1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Chuyên đề thị trường Lúa gạo

21 430 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,71 MB

Nội dung

Chuyên đề thị trường Lúa gạo, Cuốn sách chuyên về kinh doanh lúa gạo

www.thitruongluagao.com CHUYÊN ĐỀ Thị trường lúa gạo 10/8/2013 NHỮNG GÌ NỔI BẬT Toàn cảnh thị trường tháng 7 Theo báo cáo Makets & Trade tháng 7/2013 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), tổng sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2012/2013 điều chỉnh tăng 3,658 triệu tấn lên mức 469,648 triệu tấn. Gạo vụ Đông Xuân được giá Dường như đang hình thành 2 kênh tiêu thụ gạo thành phẩm – đặc biệt với gạo 5 Đông Xuân, cho xuất khẩu và nội địa (cung ứng giao hàng và dự trữ). Xuất khẩu gạo đi Trung Quốc và vai trò của COFCO Tập đoàn Kinh doanh Thương mại Lương thực Nhà nước của Trung Quốc (COFCO) tăng mạnh nhập khẩu gạo Việt trong tháng 5/2013. Thái Lan điều chỉnh chính sách Chuyên gia Tom Slayton bình luận về thay đổi chính sách của Thái Lan. Giảm 2 triệu ha lúa, nông dân sẽ giàu lên Nguyên phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn cho rằng nếu giảm 2 triệu ha đất trồng lúa thì giá gạo sẽ tăng lên gấp 1,5-2 lần hiện nay. Như thế, nông dân mới có lãi thật và được hưởng đúng giá trị do mình làm ra. Công ty CP Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam – AgroMonitor Phòng 1604, Tòa nhà 101 Láng Hạ, Q. Đống Đa, Hà Nội ĐT: 84 4 6662 4157 / Email: agromonitor.hn@gmail.com 1 |Giả i m ã t h ị t r ư ờ ng DANH SÁCH TƯ VẤN THÔNG TIN NGÀNH LÚA GẠO Giá trên chưa bao gồm VAT 10% và phí vận chuyển 40.000VND/quyển. DỊCH VỤ TƯ VẤN CHUYÊN BIỆT CHO KHÁCH HÀNG (Ngoài các ấn phẩm, với đội ngũ nghiên cứu giàu kinh nghiệm, AgroMonitor còn cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyên biệt theo yêu cầu cụ thể của khách hàng)  Báo cáo phân tích các ngành theo chuỗi thời gian  Báo cáo phân tích doanh nghiệp theo chuỗi thời gian  Nghiên cứu thị trường: chuỗi giá trị, cung-cầu thị trường, kênh phân phối, thương hiệu,…  Cơ sở dữ liệu giá Để biết thêm thông tin chi tiết về ấn phẩm vui lòng liên lạc với bộ phận dịch vụ khách hàng: Email: agromonitor.hn@gmail.com Tel: 84 4 666 24157 – Fax: 84 4 356 27705 - Hotline: 0943 411 411 TT Tên ấn phẩm Đơn vị I Tư vấn thường niên (Bản cứng) 1 Ngành Lúa gạo Việt Nam 2012 và Triển vọng 2013 Quyển II Tư vấn Quý (Bản cứng) 1 Triển vọng ngành Lúa gạo Quyển 2 Giám sát và cảnh báo rủi ro ngành Lúa gạo Quyển III Tư vấn ngày + tuần (Đăng trên website) 1 Tư vấn thông tin ngành Lúa gạo Việt Nam Tháng 1 Chuyên đề thị trường Lúa gạo MỤC LỤC 1. Giảm 2 triệu ha lúa, nông dân sẽ giàu lên . 2 2. Toàn cảnh thị trường tháng 7/2013 . 5 3. Bình luận của Tom Slayton . 13 4. Gạo Đông Xuân có giá 14 5. Vai trò của COFCO trong nhập khẩu gạo Trung Quốc từ Việt Nam . 15 6. Chuỗi giá trị cho thương hiệu gạo Việt 16 2 1. Giảm 2 triệu ha lúa, nông dân sẽ giàu lên Nguyên phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn cho rằng nếu giảm 2 triệu ha đất trồng lúa để chuyển sang trồng hoa, cỏ chăn nuôi, cây cảnh, nuôi cá . thì giá gạo sẽ tăng lên gấp 1,5-2 lần hiện nay. Như thế, nông dân mới có lãi thật và được hưởng đúng giá trị do mình làm ra. Nguyên phó thủ tướng NGUYỄN CÔNG TẠN cho rằng việc giữ 7 triệu ha đất trồng lúa mỗi năm (bao gồm diện tích trồng lúa vụ hè thu, đông xuân và lúa vụ ba - PV) và cứ “ôm” mãi thành tích cường quốc xuất khẩu lúa gạo đang là vấn đề mâu thuẫn nhất. Ông đề nghị đổi mới tư duy làm nông nghiệp, giảm bớt 2 triệu ha lúa để dành đất nuôi, trồng cây, con khác. Ông Tạn phân tích: - Hãy nhìn vào ba yếu tố chính tác động đến tăng trưởng, phát triển ngành nông nghiệp: một là cơ chế chính sách, hai là khoa học kỹ thuật, ba là vốn đầu tư. Năm 1988, chúng ta thực hiện cơ chế giao đất, cho phép hộ gia đình tự chủ sản xuất đã tạo nên bước ngoặt, nhưng cơ chế này đến nay khai thác đã hết. Nói cách khác, động lực tạo ra tính tích cực của nông dân đến nay không còn lớn nữa, đã đến giới hạn của nó. Trong khi đó khoa học kỹ thuật chỉ đóng góp vào giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp trên dưới 30% một chút (thế giới là 90%). Vậy là rõ rồi, trong khi cơ chế chính sách đã đến giới hạn thì khoa học kỹ thuật lại giậm chân tại chỗ. Đây là lý do dẫn đến tình hình sản xuất chững lại và những mâu thuẫn, khó khăn trong nông nghiệp. Theo đề án vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì năm 2013 bắt đầu tái cơ cấu. Nhưng với những thông tin tôi có được, có thể khẳng định rằng nút thắt của ngành nông nghiệp chưa được gỡ đúng chỗ. Mức tăng trưởng ngành nông nghiệp những năm vừa qua dưới 3%, bây giờ bảo lên ngay 4-5% thì không có đâu. Giữ được mức tăng trưởng 3% trong vòng 10- 15 năm tới là giỏi rồi. Và trong khoảng thời gian trung hạn ấy phải có sự tác động tích cực, mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật mới có thể đạt được giai đoạn nhảy vọt mới. Tức phải là tầm nhìn dài hạn, có sự chuẩn bị vốn đầu tư, chuẩn bị khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao trong nông nghiệp và đổi mới chính sách. Nói tái cơ cấu thì tái vào cái gì? Thứ nhất là tái cơ cấu ngành hàng, thứ "Theo tôi, muốn gỡ vấn đề trong nông nghiệp hiện nay thì phải đổi mới hẳn tư duy. Tư duy của ta hiện nay về nông nghiệp vẫn còn ảnh hưởng tư duy một thời từ lâu là cứ tập trung làm lúa gạo" Nguyên phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn 3 hai là tái cơ cấu công nghệ. Cả hai yếu tố này đều phụ thuộc vào khoa học kỹ thuật cả. Chỉ có khoa học kỹ thuật mới giúp nền nông nghiệp chuyển từ lượng sang chất được. * Thưa ông, trong lúc khoa học công nghệ chưa tác động làm đòn bẩy mạnh mẽ trong sản xuất được thì phải nhằm vào tái cơ cấu ngành hàng chứ? - Đúng vậy. Tái cơ cấu nông nghiệp