1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các giải pháp nhằm ngăn ngừa, khắc phục hậu quả của bạo lực gia đình

14 203 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 118 KB

Nội dung

MỤC LỤCNỘI DUNG I..KHÁI QUÁT CHUNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ HẬU QUẢ...1 1..Định nghĩa bạo lực gia đình...1 2..Hậu quả của bạo lực gia đình...2 II..THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NG

Trang 1

MỤC LỤC

NỘI DUNG

I KHÁI QUÁT CHUNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ HẬU QUẢ 1

1 Định nghĩa bạo lực gia đình 1

2 Hậu quả của bạo lực gia đình 2

II THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN NGỪA, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH 3

III CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN NGỪA VÀ KHẮC PHỤC NHỮNG HẬU QUẢ CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH 5

1 Giải pháp nhằm ngăn ngừa hậu quả của bạo lực gia đình 5

a Giải pháp về giáo dục và tuyên truyền pháp luật 5

b Xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm bạo lực gia đình 7

c Bạo lực gia đình phải được phát hiện và can thiệp an toàn, kịp thời, chính xác 8

2 Các giải pháp khắc phục hậu quả của bạo lực gia đình 8

a Can thiệp kịp thời đối với nạn nhân bạo lực 9

b Chăm sóc y tế đối với nạn nhân bạo lực và thực hiện cách ly nạn nhân khi cần thiết 9

c Hỗ trợ nạn nhân những nhu cầu thiết yếu 9

d Thực hiện tốt các giải pháp nhằm nâng quyền cho nạn nhân 10

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Bạo lực gia đình là hiện tượng mang tính toàn cầu nhưng mức độ ảnh hưởng

và hậu quả của nó vẫn thường bị đánh giá thấp Bó ảnh hưởng tới xã hội và trực tiếp đến các nạn nhân và điển hình là phụ nữ cì cứ 3 người phụ nữ thì có một người

đã từng bị đánh, cưỡng bức về tình dục hay các hình thức lạm dụng khác trong cuộc đời Ở nước ta, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm tới việc phòng, chống bạo lực gia đình cũng như khắc phục hậu quả này và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về vấn đề này Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan thì các quy phạm pháp luật này chưa thực sự đi vào cuộc sống, sự quan tâm và hiểu biết về lĩnh vực này chưa đi vào chiều sâu, tình trạng bạo lực trong gia đình cũng như khắc phục hậu quả của nó là chưa thực sự hiệu quả Chính vì vậy, để

rõ hơn về vấn đề này, bài viết dưới đây xin đi vào phân tích vấn đề: “Các giải pháp nhằm ngăn ngừa, khắc phục hậu quả của bạo lực gia đình”

NỘI DUNG

I KHÁI QUÁT CHUNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ HẬU QUẢ

1 Định nghĩa bạo lực gia đình.

Ở Việt Nam, khái niệm “bạo lực gia đình” được hiểu là tất cả các loại bạo lực mà một thành viên gia đình gây ra cho một hay nhiều thành viên gia đình khác bất kể giới tính của nạn nhân Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã

hội, Khoản 2 Điều 1 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình”

Bạo lực gia đình thường là tập hợp những ép buộc và kiểm soát của một người với người khác Nó không chỉ là một hành động tấn công về thể chất và thậm chí có thể không liên quan đến thể chất nó bao gồm việc sử dụng lặp đi lặp lại một số phương thức như dọa, cướp đoạt về kinh tế, cô lập, bạo lực về tâm lý, bạo lực về tình dục một số hành vi lạm dụng của thủ phạm làm tổn thương đến

Trang 3

nạn nhân cả về thể chất lẫn tinh thần Thủ phạm cũng sử dụng những phương thức khác bao gồm cả hành vi bạo lực về tinh thần Các hành vi này có thể không gây ra thương tích về thể chất nhưng lại gây ra tổn thương về tâm lý cho nạn nhân

