Việc nghiên cứu các phương pháp giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật sẽ giúp chúng ta có thể nắm được ưu nhược điểm của từng phương pháp từ đó dễ dàng hơn trong việc lựa chọn để áp d
Trang 1Lời mở đầu
Tư pháp quốc tế là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc gia bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng (quan hệ thương mại, hôn nhân-gia đình, lao động và tố tụng dân sự) có yếu tố nước ngoài Do đó mà hiện tượng xung đột pháp luật thường xuyên xảy ra và là một vấn đề quan trọng của tư pháp quốc tế đòi hỏi phải có phương pháp giải quyết phù hợp Việc nghiên cứu các phương pháp giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật sẽ giúp chúng ta có thể nắm được ưu nhược điểm của từng phương pháp từ đó dễ dàng hơn trong việc lựa chọn để áp dụng trên thực tế Vì vậy em xin chọn đề tài “Có những phương pháp nào để giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật? Liệu phương pháp xung đột có phải là phương pháp đặc thù, chủ yếu để giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật?”
Nội dung
1 Khái quát về hiện tượng xung đột pháp luật
Xung đột pháp luật là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài
Xung đột pháp luật thường phát sinh do pháp luật các nước quy định khác nhau trong giải quyết một quan hệ tư pháp quốc tế cụ thể và do đặc điểm về quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế (những quan hệ luôn có yếu tố nước ngoài tham gia và luôn liên quan đến ít nhất hai hệ thống pháp luật)
2 Các phương pháp giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật
Phương pháp giải quyết xung đột có thể hiểu là việc các quốc gia lựa chọn một trong các hệ thống pháp luật để áp dụng giải quyết quan hệ pháp luật đang phát sinh xung đột
Hiện nay tư pháp quốc tế Việt Nam cũng như tư pháp quốc tế của đa số các nước trên thế giới đều có những cách thức và biện pháp rất riêng, đặc thù của mình để điều chỉnh, phân định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự mang tính chất quốc tế Cụ thể đó là hai phương pháp: Phương pháp thực chất và phương pháp xung đột
2.1 Phương pháp thực chất
Phương pháp thực chất là phương pháp được xây dựng trên cơ sở hệ thống các quy phạm thực chất trực tiếp giải quyết các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài,
Trang 2điều này có nghĩa là nó trực tiếp phân định quyền và nghĩa vụ rõ ràng cho các bên tham gia quan hệ
Có hai loại quy phạm thực chất là quy phạm thực chất thống nhất (là các quy phạm thực chất được xây dựng trong các điều ước quốc tế) và quy phạm thực chất thông thường (là các quy phạm thực chất được xây dựng trong các văn bản pháp quy của mỗi quốc gia vd: Luật đầu
tư, Luật về chuyển giao công nghệ…)
Việc áp dụng phương pháp thực chất có những ưu điểm sau:
- Phương pháp thực chất trực tiếp giải quyết các quan hệ (trực tiếp phân định quyền và nghĩa
vụ rõ ràng giữa các bên tham gia quan hệ) và nó chỉ áp dụng trong các quan hệ thuộc các lĩnh vực đặc biệt, cụ thể Do đó mà việc giải quyết xung đột pháp luật được tiến hành nhanh chóng, không phải qua một bước trung gian nào
- Phương pháp thực chất chỉ sử dụng đối với các bên tham gia quan hệ cụ thể trong các không gian giới hạn và đôi khi chỉ áp dụng đối với các chủ thể cụ thể, hơn thế các chủ thể đó lại thườn biết trước các điều kiện pháp lý đó vì vậy mà việc giải quyết xung đột pháp luật được nhanh chóng
- Phương pháp thực chất điều chỉnh bằng cách các quốc gia ký kết các điều ước quốc tế mà trong đó có các quy phạm thực chất đã làm tăng khả năng điều chỉnh hữu hiệu của pháp luật, tính khả thi cao hơn Nó loại bỏ sự khác biệt, thậm chí mâu thuẫn trong luật pháp giữa các nước với nhau
Tuy nhiên phương pháp thực chất cũng có nhược điểm đó là việc xây dựng quy phạm thực chất nhất là quy phạm thực chất thống nhất không đơn giản vì lợi ích của các quốc gia khi tham gia vào quan hệ tư pháp quốc tế là khác nhau, trình độ phát triển kinh tế-xã hội, phong tục tập quán khác nhau…Do đó khó đi đến thống nhất ý chí giữa các bên Ngoài ra do tính trực tiếp cụ thể của phương pháp mà đôi khi nó không thể trù liệu hết các lĩnh vực cũng như quan hệ phát sinh
2.2 Phương pháp xung đột
Phương pháp xung đột là phương pháp được xây dựng trên nền tảng hệ thống các quy phạm xung đột của quốc gia (kể cả các quy phạm xung đột trong các điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên) Quy phạm xung đột là quy phạm ấn định luật pháp nước nào cần