VN thì chỗ đụng đến lớn nhất là lúa. Bởi lúa chiếm khoảng một nửa GDP trong nông nghiệp và chiếm khoảng một nửa số nông dân VN. Cho nên hiện nay ở mảng này là nhiều mâu thuẫn nhất. Mâu thuẫn ở chỗ nông dân vùng lúa, đóng vai trò chính đưa VN từ nước thiếu đói đến cường quốc xuất khẩu gạo, lại đang nghèo, sản xuất thua lỗ, ngán ngẩm với cây lúa. Theo tôi, muốn gỡ vấn đề trong nông nghiệp hiện nay phải đổi mới hẳn tư duy. Tư duy của ta hiện nay về nông nghiệp vẫn còn ảnh hưởng tư duy một thời từ lâu là cứ tập trung làm lúa gạo. Nhưng lao mãi vào làm lúa gạo đến nay lúa gạo lại thừa, xuất khẩu thì hiệu quả không cao. Hiện nay nhiều nước trước kia nhập khẩu gạo đã tự túc được, một số nước còn nghèo đói thì không có tiền để mua. Sản xuất lúa của Ấn Độ đã vọt lên, Campuchia vọt lên, sắp tới Myanmar sẽ vọt lên . thì chúng ta xuất đi đâu. * Vậy VN phải làm gì? Theo ông, đâu là chỗ cần phải tháo gỡ nút thắt của ngành nông nghiệp? - Câu hỏi đặt ra là VN cứ ôm mãi thành tích mấy triệu tấn gạo xuất khẩu để làm gì? Nhà nước phải mua tạm trữ hàng triệu tấn lúa cũng mất tiền ngân sách (cũng là tiền của dân). Xuất khẩu giá thấp nông dân cũng thua thiệt. Tôi cho rằng 7 triệu ha trồng lúa hằng năm đang là không gian tập trung mâu thuẫn về kinh tế - xã hội phải xử lý. Đột phá là phải gỡ tung chỗ này ra - không gian đang chứa mâu thuẫn và chứa mấy chục triệu nông dân trồng lúa này. Ý tôi là bây giờ tính toán lại: một người ăn mỗi năm chỉ 100kg gạo thôi, tính dư ra là 200kg lúa, tức toàn dân số VN mỗi năm ăn chưa hết 20 triệu tấn, cộng thêm với khoảng 5 triệu tấn dự trữ đảm bảo an ninh lương thực nữa. Như vậy, chúng ta chỉ cần 5 triệu ha trồng lúa mỗi năm là có sản lượng 30 triệu tấn. Còn 2 triệu ha chuyển sang nuôi trồng thứ khác. Giảm bớt 2 triệu ha trồng lúa thì dứt khoát xã hội VN nhìn vào lúa không như bây giờ nữa, giá gạo sẽ lên gấp rưỡi, gấp đôi bây giờ. Lúc ấy nông dân mới có lãi thật, mới được hưởng đúng giá trị do mình làm ra. Tất nhiên, có người sẽ nói làm vậy thì người dân ở khu vực khác phải mua gạo sẽ kêu, tức công nhân kêu, người hưởng lương kêu. Nhưng tôi thử hỏi lại vừa qua giá thành sản xuất điện lên, giá các loại dịch vụ lên, giá xăng thế giới lên là anh ký cho tăng giá ngay, tại sao nông dân cứ phải chịu đựng mãi giá lúa thế này? 2 triệu ha kia chuyển sang làm cái khác: trồng hoa, cỏ, cây cảnh, chỗ nào nuôi cá tốt thì đắp bờ nuôi cá . Như vậy, 2 triệu ha đó có thể tạo thêm giá trị gia tăng rất lớn, sẽ làm thay đổi diện mạo nông thôn. * Nhưng nếu chuyển dịch như vậy thì có mâu thuẫn gì với nghị quyết của Quốc hội yêu cầu giữ 3,8 triệu ha đất lúa? - Nói giữ 3,8 triệu ha đất lúa không có nghĩa là phải trồng lúa trên 3,8 triệu ha đất ấy, mà là không được xây dựng công trình, chuyển sang làm khu công nghiệp. Còn nếu thấy trồng ngô, trồng 4 đậu, trồng cỏ chăn nuôi, đắp bờ nuôi cá . có hiệu quả thì phải