2 Hậu quả của bạo lực gia đình.

Bạo lực gia đình có thể ảnh hưởng vô cùng to lớn đến nạn nhân, gia đình và xã hội Các nạn nhân, gia đình và xã hội Các nạn nhân có thể bị tổn hại về thể chất, tinh thân và tài chính Bạo lực còn đe dọa sự bền vững của gia đình và ảnh hưởng đến tiêu cực và đến tất cả các thành viên gia đình, kể cả những trẻ em phải chứng kiến bạo lực và lớn lên trong một môi trường xung đột, không hạnh phúc Bạo lực gia đình ảnh hưởng tiêu cục đến sự an toàn, sức khỏa và trật tự xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến nền nền kinh tế bởi chi phí y tế, nghỉ ốm và giảm năng suất lao động của nạn nhân

Hậu quả đối với nạn nhân: Bạo lực gia đình ảnh hưởng đến sức khỏa thể chất,

sức khỏe tâm thần và cuộc sống bình thường của nạn nhân Hậu quả này càng nghiêm trọng hơn, thường xuyên hơn nếu bạo lực ngày càng tiếp diễn, thậm chí có thể dẫn tới tử vong Tuy nhiên lại khó khăn cho nạn nhân trong việc đưa ra chứng

cứ hoặc tố giác người gây bạo lực vì tính phức tạp của bạo lực gia đình

Hậu quả đối với gia đình: Bạo lực gia đình cũng làm phát sinh nguy cơ gây

tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình Đồng thời gây nên gánh nặng tài chính cho gia đình và làm giảm khả năng lao động, học tập và chất lượng sống của nạn nhân Đặc biệt là ảnh hưởng sâu sắc đến trẻ em là nạn nhân trực tiếp của bạo lực gia đình phải gánh chịu nỗi đau về thể xác, tinh thần lớn lao, rất dễ có những phản ứng tiêu cực Còn với những em phải chứng kiến nạn bạo lực giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là bạo lực giữa bố mẹ chúng thì thậm chí còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn, có thể gây nên những chấn thương tâm thần đôi khi kéo dài suốt cả cuộc đời

Báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao cho biết: trong 5 năm (2000-2005), toà

án các địa phương giải quyết 352.047 vụ việc về hôn nhân, gia đình, trong đó gần 200.000 vụ ly hôn do bạo lực gia đình, hành vi đánh đập, ngược đãi chiếm 53,1% trong các nguyên nhân dẫn đến ly hôn Còn theo báo cáo của Bộ Công an, trên toàn

Trang 4

quốc cứ 2-3 ngày lại có 1 người bị chết có liên quan đến bạo lực gia đình Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi hành vi bạo lực đã xâm phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ giữa vợ với chồng, hủy hoại tình cảm yêu thương gắn bó giữa vợ và chồng Thậm chí hôn nhân chỉ còn là cái cớ, là vỏ bọc để ngụy biện cho hành vi bạo lực

Hậu quả đối với cộng đồng: Với những tác động tiêu cực như trên đối với mỗi

cá nhân, gia đình, bạo lực gia đình cũng để lại hậu quả nặng nề cho toàn xã hội Trước hết, nó làm suy thoái đạo đức nghiêm trọng: khi mà những quan hệ thiêng liêng, bền vững (tình cảm vợ chồng, sự hiếu thảo với cha mẹ, tình nghĩa anh em…)

bị xâm phạm một cách thô bạo thì chúng ta có quyền đặt câu hỏi liệu những giá trị nào còn có thể tồn tại? Bên cạnh đó, hành vi bạo lực còn tác động xấu đến trật tự

xã hội: những người xung quanh, những người chứng kiến hành vi sẽ cảm thấy bất bình, thấy ức chế và không tin vào những giá trị tốt đẹp; hoặc khi đã vô tâm, lãnh đạm thì chính họ sẽ thực hiện hành vi này, làm gia tăng xu hướng bạo lực trong xã hội Về kinh tế, bạo lực gia đình cũng để lại nhiều thiệt hại: làm giảm năng suất lao động, tốn kém chi phí để chữa bệnh, phục hồi sức khỏe cho nạn nhân, chi phí để điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc…

Ngoài ra, bạo lực gai đình còn gây ra hậu quả với chính người gây bạo lực Vì với những hành vi bạo lực đó, người thực hiện hành vi bạo lực gia đình có thể sẽ bị phạt hành chính hoặc xử lý hình sự, cùng với đó là bị mất uy tín với những người xung quanh, bạn bè, người thân,…

II THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN NGỪA, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH.

