130 ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP Trong đoạn mạch nối tiếp cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì ?... Câu 2: Khi các dụng cụ điện mắc nố
Trang 1130
ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP
Trong đoạn mạch nối tiếp cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì ?
Trang 2131
Câu 1: Trong các mạch điện sau đây, mạch điện nào có các bóng đèn mắc nối
tiếp ?
C- 2, 3 và 4 D- Tất cả các mạch trên
Câu 2: Khi các dụng cụ điện mắc nối tiếp thì :
A- Cường độ dòng điện qua các dụng cụ điện bằng nhau
B- Hiệu điện thế ở hai đầu các dụng cụ điện là như nhau nếu các dụng cụ điện hoàn toàn như nhau
C- Nếu dòng điện không đi qua dụng cụ điện này thì cũng không đi qua dụng cụ điện kia
D- Các câu A, B, C đều đúng
Câu 3: Có một nguồn điện 9V và các bóng đèn ở trên có ghi 3V Mắc như thế
nào thì đèn sáng bình thường ?
A- Hai bóng đèn nối tiếp B- Ba bóng đèn nối tiếp
C- Bốn bóng đèn nối tiếp D- Năm bóng đèn nối tiếp
Câu 4: Hai bóng đèn khác loại nhau được mắc nối tiếp với một nguồn điện
A- Hai đèn sáng bình thường vì có cùng một dòng điện đi qua
B- Sẽ có một đèn sáng bình thường và một đèn sáng không bình thường C- Cả hai đèn đều sáng không bình thường
D- B hoặc C
Trang 3132
Câu 5: Cho mạch điện như sau
Hiệu điện thế ở hai đầu các bóng đèn
Đ1, Đ2, Đ3, Đ4 là U1 = 3,5V, U2 =
4V, U3 =1 V, U4 = 3,5V
Ta kết luận :
A- Nguồn điện có hiệu điện thế 12V
B- Hai bóng Đ1 và Đ4 là như nhau
C- Hai bóng Đ2 và Đ3 sáng không như nhau
D- Các kết luận A, B, C đều đúng
Câu 6: Cường độ dòng điện nói lên “độ mạnh” của dòng điện Nếu trong cùng
một thời gian, số êlectrôn đi qua tiết diện của dây dẫn nào nhiều hơn thì ta nói cường độ dòng điện trong dây dẫn ấy lớn hơn Dựa vào hình vẽ sau đây, em hãy giải thích tại sao khi mắc các dây dẫn nối tiếp thì cường độ dòng điện qua các dây dẫn là như nhau ?
Câu 7: Bóng đèn hoặc đèn LED trong mạch điện nào sau đây mắc nối tiếp ?
Câu 8: Một học sinh cho rằng: “ Nếu mắc các bóng đèn như nhau nối tiếp thì
bóng đèn nằm phía cực âm của nguồn ít sáng hơn bóng đèn nối ở cực dương vì
Trang 4133
dòng điện xuất phát từ cực dương sang cực âm của nguồn, trên đường đi đã bị hao hụt.” Em hãy tranh luận với bạn để làm rõ vấn đề
Câu 9: Từ sơ đồ mạch điện, em hãy điền vào
bảng sau :
Câu 10: Hãy dùng dây dẫn nối các linh kiện
lại với nhau sao cho khi đóng khoá K thì tất cả bóng đèn đều sáng
- Trong đoạn mạch gồm các linh kiện mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua các linh kiện như nhau, hiệu điện thế
ở mỗi đầu linh kiện thì khác nhau : U1 ? U2
Trang 5134
Trong mạch mắc nối tiếp, nếu một linh kiện bị hỏng thì toàn bộ hệ thống ngưng hoạt động Người
ta ứng dụng tính chất này để thiết kế các hệ thống kiểm tra, kiểm soát, chống trộm, an toàn…
Chẳng hạn trong mạch điện kiểm tra cửa của đoàn tàu hoả : chỉ cần một trong các cửa mở, thì đèn trung tâm (đèn báo hiệu) tắt, tàu hoả chưa được phép chuyển bánh
Mạch chống trộm
Trong phòng học của em có nhiều vật dụng quý giá, nhưng em lại nằm ngủ ở phòng bên cạnh Muốn vậy, em hãy dùng một viên pin, một bóng đèn nhỏ để làm mạch điện kín trong đó dây dẫn được luồn qua các vật dụng mà em muốn bảo vệ Bình thường đèn sáng Nếu tên trộm lấy đi một vật dụng nào đó, hoặc mở tủ thì dây dẫn bị đứt, đèn tắt, em sẽ phát hiện ra ngay Em có thể thay đèn bằng hệ thống báo động
Trang 6135
Câu 1: B ; Câu 2: D ; Câu 3: B ; Câu 4: D ; Câu 5: D
Câu 6: Nếu số êlectrôn không sinh ra cũng không mất đi trong quá trình
chuyển động thì trong một đơn vị thời gian, có bao nhiêu êlectrôn đi qua dây dẫn lớn thì cũng có bấy nhiêu êlectrôn đi qua dây dẫn nhỏ Vậy khi mắc nối tiếp, cường độ dòng điện tại mọi điểm mạch là như nhau
Câu 7: Mạch A
Câu 8: Em hãy dựa vào kết quả của câu 6 để trả lời
Câu 9:
Câu 10: