1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TƯ TƯỞNG hồ CHÍ MINH về TRÍ THỨC với VIỆC xây DỰNG và PHÁT TRIỂN đội NGŨ TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG THỜI kỳ đổi mới tt

27 160 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 623,65 KB

Nội dung

Nguyễn Đình Ninh 2015, Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức với vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN ĐÌNH NINH

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TRÍ THỨC VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC

Mã số: 62.22.03.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2018

Trang 2

Luận án được hoàn thành tại:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Trường Đại học KHXH & NV TP Hồ Chí Minh

- Thư viện Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh

- Thư viện Tổng hợp TP Hồ Chí Minh

Trang 3

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1 Nguyễn Đình Ninh (2016), Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức với vấn đề

xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay, Tạp chí khoa học

Chính trị, ISSN 1859 – 0167, số 1 + 2/2016, tr.34 - 37

2 Nguyễn Đình Ninh (2016), Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về

trí thức giai đoạn hiện nay, Tạp chí khoa học Chính trị, ISSN 1859 - 0167,

số 8/2016, tr.10 - 16

3 Nguyễn Đình Ninh (2017), Những vấn đề cơ bản Nghị quyết Hội nghị lần

thứ bảy Ban chấp hành Trung ương (Khóa X) về xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện dại hóa đất nước, Tạp chí khoa

học Đại học Văn lang, ISSN 2525 - 2429, số 4/2017, tr.13-17

4 Nguyễn Đình Ninh (2015), Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức với vấn đề

xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới,

Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong lịch sử xã hội loài người, cùng với các lực lượng và yếu tố khác của

xã hội thì đội ngũ trí thức và các tri thức khoa học là một bộ phận hữu cơ của tiến trình lịch sử, đồng thời là động lực góp phần thúc đẩy xã hội phát triển Trong đó, trí thức có vai trò đặc biệt quan trọng

Thực tiễn trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, đất nước và con người Việt Nam luôn có truyền thống hiếu học, thông minh, cần cù và sáng tạo không ngừng vươn lên để đạt những tầm cao trí tuệ, góp phần thúc đẩy phát triển văn minh dân tộc và nhân loại Quan tâm, chăm lo, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài luôn được chính quyền các thời đại lịch sử coi là một trong những quốc sách hàng đầu Câu nói nổi tiếng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia….”1 của Thân Nhân Trung đã

đi vào lịch sử và trở thành một triết lý đặc sắc của dân tộc Việt Nam Sự ra đời của Quốc tử giám (trường Đại học đầu tiên khu vực Đông Nam Á) của Việt Nam từ thế kỷ XI vừa là sự khẳng định, đồng thời là sự cụ thể quan điểm coi đào tạo con người, nâng cao dân trí là quốc sách hàng đầu Bắt đầu từ đây, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn… lần lượt các tên tuổi lớn gắn với lịch sử Việt Nam xuất hiện Những nhà trí thức lớn, tên tuổi và đóng góp của họ trên các lĩnh vực đã vượt qua giới hạn của không gian và thời gian, là những minh chứng sinh động cho cho vai trò của trí thức qua các thời đại lịch sử dân tộc

Trong thời đại Hồ Chí Minh, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, trọng dụng nhân tài tiếp tục được phát huy mà Hồ Chí Minh là biểu hiện sâu sắc nhất, sinh động nhất cả về mặt tư tưởng và vận dụng thực tiễn Trong hệ thống tư tưởng của Người, quan điểm về quan tâm, chăm lo và trọng dụng nhân tài đã góp phần làm cho cách mạng Việt Nam có những bước tiến lớn trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, văn hóa, kinh tế xã hội

Bước vào thời kỳ đổi mới, tư tưởng của Người về trí thức và vai trò của trí thức tiếp tục được phát triển và được cụ thể bằng các đường lối, chủ chương của đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước Đặc biệt là sự ra đời của Nghị quyết Trung ương VII (khóa X), đây là một trong những quyết sách lớn của Đảng và nhà nước về chiến lược phát triển trí thức Bên cạnh đó, những chiến lược phát triển về thanh niên, về giáo dục và đào tạo, về công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước cũng là những chủ chương lớn gắn bó mật thiết với chiến lược phát triển trí thức trong thời kỳ đổi mới của đất nước, góp phần thúc đẩy lực lượng trí thức

1 Liên hiệp c c hội Kh a học và kỹ h ật Bắc Gian , Thân Nhân Tru g “Hiền ài là n uyên k í

q ốc gia”, Nx Chín rị q ốc gia - sự hật Hà Nội 2 1 , r 9.

