Nguyên tắc tư vấn pháp luật dân sự Tư vấn pháp luật dân sự là một khía cạnh trong tư vấn pháp luật nên nó cũng có những nguyên tắc tương tự như trong tư vấn pháp luật đó là: Thứ nhất, hi
Trang 1MỤC LỤC
3 Nội hàm nguyên tắc đảm bảo giữ bí mật thông tin của khách hàng 2
1 Cơ sở của nguyên tắc đảm bảo giữ bí mật thông tin của khách hàng
2 Giới hạn và trách nhiệm của luật sư trong việc giữ bí mật thông tin về
khách hàng trong hoạt động tư vấn pháp luật dân sự 4
III Trách nhiệm của luật sư trong việc giữ bí mật thông tin về khách
A MỞ BÀI
“Giữ bí mật thông tin của khách hàng” là một nguyên tắc quan trọng trong hoạt động tư vấn dân sự Đặc biệt là đối với hoạt động tư vấn được tiến hành bởi các luật
sư Do vậy, với đề tài “Nguyên tắc giữ bí mật thông tin của khách hàng trong tư vấn pháp luật dân sự” em sẽ phân tích thông qua hoạt động tư vấn pháp luật dân sự
của các Luật sư để thấy xác định rõ ràng hơn: bí mật thông tin của khách hàng là gì? Thông tin nào được xem là bí mật? Giới hạn và trách nhiệm của luật sư trong việc giữ bí mật thông tin khách hàng đến đâu?
B NỘI DUNG
I Lý luận chung
Trang 21 Khái niệm tư vấn pháp luật dân sự
Dưới góc độ pháp lý, tư vấn pháp luật dân sự được hiểu là việc lý giải các quy
định của pháp luật dân sự, hướng dẫn cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài xử
sự đúng pháp luật dân sự; cung cấp dịch vụ pháp lý giúp cho các cá nhân, tổ chức thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Theo Ths Chu Liên Anh thì dưới bình diện tâm lý học, tư vấn pháp luật không chỉ là quá trình cung cấp và hướng dẫn pháp luật mà còn là quá trình xây dựng mối quan hệ tích cực giữa người tư vấn và người yêu cầu tư vấn Theo đó, khái niệm tư vấn pháp luật dân sự còn chứa nội hàm về sự giúp đơc về mặt tâm lý Bởi khi gặp rắc rối người yêu cầu tư vấn thường bối rối, suy sụp có thiên hướng chán nản
2 Nguyên tắc tư vấn pháp luật dân sự
Tư vấn pháp luật dân sự là một khía cạnh trong tư vấn pháp luật nên nó cũng có những nguyên tắc tương tự như trong tư vấn pháp luật đó là:
Thứ nhất, hiểu rõ và xác định đúng về vấn đề cần tư vấn; biết lắng nghe, cảm
thông và chia sẻ với người được tư vấn; đi thẳng vào trọng tâm của vấn đề tư vấn; chỉ đưa ra thông tin phù hợp với vấn đề tư vấn, không đưa ra kết luận theo chủ quan của người tư vấn; hướng dẫn người được tư vấn tự đưa ra lựa chọn và quyết định vấn đề của mình;
Thứ hai, không thực hiện tư vấn cho hai người có lợi ích đối ngược nhau trong
cùng một giao dịch
Thứ ba, người tư vấn có trách nhiệm giữ bí mật đối với thông tin do người được
tư vấn cung cấp, không tiết lộ cho người khác nếu không có sự đồng ý của người được tư vấn; nếu gây thiệt hại do việc bộc lộ thông tin thì có thể người tư vấn phải bồi thường thiệt hại; Đây là một nguyên tắc vô cùng quan trọng trong quá trình tư vấn
3 Nội hàm nguyên tắc đảm bảo giữ bí mật thông tin của khách hàng
Theo Từ điển tiếng Việt , giữ bí mật được hiểu là giữ kín trong phạm vi một số ít người, không để lộ cho người ngoài biết Thông tin của khách hàng là những tin tức, thông điệp khách hàng truyền đạt cho luật sư trong quá trình tiếp xúc, trao đổi giữa
