1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hoạt động nhượng quyền thương mại môn luật thương mại 2

31 364 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 322,33 KB

Nội dung

Khái niệm Căn cứ Điều 284 Luật Thương Mại 2005 và Nghị định số 35/2006/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết Luật Thương Mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, thì nhượng quyềnthương mại được hiểu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT KINH TẾ

Môn học: LUẬT THƯƠNG MẠI II

Đề tài nghiên cứu:

HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Nhóm : 7

1) Lê Tuyết Linh – Nhóm trưởng2) Nguyễn Thị Phương Uyển3) Võ Thị Kim Ngọc

4) Nguyễn Thị Thương5) Trác Thục Quỳnh6) Nguyễn Thị Thùy Nị 7) Võ Thị Thanh Thúy 8) Huỳnh Thị Thảo

Trang 2

TP HCM, tháng 09 năm 2013

Trang 3

1 Khái niệm và các hình thức về nhượng quyền thương mại 1

1.1 Khái niệm 1

1.2 Các hình thức nhượng quyền thương mại 2

2 Đặc điểm hoạt động nhượng quyền thương mại 6

3 So sánh hoạt động nhượng quyền thương mại và các phương thức kinh doanh khác 18

3.1 Nhượng quyền thương mại và hình thức chuyển giao công nghệ 18

3.2 Nhượng quyền thương mại và hoạt động li-xăng 19

3.3 Nhượng quyền thương mại và đại lý thương mại 20

3.4 Nhượng quyền thương mại và ủy thác mua bán hàng hóa 21

3.5 Nhượng quyền thương mại và hợp tác kinh doanh 21

4 Tình huống tranh chấp 21

Trang 4

HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

1 Khái niệm và các hình thức về nhượng quyền thương mại

1.1 Khái niệm

Căn cứ Điều 284 Luật Thương Mại 2005 và Nghị định số 35/2006/NĐ-CP Hướng

dẫn chi tiết Luật Thương Mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, thì nhượng quyềnthương mại được hiểu như sau:

Đây là một thỏa thuận hay cho phép hoặc cấp phép giữa hai tổ chức pháp lý độclập trong đó:

- Bên nhận quyền có quyền tiếp thị sản phẩm hay dịch vụ sử dụng phương pháphoạt động của bên giao quyền

- Bên nhận quyền có trách nhiệm phải trả cho bên giao quyền các khoản phí cho cácquyền lợi này

- Bên giao quyền có trách nhiệm phải cung cấp các quyền lợi và trợ giúp cho bênnhận quyền

Đối tượng của nhượng quyền thương mại là “Quyền Thương Mại” Theo điểm c,khoản 6 Điều 3, Nghị định số 35/2006/NĐ-CP thì “quyền thương mại” được hiểu baogồm một, một số hoặc toàn bộ các quyền sau đây:

- Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiếnhành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bênnhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệukinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền

- Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thươngmại chung

- Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp theohợp đồng nhượng quyền thương mại chung

Hợp đồng nhượng quyền thương mại:

Trang 5

- Căn cứ Điều 285 Luật Thương Mại 2005: Hợp đồng nhượng quyền thương mạiphải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

- Theo Điều 11 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP, nội dung hợp đồng nhượng quyền

thương mại bao gồm:

+ Nội dung của quyền thương mại

+ Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền

+ Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền

+ Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán

+ Thời hạn hiệu lực của hợp đồng

+ Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp

Một số thương hiệu nhượng quyền kinh doanh hiện nay:

1.2 Các hình thức nhượng quyền thương mại

a Nhượng quyền có tham gia quản lý (management franchise)

- Bên nhượng quyền hỗ trợ cung cấp người quản lý và điều hành doanh nghiệpngoài việc chuyển nhượng sở hữu thương hiệu và mô hình, công thức kinh doanh

- Hình thức nhượng quyền phổ biến hay gặp ở các chuỗi khách sạn lớn như HolidayInc, Marriott,…

b Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (equity franchise)