Trang 5

phát triển cả về số lượng và chất lượng Thực tiễn hơn 30 năm đổi mới, với những thắng lợi trên tất cả các mặt, không thể không nói đến sự phát triển nhanh chóng

và đóng góp tích cực của đội ngũ trí thức trên mọi lĩnh vực, trong đó đã góp phần trực tiếp cùng toàn dân đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, từng bước xóa đói, giảm nghèo, phát triển đất nước…

Sự đóng góp của đội ngũ trí thức trong thời kỳ đổi mới cũng như đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn an ninh quốc phòng là vô cùng to lớn Tuy nhiên, những tồn tại và yếu kém như chất lượng thấp, tình trạng sử dụng lãng phí và hiện tượng chảy máu chất xám…của trí thức vẫn là những hạn chế lớn Do đó, việc nghiên cứu truyền thống của dân tộc nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng và thực trạng phát triển trí thức trong thời gian qua để rút ra những bài học, những quan điểm chỉ đạo nhằm phát huy hiệu quả vai trò của trí thức hiện nay là nội dung quan trọng, là điều kiện cần góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới của đất nước Vì thế tôi đã chọn vấn đề

Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức với việc xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới làm đề tài luận án tiến sỹ triết học

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Có thể khái quát các tài liệu, công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và vấn đề xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đổi mới ở

các chủ đề sau: Chủ đề thứ nhất, đó là các công trình, các tài liệu trong và

ngoài nước nghiên cứu, trình bày những vấn đề lý luận chung về trí thức và vai trò của trí thức Về chủ đề này, có các tác phẩm C.Mác và Ph.Ănghen Toàn tập

của Nhà xuất bản Sự Thật - Hà Nội; Trí thức Nga của nhiều tác giả, Nxb Tri

Thức, Hà Nội, 2009 do La Thành – Phạm Nguyên Trường dịch; Nhận diện quyền

lực của Noam Chomsky, Nxb Tri thức, Hà Nội, 2012; Thân Nhân Trung “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội, 2013; Trí thức Việt Nam thời xưa của GS Vũ khiêu, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2014; Khuyến tài của Phạm Tất Dong, Nxb Dân trí, Hà Nội, 2013; Ba

thế hệ trí thức người Việt (1862 - 1954) của GS Trịnh Văn Thảo, Nxb Thế giới, Hà

Nội, 2013; Quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị của Alvin Toffler do TS Ông Văn Năm chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2013; Luận ngữ với

cuộc sống hiện đại của Khổng tử, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, Hà Nội, 2012 do

Dương Minh Hào dịch; Từ điển Triết học, Nxb Tiến bộ Mátxcơva (bản dịch ra tiếng Việt của Nxb.Tiến bộ và Nxb Sự thật), 1986; Nhân tài nguồn tài nguyên số 1

của Triệu Vĩnh Hiền, Trương Hạo Đàm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013;

Một số vấn đề về triết học - con người - xã hội của GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn,

Trang 6

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002; …

Chủ đề thứ hai, đó là các công trình, các tác phẩm nghiên cứu tư tưởng

Hồ Chí Minh về trí thức Về chủ đề này, có các tác phẩm Xây dựng đội ngũ trí

thức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh

của Học viện chính trị - Hành chính quốc giam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

2012; Trí thức hóa công nhân Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của TS Bùi Thị Kim Hậu, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2012; Tư

tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào đào tạo đại học hiện nay của

TS Hoàng Anh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013; Nhân tài với tương lai

