1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nhóm lễ tân ngoại giao sự kết hợp tính quốc tế và tính quốc gia trong lễ tân ngoại giao (9điểm lớp HS33D)

5 206 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 88 KB

Nội dung

Qua tổng hợp và nghiên cứu, các học giả đều khẳng định cốt lõi nội dung của lễ tân ngoại giao là những quy định thành văn điều ước quốc tế liên quan tới ngoại giao, luật ngoại giao cũng

Trang 1

I Tính quốc tế và tính quốc gia trong lễ tân ngoại giao

1 Khái niệm Lễ tân ngoại giao

- Lễ tân là từ Hán Việt theo đó “lễ” là phép tắc đối xử; “tân” là khách; lễ tân là việc tiếp xúc, giao tiếp trong quan hệ với bên ngoài theo những thể thức nhất định Trong quan hệ quốc tế, lễ tân được chia thành: Lễ tân ngoại giao và Lễ tân đối ngoại

- Trong thực tiễn và lý luận hoạt động ngoại giao, đã có nhiều định nghĩa đưa ra về lễ tân ngoại giao Qua tổng hợp và nghiên cứu, các học giả đều khẳng định cốt lõi nội dung của

lễ tân ngoại giao là những quy định thành văn (điều ước quốc tế liên quan tới ngoại giao, luật ngoại giao cũng như các văn bản pháp luật quốc gia) hoặc không thành văn (phong tục, truyền thống, tập quán quốc tế và quốc gia) về cách ứng xử trong quan hệ chính thức giữa các quốc gia và các đại diện của họ với nhau

Từ kết luận trên, có thể đưa ra định nghĩa về lễ tân ngoại giao như sau: Lễ tân ngoại giao(LTNG) là tổng thể những nguyên tắc, quy định truyền thống, tập quán được các quốc gia thừa nhận mà các chính phủ, các bộ ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao và các nhân vật chính thức phải tuân thủ trong giao tiếp quốc tế

Như vậy, lễ tân ngoại giao bao gồm cả các quy định của luật quốc tế và luật quốc gia cũng như các quy tắc truyền thống, tập quán được sử dụng trong quan hệ ngoại giao Các quy định của luật quốc tế và luật quốc gia có hiệu lực ràng buộc họ trong giao tiếp, còn quy tắc tập quán là những thói quen được hình thành từ lâu, trở thành những quy tắc thông lệ trong giao tiếp và sinh hoạt quốc tế mà ngày nay các chủ thể có liên quan phải tuân thủ, mặc dù chúng không có hiệu lực bắt buộc đối với các quốc gia, ví dụ: nghi lễ đón tiếp nguyên thủ quốc gia hay nghi thức trình quốc thư…

2 Tính quốc tế trong lễ tân ngoại giao

Bản chất LTNG là sự vận dụng tổng hợp những nguyên tắc và quy định của luật pháp quốc tế (đã có sự phù hợp luật pháp quốc gia của nước hữu quan), đồng thời phù hợp truyền thống và tập quán lịch thiệp quốc tế, cũng như đặc điểm văn hóa, tôn giáo của các dân tộc

Có những thói quen hình thành từ lâu, trở thành nề nếp trong sinh hoạt và giao tiếp quốc tế

mà ngày nay các chủ thể trong quan hệ quốc tế bắt buộc phải tuân thủ, mặc dù không có quy định trong bất cứ điểu ước quốc tế nào Khi tiến hành các hoạt động đối ngoại như đón tiếp khách nước ngoài, đặc biệt là người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ nước ngoài; tiếp cận đại

sứ nước ngoài trình quốc thư; tiếp xúc hội đàm, ký kết điều ước quốc tế… các quốc gia đều tuân thủ những chuẩn mực chung của LTNG Hiện nay, trong cộng đồng quốc tế có khoảng

200 quốc gia với chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ… khác nhau nhưng có thể nói không một hoạt động nào giữa hai hay nhiều quốc gia được tiến hành mà không theo tập quán và thủ tục LTNG

