1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ưu điểm của bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự và kiến nghị hoạc thiện pháp luật

10 275 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 26,94 KB

Nội dung

* Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự: Theo các quy định tại Chương XVII của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 về xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân

Trang 1

I ĐẶT VẤN ĐỀ:

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền dân sự tuyệt đối của chủ sở hữu các đối tượng sở hữu tí tuệ Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng trong việc thúc đẩy sự sáng tạo, phát triển nền kinh tế, văn hóa và trở thành điều kiện tiên quyết trong hội nhập quốc tế của mỗi quốc gia Vì vậy, tiếp tục nâng cao nhận thức cho người dân, các tổ chức và cá nhân có liên quan, nhằm đưa Luật Sở hữu trí tuệ vào cuộc sống là điều cần thiết…

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

1 Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ:

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của cá nhân, pháp nhân đối với các sản phẩm trí tuệ do con người sáng tạo Đó là độc quyền được công nhận cho một người, một nhóm người hoặc một tổ chức, cho phép họ được sử dụng hay khai thác các khía cạnh thương mại của một sản phẩm sáng tạo

Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là những cách thực được chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và giống cây trồng sử dụng; hoặc được nhà nước sử dụng để bảo vệ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng khi các quyền này

bị xâm phạm

Pháp luật nước ta thừa nhận nhiều biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng các biện pháp khác nhau để bảo

vệ quyền sở hữu trí tuệ: biện pháp hành chính, biện pháp dân sự, biện pháp hình

sự và biện pháp kiểm soát hàng hóa liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu

*) Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự:

Theo các quy định tại Chương XVII của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 về

xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự thì có thể hiểu rằng, biện pháp dân sự thực chất là thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án, tức là những trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng quy định

để chủ thể quyền sở hữu trí tuệ yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

Trang 2

của mình trước sự xâm phạm của người khác; đồng thời là trình tự, thủ tục để Tòa án tiến hành giải quyết yêu cầu đó

2 Các quy định pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự:

Trong những năm qua, trên cơ sở điều ước quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà Việt Nam là thành viên, nước ta đã không ngừng xây dựng, củng cố và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Luật sở hữu trí tuệ cùng các văn bản hướng dẫn, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự và các chế định trọng tài là căn cứ, cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta có nhiều cơ hội khi đến với cộng đồng thế giới nhưng bên cạnh đó các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng xảy ra ngày một nhiều Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại điều 5 Nghị định 105/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và

quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ: “Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi có đủ các căn cứ sau đây:

1 Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

2 Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.

3 Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.

4 Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.

Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại

Trang 3

Việt Nam.” Người có một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của

người khác được quy định tại điều luật này, tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm có thể bị xử lý bằng các biện pháp như:

- Các biện pháp quyết định tính chất trung gian, hòa giải;

- Xử lý hành chính;

- Kiện dân sự;

- Truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Áp dụng các biện pháp kiểm soát biện giới

Trong đó biện pháp dân sự được áp dụng để xử lí hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự

Các tranh chấp sở hữu trí tuệ là loại tranh chấp dân sự, bởi vậy về nguyên tắc tranh chấp sở hữu trí tuệ được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự do Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định Bên cạnh đó, các tranh chấp này được điều chỉnh cụ thể, chi tiết trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 Khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học và tác giả, chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp cũng như các chủ thể có quyền liên quan khác có quyền yêu cầu toán án bảo vệ quyền của mình Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sở hữu trí tuệ được quy định tại điều 25, điều 27, điều 33, điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự 2004

Theo quy định tại Điều 202 của Luật sở hữu trí tuệ, để xử lý tổ chức cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung, tòa án có quyền áp dụng các biện pháp dân sự bao gồm:

- buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

- buộc xin lỗi cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

Trang 4

- buộc bồi thường thiệt hại;

- buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ

Theo biện pháp dân sự, tòa án buộc cá nhân, tổ chức cá nhân, tổ chức xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải bồi thường thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần cho các chủ thể quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng Nguyên tắc xác định thiệt hại và căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại điều 204

và 205 Luật sở hữu trí tuệ Ngoài ra để bảo vệ quyền lợi các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ pháp luật quy định cho các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ được yêu cầu tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời Các biện pháp khẩn cấp tạm thời này được quy tại điều 207 Luật này, còn thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp này được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự (chương III, phần thứ nhất)

3 Ưu điểm của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự:

Giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự được đánh giá là cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ phổ biến và hữu hiệu nhất trên thế giới hiện nay Có thể nhận thấy rằng, so với các phương thức bảo vệ quyền sở hữu khác thì phương thức kiện dân sự có những điểm khác biệt và nó làm nên tính ưu việt cũng như cũng có những hạn chế nhất định so với các phương thức khác Dưới đây là một số ưu điểm của biện pháp dân sự trong việc bảo vệ quyền

sở hữu trí tuệ:

Thứ nhất, biện pháp dân sự mang tính thực tế rất lớn Quyền sở hữu trí tuệ

nằm là một khía cạnh của quyền sở hữu thuộc sự điều chỉnh của pháp luật dân

sự Do có xuất phát điểm như vậy nên việc áp dụng biện pháp kiện dân sự cũng trở nên phổ biến hơn Hơn nữa, sau khi áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự sẽ làm chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở

Trang 5

hữu trí tuệ và đặc biệt chủ sở hữu quyền này sẽ được bù đắp về mặt vật chất và tinh thần cho những xâm phạm đến quyền sở hữu của họ Mặc dù phương thức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính cũng nhằm mục đích này nhưng mức độ ngăn chặn chưa cao Một bản án của tòa án bao giờ cũng có giá trị to lớn hơn nhiều so với quyết định xử phạt xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cả

về mặt ý nghĩa pháp lý lẫn ý nghĩa xã hội Còn phương thức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của ngành luật hình sự thì mục đích lớn nhất lại là trừng trị và răn đe

Thứ hai, biện pháp dân sự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có đối tượng áp dụng

rộng rãi Thông thường biện pháp hình sự chỉ áp dụng đối với hành vi xâm phạm được cấu thành tội phạm theo quy định trong Bộ luật hình sự (BLHS) Mà trong BLHS thì hiện nay quy định chỉ có 7 hành vi xâm phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là tội phạm Còn đối với biện pháp hành chính, các hành vi vi phạm

áp dụng biện pháp này chủ yếu mang tính chất Nhà nước

Thứ ba, phương thức kiện dân sự tạo điều kiện rất thuận lợi và dễ dàng cho

mọi chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm tự mình chủ động thực hiện Đây

là một điểm khác biệt rất lớn so với các phương thức khác Phương thức bảo vệ trong ngành luật hành chính tuân thủ các thủ tục hành chính tương đối phức tạp của các cơ quan Nhà nước Còn phương thức trong ngành luật hình sự thì đỏi hỏi phải đáp ứng đủ việc cấu thành tội phạm và tuân theo thủ tục tố tụng hình sự cũng tương đối phức tạp Hơn nữa, đối với biện pháp dân sự, khi các chủ thể đã

đệ đơn yêu cầu toà án ra quyết định buộc chủ thể có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chấm dứt hành vi, bồi thường thiệt hại cho mình vẫn có thể được quyền thoả thuận và rút lại đơn kiện

Thứ tư, trong biện pháp dân sự chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bên cạnh quyền

yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm còn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại thực tế do hành vi xâm phạm gây ra cả về vật chất lẫn tinh thần Đây cũng là một ưu điểm so với biện pháp hành chính và biện pháp hình

sự chỉ có ý nghĩa ngăn chặn hành vi xâm phạm

Trang 6

Thứ năm, quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là một trong những ưu điểm của biện pháp dân sự so với các biện pháp hình sự và hành chính