đất nước của Nguyễn Đắc Hưng, Nxb Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nộim

2013; Một số vấn đề về trí thức và nhân tài của PGS.TS Đức Vượng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013; Hồ Chí Minh tiểu sử của Học viện chính trị -

Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010;…

Chủ đề thứ ba, đó là các công trình, tài liệu, sách báo viết về ý nghĩa, giá trị lịch sử của tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và vai trò của trí thức đối với

xã hội về chủ đề này có các tác phẩm: Văn kiện Đại hội của Đảng thời kỳ đổi mới

và hội nhập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013;

Hồ Chí Minh trong trái tim trí thức và văn nghệ sĩ của TS Văn Thị Thanh Mai,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010; Chuyện kể Bác Hồ với trí thức của Vũ Thị Kim Yến, Nxb Hồng Bàng, Hà Nội, 2012; Quan điểm của Đảng về giáo dục và

đào tạo trong thời kỳ đổi mới và hội nhập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013; Thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ trí

thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước của PGS.TS Đức Vượng, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014;…

Tất cả các công trình nghiên cứu trên, tuy chưa công trình nào thực sự nghiên cứu một cách hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, nhưng nó là những tài liệu quý báu đề tác giả tiếp thu, kế thừa trong luận án của mình

3 Mục đích và nhiệm vụ

Mục đích của luận án: Từ sự trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức,

luận án nhằm phân tích, đánh giá thực trạng công tác xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức ở Việt Nam thời gian qua, từ đó đề xuất những phương hướng và giải pháp để tiếp tục xây dựng, phát triển và sử dụng hiệu quả đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời

kỳ đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Nhiệm vụ của luận án: Một là, trình bày khái quát lý luận chung về trí thức

và phân tích những nhân tố tác động, ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức Đó là quá trình hoạt động thực tiễn cách mạng của Hồ Chí Minh,

Trang 7

truyền thống trọng dụng trí thức của dân tộc Việt Nam và những quan điểm về trí

thức của nhân loại Hai là, trình bày, làm rõ những nội dung chủ yếu và đặc điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức Ba là, trình bày, phân tích, chỉ ra thực

trạng xây dựng, phát triển đội ngũ trí trong thời gian qua, từ đó đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm vận dụng tốt tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức vào xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án

Luận án tập trung nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và

sự vận dung của Đảng ta trong xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (chủ yếu từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần VI năm 1986 đến nay)

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:

Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận triết học mác - xít; đồng thởi luận án cón sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, đối chiếu so sánh, phương pháp thống kê Luận án được tiếp cận dưới góc độ triết học văn hóa và giá trị học

6 Cái mới của luận án

Một là, luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn nội dung và ý nghĩa,

giá trị lịch sử của tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, cũng như sự cần thiết phải tiếp

tục vận dụng vào thực tiễn ở Việt Nam hiện nay Hai là, qua phân tích thực trạng và

những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức trong thời kỷ đổi mới, những phương hướng, giải pháp mà luận án đề xuất nhằm tiếp tục xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức theo tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa thực tiễn, thiết thực với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Về ý nghĩa khoa học: Luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm rõ các nội

dung cơ bản trong quan điểm của Hồ Chí Minh về trí thức, từ khái niệm đến quan điểm về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của trí thức cho tới nhiệm vụ đào tạo, xây dựng, phát huy và phát triển trí thức Trên cơ sở đó vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức vào quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời

kỳ đổi mới

Về Ý nghĩa thực tiễn: Từ sự trình bày nội dung, đặc điểm của tư tưởng Hồ

Chí Minh vế trí thức và vai trò của trí thức trong cách mạng Việt Nam, luận án góp phần khẳng định giá trị khoa học và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, là bài học lịch sử, bổ ích và thiết thực đối với yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, sử dụng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay

Trang 8

8 Kết cấu cơ bản của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được kết cấu thành ba chương, bảy mục và hai mươi tiểu mục