Mặc dù các quy định về các biện pháp ngăn ngừa và khắc phục hậu quả bạo lực gia đình đã được pháp luật quy định khá hợp lý và đạt được nhiều kết quả tốt Tuy nhiên, bên cạnh những điểm đạt được, trên thực tế những giải pháp này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải khắc phục

Có thế thấy rõ quy định về một trong những điều kiện áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc chưa thật hợp lý: Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc, nơi ở này bao gồm nhà của người thân, bạn bè, địa chỉ tin cậy hoặc nơi ở khác mà nạn nhân bạo lực gia

Trang 5

đình tự nguyện chuyển đến ở Rõ ràng nạn nhân của bạo lực gia đình tiếp tục phải chịu thiệt thòi: họ bị làm tổn thương, và để tránh những tổn thương này họ bị buộc phải rời khỏi nhà của mình Như vậy, những người khác nhìn vào có thể cho rằng

đó là “hình phạt” cho những người không cam chịu mà lên tiếng đòi công bằng cho mình Trong khi đó, kẻ có hành vi bạo hành lại đương nhiên được ở nhà của mình, việc nạn nhân không ở đó thậm chí có thể là mong muốn của những người này, nên

họ có thể hoàn toàn không quan tâm Quy định này có lẽ dựa trên quy định về tự

do cư trú của cá nhân mà quên rằng nạn nhân cũng bắt buộc phải chọn nơi ở khác

do những hành vi trái pháp luật của người có hành vi bạo lực; và những người thực hiện hành vi này hoàn toàn có thể bị tước bỏ quyền tự do lựa chọn nơi cư trú vì bản thân họ đã vi phạm pháp luật

Nghị định 110 đã đưa ra những chế tài cần thiết đối với người thực hiện hành

vi bạo lực gia đình Tuy nhiên, quy định về hình thức phạt tiền của Nghị định này còn chưa thực sự hợp lý, bởi mức xử phạt nhìn chung là thấp, trong một số trường hợp là rất bất hợp lý như với hành vi thường xuyên theo dõi thành viên gia đình vì

lý do ghen tuông gây tổn hại đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của thành viên đó hoặc hành vi cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác thì mức phạt chỉ từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng Mức phạt như vậy là quá thấp, không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi Ngay cả với những mức phạt cao hơn thì đối với những người có điều kiện kinh tế thì phạt tiền cũng không có ý nghĩa giáo dục với họ Ngược lại, trong nhiều trường hợp biện pháp này có thể trở thành “con dao hai lưỡi”, khiến tình trạng bạo lực nghiêm trọng hơn: người có hành vi bạo lực vì phải nộp phạt mà trút giận lên nạn nhân bằng những hành vi bạo lực kinh khủng hơn, tinh vi hơn

Ngoài ra, có những trường hợp người phải nộp phạt không có thu nhập thì việc phạt tiền với họ dường như không có nhiều ý nghĩa Trường hợp người chồng nát rượu, không việc làm mà đánh đạp vợ con thì ai là người phải nộp phạt? Pháp luật

có quy định về cưỡng chế kê biên thi hành án, nhưng tài sản trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, nên nếu áp dụng chế tài này thì cơ quan thi

Trang 6

hành án cũng gặp khó khăn mà quyền lợi về tài sản của người vợ cũng bị ảnh hưởng Do đó, rất nhiều trường hợp nạn nhân phải đi nộp phạt thay người có hành

vi vi phạm, và như vậy thì không thể giáo dục người vi phạm mà chỉ làm nạn nhân không muốn tố cáo lần sau Tương tự, với trường hợp con chưa thành niên từ 16 tới 18 tuổi bị xử phạt vì hành vi bạo lực với bố mẹ, nếu họ không có tiền nộp phạt thì nạn nhân – bố mẹ họ phải nộp phạt thay

Thêm vào đó, thực tiễn bạo lực gia đình ở Việt Nam cho thấy: việc thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình để nâng cao sự hiểu biết, từ đó thay đổi nhận thức về vấn đề là hết sức quan trọng và cần thiết, nhưng dường như chưa được chú ý đúng mức Các nhà làm luật đã mất nhiều công sức để xây dựng các quy định này nhưng lại không đề ra cơ chế cho việc thực thi trên thực tế, mà chỉ quy định chung chung trong Chương 4, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình về trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong thi hành Luật

Một thực tế không thể phủ nhận rằng dù được Đảng và Nhà nước quan tâm, dù

đã có một hệ thống văn bản liên quan tới phòng, chống bạo lực gia đình, nhưng những quy định này chưa thực sự đi vào cuộc sống, chưa làm thay đổi cơ bản tình

hình bạo lực gia đình ở Việt Nam trong thời gian qua hay còn thiếu tính thực tế,

không đủ xử lý cho mọi trường hợp

Với những phân tích đã nêu ở trên, có thể thấy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong phòng, chống bạo lực gia đình còn rất mờ nhạt,

mà nguyên nhân chính là do các cơ quan này chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác này cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ đã được pháp luật quy định cho họ.Trong khi đó, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình cũng chưa có một quy định chặt chẽ để ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan này

III CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN NGỪA VÀ KHẮC PHỤC NHỮNG HẬU QUẢ CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH

1 Giải pháp nhằm ngăn ngừa hậu quả của bạo lực gia đình.

a Giải pháp về giáo dục và tuyên truyền pháp luật.

Trang 7

- Để ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, trước hết cần tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức tiến tới chuyển đổi hành vi của các tầng lớp nhân dân về bạo lực gia đình Cần coi đây là biện pháp chủ yếu để nâng cao ý thức

tự giác chấp hành luật, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sử dụng các quy định của pháp luật để tự bảo vệ cho những nạn nhân tiềm năng, nâng cao tính tích cực xã hội của cộng đồng trong phòng, chống bạo lực gia đình Thay đổi nhận thức của xã hội, tạo dư luận mạnh mẽ lên án, ngăn chặn bạo lực gia đình ngay từ giai đoạn phát sinh Do đó, cần phát huy tối đa hậu quả của các hình thức thông tin, tuyên truyền đặc biệt là các biện pháp đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp thu đối với người dân Đặc biệt chú ý đến việc thông tin, tuyên truyền thông qua các hoạt động nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hóa quần chúng khác thu hút đông đảo nhân dân tham gia

- Xây dựng thêm các tác phẩm nghệ thuật (tranh cổ động, sáng tác các bài hát, các tác phẩm kịch, tiểu phẩm, phim ảnh về đề tài phòng, chống bạo lực gia đình và tiến hành các chương trình biểu diễn riêng về chủ đê này

- Đối với các vụ án về bạo lực gia đình có mức độ đặc biệt nghiêm trọng cần tiến hành mở các phiên tòa xét xử lưu động nhằm tuyên truyền, thông tin rộng rãi trong nhân dân để cho họ hiểu được bạo lực gia đình thực sự là vấn nạn cần được lên án va xử lý kịp thời, là hành vi vi phạm pháp luật

- Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm về nội dung của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, giáo dục về truyền thống, đạo lý tốt đẹp của gia đình, con người Việt Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình; vai trò của họ hàng, dòng họ Bởi đây là truyền thống văn hoá của dân tộc sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì sự ổn định, đoàn kết và êm ấm trong đời sống gia đình; Cần trang bị cho nạn nhân vũ khí để tự bảo vệ như: nghề nghiệp để độc lập về tài chính, trình độ học vấn; Giúp phụ nữ giải quyết bạo lực trong cuộc sống thông qua hoạt động đào tạo

kỹ năng, các nhóm tự lực, giáo dục, dạy nghề, ý thức vươn lên làm chủ bản thân và gia đình, kiến thức giữ gìn hạnh phúc gia đình, nuôi dạy con cái…Giáo dục bình đẳng giới phải được thực hiện ngay từ trong gia đình đến nhà trường và xã hội để

