
2 Khái quát điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Quảng Ninh
2.1 Đặc điểm địa hình
Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải; hơn 80% đất đai là đồi núi Địa hình Quảng Ninh được chia làm các loại địa hình chính: Địa hình quần đảo ven biển, vùng đồi núi, vùng trung du và đồng bằng ven biển
Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong hoá
và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền
Trang 1110
sông và bờ biển Đó là vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Quảng Yên, nam Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một phần Móng Cái Vùng trung du và đồng bằng ven biển thuận tiện cho nông nghiệp, thủy sản
Địa hình quần đảo ven biển: Có trên hai nghìn hòn đảo trải dài theo đường ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp, đã tạo ra nhiều vũng, vịnh, là điều kiện thuận lợi cho các loài thủy sinh vật trú ngụ và sinh sống; là nơi neo đậu tự nhiên để tránh, trú bão cho tàu thuyền khai thác hải sản; nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một tiềm năng phát triển thủy sản rất lớn
2.2 Khí hậu
Quảng Ninh có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với bốn mùa trong năm Nền nhiệt độ trung bình khoảng 21-23oC, lượng mưa bình quân 1.995 mm và độ ẩm trung bình 82-85%; có một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; một mùa đông lạnh, ít mưa
Nắng: Ở tỉnh Quảng Ninh có số giờ nắng trong năm là 1.433,6 giờ/năm
Nắng tập trung nhiều từ tháng 5 đến tháng 12, tháng có số giờ nắng ít nhất là tháng
3 và tháng 4
Lượng mưa: Theo số liệu của 10 trạm quan trắc trên địa bàn tỉnh trong giai
đoạn 2005 - 2015 cho thấy lượng mưa trung bình năm của tỉnh vào khoảng 1.926 mm/năm, biến động lượng mưa giữa các trạm quan trắc trong địa bàn tỉnh tương đối lớn khoảng 1.749mm Mưa nhiều nhất tại Móng Cái với lượng mưa trung bình năm khoảng 3.174 mm; nơi có lượng mưa ít nhất tại Bến Triều (huyện Đông Triều) với lượng mưa trung bình năm là 1.176 mm
Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình của tỉnh là 82-85%, cao
nhất vào tháng 3 đạt tới 91%, thấp nhất vào tháng 12 đạt 74% Sự chênh lệch độ
ẩm không khí phụ thuộc vào độ cao, địa hình và sự phân hóa theo mùa, mùa mưa
có độ ẩm không khí cao hơn mùa khô
Gió: Tỉnh Quảng Ninh có 2 loại gió thổi theo mùa chính là gió đông bắc và
gió đông nam Gió đông bắc hoạt động từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau Gió mùa đông bắc tràn về theo đợt, và thường lạnh, giá rét ảnh hưởng đến mùa màng, các hoạt động và sức khỏe của con người Gió đông nam hoạt động từ tháng 5 đến tháng 9, gió thổi từ vịnh vào mang theo nhiều hơi nước
Bão: Hàng năm, từ tháng 6 đến tháng 10, trong vùng Quảng Ninh thường
có lốc, áp thấp nhiệt đới và bão đổ bộ Vùng biển Quảng Ninh mỗi năm trung bình chịu ảnh hưởng của 5 đến 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, thường xảy ra vào tháng
7, 8, 9 Các cơn bão này ngoài gây thiệt hại về người, tài sản ở vùng ven biển còn ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi trồng, khai thác thuỷ sản
2.3 Sông ngòi và chế độ thuỷ văn
Quảng Ninh có đến 30 con sông, suối dài trên 10 km nhưng phần nhiều đều nhỏ Diện tích lưu vực thông thường không quá 300 km2, trong đó có 4 con sông lớn là hạ lưu sông Thái Bình, sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ Ngoài 4 sông lớn trên, Quảng Ninh còn có 11 sông nhỏ, chiều dài các sông từ 15
Trang 1211
– 35 km; diện tích lưu vực thường nhỏ hơn 300 km2, chúng được phân bố dọc theo bờ biển, gồm sông Tràng Vinh, sông Hà Cối, sông Đầm Hà, sông Đồng Cái Xương, sông Hà Thanh, sông Đồng Mỏ, sông Mông Dương, sông Diễn Vọng, sông Man, sông Trới, sông Míp Tất cả các sông suối ở Quảng Ninh đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa Mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh Lưu lượng mùa khô 1,45m3/s, mùa mưa lên tới 1500 m3/s, chênh nhau 1.000 lần
Thủy triều: Thuỷ triều khu vực Quảng Ninh thuộc chế độ nhật triều đều,
phần lớn các ngày trong tháng (trên dưới 25 ngày) có một lần nước lên và một lần nước xuống Số ngày còn lại có hai lần nước lên và xuống trong một ngày Biên
độ triều thuộc loại lớn nhất nước ta, đạt từ 3,5-4,5m vào kỳ nước cường
3 Tài nguyên đất
3.1 Các nhóm đất chính
Đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được chia thành 12 nhóm đất [25],
diện tích, chất lượng thổ nhưỡng gồm các nhóm đất chính như sau:
(1) Nhóm đất cát: Diện tích 1.955,6 ha = 3,4% diện tích đất tự nhiên toàn
tỉnh, phân bố chủ yếu ở các huyện, thị ven biển và hải đảo Nhóm đất cát được hình thành ven biển, ven các sông chính do sự bồi đắp chủ yếu từ sản phẩm thô với sự hoạt động trầm tích phù sa của hệ thống sông và biển Có 3 đơn vị đất như sau:
(2) Nhóm đất mặn: Diện tích 33.922,33 ha = 6,37% diện tích đất tự nhiên (3) Nhóm đất phèn: Diện tích 7.456,42 ha = 1,62% diện tích tự nhiên, có
2 đơn vị đất:
(4) Nhóm đất phù sa: Diện tích 15.170,2 ha = 2,6% diện tích đất tự nhiên,
được hình thành từ sản phẩm bồi tụ chủ yếu của các con sông suối lớn trong vùng
(5) Nhóm đất có tầng sét loang lổ: Diện tích 4.553 ha = 0,77% diện tích
đất tự nhiên, thường phân bố ở bậc thềm thấp của phù sa cổ ở Cẩm Phả, Móng Cái, Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên và Quảng Yên
(6) Nhóm đất glây: Diện tích 562,8 ha, đất glây hình thành từ các vật liệu
không gắn kết, trừ các vật liệu có thành phần cơ giới thô và trầm tích phù sa có đặc tính phù sa Phân bố tập trung tại những khu vực thấp trũng hoặc những vùng thoát nước kém ở Cô Tô, Đầm Hà, Bình Liêu, Cẩm Phả, Hạ Long
(7) Nhóm đất xám: Diện tích 5.075,39 ha = 0,86% diện tích đất tự nhiên,
đất xám hình thành và phát triển chủ yếu trên phù sa cổ và đá cát, hầu hết nằm ở địa hình cao, thoát nước tốt Thành phần khoáng trong đất phổ biến là thạch anh, kaolinit, halozit, gowtit
(8) Nhóm đất nâu tím: diện tích 16.719,07 ha, chiếm 2,83% diện tích đất
