Chuẩn bị - Địa điểm: Khu vực sân trước - Đồ dùng của cô: ly nước, quả quýt,nhãn, muỗng, chướng ngại vật, các loại quả đồ chơi,… Đồ chơi ngoài trời, khu vực chơi sạch sẽ, an toàn - Đồ dùn
Trang 1KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG CHUNG: THỬ NGHIỆM
CHỦ ĐỀ: Thế giới thực vật
ĐỀ TÀI: Thử nghiệm “Qủa chìm, quả nổi”
TCVĐ: Chuyền quả
TCTD: Đồ chơi ngoài trời, nhảy lò cò, cầu tuột, xích đu, tưới cây…
NGƯỜI DẠY: Thạch Thị Kim Oanh
LỨA TUỔI: Lớp Mầm
Ngày dạy:
GVHD:
Năm học: 2018-2019
Trang 2I Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết tên thí nghiệm, các nguyên vật liệu làm nên thí nghiệm.
Trẻ biết làm thí nghiệm cùng cô
- Trẻ có kỹ năng quan sát, phán đoán Phát triển khả năng chú ý và ghi nhớ
- Giáo dục trẻ khi chơi không chen lấn xô đẩy bạn Có tinh thần đoàn kết khi làm việc nhóm
II Chuẩn bị
- Địa điểm: Khu vực sân trước
- Đồ dùng của cô: ly nước, quả quýt,nhãn, muỗng, chướng ngại vật, các loại quả đồ chơi,… Đồ chơi ngoài trời, khu vực chơi sạch sẽ, an toàn
- Đồ dùng của trẻ: Quần áo, đầu tóc gọn gàng
III Tổ chức hoạt động
Ổn định – tập trung trẻ (Định hướng buổi sinh hoạt)
- Giới thiệu nội dung buổi hoạt động, nhắc nhở trẻ ý thức khi đi dạo :
+ Cô cùng trẻ ra ngoài sân, cô hỏi trẻ các con thấy thời tiết hôm nay thế nào? Có nắng không? Có lạnh không? Khi đi ra ngoài trời các con nhớ phải ăn mặc phù hợp thời tiết, đi dép, đội mũ kẻo bị ốm các con nhớ nhé!
+ Hôm nay chúng mình sẽ được ra ngoài trời để dạo chơi sau đó chúng ta sẽ làm một thử nghiệm rất thú vị đấy Ngoài ra các con sẽ được chơi các trò chơi ngoài trời như là chơi chuyển quả… và chơi tự do với các đồ chơi trong sân như là cầu tuột, xích đu… các con có thích không? Vậy thì các con phải đi cùng cô đi và không được chen lấn xô đẩy nhau biết chưa nào! Trẻ đi tự do vừa đi vừa đọc bài “ dung dăng dung dẻ”
- Cô và trẻ cùng đi ra sân trường
+ Các con thấy hôm nay cây hoa sứ có gì mới?(cây nở nhiều hoa hơn)
Trang 3- Dẫn trẻ đến nơi làm thử nghiệm.
Thực nghiệm “Qủa chìm, quả nổi”
- Cô tập trung trẻ lại
+ Hôm nay cô và các con cùng làm thử nghiệm “Qủa chìm, quả nổi”, các con có thích không nào?
- Cô chỉ vào bàn đựng sẵn các vật dụng để làm thử nghiệm và hỏi:
+ Các con nhìn xem cô có gì?
- Cô chỉ vào từng vật liệu và hỏi trẻ:
+ Đây là gì?
+ Vậy các con đoán xem cô sẽ làm gì với những đồ vật này?
+ Các con dự đoán xem hiện tượng gì sẽ xảy ra khi cô cho quả nhãn và quả quýt vào thau nước nào?
- Để biết có hiện tượng gì các con về nhóm của mình làm và lát nữa cho cô biết kết quả nhé
- Cho trẻ về 2 nhóm làm thử nghiệm
- Cô cho lần lượt trẻ thả quả nhãn và quả quýt vào thau nước
+ Bạn nào cho cô biết có hiện tượng gì xảy ra khi ta cho quả nhãn vào ly nước? + Vì sao ?
- Cô kết luận: Khi cho quả nhãn vào ly nước, quả nhãn nặng hơn nước, chính vì vậy
mà quả nhãn chìm xuống đáy ly nước đấy Các có thấy thú vị không?
+ Bạn nào cho cô biết có hiện tượng gì xảy ra khi ta cho quả quýt vào ly nước? Vì sao?
- Cô kết luận: Khi cho quả quýt vào ly nước thì quả quýt sẽ nổi trên mặt nước, vì lớp trắng bên trong vỏ quả quýt có rất nhiều không khí, khi ta thả quả quýt vào nước các không khí này nhẹ hơn nước nó sẽ làm quả quýt nổi lên Các con nhớ chưa
- Cô nhận xét và tuyên dương
Trò chơi vận động: “Chuyển quả”
Trang 4Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội, mỗi đội xếp thành một hàng dọc sau vạch mức Cô
chuẩn bị cho mỗi đội 2 rỗ quả quýt, nhãn Khi trò chơi bắt đầu, lần lượt từng thành viên của mỗi đội lấy 1 quả bỏ vào chén nhựa nhỏ và di chuyển qua chướng ngại vật, lên bỏ vào rỗ phía trên của đội mình Hết thời gian đội nào chuyển được nhiều quả
về nhất là đội chiến thắng
Luật chơi: Không được làm rơi quả Nếu làm rơi sẽ phải chuyển lại từ đầu.
Tổ chức cho trẻ chơi tự do
- Chơi với bóng, đồ chơi ngoài trời
- Trò chơi dân gian: cua gắp, nhảy dây, lộn cầu vồng, thả vòng cổ chai, đồ chơi ngoài sân
- Cô bao quát trẻ khi chơi
- Tập trung trẻ , vào lớp, vệ sinh
GVHD