- Người nhượng quyền tham gia vốn đầu tư với tỉ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh (nhưtrường hợp của Five Star Chicken (Mỹ) ở Việt Nam để trực tiếp tham gia kiểm soát hệthống) Bên nhượng quyền có thể tham gia Hội đồng quản trị công ty mặc dù vốn thamgia đóng góp chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ

Trang 6

- Tùy theo năng lực quản lý, sức mạnh thương hiệu, đặc trưng ngành hàng, cạnhtranh thị trường, bên nhượng quyền sẽ cân nhắc thêm ba yếu tố quan trọng sau khi lựachọn mô hình nhượng quyền phù hợp cho doanh nghiệp:

+ Nhượng quyền thương mại đa cơ sở (multiple-unit franchise): cách thứcnhượng quyền thương mại thông qua đó thiết lập nhiều hơn một cơ sở kinh doanh theophương thức nhượng quyền thương mại

+ Nhượng quyền thương mại toàn quyền (master franchise): trong đó ngườimua được phép thực hiện nhượng quyền lại trong một khu vực, lãnh thổ cụ thể và camkết phát triển về số lượng đơn vị kinh doanh nhượng quyền trong từng giai đoạn cụ thểvới bên bán

+ Nhượng quyền thương mại phát triển khu vực (area developmentfranchise): tương tự nhượng quyền thương mại đơn lẻ, người mua được độc quyền mở ranhiều đơn vị kinh doanh (số lượng theo cam kết với bên bán) tại một khu vực, lãnh thổnhất định và theo thời gian cụ thể Người mua trong trường hợp này cũng không đượcphép nhượng quyền lại

Trang 7

c Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (full business format franchise)

- Mô hình này được cấu trúc chặt chẽ và hoàn chỉnh nhất trong các mô hình nhượngquyền, thể hiện mức độ hợp tác và cam kết cao nhất giữa các bên, có thời hạn hợp đồng

từ trung hạn (5 năm) đến dài hạn (20 hay 30 năm)

Chia sẻ và chuyển nhượng ít nhất 4 loại

“sản phẩm” cơ bản, bao gồm:

- Hệ thống: chiến lược, mô hình, quy

trình vận hành được chuẩn hóa, chính sách

quản lý, cẩm nang điều hành, huấn luyện,

tư vấn và hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ

trợ tiếp thị, quảng cáo

- Bí quyết công nghệ sản xuất, kinh

doanh

- Hệ thống thương hiệu.

- Sản phẩm, dịch vụ.

Thu thêm các khoản chi phí khác như chi

phí thiết kế và trang trí cửa hàng, mua trang

thiết bị, chi phí tiếp thị, quảng cáo, các

khoản chênh lệch do mua nguyên vật liệu,

- Phí hoạt động (royalty fee), thường

được tính theo doanh số bán định kỳ

- Điển hình của loại nhượng quyền này có thể kể đến chuỗi thức ăn nhanh KFC,Subway, McDonald’s, Starbucks, hoặc phở 24 của Việt Nam

d Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (non-business format franchise)

- Việc chuyển nhượng một số yếu tố nhất định của mô hình nhượng quyền hoànchỉnh theo nguyên tắc quản lý “lỏng lẻo” hơn, bao gồm các trường hợp phổ biến như sau:

Trang 8

+ Nhượng quyền phân phối sản phẩm, dịch vụ (product distribution

franchise) như sơ mi cao cấp Pierre Cardin cho An Phước, Foci, chuỗi cà phê Trung

Nguyên,…

+ Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm và tiếp thị (marketingfranchise) như: CocaCola

+ Nhượng quyền thương hiệu (brand franchise/trademark license) như:

Crysler nhượng quyền sử dụng thương hiệu Jeep và Pepsi cho sản phẩm thời trang maymặc ở châu Á; nhượng quyền thương hiệu Hallmark (sản phẩm chính là thiệp) để sảnxuất các sản phẩm gia dụng như ra giường, nệm gối; nhượng quyền sử dụng các biểutượng và hình ảnh của Disney trên các sản phẩm đồ chơi