Trang 3luật sư và khách hàng hoặc do luật sư biết được, thu thập được trong quá trình thụ lý, giải quyết vụ việc của khách hàng
Giữ bí mật thông tin về khách hàng trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư là nghĩa vụ pháp lý và quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư, theo đó luật sư giữ kín những thông tin luật sư biết được về khách hàng, liên quan đến khách hàng trong quá trình giải quyết vụ việc và không tiết lộ cho bất kỳ người nào khác ngoài luật sư
và khách hàng
“Giữ bí mật thông tin về khách hàng trong hoạt động tư vấn pháp luật dân sự”
gồm hai nội dung Một là, đối với bản thân luật sư, luật sư phải bảo mật thông tin của khách hàng, không tiết lộ các thông tin của khách hàng Hai là, đối với các chủ thể khác ngoài luật sư và khách hàng, luật sư phải hạn chế các khả năng những thông tin về khách hàng bị tiết lộ, bị xâm phạm
Từ định nghĩa trên, có thể rút ra một số đặc điểm trong việc giữ bí mật thông tin
về khách hàng của luật sư như sau:
Thứ nhất, việc giữ bí mật thông tin về khách hàng của luật sư trong hoạt động
động tư vấn pháp luật dân sự là hoạt động xuất phát từ hoạt động nghề nghiệp của luật sư, xuất phát từ dịch vụ pháp lý giữa luật sư với khách hàng
Thứ hai, nguồn thông tin về khách hàng rất đa dạng, có thể do khách hàng cung
cấp hoặc do luật sư thu thập hoặc từ nguồn khác mà luật sư biết được
Thứ ba, giữ bí mật thông tin về khách hàng trong hoạt động nghề nghiệp của luật
sư vừa là nghĩa vụ pháp lý vừa là quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật
sư, hay nói cách khác là vừa mang tính bắt buộc vừa mang tính tự nguyện
Thứ tư, giữ bí mật thông tin về khách hàng trong hoạt động nghề nghiệp của luật
sư là hoạt động mang tính tín nhiệm, tin cậy: khách hàng tín nhiệm luật sư mới có thể thành thật, thẳng thắn trình bày các thông tin của mình; ngược lại luật sư giữ bí mật thông tin về khách hàng để tạo sự tin cậy
II PHÂN TÍCH CỤ THỂ
1 Cơ sở của nguyên tắc đảm bảo giữ bí mật thông tin của khách hàng trong tư vấn pháp luật dân sự
Trang 4Có hai cơ sở cho việc luật sư giữ bí mật thông tin của khách hàng trong tư vấn pháp luật dân sự Đó là cơ sở pháp lý và cơ sở đạo đức và ứng xử nghề nghiệp
1.1 Cơ sở pháp lý
Cơ sở pháp lý của nguyên tắc đó là Luật Luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung năm
2012) Luật Luật sư vừa quy định “giữ bí mật thông tin khách hàng” là nghĩa vụ của luật sư trong hoạt động hành nghề luật sư, vừa quy định “giữ bí mật thông tin khách hàng” thông qua điều cấm đối với luật sư Cụ thể, theo điểm c khoản 1 Điều 9 Luật Luật sư 2006, nghiêm cấm luật sư thực hiện hành vi: “Tiết lộ thông tin về vụ, việc,
về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác” Đồng thời với quy
định tại khoản 1 Điều 9, Điều 25 Luật Luật sư 2006 còn quy định về “Bí mật thông tin” như sau:
“1 Luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
2 Luật sư không được sử dụng thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3 Tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm bảo đảm các nhân viên trong tổ chức hành nghề không tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng của mình”.