tự nhiên, phân bố chủ yếu ở một số xã vùng núi thuộc Vân Đồn, Tiên Yên, Hải
Trang 13(10) Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Diện tích 17.727,1 ha, chiếm 3%
diện tích đất tự nhiên, được hình thành ở độ cao tuyệt đối >700m thuộc cánh cung Đông Triều – Nam Mẫu – Bình Liêu
(11) Nhóm đất tầng mỏng: Đất tầng mỏng hình thành trong điều kiện địa
hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, thảm thực vật che phủ mặt đất đã bị tàn phá nặng
nề và do hậu quả của nhiều năm canh tác không trú trọng đến việc bảo vệ đất Phân bố rải rác ở Đông Triều và Móng Cái Đất tầng mỏng chua điển hình: diện tích 299,34 ha, chiếm 0,05% diện tích
(12) Nhóm đất nhân tác: Diện tích 13.201,3 ha, chiếm 2% diện tích đất tự
nhiên Đất nhân tác hình thành do tác động của con người Tầng đất bị xáo trộn mạnh bởi các hoạt động của công nghiệp khai thác mỏ, tầng đất bị xáo trộn dày trên 50cm Phân bố ở hầu khắp các huyện trong tỉnh, nhưng tập trung nhiều nhất
ở các huyện miền núi
3.2 Tiềm năng đất, mặt nước phát triển nuôi trồng thủy sản
Trên cơ sở đánh giá tài nguyên đất đai cho thấy khả năng sử dụng đất vào mục đích đất thuỷ sản chiếm khoảng 10%
- Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt: Quảng Ninh có 12.990 ha diện tích ao hồ, đầm, ruộng trũng để phát triển nuôi các loại thuỷ sản
- Đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn: Có khả năng thích nghi tối đa 53.213
ha, phân bố ở các đơn vị đất mặn, phèn ven biển
+ Vùng sinh thái cửa sông, ven biển: Quảng Ninh có diện tích rừng ngập mặn rộng khoảng 43.093 ha nằm dọc bờ biển từ Quảng Yên đến Móng Cái, là khu
hệ sinh thái đa dạng sinh học, nơi cư trú và sinh sản của nhiều giống loài hải sản, một tiềm năng lớn để khai hoang lấn biển, phát triển nuôi trồng thuỷ sản có đê cống và tổ chức khu dân cư mới Bên cạnh diện tích rừng ngập mặn phân bố ở tuyến trung triều Quảng Ninh còn có 5.300 ha nằm ở tuyến cao triều và trên cao triều, một tiềm năng đáng kể để phát triển nuôi tôm công nghiệp trong những năm tới
+ Vùng sinh thái nước mặn: Trên các vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, huyện Vân Đồn, Tiên Yên và Cô Tô có trên 10.000 hecta mặt nước thuộc các tùng, vùng, áng có độ sâu và môi trường thích hợp để phát triển nuôi cá lồng bè, nuôi trai ngọc Trên các vịnh còn có nhiều cồn rạn đá và san hô, thảm cỏ biển khu hệ sinh thái đa dạng sinh học là nơi cư trú sinh sản của nhiều loài hải sản như cá song, tôm hùm, hải sâm, bào ngư, trai ngọc,
- Các địa phương có tiềm năng diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn chủ yếu nằm ở ven biển như: Thị xã Quảng Yên 8.200 ha, huyện Vân Đồn 4.300 ha, TP
Trang 1413
Móng Cái 3.800 ha, huyện Đầm Hà 2.800 ha, huyện Hải Hà 2.400 ha, huyện Tiên Yên 3.500 ha, TP Uông Bí 1.200 ha, TX Đông Triều 1.000 ha Các địa phương khác còn lại có từ 100 - 1.000 ha
4 Nguồn lợi thủy sản
4.1 Nguồn lợi thủy sản nước ngọt
Nguồn lợi thủy sản nước ngọt (một số là sinh sản tự nhiên ở các sông suối
và ao nuôi thả tự nhiên ở khu dân cư) chủ yếu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là các đối tượng nuôi truyền thống như: cá trắm, cá mè, cá trôi, cá chép và các đối tượng khác như cá rôphi, cá chim trắng, cá rô đồng, cá trê đồng, cá chuối đặc biệt phát triển nuôi đối tượng có khả năng xuất khẩu là cá rô phi đơn tính
4.2 Nguồn lợi biển
Vùng biển Quảng Ninh đa dạng về địa hình, chất đáy nên có nhiều hệ sinh thái đặc trưng của vùng biển nhiệt đới gồm hệ sinh thái vùng cửa sông, hệ sinh thái vùng bãi triều, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô
Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Thực vật ngập mặn ở Quảng Ninh có vai trò
to lớn như: tham gia vào hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, điều hoà khí hậu, tham gia kiến tạo bảo vệ cảnh quan ven bờ, chống xói mòn, hạn chế bão gió, bảo vệ đê ven biển
Hệ sinh thái vùng triều: Là một trong 3 hệ sinh thái biển quan trọng của tỉnh Quảng Ninh được phân bố hầu hết trên các vùng ven biển các huyện, thị, nhưng tập trung chủ yếu ở các huyện Hải Hà, Đầm Hà, Vân Đồn, Quảng Yên
5 Khái quát thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh
5.1 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
5.1.1 Về kinh tế
Theo Cục thống kê của tỉnh, năm 2016 GDP của tỉnh đạt 110.626 tỷ đồng Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 7,01% (tương đương 7.754 tỷ đồng); khu vực Công nghiệp-xây dựng chiếm 53,52% (tương đương 59.209 tỷ đồng); khu vực Dịch vụ chiếm 28,4% (tương đương 31.414 tỷ đồng) và cuối cùng thu từ thuế sản phẩm chiếm 11,07% (tương đương 12.249 tỷ đồng) GDP bình quân đầu người ước đạt 4.051 USD/người/năm, năng suất lao động bình quân đạt 152,4 triệu đồng/người/năm, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2015
- Về tăng trưởng kinh tế của tỉnh cho thấy, bình quân giai đoạn 2010-2016 kinh tế toàn tỉnh tăng trưởng 8,07%/năm Tong đó, khu vực nông, lâm và thủy sản tăng trưởng 3,27%/năm; khu vực Công nghiệp dịch vụ tăng trưởng 8,08%; khu vực Dịch vụ tăng trưởng 7,59%/năm và cuối cùng thu từ thuế sản phẩm tăng trưởng 13,44%/năm
- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho thấy, kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo
xu hướng giảm mạnh khu vực nông, lâm và thủy sản và tăng mạnh khu vực Công nghiệp và dịch vụ Cụ thể, nông nghiệp giảm từ chiếm 8,58% năm 2010 giảm xuống còn chiếm 6,53% năm 2016; khu vực công nghiệp từ chiếm 52,08% năm
Trang 1514
2010 tăng lên chiếm 52,13% năm 2016; khu vực Dịch vụ từ chiếm 31,04% năm
2010 tăng lên chiếm 30,23% năm 2016 và thu từ thuế sản phẩm từ chiếm 8,31% năm 2010 tăng lên chiếm 11,11% năm 2016
5.1.2 Về xã hội
1) Về dân số và cơ cấu dân số: Theo số liệu thống kê tỉnh Quảng Ninh,
