Tíchluỹ chuyên mônTÍCHLŨYCHUYÊNMÔN TIỂU HỌC ******************************** I. CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA CHUẨN GV-TH: 1. Lĩnh vực 1: Phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị: -Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, chấp hành luật pháp nhà nước, quy định của ngành, thực hiện chức năng, nhiệm vụ người giáo viên Tiểu học. -Yêu nghề ,yhương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng với HS. -Có tinh thần trách nhiệm; có đạo đức,lối sống lành mạnh; có tinh thần hợp tác. -Có tinh thần phấn đấu nâng cao trình độ chuyênmôn nghiệp vụ. 2.Lĩnh vực 2: Kiến thức: -Có kiến thức khoa học cơ bản liên quan đến các môn học trong chương trình Tiêủ học. -Có kiến thức về nghiệp vụ sư phạm Tiểu học. -Có hiểu biết về những chủ trương, chính sáchlớn của Đảng và Nhà nước đối với kinh tế - văn hoá- xã hội. 3.Lĩnh vực3: Kĩ năng sư phạm( kĩ năng GD, DH, tổ chức) - Biết lập kế hoạch bài học. -Biết tổ chức giờ học, đảm bảo thực hiện được các mục tiêu của bài học. -Biết làm công tác chủ nhiệm lớp, biết tổ chức các hoạt động GD : sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động của Đội Thiếu niên và Sao Nhi đồng. -Biết giao tiếp, ứng xử với HS , phụ huynh HS, đồng nghiệp và cộng đồng. -Biết lập hồ sơ, lưu giữ hồ sơ và sử dụng hồ sơ vào việc giảng dạy và giáo dục HS. II.CÁC YÊU CẦU CỦA CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TIỂU HỌC: Gv: Trần Thị Nam Anh Trường TH Lê Thế Tiết 1 Tíchluỹchuyênmôn 1. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: 1.1. Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 1.2. Chấp hành luật pháp, chính sáchcủa Nhà nước. 1.3. Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kĩ luật lao động. 1.4. Đạo đức , nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo, tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, ý thức phấn đấu vươn lên tẻong nghề nghiệp; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng. 1.5.Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp, phục vụ nhân dân với học sinh. 2.Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức: 2.1.Kiến thức cơ bản. 2.2.Kiến thức về tâm lí học sư phạm và tâm lí học lứa tuổi, giáo dục học Tiểu học. 2.3.Kiến thức về kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS. 2.4.Kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn; kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc. 2.5. Kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của Tỉnh,huyện, xã nơi giáo viên công tác. 3.Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kĩ năng sư phạm: 3.1.Lập được kế hạch dạy học, biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới. 3.2.Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp, phát huy được tính năng động, sáng tạo của HS. 3.3. Công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 3.4. Thực hiện thông tin 2 chiều trong quản lí chất lượng giáo dục; hành vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hoá và mang tính giáo dục. 3.5. Xây dựng, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả hồ sơ GD và giảng dạy. III. PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC: GV Tiểu học cần phải có: -Phẩm chất trong sáng có lí tưởng XHCN, trình độ chuyên môn tiểu học vững vàng. -Lòng yêu nghề tha thiết, lòng nhân ái vị tha. -Hiểu biết rộng, nắm bắt được yêu cầu thích hợp để đáp ứng được những hiểu biết của HS. -Khả năng tự học, tự rèn luyện nâng cao uy tín sư phạm cần có của nhà giáo dục. -Những nét tính cách riêng biệt. -Tính nguyên tắc kết hợp với sự mềm dẽo và linh hoạt trong giảng dạy. -Biết tự kiềm chế, tự điều chỉnh trong mọi tình huống. -Tác phong hoà nhã trong giao tiếp ứng xử. -Tính trung thực công bằng vô tư, lòng bao dung đối với mọi người. Gv: Trần Thị Nam Anh Trường TH Lê Thế Tiết 2 Tíchluỹchuyênmôn IV. NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP: 1/Giảng dạy các bộ môn, tổ chức giáo dục rèn luyện học sinh. 2/Học tập nâng cao sự hiểu biết đạt trình độ chuẩn, phấn đấu đạt trên chuẩn (CĐSP, ĐHSP). 3/ Nêu cao các phẩm chất trong công tác GD HS: a. Gần gũi, yêu thương , tôn trọng và đối xử công bằng với HS, an tâm với nghề dạy học ở Tiểu học. b. Có ý thức trách nhiêm, tinh thần khắc phục khó khăn, tận tuỵ, sáng tạo trong lao động sư phạm. c. Gắn bó mật thiết với tập thể sư phạm và cộng đồng. d. Sống giản dị, lành mạnh, trung hậu, bao dung, vui tươi, cởi mở, có tác phong mẫu mực. e. Ham hiểu biết cái mới, luôn nâng cao trình độ, kĩ năng nghề nghiệp và rèn luyện tự hoàn thiện nhân cách. V. PHẤN ĐẤU LÀ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI: 1/Dạy tốt môn đạo đức hay một môn học khác, được xếp loại là GVDG vào mỗi học kì và cuối năm học. 2/ Hướng dẫn cán bộ, HS tiến hành các tiết sinh hoạt lớp trong đó có ít nhất là 2 tiết được lãnh đạo nhà trường cùng tổ khối chuyênmôn tham dự và được xếp từ khá trở lên. 3/ Có sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp hoặc về việc đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn được phòng GD-ĐT xếp loại. 4/ Lớp trở thành một tập thể tự quản được nhà trường xếp loại khá trong các đợt thi đua, không có HS vi phạm kĩ luật ở mức trường. Kết quả học tập cuối năm và thi hết cấp có tiến bộ rõ rệt so với đầu năm. 5/ Được HS và cha mẹ HS tín nhiệm, tổ khối chuyênmôn đồng tình đề nghị công nhận. VI. MỤC TIÊU CỦA GIÁO DỤC TIỂU HỌC: Hình thành cho HS những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thêt chất và các kĩ năng cơ bản để học tiếp THCS hoặc đi vào cuộc sống lao động. Gv: Trần Thị Nam Anh Trường TH Lê Thế Tiết 3 Tíchluỹchuyênmôn Học xong Tiểu học HS phải đạt được những yêu cầu chủ yếu sau đây: 1/ Có lòng nhân ái,mang bản sắc con người Việt Nam: yêu quê hương, đất nước, hoà bình và công bằng bác ái; kính trên nhường dưới và sẵn sàng hợp tác với mọi người; có ý thức và bổn phận của mình đối với người thân; đối với bạn bè; đối với cộng đồng và môi trường sống; tôn trọng và thực hiện đứng Pháp luật và quy định ở nhà trường, khu dân cư, nơi công cộng; sống hồn nhiên , mạnh dạn, trung thực, tự tin. 2/ Có kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, con người và thẩm mĩ; có kĩ năng cơ bản: nghe- nói- đọc -viết và tính toán, có thói quen rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh và bảo vệ sức khỏe. 3/Biết cách học tập, biết tự phục vụ; biết sử dụng một số đồ dùng trong gia đình và giúp việc gia đình. VII. DẠY HỌC HƯỚNG TẬP TRUNG VÀO HỌC SINH: Để thực hiện thắng lợi CNH-HĐH, cần GD để thế hệ trẻ trở thành những con người “ năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề”, những con người tự tin, có