PHẦN NỘI DUNG Chương 1

LÝ LUÂN CHUNG VỀ TRÍ THỨC

VÀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG, ẢNH HƯỞNG ĐẾN

SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TRÍ THỨC

1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÍ THỨC

1.1.1 Quan điểm về trí thức và vai trò của trí thức trong đời sống xã hội

Về khái niệm, thuật ngữ “trí thức” được dùng ở các nước trên thế giới có nguồn gốc từ tiếng Latinh là “Intelligentia”, nghĩa là thông minh, trí tuệ, hiểu biết

Thuật ngữ Intelligentsia - tầng lớp trí thức lần đầu tiên được nhà thơ Boboyokin sử dụng trong ngôn ngữ truyền thông đại chúng từ thập niên 1860 ở Nga,

họ là “những con người có văn hóa tinh thần và đạo đức ở mức cao, chứ không phải những lao công làm việc bằng trí óc”2 Trong tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, thuật ngữ

“trí thức” thường được hiểu là trí tuệ, thông minh, hiểu biết, do đó những người trí thức thường được hiểu là những người thông minh và hiểu biết nhiều

Cùng với sự phát triển của lịch sử xã hội, với đặc trưng là lực lượng giữ vai trò quan trọng trong tiếp thu, truyền bá tri thức, sáng tạo những giá trị tinh thần cũng như vật chất của nhân loại, từ trước tới nay, trên thế giới và trong nước có nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau về trí thức Các định nghĩa và cách hiểu đó thường được bổ xung và phát triển tùy theo từng thời kỳ lịch sử, lĩnh vực nghiên cứu, đặc điểm phát triển của từng quốc gia, dân tộc

Những cách hiểu và định nghĩa về trí thức như trên cho thấy một quan niệm thống nhất: trí thức là người có tri thức, có nhân cách, biết suy nghĩ khác biệt và độc lập trước các vấn đề xã hội dưới ánh sáng của tri thức Trí thức chỉ truy cầu một mục đích: chân lý, để từ đó chuẩn bị cho mình một thế đứng riêng và trong trường hợp cần thiết, sẵn sàng dấn thân nhằm bảo vệ các giá trị thuộc về chân lý

và truyền thống nhân bản của cộng đồng Từ vị thế này, trí thức mới có thể tác động và ảnh hưởng đến sự phát triển và tồn vong của xã hội và quốc gia

Từ các cách hiểu trên, có thể khái quát: trí thức là một tầng lớp xã hội đặc

biệt, có trình độ học vấn cao, trình độ chuyên môn sâu, có đạo đức, lao động trí

2

La Thàn – Phạm Ng yên Trư n dịch,Về rí thức Ng , Nx Tri thức, Hà Nội 2 0 , Tr 2 9.

Trang 9

tuệ - sáng tạo khoa học, nghiên cứu, ứng dụng và phổ biến tri thức khoa học trong hoạt động thực tiễn, có tinh thần dấn thân góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển mọi mặt của đời sống xã hội

Từ đó, có thể thấy, trí thức có một số đặc điểm là: trí thức là một tầng lớp đặc biệt, xuất thân từ nhiều giai cấp, thành phần xã hội khác nhau; trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao, chuyên môn sâu, hiểu biết rộng và nhân cách tiêu biểu; trí thức là những người lao động trí óc sáng tạo ra các giá trị tinh thần và vật chất không chỉ phục vụ cho giai cấp cầm quyền mà còn phục vụ cho toàn xã hội; trí thức là sản phẩm của tự do và dân chủ, tự do là một đặc tính của trí thức

Về thành phần của trí thức, trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, với cách tiếp cận khác nhau, mỗi quốc gia, dân tộc có cách nhìn khác nhau về trí thức Tuy nhiên, dù tiếp cận ở góc độ nào thì tầng lớp trí thức cũng là những người lao động trí tuệ, chuyên môn sâu và có học vấn cao, có tinh thần dấn thân vì sự tiến bộ và phát triển của xã hội Họ là những kỹ sư, kỹ thuật viên, thầy thuốc, luật sư, nghệ

sĩ, thầy giáo và người làm công tác khoa học, một bộ phận lớn viên chức… góp phần giải phóng con người về mặt thể chất, trí tuệ và xã hội