năm 2016 toàn tỉnh có ngần 1,25 triệu người Trong đó, dân số nam chiếm 50,47% (tương đương 628,4 nghìn người), dân số nữ chiếm 49,53% (tương đương 616,8 nghìn người); dân số nông thôn chiếm 63,91% (tương đương 795,8 nghìn người), dân số thành thị chiếm 36,09% (tương đương 449,4 nghìn người) Phân theo địa phương, TP Hạ Long chiếm 18,94%, TP Móng Cái chiếm 8,04%, TP Cẩm Phả chiếm 15,27%, TP Uông Bí chiếm 9,33%, TX Quảng Yên chiếm 10,81%, TX Đông Triều chiếm 2,48%, Huyện Bình Liêu chiếm 3,96%, Huyện Tiên Yên chiếm 3,06%, Huyện Đầm Hà chiếm 4,61%, Huyện Hải Hà chiếm 1,69%, Huyện Ba Chẽ chiếm 3,58%, Huyện Vân Đồn chiếm 4,15%, Huyện Hoành Bồ chiếm 13,6%
và huyện Cô Tô chiếm 0,47% tổng dân số toàn tỉnh năm 2016
2) Về lao động, cơ cấu lao động và việc làm: Theo Chi cục thống kê của
tỉnh, năm 2016 toàn tỉnh có 725,2 nghìn người chiếm 58,24 tổng dân số toàn tỉnh Trong đó, lao động khu vực nông, lâm và thủy sản chiếm 41,4%; lao động khu vực Công nghiệp-xây dựng chiếm 27,20% và lao động khu vực Dịch vụ chiếm 31,4% tổng số lao động toàn tỉnh Thực tế cho thấy tỷ lệ số lao động được giải quyết việc làm tăng thêm hàng năm vẫn còn thấp, năm 2016 giải quyết việc làm tăng thêm cho khoảng 42,59 nghìn người chiếm 5,87% tổng số lao động toàn tỉnh Quảng Ninh năm 2016
3) Về xóa đói giảm nghèo: Theo kết quả tổng kết Chương trình giảm nghèo
giai đoạn 2011-2015 của tỉnh Quảng Ninh và thực hiện chính sách an sinh xã hội năm 2016 đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều bằng nhiều biện pháp cụ thể như: Hỗ trợ tín dụng ưu đãi, cho vay xuất khẩu lao động; miễn giảm học phí cho con em hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, hướng dẫn người nghèo phát triển sản xuất, hỗ trợ tiền điện và thực hiện các chính sách giảm nghèo khác đưa tỷ lệ hộ nghèo từ 4,56% (tương đương 15.340 hộ) năm 2011 giảm xuống còn 3,54% (tương đương 10.860 hộ) năm 2015 Tuy nhiên, số hộ cận nghèo tăng lên từ tỷ lệ 3,15% (tương đương 10.586 hộ) năm 2011 tăng lên 3,2%
(tương đương 10.868 hộ) năm 2016
4) Về giáo dục đào tạo: Chất lượng giáo dục chuyển biến tích cực, năm học
2015-2016 Quảng Ninh có 54 học sinh đạt giải thi học sinh giỏi các cấp, lần đàu tiên đạt huy chương đồng Olympic sinh học quốc tế; tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,5%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,6%; THPT đạt 97,2%; Hoàn thành kỳ thi THPT quốc gia năm 2016, trong đó tỷ lệ đỗ tốt nghiệp rất cao 97,09%
5) Về y tế: Năm 2016 tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh đạt 87,1%
vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra 4,1% Số bác sỹ trên 1 vận dân đạt 12,3 bác sỹ/1.000 dân Công tác phòng, chống dịch bệnh được triển khai có hiệu quả, không để dịch lây ra toàn diện rộng Công tác tiêm chủng được thực hiện đúng quy trình, đảm
Trang 1615
bảo an toàn
6 Vị trí, vai trò của ngành thủy sản đối với kinh tế tỉnh Quảng Ninh
1) Đóng góp của thủy sản vào tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh: Theo Cục
thống kê tỉnh Quảng Ninh, năm 2016 GRDP của ngành thủy sản đạt 2.526 tỷ đồng, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2010, chiếm 2,28% tổng GRDP toàn tỉnh và 32,58% tổng giá trị GRDP khu vực nông, lâm, thủy sản Bình quân giai đoạn 2011 - 2015, GRDP của ngành thủy sản tăng trưởng 8,57%/năm, đóng góp 0,54 điểm phần trăm vào GRDP toàn tỉnh và 6,5 điểm phần trăm vào GRDP khu vực nông, lâm, thủy sản
2) Đóng góp của ngành thủy sản vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
Hình Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh 2010-2016
(Tính toán dựa vào niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2016)
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2016 chuyển dịch theo hướng hiệu quả, tăng dần tỷ trọng ngành thủy sản, lâm nghiệp và giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp Cụ thể, năm 2010 cơ cấu khu vực nông nghiệp theo ngành nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản lần lượt là 57% - 6% - 37% thì đến năm 2016 cơ cấu ngành có sự thay đổi như sau: tỷ trọng ngành nông nghiệp của tỉnh giảm xuống còn 51,3%; trong khi đó, tỷ trọng ngành thủy sản tăng lên chiếm 41,6% tổng GRDP toàn ngành; ngành lâm chiếm tỷ trọng nhỏ trong khu
vực nông nghiệp (chiếm 7,1% tổng GRDP khu vực nông nghiệp)
3) Đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu đất của tỉnh: Theo thống kê tỉnh
Quảng Ninh, năm 2016 toàn tỉnh có tổng diện tích đất tự nhiên trên 617.779 ha, bình quân tăng trưởng 0,2%/năm (2010-2016), chủ yếu tăng do mở rộng diện tích lấn biển của một số địa phương trong tỉnh Trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm 9,92%, đất lâm nghiệp chiếm 60,41%, đất thủy sản chiếm 4,37%, đất chuyên dùng chiếm 12,39%, đất ở chiếm 1,31%, và đất chưa sử dụng chiếm 11,6% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Về cơ cấu sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn vừa qua có xu hướng giảm dần diện tích đất lâm nghiệp, đất ở và đất
Trang 1716
chưa sử dụng sang các mục đích phát triển kinh tế khác là phù hợp tạo bước đột phá để tỉnh phát triển kinh tế Diện tích đất NTTS của tỉnh giai đoạn qua có xu
hướng tăng chậm, tăng 5,75%/năm
4) Góp phần giải quyết công văn việc làm: Trong những năm gần đây, nhờ
có một số chính sách khuyến khích phát triển thuỷ sản của Nhà nước, đồng thời với tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường nên đã thúc đẩy nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia hoạt động thuỷ sản trên cả 3 lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biến hậu cần dịch vụ Nhờ vậy mà năm 2016 ngành thủy sản ước giải
quyết việc làm cho khoảng trên 65,55 nghìn lao động
5) Góp phần bảo vệ chủa quyền an ninh biển đảo của Tổ quốc: Với sự hiện
diện thường xuyên của tàu cá xa bờ và hàng nghìn lao động KTTS xa bờ, họ sẽ là lực lượng dân sự tham gia kiểm soát, giám sát các hoạt động trên biển góp phần gìn giữ biển đảo của Tổ Quốc
6) Góp phần cung cấp thực phẩm và bảo đảm an ninh thực phẩm của tỉnh:
Tổng nhu cầu tiêu thụ bình quân các loại thực phẩm trên địa bản tỉnh Quảng Ninh đạt khoảng 138,35 kg/người/năm Trong đó, tiêu thụ thủy sản chiếm 38,98% (tương đương 53,93/kg/người/năm); tiêu thụ gia cầm chiếm 14,51% (tương đương 20,07 kg/người/năm); tiêu thụ thịt lợn chiếm 32,11% (tương đương 44,43 kg/người/năm); tiêu thụ thịt bò chiếm 9,84% (tương đương 13,62 kg/người/năm)
và tiêu thụ thịt trâu chiếm 4,55% (tương đương 6,3 kg/người/năm)
7 Tác động của phát triển thủy sản đối với nền kinh tế của tỉnh
7.1 Các tác động tích cực:
Ngành thủy sản giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH và bảo vệ chủ quyền an ninh quốc phòng vùng biển đảo của Tổ quốc Bình quân giai đoạn 2010 - 2016 ngành thủy sản đóng góp vào GRDP chung của tỉnh khoảng 3,65%/năm Ngoài ra, còn góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Năm 2016 đã giải quyết việc làm cho trên 65 nghìn lao động Ngoài phát triển kinh tế biển, với trên 8 nghìn chiếc tàu cá với hàng nghìn lao động KTTS còn góp phần vào việc bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển đảo của
Tổ quốc Mặt khác với điều kiện tự nhiên thuận lợi, thiên nhiên ưu đãi cho tỉnh nhiều loại thủy sản quý hiếm có giá trị cao như ngán, tu hài, sá sùng,… Thủy sản tỉnh Quảng Ninh còn có thể kết hợp với hoạt động du lịch nhằm tăng thu nhập cho người dân
7.2 Các tác động không tích cực:
Hoạt động thủy sản là hoạt động sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện
tự nhiên, đặc biệt là môi trường nước chính vì vậy ngành thủy sản đã và đang có tác động rất lớn đến môi trường nước và các hệ sinh thái trên biển và trong nội đồng
8 Diễn biến diện tích và sản lượng nuôi
Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Ninh đã có những bước phát triển đáng kể trên cả ba loại hình mặt nước (nước ngọt, nước lợ và nuôi
Trang 189 Thực trạng và giải pháp phát triển ngành tôm nước lợ Việt Nam
9.1 Thực trạng phát triển tôm nước lợ
Năm 2017, diện tích nuôi tôm nước lợ cả nước đạt 680.000 ha, đạt tổng sản lượng 600.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu khoảng 3 tỷ USD Riêng tại vùng ĐBSCL, diện tích nuôi tôm là 621.000 ha, chiếm 91,2% tổng diện tích nuôi cả nước (trong đó, diện tích nuôi tôm sú là 554.392 ha; tôm thẻ chân trắng là 66.428 ha); sản lượng tôm đạt 484.000 tấn, chiếm 81% tổng sản lượng tôm của cả nước Hiện nay, diện tích nuôi tôm thâm canh/bán thâm canh chủ yếu là tôm chân trắng (khoảng 90.704 ha), trong khi diện tích nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến chủ yếu là tôm sú (khoảng 542.764 ha)
Về tình hình cung ứng con giống, hiện cả nước có 1.750 cơ sở sản xuất giống trong đó, có 1.240 cơ sở sản xuất giống tôm sú và 510 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng Tổng công suất/nhu cầu giống hàng năm là 130 tỷ con (khoảng
30 tỷ tôm sú và 100 tỷ tôm thẻ chân trắng) 100% số tôm thẻ chân trắng bố mẹ hiện vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài (khoảng 190 - 270 nghìn con/năm)
Về nhu cầu thị trường, năm 2015 giá tôm thấp hơn năm 2014, năm 2016 sản lượng tôm có sự phục hồi sau dịch bệnh EMS nhưng tăng trưởng chậm Mặt khác, sản lượng tôm nuôi của các quốc gia lớn (như Ecuador, Ấn Độ…) có thể giảm do người nuôi giảm mật độ vì lo ngại dịch bệnh EMS Ngoài ra, nhu cầu tôm đông lạnh vẫn ổn định và có thể tăng do nền kinh tế đang hồi phục Về lâu dài, tôm vẫn là sản phẩm được thị trường ưa chuộng; các hiệp định FTA và TPP đang gỡ bỏ hàng rào thuế quan; giá các sản phẩm tôm sinh thái, tôm nuôi quảng
Trang 19Ngoài ra, sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước và chính quyền địa phương đang tạo điều kiện tốt cho người nuôi phát triển sản xuất Bên cạnh đó, kinh nghiệm của cơ sở sản xuất, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người nuôi đã được nâng cao thông qua các hoạt động tập huấn, tuyên truyền Các hiệp hội, hợp tác
xã đang phát triển cả về cơ cấu tổ chức và hiệu quả sản xuất, thúc đẩy sự gắn kết giữa người nuôi với nhau, với các khâu của chuỗi giá trị như cung ứng vật tư đầu vào, thu gom chế biến, tiêu thụ và với các cấp, ngành Quy hoạch vùng nuôi tôm nước lợ đã được Trung ương và địa phương quan tâm thông qua các hoạt động đầu tư hạ tầng, phát triển vùng nuôi tập trung
Ngoài ra, những lợi thế từ hội nhập quốc tế, tự do thương mại, tiếp cận các công nghệ mới để phát triển ngành công nghiệp tôm cả nước
9.3 Những khó khăn, thách thức
Hiện nay, ngành tôm Việt Nam chưa hoàn toàn chủ động nguồn giống đảm bảo chất lượng (vẫn phải lệ thuộc nhập khẩu/khai thác tự nhiên); tình trạng lạm dụng thuốc/hóa chất còn diễn ra dẫn đến sự quan ngại của người tiêu dùng; người nuôi còn thiếu sự liên kết/hợp tác, thiếu thông tin thị trường nên vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi, hiệu quả sản xuất chưa cao; nguyên liệu sản xuất thuốc, thức ăn phụ thuộc nhập khẩu, khó kiểm soát giá cả và chất lượng; hạ tầng thủy lợi nhiều nơi chưa hoàn thiện, hệ thống kênh cấp, thoát nước chưa đảm bảo gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và kiểm soát dịch bệnh; khả năng áp dụng khoa học công nghệ trong nuôi tôm, đặc biệt là đối với vùng nuôi quảng canh còn yếu dẫn đến năng suất rất thấp
Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng đang có những tác động lớn đối với nghề
nuôi tôm nước ta như:
Ảnh hưởng của nhiệt độ: Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng cho quá trình
sinh trưởng và phát triển của sinh vật nói chung và các loài nuôi trồng thủy sản nói riêng Mỗi loài có khoảng nhiệt độ thích ứng riêng Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng khi nhiệt độ tăng lên làm cho hàm lượng oxi trong nước giảm mạnh vào ban đêm, do sự tiêu thụ quá mức của các loài thực vật thủy sinh, hoặc quá trình phân hợp chất hữu cơ Sự suy giảm hàm lượng oxi làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của loài nuôi, tôm có thể bị chết hoặc chậm lớn Điều này dễ nhận thấy qua hiện tượng hiện tượng phù dưỡng của các ao nuôi; cá nổi đầu vào buổi sáng trong các ao nuôi; thủy triều đỏ và tảo chết hàng hoạt ở các vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh trong thời gian vừa qua Bên cạnh những ảnh
Trang 2019
hưởng bất lợi, tăng nhiệt độ cũng là điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản
Sự tăng lên của nhiệt trong khoảng cho phép sẽ làm tăng năng suất sơ cấp cho các ao nuôi, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của các loài thủy sinh là nguồn thức ăn quan trọng cho các loài nuôi
Ảnh hưởng của hạn hán và lũ lụt: Tình trạng ngập lụt tại tỉnh Quảng
Ninh trong thời gian gần đây ngày càng gia tăng về tần suất cũng như độ sâu cao của mức độ ngập lụt Ngoài ra, khi xảy ra mưa lớn, độ mặn trong các ao nuôi giảm xuống đột ngột vượt ra khỏi ngưỡng chịu đựng làm cho tôm cá bị sốc, chết hoặc chậm lớn Lũ xảy ra còn làm cho độ mặn các vực nước gần bờ như các cửa sông giảm xuống, nghề nuôi nhuyễn thể, tôm cá, bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Ảnh hưởng của hiện tượng giông bão: Theo thống kê, trong thời gian
vừa qua bão đổ bộ vào vùng biển Vịnh Bắc Bộ trong đó có tỉnh Quảng Ninh với cường độ và tần xuất xuất hiện ngày một nhiều lên và có đường đi dị thường và không theo quy luật, mùa mưa bão thường kết thúc muộn hơn… Bão và áp thấp nhiệt đới gây ra mưa to, gió lớn Bão gây ra những cơn sóng dữ dội có thể tàn phá hoàn toàn hệ thống đê bao của các ao nuôi, lồng bè trên biển Sự tàn phá của bão và áp thấp nhiệt đới còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái vùng nuôi trồng thủy sản và cần phải có thời gian dài mới có thể phục hồi So với sự thay đổi nhiệt
độ, bão và áp thấp nhiệt đới thường khó có thể dự đoán, ngược lại mức độ ảnh hưởng của nó ảnh hưởng nghiêm trọng hơn rất nhiều so với các hiện tượng thời tiết cực đoan khác
9.4 Giải pháp
Con tôm là đối tượng nuôi chủ lực trong nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh ven biển, là tiềm năng, thế mạnh của ngành thủy sản Để phát huy lợi thế, cần triển khai thực hiện tốt một số giải pháp sau:
- Về khoa học công nghệ: Cần quan tâm nâng cao chất lượng giống, chương trình chọn tạo giống theo tính trạng tăng trưởng và kháng bệnh cho hình thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến); tăng trưởng và sạch bệnh cho hình thức nuôi thâm canh/bán thâm canh Ngoài ra, cần phát triển các công nghệ hay giải pháp
kỹ thuật nuôi hiệu quả, thân thiện môi trường như Bioflocs, nuôi hai giai đoạn/đa chu kỳ, đào ao, ương gièo, nuôi trong nhà bạt, sử dụng chế phẩm vi sinh học…
- Về phát triển thị trường: Xây dựng thương hiệu cho các dòng sản phẩm chính Phát triển các sản phẩm chế biến, giá trị gia tăng Áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận có uy tín gắn với các chương trình quảng bá sản phẩm Cùng đó, thực hiện hiệu quả chuỗi giá trị thị trường (cung ứng, sản xuất, nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, thương mại, tiêu thụ), lấy doanh nghiệp làm động lực
- Về tổ chức sản xuất và cơ chế chính sách: Cần tăng cường kiểm soát điều kiện nuôi, quản lý tốt chất lượng, giá vật tư đầu vào, khuyến khích ứng dụng GAP; thực hiện quan trắc môi trường, dịch bệnh và cảnh báo sớm tại các vùng sản xuất tập trung Đồng thời, quan tâm thực hiện các chính sách khuyến khích thu hút đầu
tư của các doanh nghiệp, hỗ trợ các hộ quy mô nhỏ, tổ chức lại sản xuất theo hình thức hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị
Trang 2120
- Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18/01/2018 về việc ban hành kế hoạch hành động Quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 trên cơ sở đó Tổng cục Thủy sản đang đề xuất xây dựng Chương trình phát triển tôm nước lợ trên cả nước, trọng tâm là vùng nuôi tôm quảng canh/quảng canh cải tiến với các nội dung như: Chọn tạo, gia hóa tôm giống sạch bệnh, kháng bệnh; Rà soát quy hoạch và đầu tư hạ tầng thủy lợi phù hợp; Các giải pháp công nghệ cải thiện năng suất, sản lượng: trồng cây trong đầm tôm, gièo giống, sử dụng chế phẩm sinh học; Tổ chức lại sản xuất: hợp tác các hộ nhỏ
lẻ, dồn diền, đổi thửa để tạo vùng nuôi lớn; liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị; Phát triển thương hiệu, thị trường cho các sản phẩm; chính sách hỗ trợ về đầu tư, ưu đãi vốn, tín dụng, bảo hiểm
10 Hiện trạng về các cơ sở khoa học công nghệ, nghiên cứu chuyển giao xung quanh vùng lập Đề án
a Tỉnh Quảng Ninh
Tỉnh có 07 đơn vị sự nghiệp KH&CN (Trung tâm Khoa học kỹ thuật và sản xuất giống Thủy sản Quảng Ninh, Trung tâm khoa học và sản xuất lâm nông nghiệp Quảng Ninh, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, Trung tâm thông tin và thống kê khoa học và công nghệ,…) và một số đơn vị quản lý nhà nước có hoạt động nghiên cứu khoa học (chủ yếu là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc các ngành chuyên môn như: Trung tâm, Chi cục), hầu hết đều ở quy mô nhỏ, trực thuộc một số ngành chuyên môn
Tỉnh hiện có 03 trường Đại học (ĐH Công nghiệp Quảng Ninh; ĐH Ngoại thương Hà Nội cơ sở II, ĐH Mỏ địa chất phân hiệu Quảng Ninh), 09 trường Cao đẳng và một số các trường Trung cấp, dạy nghề Tỉnh đã mở rộng và đẩy mạnh hợp tác với các trường trong nước như: ĐH Thái Nguyên, ĐH Hà Nội, ĐH Quốc gia, ĐH Kinh tế Quốc dân,…Các trường đã tích cực tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh; một số trường đã có nhiều cố gắng và tham gia hiệu quả vào hoạt động nghiên cứu và phát triển
Toàn tỉnh có 27 phòng thử nghiệm, thí nghiệm đạt tiêu chuẩn LAS, VILAS, trong đó có 9 phòng VILAS, 11 phòng LAS do doanh nghiệp đầu tư Đã quan tâm đầu tư nâng cấp mua sắm trang thiết bị cho 06 phòng thí nghiệm, phòng kiểm định của các tổ chức KH&CN trên địa bàn, một số phòng thí nghiệm đã được công nhận đạt tiêu chuẩn Quốc tế (Phòng thí nghiệm của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN đạt chuẩn Quốc tế IEC 17025; Phòng kiểm nghiệm, kiểm định của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đạt tiêu chuẩn VILAS 185 ISO/IEC 17025:2005; phòng thí nghiệm của Trung tâm KHKT và sản xuất giống Thuỷ sản;…) Các cơ sở này đã đảm bảo đáp ứng nhu cầu kiểm định, kiểm nghiệm cho các tổ chức, cá nhân và phục vụ công tác quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh
Kinh phí đầu tư cho hoạt động KH&CN của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2010 - 2015 có xu hướng tăng, nhưng chủ yếu là ngân sách tỉnh và đạt khoảng 0,6%GDP Hàng năm, tỉnh đã dành khoảng 55 - 60% kinh phí sự nghiệp KH&CN cho hoạt động nghiên cứu phát triển và đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển Trong đó, các đề tài, dự án thuộc lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Trang 2221
chiếm 16,7% tổng kinh phí hoạt động nghiên cứu và phát triển Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục tập trung vào nghiên cứu ứng dụng, khảo nghiệm nhằm tuyển chọn các giống cây, con mới phục vụ cho phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao
b Vùng Trung du Miền núi phía Bắc
Toàn vùng có 63 đơn vị sự nghiệp KH&CN (Trung tâm giống cây trồng vật nuôi, Trung tâm giống thủy sản, Trung tâm khoa học và sản xuất lâm nông nghiệp, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, Trung tâm thông tin và thống
kê khoa học và công nghệ,…) và một số đơn vị quản lý nhà nước có hoạt động nghiên cứu khoa học (chủ yếu là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc các ngành chuyên môn như: Trung tâm, Chi cục), hầu hết đều ở quy mô nhỏ, trực thuộc một số ngành chuyên môn
Toàn vùng hiện có 04 Viện và trung tâm nghiên cứu (Viện KHKT miền núi phía Bắc, Trung tâm nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi, Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc và Trung tâm Thủy lợi miền núi phía Bắc) 10 trường Đại học (ĐH Thái Nguyên, ĐH Lâm Nghiệp, ĐH Tây Bắc, ĐH Việt Bắc,
ĐH nông lâm Bắc Giang, ĐH Hòa Bình, ĐH Công nghiệp Quảng Ninh; ĐH Ngoại thương Hà Nội cơ sở II, ĐH Mỏ địa chất phân hiệu Quảng Ninh), 39 trường Cao đẳng và một số các trường Trung cấp, dạy nghề Các trường đại học và cao đẳngtrong vùng đã mở rộng và đẩy mạnh hợp tác với các trường trong nước như:
ĐH Hà Nội, ĐH Quốc gia, ĐH Kinh tế Quốc dân, Học viện Nông nghiệp…Các trường đã tích cực tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh trong vùng và tham gia hiệu quả vào hoạt động nghiên cứu và phát triển
Toàn vùng có 53 phòng thử nghiệm, thí nghiệm đạt tiêu chuẩn LAS, VILAS, trong đó có 25 phòng VILAS, 28 phòng LAS do doanh nghiệp đầu tư Các cơ sở này đã đảm bảo đáp ứng nhu cầu kiểm định, kiểm nghiệm cho các tổ chức, cá nhân và phục vụ công tác quản lý nhà nước trên địa bàn các tỉnh
III ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN CỦA KHU
1 Vị trí của Khu
Các vị trí tiếp giáp của khu đất xây dựng dự án được mô tả như sau:
- Phía Bắc: Giáp núi Hải Sơn;
- Phía Đông: Giáp ranh giới khu vực nghiên cứu xây dựng nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh III Power House của tập đoàn AES (Khu vực Núi Nhà Thờ) khoảng 320m về hướng Đông và 450m về hướng Đông Bắc;
- Phía Tây: Giáp bãi triều và rừng ngập mặn;
- Phía Nam: Giáp bãi triều và rừng ngập mặn, nhìn ra hướng Vân Đồn Khu vực thực hiện dự án là bãi sú vẹt, nước thủy triều lên xuống có một số diện tích nuôi trồng thủy sản và đồi núi
2 Điều kiện tự nhiên của Khu
2.1 Điều kiện môi trường tự nhiên
Trang 2322
* Đặc điểm địa lý
- Khu vực nghiên cứu quy hoạch nằm tại xã Tân Lập, xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh có diện tích khoảng 169,5 ha có ranh giới như sau:
+ Phía Bắc giáp núi Hải Sơn
+ Phía Đông giáp ranh giới khu vực nghiên cứu nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh III Power House của tập đoàn AES (Khu vực núi Nhà Thờ) khoảng 320m
về hướng Đông và 450m về hướng Đông Bắc
+ Phía Nam giáp đất bãi triều và rừng ngập mặn, nhìn ra biển hướng Vân Đồn
+ Phía Tây giáp đất bãi triều hướng ra Biển và rừng ngập mặn
- Phạm vi nghiên cứu: thuộc 02 xã Tân Lập và xã Đầm Hà, trong đó: + Diện tích đất tại xã Tân Lập: 163,7 ha
+ Diện tích đất tại xã Đầm Hà: 5,8 ha
* Điều kiện địa hình
Khu vực quy hoạch gồm phần diện tích bãi triều ngập mặn và đồi núi; Có cốt cao độ trung bình từ -1,5m (đối với khu bãi triều); địa hình đồi núi: +40,0m Địa hình đồi núi dốc ra biển Địa chất ổn định, cường độ chịu tải của nền đất cao, thuận lợi cho xây dựng công trình
Theo khảo sát thực tế tại khu vực thực hiện dự án, kết hợp với số liệu cung cấp từ đơn vị quy hoạch, chủ đầu tư, nhận thấy:
Cơ cấu sử dụng đất của dự án có loại đất chiếm diện tích lớn nhất là đất mặt nước bãi triều với diện tích 131,36 ha (chiếm 77,50%) tổng diện tích dự án (không lấn vào diện tích đất biển); phần đất bãi triều có cao độ nền thấp từ -1,5m; Diện tích đất bãi triều có cốt nền thấp, được sử dụng đào ao xây dựng khu ao nuôi tôm, khu xử lý nước thải tập trung của dự án;
Đất đồi núi có diện tích 34,96ha (chiếm 20,62%) với cao độ + 40m;
Đất trồng lúa có diện tích 0,301 ha (chiếm 0,16 %) là khu vực trồng lúa của một số hộ dân tại thôn, xã trong xã Đầm Hà, xã Tân Lập
3 Điều kiện kinh tế - xã hội của khu
3.1 Điều kiện về kinh tế xã Tân Lập
a, Điều kiện kinh tế
Năm 2016, tổng giá trị thu nhập của xã Tân Lập đạt 105,1 tỷ đồng; thu nhập
bình quân đầu người đạt 26.507.000 đồng/người/năm Cơ cấu kinh tế của xã là:
“Sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và lâm nghiệp”, trong
đó trên 80% dân số sản xuất nông nghiệp
b, Điều kiện xã hội
Trang 24Ngoài ra, nhờ thực hiện tốt công tác giảm nghèo, xã đã giảm tỷ lệ hộ nghèo
từ 6,42%/năm (62 hộ) xuống còn 4,46%/năm (43 hộ); giảm tỷ lệ hộ cận nghèo từ 2,59%/năm (25 hộ) xuống còn 1,03%/năm (10 hộ)
Tuy nhiên, trong xã có trình độ dân trí chưa đồng đều, công tác thực hiện
đề án bảo hiểm y tế toàn dân, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân còn gặp nhiều khó khăn