trách nhiệm, hành động phù hợp với những giá trị nhân văn và công bằng xã hội,cần thực hiện một kiểudạy -học “ hướng tập trung vào đứa trẻ, trên cơ sở hoạt động của đứa trẻ”. Kiểu dạy học này làm thay đổi vai trò của GV, thay đổi mối quan hệ giữa GV và HS trong quá trình dạy học . Người GV phải là người tổ chức ra những tình huống học tập có tác dụng kích thích óc tò mò và tư duy độc lập ,hình thành và phát triển những kĩ năng giải quyết vấn đề, xúc tiến việc tự học để lĩnh hội kiến thức thông qua quan sát, tư duy phê phán và hoạt động. a.Thế nào là kiểu dạy học hướng tập trung vào HS ? Quá trình dạy học gồm hai mặt hữu cơ : hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS. Người GV là chủ thể của hoạt động dạy với hai chức năng truyền đạt và chỉ đạo tổ chức. Người HS là đối tượng (khách thể) của hoạt động dạy, nhưng lại là chủ thể của hoạt động học tập với hai chức năng tiếp thu và tự chỉ đạo, tự tổ chức. Một điều cần đặc biệt chú ý là hoạt động học tập chỉ có thể đạt hiệu quả, nếu HS tiến hành các hành động học tập một cách tích cực, chủ động , tự giác, với một động cơ nhận thức sâu sắc. b.Một vài điều cần chú ý trong kiểu dạy học hướng tập trung vào HS. Trong kiểu dạy học hướng tập trung vào HS, vai trò truyền đạt của người GV vẫn còn, tuy nhiên không là vai trò duy nhất nữa. Người GV không chỉ là người truyền thụ những tri thức riêng rẽ, mà giúp cho HS thường xuyên tiếp xúc với những lĩnh vực học tập ngày càng rộng hơn, có quan hệ chặt chẽ với cuộc sống của các em. Trong việc thực hiện quá trrình dạy học theo kiểu hướng tập trung vào HS, người học tìm tòi, khám phá với sự giúp đỡ, hướng Gv: Trần Thị Nam Anh Trường TH Lê Thế Tiết 4 Tíchluỹchuyênmôn dẫn, cố vấn của GV. Với sự tham gia tích cực của học sinh, mối quan hệ đơn tuyến ( từ thầy đến trò) và độc đoán giữa GV và HS sẽ khó được duy trì. Như vậy, bên cạnh vai trò người truyền đạt tri thức người GV là người tổ chức, người hướng dẫn, người cố vấn cho HS trong việc học tập. Vai trò của người GV hoàn toàn không bị hạ thấp, mà được nâng cao lên nhiều với những yêu cầu cao hơn. VIII. GIÚP HS ĐỌC VIẾT TỐT: Để giúp HS đọc và viết tốt, GV cần: -Khi ra nhiệm vụ cho HS hãy tóm tắt cả bằng miệng và bằng viết, không ngại nói lại nhiệm vụ cho bất cứ HS nào muốn nghe 1 lần nữa cho chính xác. -Phát hiện ra những HS cần giúp đỡ, cố gắng xác định những HS có vấn đề về môn học và sẵn sàng giúp đỡ. -Lựa chọn ngôn từ khi viết các nhiệm vụ hoặc các hướng dẫn. +Hãy sử dụng các câu ngắn bất cứ khi nào có thể. +Khi phải đọc những câu hướng dẫn dài dòng, phức tạp HS thường lúng túng và khó khăn. Gv nên xem xétcách sử dụng từ vựng trong bộ môn vì có thể HS chưa kịp quen với bộ môn đó. -GV luôn nhắc nhở HS đọc thông viết thạo để góp phần trở thành con người thành đạt trong cuộc sống, không nên dựa vào kĩ năng đọc khi đánh giá khả năng đọc và diễn đạt của HS. -Khi coi trọng nhiệm vụ nâng cao khả năng đọc mà có thể phối hợp các nhiệm vụ các bài tập khác liên quan đến kĩ năng đọc. -Giúp HS bảo vệ tính tự trọng, giúp HS biết viết đủ. Bởi những HS gặp khó khăn khi đọc cũng thường gặp khó khăn khi viết đủ. -GV cần xác định những từ vựng mới và giúp HS học những từ đó. Giúp HS có tính tự tin hơn , dành nhiều thời gian cho những HS khó khăn khi viết từ ngữ. Khuyến khích HS thường xuyên diễn đạt ý kiến của mình. IX. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC: Việc đổi mới PPDH tất yếu phải đổi mới hình thức tổ chức dạy học để tạo một sự tương ứng cần thiết. Sự đa dạng của PPDH ttrong sự phối hợp của chúng đòi hỏi phải có một số hình thức tổ chức dạy học thích hợp. Mỗi hình thức tổ chức dạy học đều có tác dụng tích cực phát triển HS một khía cạnh nào đó. Vì vậy chúng ta cần phải kết hợp nhiều hình thức tổ chức dạy học. PPDH mới , đòi hỏi phải có hình thức tổ chức dạy học tạo cơ hội cho HS suy nghĩ và làm việc, trao đổi thảo luận với nhau nhiều hơn. Gv: Trần Thị Nam Anh Trường TH Lê Thế Tiết 5 Tíchluỹchuyênmôn *Các hình thức tổ chức dạy học gồm: (6 hình thức cơ bản) 1.Dạy học cá nhân: -Mỗi HS có một đặc điểm riêng về tính cách và năng lực hoạt động, trí tuệ. Những đặc điểm đó sẽ được phát triển đúng mức nếu được tạo điều kiện thuận lợi. Dạy học cá nhân nhằm phát triển năng lực riêng của từng HS và rèn cho HS thói quen tự học. -GV tổ chức cho mỗi em được làm việc thực sự với các đối tượng học tập như : tranh ảnh, sơ đồ, hình vẽ .để thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra. HS làm việc- GV có thể góp ý, hướng dẫn,sửa chữa cho một số em trong lớp. -Hình thức dạy học cá nhân rất đa dạng, làm việc với phiếu học tập, làm các bài tập trong sách, làm các trò chơi, tiến hành các thí nghiệm, tự thể hiện tài năng. 2.Dạy học theo nhóm: a.Tổ chức nhóm: Tuỳ theo nội dung bài học và số lượng ĐDDH đã có mà GV chia nhóm, các nhóm từ 2-5 HS. GV hoặc HS tự cử nhóm trưởng ( thư kí nếu cần), sau đó giao nhiệm vụ và hướng dẫn các em làm việc. b. Tác dụng: Đề cao vai trò sự hợp tác, trách nhiệm cá nhân với tập thể đồng thời rèn luyện cho HS những kĩ năng: Biết lắng nghe ý kiến, lựa chọn, tiếp nhận ý kiến của người khác để bổ sung vào sự hiểu biết của mình và biết cách trình bày ý kiến cho bạn nghe. c.Dạy học theo nhóm có nhiều hình thức tổ chức khác nhau như: -Thảo luận về một vấn đề học tập. -Tìm hiểu điều tra về một vấn đề thực tế. -Ôn tập tổng kết sau một bài hay một chương. -Thực hiện một bài tập , một nhiệm vụ học tập. -Tiến hành một thí nghiệm, tổ chức một trò chơi học tập. -Xây dựng một kế hoạch. d. Các loại nhóm học tập: -Nhóm xuất phát. -Nhóm chuyên sâu. -Nhóm cùng trình độ. -Nhóm tương trợ. đ. Cách chia nhóm: -Chia theo cách đếm số. -Chia theo biểu tượng. -Chia theo địa bàn dân cư 3.Dạy học theo lớp: *.Hình thức tổ chức: -Dạy học theo lớp là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản , khá phổ biến, trong dạy học lấy GV làm trung tâm; GV chủ yếu truyền thụ cho HS những kiến thức mà đữ chuẩn bị sẵn Gv: Trần Thị Nam Anh Trường TH Lê Thế Tiết 6 Tíchluỹchuyênmôn bằng lời, phương tiện dạy học hay bài tập, bài thực hành, hoạt động chủ yếu của HS là thông hiểu, ghi nhớ và tái hiện lại bài học.Trên lớp GV làm việc nhiều, HS thụ động nên kết quả không cao. -Trong dạy học lấy HS làm trung tâm đã xuất hiện nhiều hình thức tổ chức dạy học phù hợp với các PPDH đề cao vai trò hoạt động nhận thức của HS. Hình thức này được tổ chức vào lúc thích hợp như: đầu giờ, giữa hoặc cuối tiết học, nó diễn ra trong một thời gian ngắn. 4.Dạy học ngoài trời: Tổ chức học ngoài trời theo các bước sau: -Giới thiệu bài. -Nêu nội dung cần phải tìm hiểu. -Tuỳ theo nội dung, tình hình thực tế của hiện trường để GV chia nhóm. -Giao nhiệm vụ cho từng nhóm, quy định từng thời gian hoạt động. -Cho HS ra hiện trường quan sát, tìm hiểu theo nhiệm vụ đã giao. -Tập trung HS lại, sắp xếp đội hình tuỳ theo địa hình và tình hình thực tế. HS báo cáo tình hình đã thu hoạch được, HS khác bổ sung ý kiến, nhận xét đánh giá kết quả của bạn. -GV tổng kết. -HS trở về lớp để học tiết sau. 5. Tham quan: Tổ chức tham quan theo các bước sau: a.Chuẩn bị: -Xác định mục đích, nội dung, địa điểm thời gian, lô trình, phương tiện, CSVC. -Các thông tin khác về hiện trường cần cho HS biết trước khi tham quan. -Dự kiến các PP sử dụng chủ yếu trong tham quan, các dụng cụ, phục vụ cho việc dạy- học. -Dự kiến các hình thức tổ chức dạy học, có thể chia nhóm trước khi tiến hành tham quan. -Chọn hoặc mời người thuyết minh , hướng dẫn. b.Tiến hành tham quan: -Đưa HS đến địa điểm tham quan. -Lắng nghe hướng dẫn, tôn trọng nội quy, quan sát thu thập thông tin để chuẩn bị trả lời câu hỏi do GV đặt ra. -GV nêu định hướng để hướng dẫn HS chú ý vào những yếu tố chủ yếu, nổi bật trong nội dung tham quan. c.Tổng kết: -GV giải đáp những thắc mắc của HS, tổng kết các nội dung tham quan cần thiết để đưa ra những câu hỏi để HS tiếp tục suy nghĩ. -Hướng dẫn HS về bài viết thu hoạch. -Tổ chức báo cáo kết quả tham quan, trưng bày các hiện vật. -Đánh giá , nhận xét. 6.Trò chơi học tập: Cách tổ chức trò chơi học tập: Gv: Trần Thị Nam Anh Trường TH Lê Thế Tiết 7 Tíchluỹchuyênmôn a.Tổ chức trò chơi học tập gồm những công việc sau: - Giới thiệu trò chơi: +Nêu tên trò chơi. +Hướng dẫn cách chơi: Vừa mô tả vừa thực hành, nếu cần mời mọi người làm theo -Chơi thử. -Nhấn mạnh luật chơi, nhất là những lỗi thường gặp ở phần chơi thử. -Chơi thật. -Xử phạt những người phạm luật chơi. -Nhận xét kết quả trò chơi, rút kinh nghiệm. b. Người tổ chức trò chơi: Do Gv là chính, còn khi chơi quen trò chơi thì GV có thể giao cho HS tổ chức. c.Thưởng - phạt: -Phải công minh, đúng luật sao cho người chơi thoải mái, kích thích được sự hứng thú. -Hình thức thưởng có thể là một hiện vật, một lời khen, một tràng pháo tay. -Phạt có thể là hát một bài, kể một câu chuyện X. CÁC PHÍM TẮT TRÊN BÀN PHÍM: Để sử dụng nhanh và thuận lợi khi dùng máy tính chúng ta cần biết một số phím tắt trên bàn phím như: 1/Chèn 1 slide mới: CTRL+ M 2/Di chuyển nhanh vùng soạn thảo(Switch pane) : F6 hay SHIFT + F 3/ Tạo 1 file mới trùng tiêu đề: CTRL +D. 4/Trìnhg chiếu slide show: F5 5/Promote a paragraph : ALT + SHIFT +left arrow. 6/Mở hộp thoại Find : CTRL + F 7/ Mở hộp thoại Font : CTRL + T 8 /Lặp lại lần soạn thảo đó: F4 hoặc CTRL +Y 9/truy cập hướng dẫn: CTRL + G 10/ Xoá một từ : CTRL + BACK SPACE. 11/Chuyển chữ hoa : SHIFT +F3. 12/Đánh dấu đậm : CTRL+ B. 13/Đánh dấu nghiêng : CTRL + I. 14/Save : CTRL + S. 15/PRINT : CTRL + P. 16/Open : CTRL + 17/ Paste : CTRL + V. 18/Chọn tất cả : CTRL + A. 19/Chèn siêu liên kết : CTRL + K Gv: Trần Thị Nam Anh Trường TH Lê Thế Tiết 8 Tíchluỹchuyênmôn Gv: Trần Thị Nam Anh Trường TH Lê Thế Tiết 9 . với nhau nhiều h n. Gv: Trần Thị Nam Anh Trường TH Lê Thế Ti t 5 T ch luỹ chuyên môn *Các h nh thức t chức dạy h c gồm: (6 h nh thức cơ bản) 1.Dạy h c. m t số h nh thức t chức dạy h c thích h p. Mỗi h nh thức t chức dạy h c đều có t c dụng t ch cực ph t triển HS m t khía cạnh nào đó. Vì vậy chúng ta