Cụ thể, các quốc gia phải tuân thủ các nguyên tắc của LTNG như: nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ quốc tế và nguyên tắc có đi có lại; các tập quán quốc tế trong LTNG như: các tập quán về ngôi thứ ngoại giao, vị trí danh dự, nghi lễ ngoại giao hay về quốc ca, quốc kỳ, quốc huy…

Trang 1

Trang 2

Nói cách khác là trên thực tế tất cả các hoạt động đối ngoại đều được tiến hành phù hợp với yêu cầu chung của LTNG Do tính chất quốc tế của LTNG mà sự tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn về lễ tân ngoại giao trong mối bang giao giữa các quốc gia được coi gần như là bắt buộc Sự xa rời các quy tắc đã được thừa nhận, thiếu hiểu biết hay bất cẩn trong công tác tổ chức, vi phạm những chuẩn mực của LTNG có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc Chẳng hạn sắp xếp chỗ ngồi cho một người ở bàn tiệc hay hội nghị không phù hợp với cương vị của người đó trong mối quan hệ chung với các thành viên khác cùng tham dự sẽ bị coi là bất nhã đối với bản thân vị khách đó Người ta rất nhạy cảm với chỗ ngồi của mình bởi chỗ ngồi liên quan đến cấp bậc, địa vị của họ, và nếu không được sự thông cảm thích đáng từ người đó thì

có thể bị coi là không tôn trọng quốc gia hay tổ chức mà người đó là đại diện Các chuyên gia về nghi thức lễ tân đều thừa nhận, việc sắp xếp chỗ ngồi là một vấn đề phức tạp Tại một buổi tiệc chiêu đãi long trọng tại phủ tổng thống ở Panama, Krakora (giám đốc Lễ tân và sự kiện đặc biệt tại Viện Smithsonian của Mỹ) được xếp chỗ ngay giữa một vị bộ trưởng và một thương gia người Panama, người muốn trao đổi công việc làm ăn với vị bộ trưởng Krakora

nhớ lại: "Trong suốt bữa tiệc, ông thương gia chỉ nói chuyện với ngài bộ trưởng bằng tiếng

Tây Ban Nha Còn khi không nói chuyện với bộ trưởng, ông ta cầm chiếc BlackBerry, nhắn tin và gọi điện, và nói chung là làm đủ mọi việc mà bạn không bao giờ muốn nó xảy ra" 1 Đôi khi vấn đề nảy sinh khi một ai đó được xếp chỗ nhưng người được xếp chỗ lại không ngồi đúng vị trí Trong tình huống như vậy, theo Krakora, chúng ta cần chuẩn bị chỗ ngồi trước, mời khách theo thứ tự và có chỉ dẫn chu đáo cho khách tham dự để tránh những tình huống

“chết đứng" đáng tiếc

Với lễ tân chuyên nghiệp, mọi việc sẽ diễn ra một cách suôn sẻ và dễ dàng, tuy vậy, mặc cho những nỗ lực và kế hoạch tỷ mỉ của nhiều người, những sự cố lễ tân không mong đợi vẫn

có thể xảy ra

3 Tính quốc gia trong lễ tân ngoại giao

LTNG có tính quốc tế, song khi vận dụng, mỗi nước đều có những bổ sung sửa đổi cho phù hợp với đặc điểm, truyền thống, tập quán dân tộc Đây là một điều hợp lý bởi các quốc gia dù lớn hay nhỏ cũng đều có truyền thống văn hóa cũng như tập quán riêng Dù ở cương

vị chủ nhà hay khách, các bên đều mong muốn thể hiện bản sắc dân tộc mình để nêu bật cái

“tôi” trong quan hệ ngoại giao

LTNG của từng nước cụ thể hóa các quy ước và tập quán quốc tế về thể thức viếng thăm ngoại giao, hình thức trao thư tín ngoại giao, nghi thức tổ chức các cuộc tiếp kiến, chiêu đãi,

lễ tiết long trọng, hội nghị và đàm phán quốc tế… Ví dụ: trong các nước Slav, người ta đón khách quý bằng bánh mì và muối Ở Ấn Độ, chủ nhà quàng lên cổ khách vòng hoa…Ngoài

ra, việc nêu bật “bản sắc văn hóa dân tộc”còn được thể hiện trong các việc ăn, mặc, giải trí

và quà tặng…

Tính quốc gia là môt đặc điểm hết sức quan trọng trong lễ tân ngoại giao vì có thể do vô tình không chú ý đến tính quốc gia trong công tác ngoại giao sẽ ảnh hưởng không tốt hay làm xấu hơn quan hệ giữa các quốc gia với nhau Chính vì vậy mà ông Vladimir Shevchenko, chủ