Trang 3phải áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài trong một tình huống thực tế Như vậy quy phạm xung đột không trực tiếp quy định quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài sẽ được điều chỉnh như thế nào mà chỉ mang tính chất gián tiếp điều chỉnh thông qua việc quy định pháp luật nước nào cần phải được áp dụng để điều chỉnh quan hệ cụ thể đó Khi giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật bằng phương pháp xung đột, cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải chọn ra một hệ thống pháp luật của nước này hay nước kia có liên đới tới yếu tố nước ngoài để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự
Phương pháp xung đột có ưu điểm đó là: Việc xây dựng quy phạm xung đột đơn giản,
dễ dàng hơn quy phạm thực chất vì nó hài hòa được lợi ích giữa các quốc gia, có tính chất bao quát, toàn diện hơn Ngoài ra quy phạm xung đột là loại quy phạm đặc thù của tư pháp quốc
tế Việc giải quyết bằng phương pháp xung đột sẽ giúp cơ quan có thẩm quyền xác định được
hệ thống pháp luật cần được áp dụng để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này đó là: Quy phạm xung đột không trực tiếp giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên do đó muốn giải quyết một quan hệ cụ thể phải căn
cứ vào nội dung các quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật mà quy phạm xung đột dẫn chiếu tới nên việc giải quyết quan hệ phát sinh xung đột pháp luật sẽ mất thời gian hơn Ngoài
ra việc áp dụng quy phạm xung đột không phải lúc nào cơ quan có thẩm quyền cũng xác định chính xác được hệ thống pháp luật cần được áp dụng mà có thể dẫn đến các trường hợp như dẫn chiếu ngược, dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba…Trường hợp quy phạm xung đột dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì tòa án, các cơ quan có thẩm quyền cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn để có thể áp dụng được
3 Phương pháp xung đột – phương pháp đặc thù, chủ yếu để giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật.
Phương pháp xung đột là phương pháp đặc thù để giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật: Tư pháp quốc tế điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài tức
là có sự liên quan tới nhiều hệ thống pháp luật khác nhau Tuy nhiên không phải tất cả các quan hệ đó đều phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật mà hiện tượng xung đột pháp luật chỉ xảy ra trong một số quan hệ khi có hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng được áp dụng để giải quyết Từ đó mới phát sinh quy phạm xung đột và phương pháp xung đột để lựa chọn hệ
Trang 4thống pháp luật được áp dụng để giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật Nói cách khác nếu như không có hiện tượng xung đột pháp luật thì cũng sẽ không đặt ra vấn đề phải lựa chọn hệ thống pháp luật nước nào để giải quyết và sẽ không có phương pháp xung đột Như vậy phương pháp xung đột hình thành xuất phát từ đặc trưng của hiện tượng xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế và là phương pháp đặc thù để giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật
Phương pháp xung đột là phương pháp chủ yếu để giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật: Từ những phân tích ở trên có thể thấy mặc dù phương pháp thực chất có ưu điểm là giải
quyết hiện tượng xung đột pháp luật một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn tuy nhiên việc xây dựng các quy phạm thực chất là hết sức khó khăn, tốn nhiều thời gian, chi phí, công sức Việc
áp dụng quy phạm thực chất của pháp luật từng nước để giải quyết quan hệ phát sinh lại không khách quan, dễ đụng chạm đến lợi ích của các quốc gia Do đó mà số lượng các quy phạm thực chất là rất ít Trong khi đó phương pháp xung đột chỉ quy định hệ thống pháp luật được áp dụng, không quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể nên sẽ mang lại tính khách quan, trung lập khi giải quyết vấn đề phát sinh, dung hòa được lợi ích giữa các bên, từ đó tránh được những mâu thuẫn, tranh chấp giữa các quốc gia Bên cạnh đó việc xây dựng quy phạm xung đột cũng dễ dàng hơn, ít tốn kém về chi phí Vì vậy mà phương pháp xung đột là phương pháp được áp dụng chủ yếu và rộng rãi hiện nay trong tư pháp quốc tế của các nước trên thế giới để giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật
Kết luận
Trong xu thế hội nhập hiện nay, khi mà các quốc gia ngày càng tăng cường các mối quan hệ hợp tác với nhau trong nhiều lĩnh vực thì hiện tượng xung đột pháp luật lại càng trở nên phổ biến hơn Để giải quyết hiện tượng này có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau
và mỗi phương pháp lại có những ưu điểm, hạn chế riêng Trong đó phương pháp xung đột có thể coi là phương pháp đặc thù, chủ yếu để giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật