Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theokhông gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, anninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên Quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, địa bàn xây dựng và pháttriển dân sinh, kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh Vai trò của đất đai đối vớicon người và các hoạt động sống trên trái đất rất quan trọng, nhưng lại giới hạn vềdiện tích và cố định về vị trí Do vậy, việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
là một yêu cầu đặc biệt nhằm sắp xếp quỹ đất đai cho các ngành, lĩnh vực, đốitượng sử dụng hợp lý, có hiệu quả
Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theokhông gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, anninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đấtđai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế -
xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định
Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thờigian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng sử dụng đất (được quy định cụ thể từ Điều
35 đến Điều 51 của Luật Đất đai năm 2013) là một trong mười lăm nội dung
quản lý nhà nước về đất đai; tuy nhiên nó là một nội dung cực kỳ quan trọng, làthen chốt trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, điều đó được thể hiện ởmột số mặt sau đây:
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm căn cứ để Nhà nước thực hiệnviệc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; làm căn cứ
để UBND các cấp có kế hoạch đầu tư, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất để đưađất chưa sử dụng vào sử dụng
- Là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất,tránh chồng chéo, gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tùy tiện
(đặc biệt là chuyển mục đích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc
dụng…), ngăn ngừa các tình trạng tiêu cực, tranh chấp, hủy hoại đất đai, phá vỡ
môi trường sinh thái, gây ô nhiễm môi trường
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 1
Trang 2
Phần I
SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳđầu (2011 - 2015) của tỉnh Quảng Trị đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghịquyết số 81/NQ-CP ngày 12/11/2014 Quy hoạch được xây dựng trên cơ sởhướng dẫn của Luật Đất đai năm 2003, do đó một số chỉ tiêu không còn phù hợpvới quy định của luật mới Mặt khác, qua 5 năm thực hiện quy hoạch đã nảysinh một số vấn đề bất cập cần phải xử lý, như: Phát sinh một số công trình, dự
án do quá trình kêu gọi, xúc tiến đầu tư; một số chiến lược về phát triển kinh tế
-xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh có thay đổi; điều chỉnh quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấpquốc gia đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 134/2016/QH13 ngày09/4/2016
Mục đích và yêu cầu của điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất:
- Đánh giá tình hình 5 năm thực hiện Quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của tỉnh, trên cơ sở
đó nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp với tình hình thực
tế phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh trong giai đoạn
2016 -2020
- Phân bố quỹ đất cho các mục đích sử dụng, phù hợp với định hướngphát triển không gian về lâu dài, đồng thời đáp ứng nhu cầu, phù hợp các chỉtiêu sử dụng đất của các ngành, các địa phương cụ thể đến năm 2020 và trong tươnglai xa
- Tạo cơ sở pháp lý và khoa học cho việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đấthàng năm cấp huyện; làm căn cứ để kêu gọi, xúc tiến đầu tư, tiến hành các thủtục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất sử dụng đất đúng pháp luật, đúng mụcđích, có hiệu quả; từng bước ổn định tình hình quản lý và sử dụng đất
- Khoanh định, phân bố các chỉ tiêu sử dụng đất cho các ngành, các cấpđảm bảo không bị chồng chéo trong quá trình sử dụng
- Các nhu cầu sử dụng đất phải được tính toán chi tiết đến từng công trình,từng địa phương, đồng thời được phân kỳ kế hoạch thực hiện cụ thể đến từngnăm của giai đoạn, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và những yêucầu cụ thể trong giai đoạn
- Bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa khai thác và sử dụng đất để phát triểnkinh tế xã hội với sử dụng đất bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái
I CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
- Luật Đất đai năm 2013 và Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22/01/2014 củaThủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 2
Trang 3
chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013;
- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường về việc Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất; Thông tư số 09/2015/TT-BTNMT ngày 23/3/2015 của Bộ Tàinguyên và Môi trường ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật lập, điều chỉnh quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất; Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lậpbản đồ hiện trạng sử dụng đất; Thông tư số 17/2014/TT-BTNMT ngày21/4/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc xác định ranh giới,diện tích và xây dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa;
- Nghị quyết số 134/2016/QH13 ngày 09/4/2016 của Quốc hội nước cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016- 2020) cấp quốc gia; Công văn số /CP-KTN ngày của Chính phủ về việc Phân bổ chỉ tiêu quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất cấp quốc gia;
Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015
-2020 và các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị; các Nghị quyết của HĐNDtỉnh Quảng Trị;
- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020;
- Nghị quyết số 81/NQ-CP ngày 12/11/2014 của Chính phủ về việc phêduyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳđầu (2011 - 2015) tỉnh Quảng Trị;
- Các quy hoạch chuyên ngành của tỉnh Quảng Trị đến năm 2020; các tàiliệu, số liệu thống kê về đất đai, kinh tế - xã hội tỉnh của tỉnh Quảng Trị;
- Biểu đăng ký nhu cầu sử dụng đất và các tài liệu khác có liên quan từcác Sở, Ban, Ngành và các địa phương trong tỉnh
4 Nội dung báo cáo
Báo cáo tổng hợp "Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và
kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Quảng Trị" gồm các phần sau:
Đặt vấn đề
Phần 1: Sự cần thiết điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất;
Phần 2: Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất;
Trang 4II PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH
TẾ - XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT
1 Phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và thực trạng môi trường.
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Quảng Trị là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ Toạ độ địa lý của tỉnh từ
16018' đến 17010' vĩ độ Bắc và 106032' đến 107034' kinh độ Đông Phía Bắc giáphuyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình); phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới(tỉnh Thừa Thiên Huế); phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp nướcCHDCND Lào (với khoảng 206 km đường biên giới)
Tỉnh có tổng diện tích tự nhiên 4.737,44 km2 với 10 đơn vị hành chính,bao gồm thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị và 8 huyện (Hướng Hóa, ĐaKrông, Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và huyện đảo CồnCỏ); thành phố Đông Hà là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh
Nằm trên địa bàn tỉnh có các trục giao thông huyết mạch xuyên Việt chạyqua (quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc - Nam), có Quốc lộ 9 nối từcảng Cửa Việt qua Quốc lộ 1A đến cửa khẩu quốc tế Lao Bảo sang Lào, có 75
km bờ biển cùng với cảng Cửa Việt, cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, cửa khẩu LaLay, Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng giao lưu văn hóa,chính trị; hợp tác phát triển kinh tế với các địa phương trong cả nước và quốc tế,đặc biệt là với nước bạn Lào, vùng Đông bắc Thái Lan, Myanma
1.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo
Địa hình của tỉnh Quảng Trị khá phức tạp bị chia cắt bởi nhiều sông, suối
và đồi núi; hướng thấp dần từ Tây sang Đông, Đông Nam Trên toàn lãnh thổtỉnh, diện tích đồi núi chiếm gần 81%; bãi cát và cồn cát ven biển chiếm 7,5%;đồng bằng chiếm 11,5% Chia thành 4 dạng địa hình chính:
* Địa hình núi cao: Phân bố ở phía Tây từ dãy Trường Sơn đến miền đồi
bát úp, chiếm diện tích lớn nhất, có độ cao từ 250 - 2.000 m, độ dốc 20 – 300.Địa hình phân cắt mạnh, độ dốc lớn, quá trình xâm thực và rửa trôi mạnh Cáckhối núi điển hình là Động Voi Mẹp, Động Sa Mui, Động Châu, Động Vàng
* Địa hình núi thấp, đồi gò (vùng trung du): Là phần chuyển tiếp từ địa
hình núi cao đến địa hình đồng bằng, có độ cao từ 50 - 250m Địa hình núi thấp,đồi gò tạo nên các dải thoải, lượn sóng, độ phân cắt từ sâu đến trung bình Cáckhối điển hình là khối bazan Gio Linh - Cam Lộ có độ cao xấp xỉ 100 - 250m;khối bazan Vĩnh Linh nằm sát ven biển, có độ cao từ 50 - 100m
* Địa hình đồng bằng: Bao gồm đồng bằng dọc quốc lộ 1A thuộc các
huyện Triệu Phong, Hải Lăng, Gio Linh, Vĩnh Linh được bồi đắp phù sa từ cácsông Bến Hải, Thạch Hãn và Ô Lâu Vùng này địa hình tương đối bằng phẳng,
có độ cao từ 25-30m
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 4
Trang 5
* Địa hình ven biển: Chủ yếu là các cồn cát, đụn cát phân bố dọc ven
biển kéo dài từ Vĩnh Thái (Vĩnh Linh) đến giáp Thừa Thiên Huế; chiều rộngtrung bình 4-5km Địa hình tương đối bằng phẳng độ cao 5 - 15m, đột xuất đến31m (cao điểm tại Nhĩ Thượng, Gio Linh)
1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt cao,chế độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào, là tỉnh có khí hậu khá khắc nghiệt: Từtháng 3 đến tháng 9 chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng thổi mạnh,thường gây nên hạn hán; từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau chịu ảnh hưởng củagió mùa Đông Bắc kèm theo mưa lớn, thường xảy ra lũ lụt
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 240 - 25,90C Mùa lạnh có 3 tháng(tháng 12 và tháng 1, tháng 2 năm sau), nhiệt độ xuống thấp, tháng lạnh nhấtnhiệt độ xuống dưới gần 180C Mùa nóng nhiệt độ cao (trung bình 28 – 310C),tháng nóng nhất là tháng 6, 7, nhiệt độ tối cao có thể lên tới 40 – 420C Biên độnhiệt trung bình giữa các tháng trong năm chênh lệch 70 – 90C
- Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân khá cao khoảng từ 2.200 - 2.500
mm Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau, lượng mưatập trung chủ yếu vào các tháng 9, 10, 11 (chiếm 70% lượng mưa cả năm)
- Độ ẩm: Trung bình năm khoảng 83-88% Trong những tháng mùa mưa,
độ ẩm trung bình thường trên 85%, có khi lên đến 90%
- Nắng: Quảng Trị có số giờ nắng khá cao, trung bình 5 - 6 giờ/ngày; tổng
số giờ nắng trong năm đạt khoảng 1.600 - 1.800 giờ Các tháng có số giờ nắngcao thường vào tháng 5, 6, 7, 8, đạt trên 200 giờ và tháng 1, tháng 2 có số giờnắng thấp (chỉ đạt 70 - 80 giờ/tháng)
- Gió: Chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa Tây Nam (từ
tháng 3 đến tháng 9) và gió mùa Đông Bắc (từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau)
- Bão và lũ lụt: Nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của bão Mùa
bão thường từ tháng 7 đến tháng 11 (tập trung các tháng 8 - 10)
1.1.4 Đặc điểm thuỷ văn, thuỷ triều
* Thủy văn: Toàn tỉnh có 12 con sông lớn nhỏ và khoảng 60 phụ lưu, tạo
thành 3 hệ thống sông chính là hệ thống sông Bến Hải, Thạch Hãn và Ô Lâu(Mỹ Chánh) Hệ thống sông ngòi khá dày đặc, mật độ trung bình 1,8 km/km2.Các sông ở Quảng Trị hầu hết đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, các dòng chảytheo hướng Tây - Đông (trừ các phụ lưu sông Thạch Hãn), chiều dài các sôngngắn, lòng hẹp, dốc, nhiều ghềnh thác
- Hệ thống sông Bến Hải: Bắt nguồn từ khu vực Động Châu có độ cao
1.257 m, đổ ra biển ở Cửa Tùng Tổng chiều dài 64,5 km, diện tích lưu vực 809
km2 Đặc điểm dòng Bến Hải như sau: Qtb = 15 m3/s; Qmax = 2.120 m3/s;Qmin = 2,3 - 2,5 m3/s
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 5
Trang 6
- Hệ thống sông Thạch Hãn (còn gọi là sông Quảng Trị): Bắt nguồn từ
dãy Ca Kút (biên giới Việt Lào) Chiều dài sông khoảng 156 km, diện tích toànlưu vực là 2.660 km2 Hệ thống sông được hợp thành bởi các nhánh là sôngHiếu, sông Vĩnh Phước, sông Nhùng, sông Ái Tử và các phụ lưu Các sông vàcác phụ lưu thuộc hệ thống sông Thạch Hãn có đặc điểm chung là dòng chảygấp khúc nhiều đoạn và đổi hướng liên tục (hệ số uốn khúc là 3,5) Đặc điểmdòng Thạch Hãn như sau: Qtb = 80 m3/s; Qmax = 8000 m3/s; Qmin = 8 m3/s
- Hệ thống sông Ô Lâu (Mỹ Chánh): Ở phía Nam của tỉnh, là một nhánh
của hệ sông Hương, chảy qua phá Tam Giang về cửa Thuận An, gồm hai phụlưu chính là sông Mỹ Chánh và sông Ô Khê Chiều dài khoảng 65km, diện tíchlưu vực 931 km2; lưu lượng dòng chảy trung bình năm khoảng 44m3/s; mật độdòng chảy 0,81 km/km2
Ngoài ra ở phía Tây giáp biên giới Việt - Lào còn có sông Xê Pôn, sông
Sê Păng Hiêng và nhiều hồ lớn khác như: hồ Rào Quán, Bảo Đài, La Ngà, KinhMôn, Hà Thượng, Trúc Kinh, Nghĩa Hy, Ái Tử với tổng diện tích mặt nướcđạt hàng trăm km2, dung tích đạt hàng triệu m3 nước
* Thủy triều: trên dải bờ biển Quảng Trị có chế độ bán nhật triều không
đều, gần ½ số ngày trong hàng tháng có 2 lần nước lớn, 2 lần nước ròng Mựcnước đỉnh triều tương đối lớn từ tháng 8 đến tháng 12 và nhỏ hơn từ tháng 1 đếntháng 7 Biên độ triều lên lớn nhất hàng tháng trong các năm không lớn, daođộng từ 59 - 116 cm Biên độ triều xuống lớn nhất cũng chênh lệch không nhiều
so với giá trị trên Độ lớn triều vào kỳ nước cường có thể đạt tới 2,5m
1.2 Các nguồn tài nguyên
1.2.1 Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra điều chỉnh bổ sung bản đồ đất (tỷ lệ 1/50.000) chothấy toàn tỉnh có 11 nhóm đất và chia thành 32 loại đất Diện tích và phạm viphân bố như sau:
a Nhóm cồn cát, bãi cát và đất cát biển - C (Arenosols - AR): chiếm
7,32% diện tích tự nhiên Nhóm đất này bao gồm các loại đất cụ thể như sau:
- Bãi cát ven sông, ven biển (Cb): chiếm 0,03% diện tích tự nhiên Loại
đất này tập trung chủ yếu ở Đa Krông và huyện Hải Lăng
- Cồn cát trắng (Cc): chiếm 4,58% diện tích tự nhiên Phân bố chủ yếu ở
huyện Gio Linh, Hải Lăng, Triệu Phong, Vĩnh Linh
- Cồn cát vàng (Cv): chiếm 0,75% diện tích tự nhiên Phân bố chủ yếu ở
huyện Vĩnh Linh, Cam Lộ
- Đất cát biển (C): chiếm 1,95 % diện tích tự nhiên Phân bố ở huyện
Vĩnh Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, Gio Linh, Cam Lộ và đảo Cồn Cỏ
b Nhóm đất mặn - M (Salic Fluvisols - FLS): chiếm 0,30% diện tích tự
nhiên, bao gồm các loại đất sau:
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 6
Trang 7
- Đất mặn nhiều (Mn): chiếm 0,04% diện tích tự nhiên Phân bố tập trung
gần khu vực Cửa Tùng, địa hình tương đối thấp, ven đầm phá, ảnh hưởng mặn
do thủy triều
- Đất mặn trung bình (M): chiếm 0,02% diện tích tự nhiên Phân bố tập
trung chủ yếu ở xã Gio Mai, huyện Gio Linh
- Đất mặn ít: chiếm 0,24% diện tích tự nhiên Phân bố ở huyện Triệu
Phong, Gio Linh và Vĩnh Linh
c Nhóm đất phèn - Sj (Sali Orthi Thionic Fluvisols - FLt-o-s): chiếm
0,09% diện tích tự nhiên (toàn bộ là đất phèn mặn ít và trung bình) Phân bố ở 2cửa sông Thạch Hãn - Cửa Việt và Bến Hải - Cửa Tùng
d Nhóm đất phù sa - P (Fluvisols - FL): chiếm 8,53% diện tích tự nhiên.
Nhóm đất này phân bố ven sông, suối trong tỉnh Trong đó:
- Đất phù sa được bồi (Pb): chiếm 1,65% diện tích tự nhiên của tỉnh
- Đất phù sa không được bồi (P): chiếm 1,48% diện tích tự nhiên
- Đất phù sa glây (Pg): chiếm 4,17% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Loại đất
này phân bố ở 7/10 huyện, thị (trừ huyện Đakrông, Hướng Hoá và huyện đảoCồn Cỏ ), trong đó nhiều nhất là huyện Hải Lăng và Triệu Phong
- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf): chiếm 1,16% diện tích tự
nhiên
- Đất phù sa ngòi suối (Py): chiếm 0,08% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Phân bố ở các huyện Cam Lộ, Hướng Hoá, Triệu Phong, Hải Lăng, thành phốĐông Hà
e Nhóm đất lầy và đất than bùn - GL (Gley sols and histosols): Có 405
ha, chiếm 0,09% diện tích tự nhiên Đất được hình thành ở những nơi thấp,trũng, ứ đọng nước và những nơi có mức nước ngầm nông
- Đất lầy (J): chiếm 0,07% diện tích tự nhiên Loại đất này tập trung nhiều
ở xã Cam Chính (Cam Lộ)
- Đất than bùn (T): chiếm 0,01% diện tích tự nhiên Loại đất này tập trung
nhiều ở các xã Gio Châu, Gio Quang của Gio Linh và xã Hải Vĩnh huyện HảiLăng
f Nhóm đất xám bạc màu trên phù sa cổ - AC (Acrisols): chiếm 0,27%
diện tích tự nhiên, bao gồm các loại đất sau:
- Đất xám trên phù sa cổ (ACh): chiếm 0,15% diện tích tự nhiên, tập
trung toàn bộ ở huyện Cam Lộ
- Đất bạc màu trên phù sa cổ (ACab): chiếm 0,10% diện tích tự nhiên
toàn tỉnh Phân bố tập trung tại huyện Cam Lộ
- Đất xám glây trên phù sa cổ (ACg): chiếm 0,02% diện tích tự nhiên toàn
tỉnh, tập trung ở huyện Cam Lộ
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 7
Trang 8
g Nhóm đất đen: Có 79 ha Toàn bộ là đất đen trên bazan (R) và ở huyện
Hướng Hoá
h Nhóm đất đỏ vàng - AC (Acrisols): chiếm 75,25% diện tích tự nhiên.
Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất và phân bố ở các huyện, thị, thành phố
- Đất nâu tím trên đá sét màu tím (Fe): chiếm 6,87% diện tích tự nhiên.
Tập trung chính ở huyện Đakrông, Hướng Hoá
- Đất nâu đỏ trên đá bazan (Fk): chiếm 3,35% diện tích tự nhiên Phân bố
ở huyện Đakrông, huyện Hướng Hoá, Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ
- Đất nâu vàng trên đá bazan (Fu): chiếm 0,88% diện tích tự nhiên Phân
bố ở huyện Hướng Hoá, Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ
- Đất vàng đỏ trên đá biến chất (Fj): chiếm 9,44% diện tích tự nhiên.
- Đất đỏ vàng trên đá Granit (Fa): chiếm 10,46% diện tích tự nhiên.
- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): chiếm 11,99% diện tích tự nhiên
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): chiếm 2,15% diện tích tự nhiên.
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl): chiếm 0,71% diện tích tự
nhiên
- Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): chiếm 29,42% diện tích tự nhiên
i Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi - Acu (Humic Acrisols): chiếm 2,29%
diện tích tự nhiên, bao gồm các loại đất sau:
- Đất mùn vàng đỏ trên đá biến chất (Hj): chiếm 0,46% diện tích tự nhiên.
Phân bố chủ yếu huyện Đa Krông, huyện Hướng Hóa, huyện Vĩnh Linh
- Đất mùn vàng đỏ trên đá Granit (Ha): chiếm 1,83% diện tích tự nhiên.
Phân bố chủ yếu ở 2 huyện Đakrông và huyện Hướng Hoá
k Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ - D (Dystric Gleysols):
chiếm 0,40% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các huyện
l Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá - E (Dystric Leptosols): chiếm 0,89% diện
tích tự nhiên
Còn lại là diện tích sông suối và mặt nước chuyên dùng; núi đá không córừng cây (chiếm 4,62% diện tích tự nhiên)
1.2.2 Tài nguyên nước
* Nguồn nước mặt: Nằm trong vùng có lượng mưa tương đối lớn (trung
bình năm 2.100-2.400 mm) nên dòng chảy của các sông suối trong tỉnh QuảngTrị cũng khá dồi dào Tổng lượng dòng chảy năm, trên toàn bộ sông suối tỉnhQuảng Trị là 6,673 km3 (trong đó: hệ thống sông Bến Hải 1,31 km3, Thạch Hãnkhoảng 3,92 km3, Ô Lâu 0,50 km3 và Sê Păng Hiêng 1,05 km3) Ngoài ra trênđịa bàn tỉnh có 200 công trình hồ chứa (tổng dung tích hồ chứa các loại cung cấp
211 triệu m3) Mức đảm bảo nước tính trung bình hàng năm hiện tại của tỉnh
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 8
Trang 9
Quảng Trị là 10.750 m3/người, cao hơn nhiều so với trung bình của cả nước(4.750 m3/người)
Kết quả phân tích chất lượng nước mặt cho thấy: hầu hết các chỉ tiêu vật
lý - hóa học - vi sinh của các mẫu nước sông trên địa bàn tỉnh còn khá tốt vànằm trong giới hạn của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B, một số chỉ tiêuđạt tiêu chuẩn chất lượng loại A (TCVN 5942 - 1995)
* Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm ở Quảng Trị khá dồi dào Độ
sâu mực nước ở trung tâm các lưu vực vào khoảng 1 - 2m, trên các cồn cát thìmực nước ngầm nằm sâu hơn (2 - 5m) Các tầng chứa nước là lỗ hổng ở QuảngTrị có bề dày khá lớn (10 - 30 m) Kết quả tính toán cho thấy tại Quảng Trị tổngtrữ lượng nước ngầm tĩnh 1.656,8 triệu m3; tổng trữ lượng động thiên nhiên1.094.690 m3/ngày; tổng trữ lượng khai thác tiềm năng 1.112.750 m3/ngày Nhìnchung, nước nguồn nước ngầm đạt các tiêu chuẩn vệ sinh để sử dụng vào sảnxuất và sinh hoạt
1.2.3 Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Quảng Trị bao gồm những khoáng sảnchính sau đây:
- Vàng: Trên địa bàn tỉnh đã phát hiện được 19 điểm quặng nguồn gối
nhiệt dịch và 3 điểm sa khoáng với tổng trữ lượng thăm dò dự kiến khoảng 47
-48 tấn Trong đó có 5 điểm quặng vàng rất có triển vọng là Vĩnh Ô (thuộc xãVĩnh Ô huyện Vĩnh Linh), Sa Lam, Xi Pa, Đá Bàn, A Vao (thuộc xã Tà Long,
Tà Rụt, A Vao huyện Đakrông), trong đó điểm quặng Vĩnh Ô, Tà Long, A Vao
có trữ lượng lớn nhất (>20 tấn vàng)
- Titan: Phân bố trong dải cát dọc ven biển nhưng tập trung chủ yếu ở
huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Hải Lăng Tổng trữ lượng trên 500.000 tấn, có thểkhai thác với khối lượng khoảng 10 - 20 nghìn tấn/năm
- Cát thủy tinh: Phân bố chủ yếu ở huyện Gio Linh, Triệu Phong, Hải
Lăng nhưng tập trung nhiều ở khu vực Cửa Việt Dự báo trữ lượng trên địa bàntoàn tỉnh khoảng 125 triệu m3, chất lượng tốt, cho phép xây dựng nhà máy chếbiến silicát, sản xuất thủy tinh và kính xây dựng
- Cao lanh: Đã phát hiện được 03 điểm là Tà Long, A Pey (huyện
ĐaKrông) và La Vang (huyện Hải Lăng) chất lượng khá tốt, đang tiếp tục thăm
dò, thử nghiệm để đưa vào khai thác
- Than bùn: Phân bố tập trung ở xã Hải Thọ (Hải Lăng) và xóm Cát, Trúc
Lâm (Gio Linh) với tổng trữ lượng gần 400 ngàn tấn cho phép khai thác làmnguyên liệu sản xuất phân vi sinh với khối lượng khá lớn
- Nguyên liệu xi măng: Quảng Trị là một trong ít tỉnh có đủ 3 nguyên liệu
chủ yếu để sản xuất xi măng (đá vôi xi măng, sét xi măng, phụ gia xi măng).Trên địa bàn toàn tỉnh có 6 điểm lớn là Tân Lâm, Cam Thành, Tà Rùng, KheMèo, Động Tà Ri, Tà Rùng và Hướng Lập
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 9
Trang 10
+ Mỏ đá vôi xi măng được phân bố tập trung ở huyện Cam Lộ và HướngHoá với các mỏ lớn như: Tân Lâm, Cam Thành, Tà Rùng Theo dự báo tổng tàinguyên đá vôi xi măng của mỏ Tà Rùng hơn 3 tỷ tấn, Tân Lâm là 340 triệu tấn
+ Ngoài các mỏ đá vôi xi măng nêu trên, trong vùng còn có các điểm sét
xi măng như Tân An, Cùa, Tà Rùng và mỏ phụ gia ở Vĩnh Hoà, Dốc Miếu, CamNghĩa… với trữ lượng lớn và chất lượng tốt So với khu vực miền Trung, đây làmột yếu tố rất thuận lợi cho việc xây dựng nhà máy xi măng lò quay với côngsuất trên 1 triệu tấn/năm
- Nguyên vật liệu xây dựng tự nhiên:
+ Đá xây dựng: Toàn tỉnh có 10 điểm, mỏ đá xây dựng, trữ lượng khoảng
500 triệu m3; phân bố chủ yếu dọc Quốc lộ 9 và đường Hồ Chí Minh trở về phíaTây
+ Cát, cuội, sỏi xây dựng: Có 16 mỏ và điểm, trữ lượng dự báo khoảng3,9 triệu m3, tập trung ở phần thượng nguồn các sông
+ Sét gạch ngói: Đã phát hiện 14 mỏ có trữ lượng khoảng 3 triệu tấn đượcphân bố nhiều ở Linh Đơn, Mai Lộc, Vĩnh Đại, Nhan Biều, Hải Thượng
+ Đá ốp lát: Có 4 điểm có tiềm năng và chất lượng là đá granit Chân Vân,
đá hoa Khe Ngài, granodiorit Đakrông và gabro Cồn Tiên
- Nước khoáng: Qua khảo sát có 4 mỏ nước khoáng nóng là: Tân Lâm
(Cam Lộ); Ba Ngao, Làng Rượu, Na Lân (Đakrông) Tất cả các điểm nướckhoáng nóng đều thuộc nhóm nước khoáng carbonic Các điểm nước khoáng cólưu lượng từ 0,4 đến 4 l/s, nhiệt độ từ 45 - 700C
Ngoài ra cách bờ biển Quảng Trị khoảng 100 - 120 km (gần đảo Cồn Cỏ)
có mỏ nguồn khí metan chất lượng cao với trữ lượng 60 - 100 tỷ m3
1.2.4 Tài nguyên rừng
- Thực vật: Hiện tại hệ thực vật rừng của Quảng Trị có khoảng 1.053 loại
thuộc 528 chi, 130 họ (trong đó có 175 loài cây gỗ) Trong đó rừng tự nhiên vớicác họ tiêu biểu là dẻ, re, mộc lan, dâu tằm, hoàng đàn ; rừng trồng với các loạicây đang được chú trọng đưa vào sản xuất gồm thông nhựa, các giống keo látràm, keo tai tượng, keo lai (giữa keo tai tượng và keo lá tràm), bạch đàn và một
số loại cây bản địa khác như sến trung, muồng đen, sao đen
- Động vật: Động vật rừng có khoảng 67 loài thú, 193 loài chim và 64 loài
lưỡng cư bò sát (thuộc 17 họ, 3 bộ), trong đó có nhiều loài chim, thú hoang dãnhư: lợn rừng, nai, mang, khỉ, gấu, hổ, công, trĩ, gà lôi, Tuy nhiên, trongnhững năm qua nguồn tài nguyên này có xu hướng giảm sút nghiêm trọng, nhiềuloại thú quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng (đặc biệt gấu, hổ)
1.2.5 Tài nguyên biển và ven biển
- Quảng Trị có khoảng 75 km bờ biển với 2 cửa lạch quan trọng là CửaViệt và Cửa Tùng Vùng lãnh hải Quảng Trị khoảng 8.400 km2, ngư trường
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 10
Trang 11
đánh bắt rộng lớn, có các loại hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, mựcnang, cua, hải sâm, tảo và một số loài cá quý hiếm Tại khu vực Cửa Tùng xácđịnh có khoảng 900 loài, trong đó có 40 - 50 loài có giá trị kinh tế Tổng trữlượng hải sản của vùng biển Quảng Trị khoảng 60.000 tấn, trong đó hải sản đặcsản chiếm 11,1%; cá nổi 57,3%; cá đáy 31,6% Tổng trữ lượng cho phép khaithác hàng năm khoảng 13 - 18 nghìn tấn
- Vùng ven biển có một số vũng kín gió, thuận lợi cho phát triển cảng, xâydựng các nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu biển và xây dựng các khu neo đậu tàuthuyền như khu vực Cửa Việt, Cửa Tùng, Mỹ Thủy
- Dọc bờ biển Quảng Trị có nhiều bãi tắm, cảnh quan đẹp, có các di tíchlịch sử cách mạng có thể đưa vào khai thác du lịch như bãi tắm Cửa Việt, CửaTùng, Mỹ Thuỷ, Triệu Lăng, địa đạo Vịnh Mốc có thể khai thác để phát triển
1.2.6 Tài nguyên nhân văn và du lịch
* Tài nguyên nhân văn: Quảng Trị là vùng đất có truyền thống yêu nước,
hiếu học và lịch sử cách mạng nổi tiếng Qua quá trình hình thành và phát triển,trên lãnh thổ Quảng Trị đã sản sinh những người con kiệt xuất cho đất nước(tiêu biểu là cố Tổng bí thư Lê Duẩn) và để lại nơi đây kho tàng sinh động nhất
về di tích lịch sử, di tích chiến tranh cách mạng, trong đó: 3 di tích lịch sử vănhóa đặc biệt quan trọng của quốc gia, 17 di tích lịch sử xếp hạng quốc gia, 290điểm di tích lịch sử cách mạng, 16 di tích văn hóa khảo cổ, 30 di tích văn hóanghệ thuật
* Tài nguyên du lịch: Quảng Trị có nguồn tài nguyên du lịch khá phong
phú, phân bố rộng khắp trên các địa bàn trong tỉnh và gần các trục giao thôngchính nên rất thuận lợi cho khai thác và phát triển, với các loại hình như:
- Du lịch hoài niệm (chiến trường xưa): Có những địa danh nổi tiếng như:
Thành cổ Quảng Trị, địa đạo Vịnh Mốc, cụm di tích đôi bờ Hiền Lương, DốcMiếu, Cồn Tiên, Hàng dào điện tử Mc.Namara, Khe Sanh, Làng Vây, đường HồChí Minh huyền thoại, nhà tù Lao Bảo, nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, nghĩatrang Đường 9,
- Du lịch lịch sử văn hóa: Lễ hội chợ đình Bích La, chợ Phiên tại Cam Lộ;
lễ hội Kiệu La Vang và lễ hội Cầu Ngư; lễ Bốc mồ (Vân kiều); lễ hội Mừng lúamới (Pa Cô) đặc biệt gần đây còn xuất hiện thêm lễ hội Thống nhất non sông,
lễ hội nhịp cầu Xuyên Á, lễ hội thả hoa trên sông Thạch Hãn
- Du lịch biển: Với những cảnh quan đẹp, còn nguyên sơ với những bãi
tắm nổi tiếng như Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thủy, Triệu Lăng và đảo Cồn Cỏ
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 11
Trang 12
- Du lịch rừng, sinh thái: có những cánh rừng nguyên sinh Rú Lịnh, khu
bảo tồn thiên nhiên Đa Krông, Bắc Hướng Hóa, có suối nước nóng ở Đakrông,khu vực hồ Rào Quán - Khe Sanh, Khe Gió, Trằm Trà Lộc
Ngoài ra, Quảng Trị có vị trí đầu cầu trên hành lang kinh tế Đông - Tây,điểm kết nối giữa sản phẩm du lịch Đông - Tây, Con đường di sản miền Trung
và Con đường huyền thoại
1.3 Thực trạng môi trường, môi trường
Là một tỉnh vùng Duyên hải có hơn 80% diện tích đồi núi với thảm thựcvật phát triển (có độ che phủ rừng 49,5%), các khu vực đô thị, các trung tâmkinh tế - xã hội của tỉnh chưa phát triển mạnh nên mức độ ô nhiễm môi trườngnước, không khí, đất đai chưa nghiêm trọng Tuy nhiên, quá trình phat triển kinh
tế - xã hội, cùng với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và thiên tai đãtạo ra áp lực nhất định đối với môi trường So với nhũng năm trước đây hiệntrạng môi trường đất, không khí có những biến đổi đáng kể, môi trường nướcmặt ở các sông đã có dấu hiệu gia tăng các chất ô nhiễm (N, P), xâm nhập mặnngày càng lớn Ô nhiễm môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghềdáng lo ngại Các khu vực tồn lưu hóa chất BVTV, bãi rác, chợ vẫn chưa đượcgiải quyết, tỷ lệ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường hoàn thành xử lý ô nhiễmmôi trường vẫn còn thấp Chất thải rắn chưa được thu gom, xử lý triệt để Trongnhững năm qua diện tích rừng trồng tăng, tuy nhiên hiện tượng chặ phá rừng,cháy rừng vẫn chưa được ngăn chặn hiệu quả
Hậu quả ô nhiễm, suy thoái môi trường đã gây tác động xấu đến sức khỏecộng đồng, gây ảnh hưởng và thiệt hại đến hoạt động nông nghiệp, du lịch Ônhiễm môi trường còn dẫn đến những xung đột về môi trường trong cộng đồng,ảnh hưởng đến kinh tế, trật tự địa phương
Từ những vấn đề nêu trên, trong những năm sắp tới, cùng với quá trìnhkhai thác các nguồn lợi một cách tối đa để phát triển kinh tế - xã hội, nâng caochất lượng cuộc sống thì việc tái tạo cảnh quan, dự kiến trước các biện pháp đểkịp thời ngăn ngừa, hạn chế khắc phục ô nhiễm, bảo vệ và phát triển bền vữngcác nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên môi trường sinh thái là vô cùng cần thiết
1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường
1.4.1 Những thuận lợi, lợi thế
- Quảng Trị nằm ở vị trí là điểm giao thoa giữa 2 miền nam - bắc, cótuyến quốc lộ 1A, tuyến đường sắt (Bắc - Nam) chạy qua, có tuyến đường xuyên
Á (Quốc lộ 9) nối từ cảng Cửa Việt đến Lao Bảo, La Lay, qua Lào và TháiLan tạo cho Quảng Trị có nhiều thuận lợi, để mở rộng giao lưu kinh tế, vănhóa, khoa học và công nghệ trong nước và quốc tế
- Có 75 km bờ biển, ngoài khơi có đảo Cồn Cỏ với ngư trường rộng lớn,nguồn lợi hải sản phong phú; có các cửa biển, cảng cá, cảng hàng hoá cho phépphát triển tổng hợp kinh tế biển
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 12
Trang 13
- Tài nguyên đất đai có nhiều nhóm, loại đất và với các tiểu vùng khí hậuđặc thù cho phép để phát triển tập đoàn sinh vật phong phú Đặc biệt Quảng Trị
có quỹ đất bazan tương đối lớn rất thuận lợi để phát triển ổn định cây côngnghiệp dài ngày như: Cao su, hồ tiêu, cà phê
- Tài nguyên khoáng sản đa dạng phong phú, tuy không có trữ lượng lớnnhưng có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh, đặc biệt sản xuấtvật liệu xây dựng, titan,
- Là vùng đất cách mạng với nhiều di tích lịch sử, di tích kết hợp danhlam thắng cảnh (biển, rừng), cửa khẩu tạo cho tỉnh phát triển một số loại hình
du lịch của như: du lịch quá cảnh mua sắm, nghỉ dưỡng, tắm khoáng nóng; thămquan văn hóa - lịch sử, hoài niệm chiến trường; du lịch sinh thái biển, rừng
1.4.2 Những khó khăn, hạn chế
- Khí hậu khắc nghiệt là nơi hội tụ nhiều yếu tố bất lợi như lũ, lụt, bão,hạn hán, cát bay, nhiễm mặn, gió khô nóng đã gây thiệt hại không nhỏ cho sảnxuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân
- Địa hình phức tạp và chia cắt mạnh gây khó khăn trong việc đầu tư khaihoang, cải tạo đồng ruộng và bố trí cơ sở hạ tầng Chất lượng đất nhiều khu vựcxấu do hiện tượng nhiễm mặn, xói mòn rửa trôi và sa mạc hóa
- Hệ thống các sông, suối dốc, thảm tực vật suy giảm hạn chế đến khảnăng điều tiết nguồn nước (đặc biệt trong mùa khô) và bảo vệ môi trường
- Vị trí xa các trung tâm kinh tế lớn, nguồn tài nguyên đa dạng nhưng trữlượng nhỏ, phân tán hạn chế đến khả năng phát triển và thu hút đầu tư
- Chiến tranh vẫn còn để lại những hậu quả rất nặng nề đối với con người
và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh; gây khó khăn trong đầu tư phát triểncũng như thiệt hại cho người và tài sản của Nhà nước và nhân dân
2 Phân tích, đánh giá bổ sung thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.
2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.1.1 Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đạt mứckhá và ổn định qua các thời kỳ Chất lượng tăng trưởng của một số ngành vàlĩnh vực kinh tế - xã hội tiếp tục được cải thiện Giá trị sản xuất ngành côngnghiệp - xây dựng, dịch vụ tăng trưởng nhanh; đặc biệt kinh tế nông nghiệp vẫnduy trì tăng trưởng khá ổn định Trong đó: Tăng trưởng GDP bq/năm: 7,44%
- Công nghiệp - xây dựng: 8,9%
- Nông, lâm, ngư nghiệp: 3,9%
- Dịch vụ: 8,36%
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 13
Trang 14
Bảng 1: Tổng GDP và thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2011 - 2015
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1- Tổng GDP (Tỷ đồng -
giá SS) 10.450,456 11.189,780 11.956,131 12.761,200 13.668,900
- Nông, lâm, ngư nghiệp 2.645,175 2.785,791 2.883,293 2.982,500 3.103,600
- Công nghiệp - xây dựng 3.986,081 4.262,501 4.599,203 4.942,500 5.341,800
2 Tổng GDP (Tỷ đồng
-giá HH) 12.730,151 14.591,751 16.455,026 18.160,600 20.557,700
- Nông, lâm, ngư nghiệp 3.636,633 3.743,174 3.988,253 4.259,900 4.708,900
- Công nghiệp - xây dựng 4.669,853 5.450,939 6.166,258 6.840,900 7.783,700
2.1.2 Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Cơ cấu các ngành kinh tế
Cơ cấu kinh tế của tỉnh theo GDP phù hợp với xu thế chung của cả nước,
xu thế tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷtrọng khu vực nông lâm thủy sản, được thể hiện ở bảng 1.4:
Bảng 2: Cơ cấu kinh tế các ngành qua các năm (Theo giá hiện hành)
Trang 15Chỉ tiêu Năm
2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
- Cơ cấu thành phần kinh tế Trong cơ cấu, tỷ trọng khu vực kinh tế nhà
nước tăng (năm 2014 đạt 25,7% tăng 1,8% so với năm 2011); khu vực kinh tếngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng ngày càng giảm (năm 2014 đạt 72,9% giảm2,2% so với năm 2011); khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có chiềuhướng ngày càng tăng nhưng quy mô vẫn còn nhỏ bé chưa xứng với tiềm năngcủa tỉnh (từ 1,0% năm 2011 lên 1,3% năm 2014)
Bảng 3: Cơ cấu và giá trị tổng SP phân theo thành phần kinh tế (theo giá HH)
Giá trị (Tr.đ)
Cơ cấu (%)
Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (Tr.đ)
Cơ cấu (%)
Trang 162.2.1 Khu vực kinh tế nông - lâm nghiệp - thủy sản
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2011 - 2014 đạt tốc
độ tăng trưởng bình quân 1,05%/năm, trong đó nông nghiệp tăng 1,03%, thuỷ
sản tăng 1,13.%, lâm nghiệp tăng 1,2.%
Năm 2014 tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp (giá HH) đạt
8.075.881 triệu đồng (tăng gấp 1,18 lần so với năm 2011) Trong cơ cấu nông,
lâm nghiệp, thủy sản: tỷ trọng nông nghiệp chiếm 73,6%; lâm nghiệp chiếm
Cơ cấu (%)
Giá trị (Tr đ)
Cơ cấu (%)
Giá trị (Tr đ)
Cơ cấu (%)
Giá trị (Tr đ)
Cơ cấu (%)
Trồng trọt đã giảm vai trò chủ đạo trong kinh tế nông nghiệp của tỉnh
Năm 2014 tổng GTSX (giá HH) đạt 3.693.632 triệu đồng (giảm 8,4% so với
năm 2011), chiếm 62,2% tổng GTSX nông nghiệp, trong đó: cây lương thực đạt
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 16
Trang 17
1.608.139 triệu đồng; cây rau đậu 335.427 triệu đồng, cây công nghiệp hàngnăm 168019 triệu đồng; cây công nghiệp lâu năm 646094 triệu đồng; tổng sảnlượng lương thực có hạt đạt 269.993,8 tấn (tăng 34.105,2 tấn so với năm 2011),trong đó sản lượng thóc đạt 258748,8 tấn
Trong sản xuất cây lương thực cây lúa vẫn là cây chủ lực song đã chútrọng phát triển cây sắn, lạc, khoai lang làm nguyên liệu cho nhà máy, phục vụxuất khẩu Các loại cây công nghiệp dài ngày (cao su, cà phê, điều, tiêu) và cây
ăn trái (cam, xoài, dứa, chuối, mít) cũng phát triển khá Những cây trồng đangphát triển mạnh với tập đoàn cây chủ yếu là cây công nghiệp và diện tích có xuhướng tăng như: cao su, cà phê, hồ tiêu
Bảng 5: Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt qua các năm (giá HH)
+ Cây công nghiệp
hồ tiêu tập trung ở các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ; cà phê ở huyệnHướng Hóa; vùng rau đậu thực phẩm trên vùng cát ven biển Việc dồn điền đổithửa phát triển mạnh ở nhiều địa phương, xuất hiện nhiều vùng sản xuất chuyêncanh tập trung, đã có nhiều mô hình kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình hoạtđộng có hiệu quả
Bảng 6: Kết quả đạt được của một số cây trồng chính giai đoạn 2011 - 2015
tính
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Trang 18STT Chỉ tiêu Đ.vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Trang 19b Về chăn nuôi:
Chăn nuôi phát triển cả về tổng đàn lẫn chất lượng đàn, cơ cấu con nuôiđược bố trí đa dạng phù hợp với tiềm năng từng vùng, đã chú trọng phát triểnchăn nuôi lợn hướng nạc ở vùng đồng bằng, chương trình Sind hóa đàn bò vừađầu tư trên diện rộng vừa chú trọng trọng điểm ở vùng gò đồi và vùng núi Đãhình thành một số mô hình chăn nuôi trang trại, chăn nuôi công nghiệp có qui
mô lớn Tuy chăn nuôi có bước phát triển nhưng ngành chăn nuôi chưa đáp ứngđược yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, còn phân tán, qui môcòn nhỏ, đầu ra chưa ổn định, dịch bệnh luôn tiềm ẩn Trong những năm gần đâychăn nuôi gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, thiên tai và giá cả có nhiều biếnđộng nên tăng trưởng thiếu ổn định
Bảng 7: Thống kê số lượng của một số con, vật nuôi chính giai đoạn 2011 – 2015
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
từ gia súc đạt 1.539,795 tỷ đồng, gia cầm đạt 293,543tỷ đồng Tỷ trọng chănnuôi trong cơ cấu nông nghiệp năm 2014 chỉ đạt 31,5%
Bảng 8: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2011 - 2015 (giá HH)
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng cộng Tr.đ 1.379.031 1.419.717 1.441.255 1.872.455
c Lâm nghiệp: Tiếp tục thực hiện chương trình 661, 327, lồng ghép các
dự án đầu tư khoán, bảo vệ rừng hiện có, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên gắnvới trồng rừng mới Sản xuất lâm nghiệp được phát triển theo hướng lâm nghiệp
xã hội; giao khoán rừng, đất lâm nghiệp đến các tổ chức, nhóm hộ gia đình, dovậy công tác phát triển rừng đã đạt được nhiều kết quả Ở Quảng Trị giai đoạn
2011 - 2014 đã trồng hơn 25.000 ha Trong năm 2014 trên địa bàn toàn tỉnh sảnlượng gỗ khai thác 313.831 m3, nhựa thông đạt 2.412 tấn; tổng giá trị (giá HH)khai thác lâm sản đạt 310,337 tỷ đồng; dịch vụ và các hoạt động lâm nghiệpkhác đạt 24,802 tỷ đồng
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 19
Trang 20
d Thủy sản: Kinh tế thủy sản những năm qua tiếp tục được khuyến khích
phát triển cả khai thác, nuôi trồng và chế biến sản phẩm với tốc độ tăng trưởngbình quân giai đoạn 2011 - 2014 là 13,7%/năm Ngành thủy sản có xu hướngtăng dần tỷ trọng trong cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp (từ % năm 2011 lên %năm 2015) Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng tăng 24961,9 tấn năm 2011tăng lên 31959,7 tấn năm 2014 Năm 2014, tổng giá trị sản xuất (giá HH) đạt1.552,949 tỷ đồng (tăng gấp 1,47 lần so với năm 2011), trong đó khai thác đạt765,852 tỷ đồng, nuôi trồng đạt 787,097 tỷ đồng
Bảng 9: Một số chỉ tiêu về ngành thủy sản giai đoạn 2011 - 2015
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
- Khai thác: Đánh bắt xa bờ phát triển chưa mạnh, đang gặp khó khăn về
kỹ thuật và kinh nghiệm Tàu thuyền đánh cá trong tỉnh công suất nhỏ dưới20CV chiếm 76,63%, hoạt động đánh bắt chủ yếu vùng ven bờ nên năng suất,chất lượng sản phẩm thấp Phần lớn ngư dân thiếu vốn để nâng cấp, sửa chữa tàuthuyền, trang bị lưới, dụng cụ nghề Tổng công suất tàu thuyền giảm từ38.063CV năm 2000 còn khoảng 30.000CV năm 2010 do giảm số lượng tàuthuyền có công suất nhỏ Quảng Trị có 3 cảng cá đang hoạt động là Cửa Việt,Cửa Tùng và Cồn Cỏ
- Chế biến thủy sản xuất khẩu còn kém phát triển do nguồn nguyên liệukhông đều, chưa đảm bảo quanh năm; các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cóquy mô nhỏ, chưa có bạn hàng lớn và chưa có thị trường xuất khẩu trực tiếp
2.2.2 Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong những nămqua có sự chuyển biến khá, số cơ sở sản xuất tăng nhanh Giá trị sản xuất côngnghiệp liên tục tăng qua từng năm: Theo giá so sánh năm 2011 đạt 4.478,333 tỷđồng, năm 2015 là 6.056,674 tỷ đồng Giai đoạn 2011 - 2014 tốc độ tăng trưởng
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 20
Trang 21
bình quân ngành công nghiệp đạt 10,6%; trong đó khu vực nhà nước tăng 3,6%,khu vực ngoài nhà nước tăng 13,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng17,6%
Bảng 10: GTSX công nghiệp theo thành phần kinh tế giai đoạn 2011 - 2015
Chỉ tiêu
Giá trị (Tr.đ)
Cơ cấu (%)
Giá trị (Tr.đ)
Cơ cấu (%)
Giá trị (Tr.đ)
Cơ cấu (%)
Giá trị (Tr.đ)
Cơ cấu (%)
Trang 22Một số sản phẩm có mức tăng trưởng cao giai đoạn 2011 - 2015 như: ximăng tăng bình quân 55,7%, gỗ dán bình quân tăng 96,2% Các sản phẩm nhưván gỗ MDF, săm lốp xe máy, nước uống tăng lực, tinh bột sắn, quần áo, phânbón NPK bước đầu cạnh tranh được với sản phẩm trong nước và tham gia xuấtkhẩu
Bảng 11: Giá trị sản xuất theo ngành công nghiệp giai đoạn 2011 - 2015
Chỉ tiêu
GTSX (tr đồng)
Cơ cấu (%)
GTSX (tr đồng)
Cơ cấu (%)
GTSX (tr đồng)
Cơ cấu (%)
GTSX (tr đồng)
Cơ cấu (%)
2.2.3 Khu vực kinh tế thương mại, dịch vụ, du lịch và xuất nhập, khẩu
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 22
Trang 23
a Thương mại, dịch vụ: Hoạt động thương mại đã có những bước phát
triển đáng kể, hàng hóa lưu thông ngày càng thuận lợi, đáp ứng ngày càng tốthơn nhu cầu tiêu dùng cũng như yêu cầu phát triển sản xuất của các ngành kinh
tế Các phương thức kinh doanh đa dạng, đã có sự liên kết giữa sản xuất vàthương mại, nhất là các sản phẩm lợi thế của tỉnh Năm 2015, toàn tỉnh cókhoảng 2.200 cơ sở kinh doanh, thu hút khoảng 31.700 lao động, tổng mức bán
lẻ hàng hóa xã hội trên địa bàn đạt 21.560 tỷ đồng (tăng khoảng 2 lần so vớinăm 2011)
Bảng 12: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu, dịch vụ tiêu dùng (giá HH)
Chỉ tiêu
Giá trị (Tr.đ)
Cơ cấu (%)
Giá trị (Tr.đ)
Cơ cấu (%)
Giá trị (Tr.đ)
Cơ cấu (%)
Giá trị (Tr.đ)
Cơ cấu (%)
Tổng
1.1 Khu vực
kinh tế nhà nước 1148,55 11 1406,93 10,9 1571,34 10,7 1807,54 10,81.2 Khu vực
- Kim ngạch nhập khẩu năm 2011 đạt 81,929 triệu USD; năm 2015 đạt240,644 triệu USD Nhìn chung hoạt động xuất nhập khẩu phát triển về quy mô,
đa dạng hơn về sản phẩm Tuy nhiên các mặt xuất khẩu chủ yếu là như cà phê,cao su, lạc nhân, hạt tiêu, mực, tôm đông lạnh, hầu hết đang xuất dưới dạngsản phẩm thô hoặc mới qua sơ chế, chất lượng sản phẩm thấp, khả năng cạnhtranh yếu, chưa tạo được các mặt hàng mới Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu làhàng tiêu dùng và nguyên liệu phục vụ sản xuất, nhập các thiết bị máy móc cònhạn chế Thị trường xuất nhập chưa được mở rộng, qua nhiều khâu trung gian,chưa tạo được thương hiệu mạnh Trình độ và năng lực kinh doanh xuất nhậpkhẩu của nhiều doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực vàthế giới
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 23
Trang 24
Bảng 13: Giá trị xuất nhập khẩu của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011 - 2015
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
1 Tổng giá trị
xuất khẩu 1000USD 80.787,5 95.759 132.281,2 225.323 232.878
2 Tổng giá trị
nhập khẩu 1000USD 81.929 122.406,9 151.677,7 252.355 240.644
c Du lịch: Được quan tâm đầu tư các công trình hạ tầng, trong những
năm qua du lịch thu hút được nhiều dự án của các thành phần kinh tế và đangtừng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Ngoài du lịch hoài niệm
về chiến trường xưa lượng khách du lịch biển, du lịch hành lang kinh tế Đông Tây và du khách nước ngoài trong 2 năm gần đây tăng nhanh Năm 2014 toàntỉnh đón khoảng 363.101 lượt khách, trong đó khách nội địa chiếm 94,3%,khách nước ngoài chiếm 5,7% Tổng doanh thu du lịch năm 2015 đạt 93,6 tỷđồng, tăng 14% so năm 2011
-d Các ngành dịch vụ: Được mở rộng và phát triển đa dạng, đạt tốc độ
tăng trưởng khá Dịch vụ vận tải tiếp tục phát triển với nhiều loại phương tiện và
đa dạng hóa hình thức phục vụ, cơ bản đáp ứng các nhu cầu vận chuyển hànghoá và đi lại của nhân dân trong tỉnh Hoạt động tài chính, tín dụng, ngân hàng,bưu chính - viễn thông, công nghệ thông tin, khách sạn, nhà hàng, vui chơi giảitrí ngày càng phát triển và đem lại hiệu quả Đã xuất hiện nhiều loại hình dịch