Trang 8

định hình nhận thức Phải nâng cao nhận thức của cả hai giới về quyền và nghĩa vụ của họ trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình Lồng ghép tìm hiểu Luật Phòng, chống bạo lực gia đình vào các buổi sinh hoạt ngoại khóa của sinh viên các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các lớp bồi dưỡng chính trị tại các huyện, thị

b Xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm bạo lực gia đình

Cần xử lý nghiêm người có hành vi bạo lực gia đình theo đúng quy định của Nghị định số 110/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình Cần có một chương riêng hoặc một số Điều luật

cụ thể quy định ró những hành vi bạo lực gia đình phải bị xử lý bằng hình sự, các dấu hiệu cơ bản của các tội về bạo lực gia đình cũng cần cụ thể, không nhất thiết phải có những dấu hiệu như "đã bị xử lý hành chính" Tại các Điều 93 tội giết người, Điều 104 tội cố ý gây thương tích Cần bổ sung thêm các tình tiết định khung như "phạm tội đối vợ, chồng, con cái" và "gây tổn hại sức khỏe cho các thành viên trong gia đình" Khung hình phạt hiện nay đối với một số tội quy định trong Bộ luật hình sự liên quan đến những hành vi bạo lực trong gia đình như nêu trên thì đối với tội bức tử (Điều 100) cao nhất là bảy năm tù còn các tội khác mức hình phạt cao nhất cũng chỉ tới ba năm, tuy nhiên hình phạt đó chưa nghiêm, chưa

đủ để mang tính răn đe, cần nâng mức hình phạt đối với các hành vi bạo lực gia đình nghiêm khắc hơn mới có tác dụng ngăn chặn tình trạng bạo lực trong gia đình hiện nay ở Việt Nam Để xử lý những đối tượng này cần phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở cơ sở nhất là Hội phụ nữ để động viên, phân tích để nạn nhân mạnh dạn khai báo, giám định thương tích, nhất là tổn hại tinh thần để có căn cứ xử lý hình

sự vì nạn nhân thường bao che cho tội phạm, từ chối khai báo, giám định Tổ chức xét xử lưu động, nhất là đối với vụ án xảy ra ở vùng sâu, vùng xa nhằm tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật nói chung và pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình cho nhân dân Nên có lực lượng chuyên nghiệp về phòng chống bạo lực gia đình, trong đó xem xét việc nên có đội ngũ cảnh sát nữ cho phòng chống bạo lực gia đình, hoặc nên thành lập đội cảnh sát phản ứng nhanh và đường dây nóng

Trang 9

cho nạn nhân bị bạo hành gia đình bởi với tình trạng bạo hành gia đình như hiện nay, nó không còn là câu chuyện trong các gia đình mà nó đã trở thành vấn đề mà

xã hội phải quan tâm, nó đã trở thành hành vi vi phạm pháp luật đáng lên án và phải được xử lý nghiêm

c Bạo lực gia đình phải được phát hiện và can thiệp an toàn, kịp thời, chính xác

- Bạo lực gia đình phải được phát hiện và can thiệp an toàn, kịp thời, chính xác đảm bảo theo đúng nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đinh được quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình Phát huy vai trò của các tổ chức, cộng đồng xã hội trong tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức để mọi người hiểu biết tác hại của bạo lực gia đình để phát hiện và can thiệp kịp thời tránh để xảy ra những hậu quả xấu nhất từ đó để huy động cộng đồng tích cực tham gia phòng ngừa, ngăn chặn bạo lực gia đình, thông qua mối quan hệ làng xóm láng giềng, tổ hòa giải, hội phụ nữ và các tổ chức xã hội khác để giải quyết…