Với những ưu điểm như trên đã cho thấy sử dụng biện pháp dân sự sẽ mang lại hiệu quả cao trong vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Ở nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng phổ biến, rộng rãi biện pháp này trong lĩnh vực bảo

vệ quyrnf sở hữu trí tuệ Tuy nhiên, ở Việt Nam thực tiễn xét xử trong những năm qua cho thấy có rất ít tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ được đưa ra giải quyết tại Tòa án, điều này không phản ánh đúng diễn biến tình hình tranh chấp

về quyền sở hữu trí tuệ trong đời sống xã hội đang ngày càng đa dạng và phức tạp

4 Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự ở Việt Nam:

Ở Việt Nam, hiện nay các phương thức bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp phổ biến nhất là biện pháp tự bảo vệ và biện pháp hành chính Trong khi đó, biện pháp dân sự lại được áp dụng rất hạn chế mặc dù đem lại hiệu quả cao hơn Vậy nguyên nhân là do đâu? Dưới đây là một số những hạn chế trong công tác giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại tòa án:

- Thời gian giải quyết vụ việc kéo dài: Việc giải quyết tranh chấp về quyền

sở hữu trí tuệ tại Tòa án thường bị kéo dài Điều này xuất phát từ tính đặc thù của các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ là loại việc tương đối phức tạp, đòi hỏi trong quá trình giải quyết vụ án, các Tòa án thường phải trưng cầu ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và các cơ quan chức năng có liên quan để có kết luận đối với hành vi xâm phạm nên trong nhiều trường hợp Tòa án phải gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử

- Thiếu các biện pháp khẩn cấp tạm thời hữu hiệu đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

Trang 7

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 102 của Bộ luật tố tụng dân sự, gồm có 12 biện pháp.Trong số đó thì trong quan hệ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ có thể yêu cầu Tòa án áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời Các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự chưa được cụ thể hóa đối với các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, còn mang tính chung chung Các quy định của pháp luật hiện hành về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chưa góp phần làm ngăn chặn một cách nhanh chóng, kịp thời các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

- Năng lực giải quyết các vụ án tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ chưa đáp ứng được yêu cầu: Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là lĩnh vực pháp luật còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam Do tính phức tạp và đa dạng của các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ nên một số Thẩm phán gặp không ít khó khăn trong việc giải quyết các vụ án tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ vì chưa đủ trình độ chuyên sâu về sở hữu trí tuệ

- Khó khăn trong việc xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra: do tính chất đặc thù của loại tài sản “quyền sở hữu trí tuệ” nên nhiều trường hợp nguyên đơn không chứng minh được thiệt hại hoặc xác định không đầy đủ về những thiệt hại đã xảy ra trên thực tế Các căn cứ để xác định thiệt hại về vật chất theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ trên thực tế là rất khó

để xác định một cách chính xác và đầy đủ Do vậy, khi giải quyết những vấn đề này Tòa án đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc xác định thiệt hại để có được phán quyết chính xác, đúng pháp luật, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự

*) Một số giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự ở Việt Nam:

 Hoàn thiện về mặt pháp luật:

- Cần bổ sung vào Điều 99 của Bộ luật tố tụng dân sự ( BLTTDS) về

“Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời”

Trang 8

- Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 120 của BLTTDS về: “Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm” theo đó cần quy định người yêu cầu Tòa án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời do Luật sở hữu trí tuệ quy định phải nộp khoản tiền bằng 20% giá trị hàng hóa cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc tối thiểu 20 triệu đồng nếu không thể xác định được giá trị hàng hóa đó hoặc phải có chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc của tổ chức tín dụng khác

- Cần sửa đổi, bổ sung Điều 23 của BLTTDS theo hướng: “các cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ có trách nhiệm tham gia tố tụng dân sự đối với các vụ án về bảo vệ quyền sở huuwx trí tuệ khi có yêu cầu của Tòa án”

- Về thời hạn trong tố tụng dân sự: Theo quy định hiện hành thì thủ tục tố tụng dân sự đối với vụ án xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được tiến hành theo trình tự chung là khá phức tạp, kéo dài thời gian Nên quy định thời hạn tối đa