gợi ý cho nông dân làm chứ. Tôi thấy cách đặt vấn đề của lãnh đạo Chính phủ như vậy là đúng. * Ai sẽ phải là nhạc trưởng cho một cuộc tái cơ cấu mạnh mẽ như ông đề xuất? - Tất nhiên phải là Chính phủ, là Thủ tướng. Trong thời điểm này, đưa ra quan điểm cải cách, đụng chạm đến toàn bộ vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, tư duy như vậy thì tập thể Chính phủ phải đứng ra gánh vác và người đứng mũi chịu sào phải là Thủ tướng. Nếu cho rằng thực hiện bước đi như tôi đề xuất là mạo hiểm thì có thể chọn vài tỉnh ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long làm thí điểm, sau một năm sẽ cho ra kết quả ngay. * Bộ trưởng Cao Đức Phát có nói rằng chính tính tự phát và việc khó thay đổi thói quen của nông dân cũng gây khó khăn cho tái cơ cấu, ví dụ như việc trồng giống lúa chất lượng thấp IR50404 đã được bộ khuyến cáo nên thôi hàng chục năm nay nhưng bà con cứ trồng . - Tôi không bình luận phát biểu của bộ trưởng. Tôi là nông dân làm ruộng nên tôi hiểu nông dân có chuyện của tâm lý và có chuyện sức ì của thói quen. Nhưng với nông dân, khi chỉ cho họ thấy rõ cái lợi thì không cần hướng dẫn họ cũng tự mày mò để làm và làm rất dứt khoát. Ngay trong chuyện trồng lúa, tôi xin đặt ra câu hỏi là nếu mọi nông dân VN đều trồng lúa chất lượng cao thì giá lúa có cao hay không? Trồng lúa chất lượng cao phải đầu tư nhiều hơn mà không dám chắc bán giá cao thì nông dân thấy rủi ro nên họ không làm. Trong nông nghiệp là vậy, khi anh trồng 1ha thì giá cao ngất, nhưng đem trồng hàng ngàn hecta lại phải đem đổ đi. Cho nên vai trò của người làm chính sách ở đây là phải nghiên cứu, dự báo thị trường thật tốt để cung cấp thông tin cho nông dân. Quan trọng hơn nữa là phải gắn kết nông dân với doanh nghiệp, bởi doanh nghiệp là người lo nhất về thị trường. Đội ngũ doanh nghiệp của ta còn yếu (cả về thực lực, nắm bắt thị trường, khả năng quản trị) như vậy thì làm sao đóng vai trò quan trọng trong định hướng sản xuất cho người nông dân được. Tôi chỉ đơn cử ngành chăn nuôi bây giờ doanh nghiệp nước ngoài vào đây nắm hết rồi, lợi thế của mình nhưng để họ nắm hết. Điều này thì không thể đổ lỗi cho nông dân. Nguồn báo Tuổi Trẻ Trước tình trạng sản xuất lúa gạo, chăn nuôi cầm chừng, nông dân làm ăn thua lỗ, có nguy cơ phải bỏ ruộng, treo ao, đóng cửa chuồng trại ., tại phiên họp thường kỳ tháng 6 của Chính phủ, Thủ tướng và nhiều thành viên Chính phủ đã đặt vấn đề phải nhanh chóng tái cơ cấu ngành nông nghiệp. P.V 5 2. Toàn cảnh thị trường tháng 7/2013 Theo báo cáo Makets & Trade tháng 7/2013 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), tổng sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2012/2013 điều chỉnh tăng 3,658 triệu tấn lên mức 469,648 triệu tấn; thương mại năm 2013 điều chỉnh giảm 1,483 triệu tấn xuống mức 37,577 triệu tấn; tồn kho niên vụ 2012/13 điều chỉnh tăng 3,162 triệu tấn lên