Như vậy, vấn đề giữ bí mật thông về khách hàng của luật sư là vấn đề mang tính pháp lý, được quy định trong các vấn bản quy phạm pháp luật Có nghĩa là việc luật
sư giữ bí mật thông tin về khách hàng là vấn đề có tính chất “bắt buộc chung” và là nghĩa vụ pháp lý của luật sư
1.2 Cơ sở đạo đức và ứng xử nghề nghiệp
Cơ sở đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của nguyên tắc là quy tắc đạo đức và ứng
xử nghề nghiệp của Luật sư Với Quy tắc 9 Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư quy định về việc luật sư giữ bí mật thông tin của khách hàng và Quy tắc 12
chương II Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam đã tạo nên quy tắc giữ bí mật thông tin về khách hàng như một quy tắc nghề nghiệp mang tính
Trang 5tự nhiên của luật sư, luật sư giữ bí mật thông tin của khách hàng một cách tự nguyện với lương tâm và trách nhiệm của mình
2 Giới hạn và trách nhiệm của luật sư trong việc giữ bí mật thông tin về khách hàng trong hoạt động tư vấn pháp luật dân sự
Giới hạn những thông tin về khách hàng mà luật sư phải giữ bí mật Khoản 1 Điều 25 Luật Luật sư 2006 quy định: “Luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề” Quy tắc 12
trong Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam quy định:
“Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện dịch vụ pháp lý” Quy định này đặt ra vấn đề thông tin nào của khách hàng phải được luật sư
giữ bí mật? Có sự giới hạn về những thông tin cần được bảo mật hay không? Theo quan điểm cá nhân, trong trường hợp có thỏa thuận về các thông tin cần giữa bí mật thì giới hạn bảo mật của luật sư được thực hiện theo thỏa thuận đó và không ràng buộc nghĩa vụ bảo mật của luật sư đối với những thông tin khác về khách hàng (ngoài sự thỏa thuận) Trường hợp không có thỏa thuận như vậy, hoặc khách hàng không đồng ý thỏa thuận như vậy thì luật sư có nghĩa vụ bảo mật tất cả các thông tin
về khách hàng, bất kể thông tin ấy luật sư có được từ nguồn nào (khách hàng cung cấp, luật sư thu thập, )
Ví dụ: Anh A đến Văn phòng Luật yêu cầu luật sư X tư vấn về vấn đề chia tài
sản của vợ chồng A (vợ B) sau khi ly hôn Khi anh A cung cấp thông tin về những tài sản hai vợ chồng có được và tài sản riêng của anh A (đã từng mua cho chị C một căn hộ nhỏ mà B không biết) Anh A và luật sư X đã ký hợp đồng bảo mật thông tin
A cung cấp thì giới hạn bảo mật luật sư H phải bảo mật những thông tin đó Qua tìm hiểu, luật sư H biết được chị B cũng có một tài khoản tại ngân hàng Agribank, theo quy tắc nghề nghiệp luật sư H cũng cần bảo mật thông tin này không được cho ai biết trừ A
Trong việc giữ bí mật thông tin về khách hàng, luật sư cần chú ý tìm hiểu các quy định pháp luật về giữ bí mật thông tin có liên quan đến khách hàng của mình Chẳng hạn, đối với khách hàng là cá nhân, luật sư cần tuân thủ quy định về bí mật đời tư (Điều 38 Bộ Luật dân sự 2004); khách hàng là doanh nhân hoặc doanh nghiệp, tổ
Trang 6chức kinh tế, luật sư cần tuân thủ các quy định về bí mật kinh doanh( Khoản 23 Điều
4 và Khoản 1 Điều 127 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009),
Giới hạn về thời gian
Việc giữ bí mật thông tin về khách hàng của luật sư là không có sự giới hạn về thời gian Luật sư có trách nhiệm giữ bí mật thông tin về khách hàng trong lúc đang thụ lý giải quyết vụ việc cho đến khi vụ việc đã kết thúc Quy tắc 12 Quy tắc đạo
đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam quy định rõ: “Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện dịch vụ pháp lý và cả khi đã kết thúc dịch vụ đó” Như phần trên cũng có đề cập, khi kết thúc vụ việc, luật sư vẫn có