+ Nhượng quyền “lỏng lẻo” theo kiểu các nhóm dùng chung tên thương hiệu

(banner grouping hoặc voluntary chains), thường hay gặp ở các công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp (professional service) hoặc loại tư vấn kinh doanh, tư vấn pháp lý như

KPMG, Ernst&Young, Grant Thornton…

- Nhìn chung đối với mô hình nhượng quyền không toàn diện này, bên nhượngquyền là chủ thể sở hữu thương hiệu/sản phẩm/dịch vụ thường không nỗ lực kiểm soátchặt chẽ hoạt động của bên nhận quyền và thu nhập của bên nhượng quyền chủ yếu từviệc bán sản phẩm hay dịch vụ Bên nhượng quyền thường có ý định mở rộng nhanhchóng hệ thống phân phối nhằm gia tăng độ bao phủ thị trường, doanh thu và đi trước đốithủ như trường hợp cà phê Trung Nguyên hoặc G7 Mart

- Đặc biệt, nhượng quyền thương hiệu (brand licensing) trở thành ngành kinh doanhhấp dẫn và mang lại nhiều lợi nhuận to lớn cho bên nhượng quyền với tư cách là chủ thể

sở hữu thương hiệu mạnh (như Pepsi) và bên nhận quyền khi tiếp nhận và kinh doanh sảnphẩm gắn liền với thương hiệu đó (trường hợp thời trang Pepsi không có liên hệ gì vớisản phẩm “lõi” nước giải khát Pepsi mang cùng thương hiệu) nhờ sử dụng lợi thế giá trịtài sản thương hiệu (brand equity) đã được phát triển qua nhiều năm

Tuy có khá nhiều hình thức nhượng quyền hiện nay, nhưng pháp luật Việt Nam chỉ

quy định thành 02 loại: Nhượng Quyền Sơ Cấp và Nhượng Quyền Thứ Cấp (nghị định số

Trang 9

35/2006/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết Luật Thương Mại về hoạt động nhượng quyền

thương mại)

- Nhượng quyền sơ cấp: là nhượng quyền thương mại lần đầu

- Nhượng quyền thứ cấp: người nhận quyền có quyền cấp lại quyền thương mại màmình đã nhận từ bên nhượng quyền ban đầu cho bên nhận quyền thứ cấp

2 Đặc điểm hoạt động nhượng quyền thương mại

Ngày nay, giá trị thương hiệu là một nhân tố sống còn của công ty Việc mở rộngkinh doanh bằng mô hình nhượng quyền thương mại sẽ giúp các doanh nghiệp nâng caotầm ảnh hưởng, vị thế thương hiệu, thông qua kênh phân phối rộng lớn của mình

Lợi ích đối với xã hội:

Tiết kiệm được chi phí và rủi ro trong đầu tư, kinh doanh: Nhượng quyền thương

mại còn là một công cụ hữu hiệu để các công ty có thể thâm nhập vào những thị trườngmới mẻ Phương thức này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và rủi ro khi việcđầu tư trực tiếp, lập chi nhánh, hay phải thực hiện khảo sát, nghiên cứu nhiều tốn kém.Đối với các doanh nghiệp Việt Nam đang có tham vọng đưa thương hiệu mình ra thế giớinhưng chưa đủ lực để đầu tư trực tiếp thì mô hình nhượng quyền có lẽ là phù hợp nhất dokhông phải bỏ vốn mà lại bảo hộ và quảng bá được thương hiệu của mình

Xã hội và nền kinh tế nói chung sẽ giảm bớt thiệt hại gây ra bởi những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ do thiếu kinh nghiệm Có thể xem kinh doanh franchise như là một

công cụ đào tạo của xã hội, của nền kinh tế đối với lớp doanh nhân mới lần đầu tự kinhdoanh Thật vậy, thông qua cửa hàng franchise, doanh nhân mới vào nghề có cơ hội họchỏi kinh nghiệm điều hành từ một hệ thống bài bản và đã được chứng minh thành côngcủa chủ thương hiệu Sau khi được trang bị kiến thức và kinh nghiệm thực tế, người muafranchise sẽ tự tin hơn nếu muốn bắt đầu xây dựng riêng cho mình một mô hình kinhdoanh mới