vụ mới như điện tử, internet, bảo hiểm, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ đápứng nhu cầu phát triển kinh tế và sinh hoạt dân cư
2.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
2.3.1 Hiện trạng dân số và sự phân bố dân cư
Theo số liệu tổng điều tra dân số, dân số toàn tỉnh là 616.670 người (trong
đó nữ giới có 313.413 người và nam giới có 303.257 người), dân số khu vựcthành thị chiếm 29%, chiếm 71% Trên địa bàn tỉnh gồm 3 dân tộc chính là dântộc Kinh (chiếm 91%) Vân Kiều (chiếm 7,3%), Pa Cô (chiếm 1,7%) Đồng bàodân tộc thiểu số tập trung chủ yếu ở hai huyện ĐaKrông, Hướng Hoá và một số
xã thuộc các huyện Gio Linh, huyện Vĩnh Linh, huyện Cam Lộ
Mật độ dân số bình quân của tỉnh là 130 người/km2 (thấp hơn mức trungbình của cả nước 271 người/km2, Bắc Trung Bộ là 202 người/km2) Dân số củatỉnh phân bố không đồng đều giữa các đơn vị hành chính, mật độ dân số caonhất là thành phố Đông Hà 1.197 người/km2; trong khi đó đơn vị có mật độ thấpnhất là huyện Đa Krông 31 người/km2; huyện Hướng Hóa 69 người/km2
Bảng 14: Dân số và mật độ dân số phân theo đơn vị hành chính
STT Tên đơn vị (người) Dân số Diện tích (km2) Mật độ dân số (người/km2)
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 24
Trang 25
2 Thị xã Quảng Trị 23.308 72,82 320
Trong những năm qua, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được chútrọng, tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào khu phố, làng bản không sinhcon thứ 3 Trong giai đoạn 2011 - 2014, tỷ suất sinh tăng bình quân mỗi năm1,1%o Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tăng từ 9,77%o năm 2011 lên 11%o năm
2014
Bảng 15: Tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết, tỷ lệ tăng tự nhiên qua các năm
Công tác đào tạo nguồn nhân lực từng bước được quan tâm đầu tư, tỷ lệlao động qua đào tạo ngày càng tăng, năm 2015 tăng lên 43,5% tổng số laođộng Trong năm 2015 đã tạo việc làm mới cho khoảng 11.000 lao động Tỷ lệthất nghiệp ở đô thị tăng từ 2,2% năm 2011 lên 2,25% năm 2015
Cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch tích cực, phù hợp với sự chuyểndịch cơ cấu GDP
2.3.3 Thu nhập và mức sống
Thu nhập và mức sống của đại bộ phận dân cư trên địa bàn tỉnh đượcnâng lên rõ rệt Điều kiện hưởng thụ về y tế, giáo dục, văn hóa được cải thiệnđáng kể Các tiện nghi sinh hoạt của gia đình tăng nhanh, ngày càng có nhiều hộkhá, hộ giàu; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới năm 2015 là 2,5% (năm 2014 là2,3%) Mức thu nhập bình quân đầu người một tháng tăng từ 1.342 triệu đồngnăm 2012 lên 1.804 triệu đồng năm 2014 Tuy nhiên sự chênh lệch về thu nhập
và các chỉ tiêu mức sống giữa các địa phương cũng như khu vực thành thị vànông thôn trong tỉnh còn khá lớn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, biêngiới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (huyện Hướng Hóa, Đakrông )
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 25
Trang 26
2.4 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
2.4.1 Thực trạng phát triển đô thị
Toàn tỉnh gồm có 13 đô thị, trong đó có 1 thành phố (đô thị loại III), 1 thị
xã (đô thị loại IV) và 11 thị trấn (đô thị loại V) Các đô thị của tỉnh tạo thành 2chuỗi đô thị theo trục Bắc - Nam và Đông - Tây
Thành phố Đông Hà đạt đô thị loại III, là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị kinh tế - văn hoá - xã hội và cũng là địa bàn xây dựng trụ sở khối cơ quan các
-Sở, Ban ngành của tỉnh; thành phố Đông Hà có 9 phường với quy mô diện tích7.309 ha, dân số 87.362 người và đang phấn đấu trở thành đô thị loại II đến năm
2020
- Thị xã Quảng Trị là trung tâm khu vực phía Nam của tỉnh, là đô thị loại
IV có quy mô diện tích 7.282 ha với tổng dân số 23.308 người Đến nay thị xã
có 5 đơn vị hành chính (bao gồm 4 phường, 1 xã)
- 11 thị trấn (tất cả đạt đô thị loại V): có 7 thị trấn huyện lỵ (thị trấn Hồ
Xá, Gio Linh, Ái Tử, Hải Lăng, Cam Lộ, KrôngKlang, Khe Sanh) và 4 thị trấnkhu vực (thị trấn Lao Bảo, Bến Quan, Cửa Tùng, Cửa Việt)
Nhìn chung, quá trình hình thành và phát triển các đô thị còn mới và chưa
ổn định (trừ các phường trung tâm của thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị),được hình thành bởi yếu tố “đô” (trung tâm hành chính, chính trị) là chính, yếu
tố “thị” (dịch vụ, trao đổi về hàng hoá, kinh tế) còn chưa phát triển, tốc độ đô thịhóa diễn ra chậm và tự phát Tuy đã có sự cố gắng đầu tư nhưng hiện tại hệthống đô thị của tỉnh còn hạn chế, như sau:
- Trong khu vực đô thị, diện tích đất nông lâm nghiệp, đất chưa sử dụngcòn nhiều (trong đó đất nông lâm nghiệp chiếm 57,74%; đất chưa sử dụng chiếm12,93% tổng quỹ đất đô thị) và sản xuất nông lâm nghiệp vẫn chiếm phần quantrọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các đô thị
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp thoát nước, cấp điện ) còn chắp
vá, thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật; kiến trúc khônggian dân cư nhiều khu vực xây dựng chưa đúng quy định làm ảnh hưởng chungđến cảnh quan đô thị Trong đó:
+ Mật độ giao thông đô thị thấp, chất lượng chưa đảm bảo, bề mặt nhiềutuyến giao thông nội thị còn hẹp Tỷ lệ đất giao thông/tổng diện tích xây dựngđối với thành phố Đông Hà 12 - 20% (cứng hóa 70%); thị xã Quảng Trị 10 -18% (cứng hóa 60%); các thị trấn 8 - 16% (cứng hóa 25%)
+ Hệ thống thoát nước mưa, nước thải tại các đô thị còn thiếu và tập trungkhu vực trung tâm, các tuyến đường chính
+ Hệ thống cấp nước sinh hoạt: 13/13 đô thị đã có nước sạch nhưng tỷ lệđược cấp chỉ đáp ứng cho khoảng 65 - 70% dân số thành phố, thị xã và 40 - 50%dân số tại các thị trấn
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 26
Trang 27
- Các cơ sở thương mại - dịch vụ, các công trình văn hoá, công viên vănhóa, phúc lợi công cộng, đang dần được đầu tư xây dựng Tỷ lệ công viên câyxanh trong đô thị chiếm tỷ lệ thấp.
- Vẫn còn tồn tại một số các cơ sở sản xuất kinh doanh có khả năng gây ônhiễm môi trường sống trong các khu dân cư Thu gom chất thải rắn chủ yếuđược thực hiện tại các thành phố, thị xã, các thị trấn thực hiện chưa thườngxuyên
2.4.2 Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn
Do đặc điểm hình thành và lịch sử phát triển, là địa bàn có nhiều thànhphần dân tộc sinh sống nên các khu dân cư nông thôn ở Quảng Trị được pháttriển theo những hình thức khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện và mức độ quần
tụ dân cư trong từng khu vực với các tụ điểm dân cư truyền thống như thôn,xóm Toàn tỉnh hiện có 117 xã với 34.874 ha đất khu dân cư nông thôn, baogồm trên 1000 cụm dân cư, mật độ bình quân 0,08 thôn xóm/1 Km2 Bình quânchung mỗi xã có khoảng 900 - 1000 hộ sinh sống; mỗi thôn, bản có từ 60 - 120hộ
Nhìn chung cơ sở hạ tầng của hầu hết địa bàn dân cư nông thôn đều ởmức chưa hoàn chỉnh Hệ thống giao thông, cấp nước, cấp điện còn rất hạn chếcòn thiếu, đặc biệt là đối với các khu dân cư ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồngbào dân tộc ít người (đất chuyên dùng chiếm tỷ lệ nhỏ 13,12% trong tổng đấtkhu dân cư)
Những năm qua, việc thực hiện các chương trình định canh định cư,chương trình 327, chương trình xoá đói giảm nghèo, dự án xây dựng trung tâmcụm xã, dự án 135, 661, 30a đã gắn việc sắp xếp, ổn định dân cư với đất đaisản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng nông thôn Vì vậy đã có tácđộng hữu hiệu trong việc ngăn ngừa tình trạng du canh du cư và di dân tự do,làm thay đổi dần bộ mặt nông thôn Đời sống dân sinh vùng đồng bào dân tộcthiểu số, vùng căn cứ kháng chiến cũ cơ bản ổn định, nhiều nơi được cải thiện,diện đói nghèo đang dần thu hẹp
2.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
2.5.1 Thực trạng phát triển giao thông
Quảng Trị là tỉnh có hệ thống giao thông đa dạng, bao gồm cả đường bộ,đường sắt, đường thuỷ nội địa và đường biển
a Giao thông đường bộ:
* Quốc lộ: Gồm 4 tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn 9/10 huyện thị (trừhuyện đảo Cồn Cỏ), với tổng chiều dài 417,89 km, trong đó:
+ Quốc lộ 1A - là tuyến giao thông huyết mạch chạy xuyên suốt từ Bắcxuống Nam qua 7/10 huyện, thành phố, thị xã với chiều dài 75,5 km Nền đường
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 27
Trang 28
rộng 12m (đoạn qua các thành phố, thị xã, thị trấn rộng theo quy hoạch đô thị),toàn bộ mặt đường được trải bê tông nhựa
+ Quốc lộ 9: Từ cảng Cửa Việt đến cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, tổng chiềudài 118,2 km, nền rộng từ 12 - 33 m, đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng
+ Đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông dài 37,8 km, nền rộng 9 - 22 m;nhánh Tây dài 139 km nền rộng 6,5 - 18 m) Đạt tiêu chẩn cấp IV đồng bằng
+ Quốc lộ 49C: Được hình thành từ tuyến đường tỉnh ĐT.581 cũ và0,634km đường địa phương của tỉnh Thừa Thiên Huế, tổng chiều dài 23,9km
+ Quốc lộ 15D: Được hình thành từ tuyến đường tỉnh ĐT.588 (Tà Rụt
-La -Lay)
* Tỉnh lộ: Có 21 tuyến với tổng chiều dài 320,06km (trong đó: bê tông ximăng, bê tông nhựa, nhựa 298,94km; cấp phối 21,09km) Các tuyến đường cónền phổ biến 6 - 12 m, mặt 5,5 - 6 m và đạt từ cấp V - VI đồng bằng
* Đường đô thị: Chiều dài 471,78km (trong đó: bê tông xi măng, bê tôngnhựa, nhựa 321,69km; cấp phối 78,04km, đường đất 71,05km)
* Đường huyện: Có tổng chiều dài 1.124,45km (trong đó: bê tông ximăng, bê tông nhựa, nhựa 587,1km; cấp phối 352,75km, đường đất 184,6km).Các tuyến đường huyện có nền phổ biến 5 - 9 m, mặt 3,5 - 6 m và đạt từ cấp V -
VI, loại đường GTNT A, B
* Đường xã: Đến nay 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã Hệthống giao thông nông thôn, giao thông miền núi có bước phát triển đáng kể, tuynhiên đường đến các thôn, bản tại các huyện miền núi chủ yếu là đường đất,mùa mưa đi lại khó khăn Toàn tỉnh hiện có 1.014,87km (trong đó: bê tông nhựa
và đá nhựa chiếm 44,08%; cấp phối chiếm 21,66%; còn lại đường đất)
* Đường chuyên dùng: Trên địa bàn toàn tỉnh có 25,03km, trong đó khuKinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo có 7,37km; khu du lịch có 8,5 km)
* Bến, bãi đỗ xe: Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 2 bến xe đạt tiêu chuẩn loại
3 (bến xe đông Hà, bến xe Lao Bảo); 6 bến xe nội tỉnh do UBND tỉnh quản lý(Hồ Xá, Khe Sanh, Quảng Trị, Hải Lăng, Triệu Phước, Bắc cầu Đông Hà) và 7bến xe cấp huyện, 1 điểm dừng xe Bắc – Nam
Nhìn chung, hệ thống giao thông đường bộ được tập trung đầu tư cả vềquy mô và chất lượng, tuy nhiên mạng lưới phân bố chưa đồng đều giữa cácvùng, trong đó: ven biển (3,2 km/km2), đồng bằng (1,7 km/km2) và trung dumiền núi (0,4 km/km2) Mật độ đường đạt 0,66 km/km2 và 5 km/1000 người (cảnước: 0,68 km/km2 và 2,69 km/1000 người; vùng Bắc Trung Bộ: 0,96 km/km2
và 3,4 km/1000 người) Quy mô đường nhỏ, các tuyến đường tỉnh chủ yếu đạttiêu chuẩn cấp V, VI; các tuyến đường huyện chủ yếu đạt cấp VI trở xuống,đường xã còn nhiều tuyến chưa được xếp loại Hệ thống cầu cống còn thiếu, cònnhiều cầu tải trọng thấp, khổ hẹp không đáp ứng được khả năng thông xe
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 28
Trang 29
Bảng 16: Thống kê các loại đường trên địa bàn tỉnh năm 2015
STT Loại đường
Chiều dài (Km)
Loại mặt đường BTXM, Nhựa,
b Đường sắt: Có 76 km tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua địa bàn
tỉnh với 1 ga đạt tiêu chuẩn cấp 4 (ga Đông Hà), 6 ga đạt tiêu chuẩn cấp 3 (SaLung, Tiên An, Hà Thanh, Quảng Trị, Diên Sanh, Mỹ Chánh) và 1 trạm VĩnhThủy phục vụ hành khách Nhìn chung hiệu quả hoạt động của các nhà ga cònhạn chế, khối lượng xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa và hành khách không đáng kể
do các tuyến đường bộ đến các ga không thuận lợi
c Đường thủy: Tuyến đường sông chạy trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có
tổng chiều dài trên 400 km, trong đó khoảng 288 km đang khai thác, hoạt độngvận tải với 4 sông lớn bao gồm sông Thạch Hãn, sông Hiếu, sông Bến Hải vàsông Mỹ Chánh Đã đưa vào quản lý 125,4 km giao thông đường sông (Trungương 73 km, tỉnh 52,4 km)
- Cảng sông: Có 1 cảng sông trên tuyến sông Hiếu (thuộc thành phố ĐôngHà) khả năng thông qua bến 50.000 tấn/năm, loại tàu có trọng tải 200 - 250 tấn.Ngoài ra còn có 1 bến thuyền chợ Đông Hà, 1 bến thuyền chợ tại thị xã QuảngTrị
- Cảng biển: Cảng Cửa Việt có 2 cầu cảng dài 128 m, dùng cho tàu thuyềnhoạt động vận tải Cảng Đông Hà do được xây dựng trước năm 1975 nên đếnnay đã bị hư hỏng không sử dụng được, cần được nâng cấp, làm mới