nghĩa vụ giữ bí mật thông tin về khách hàng nhưng đó là những thông tin mà luật sư biết được trong lúc giải quyết vụ việc cho khách hàng, còn những thông tin mới mà luật sư biết được sau khi đã kết thục vụ việc với khách hàng thì luật sư không có nghĩa vụ bảo mật Một vấn đề đáng lưu ý là Quy tắc 12 Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam quy định luật sư vẫn tiếp tục giữ bí mật thông tin
của khách hàng “cả khi đã kết thúc dịch vụ đó” mà không đề cập đến tình trạng của
khách hàng, còn sống hay đã chết (đối với cá nhân), còn hoạt động hay đã chấm dứt hoạt động (đối với tổ chức) Như vậy, kể cả khi khách hàng trước đây của luật sư đã chết (đối với cá nhân), không còn hoạt động (tổ chức) luật sư vẫn phải giữ bí mật thông tin của những khách hàng đó
Ví dụ: vẫn ví dụ trên, nhưng sau đó vì một lý do nào đó mà A không ly hôn với
chị B nữa và kết thúc hợp đồng dịch vụ pháp lý với Văn phòng Công Minh, thì luật
sư H cũng không được tiết lộ những thông tin mà A đã cung cấp cho luật sư H ( việc A đã mua nhà cho chi C, và tài sản của gia đình A,…)
Giới hạn đối với nhân viên, cộng sự của luật sư và tổ chức hành nghề của luật sư
Đối với các luật sư cùng hành nghề trong một tổ chức hành nghề luật sư (Văn phòng luật sư hoặc Công ty luật), không chỉ bản thân luật sư tiếp nhận, thụ lý giải quyết vụ việc của khách hàng phải giữ bí mật thông tin về khách hàng mà các luật sư khác trong cùng tổ chức hành nghề luật sư cũng phải giữ bí mật thông tin về khách
hàng của tổ chức mình Đây là quy định tại khoản 3 Điều 25 Luật Luật sư 2006: “Tổ
Trang 7chức hành nghề luật sư có trách nhiệm bảo đảm các nhân viên trong tổ chức hành nghề không tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng của mình” và Quy tắc 12 Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư Việt Nam: “luật sư có trách nhiệm yêu cầu các đồng nghiệp có liên quan và nhân viên của mình cam kết không tiết lộ những bí mật thông tin mà họ biết được và giải thích rõ nếu tiết lộ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.
Đây cũng là quy định hợp lý và phù hợp với quy tắc ứng xử chung của luật sư nhiều nước trên thế giới Tính hợp lý biểu hiện ở chỗ đối với tổ chức hành nghề luật
sư, tổ chức này có tư cách pháp nhân và thực hiện kinh doanh dịch vụ pháp lý, khách hàng không phải là khách hàng của riêng luật sư mà là khách hàng của tổ chức hành nghề luật sư đó Do đó, tổ chức hành nghề luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin
về khách hàng, cụ thể không chỉ luật sư trực tiếp giải quyết vụ việc mà các luật sư khác trong cùng tổ chức hành nghề luật sư đó cũng phải giữ bí mật thông tin về khách hàng của tổ chức mình Luật sư trực tiếp tiếp xúc và người đứng đầu, người quàn lý tổ chức hành nghề luật sư (Trưởng Văn phòng, Giám đốc, ) đó phải yêu cầu các nhân viên, luật sư của tổ chức mình đảm bảo bí mật thông tin về khách hàng
Một số ngoại lệ trong việc giữ bí mật thông tin về khách hàng trong tư vấn pháp luật dân sự
Nhìn chung, giới hạn bảo mật của luật sư đối với thông tin về khách hàng là vô hạn Không có giới hạn trong việc luật sư giữ bí mật thông tin về khách hàng Tuy vậy, Luật Luật sư 2006 và Quy tắc ứng xử đạo đức nghề nghiệp Luật sư Việt Nam vẫn quy định một số ngoại lệ trong việc giữ bí mật thông tin về khách hàng
Trong những trường hợp ngoại lệ, luật sư không bị ràng buộc bởi các giới hạn về bảo mật đối với thông tin về khách hàng như đã phân tích ở trên Trong những trường đó, luật sư được (hoặc phải) tiết lộ thông tin về khách hàng
Có hai trường hợp ngoại lệ được xác định: Một là, sự tiết lộ thông tin về khách hàng được chính khách hàng đồng ý; hai là luật sư tiết lộ thông tin theo quy định của pháp luật