để giải quyết vụ kiện là không quá 2 tháng kể từ ngày nộp đơn hợp lệ

 Hoàn thiện về mặt tổ chức, hoạt động:

- Một là, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu trí

tuệ, tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng công tác điều tra

- Hai là, tăng cường hợp tác quốc tế đấu tranh chống tội phạm trong lĩnh

vực xâm phạm sở hữu trí tuệ để thực hiện tương trợ tư pháp giữa các quốc gia, học tập kinh nghiệm của các nước tiên tiến trong phòng, chống hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

- Ba là, tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

bằngviệc mở rộng hợp tác quốc tế, tham gia xây dựng lực lượng cảnh sát chuyên trách chống tội phạm đặt trụ sở tại một số quốc gia trong khu vực nhằm phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền

sở hữu công nghiệp

- Bốn là, kết hợp biện pháp dân sự với biện pháp hành chính, biện pháp

hình sự trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để đạt được hiệu quả cao

 Nâng cao năng lực của tòa án và tuyên truyền pháp luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự:

Trang 9

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho các tầng lớp nhân dân, cán

bộ để hiểu biết và nhận thức sâu sắc hơn về vai trò của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển kinh tế đất nước; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong bảo hộ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng các biện pháp như: xây dựng các phiên toà mẫu để xét xử các vụ án dân sự về sở hữu trí tuệ, tổ chức tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm trong việc giải quyết các tình huống tại phiên toà Thực hiện việc công bố các quyết định, bản án của Toà án về sở hữu trí tuệ

- Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, Thẩm phán theo hướng chuyên sâu về sở hữu trí tuệ Hiện nay, đa số cán bộ, Thẩm phán của các Tòa án còn thiếu kiến thức chuyên sâu về sở hữu trí tuệ, rất

ít cán bộ, Thẩm phán được đào tạo về sở hữu trí tuệ Do vậy, cần chú trọng xây dựng các mục tiêu và chương trình đào tạo có hệ thống để đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu về sở hữu trí tuệ cho đội ngũ cán bộ, Thẩm phán ở các Tòa án hiện nay, tiến tới mô hình có các Thẩm phán chuyên xét xử về các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ

III KẾT THÚC VẤN ĐỀ:

Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có ý nghĩa quaỏngọng đối với không chỉ chủ thể quyền sở hữu trí tuệ mà còn có ý nghĩa đối với những chủ thể khác và liên quan đến cả sự phát triển của quốc gia Do đó, đẩy mạnh bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự để đạt được hiện quả tốt nhất là vô cùng quan trọng Quy định về xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự trong Luật Sở hữu trí tuệ đã nâng cao vai trò của hệ thống cơ quan tư pháp, giảm bớt sự can thiệp của cơ quan hành chính nhà nước vào các vấn đề mang tính dân

sự, tránh việc hành chính hoá các quan hệ dân sự

Trang 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, Nxb Giáo dục Việt Nam

2 Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, Nxb Công an nhân dân

3 Nghị định của Chính phủ số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT và quản lí nhà nước về SHTT (được sửa đổi, bổ sung theo quy định của Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010)

4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005

5 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004

6 thongtinphapluatdansu wordpress

“Bảo vệ quyền sở hữu thông qua phương thức kiện dân sự - những ưu điểm

và hạn chế so với các phương thức khác.” - THS NGUYỄN THỊ TUYẾT – Khoa Luật dân sự – Trường Đại học Luật Hà Nội

Ngày đăng: 27/03/2019, 11:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. thongtinphapluatdansu. wordpress“Bảo vệ quyền sở hữu thông qua phương thức kiện dân sự - những ưu điểm và hạn chế so với các phương thức khác.” - THS. NGUYỄN THỊ TUYẾT – Khoa Luật dân sự – Trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ quyền sở hữu thông qua phương thức kiện dân sự - những ưu điểmvà hạn chế so với các phương thức khác
1. Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, Nxb. Giáo dục Việt Nam Khác
2. Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân Khác
4. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 Khác
5. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w