d Đường hàng không: Quảng Trị có 2 sân bay sân bay Ái Tử (Triệu
Phong); sân bay Tà Cơn (Hướng Hóa) tuy nhiên hiện nay cả 2 sân bay đềukhông đủ điều kiện hoạt động và khai thác
e Cửa khẩu: Quảng Trị có cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, cửa khẩu quốc gia
La Lay và 4 cửa khẩu phụ Tà Rùng, Cheng, Thanh, Cóc với nước Cộng hòa dânchủ nhân dân Lào Trong những năm qua, cửa khẩu quốc tế Lao Bảo được đầu
tư xây dựng, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật hiện đại, công tác cải cách thủthục hành chính được đẩy mạnh đã tạo thuận lợi cho việc xuất nhập cảnh, xuấtnhập khẩu hàng hóa và phương tiện qua lại trên tuyến hành lang kinh tế Đông -Tây
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 29
Trang 30
2.5.2 Thực trạng phát triển thủy lợi, nước sạch
- Công trình thủy lợi: Tính đến cuối năm 2010, ngoài hệ thống kênhmương thủy lợi, toàn tỉnh có hơn 300 công trình, trong đó có 8 hồ đập lớn vàvừa, 192 hồ đập nhỏ, 101 trạm bơm chương trình kiên cố hoá kênh mương đãthực hiện được 552 km Tổng năng lực tưới thiết kế các hồ đập, trạm bơm là:61.250 ha (trong đó tưới vụ đông xuân 24.610 ha; tưới vụ hè thu 18.640 ha; tiêuúng 5.000 ha và ngăn mặn, chống lũ sớm 13.000 ha) Một số công trình có qui
mô lớn đã hoàn thành và mang lại hiệu quả lớn trên địa bàn tỉnh như hệ thốngthủy lợi Trúc Kinh, Bảo Đài, hồ Ái Tử, hồ Nghĩa Hy, công trình thuỷ điện - thuỷlợi Quảng Trị
- Công trình đê trực tiếp biển: Hiện tại có 7 km (tuyến đê Vĩnh Tháihuyện Vĩnh Linh) có nhiệm vụ chống triều cường và sóng biển xâm nhập mặnvào vùng đồng bằng, bảo vệ dân cư trong mùa mưa bão
- Hệ thống đê cửa sông: Tổng chiều dài các tuyến đê là 92,8 km Bao gồmcác tuyến đê: Tả, Hữu Bến Hải; Tả, Hữu Thạch Hãn; Tả Ô Lâu Nhiệm vụ chínhcủa đê là ngăn lũ Tiểu mãn, lũ sớm vào cuối vụ hè thu và bảo vệ an toàn cho đêkhi lũ chính vụ tràn qua
- Công trình kè bảo vệ bờ sông: Tổng chiều dài của các đoạn kè khoảng
45 km thuộc sông Thạch Hãn, sông Bến Hải, sông Hiếu
- Công trình hệ thống đê cát: Đê cát có tổng chiều dài 48,6 km (trong đó
đê phân thuỷ có chiều dài 18,0km) được bố trí dọc vùng cát ven biển các huyệnGio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, có nhiệm vụ chống cát lấp, cát bay và bảo vệ
an toàn cho 23 xã vùng ven cát
Trong những năm qua các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh được đầu
tư đáng kể từ nhiều nguồn vốn khác nhau, chính vì vậy mà năng lực tưới ngàycàng được nâng lên Tuy nhiên công tác phát triển thuỷ lợi còn những tồn tại:Các công trình thuỷ lợi mặc dù vẫn thường xuyên tu bổ nhưng sau nhiều nămkhai thác và thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai nên đã xuống cấp; cácvùng cuối nguồn, vụ hè thu thường thiếu nước sản xuất; Hiện nay còn nhiềuvùng như: Cùa (Cam Lộ), Tây Gio Linh, vùng Hướng Hoá, ĐaKrông chưa cónước để chủ động tưới cho cây công nghiệp Hệ thống đê chống lũ cho côngtrình Nam Thạch Hãn chưa đảm bảo an toàn về mùa lũ
Diện tích thực tế hiện nay các công trình phục vụ: Lúa Đông xuân: 16.000
ha (đạt 65 % năng lực thiết kế); Lúa Hè thu: 12.000 ha (đạt 65% năng lực thiếtkế); ngăn mặn và chống lũ tiểu mãn đã đạt 10.000/13.000 ha; tiêu úng:5.000/7.500 ha; cải tạo vùng cát ven biển: 5.000/22.500 ha
- Nước sạch: Hiện tại thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị và 11/11 thịtrấn đã có hệ thống cấp nước máy Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 10 nhà máynước, tỷ lệ dân số thành thị sử dụng nước sạch 74% và tỷ lệ dân số nông thôn sửdụng nước hợp vệ sinh 85%
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 30
Trang 31
2.5.3 Thực trạng phát triển giáo dục - đào tạo
Với mục tiêu coi sự nghiệp giáo dục là nhiệm vụ hàng đầu, trong nhữngnăm qua cơ sở vật chất các nhà trường trên địa bàn tỉnh không ngừng được tăngcường đầu tư, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của người dân
- Giáo dục phổ thông và mầm non: Hiện tại trên địa bàn toàn tỉnh có 164trường mẫu giáo; 158 trường tiểu học (có 1 trường trẻ em khuyết tật); 113trường trung học cơ sở; 30 trường trung học phổ thông; 3 trường phổ thông dântộc nội trú; 18 trường phổ thông cơ sở Tỷ lệ các trường phổ thông được caotầng hóa, kiên cố hóa đạt 65% (các xã đặc biệt khó khăn miền núi tỉ lệ kiên cốhóa đạt 70%)
Trong giai đoạn 2011 - 2015, số học sinh phổ thông các cấp học giảmbình quân 1,76%/năm (bình quân giảm 2.290 học sinh) Công tác đào tạo, bồidưỡng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ giáo viên được quan tâm chỉ đạo và thực hiệnđạt kết quả khá, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn khá cao: hệ mẫu giáo đạt 92,53% (trênchuẩn 32,5%), tiểu học 98,46% (trên chuẩn 45,55%), THCS 96,9% (trên chuẩn45,7%), THPT 99,51% (trên chuẩn 3,4%) Đến nay đã có 100% huyện, thànhphố, thị xã và 141/141 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học
cơ sở Cuối năm học 2011 - 2015 trên địa bàn toàn tỉnh số trường đạt chuẩnquốc gia: Mầm non (35 trường); Tiểu học (95 trường, trong đó có 19 trường đạtchuẩn mức 2); THCS (29 trường); THPT (3 trường); Bình quân hàng năm có 17
- 22% học sinh tốt nghiệp THPT trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng
- Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề cũng được quan tâm phát triển, đếnnay trên địa bàn đã có 1 phân hiệu Đại học (phân hiệu Đại học Huế tại QuảngTrị) 01 trường Cao đẳng (trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị), 04 trườngTrung cấp (Trung cấp nghề tổng hợp Quảng Trị, Trung cấp nghề Mai Lĩnh,Trung cấp NN-PTNT, Trung cấp Y tế); 1 trường Công nhân kỹ thuật nghiệp vụGTVT, 10 Trung tâm Giáo dục thường xuyên, 10 Trung tâm Kỹ thuật tổng hợphướng nghiệp dạy nghề phát triển trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã
- Hoạt động xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh Loại hình trường dânlập, bán công, tư thục có xu hướng phát triển Mô hình trung tâm văn hóa - giáodục cộng đồng được xây dựng ở nhiều địa phương, đến nay 130/141 xã có trungtâm học tập công đồng Tỉnh đã thực hiện một số chính sách hỗ trợ xây dựng
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 31
Trang 32
nhà ở cho giáo viên vùng khó khăn; hỗ trợ bảo hiểm xã hội cho giáo viên mầmnon ngoài biên chế, giáo viên vùng sâu, vùng xa
2.5.4 Thực trạng phát triển y tế
Ngành y tế của tỉnh trong những năm qua đã có nhiều cố gắng trong việcchăm sóc sức khỏe nhân dân, được đầu tư phát triển về cơ sở vật chất trang thiếtbị; đội ngũ cán bộ y tế được nâng lên cả về số lượng và chất lượng
- Triển khai tốt các chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng, công táctuyên truyền phòng chống các bệnh xã hội, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ
và trẻ em, thực hiện khám chữa bệnh miễn phí đối với người nghèo, trẻ em dưới
6 tuổi và đồng bào dân tộc thiểu số
- Mạng lưới cơ sở y tế không ngừng được củng cố và mở rộng Toàn tỉnhhiện có 12 bệnh viện đa khoa (trong đó có 1 bệnh viện đa khoa tỉnh, 1 bệnh viện
đa khoa khu vực Triệu Hải và các bệnh viện đa khoa huyện); 7 phòng khám đakhoa khu vực; 1 bệnh viện điều dưỡng và PHCN, 1 Phòng QLSK cán bộ tỉnh;
141 trạm y tế xã phường, thị trấn Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã được đầu tư đưavào hoạt động đạt chuẩn; 7/9 trung tâm y tế huyện, thành phố, thị xã đang đượcxây dựng mới Ngoài ra khối dự phòng của tỉnh có 09 trung tâm chuyên sâu (tất
cả đặt tại thành phố Đông Hà) và các cơ sở y tế của quân đội, an ninh đóng trênđịa bàn tỉnh Công tác xã hội hoá y tế đang phát triển mạnh, nhiều cơ sở khám,chữa bệnh tư nhân được hình thành giải quyết đáng kể nhu cầu khám chữa bệnhcủa nhân dân
- Năm 2015 toàn tỉnh có 93/141 xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế (chiếm66% số xã); 55,32% số trạm y tế xã có bác sĩ (của cả nước 65%) Tổng sốgiường bệnh là 2.472 giường (trong đó trạm y tế xã có 859 GB, phòng khám đakhoa khu vực có 5520 GB, Bệnh viện có 1.558 GB) Có 2.933 cán bộ ngành y(trong đó có 454 bác sỹ)
Mặc dù vậy, hiện nay trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh nhìn chungvẫn còn thiếu và yếu với nhu cầu thực tế, hệ thống xử lý chất thải y tế chưa đảmbảo Chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân vẫn còn có những hạn chế nhấtđịnh, hoạt động y tế ở tuyến cơ sở chưa đồng đều, một số nơi có địa bàn rộng,bán kính phục vụ của trạm y tế quá xa Diện tích đất dành cho sự nghiệp y tế ở
cả 3 cấp của tỉnh còn quá ít, đặc biệt cấp xã vẫn còn 84 trạm y tế diện tích đấtchưa đạt tiêu chuẩn tối thiểu (trong đó có 10 nhà trạm có diện tích < 50m2 và 74nhà trạm có diện tích < 90m2) Vì thế để tạo điều kiện cho ngành y tế nâng caochất lượng khám chữa bệnh cần có sự quan tâm và đầu tư hơn nữa cả về trangthiết bị cũng như cơ sở vật chất Việc xây dựng thêm và mở rộng các công trình
y tế, mặc dù diện tích chiếm đất không lớn, song ít nhiều cũng gây áp lực đốivới đất đai của tỉnh
2.5.5 Thực trạng phát triển văn hoá - thông tin
Hoạt động văn hoá, nghệ thuật, truyền thông, thông tin cổ động của tỉnhphát triển tốt cả về số lượng và quy mô, nội dung và hình thức Chất lượng văn
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 32
Trang 33
hoá - chính trị và khoa học từng bước nâng cao, góp phần giáo dục chính trị,nâng cao dân trí, xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh, tăng cường đoàn kếtcác dân tộc, nâng cao chất lượng hưởng thụ văn hoá tinh thần của nhân dân
Công tác quản lý, bảo tồn di tích danh thắng, cổ vật, tổ chức sinh hoạttruyền thống, triển lãm được chú trọng Các công trình văn hóa, di tích lịch sửđược đầu tư tôn tạo và bảo vệ
Hoạt động xuất bản, phát hành sách báo, tạp chí văn hoá phẩm ngày càngmạnh, số lượng phát hành hàng năm tăng từ 60 - 150% Hệ thống thư viện đượccủng cố và duy trì hoạt động thường xuyên, đến nay toàn tỉnh có 1 thư viện khoahọc tổng hợp; 9/10 huyện, thành phố có thư viện với trên 80 nghìn bản sách;7,1% số xã, phường, thị trấn có thư viện
Công tác phát thanh truyền hình được phát triển, cơ sở vật chất được đầu
tư đáng kể từ đài tỉnh đến huyện và các xã, phường, thị trấn Đến năm 2015 đãphủ sóng phát thanh, truyền hình đạt 100% địa bàn dân cư Hiện có 100% xã và85% thôn, bản được cung cấp báo Đảng
Phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá mới và cácthiết chế văn hoá ở cơ sở đang được đông đảo nhân dân hưởng ứng, các thiết chếvăn hóa được tăng cường, văn hóa cơ sở được chú trọng phát triển Tính đếncuối năm 2014 toàn tỉnh có khoảng 600 nhà văn hóa được xây dựng;99.289/133.095 gia đình, 1.340/1.799 làng bản, khu phố cơ quan, đơn vị trườnghọc được công nhận đạt chuẩn văn hóa
Mặc dù hoạt động văn hóa thông tin của tỉnh khá phát triển nhưng cơ sởvật chất còn nhiều hạn chế, đặc biệt cấp xã Hiện tại toàn tỉnh có 29 NVH xã và
277 NVH làng bản đạt tiêu chuẩn; diện tích đất công viên, các cơ sở văn hóa củatỉnh còn chiếm tỷ lệ rất thấp: Bình quân diện tích đất công viên cây xanh/ngườikhu vực đô thị đạt 0,33 m2; khu vực nông thôn gần như không có Bình quân đất
cơ sở văn hóa của tỉnh chỉ đạt 2,09 m2/người (theo định mức 6 - 8 m2/người)
2.5.6 Thực trạng phát triển thể dục - thể thao
Phong trào thể dục thể thao của tỉnh được phát triển sâu rộng ở các địabàn dân cư, cơ quan, trường học, lực lượng vũ trang và ở mọi tầng lớp nhân dân.Các môn thể thao phong phú và quy mô thi đấu ngày được mở rộng Những mônthể thao thu hút nhiều đối tượng tham gia như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông,điền kinh, đua xe đạp, Công tác xã hội hóa TDTT đã đạt kết quả bước đầu, đếnnay có 24,3% dân số và 14% số hộ gia đình tập luyện thể dục thể thao thườngxuyên, số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao chiếm 10,5% Hoạt động thể thaongười khuyến tật phát triển, tham gia giải toàn quốc đạt thứ hạng cao
Hiện tại ở tỉnh lỵ có sân vận động, nhà tập luyện, sân quần vợt, khu liênhợp TDTT đã đầu tư xây dựng bể bơi, nhà thi đấu huấn luyện và thi đấu thểthao; cấp huyện có 4 sân bóng đá, 6 nhà thi đấu, hàng chục nhà tập luyện cầulông, bóng bàn; cấp xã, làng bản có 256 sân bóng đá, 680 sân bóng chuyền.Nhìn chung thực trạng các cơ sở, sân bãi, trang thiết bị còn rất thiếu thốn và lạc
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 33
Trang 34
hậu do nguồn kinh phí hạn hẹp, đã ảnh hưởng đến sự phát triển chung củangành nhất là cơ sở cấp xã, phường và khu vực vùng sâu, vùng xa Bình quândiện tích 4,2 m2/người (trong khi định mức theo tiêu chuẩn là 6,5 m2/người).