3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội xã Đầm Hà
a, Điều kiện kinh tế
Xã Đầm Hà là xã trung du ven biển nằm ở phía Nam của huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh có địa hình tương đối bằng phẳng Cách trung tâm huyện 2km theo đường xã lộ
Về lĩnh vực du lịch, xã Đầm Hà còn có đảo Đá Dựng là tiềm năng du lịch sinh thái đang được các nhà đầu tư khai thác Xã có cụm di tích văn hoá – lịch sử Đình, Miếu, Chùa (Miếu Rừng Hè ở thôn Đầm Buôn)
b, Điều kiện xã hội
- Diện tích: 625,61 ha
- Dân số: 1227 hộ = 4.932 nhân khẩu
- Dân tộc sinh sống: gồm 8 dân tộc (Kinh, Tày, Nùng Dao, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa, Mường)
Công tác giáo dục, công tác y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình và trẻ em được quan tâm đúng mức Nhờ vậy mà chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc, bảo vệ trẻ em được nâng cao
Nhờ thực hiện tốt công tác chính sách xã hội, giảm nghèo nên đời sống vật chất tinh thần của nhân dân trong xã được nâng lên đáng kể Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo năm 2016 giảm 1,95%, còn 26 hộ Các hoạt động văn hóa, thông tin tuyên truyền được đẩy mạnh
Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo cũng được chú trọng Xã đã vận đồng đồng bào các dân tộc, tôn giáo thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, phát huy vai trò, sức mạnh đoàn kết của đồng bào dân tộc, tôn giáo trên địa bàn xã
Trang 25Nguồn: Báo cáo đầu tư dự án
Theo quy hoạch, diện tích của dự án phần lớn là diện tích khu vực đất mặt nước, bãi triều ngập mặn (không chứa diện tích đất lấn biển) Dự án có tổng diện tích theo quy hoạch 219,5 ha bao gồm phần diện tích đất rừng sản xuất là 145,3
ha (trong đó có đất chuyển từ đất rừng phòng hộ sang đất rừng sản xuất đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh thông qua tại văn bản số 559/HĐND-KTNS ngày 19/9/2016 là 110ha còn lại là đất trống đất nông nghiệp và đất hạ tầng kỹ thuật khác
3.4 Hiện trạng hệ thống giao thông hạ tầng kỹ thuật
- Hiện tại trong khu vực dự án chỉ có các đường dân cư;
- Cách dự án khoảng 7km về phía Tây là quốc lộ 18A;
- Khu vực dự án chưa có hệ thống cung cấp nước sạch nguồn nước sử dụng
là nước ngầm;
- Hệ thống thoát nước mưa được chảy theo địa hình tự nhiên chảy ra biển
4 Một số dự báo liên quan đến việc thành lập Khu NNUDCNC
245 triệu tấn vào năm 2035, nhu cầu này chủ yếu đến từ các nước đang phát triển với tỷ trọng chiếm từ 85-88% Sản lượng cung tôm nuôi toàn cầu đến năm 2020
sẽ đạt khoảng 4,49 triệu tấn, bình quân tăng 4,14%/năm và tổng nhu cầu tiêu thụ
Trang 2625
tôm nuôi toàn cầu vào khoảng 6,55 triệu tấn, như vậy khả năng thiếu hụt là rất lớn Từ nay đến năm 2020 theo dự báo FAO thì nhu cầu tiêu thụ tôm tại Mỹ cần khoảng 652,7 nghìn tấn, thị trường Nhật Bản cần khoảng 490,9 nghìn tấn, thị trường EU cần khoảng 889,8 nghìn tấn, riêng Việt Nam nhu cầu tiêu thụ tôm cũng rất lớn khoảng 190,7 nghìn tấn
Hiện nay nền kinh tế thế giới bắt đầu trên đà phục hồi, sự sụt giảm mạnh nguồn cung tôm do Hội chứng tôm chết sớm (EMS) diễn ra ở hầu hết các quốc gia có xuất khẩu tôm, đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á, vì vậy trong thời gian tới giá tôm sẽ được đẩy lên do nguồn cung tôm hạn chế, đây là cơ hội rất tốt để các quốc gia có điều kiện nuôi tôm phát triển trong thời gian tới
FAO cũng đưa ra dự báo khai thác hải sản không tăng đáng kể do nguồn lợi ngày càng cạn kiệt, nuôi trồng thủy sản chưa thể đáp ứng kịp nhu cầu đang tăng lên nhanh chóng, nhất là từ các quốc gia đang phát triển Lượng thâm hụt vào năm
2020 có thể đạt 52 triệu tấn, năm 2025 là 71 triệu tấn và năm 2035 sẽ trên khoảng
91 triệu tấn Dự báo lượng thâm hụt này sẽ có tác động lớn về thương mại thủy sản, giá dự kiến cũng sẽ đi lên và gây cản trở nhu cầu tiêu dùng
Cũng theo FAO, trong thời gian tới bên cạnh những nước như: Trung Quốc,
Ấn Độ, Thái Lan, khu vực Trung và Nam Mỹ, Indonexia,…thì Việt Nam cũng là quốc gia luôn đi đầu trong việc xuất khẩu các sản phẩm thủy sản, đặc biệt là sản phẩm tôm chế biến
Người tiêu dùng thủy sản hiện nay không chỉ quan tâm đến giá trị dinh dưỡng của các sản phẩm thủy sản mà còn quan tâm đến tính tiện dụng, an toàn vệ sinh, việc truy xuất nguồn gốc, cũng như các sản phẩm từ phụ phẩm của các loài thủy sản, nhằm thể hiện trách nhiệm của mình với xã hội và môi trường
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm luôn luôn là một phần của sự bền vững, khả năng của ngành công nghiệp truy xuất các sản phẩm hải sản đến bàn ăn đang được cải thiện vượt bậc bằng cách sử dụng các DNA, dịch vụ truy xuất nguồn gốc và quan hệ đối tác với các công ty thủy sản
4.2 Thị trường trong nước
Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở thị trường trong nước cũng sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, đặc biệt là những mặt hàng tươi sống và chế biến sẵn Theo Tổng Cục Thống kê (2017), dự báo dân số cả nước đến năm 2020 khoảng 95,4 triệu người, năm 2025 là 100,5 triệu người và năm 2035 là trên 105,1 triệu người Nếu mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người như hiện nay (26,4 kg/người/năm), dự báo khối lượng tiêu thụ thủy sản trong nước sẽ đạt 2,52 triệu tấn năm 2020, khoảng 2,65 triệu tấn năm 2025 và đến năm 2030 là khoảng 2,77 triệu tấn Không những vậy, nhiều nghiên cứu còn cho thấy nhu cầu tiêu thụ thủy sản còn tăng lên theo mức thu nhập bình quân đầu người Vì vậy, con số thực tế
về khối lượng tiêu thụ có thể sẽ còn cao hơn
Dự báo dân số tỉnh Quảng Ninh theo Tổng cục Thống kê đến năm 2020 là 1,5 triệu người, năm 2025 là 1,6 triệu người và đến 2030 là 2 triệu người Như vậy với mức tiêu thụ thủy sản bình quân đạt 66,7 kg/người/năm như hiện nay,
Trang 2726
lượng tiêu thụ thủy sản đến năm 2020 sẽ vào khoảng 62 ngàn tấn, năm 2025 là 64 ngàn tấn và đạt 66,5 ngàn tấn năm 2035 Bên cạnh đó, đời sống người dân ngày càng tăng do đó nhu cầu tiêu thụ thủy sản có thể còn lớn hơn