Trang 3

tịch Ủy ban tổ chức diễn đàn "Lễ tân", Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga khẳng định rằng nghi thức ngoại giao trước hết là quy định về trình tự và sự tôn trọng lẫn nhau Ông nói: ”Trong thực tế, tôi đã hơn một trăm lần đi nước ngoài, không kể các nước Liên Xô cũ để xây dựng các chuyến thăm của tổng thống Yeltsin Trước hết tôi cần phải hiểu về lễ nghi của quốc gia nơi chúng tôi đến, và truyền đạt các yêu cầu của mình cho phía chủ nhà biết Đây là một công việc rất tỉ mỉ Ban đầu, tôi đích thân chuẩn bị cho tất cả các chuyến đi Điều đó không có nghĩa là tôi không tin tưởng cấp dưới của mình Đơn giản là tôi biết tính Boris Yeltsin và vấn đề mà ông sẽ yêu cầu, nên tôi đã soạn thảo tất cả mọi thứ Trước chuyến đi khoảng một tháng hoặc một tháng rưỡi, tôi đến đất nước đó, chuẩn bị mọi thứ và quay về Nga, và sau đó trở lại với tổng thống Qua đó, ta có thể đấy được rất rõ ràng tầm quan trọng của tính quốc gia trong lễ tân ngoại giao khi mọi công tác ngoại giao đều phải được chuẩn bị

từ trước hết sức kĩ càng như lời ông Shevchenko đã nói để đảm bảo tính quốc gia đều phải được tôn trọng từ các bên trong quan hệ ngoại giao

II Sự kết hợp tính quốc tế và tính quốc gia trong lễ tân ngoại giao.

Có thể nói lễ tân ngoại giao ra đời cùng với sự ra đời của quá trình bang giao giữa các quốc gia vì nó là nghi lễ về mặt hình thức trong việc duy trì, phát triển quan hệ giữa các nước Mỗi quốc gia có lịch sử hình thành và phát triển khác nhau do đó văn hóa của từng quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cũng có nhiều điểm không giống nhau; do đó việc đặt

ra yêu cầu phải kết hợp hài hòa giữa tính quốc tế và quốc gia trong lễ tân ngoại giao không phải là vấn đề dễ dàng nhưng có tính tất yếu và là yêu cầu chung với tất cả các quốc gia Sự kết hợp này được nhìn nhận và phân tích ở những khía cạnh như: ngôi thứ ngoại giao; vị trí danh dự; nghi lễ ngoại giao; quốc ca, quốc kỳ, quốc huy Sau đây là một số ví dụ thực tiễn thể hiện sự kết hợp tính quốc tế và tính quốc gia trong lễ tân ngoại giao:

Ví dụ 1: Sự kết hợp hài hòa giữa tính quốc gia và tính quốc tế trong lễ tân ngoại giao

được thể hiện rất rõ trong nghi thức tiếp đón nữ thủ tướng Banladesh K.Zia thăm hữu nghị Việt Nam ngày 18/5/2004

Tính quốc tế ở đây thể hiện ở chỗ: Theo thông lệ quốc tế, các phái đoàn ngoại giao khi gặp nhau sẽ bắt tay nhau như là một lời chào mừng thân thiện Khi phái đoàn Bangladesh đến thăm Việt Nam thì phái đoàn Việt Nam sẽ bắt tay chào đón như thông lệ chung trong ngoại giao