2.5.7 Thực trạng phát triển năng lượng
Mạng lưới điện được phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh, ngoài lướiđiện cao áp 500 KV, 220 KV, 110 KV, toàn tỉnh hiện có 323,767km tuyến35Kv; 1030,42 km đường dây 22kv và 10kv; 1018 trạm biến áp (trong đó TBA10/0,4Kv là 155 trạm; TBA 10 (22)/0,4Kv là 351 trạm) với tổng dung lượng gần145.189 KVA và có cụm máy phát Diezel Khe Mây tại Đông Hà với 4 tổ máyphát với tổng công suất lắp đặt 2160 Kw, 7 công trình thủy điện đang được đầu
tư xây dựng, trong đó có thủy điện Quảng trị (công suất 64MW) đang được chạythử nghiệm Tính đến nay 100% xã, phường, thị trấn và 97,52% số hộ sử dụngđiện lưới quốc gia
2.5.8 Thực trạng phát triển bưu chính, viễn thông
Toàn tỉnh có 63 tổng đài điện thoại với tổng dung lượng 82.791 số và 109tuyến truyền dẫn nội tỉnh Có 164 trạm BTS mạng di động phủ sóng khắp toàntỉnh Đến cuối năm 2014 tổng số thuê bao điện thoại là 532.203 thuê bao (trong
đó cố định 28.112 thuê bao, di động 504.091 thuê bao)
Hạ tầng công nghệ thông tin, mạng Internet có bước phát triển nhanh,bước đầu đáp ứng nhu cầu truy cập internet của nhân dân Đến năm 2014, toàntỉnh có 52.021 thuê bao internet; 100% các cơ quan cấp huyện có hệ thống cơ sở
dữ liệu quản lý chuyên ngành
Bảng 17: Thống kê máy điện thoại giai đoạn 2011 - 2015
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1.Tổng số máy đ.thoại máy 460.338 484.000 485.927 532.203
2.5.9 Thực trạng phát triển khoa học, công nghệ
- Hệ thống tổ chức các trung tâm triển khai KHCN được cải tiến đổi mới,
cơ sở vất chất không ngừng được đầu tư phát triển Hiện nay toàn tỉnh có trên 20
tổ chức khoa học và công nghệ hoạt động phát huy có hiệu quả và có bước pháttriển mới Hoạt động khoa học, công nghệ của các ngành, huyện, thành phố, thị
xã tiếp tục phát triển cả về phạm vi, quy mô ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và xãhội hóa về khoa học và công nghệ trong sản xuất và đời sống mang lại kết quảthiết thực
- Trong các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp triển khai ứng dụng đồng bộcác phần mềm dùng chung, các chương trình hỗ trợ quản lý và điều hành tác
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 34
Trang 35
nghiệp; 100% các cơ quan đơn vị quản lý Nhà nước thực hiện trao đổi thông tinqua mạng; 100% cán bộ công chức làm việc trên máy tính có hộp thư điện tử.
2.6 Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất
Trong những năm qua kinh tế tỉnh Quảng Trị đã đạt được nhiều thành tựuđáng kể, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện Hệ thống cơ sở hạ tầng(giao thông, điện, nước ) cũng như các công trình phúc lợi công cộng (trườnghọc, trạm y tế ) được quan tâm đầu tư Các chính sách phát triển của Đảng vàNhà nước đã thực sự đi vào cuộc sống, đóng góp quan trọng trong việc ổn định
và phát triển tỉnh Tuy nhiên, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội còn bộc lộmột số tồn tại, được thể hiện ở một số mặt sau:
* Về kinh tế:
- Kinh tế nông nghiệp: Sản xuất lương thực vẫn đóng vai trò chủ yếu, việcchuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi diễn ra còn chưa đồng bộ, chưa mạnh vàthiếu bền vững Trình độ khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông, lâmnghiệp còn hạn chế nên năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của một sốsản phẩm chưa cao Chưa phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa, sốlượng gia trại, trang trại còn ít, sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún Chưa tạo đượccác vùng nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến Giá trị sản xuất câytrồng, vật nuôi trên đơn vị diện tích còn thấp
- Kinh tế công nghiệp: Mặc dù đã có những bước phát triển khá song côngnghiệp vẫn có những thách thức lớn: cơ sở hạ tầng kỹ thuật hạn chế; trang thiết
bị và trình độ công nghệ còn lạc hậu; sản phẩm phần nhiều là sơ chế nên giá trịkhông cao; thiếu các công trình đầu tư lớn mang tính đột phá; một số nhà máychưa phát huy hiệu quả, thiếu vốn đầu tư còn kéo dài; thiếu đội ngũ quản lý giỏi
và công nhân kỹ thuật lành nghề, sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh trên thịtrường; công nghiệp hoá nông thôn phát triển chậm Chưa tạo được sức hấp dẫntrong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
- Kinh tế dịch vụ - thương mại, du lịch: Được xác định là một trong nhữngngành giữ vị trí quan trọng, tuy vậy hiệu quả và tốc độ phát triển của ngành chưatương xứng với tiềm năng và lợi thế, chưa tạo được chuyển biến trong phát triểnkinh tế xã hội Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thiếu chuyên nghiệp, cácsản phẩm dịch vụ bổ trợ chất lượng thấp và thiếu Tỷ trọng kim ngạch xuất,nhập khẩu thấp
- Thu ngân sách đạt thấp, gần 2/3 kinh phí phải nhờ TW hỗ trợ Vì vậyngân sách dành cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội rất khó khăn, thiếu ổn địnhđang là thách thức kéo dài trong nhiều năm tới
* Về cơ sở hạ tầng:
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: giao thông, cấp thoát nước, điện lực còn ít
về số lượng, chưa có sự phát triển đồng bộ (như hệ thống giao thông đường bộ
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 35
Trang 36
và cầu, cống) khả năng phục vụ chưa cao và mất cân đối so với sự phát triển đôthị
- Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội còn thiếu về số lượng, khó khăn cả về cơ
sở vật chất và thiết bị Đất công viên cây xanh, công viên văn hóa chiếm tỷ lệnhỏ, nhiều phường, xã, thôn, bản không có trung tâm văn hóa, nhà sinh hoạt vănhóa Nhiều công trình trường học, y tế đang xuống cấp, chưa đáp ứng đủ nhucầu phục vụ
* Về xã hội : Mật độ dân số cao, phân bố không đều; có lực lượng lao
động dồi dào song chất lượng lao động còn nhiều hạn chế, tình trạng dư thừa laođộng ở một số khu vực còn nhiều Cơ cấu lao động nông thôn chủ yếu vẫn làthuần nông Chất lượng và trình độ chuyên môn của lực lượng lao động chưađáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn và hội nhập quốc tế
Như vậy, từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội những năm gần đây cũngnhư dự báo phát triển trong tương lai (trong khi quỹ đất có hạn), thì áp lực đốivới đất đai của tỉnh đã và sẽ ngày càng gay gắt hơn (nhất là ở các khu vực nộithị, các tụ điểm kinh tế phát triển) dẫn đến thay đổi lớn hiện trạng sử dụng đấthiện nay của tỉnh Do đó, để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lâudài bền vững, cần phải xem xét một cách nghiêm túc việc khai thác sử dụng đấttheo hướng khoa học trên cơ sở: tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả cao; bố trí sửdụng phải đáp ứng được nhu cầu về đất sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội cũng như phục vụ cho việc đô thị hoá cả hiện tại và trong tương lai