Các đối tượng thủy sản nuôi nước ngọt sẽ tăng mạnh trong thời gian tới như: cá chép, trắm, rô phi, cá tra,…bởi giá cả hợp lý và nguồn cung từ khai thác ngày càng khan hiếm Các đối tượng nuôi mặn lợ như tôm, mực, bạch tuộc, cua, ghẹ, các loại cá và nhuyễn thể có vỏ vẫn sẽ được tiêu thụ nhiều tại các nhà hàng, khu du lịch và đô thị lớn
4.3 Dự báo về tiến bộ khoa học và công nghệ trong nước và quốc tế có thể ứng dụng cho phát triển thủy sản, phát triển tôm
Công nghệ trong nuôi trồng thủy sản ngày nay có nhiều tiến bộ trong sản xuất giống, nuôi thương phẩm và phòng trị dịch bệnh cho thủy sản:
a) Trong nuôi trồng
- Công nghệ nuôi tôm tuần hoàn khép kín: quy trình này đã được ứng dụng thành công ở Việt Nam, có thể triển khai áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Với quy trình này, mối lo về nguy cơ cạn kiệt nguồn nước ngầm và ô nhiễm môi trường chung quanh đã được giải quyết một cách cơ bản Công nghệ nuôi này chỉ dùng nước biển và tuần hoàn từ ao nuôi qua ao dự trữ xử lý Trong hệ thống ao nước được phân bố như sau: 60% dùng để nuôi, 30% dùng để dự trữ nước, còn 10% là ao chứa chất thải và xử lý vệ sinh Nước từ biển bơm qua lưới lọc vào ao chứa, sau khi được xử lý sẽ đưa vào ao nuôi, thu hoạch xong nước sẽ được đưa ra
ao xử lý bằng chlorine 3-5 phần nghìn và sục khí điều hòa ô-xy rồi quay trở về ao chứa, lại tiếp tục xử lý và đưa vào ao nuôi Lượng nước hao hụt do bốc hơi sẽ được bổ sung từ hệ thống cấp Như vậy, quá trình nuôi không cần phải thay nước sau mỗi vụ thu hoạch như với con tôm Sú trước đây Nền đáy ao được lót bạt dày 0,75 cm bảo đảm nước không rò rỉ ra chung quanh Với quy trình này, không lo
về nguy cơ cạn kiệt nguồn nước ngầm vùng ven biển do lấy nước nuôi tôm và môi trường không bị ảnh hưởng bởi nước thải thay ra sau mỗi vụ nuôi
- Công nghệ biofloc được ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản như là một giải pháp hữu hiệu để cải thiện môi trường nước và là nguồn dinh dưỡng tốt cho đối tượng nuôi (De Schryver, et al., 2008; Avnimelech, 2012) Biofloc là các cụm kết dính bao gồm tảo cát, tảo biển lớn, động vật nguyên sinh, các hạt hữu cơ chết,
vi khuẩn Biofloc cung cấp hai vai trò quan trọng là xử lý chất thải hữu cơ và là nguồn dinh dưỡng tốt cho tôm cá sử dụng Kết quả ứng dụng công nghệ biofloc trong nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam giúp tăng tỷ lệ sống, giảm 20% hệ số thức ăn cũng như hạn chế ô nhiễm môi trường (Nguyễn Thị Thu Hiền
và Nguyễn Văn Huấn, 2013) Châu Tài Tảo và ctg (2015) ương tôm chân trắng theo công nghệ Biofloc ở mật độ 2.000 con/m3 cho kết quả tăng trưởng nhanh nhất Lê Quốc Việt (2015) nghiên cứu nuôi tôm thẻ chân trắng ghép với cá rô phi kết hợp với biofloc sau 60 ngày, tôm nuôi ở mật độ 150 và 200 con/m3 có tốc độ tăng trưởng về khối lượng nhanh, tỷ lệ sống cao, FCR thấp hơn
Trang 2827
- Công nghệ nuôi tôm trong nhà kính: công nghệ này đòi hỏi phải bố trí hệ thống máy quạt nước và ôxy đáy đủ công suất, hoạt động 24/24 giờ Để quản lý tốt môi trường nuôi định kỳ xiphong đáy 3 - 4 ngày/lần, loại bỏ hết chất thải bùn đáy kết hợp sử dụng men vi sinh 5 ngày/lần Đặc biệt nuôi tôm theo công nghệ này đòi hỏi lượng nước bổ sung rất ít (1 - 2%/ngày), nguồn nước có thể được tận dụng cho vụ nuôi sau Công nghệ nuôi tôm trong nhà kính được áp dụng phổ biến tại các nước tiên tiến Với quy mô hiện đại và khép kín nên đáp ứng được nhu cầu nuôi với mật độ cao, trung bình 200 - 290 con/m2, tôm sau 100 - 105 ngày có thể thu hoạch, tôm đạt kích thước 30 - 33 con/kg, năng suất khoảng 80 tấn/ha, điển hình có những ao sau thu hoạch đạt 87 - 90 tấn/ha Do tôm nhanh lớn, không mất thời gian cải tạo ao nuôi, không bị ảnh hưởng mùa vụ nên có thể nuôi 3 - 4 vụ/năm Tôm nuôi trong nhà kính có nhiều ưu điểm, như sức tăng trưởng nhanh, đặc biệt
là tôm thương phẩm sau khi thu hoạch bóng, đẹp, nên dễ tiêu thụ và giá bán cao
do đó công nghệ nuôi này có thể triển khai nuôi tại các khu nuôi tôm công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- Một thành công lớn trong lĩnh vực NTTS phải kể đến đó là việc nghiên cứu và sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng bệnh và cải thiện môi trường Chế phẩm Lymmozyme và WSR có khả năng làm tăng tốc quá trình phân hủy chất thải hữu cơ dư thừa trong ao nuôi, ức chế khả năng phát triển của vi khuẩn không có lợi cho môi trường Phân sinh học WEGH dùng để gây màu nước ao nuôi, làm pH của ao tăng Phân sinh học WEGH còn có tác dụng làm sạch ao do
sự tăng nhanh của các vi khuẩn có lợi giúp chuyển hóa các chất khó tiêu thành các chất dễ tiêu làm cho tảo phát triển Việc sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ giúp người nuôi giảm chu kỳ thay nước và các chi phí sản xuất (hóa chất phòng trị bệnh và cải thiện môi trường)
- Công nghệ nhà kính công nghệ cao Israel được áp dụng trong mô hình này, ngoài việc đảm bảo yêu cầu kết cấu bền vững, cơ giới hoá ở mức cao nhất trong các công đoạn sản xuất, nhà kính còn cho phép đáp ứng tốt nhất các yêu cầu kiểm soát về “tiểu khí hậu nhà kính”, “sinh học nhà kính”, “dịch hại nhà kính” nhằm thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay và tương lai
- Để đảm bảo mô hình nuôi có chất lượng nước ổn định và không gây ô nhiễm môi trường, Tới đây Công ty tập đoàn Việt - Úc sẽ mạnh dạn đầu tư hệ thống xử lý nước tuần hoàn của Mỹ và Hà Lan Hệ thống sẽ được xử lý qua ba bước gồm các bước lọc tuần hoàn như sau:
- Hệ thống lọc trống: nước trong tất cả ao nuôi trong hệ, thống đều được chuyển về hệ thống lọc trống HydrotechTM Drumfilter) để giảm thiểu lượng hữu
cơ từ phân tôm cũng như thức ăn thừa, đây là một trong những hệ thống lọc có lưu lượng lớn và hoạt động một cách tự động tùy theo chất lượng nước ở từng giai đoạn
- Hệ thống lọc trống có công suất lọc từ 2 – 1300 lít/giây (78 m3/phút) với kích cỡ màng lọc dao động từ 30 – 500µ Với hệ thống này, phân tôm và thức ăn