mức 108,618 triệu tấn, tiêu thụ điều chỉnh tăng 9,887 triệu tấn lên mức 469,278 triệu tấn so với năm 2012. Sản xuất và thương mại gạo toàn cầu năm 2012 – 2013 (Triệu tấn) Năm/Chỉ tiêu Sản lượng Thương mại Tiêu th Tồn kho 2012 466,188 39,060 459,391 105,456 2013- Dự báo tháng 4 467,601 37,423 469,305 103,793 2013- Dự báo tháng 5 470,219 38,602 469,850 105,427 2013- Dự báo tháng 6 470,190 38,102 469,252 106,775 2013- Dự báo tháng 7 469,846 37,577 469,278 108,618 Nguồn: Báo cáo World Markets and Trade, Bộ Nông nghiệp Mỹ 6 Dự báo cập nhật của USDA tháng 7/2013 có một số điều chỉnh so với dự báo tháng 6: USDA tiếp tục điều chỉnh giảm lượng xuất khẩu của Thái Lan trong năm 2012-13 xuống 500 ngàn tấn, còn 7 triệu tấn do giá gạo Thái Lan kém cạnh tranh và tốc độ xuất khẩu chậm. Điều chỉnh xuất khẩu giảm 200 ngàn tấn năm 2012-13 và năm 2013-14 của Pakistan do lũ lụt và thiếu năng lượng phục vụ cho chế biến xuất khẩu. Dự báo năm 2013/14: Sản lượng gạo toàn cầu ở mức 478,693 triệu tấn, giảm 469 ngàn tấn, tiêu thụ gạo toàn cầu ở mức 476,058 triệu tấn, giảm 262 ngàn tấn, thương mại toàn cầu giảm 180 ngàn tấn xuống mức 37,957 triệu tấn so với báo cáo tháng 6/2013. Bảng dự báo xuất khẩu năm 2012-13 của USDA tháng 7/2013 (triệu tấn) Tên nước Tháng 7 So với tháng 6/2013 Ấn Độ 9,0 0 Việt Nam 7,4 0 Thái Lan 7,0 -0,5 Pakistan 3,0 -0,2 Campuchia 0,975 0 Myanmar 0,75 0 Bảng dự báo nhập khẩu năm 2012-13 của USDA tháng 7/2013 (triệu tấn) Tên nước Tháng 7 So với tháng 6/2013 Trung Quốc 3,0 0 Nigeria 2,3 -0,1 Indonesia 1,0 -0,5 Malaysia 1,05 0 Philippines 1,5 0 Bờ Biển Ngà 1,15 0 Việt Nam 7  Tại Tiền Giang, trong tháng 07/2013 giá gạo nguyên liệu loại 1 ở mức 7.038 đồng/kg, tăng 573 đồng/kg so với tháng trước (8,5%), tăng 163 đồng/kg (2,37%) so với tháng 7/2012; gạo loại 2 ở mức 6.662 đồng/kg, tăng 434 đồng/kg so với giá trung bình tháng 6/2013 tuy nhiên lại giảm 77 đồng/kg (1,14%) so với tháng 7/2012.  Tại Kiên Giang, giá gạo thành phẩm 5% ở mức 7.765 đồng/kg tăng 270 đồng/kg (3,60%) so với tháng 6/2013 tuy nhiên lại giảm 473 đồng/kg (5,74%) so với tháng 7/2012; gạo 25% ở mức 7.090 đồng/kg tăng nhẹ 37 đồng/kg so với tháng trước, giảm 369 đồng/kg (4,94%) so với tháng 7/2012.  Trong tháng 07/2013, giá chào gạo xuất khẩu gạo 5% của Việt Nam tăng so với trung bình tháng trước. Gạo 5% trung bình ở mức 386 USD/tấn, tăng 9 USD/tấn so với tháng 6/2013 (tương ứng 2,38 %). Gạo 25% ở mức 354 USD/tấn không đổi so với trung bình tháng trước. So với tháng 07/2012 giá gạo 5% đã giảm 20 USD/tấn (tương ứng giảm 4,92%); gạo 25% giảm 19 USD/tấn (tương ứng giảm 5,09%). Theo thông tin từ Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico, Mexico đã đồng ý sửa đổi quy định về đóng bao, tức là cho gạo Việt Nam đóng trong bao polypropylene (PP) như cũ thay vì phải đóng trong bao polyethylene (PE). Nhưng về lâu dài, để giữ được thị trường Mexico