3 Phân tích đánh giá bổ sung về biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất.
3.1 Ảnh hưởng của BĐKH đến lĩnh vực nông nghiệp
Sự gia tăng cường độ các hiện tượng BĐKH như lụt bão, nước biển dânglàm cho một số vùng đất thường xuyên bị ngập như: xã Triệu Thành, TriệuThượng, Triệu Long, Triệu Ái, Triệu Giang của huyện Triệu Phong; xã Hải Hoà,Hải Thành, Hải Quế, Hải Thọ, Hải Trường, Hải Chánh, Hải Tân của huyện HảiLăng; phường Đông Lương, Đông Lễ, Đông Giang, Đông Thanh của thành phốĐông Hà; xã Vĩnh Long của huyện Vĩnh Linh; phường An Đông của thị xãQuảng Trị Điều này ảnh hưởng khá lớn đến khả năng canh tác nông nghiệp tạicác khu vực trên Thời tiết cực đoan là yếu tố dễ gây tác động nhất đến sự pháttriển cũng như thời vụ gieo trồng tại từng địa phương Tỉnh Quảng Trị có thếmạnh nông nghiệp là trồng lúa nước, mặc dù diện tích canh tác trên địa bàn tỉnhtăng trong giai đoạn 2011 – 2014, nhưng năng suất lúa có phần không ổn định
do ảnh hưởng của hạn hán và lụt bão
Theo số liệu báo cáo của Công ty TNHH MTV Quản lý Khai thác Côngtrình Thủy lợi tỉnh Quảng Trị, hiện các hồ, đập trên địa bàn tỉnh đang trữ nước ởmức thấp nhất so với dung tích thiết kế Trong đó, thấp nhất là hồ Đá Mài (chỉtrữ được 36% dung tích thiết kế) Đối với các hồ lớn lượng nước trữ chỉ đạt 40-50% dung tích thiết kế Bên cạnh đó, theo số liệu dự báo của Trung tâm Khí
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 36
Trang 37
tượng thủy văn Quảng Trị, trong mùa khô năm 2015, nguồn nước trên phần lớncác hệ thống sông có khả năng thiếu hụt so với trung bình nhiều năm, cùng kỳ40-80%, có nơi trên 80% Do dòng chảy các sông giảm mạnh nên hiện tượngxâm nhập mặn sẽ diễn ra sâu vào vùng hạ lưu làm suy giảm chất lượng nước cấpcho các mục đích tưới tiêu, sinh hoạt Vào mùa khô, lượng nước bốc hơi lớncùng với lượng nước ngọt tích trữ ít, chất lượng nước mặt bị suy giảm đáng kể
do xâm nhập mặn Kết quả quan trắc cũng ghi nhận trong giai đoạn từ năm 2011– 2015 độ mặn tại các lưu vực sông Thạch Hãn và Bến Hải khá lớn vào mùakhô, tại các điểm hạ lưu hai hệ thống sông này độ mặn dao động từ 0,05 - 32‰,các điểm từ hạ nguồn Đập Trấm, cầu Đuồi đến Cầu Cửa Việt đối với hệ thốngsông Thạch Hãn, các điểm từ cầu Sa Lung và điểm cách cầu Hiền Lương 2km
về phía thượng lưu đến cầu Cửa Tùng thuộc hệ thống sông Bến Hải CLN bịnhiễm mặn, không đảm bảo cung cấp cho mục đích tưới tiêu cũng như sinh hoạt
từ tháng 3 đến tháng 9 Do đó, nguy cơ thiếu nguồn nước ngọt vào mùa khô làrất lớn BĐKH cũng gây rất nhiều khó khăn cho ngành chăn nuôi, làm phát sinhnhiều dịch bệnh làm số lượng cá thể vật nuôi giảm đi đáng kể Theo Sở nôngnghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị, sản xuất chăn nuôi năm 2014 gặp một
số khó khăn và bất lợi Dịch lở mồm long móng và dịch cúm gia cầm H5N1 táiphát gây thiệt hại và làm ảnh hưởng đến tâm lý người chăn nuôi Tổng đàn, ướctính cả năm 2014, đàn trâu 24.987 con (đạt 99,95% KH, giảm 0,05% so với năm2013); sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 1.209 tấn giảm 0,98
% so với năm 2013 Lượng mưa hàng năm phân bố ít vào mùa khô kiệt Do đó,khả năng nhiễm mặn tại hai hệ thống sông Thạch Hãn và Bến Hải lớn, lượngnước ngọt thiếu hụt vào mùa khô, gây ra hiện tượng cạn kiệt tại các hồ và đậptrữ nước phục vụ cho hoạt động nông nghiệp Đây là thách thức rất lớn chongành nông nghiệp của tỉnh trong giai đoạn mùa khô (từ tháng 3 đến tháng 9hàng năm) Quảng Trị hiện có 237 công trình thuỷ lợi gồm hồ, đập, cống thoát
lũ, cống ngăn mặn, đê, kè, kênh, mương trạm bơm, công trình thuỷ điện – thuỷlợi đã góp phần giải quyết phần lớn các nhu cầu tưới tiêu nông nghiệp Tuynhiên, BĐKH như lũ lụt, hạn hán đã làm ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng vàgây xuống cấp nghiêm trọng một số công trình thuỷ lợi như sụt lở đất đá, bêtông làm giảm khả năng tích trữ nước cho giai đoạn mùa khô
Khí hậu cực đoan cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đánh bắt thuỷsản trên địa bàn tỉnh đặc biệt là hoạt động đánh bắt xa bờ Vào mùa mưa, tầnsuất biển động ngày càng lớn, số lượng cơn bão và áp thấp nhiệt đới tăng lên và
có diễn biến ngày càng phức tạp Do đó, hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷsản chịu ảnh hưởng khá nặng nề do thiên tai, chi phí cho một lần đánh bắt ngàycàng tăng
3.2 Ảnh hưởng của BĐKH đến lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, xây dựng, giao thông vận tải:
BĐKH cũng có những tác động nhất định đến các ngành công nghiệp, tiểuthủ công nghiệp, làng nghề và giao thông vận tải Các dữ liệu dự báo cũng cho
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 37
Trang 38
thấy, BĐKH có thể gây tác động đến tài nguyên khoáng sản theo nhiều phươngthức khác nhau Đó là việc gia tăng các tai biến thiên nhiên, điển hình như vùng
hạ du, đới ven biển khi mực nước biển dâng cao sẽ gây xói lở, bồi tụ cát diđộng Tại khu vực miền núi, trung du, BĐKH với các đợt mưa bất thường,cường độ lớn sẽ làm tăng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất Trong công nghiệp, tácđộng của hiện tượng BĐKH đối với thuỷ điện tại Quảng Trị khá rõ rệt, vào mùakhô, lượng mưa suy giảm, trữ lượng nước tại các hồ thuỷ điện nhỏ và vừa cạnkiệt dẫn đến khả năng thiếu điện trầm trọng trong mùa khô Vào mùa mưa lũ,khi lượng nước tích trữ trong lòng hồ đến giới hạn mực nước lũ, các đập thuỷđiện sẽ tiến hành xả lũ Khi thời điểm xả lũ trùng với thời kỳ lũ dâng cao hoặcđạt đỉnh ở hạ lưu sẽ làm mức độ lũ lụt trở nên trầm trọng hơn, tác động của lũlụt sẽ rất nguy hiểm đến tài sản, tính mạng của các hoạt động phát triển kinh tế -
xã hội khác trong tỉnh Lĩnh vực giao thông vận tải chịu ảnh hưởng nặng nề dobão lụt Năm 2005, lũ đã làm xói lở nền đường giao thông bị trôi trên 226.300m3 điểm mùa mưa các tuyến Quốc lộ 9 Một số tuyến đường giao thông thuộchai huyện Hướng Hoá và Đakrông bị sạt lở nghiêm trọng, có thời điểm gây áchtắc giao thông nhiều ngày liền Theo kịch bản BĐKH và nước biển dâng QuảngTrị đến năm 2020 khi mực nước biển dâng 8 – 9 cm thì các tuyến quốc lộ, tỉnh
lộ không chịu ảnh hưởng lớn từ nước biển dâng Tuy nhiên, đến năm 2100 khimực nước biển dâng 51 – 63 cm thì có khoảng 2,67% chiều dài quốc lộ và8,23% chiều dài tỉnh lộ sẽ bị ảnh hưởng ngập lụt thường xuyên, trường hợp xấunhất đường sắt sẽ bị ảnh hưởng khoảng 0,21%
III PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN THỜI ĐIỂM ĐIỀU CHỈNH
1 Phân tích, đánh giá bổ sung tình hình thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai.
Trong giai đoạn 2011 -2015 với nhiều nhiệm vụ trọng tâm đặt ra nhằmthực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về phát triển kinh tế xã hội
5 năm cùng với việc đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấunền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tiếp tục thực hiện mục tiêu kiềmchế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội Sở Tài nguyên vàMôi trường Quảng Trị đã chủ động, tập trung, chỉ đạo, triển khai quyết liệt cácnhiệm vụ, giải pháp trên cơ sở bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng,chính sách pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo chuyên môn của Bộ Tài nguyên
và Môi trường, sự chỉ đạo, lãnh đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy bannhân dân tỉnh nhằm hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng trên tất cả mọi mặtcông tác, các lĩnh vực được phân công
Trên cơ sở đó, với chức năng, nhiệm vụ được giao Sở đã tập trung côngtác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, góp phần tích cực vàoviệc phát huy tiềm năng đất đai phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xãhội của địa phương, tạo việc làm mới, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhândân Hoàn thành công tác quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và tổ chức công bố
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 38
Trang 39
Nghị quyết số 81/NQ-CP ngày 12/11/2014 của Chính phủ phê duyệt quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015)của tỉnh; hoàn thành thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụngđất hàng năm của các huyện và tổng hợp các công trình, dự án đầu tư năm 2015;năm 2016 trình UBND tỉnh và HĐND tỉnh Cơ bản hoàn thành công tác đo đạc,cấp giấy, cắm mốc các Ban quản lý rừng, các công ty lâm nghiệp, tạo điều kiệncho doanh nghiệp hoạt động và tạo tâm lý ổn định cho nhân dân có đất liền kề
Ưu tiên bố trí đủ quỹ đất vào các mục đích phát triển công nghiệp, dịch vụ dulịch và các mục đích sản xuất kinh doanh khác; tạo nguồn lực quan trọng chophát triển kinh tế-xã hội của tỉnh thông qua giao đất, cho thuê đất, chuyển mụcđích sử dụng đất; diện tích đất chưa sử dụng được đưa khai thác đưa vào sửdụng một cách hợp lý, góp phần cân bằng quỹ đất sử dụng vào các mục đíchtheo yêu cầu phát triển các mục tiêu kinh tế -xã hội của địa phương
Tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến Luật đất đai 2013 và các vănbản hướng dẫn thi hành Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩmquyền ban hành của UBND tỉnh để đề xuất ban hành thay thế nhằm phù hợp vớiLuật Đất đai năm 2013 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Xây dựng và trìnhUBND tỉnh ban hành bộ thủ tục hành chính về quản lý đất đai theo Luật đất đai
2013 ở cấp tỉnh, huyện, xã Kịp thời giải quyết các vướng mắc trong quá trìnhtriển khai Luật Đất đai 2013
Tập trung chỉ đạo quyết liệt và triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để đẩynhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất; chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra, tháo gỡ những khó khăn,
vướng mắc của địa phương trong công tác cấp giấy chứng nhận Xác định nhiệm
vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị quyết số 30/2012/QH13của Quốc hội là công việc trọng tâm do đó Sở đã triển khai nhiều giải pháp đồng
bộ để đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất; tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra, tháo gỡnhững khó khăn, vướng mắc của địa phương trong công tác cấp giấy chứngnhận để hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận trong năm 2015
Bảo đảm hoạt động có nề nếp, trong thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhànước thường xuyên khác như: Công tác đăng ký, thống kê, kiểm kê đất đai; giaođất, thuê đất thu hồi đất đúng quy định, đăng ký giao dịch bảo đảm, lưu trữ vàcung cấp thông tin cho các tổ chức cá nhân tổ chức có nhu cầu Tập trung xâydựng cơ sở dữ liệu đất đai, đặt nền móng cho xây dựng mô hình quản lý đất đaihiện đại, thống nhất từ Trung ương đến địa phương Triển khai thí điểm vậnhành cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ tốt cho công tác quản lý đất đai Chủ trì xâydựng bộ đơn giá - phân loại đường phố hàng năm trên địa bàn tỉnh và xây dựnggiá đất 5 năm 2015 -2019
Tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và tổ chức đấu giá quyền sửdụng đất Phối hợp với các ngành, địa phương thẩm định giá đất cụ thể phục vụ
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 39
Trang 40
công tác đấu giá đất; tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự
án theo kế hoạch sử dụng đất đã phê duyệt
Nhìn chung, công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh tiếp tục được củng
cố, cơ bản hoàn thành được những nhiệm vụ và kế hoạch của ngành cũng như củatỉnh, được thể hiện ở các mặt sau:
1.1 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện văn bản đó.
Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; khai thác, sử dụng tiết kiệm và cóhiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xãhội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai; tăng cường vai tròcủa cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cũng như đảm bảo các điều kiện choviệc tổ chức thi hành Luật nhanh chóng được triển khai đi vào cuộc sống, tạo ranhững chuyển biến rõ rệt về quản lý và sử dụng đất, đưa công tác quản lý đất đai
đi vào nề nếp, kỷ cương theo đúng quy định, thực hiện Luật Đất đai 2013 và cácvăn bản hướng dẫn thi hành, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành 05 văn bản quyphạm pháp luật, gồm: Quyết định số: 05/2015/QĐ-UBND ngày 17/4/2015 (thaythế Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 17/7/2014); Quyết định số:38/2014/QĐ-UBND ngày 19/9/2014; Quyết định số: 51/2014/QĐ-UBND ngày26/12/2014; Quyết định: 11/2015/QĐ-UBND ngày 28/5/2015; Quyết định số:25/2015/QĐ-UBND ngày 03/11/2015 (Thay thế Quyết định số: 35/2014/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2014 của UBND tỉnh Quảng Trị)
Việc ban hành các văn bản ở địa phương đã phù hợp với các quy định củapháp luật đất đai, cơ bản đã kịp thời hướng dẫn, cụ thể hóa các quy định củapháp luật về đất nhằm nâng cao công tác quản lý, sử dụng đất; tạo môi trườngthông thoáng nhằm thu hút đầu tư, rút ngắn thủ tục hành chính về đất đai
1.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.
Công tác xác định ĐGHC và giải quyết tranh chấp các cấp: Thực hiện Chỉ
thị 364/CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)
về việc phân định địa giới hành chính đến nay toàn tỉnh đã lập được bộ hồ sơ địagiới hành chính khá hoàn chỉnh về địa giới hành chính các cấp Trên đường ĐGHC
các cấp của tỉnh đã cắm được 310 mốc (trong đó mốc cấp tỉnh có 10 mốc; cấp
huyện có 10 mốc; cấp xã có 290 mốc) Mặc dù hoàn thành sớm, nhưng cho đến nay
vẫn còn một số tồn tại chưa giải quyết dứt điểm:
- Đối với tỉnh Quảng Trị và tỉnh Quảng Bình: Liên quan đến 2 khu vực(khu vực từ động Ener đến mốc 2T.06 và khu vực từ mốc 2T.06 đến 2T.05)
- Đối với tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên - Huế: Liên quan đến 2 khu vực(khu vực xã A Bung - Hồng Thủy; khu vực Quốc lộ 1A và thôn Châu Nhi Phường)
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 40