Ví dụ: Chị K đến văn phòng luật sư Lê Minh yêu cầu luật sư D tư vấn về vấn đề
bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín do đã bị anh N tung clip nhạy cảm của
Trang 8mình lên mạng và muốn khởi kiện yêu cầu anh N bồi thường Do yêu cầu cần thu thập chứng cứ, luật sư D và chị K đã lập bản đồng ý cho luật sư D căn cứ vào các thông tin mà chị K cung cấp, sử dụng các thông tin đó giúp chị K tìm thêm chứng
cứ nếu có thể Trong trường hợp này, luật sư D có thể tiết lộ thông tin khi cần thiết (cung cấp thông tin đó để nhờ một người bạn chuyên về Internet truy tìm clip và những thông tin về người gửi để làm chứng cứ)
Tiết lộ thông tin theo quy định của pháp luật là trường hợp pháp luật có quy định nghĩa vụ buộc phải khai báo hoặc cung cấp thông tin phục vụ hoạt động điều tra, xác minh của cơ quan có thẩm quyền Trong những trường này, luật sư buộc phải tiết lộ thông tin để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật Chẳng hạn như quy định về tố giác tội phạm Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi,
bổ sung 2009) quy định:“Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 313 của Bộ luật này” Khoản 1 Điều 314 Bộ luật Hình sự cũng quy định về tội không tố giác tội phạm như sau: “Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 313 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù
từ ba tháng đến ba năm” Theo các quy định này, công dân có nghĩa vụ tố giác tội
phạm, nếu không tố giác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Vấn đề được đặt ra là trong mối quan hệ nghề nghiệp giữa luật sư và khách hàng, khách hàng tiết lộ cho luật sư biết họ đã thực hiện một hành vi phạm tội thì luật sư phải làm thế nào? Thực hiện nghĩa vụ công dân, thực hiện theo quy định của pháp luật thì luật sư phải chăng phải đi tố giác tội phạm? Điều đó có nghĩa là “luật sư tố cáo khách hàng của mình” Nếu luật sư tố cáo khách hàng của mình để họ bị bắt thì luật sư sẽ mất đi sự tin tưởng của khách hàng, có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp và ảnh hưởng đến sự đánh giá, cái nhìn của xã hội đối với luật sư
Đây là vấn đề còn nhiều tranh cãi và bàn luận Theo luật sư Nguyễn Huy Thiệp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), việc luật sư giữ bí mật cho khách hàng là nguyên tắc cơ bản hàng đầu Ông phân tích: “Nếu luật sư thực hiện tốt nguyên tắc này thì khách
Trang 9hàng mới có niềm tin vào luật sư Khi đó họ sẽ cung cấp toàn bộ, đầy đủ thông tin liên quan đến sự việc, kể cả những vấn đề tế nhị Đó chính là điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghề nghiệp của luật sư” Luật sư Toriyama Hanroku (Đoàn Luật sư Osaka) nêu kinh nghiệm của Nhật Bản để các đại biểu tham khảo Theo ông, luật sư Nhật Bản không được phép tiết lộ thông tin của khách hàng Tuy nhiên, nếu biết được khách hành của mình đang chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng, luật sư được phép báo cho cơ quan chức năng sau khi đã làm hết các biện pháp khác nhưng không ngăn cản khách hàng được Còn lại, tất cả các trường hợp khác luật sư đều không được tố cáo, đó là nguyên tắc nghề nghiệp
Tuy nhiên, từ vấn đề được đặt ra ở trên và còn nhiều ý kiến tranh luận khác nhau nên Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam khi chính thức
được ban hành chỉ quy định ngắn gọn như hiện hành:“Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện dịch vụ pháp lý và cả khi đã kết thúc dịch vụ đó, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật; luật sư có trách nhiệm yêu cầu các đồng nghiệp có liên quan và nhân viên của mình cam kết không tiết lộ những bí mật thông tin mà họ biết được và giải thích rõ nếu tiết lộ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.