cho việc xuất khẩu gạo của Việt Nam, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico khuyến cáo, nhà xuất khẩu trong nước cần phải đầu tư dây chuyền đóng bao, thay đổi cách đóng bao bì giống với cách đóng bao của Hoa Kỳ đang xuất khẩu vào Mexico, đóng trong bao giấy cứng (3 lớp) khâu kín, không khí không lọt vào, trọng lượng tịnh 50 pounds (22,68 kg) để thuận tiện cho người tiêu dùng, đồng thời giữ được chất lượng gạo của Việt Nam. Xuất khẩu gạo Việt tới Mexico liên tục tăng mạnh trong thời gian qua. Đây sẽ là yếu tố thuận lợi để gạo Việt đẩy mạnh xuất khẩu gạo Mexico thay thế gạo Pakisantan đã bị cấm nhập khẩu do bọ cánh cứng trước đó. Tuy nhiên, có thể sẽ có nhiều khó khăn vì Mexico là thị trường xuất khẩu lớn gạo Mỹ. Trước đó, Pakistan lên án các nhà xuất khẩu gạo Mỹ đã vận động hành lang để Mexico cấm nhập khẩu gạo Pakistan, bởi gạo Pakistan rẻ hơn so với gạo Mỹ tới 100 USD/tấn. Ngày 17/07, Hiệp hội Lương thực Việt Nam công bố giá tối thiểu gạo xuất khẩu được điều chỉnh như sau: Gạo loại 25% tấm là 375 USD/tấn/FOB; đóng bao 50kg/bao, giao tàu và theo tiêu chuẩn chất lượng gạo xuất khẩu Việt Nam; Chênh lệch giá giữa các loại gạo khác do các thương nhân tính toán và quyết định; Giá công bố có hiệu lực từ ngày 18/7/2013. Thái Lan Trước áp lực của dư luận Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã sa thải Bộ trưởng Thương mại Boonsong Teriyapirom sau những chỉ trích về Chương trình thu mua Thế chấp lúa gạo làm hủy hoại vị thế tài chính của đất nước, làm thất thoát nhiểu tỷ USD. Tuy nhiên việc thay thế Bộ trưởng Thương mại mới có thể thay đổi chính sách lúa gạo của Thái Lan.? Boonsong Teriyapirom 8 có thể chỉ là quân bài để xoa dịu dư luận Thái trước những thất bại của chương trình Thế Chấp của Chính phủ. Trong một diễn biến về chính sách trước áp lực của nông dân, Ủy ban Chính sách Gạo Quốc gia Thái Lan BẤT NGỜ quyết định sẽ tiếp tục duy trì giá mua gạo Chương trình Thế Chấp của Chính phủ tại mức 15.000 baht/tấn (485 USD/tấn ) NHƯNG NHIỀU KHẢ NĂNG DUY TRÌ ĐẾN 15/9, đảo ngược lại quyết định giảm 20% giá thu mua sẽ có hiệu lực vào ngày 01/07. Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại mới của Thái Lan, Niwatthamrong Boonsongpaisal tuyên bố sẽ minh bạch hơn trước những cáo buộc tham nhũng và đẩy mạnh giải phóng lượng gạo dự trữ trong kho. Động thái mới này được cho là nhằm xoa dịu các cuộc biểu tình của nông dân sẽ không ảnh hưởng lớn đến tài chính do hiện Thái Lan đã thu hoạch xong và giá thu mua mới sẽ có hiệu lực cho đến ngày 15/09/2013, sau đó Ủy ban Lúa gạo sẽ điều chỉnh giá mua Thế chấp cho vụ mùa tiếp theo bắt đầu từ tháng 10/2013 dựa trên giá thị trường và việc đẩy mạnh hợp đồng Chính phủ với các quốc gia Đông Nam Á, Trung Quốc và Châu Phi. Trong khi đó có tin cho biết, Chính phủ Thái Lan tiếp tục đề nghị giảm giá mua Chương trình Thế chấp cho vụ thu hoạch chính