Về vai trò của trí thức trong đời sống xã hội: trí thức là một trong những lực lượng chủ yếu của xã hội đóng vai trò tiếp thu, sáng tạo và truyền bá tri thức; trí thức là một trong những lực lượng xã hội đóng vai trò đi đầu trong sáng tạo ra các giá trị tri thức mới; trí thức là những người đóng vai trò quan trọng trong đề xuất, phản biện một cách độc lập các chủ trương, chính sách và biện pháp giải quyết các vấn đề của xã hội; trí thức là những người góp phần dự báo phát triển và định hướng dư luận xã hội; trí thức còn là những người tham gia gián tiếp và trực tiếp vào quá trình sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội

1.1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về trí thức và vai trò của trí thức trong đời sống xã hội

Trên cơ sở nghiên cứu những luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về trí thức, có thể khái quát một số vấn đề cơ bản sau:

Về quan niệm, cả C Mác, Ph Ăngghen và V.I.Lênin đều có quan điểm chung trí thức là người lao động trí óc và hoạt động của họ phải được gắn với đới sống xã hội Theo đó, “trí thức bao hàm không những chỉ các nhà trước tác mà thôi, mà còn bao hàm tất cả mọi người có học thức, các đại biểu của những nghề

tự do nói chung, các đại biểu của lao động trí óc”3

3

V.I.Lênin,To n ập, ập 8, Nx Tiến bộ, Mátxcơva, 2 0 , r 3 2

Trang 10

Về đặc trưng: trí thức là những người lao động trí óc phức tạp; là một tầng lớp xã hội đặc thù, có tính độc lập tương đối cao

Về vị trí, nhiệm vụ của trí thức: trí thức là lực lượng quan trọng trong sự nghiệp cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo Với tính cách là những người lao động trí óc, họ là những nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục, nhà văn, nhà thơ, luật sư, bác sĩ… có nhiệm vụ ngày càng lớn trong xã hội công nghiệp phát triển

Vai trò của trí thức: trí thức có những đóng góp to lớn trong nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, xây dựng hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân; trí thức có vai trò quan trọng trong lãnh đạo và quản lý nhà nước; trí thức có vai trò nâng cao dân trí, phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ xã hội

Về xây dựng đội ngũ trí thức: cải tạo trí thức cũ, chuyên gia tư sản; sử dụng trí thức, chuyên gia tư sản; chú trọng việc đào tạo tầng lớp trí thức mới từ công nông

Ngày nay, khi thế giới bước vào nền kinh tế tri thức, sự thay đổi diễn ra từng ngày thì tư tưởng của V.I.Lênin không hề cũ đi mà lại được thực tiễn lịch sử minh chứng Trước thềm của thế kỷ XXI, khi mà tri thức khoa học trở thành một trong những đông lực thúc đẩy lịch sử, bất cứ nước nào coi nhẹ tri thức, học vấn, trí tuệ

sẽ không tránh khỏi nguy cơ tụt hậu

1.2 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG, ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TRÍ THỨC

1.2.1 Quá trình hoạt động thực tiễn cách mạng với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức

Có thể nói, quá trình hình thành tư tưởng của Người vế trí thức luôn gắn liền với quá trình hoạt động thực tiễn cách mạng của Hồ Chí Minh qua từng giai đoạn

Vì thế, có thể khái quát quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức thành các giai đoạn chính: giai đoạn từ năm 1911 đến năm 1930; giai đoạn từ năm

1930 đến năm 1945; giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954; giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1969, trong đó:

Giai đoạn từ năm 1911 đến năm 1930, là giai đoạn Hồ Chí Minh hình thành và bước đầu vận dụng tư tưởng coi trọng và nâng cao dân trí thông qua đào tạo và truyền bá tư tưởng mới nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cách mạng Việt Nam

Giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1945, là giai đoạn Hồ Chí Minh hình thành quan điểm về trí thức cách mạng cùng với tư tưởng đoàn kết dân tộc, mở rộng liên minh công - nông - trí để cứu nước

Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954, là giai đoạn Hồ Chí Minh khẳng

Trang 11

định rõ quan điểm về trí thức cách mạng và tư tưởng về tổ chức, giáo dục, sử dụng trí thức phục vụ cách mạng

Giai đoạn từ năm 1954 đến 1969, là giai đoạn Hồ Chí Minh đặt ra yêu cầu cao về trình độ, phẩm chất và năng lực của người trí thức mới trước yêu cầu cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc và cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

1.2.2 Truyền thống trọng dụng trí thức của dân tộc Việt Nam và những quan điểm về trí thức của nhân loại với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

về trí thức

Những tiền đề lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức là những giá trị của truyền thống văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại và lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin

Trước hết đó là truyền thống trọng dụng trí thức của dân tộc Việt Nam:

Trong tiếp thu truyền thống trọng hiền tài của dân tộc Việt Nam, quan điểm về trí thức trong tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện trong hai nội dung cơ bản: Một là, truyền thống trọng người tài đức, quan tâm, giáo dục đào tạo người tài đức của dân tộc Việt Nam Hai là trí thức phải phục vụ dân tộc, phục vụ nhân dân; họ luôn có ý thức trách nhiệm cao với dân tộc, với nhân dân và đất nước

Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức không chỉ là sự tiếp thu, kế thừa truyền thống văn hóa, trọng trí thức, trọng hiền tài của dân tộc Việt Nam mà còn ảnh hưởng, tiếp thu các giá trị và tinh hoa văn hóa nhân loại: Hồ Chí Minh tiếp thu

có chọn lọc tư tưởng văn hóa Đông - Tây để phục vụ sự nghiệp cách mạng, Người nhiều lần nhắc lại lời của Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những hiểu biết quý báu của các đời trước để lại”[3, tr.23] Đối với văn hóa phương Đông, Người biết chắt lọc những gì tinh túy nhất trong các học thuyết triết học, hoặc trong tư tưởng các bậc tiền nhân Đối với các giá trị tinh hoa văn hóa phương Tây, có thể thấy từ sự ảnh hưởng tư tưởng của các cuộc đại cách mạng Pháp, Mỹ “tự do, bình đẳng, bác ái” trong tư tưởng trí thức của Người …

Đặc biệt, tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức còn được phát triển về chất, trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin: Trong

kho tàng lý luận cách mạng, Hồ Chí Minh đã chắt lọc, hấp thụ và vận dụng sáng tạo những giá trị quan điểm về con người mới có ý thức và đạo đức, có trình độ văn hóa và khoa học tiên tiến, có kỹ năng lao động cần thiết, có óc thẩm mỹ, có sức khỏe tốt… từ những nghiên cứu về con người của C.Mác và Ph.Ăng-ghen và V.I.Lenin để lại Từ thực tiễn những năm bôn ba tìm đường cứu nước, đến khi

Trang 12

tiếp cận tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin và Cách mạng Tháng Mười Nga, hơn ai hết, Người hiểu rõ đặc điểm và yêu cầu của cách mạng Việt Nam; do đó, Người

đã nhanh chóng tìm mọi cách để trở về mở các lớp huấn luyện, truyền bá tư tưởng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào một bộ phận trí thức cách mạng yêu nước Bắt đầu từ việc cần thiết phải tạo ra được đội ngũ cán bộ chính trị, quân sự

có trình độ, phương pháp cách mạng, ý thức tổ chức, kỷ luật, công tác tổ chức, quản lý mang bản chất tiến bộ của giai cấp công nhân…theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, đến tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin nhằm nâng cao giác ngộ quần chúng trong đấu tranh cách mạng và thành lập Đảng cộng sản, giáo dục, xây dựng đảng viên, đặc biệt là công tác đào tạo, giáo dục các thế hệ cách mạng có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất và năng lực đáp ứng được các yêu cầu của xã hội mới … đều được kế thừa từ lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Kết luận chương 1

Trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, tầng lớp trí thức với đặc trưng là đội ngũ những người lao động trí óc và có tính sáng tạo luôn giữ vai trò rất quan trọng trong việc tiếp thu, truyền bá tri thức, sáng tạo những giá trị tinh thần cũng như vật chất của nhân loại Cùng với tiến trình lịch sử, trí thức luôn được coi là nền tảng của tiến bộ xã hội Trong thời đại kinh tế tri thức hiện nay, vị trí, vai trò của trí thức ngày càng được nâng cao

Là một nhà chính trị, nhà tư tưởng, nhà văn hóa lớn của dân tộc và nhân loại, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu rõ vai trò của trí thức và hết sức quan tâm đến vấn đề trí thức

Là một trong những hình thái ý thức xã hội, tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức không chỉ là sự phản ánh đặc điểm, yêu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam hay là kết quả của quá trình hoạt động thực tiễn sinh động, hơn thế, đó còn là

sự kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại và chủ nghĩa Mác - Lênin; đó là truyền thống trọng dụng trí thức, “hiền tài là nguyên khí quốc gia” của dân tộc Việt Nam; đó còn là quan điểm đề cao “trí” của Nho giáo ở phương Đông; tư tưởng “tự do, bình đẳng, bác ái” của phương Tây; và

tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức đã được phát triển về chất khi Người tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin

Tất cả đã được Hồ Chí Minh tiếp thu, kế thừa, chắt lọc trên cơ sở, yêu cầu thực tiễn cách mạng Việt Nam, hình thành nên tư tưởng về trí thức hết sức phong phú, sinh động và sâu sắc của Người

Trang 13

Chương 2 NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TRÍ THỨC

2.1 NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TRÍ THỨC

2.1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và đặc điểm trí thức

Qua những bài nói, bài viết trong nhiều tác phẩm khác nhau thể hiện những quan điểm sâu sắc của Người về trí thức, có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn Trong đó, những vấn đề như trí thức là gì, đặc điểm và vai trò của trí thức với

xã hội, vấn đề giáo dục, đào tạo và sử dụng, phát huy đội ngũ trí thức như thế nào? , là những nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Trước hết là khái niệm về trí thức trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, trí thức là khái niệm để chỉ những người có đầy đủ những phẩm chất như: một là, trí thức là người có hiểu biết và học vấn cao; hai là, trí thức là những người biết áp dụng những tri thức, hiểu biết vào thực tế và ba là, trí thức là những người có tài, có đức, biết đem tri thức, hiểu biết phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, là những người “có thể làm được những việc ích nước, lợi dân”4 Đây vừa là tiêu chuẩn, vừa là những yêu cầu cần và đủ của người trí thức cách mạng theo tư tưởng của Hồ Chí Minh Từ

những phân tích trên, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, có thể định nghĩa: trí thức là

những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao, hiểu biết rộng, đạo đức

và nhân cách tốt, có tinh thần cống hiến, phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước,

phục vụ xã hội

Quan điểm về lực lượng hay đội ngũ trí thức trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Cùng với quan điểm về trí thức, trong tư tưởng của mình, Hồ Chí Minh còn đưa ra quan điểm về lực lượng hay đội ngũ trí thức

Theo Hồ Chí Minh, trí thức chỉ là một tầng lớp, giới có phương thức lao động đặc biệt trong xã hội chứ chưa phải là một giai cấp Họ là những người lao động sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần, góp phần quan trọng vào cải tạo, xây dựng và phát triển xã hội bằng lao động trí óc Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lương trí thức, Người không giới hạn thành phần xuất thân, không phân biệt đảng phái, giai cấp, không phân biệt ngành nghề, trí thức là những người có lòng yêu nước thiết tha, có trình độ học vấn cao, có phẩm chất

4 Hồ Chí Min ,To n ập, ập 4, Nxb Chín rị q ốc gia, Hà Nội 2 1 , r 5 4.

Ngày đăng: 25/03/2019, 16:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w