1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Royal Blinds Việt Nam

78 92 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 301,92 KB

Nội dung

Theo đó, các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, khônglàm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, do đó sẽ không được coi là doanh thu.Theo VAS 01- chuẩn mực chung

Trang 1

TÓM LƯỢC

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển nhấtđịnh phải có phương án kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất Để đáp ứng được yêu cầucủa thị trường và tạo lập được uy tín của doanh nghiệp mình trong điều kiện cạnhtranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp cần phải nắm bắt cơ hội và tìm cách đápứng tốt nhất nhất nhu cầu của người tiêu dùng với những sản phẩm có chất lượng cao,giá thành thấp, mẫu mã phong phú, chủng loại đa dạng Vì vậy các doanh nghiệp phảigiám sát chặt chẽ từng khâu từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm để bảo toàn và tăngnhanh tốc độ luân chuyển vốn, tạo dựng uy tín với khách hàng và bạn hàng, thực hiệnđầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước cải thiện đời sống của công nhân viên, đảm bảo chodoanh nghiệp có thể phát triển vững mạnh Trong điều kiện đó, kế toán được cácdoanh nghiệp sử dụng như một công cụ khoa học để tiếp cận một cách khách quan,thông hiểu tường tận các dữ liệu tài chính từ đó ghi nhận, phân tích và trình bày mộtcách thích hợp Kế toán bán hàng là nhân tố đóng vai trò quyết định sự tồn tại và pháttriển của các doanh nghiệp thương mại, là công cụ đắc lực nhất giúp cho quá trình bánhàng được thực hiện một cách hiệu quả Việc sử dụng kế toán bán hàng giúp chodoanh nghiệp thương mại nắm bắt kịp thời được kết quả kinh doanh và từ đó đưa rađược những quyết định quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho toàndoanh nghiệp

Qua thời gian thực tập tại Công Ty TNHH Royal Blinds Việt Nam em đã đượctìm hiểu về quy trình bán hàng và kế toán tại công ty Việc sử dụng kế toán bán hàngtrong công ty có rất nhiều ưu điểm nhưng vẫn còn một số tồn tại Do vậy việc nghiêncứu kế toán bán hàng là rất cần thiết Để nắm rõ được vấn đề này em xin mạnh dạnchọn đề tài “Kế toán bán hàng tại Công Ty TNHH Royal Blinds Việt Nam ” làm đề tàikhóa luận tốt nghiệp của mình

Do thời gian thực tập ngắn, cộng với hiểu biết còn có hạn nên chắc chắn bài làmcủa em còn nhiều thiếu sót Rất mong được các thầy, cô góp ý để đề tài nghiên cứuđược hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

i

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Được sự cho phép của nhà trường, khoa Kế toán- Kiểm toán trường Đại họcThương Mại và sự đồng ý của Ban giám đốc cũng như Phòng Kế toán- Tài chính củaCông Ty TNHH Royal Blinds Việt Nam, em đã được thực tập tại công ty để tìm hiểuthực tế, từ đó giúp em so sánh được sự khác và giống nhau của những kiến thức đã học

ở nhà trường và thực tế như thế nào, để từ đó rút ra kinh nghiệm và đúc kết lại nhữngkiến thức đã tiếp thu được trong thời gian thực tập tại Công Ty TNHH Royal BlindsViệt Nam

Trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp em đã nhận được sự hướng dẫn tận tìnhcủa thầy giáo TS Nguyễn Thành Hưng và các anh chị trong phòng kế toán của công

ty Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy và các anh chịtrong công ty đã giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn nhà trường và các thầy cô đã dạy cho

em nhiều kiến thức bổ ích trong thời gian học ở trường Đồng thời em cũng xin cảm

ơn gia đình và bạn bè em đã giúp đỡ em trong quá trình học tập, thực tập và hoànthành khóa luận tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Thị Hồng Thúy

ii

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG 6

DOANH NGHIỆP 6

1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp 6

1.1.1 Một số khái niệm có liên quan 6

1.1.2 Đặc điểm, yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán bán hàng trong doanh nghiệp 8

1.2 Nội dung kế toán bán hàng trong doanh nghiệp theo quy định hiện hành 12

1.2.1 Kế toán bán hàng trong doanh nghiệp theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam … 12

1.2.2 Kế toán bán hàng trong DN theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành (Thông tư 133/2016/TT-BTC) 18

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI 33

CÔNG TY TNHH ROYAL BLINDS VIỆT NAM 33

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Royal Blinds Việt Nam và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán bán hàng tại đơn vị 33

2.1.1 Tổng quan về Công ty TNHH Royal Blinds Việt Nam 33

2.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán bán hàng của công ty 38

2.2 Thực trạng kế toán bán hàng tại Công Ty TNHH Royal Blinds Việt Nam 40

2.2.1 Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng tại công ty Royal Blinds 40

2.2.2 Thực trạng kế toán bán hàng ở Công ty TNHH Royal Blinds Việt Nam 43

CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẲM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH ROYAL BLINDS VIỆT NAM 49

3.1 Các kết luận và phát hiện qua thời gian thực tập và nghiên cứu 49

3.1.1 Những kết quả đạt được 49

3.1.2 Những mặt hạn chế, tồn tại: 51

iii

Trang 4

3.2 Các đề xuất hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Royal Blinds Việt Nam 52

3.2.1 Về vận dụng tài khoản kế toán và sổ sách kế toán 53 3.2.2 Luân chuyển chứng từ 53 3.2.3. Phân bổ chi phí cho từng mặt hàng tiêu thụ để tính chính xác kết quả tiêu thụ cho từng mặt hàng 55 3.2.4 Lập dự phòng phải thu khó đòi 55