năm 2013-14 xuống mức khoảng 12.000 baht (387 USD/tấn) đối với gạo trắng thông thường và đề xuất giảm hạn mức mua lúa từ 500.000 baht (khoảng 16.000 USD) xuống mức 400.000 baht (khoảng 13.000 USD) cho mỗi hộ gia đình và sẽ gặp đại diện của nông dân để thảo luận vào cuối tháng 7. Ấn Độ Theo Bộ Nông nghiệp Ấn Độ, diện tích mùa vụ Kharif (vụ chính) của Ấn Độ tính đến ngày 26/07 ở mức 19,6 triệu ha, tăng 7% so với 18,4 triệu ha cùng kỳ năm 2012. Trong khi đó, lượng gạo dự trữ của Ấn Độ tiếp tục ở mức cao, Theo Tổng công ty Lương thực Ấn Độ (FCI), lượng gạo dự trữ của Ấn Độ tính đến ngày 01/07/2013 ở mức 31,508 triệu tấn, tăng khoảng 2,6% so với 30,708 triệu tấn so với cùng kỳ 2012. Tuy nhiên, lượng gạo dự trữ đã giảm khoảng 5,4% so với khoảng 33,306 triệu tấn so với thời điểm ngày 01/6/2013. Lượng gạo dự trữ hiện gấp khoảng 2,7 lần so với chỉ tiêu chiến lược là khoảng 11,8 triệu tấn. Bộ Trưởng Bộ Nông trại Ấn Độ Sharad Pawar cho biết, Ấn Độ sẽ tiếp tục xuất khẩu gạo và các lại ngũ cốc khác mặc dù Luật An ninh Lương thực nhằm cung cấp ngũ cốc giá rẻ tới 70% dân số của nước này sẽ sớm được thông qua. Trước đó các nhà phân tích dự báo xuất khẩu hầu hết các loại ngũ cốc sẽ giảm. Tuy nhiên, ông Sharad Pawar cho biết mưa gió mùa thuận lợi nên nhiều khả năng sản lượng gạo và các loại ngũ cốc khác sẽ đạt mức kỷ lục mới. Thêm vào đó dự trữ lương thực của Ấn Độ hiện đang rất lớn, lên tới 73,9 triệu tấn, gấp tới 2,5 lần so với yêu cầu dự trữ tối thiểu. Theo Bộ Nông nghiệp Ấn Độ, tính đến ngày 12/07, diện tích gieo trồng lúa vụ chính (Kharif) của Ấn Độ ở mức 11,007 triệu ha, tăng 13% so với 9,75 triệu ha cùng ký năm ngoái do mưa gió mùa thuận lợi và đến sớm.

Ngày đăng: 26/08/2013, 20:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Dường như đang hình thành 2 kênh tiêu thụ gạo thành phẩm – đặc biệt với gạo 5 Đông  Xuân, cho xuất khẩu và nội địa (cung ứng giao  hàng và dự trữ) - Chuyên đề thị trường Lúa gạo
ng như đang hình thành 2 kênh tiêu thụ gạo thành phẩm – đặc biệt với gạo 5 Đông Xuân, cho xuất khẩu và nội địa (cung ứng giao hàng và dự trữ) (Trang 1)
Bảng dự báo nhập khẩu năm 2012-13 của USDA tháng 7/2013 (triệu tấn) - Chuyên đề thị trường Lúa gạo
Bảng d ự báo nhập khẩu năm 2012-13 của USDA tháng 7/2013 (triệu tấn) (Trang 8)
Bảng dự báo xuất khẩu năm 2012-13 của USDA tháng 7/2013 (triệu tấn) - Chuyên đề thị trường Lúa gạo
Bảng d ự báo xuất khẩu năm 2012-13 của USDA tháng 7/2013 (triệu tấn) (Trang 8)
(Thitruongluagao) - Dường như đang hình thành 2 kênh tiêu thụ gạo thành phẩm – đặc biệt với gạo 5 Đông Xuân, cho xuất khẩu và nội địa (cung ứng giao hàng và dự trữ) - Chuyên đề thị trường Lúa gạo
hitruongluagao - Dường như đang hình thành 2 kênh tiêu thụ gạo thành phẩm – đặc biệt với gạo 5 Đông Xuân, cho xuất khẩu và nội địa (cung ứng giao hàng và dự trữ) (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w