Tính quốc gia được thể hiện ở chỗ: Người đứng đầu phái đoàn Banladesh thăm hữu nghị chính thức Việt Nam bấy giờ lại là phụ nữ- bà K.Zia Như chúng ta đã biết Banladesh là một quốc gia theo đạo Hồi nên phụ nữ nhất là phụ nữ có chồng không được phép bắt tay người khác giới Vì vậy, khi tiến hành các hoạt động ngoại giao mà khách nước ngoài là người khác giới, bà K.Zia chỉ có thể cúi chào các vị khách chứ không thể bắt tay Biết được điều đó, phái đoàn Việt Nam đã kết hợp hài hòa tính quốc gia và tính quốc tế trong lễ tân ngoại giao bằng cách vẫn bắt tay chào đón các thành viên là nam trong phái đoàn Banladesh Riêng đối với thủ tướng K.Zia, các thành viên nam trong phái đoàn Việt Nam chỉ cúi chào mà không chủ động bắt tay, còn các thành viên nữ trong phái đoàn Việt Nam khi gặp bà K.Zia thì chủ động

ôm hôn như một cử chỉ chào đón thân thiện

Trang 3

Trang 4

Ví dụ 2: Sự kết hợp hài hòa giữa tính quốc gia và tính quốc tế trong lễ tân ngoại giao

được thể hiện qua việc sử dụng hoa để tiếp đón các đoàn khách Ngoài việc sử dụng các loài hoa phổ biến để tiếp đón thì ở mỗi quốc gia, họ còn có những loại hoa riêng biệt tượng trưng cho sự tốt đẹp và hạnh phúc cụ thể như trong cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Việt Nam Nguyến Tấn Dũng với Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Yokomichi Takahiro tại Nhật vào ngày 1-11-2011 Tính quốc tế được thể hiện ở chỗ: Theo tập quán quốc tế, đoàn cấp cao của các nước khi gặp nhau đều chào hỏi bằng cách tặng hoa cho nhau Các loại hoa được buộc thành bó hoặc thành lẵng được trao tặng cho các quan chức cấp cao đại diện cho một nước Đây là thông lệ chung khi các phái đoàn gặp mặt và chào hỏi nhau Tính quốc gia thể hiện ở chỗ: Trong phòng diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Việt Nam và Chủ tịch Hạ viện Nhật Trên giữa bàn hội họp có trưng bày một lãng hoa cúc vàng bởi với người Nhật, hoa cúc là tượng trưng cho cuộc sống trường thọ và hạnh phúc Nên ngoài việc tặng cho các vị khách nhưng loài hoa nhiều màu sắc khác nhau thì hoa cúc vẫn là loại hoa được người Nhật rất ưa chuộng sử dụng trong các dịp gặp gỡ tiếp đón các vị khách nước ngoài đến thăm Như vậy, bên phái đoàn Nhật bản đã kết hợp hài hòa giữa tính quốc gia và tính quốc tế ở việc sử dụng hoa trong lễ tân ngoại giao bằng cách sử dụng nhiều loại hoa khác nhau để tiếp đón các quan chức cấp cao Họ vừa tặng các vị khách những loại hoa phổ biến nhiều màu sắc đồng thời cũng biết trưng bày loại hoa đặc trưng của dân tộc mình trong những buổi gặp gỡ ngoại giao

Ví dụ 3: Một ví dụ nữa được đặt ra trong việc kết hợp hài hòa tính quốc tế và tính quốc

gia trong lễ tân ngoại giao đó là trong việc trao tặng phẩm cho trưởng đoàn, phu nhân (hoặc phu quân) các đoàn thăm chính thức, thăm làm việc, thăm cá nhân Đây là một hành động mang tính tập quán quốc tế thể hiện sự quý trọng của nước chủ nhà đối với các đoàn khách nước ngoài trong các chuyến thăm và làm việc tại quốc gia của mình

Tuy nhiên, hành động này không đơn thuần chỉ là việc mang tính quốc tế như vậy mà nước chủ nhà còn khéo léo kết hợp tính quốc gia khi các tặng phẩm được trao tặng đều là những tặng phẩm mang đậm tính chất dân tộc của quốc gia nước chủ nhà Ví dụ, theo tiết lộ của Bộ Ngoại giao Mỹ, năm 2009, Tổng thống Barack Obama và gia đình đã nhận được rất nhiều những món quà từ các nhà lãnh đạo trên thế giới trong các chuyến thăm và làm việc của ông Trong danh sách quà tặng đó, tính quốc gia được thể hiện rất rõ trong các món quà

mà ông Barack Obama đã nhận được Đó là một bức chân dung gia đình nhà Obama làm bằng lụa thêu từ Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào; bức khảm mô phỏng khung cảnh ở Quảng trường St Peter ở Rome (Italia), một chuỗi chìa khóa bạc, một đồng xu vàng và những quyển sách các câu hỏi nhanh về Giáo hoàng từ Giáo hoàng Benedict XVI hay một chiếc bút mực với phần quản bút được lấy từ gỗ của chiếc thuyền Winston Churchill nổi tiếng từ cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown

III Ý nghĩa của sự kết hợp hài hòa giữa tính quốc tế và tính quốc gia trong lễ tân ngoại giao

Sự kết hợp hài hóa giữa tính quốc tế và quốc gia trong lễ tân ngoại giao có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa các nước Việc một quốc gia tuân thủ các quy tắc và tiêu

Trang 5

chuẩn về LTNG đồng thời bổ sung những quy định riêng, cách làm riêng cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, tập quán riêng của nước mình mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong việc thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao với các nước khác Sự kết hợp này không chỉ thể hiện

sự tôn trọng chủ quyền, tôn trọng khách, thể hiện sự văn minh của quốc gia này với quốc gia khác mà còn tăng thêm sự tôn trọng, uy tín đối với nước chủ nhà Hơn thế nữa, sự kết hợp này sẽ làm nổi bật lên được những nét đẹp truyền thống trong văn hóa của mỗi quốc gia, để lại ấn tượng sâu sắc đối với quốc gia khách mời đồng thời cũng chuyển tải được những đặc trưng văn hóa của dân tộc với thế giới Ví dụ: một buổi tiệc chiêu đãi có sự kết hợp hài hòa giữa tính quốc tế và tính quốc gia từ công tác tiếp đón, sắp xếp chỗ ngồi đến việc lựa chọn món ăn sẽ làm cho công việc ngoại giao tiến triển tốt đẹp, mọi người trên bàn tiệc sẽ xích lại gần nhau hơn, khi đó cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo sẽ dễ dàng hơn.Như trong chuyến viếng Việt Nam của Hoàng hậu Tây Ban Nha Sofia ngày 21/2/2002, tiệc chiêu đãi được diễn

ra tại khách sạn Metropole Hà Nội Thực đơn chiêu đãi Hoàng hậu Sofia bao gồm:

- Súp cua rau răm

- Nem cuốn rau non

- Nộm thân chuối non với hải sản và me

- Nem cua

- Bánh cuốn với tôm hùm

- Cá vược bọc lá xanh với hạt sen và sốt nghệ

- Rau tươi xào tỏi

- Cơm nấm

- Khay tráng miệng Hà Nội (Bánh ngọt vị cà phê, kem quế, sữa chua, hoa quả tươi)

- Trà, cà phê và mứt quả

Thực đơn đã kết hợp ẩm thực của hai nước Việt Nam và Tây Ban Nha, đặc biệt khâu chuẩn bị được thực hiện hết sức công phu và tỉ mỉ, từ việc lên thực đơn cho đến việc các món

ăn phải được thủ trước và chụp lại Các món ăn trong tiệc chiêu đãi phải đảm bảo phù hợp với khẩu vị của Hoàng hậu nhưng lại nấu với các nguyên liệu đặc trưng của Việt Nam Chính

sự kết hợp hài hòa này vừa góp phần thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, vừa thể hiện sự nhiệt tinh, hiếu khách của nước chủ nhà đồng thời có cơ hội quảng bá ẩm thực của Việt Nam

Thực tế, để kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố trên không phải điều đơn giản Nó đòi hỏi công tác lễ tân phải được tổ chức và lên kế hoạch tỉ mỉ, đòi hỏi người làm công tác lễ tân cũng như những ai tham gia và hoạt động đối ngoại nói chung và hoạt động ngoại giao nói riêng phải là người có hiểu biết về những kiến thức và quy định lễ tân cũng như phong tục tập quán của mỗi quốc gia khách mời

Trang 5

Ngày đăng: 27/03/2019, 12:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w