- Thiết lập đường dây tư vấn và hỗ trợ, đường dây nóng miễn phí với quy mô rộng ở nhiều địa phương Tăng cường hơn nữa sự quan tâm chia sẽ tạo điều kiện của các nhà lãnh đạo, quản lý, của cộng đồng và xã hội nhằm góp phần làm cho đường dây nóng, đường dây tư vấn được thực hiện tốt

2 Các giải pháp khắc phục hậu quả của bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình luôn là vấn đề nhức nhối của xã hội, là biểu hiện của lối sống thiếu ý thức, thiếu tình thương và ở một khía cạnh nào đó là yếu tố ngăn cản trong việc đánh giá sự tiế bộ của một xã hội văn minh, tiến bộ Chính vì vậy, công tác ngăn ngừa và khắc phục hậu quả của bạo lực gia đình luôn được đặt lên hàng đầu Trong đó, khắc phục hậu quả của bạo lực gia đình là giải pháp hết sức quan trọng, nhằm giảm bớt gánh nặng và nỗi đau do hậu quả của bạo lực gia đình để lại

Cụ thể các biện pháp khắc phục hậu quả của bạo lực gia đình bao gồm:

Trang 10

a Can thiệp kịp thời đối với nạn nhân bạo lực

Biện pháp này sẽ phải được thực hiện nhanh chóng, kịp thời khi hậu quả đã xảy ra đối với nạn nhân bạo lực Tính chất kịp thời sẽ góp phần ngăn ngừa những hậu quả khác của bạo lực có thể tiếp diễn Việc can thiệp này có thể triển khai trên các mặt như trợ giúp về mặt pháp lý, tư vấn pháp luật, các chính sách đối với nạn nhân bạo lực Triển khai các biện pháp này một mặt giúp các nạn nhân biết được cách để bảo vệ các quyền của mình trước hành vi bạo lực cũng như giúp các nạn nhân biết được các địa chỉ tin cậy để được tư vấn về pháp luật và trợ giúp các biện pháp nhất định để bảo vệ các quyền của mình khi bị xâm phạm

b Chăm sóc y tế đối với nạn nhân bạo lực và thực hiện cách ly nạn nhân khi cần thiết

Việc thực hiện biện pháp này là hết sức quan trọng, bởi phần lớn các nạn nhân bạo lực thường phải chịu những tổn thương hết sức nặng nề về thể chất và tinh thần Về thể chất, họ có thể bị xây xước ngoài da, bầm tím chân tay, mặt mày hoặc có thể bị đánh đập dã man, gây nguy hiểm đến tính mạng Vì thế việc chăm sóc y tế có thể ngăn ngừa những tổn thương có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân bạo lực Không những vậy, nạn nhân bạo lực còn có thể bị chấn động tâm lý mạnh, họ luôn trong trạng thái lo sợ, thâm chí là hoảng loạn về tinh thần Do

đó, bên cạnh việc chăm sóc y tế còn cần có các biện pháp trị liệu về tâm lý, giúp họ

ổn định và cân bằng về tinh thần Trong những lúc như thế này cũng cần thực hiện biện pháp cách ly nạn nhân khi thấy cần thiết Điều này vừa tránh cho nạn nhân gặp những nguy hiểm tiếp theo cũng như để cho họ có đủ thời gian để điều trị về thương tích và ổn định về tinh thần Biên pháp tránh tiếp xúc này có thể do Chủ tịch UBND xã hoặc do Tòa án áp dụng

c Hỗ trợ nạn nhân những nhu cầu thiết yếu

Biện pháp này được áp dụng khi nạn nhân không dám trở về ngôi nhà mình trong một thời gian nhất định Lúc này ở chỗ lánh nạn họ rất cần được hỗ trợ về nhu yếu phẩm như quần áo, thức ăn, nước uống để đảm bảo cuộc sống của mình

Ngày đăng: 27/03/2019, 11:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w