KẾT LUẬN 60 PHỤ LỤC

iv

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

v

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Nói đến bán hàng người ta nghĩ ngay đến một quá trình trao đổi hàng hóa - tiền tệgiữa hai chủ thể là người mua và người bán, trong đó người bán trao hàng cho người mua

và người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền để có được quyền sở hữu về hàng hóa

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường sản xuất ra sản phẩm hàng hóa và bánđược sản phẩm đó trên thị trường là điều kiện quyết định cho sự tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp Thông qua bán hàng, giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hànghóa đó được thực hiện, hàng hóa chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị(tiền tệ), giúp cho vòng luân chuyển vốn được hoàn thành, tăng hiệu quả sử dụng vốn.Điều này có ý nghĩa rất to lớn đối với nền kinh tế nói chung và đối với bản thân doanhnghiệp nói riêng

Quá trình bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ cân đối sản xuất giữa cácngành, các đơn vị sản xuất trong từng ngành và đến quan hệ cung cầu trên thị trường,

nó còn đảm bảo cân đối giữa tiềnvà hàng trong lưu thông

Đối với các doanh nghiệp thương mại thì việc bán hàng có ý nghĩa rất to lớn, bánhàng mới có thể đem lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp và bù đắp chi phí đã bỏ ra,không những thế nó còn phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong mộtthời kỳ Với ý nghĩa to lớn đó, kế toán bán hàng đòi hỏi các doanh nghiệp trong nềnkinh tế thị trường áp dụng các biện pháp phù hợp với các doanh nghiệp và thực hiệnđúng chế độ kế toán do nhà nước ban hành

Ngày nay, sự mở rộng giao lưu về kinh tế trong những năm gần đây, nước ta đã

có những cải cách và hoàn thiện hệ thống kế toán nhằm đơn giản hóa thủ tục hànhchính và nâng cao chất lượng quản lý về tài chính Ngoài thông tư 200/2014/TT-BTC

áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế thì nay Bộtài chính đã ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ

và vừa thay thế cho Quyết định 48/2006/QĐ-BTC nhằm hoàn thiện hơn chế độ kế toáncủa doanh nghiệp Công Ty TNHH Royal Blinds Việt Nam cũng đã gặp một số khókhăn, hạn chế về công tác kế toán nói chung và kế toán bán hàng nói riêng như là khókhăn trong việc theo dõi doanh thu của từng mặt hàng, nhằm đánh giá xem mặt hàng

Trang 7

nào đang đem lại lợi nhuận nhất cho công ty, hay việc sử dụng chứng từ cũng chưathực sự hiệu quả, vẫn còn tình trạng viết sai, tấy xóa, v v

Qua việc xem xét, tìm hiểu em nhận thấy việc nghiên cứu công tác kế toán bánhàng tại công ty là việc cần thiết Do vậy, em mạnh dạn đề xuất nghiên cứu về “Kếtoán bán hàng tại Công ty TNHH Royal Blinds Việt Nam ” làm đề tài khóa luận

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Tìm hiểu công tác kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Royal Blinds Việt Nam,trên cở sở đó đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng của công ty

Về mặt lý luận: Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về việc vận dụng các chuẩn mực

kế toán số 01, số 02 và số 14 và chế độ kế toán hiện hành để làm rõ kế toán bán hàngtrong doanh nghiệp

Về mặt thực tiễn: Qua thời gian thực tập và khảo sát thực trạng kế toán bán hàng tạidoanh nghiệp, nhận ra những ưu điểm cần phát huy hay những hạn chế, vướng mắc, tồntại, đi sâu nghiên cứu các giải pháp góp phần hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty, gópphần phản ánh chính xác tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

3 Đối tượng và phạm vi ngiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Kế toán bán các mặt hàng rèm tại công ty TNHHRoyal Blinds Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Tại Công Ty TNHH Royal Blinds Việt Nam

+ Về thời gian : Từ ngày 28/02/2018 đến ngày 20/04/2018

+ Về số liệu nghiên cứu: Số liệu tháng 12 năm 2017

4 Phương pháp thực hiện đề tài

Trong thời gian thực tập và tìm hiểu về đề tài “ Kế toán bán hàng tại Công tyTNHH Royal Blinds Việt Nam ”, để đảm bảo nguồn thông tin cũng như các dữ liệuđuợc chính xác, đầy đủ, khách quan và đáp ứng được nhu cầu của bài khóa luận thì em

sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp thu thập dữ liệu

Để nghiên cứu viết về đề tài này, ngoài việc thu thập số liệu thông qua việcnghiên cứu sổ sách của công ty, các báo cáo kế toán cũng như các tài liệu liên quan kếtoán bán hàng như: chuẩn mực kế toán Việt Nam, các chế độ kế toán hiện hành, các

Trang 8

bài luận văn khóa trước và sách chuyên ngành, em đã sử dụng 3 phương pháp thu thập

dữ liệu: phương pháp điều tra trắc nghiệm, phương pháp phỏng vấn và phương phápquan sát

Trong đó, phương pháp điều tra được tiến hành như sau:

Xác định thông tin cần thu thập và các đối tượng cần điều tra

Các thông tin cần thu thập ở đây là những thông tin liên quan tới kế toán bánhàng tại Công ty TNHH Royal Blinds Việt Nam Nguồn thông tin được tiến hành thuthập trên 3 đối tượng: Giám đốc, người phụ trách Kế toán chính, Kế toán bán hàng

Thiết lập phiếu điều tra (Phụ lục số 01).

Trong phiếu điều tra là những câu hỏi liên quan kế toán bán hàng tại công ty,người được điều tra sẽ nhận mẫu phiếu, đọc và lựa chọn phương án mà bản thân cho làphù hợp nhất

Đối tượng điều tra bao gồm:

Ông: Nguyễn Mạnh Toàn Chức danh: Giám đốc

Ông: Nguyễn Đức Hải Chức danh: Kế toán trưởng của công tyBà: Lê Thị Hoài Thu Chức danh: Kế toán bán hàng

Thời gian phát phiếu điều tra : 15h ngày 04/03/2018

Với số phiếu phát ra 3 phiếu và kết quả thu về 3 phiếu

Sau đó tiến hành tổng hợp kết quả điều tra

Với phương pháp phỏng vấn trực tiếp, được thực hiện như sau:

Xác định nội dụng muốn phỏng vấn và đối tượng phỏng vấn

Đối tượng phỏng vấn là

Ông: Nguyễn Mạnh Toàn Chức danh: Giám đốc

Ông: Nguyễn Đức Hải Chức danh: kế toán trưởng của công ty

Bà: Lê Thị Hoài Thu Chức danh: Kế toán bán hàng

Lập câu hỏi phỏng vấn trực tiếp (Phụ lục số 02)

Các câu hỏi phỏng vấn trực tiếp đưa ra cho từng đối tượng cụ thể với những câuhỏi phục vụ trực tiếp cho công tác nghiên cứu thực trạng kế toán bán hàng hàng tạicông ty

Tổng hợp các phiếu điều tra và câu hỏi phỏng vấn

Sau khi các đối tượng được điều tra, phỏng vấn trả lời xong phiếu trắc nghiệm,

em sẽ tổng hợp lại phiếu điều tra này và các câu hỏi phỏng vấn trực tiếp qua từng đối

Trang 9

tượng, đưa ra một bảng tổng hợp kết quả phỏng vấn với các thông tin thu thập đượcnhư sau:

1 Chế độ kế toán áp dụng trong công ty là thông tư 133/2016/TT – BTC

2 Hình thức sổ kế toán phản ánh nghiệp vụ bán hàng

Kế toán máy vi tính theo hình thức Nhật ký chung

3 Các chứng từ sử dụng trong khâu bán hàng tại công ty bao gồm:

Hóa đơn GTGT, Bảng kê bán lẻ hàng hóa, Hóa đơn tính cước vận chuyển

4 Phương thức bán hàng tại công ty

Chủ yếu là phương thức bán buôn hàng hóa

5 Phương pháp tổng hợp hàng tồn kho

Phương pháp kê khai thường xuyên

6 Các chứng từ lập khi có trường hợp hàng hóa bị trả lại

Biên bản thu hồi hóa đơn GTGT, Phiếu chi, Hóa đơn GTGT

7 Doanh thu bán hàng không phản ánh rõ từng mặt hàng mà chỉ thể hiện số hóađơn GTGT do từng thời điểm nhân viên bán hàng in hóa đơn cho khách hàng

8 Phương thức thanh toán tại công ty

Phương thức thanh toán trực tiếp và phương thức thanh toán chậm

9 Quy trình bán lẻ phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty

10 Chiến lược bán hàng trong tương lai gần của công ty

Đa dạng hóa sản phẩm

Phương pháp quan sát: Ngoài phương pháp trên, phương pháp này cũng rất

quan trọng cho việc nghiên cứu đề tài Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã tiếnhành quan sát trình tự hạch toán, trình tự luân chuyển chứng từ, xem hệ thống sổ kếtoán trên máy vi tính, các hóa đơn chứng từ thực tế áp dụng tại đơn vị

5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

Ngoài các mô hình, bảng biểu số liệu, mục lục, phần mở đầu, kết cấu của khóa

luận gồm 3 chương:

 Chương I Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp

Nội dung của chương nêu các khái niệm cơ bản về kế toán bán hàng của doanhnghiệp, nội dung và phương pháp kế toán bán hàng theo các quy định của chuẩn mực

kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành

Trang 10

 Chương II Thực trạng kế toán bán hàng tại Công Ty TNHH Royal BlindsViệt Nam

Trong chương này, đánh giá tổng quan và ảnh hưởng của môi trường đến kế toánbán hàng tại công ty, đồng thời trình bày thực trạng kế toán bán mặt hàng rèm tại công

ty TNHH Royal Blinds Việt Nam

 Chương III Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng tạiCông Ty TNHH Royal Blinds Việt Nam

Thông qua kết quả nghiên cứu ở chương I và chương II, đưa các kết luận và pháthiện qua nghiên cứu Chỉ ra được ưu nhược điểm trong kế toán bán hàng tại công tyTNHH Royal Blinds Việt Nam Từ đó đưa ra được những phương pháp khắc phục vàhoàn thiện các nhược điểm đó

Trang 11

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG

DOANH NGHIỆP

1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp

1.1.1 Một số khái niệm có liên quan

Để đi sâu vào nghiên cứu và hiểu được bản chất của kế toán bán hàng thì trướchết ta đi tìm hiểu một số khái niệm cơ bản sau:

Khái niệm bán hàng theo giáo trình phân tích kinh tế DNTM của trường Đại họcThương Mại thì: “ Bán hàng là quá trình trao đổi hàng hóa - tiền tệ trong đó người bántrao hàng cho người mua và người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền cho người bán.Bán hàng là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của một doanhnghiệp Nó kết thúc một chu kỳ hoạt động kinh doanh và mở ra một chu kỳ sản xuấtkinh doanh mới”

Kế toán bán hàng trong doanh nghiệp với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế,thu nhận xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về hàng hóa và sự vận động của hàng hóa

đó trong doanh nghiệp nhằm kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chínhcủa doanh nghiệp

Khái niệm về doanh thu:

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 – Doanh thu và thu nhập khác, banhành theo quyết định 149 ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính thì Doanh thu được hiểu

như sau: “Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”.

Trang 12

Theo đó, các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, khônglàm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, do đó sẽ không được coi là doanh thu.Theo VAS 01- chuẩn mực chung, doanh thu phát sinh trong quá trình hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp thường bao gồm: doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấpdịch vụ, tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế

doanh nghiệp thu được trong năm phát sinh từ các hoạt động tiêu thụ hàng hóa, sảnphẩm dịch vụ của doanh nghiệp, được khách hàng chấp nhận thanh toán

Các khoản giảm trừ doanh thu

Trong quá trình bán hàng có thể phát sinh các trường hợp đặc biệt làm giảm trừdoanh thu Chẳng hạn như các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàngbán bị trả lại,

Chiết khấu thương mại (theo chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập khác): Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với

khối lượng lớn

Giảm giá hàng bán (theo chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập khác): Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách

hoặc lạc hậu thị hiếu

Giá trị hàng bán bị trả lại (theo chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập khác): Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại

và từ chối thanh toán

Chiết khấu thanh toán (theo chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập khác): Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền

mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng

Thu nhập khác (theo chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập khác): Là

khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo radoanh thu

Giá trị hợp lý (theo chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập khác): Là

giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tựnguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá

Giá vốn hàng bán

Trang 13

Theo giáo trình “Kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại” trường Đại họcThương Mại, năm 2012, của tác giả Trần Thị Hồng Mai làm chủ biên “Giá vốn hàngbán là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị thực tế của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ,bất động sản đầu tư đã tiêu thụ trong kỳ”.

Giá vốn hàng bán bao gồm:

- Giá trị của sản phẩm, hàng hóa đã bán trong kỳ

- Số trích lập giảm giá hàng tồn kho

- Các khoản hao hụt, mất mát hàng tồng kho sau khi trừ đi phần bồi thường dotrách nhiệm cá nhân gây ra

Nguyên tắc quan trọng nhất trong hạch toán giá vốn hàng bán là nguyên tắc nhấtquán Để tính giá thực tế của thành phẩm, hàng hóa xuất kho của doanh nghiệp cónhiều phương pháp để lựa chọn Mỗi phương pháp sẽ ra một kết quả khác nhau, do đóảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doah của doanh nghiệp

Chi phí bán hàng

Theo giáo trình “Kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại” trường Đại họcThương Mại, năm 2012, của tác giả Trần Thị Hồng Mai làm chủ biên “ Chí phí bánhàng là toàn bộ chi phí liên quan đến việc tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa của doanhnghiệp, bao gồm: chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, chi phí chào hàng, giớithiệu, quảng cáo, chi phí hoa hồng đại lý, chi phí bảo hành sản phẩm ”

1.1.2 Đặc điểm, yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán bán hàng trong doanh nghiệp

1.1.2.1 Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp

a Các phương thức bán hàng trong doanh nghiệp

Bán buôn qua kho

Là hình thức bán hàng mà hàng hóa, thành phẩm được xuất bán từ kho bảo quảncủa doanh nghiệp Cụ thể có hai hình thức sau:

+ Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: Theo hình thức này, bên

mua cử người đại diện đến kho của DN để nhận hàng DN phải xuất kho hàng hóa, giaotrực tiếp cho người đại diện bên mua Sau khi đại diện bên mua nhận đủ hàng, đã thanhtoán tiền hoặc chấp nhận nợ, thì hàng hóa thành phẩm mới chấp nhận là đã tiêu thụ

Trang 14

+ Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, căn cứ vào

hợp đồng đã kí kết hoặc theo đơn đặt hàng, DN xuất kho hàng hóa, thành phẩm dùngphương tiện vận tải của mình hoặc đi thuê ngoài, chuyển hàng giao cho bên mua ở mộtđịa điểm thỏa thuận Hàng hóa, chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu của DN Hàng hóachỉ xác nhận là tiêu thụ khi nhận được tiền do bên mua thanh toán hoặc giấy báo củabên mua đã nhận được hàng và chấp nhân thanh toán Chi phí vận chuyển do DN hay

do bên mua chịu là do thỏa thuận từ trước giữa hai bên Nếu DN chịu chi phí vậnchuyển, sẽ được ghi vào chi phí bán hàng Nếu bên mua chịu chi phí vận chuyển thì sẽphải thu tiền của bên mua

Bán buôn vận chuyển thẳng

Theo hình thức này, thành phẩm sản xuất xong không nhập kho mà chuyển bánthẳng cho bên mua Phương thức này có thể hiện theo hai hình thức sau:

+ Bán hàng vận chuyển thẳng theo hình thức giao trực tiếp: Theo hình thức này,

thành phẩm sản xuất xong không nhập kho mà chuyển bán thẳng tại xưởng cho bênmua Sau khi giao nhận, đại diện bên mua kí nhận đủ hàng, bên mua đã thanh toán tiềnhàng hoặc chấp nhận nợ, hàng hóa được xác nhận là đã tiêu thụ

+ Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này,

thành phẩm sản xuất xong không nhập kho mà chuyển bán thẳng cho bên mua bằngphương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài chuyển hàng đến một địa điểm đã đượcthỏa thuận Thành phẩm, hàng hóa chuyển bán trong trường hợp này vẫn thuộc quyền sởhữu của DN Khi nhận được tiền của bên mua thanh toán hoặc giấy báo của bên mua đãnhận được hàng và chấp nhận thanh toán thì hàng hóa được xác nhận là tiêu thụ

Phương thức bán lẻ

Là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dung hoặc các tổ chức kinh tếhoặc các dơn vị tập thể mua về để tiêu dung nội bộ Có 4 hình thức:

+ Hình thức bán hàng thu tiền tập trung: Theo hình thức này nhân viên bán hàng

phụ trách việc quản lý hàng, giao hàng, thu tiền do nhân viên khác đảm nhận cuốingày hoặc cuối ca, nhân viên thu tiền lập phiếu nộp tiền, nhân viên bán hàng lập báocáo bán hàng Thực hiện đối chiếu giữa báo cáo bán hàng và giấy nộp tiền và sau đóchuyển đến phòng kế toán để ghi sổ

Trang 15

+ Hình thức bán hàng thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này, nhân viên bán hàng

trực tiếp thu tiền và giao hàng cho khách hàng Hết ca, hết ngày bán hàng nhân viên bánhàng nộp tiền cho thủ quỹ và làm giấy nộp tiền bán hàng Sau đó, kiểm kê hàng hóa tồnquầy để xác định số lượng hàng bán ra trong ca, trong ngày và lập báo cáo bán hàng

+ Hình thức bán hàng tự phục vụ : Theo hình thức này, khách hàng tự chọn lấy

hàng hóa, trước khi ra khỏi cửa hàng mang đến bộ phận thu tiền để thanh toán tiềnhàng Nhân viên thu tiền nhận hóa đơn bán hàng và thu tiền của khách hàng Hình thứcnày phổ biến ở các siêu thị

+ Hình thức bán hàng trả góp: Theo hình thức này, người mua được trả tiền mua

hàng thành nhiều lần Lúc này, DNTM còn được thu thêm phần lãi tiền hàng do trảchậm của khách hàng

Phương thức gửi đại lý bán

Theo hình thức này, DN giao hàng cho cơ sở đại lý Đại lý sẽ trực tiếp bán hàng

và thanh toán cho DN và được hưởng hoa hồng đại lý bán Số hàng gửi bán ở đại lývẫn thuộc quyền sở hữu của DN Số hàng được xác định là tiêu thụ khi DN nhận đượctiền do bên đại lý thạnh toán hoặc chấp nhận thanh toán

b Các phương thức thanh toán

Sau khi giao hàng cho bên mua được chấp nhận thanh toán thì bên bán có thểnhận tiền hàng theo nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc theo sự tín nhiệm và sự thỏathuẩn giữa hai bên mà lựa chọn phương thức thanh toán cho phù hợp Hiện nay cácDNTM thường áp dụng các hình thức thanh toán như sau;

+ Phương thức thanh toán trực tiếp: Là phương thức thanh toán mà quyền sở

hữu về tiền tệ được chuyển từ người mua sang người bán sau khi quyền sở hữu hànghóa bị chuyển giao Thanh toán trực tiếp có thể bằng tiền mặt, séc, tín phiếu, chuyểnkhoản qua ngân hàng hoặc có thể bằng hàng hóa (nếu bán theo phương thức đổihàng) Theo phương thức thanh toán này thì sự vận động của hàng hóa gắn liền với sựvận động của tiền tệ

+ Phương thức thanh toán chậm: Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về

tiền tệ sẽ được chuyển giao sau một khoảng thời gian so với thời điểm chuyển quyền

sở hữu về hàng hóa, do đó hình thành khoản công nợ phải thu của khách hàng Nợphải thu cần được hạch toán quản lý chi tiết cho từng đối tượng phải thu và ghi chép

Trang 16

cho từng lần thanh toán Ở hình thức này thì sự vận động của hàng hóa, sự vận độngcủa tiền tệ có khoảng cách về không gian và thời gian.

+ Phương thức thanh toán trả trước: Là phương thức mà quyền sở hữu về tiền tệ

sẽ được chuyển giao trước thời điểm giao nhận hàng hóa Mục đích của việc thanh toán trước là để chắc chắn việc thực hiện hợp đồng mua bán của khách hàng Như vậy,theo phương thức thanh toán này thì sự vận động của hàng hóa và sự vận động của tiềncũng có khoảng cách về không gian và thời gian

1.1.2.2 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán bán hàng trong doanh nghiệp

a Yêu cầu quản lý

Quản lý công tác bán hàng thực chất là việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạchtrong từng thời kề đối với từng khách hàng, từng hợp đồng kinh tế Ngoài ra, đó còn làhoạt động quản lý về số lượng, chất lượng hàng hóa, thời gian tiêu thụ, cơ cấu các mặthàng tiêu thụ, trị giá vốn hàng xuất bán, chi phí bán hàng, tình hình thanh toán củakhách hàng và thanh toán các khoản phải trích nộp Nhà nước