Giải quyết tranh chấp (nếu có) theo điều lệ của WTO: Do nhượng quyền thương

mại là một hoạt động có liên quan đến li-xăng và chuyển giao công nghệ nên việc xảy ratranh chấp cũng là một vấn đế cần quan tâm Khi đã là thành viên của WTO, các tranh

Trang 10

chấp về thương mại của Việt Nam cũng sẽ được giải quyết dựa trên những điều lệ của tổchức này Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO thông thoáng hơn, ít tốn thời gian và cótính ràng buộc cao

Lợi ích đối với Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền:

Nhượng quyền thương mại là một bước tiến vĩ đại của nền kinh tế thế giới, vớikhả năng khuếch trương các địa điểm kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận cho doanhnghiệp một các đáng kể

Bên nhượng quyền (Franchisor):

Vốn: vì trong hệ thống nhượng quyền, người bỏ vốn ra để mở rộng hoạt động

kinh doanh lại chính là bên nhận quyền Nói cách khác, bên nhượng quyền mở rộng hoạtđộng kinh doanh bằng chính đồng vốn của người khác nên giảm đươc chi phí thâm nhậpthị trường Đồng thời việc phải bỏ vốn kinh doanh là động lực thúc đẩy bên nhận quyềnphải cố gắng hoạt động có hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho bên nhượngquyền Đây có thể nói là một mũi tên trúng hai đích

Thời gian: vì việc chuẩn bị tất cả những “nguyên liệu” cần thiết cho việc kinh

doanh có bàn tay của cả hai bên góp vào Hình thức nhượng quyền sẽ giúp doanh nghiệpxây dựng sự hiện diện thương mại một cách nhanh chóng cả trong và ngoài nước Đặcbiệt, bên nhận quyền có thể tiếp cận những địa điểm mà bên nhượng quyền không thểtiếp cận được

Tối đa hóa thu nhập: Khi nhượng quyền, bên nhận quyền phải trả tiền bản

quyền thuê thương hiệu và tiền phí để được kinh doanh với tên và hệ thống của bênnhượng quyền Đồng thời, bên nhận quyền phải mua sản phẩm, nguyên liệu của bênnhượng quyền, nhờ đó mà bên nhượng quyền có thể tối đa hóa thu nhập của mình

Mở rộng hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng: Ngày nay, những sự

thay đổi trên thị trường diễn ra rất nhanh Lẽ dĩ nhiên là nếu bạn không thay đổi, pháttriển và mở rộng cùng với thị trường thì bạn sẽ bị các đối thủ cạnh tranh qua mặt, những

cơ hội kinh doanh cũng sẽ trôi qua tầm tay Hình thức nhượng quyền sẽ giúp bạn mởrộng hoạt động kinh doanh, xây dựng sự hiện diện ở khắp mọi nơi một cách nhanh chóng

Trang 11

với hàng trăm cửa hàng trong và ngoài nước mà không một hình thức kinh doanh nào cóthể làm được

Thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu: Khi sử dụng hình thức nhượng quyền,

bên nhượng quyền sẽ tạo được những lợi thế trong việc quảng cáo, quảng bá thương hiệucủa mình Mở rộng kinh doanh và sự xuất hiện ở khắp nơi của chuỗi cửa hàng sẽ đưahình ảnh về sản phẩm đi sâu vào tâm trí khách hàng một cách dễ dàng hơn

Chi phí quảng cáo cho một đơn vị kinh doanh là rất nhỏ: vì chi phí quảng cáo

sẽ được trải rộng cho rất nhiều cửa hàng Điều này giúp bên nhượng quyền xây dựngđược một ngân sách quảng cáo lớn Đây là một lợi thế cạnh tranh mà khó có đối thủ cạnhtranh nào có khả năng vượt qua Hoạt động quảng cáo càng hiệu quả, hình ảnh về sảnphẩm, thương hiệu càng được nâng cao, giá trị vô hình của công ty càng lớn sẽ mang lạinhiều thuận lợi cho bên nhận quyền khi sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu của bên nhượngquyền Và như thế cả bên nhượng quền và bên nhận quyền ngày càng thu được nhiều lợinhuận từ việc áp dụng hình thức kinh doanh nhượng quyền

Tăng doanh thu: Chủ thương hiệu hoàn toàn có thể cải thiện doanh số của

mình bằng việc nhượng quyền sử dụng thương hiệu và công thức kinh doanh mà ngàynay đã được xem như là một thứ tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp Thông qua cácphí: Phí nhượng quyền ban đầu, phí hàng tháng, doanh thu từ việc bán các nguyên liệuđặc thù để đảm bảo tính đồng bộ của sản phẩm hay mô hình kinh doanh Ví dụ như McDonald’s cung cấp và bán cho các cửa hàng nhượng quyền của mình một số nguyên liệuquan trọng như khoai tây, bánh táo, pho mat…

Bên nhận quyền (Franchisee):

Giảm thiểu được rủi ro: Việc mở cửa hàng, cơ sở kinh doanh mới có rất nhiều

rủi ro và tỷ lệ thất bại cao Lý do chính của tỷ lệ thất bại cao là do người quản lý là nhữngngười mới bước vào nghề, không có kinh nghiệm và phải mất nhiều thời gian cho việchọc hỏi các đặc trưng riêng của từng loại hình kinh doanh

Khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ được truyền đạt cáckinh nghiệm quản lý, bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền đã thành công quanhững lần trải nghiệm trên thương trường Chính vì thế, bên nhận quyền sẽ không phải

Trang 12

trải qua giai đoạn xây dựng và phát triển ban đầu Bên nhượng quyền sẽ hướng dẫn bênnhận quyền các nguyên tắc chung Bên cạnh đó, bên nhận quyền chỉ cần tập trung vàoviệc điều hành hoạt động kinh doanh, phần còn lại như xây dựng chiến lược tiếp thị, quytrình vận hành, chiến lược kinh doanh sẽ do bên nhượng quyền chuyển giao.

Những nghiên cứu gần đây nhất đã cho thấy 90% công ty theo hợp đồng thươnghiệu tại Hoa Kỳ tiếp tục hoạt động sau 10 năm, trong khi 82% công ty độc lập phải đóngcửa và cũng chỉ có 5% công ty theo hợp đồng thương hiệu thất bại trong năm đầu tiên sovới 38% công ty độc lập

Được sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền: Ngày nay, trên thị trường

có hàng ngàn sản phẩm và dịch vụ có cùng giá trị sử dụng nhưng được cung cấp bởi cácnhà sản xuất khác nhau Do đó, việc cố gắng tạo dựng một thương hiệu nổi tiếng, đượckhách hàng tin cậy và nhớ đến là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp

Tận dụng các nguồn lực: bên nhận quyền không phải nghiên cứu marketing

hay thiết lập mạng lưới mà có thể tham gia ngay vào hệ thống vốn sản xuất, kinh doanhnhững sản phẩm, dịch vụ vốn đã và đang nổi tiếng Bên nhận quyền chỉ tập trung vàoviệc điều hành hoạt động kinh doanh, phần còn lại như xây dựng chiến lược tiếp thị, quytrình vận hành, chiến lược kinh doanh sẽ do bên nhượng quyền đảm trách và chuyểngiao

Tận dụng nguồn nhân lực: bên nhận quyền sẽ là người bỏ vốn ra kinh doanh và

đây là động lực để thúc đẩy họ làm việc tốt hơn Vì khi người nhận quyền là chủ nên họ

có trách nhiệm hơn Nhờ vậy, bên nhượng quyền tận dụng được nguồn nhân lực từ phíanhận quyền

Ngoài ra, bên nhận quyền có thể tiếp cận những địa điểm mà bên nhượng quyềnkhông thể tiếp cận được và họ có thể nắm vững thông tin địa phương hơn bên nhượngquyền

Được mua nguyên liệu, sản phẩm với giá ưu đãi: bên nhượng quyền luôn có

những ưu đãi đặc biệt về cung cấp sản phẩm, nguyên liệu cho bên nhận quyền Do đó,bên nhận quyền được mua sản phẩm hoặc nguyên liệu với khối lượng lớn theo một tỷ lệkhấu hao đầy hấp dẫn, tạo ra một lợi thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp nhận quyền

Trang 13

Giá của các sản phẩm, nguyên liệu đầu vào thấp sẽ là một trong những lợi thế cạnhtranh lớn Nếu trên thị trường có những biến động lớn như việc khan hiếm nguồn hàng thìbên nhượng quyền sẽ ưu tiên phân phối cho bên nhận quyền trước Điều này giúp chobên nhận quyền ổn định đầu vào, tránh được những tổn thất từ biến động thị trường

Nhãn hiệu đã được bảo hộ sẵn: Đa số các thương hiệu, nhãn hiệu khi bán

Franchise đã được đăng kí bảo hộ nhãn hiệu tại nhiều nước nên giảm thiểu chi phí đăng

kí cho bên mua cũng như được bảo hộ trong kinh doanh

Bán những sản phẩm chất lượng cao và ổn định: Phần lớn các doanh nghiệp và

những sản phẩm mới bị thất bại thường là do phải chi phí nhiều cho việc nghiên cứu vàphát triển Còn quy trình tạo ra sản phẩm trong các chuỗi nhượng quyền được phân nhỏ

và tiêu chuẩn hóa, đảm bảo mọi sản phẩm bán ra từ một chuỗi các cửa hàng nhượngquyền của cùng một thương hiệu có chất lượng đồng nhất, đảm bảo

Quy trình làm việc cụ thể còn giúp cho nhân viên làm việc có hiệu quả và thíchnghi với tất cả công việc

Giảm thiểu chi phí xây dựng ban đầu: quảng cáo, thành lập doanh nghiệp,

nghiên cứu thị trường Bên mua cũng không phải lo lắng quá nhiều về thái độ của ngườitiêu dùng đối với sản phẩm của mình

Có được sự huấn luyện ban đầu kỹ lưỡng và sự hỗ trợ toàn diện về lâu dài:

Việc nhượng quyền không chỉ dừng ở việc đào tạo Sự thành công và lợi nhuận của cảbên bán và bên mua có quan hệ mật thiết với nhau Bên bán có một đội ngũ chuyên gia cốvấn cao cấp sẽ hỗ trợ cho người được nhượng quyền mọi lĩnh vực từ nhân sự tới hệ thống

kế toán… Có 19 hạng mục quan trọng mà người mua Franchise có thể thụ hưởng:

1 Kỹ thuật bán hàng

2 Nghiên cứu phát triển sản phẩm

3 Phương pháp kiểm soát chất lượng

4 Đào tạo, huấn luyện

5 Quan hệ khách hàng

6 Chiến thuật về giá

7 Hỗ trợ, tư vấn thuê, mua bất động sản

Trang 14

16 Phương pháp dự đoán trong kinh doanh

17 Phương pháp lên kế hoạch chiến lược

18 Phân tích xu thế thị trường

19 Tiếp thị, quảng cáo, khuyến mại

Thách thức đối với Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền:

Bên nhượng quyền (Franchisor):

Thông thường, chúng ta nghĩ rằng bên giao nhượng quyền sẽ hưởng một khoảnkhông nhỏ từ bên nhận nhượng quyền Tuy nhiên, thực tế không hẳn như vậy! Đôi bênhợp tác, chắc chắn mục đích của họ là lợi nhuận, nhưng họ cũng có những khó khăn nhấtđịnh

Uy tín của một mắt xích trong hệ thống nhượng quyền sẽ quyết định uy tín của

cả một hệ thống, đặc biệt là đối với những hệ thống nhượng quyền mới phát triển Thách

thức này nằm ngay trong lợi thế của nó Khi mạng lưới phân phối dày đặc rộng lớn tồn tạiyếu điểm với một số lượng lớn cửa hiệu nhượng quyền cách trở về địa lý, thông tin thìviệc quản lý của các nhà quản lý sẽ gặp trở ngại nhất là khi cần có sự xử lý kịp thời vàmang tính chuyên môn (một vấn đề có thể là hạn chế đối với bên mua) Đôi khi chỉ là thái

độ thiếu lịch sự của một nhân viên một cửa hàng franchise hay vết bẩn trong món ăn dẫntới tổn hại chung cho cả thương hiệu và các đối tác trong hệ thống Yếu điểm của một đại

lý sẽ tổn hại tới uy tín của cả thương hiệu, hoặc chỉ cần có những tin đồn thất thiệt về mộtkhâu sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới toàn bộ chuỗi cung ứng

Trang 15

Ví dụ Cafe Trung Nguyên: Trong những năm đầu do là đơn vị đi tiên phong trong lãnh

vực franchise tại Việt Nam nên Trung Nguyên đã khá bối rối trong hướng đi của mình vàkhá dễ dãi trong việc bán franchise dẫn đến hiện trạng có quá nhiều quán cafe cùng mangnhãn hiệu nhưng không cùng một đẳng cấp Nói cách khác Trung Nguyên rơi vào tình thếmất kiểm soát chất lượng và tính đồng bộ của mình vì bắt đầu bán franchise với số lượnglớn khi chưa có đủ sự chuẩn bị Thật vậy có quán thì khá bề thế, có quán lại quá xập xệ,khiêm tốn hay có quán có máy lạnh phục vụ tốt, tay nghề khá và có quán tay nghề kémbình dân, trang trí nội thất cũng không đồng bộ theo một chuẩn mực chung Từ cuối năm

2002 Trung Nguyên đã cho mời chuyên gia người Úc sang để khắc phục tình trạng nàynhưng trên thực tế để điều chỉnh lại hệ thống với hơn 400 quán cà phê trải dài khắp nướcquả là một thách thức của người điều hành mỗi quán cafe và của người chủ thương hiệunói chung

Nguy cơ bị mất cắp bí quyết kinh doanh trong quá trình hoạt động cũng là một

thách thức đặt ra đối với một nhà quản lý thương hiệu Bên mua franchise sẽ được chủ

thương hiệu đào tạo phương thức hoạt động cung cấp những phương công thức chế biếnđặc biệt mang đặc trưng thương hiệu Đặc điểm này khiến cho kinh doanh nhượng quyềnthương mại khó có thể diễn ra ở những nơi có hệ thống pháp lý chưa đủ mạnh như là ởViệt Nam

Việc nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của thương hiệu thực tế đã dẫn đếnnhiều bài học vô cùng đắt giá cho chủ thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế Dokhông chú trọng tới thương hiệu nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã quên đăng kí bảo

hộ, chỉ đến khi thương hiệu hay nhãn hiệu của mình bị chiếm đoạt thì mới nhận ra và tìmcách khiếu kiện Và khi đó mới biết mình không lưu đủ giấy tờ, hồ sơ cần thiết để chứngminh quyền sở hữu đối với thương hiệu của mình

Ví dụ: Bánh phồng tôm Sa Giang của An Giang khi xuất khẩu sang Châu Âu thông qua

một đại lý đã bị chính đại lý đó lợi dụng và chủ thương hiệu Sa Giang tại Việt Nam đãphải mua lại nhãn hiệu của chính mình nếu không thì không có cách nào xâm nhập thịtrường Mỹ

Ngày đăng: 25/03/2019, 16:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w