Với tính chất là một nghề đặc biệt như nghề luật sư, với những quy tắc đạo đức
và ứng xử nghề nghiệp của luật sư, tác giả cho rằng pháp luật cần quy định luật sư chỉ phải tố giác tội phạm đối với khách hành khi khách hàng đó phạm tội xâm phạm
an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Cụ thể khoản 2 Điều 22 và khoản 2 Điều 314 Bộ luật Hình sự cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng như sau:
“Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội; luật sư có khách hàng là người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 của Bộ luật này”.
III Trách nhiệm của luật sư trong việc giữ bí mật thông tin về khách hàng trong hoạt động tư vấn pháp luật dân sự
Trang 10Có hai dạng trách nhiệm của luật sư trong việc vi phạm quy tắc, nghĩa vụ giữ bí mật thông tin về khách hàng: trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm pháp lý Cùng một hành vi vi phạm, luật sư có thể chịu một hoặc cả hai loại trách nhiệm này
1 Trách nhiệm kỷ luật
Trách nhiệm kỷ luật đối với luật sư trong việc giữ bí mật thông tin về khách hàng
là trách nhiệm xét về khía cạnh quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, xét trong mối quan hệ giữa luật sư với tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Luật sư là Đoàn luật
sư và Liên đoàn Luật sư Việt Nam
Xử lý kỷ luật đối với luật sư khi có vi phạm quy tắc giữ bí mật thông tin về khách hàng nói riêng hoặc vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp nói chung được thực hiện theo quy định tại Điều 85 Luật Luật sư 2006 với bốn hình thức kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ sáu tháng đến hai mươi bốn tháng, xóa tên khỏi danh sách Đoàn Luật sư
Ví dụ: Trong một cuộc vui với bạn bè, luật sư T đã vô tình tiết lộ thông tin về
khách hàng của mình ( ông K, làm cơ quan Nhà nước X đã đến văn phòng luật sư của mình xin tư vấn về hợp đồng mua một mảnh đất ở Khu đô thị ABC đó với giá 5.000.000.000 đồng) Sau đó, vì một nguyên nhân nào đó, Văn phòng luật sư nơi luật sư T làm việc đã biết được và luật sư T sẽ phải bị xử lý kỷ luật theo Điều 85 Luật luật sư 2006
2 Trách nhiệm pháp lý
Giữ bí mật thông tin về khách hàng không chỉ là quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư mà còn là một nghĩa vụ pháp lý được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật bao gồm Luật Luật sư 2006 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan Trách nhiệm pháp lý của luật sư trong việc giữ bí mật thông tin về khách hàng là hậu quả pháp lý bất lợi đối với luật sư khi luật sư vi phạm nghĩa vụ giữ bí mật thông tin về khách hàng Trách nhiệm pháp lý này bao gồm trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự Ba loại trách nhiệm pháp lý này đã được quy định tại Điều 89 Luật Luật sư 2006 về xử lý vi phạm đối với Luật
sư: “Luật sư vi phạm quy định của Luật này, ngoài việc bị xử lý kỷ luật thì tuỳ theo