Yêu cầu quản lý bán hàng bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Nắm bắt, theo dõi chặt chẽ từng phương thức bán hàng, từng phương thứcthanh toán, từng loại sản phẩm tiêu thụ và từng khách hàng, đảm bảo thu hồi nhanh,đầy đủ tiền bán hàng Đối với các khoản giảm trừ phải có cơ chế quản lý công khai,đối với các khoản chiết khấu, giảm giá cho số hàng tiêu thụ trong kỳ phải đảm bảo chodoanh nghiệp có lãi

- Lựa chọn phương pháp xác định giá vốn xuất bán phù hợp với điều kiện thực

tế của doanh nghiệp, giám sát, kiểm tra chặt chẽ tính hợp lý, hợp pháp của các khoảnchi phí bán hàng phát sinh

- Tập hợp chính xác, đúng đắn kết quả bán hàng nói chung cũng như kết quảtiêu thụ từng mặt hàng nói riêng

b Nhiệm vụ kế toán

Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình kinh doanh, nó có ý nghĩa sống cònđối với một doanh nghiệp Kế toán trong doanh nghiệp với vai trò là một công cụ quản

lý kinh tế, thu nhận xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản và sự vận động của

nó trong doanh nghiệp nhằm kiểm tra giám sát toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính củadoanh nghiệp, có vai trò quan trọng trong việc phục vụ quản lý bán hàng và xác định

Trang 17

kết quả bán hàng của doanh nghiệp đó Chính vì vậy, nhiệm vụ đặt ra với kế toán bánhàng đó là:

- Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình thực hiện và sự biếnđộng của từng loại hàng hóa theo chỉ tiêu số lượng , chất lượng, chủng loại và giá trị

- Ngoài kế toán tỏng hợp trên các tài khoản kế toán , kế toán bán hàng cần phảitheo dõi , ghi chép, tính toán chính xác doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanhthu, thuế GTGT đầu ra của từng nhóm mặt hàng, theo dõi từng đơn vị trực thuộc

- Tính toán đúng đắn giá vốn của hàng bán nhằm xác định chính xác kết quảbán hàng

- Phản ánh và giám sát tình hình thu hồi tiền, tình hình công nợ và thanh toáncông nợ phải thu ở người mua Đối với hàng hóa bán chịu, cần phải mở sổ ghi chéptheo từng khách hàng, lô hàng, số tiền khách nợ, thời hạn và tình hình trả nợ

- Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin cần thiết về tình hình bánhàng phục vụ cho lập BCTC và định kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quátrình bán hàng, giúp nhà quản lý chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp tốt hơn

Như vậy, kế toán bán hàng là công tác quan trọng của doanh nghiệp nhằm xácđịnh số lượng và giá trị của hàng hóa bán ra cũng như doanh thu và kết quả kinh doanhcủa doanh nghiệp Song để phát huy được vai trò thực hiện tốt nhiệm vụ đã nêu trênđòi hỏi tổ chức công tác kế toán thật khoa học, hợp lý, đồng thời cán bộ kế toán phảinắm vững nội dung của công tác kế toán bán hàng trong doanh nghiệp

1.2 Nội dung kế toán bán hàng trong doanh nghiệp theo quy định hiện hành

1.2.1 Kế toán bán hàng trong doanh nghiệp theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam

1.2.1.1 Chuẩn mực kế toán số 01- Chuẩn mực chung

Chuẩn mực kế toán số 01 được ban hành và công bố theo Quyết định số

165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) quyđịnh và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhậncác yếu tố của báo cáo tài chính của doanh nghiệp Trong đó một số nguyên tắc chiphối tới kế toán bán hàng như:

Trang 18

+ Nguyên tắc Cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của DN liên quan

đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kếtoán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chitiền hoặc tương đương tiền Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tìnhhình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai

Như vậy, trong quá trình bán hàng hóa, khi đáp ứng đủ điều kiện ghi nhận doanhthu thì kế toán bán hàng phải ghi nhận ngay khoản doanh thu và giá vốn tương ứngvào sổ kế toán, chứ không căn cứ vào thời điểm khách hàng thanh toán tiền hàng đểghi nhận khoản doanh thu và giá vốn ấy

+ Nguyên tắc phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với

nhau Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tươngứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó Chi phí liên quan đến doanh thu gồmchi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liênquan đến doanh thu của kỳ đó

Như vậy, trong bán hàng, khi kế toán ghi nhận một khoản doanh thu thì đồngthời phải phản ánh một khoản giá vốn tương ứng của mặt hàng đó vào sổ kế toán

+ Nguyên tắc Nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp

đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm Với kế toánbán hàng cũng vậy, do mỗi phương pháp lại cho 1 kết quả khác nhau nên khi đã chọnphương pháp nào thì kế toán phải áp dụng nhất quán trong các kỳ kế toán Trường hợp

có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnhhưởng của sự thay đối đó trong phần thuyết minh của BCTC

+ Nguyên tắc Thận trọng: Công ty kinh doanh nhiều mặt hàng, và dù đó là mặt

hàng gì cũng phải tuân thủ nguyên tắc thận trọng, đối với kế toán bán hàng cũng vậy,cũng cần phải xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toántrong điều kiện không chắc chắn Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

a Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn

b Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập

c Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí

Trang 19

d Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khẳ

năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng vềkhả năng phát sinh chi phí

Theo đó, trong quá trình bán hàng, kế toán chỉ ghi nhận một khoản doanh thu khi

đã đáp ứng đủ các điều kiện ghi nhận doanh thu như đã chuyển giao hàng hóa chokhách hàng, khách đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán

Trang 20

1.2.1.2 Chuẩn mực số 02 về “hàng tồn kho”

Chuẩn mực được ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTCngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính

Hàng tồn kho được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc

Có 4 phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho

Phương pháp tính theo giá đích danh: Được áp dụng đối với DN có ít loại hàng

hoặc ổn định và nhân diện được Theo phương pháp này, sản phẩm vật tư hàng hóaxuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính Đây

là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán, chi phí thực tế phùhợp doanh thu thực tế Giá trị hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nótạo ra Hơn nữa giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.Nhưng do phương pháp này, là giá nhập của lô hàng là bao nhiêu thì khi xuất đúng lôhàng đó lấy giá nhập của nó làm giá xuất nên sẽ gây khó khăn cho công tác kế toánbán hàng khi doanh nghiệp có nhiều mặt hàng mà không nhớ hêt giá nhập, khó khăntrong việc theo dõi vì có nhiều mặt hàng thì phải theo dõi nhiều giá khác nhau

Phương pháp tính giá bình quân gia quyền: Giá trị của từng loại hàng tồn kho

được tính theo giá trị trung bình của từng mặt hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trịtừng loại hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trong kỳ Giá trung bình có thểđược tính theo thời kì hoặc mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của

DN Nếu kế toán bán hàng cũng tuân theo phương pháp này thì rất đơn giản, dễ làmnhưng chỉ tính toán vào cuối kỳ, như vậy làm ảnh hưởng đến việc quyết toán nóichung, còn nếu áp dụng theo bình quân thời điểm thì chính xác và cập nhật, tuy nhiênlại tính toán nhiều lần, trong khi doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng

Phương pháp nhập trước- xuất trước: Phương pháp này được áp dụng dựa trên

giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc được sản xuất trước, và hàng tồn cuối

kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần tới thời điểm cuối kỳ Theo phươngpháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá trị của lô hàng nhập kho ở thờiđiểm đầu kỳ, giá trị hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở gần thờiđiểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ hàng còn tồn kho

Phương pháp này giúp cho kế toán tính ngay được trị giá vốn hàng bán, đảm bảocung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo Trị giá vốn của hàng

Trang 21

tồn kho cũng sát với giá của thị trường của mặt hàng đó Do vậy mà chie tiêu hàng tồnkho có ý nghĩa thực tế hơn

Như vậy, mỗi phương pháp xác định giá vốn hàng bán đều có những ưu vànhược điểm riêng, kế toán cần cân nhắc đặc điểm của hàng tồn kho và hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp mình để lựa chọn một phương pháp tính giá chophù hợp

1.2.1.3 Chuẩn mực kế toán số 14 về “doanh thu và thu nhập khác”

Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc vàphương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác, gồm: các loại doanh thu, thời điểmghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi sổ

kế toán và lập báo cáo tài chính

Bán hàng sẽ phát sinh doanh thu, và việc ghi nhận doanh thu trong các trườnghợp sẽ tuân thủ theo nguyên tắc nào thì trong chuẩn mực kế toán số 14” doanh thu vàthu nhập khác” sẽ quy định và hướng dẫn

Đối với các khoán tiền và tương đương tiền không nhận ngay thì doanh thu đượcxác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tươnglai và giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi xuất hiện hành Giátrị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa thu đượctrong tương lai

Khi hàng hóa, dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa dịch vụ tương tự về bản chất

và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu

Khi hàng hoá, dịch vụ được trao đổi lấy hàng hóa dịch vụ không tương tự thì việctrao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu Và doanh thu được xác địnhbằng giá trị hợp lý của hàng hóa dịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền

Trang 22

hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm Khi không xác định được gía trị hợp lýcủa hàng hóa,dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hànghóa,dịch vụ đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền và tương đương tiền trảthêm hoặc thu thêm

Doanh thu được ghi nhận theo giá bán hàng hóa Giá bán hàng hóa của DN đượcxác định trên nguyên tăc phải đảm bảo bù đắp được giá vốn, chi phí bỏ ra đồng thờiđảm bảo cho DN có khoản lợi nhuận định mức

Trên nguyên tắc đó giá bán được xác định như sau:

Giá bán hàng hóa = Giá mua thực tế + thặng số thương mại

hoặc

Giá bán hàng hóa = Giá mua thực tế * (1+ % thặng số thương mại)

+ Ghi nhận doanh thu

Thời điểm ghi nhận doanh thu: Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng

thời thỏa mãn tất cả năm điều kiện sau:

+ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sởhữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua

Trường hợp doanh nghiệp vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn liền với quyền sở hữuhàng hóa thì giao dịch không được coi là hoạt động bán hàng và doanh thu không đượcghi nhận Doanh nghiệp còn phải chịu rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa dướinhiều hình thức khác nhau, như:

 Doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm để đảm bảo cho tài sản được hoạt độngbình thường mà việc này không nằm trong các điều khoản bảo hành thông thường;

 Khi việc thanh toán tiền bán hàng còn chưa chắc chắn vì phụ thuộc vào ngườimua hàng hóa đó;

 Khi hàng hóa được giao còn chờ lắp đặt và việc lắp đặt đó là một phần quantrọng của hợp đồng mà doanh nghiệp chưa hoàn thành;

 Khi người mua có quyền huỷ bỏ việc mua hàng vì một lý do nào đó được nêutrong hợp đồng mua bán và doanh nghiệp chưa chắc chắn về khả năng hàng bán có bịtrả lại hay không

Nếu doanh nghiệp chỉ còn phải chịu một phần nhỏ rủi ro gắn liền với quyền sởhữu hàng hóa thì việc bán hàng được xác định và doanh thu được ghi nhận Ví dụ

Trang 23

doanh nghiệp còn nắm giữ giấy tờ về quyền sở hữu hàng hóa chỉ để đảm bảo sẽ nhậnđược đủ các khoản thanh toán.

+ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữuhàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa

Trong hầu hết các trường hợp, thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro trùng vớithời điểm chuyển giao lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền kiểmsoát hàng hóa cho người mua Tuy nhiên, trong một số trường hợp lại có sự tách biệthai quyền này: khi bán hàng trả góp, quyền quản lý và quyền kiểm soát đã đượcchuyển giao nhưng quyền sở hữu chưa được chuyển giao, điều này có nghĩa là phầnlớn rủi ro và lợi ích của việc sở hữu hàng hóa gắn liền với quyền kiểm soát đượcchuyển giao cho người mua mặc dù quyền sở hữu hợp pháp vẫn thuộc về người bán.Người mua chỉ thực sự thành chủ sở hữu khi hoàn thành xong nghĩa vụ thanh toán.+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

Doanh thu được ghi nhận khi doanh nghiệp xác định được giá trị tương đươngcủa khoản đã thu hoặc sẽ thu được trong tương lai từ việc bán hàng

+ Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàngDoanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận đượclợi ích kinh tế từ giao dịch:

Trường hợp lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng còn phụ thuộc yếu tố khôngchắc chắn thì chỉ ghi nhận doanh thu khi yếu tố không chắc chắn này đã xử lý xong (ví

dụ, khi doanh nghiệp không chắc chắn là Chính phủ nước sở tại có chấp nhận chuyểntiền bán hàng ở nước ngoài về hay không)

Nếu doanh thu đã được ghi nhận trong trường hợp chưa thu được tiền thì khi xácđịnh khoản tiền nợ phải thu này là không thu được thì phải hạch toán vào chi phí sảnxuất, kinh doanh trong kỳ mà không được ghi giảm doanh thu

Khi xác định khoản phải thu là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi)thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà không ghi giảm doanh thu Các khoản nợphải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được bù đắp bằng nguồn

dự phòng nợ phải thu khó đòi

+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

Theo “ nguyên tắc phù hợp” của chuẩn mực 01 : “việc ghi nhận doanh thu và chiphí phải phù hợp vơi nhau Khi ghi nhậ một khoản doah thu thì phải ghi nhận một

Trang 24

khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó Chi phí tương ứngvới doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chiphí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó”

Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng đối với một số phương thức bán hàng :

- Với phương thức bán buôn qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng theo hìnhthức giao hàng trực tiếp: Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm đại diện bên mua

ký nhậ đủ hàng, thanh toán tiền hàng hặc chấp nhận nợ

- Với phương thức bán buôn qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng theo hìnhthức gửi hàng: Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm thu được tiền của bên muahoặc bên mua xác nhận đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán

- Với phương thức bán lẻ hàng hóa: Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểmnhận được báo cáo bán hàng của nhân viên bán hàng

- Với phương thức bán hàng đại lý: thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểmbên nhận đại lý thanh toán tiền hàng, chấp nhận thanh toán hoặc thông báo hàng đãbán được

1.2.2 Kế toán bán hàng trong DN theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành (Thông tư 133/2016/TT-BTC)

3 liên ( liên 1 lưu vào sổ gốc, liên 2 gửi khách hàng và liên 3 lưu làm chứng từ)

- Hóa đơn bán hàng thông thường áp dụng với các DN tính thuế theo phươngpháp trực tiếp hoặc những doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng không thuộc diệnchịu thuế GTGT

- Hóa đơn xuất khẩu: Dùng cho doanh nghiệp hoạt động trông lĩnh vực xuấtnhập khẩu

- Phiếu xuất kho, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

Trang 25

- Bảng tổng hợp số lượng nhập, xuất, tồn kho

- Bảng kê bán lẻ hàng hóa, báo cáo bán hàng, bảng thanh toán hàng đại lý

- Hóa đơn cước phí vận chuyển, hợp đồng kinh tế với khách hàng

- Hóa đơn thuê kho, thuê bãi, thuê bốc dỡ hàng

- Phiếu thu, phiếu chi

- Giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng

- Hóa đơn GTGT hàng trả lại, hàng giảm giá

- Bảng kê thanh toán

- Các chứng từ khác có liên quan đến nghiệp vụ bán hàng ( chứng từ đặc thùnhư tem, vé, thẻ in sẵn mệnh giá )

và là một yêu cầu cần thiết khách quan

Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp đềuphải lập chứng từ kế toán Chứng từ kế toán chỉ lập một lần cho nghiệp vụ kinh tế, tàichính phát sinh

Chứng từ kế toán phải lập đủ số liên theo quy đinh cho mỗi chứng từ Đối vớichứng từ nhiều liên phải được lập nhiều lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dungbằng máy tính, máy chữ hoặc viết lồng bằng giấy than

Các chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nội dung quy địnhcho chứng từ kế toán

Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ

Tất cả các chứng từ kế toán do doanh nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển đếnđều phải tập trung vào bộ phận kế toán doanh nghiệp Bộ phận kế toán kiểm tra nhữngchứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ thìmới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán

Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán gồm các bước:

- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán

Trang 26

- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình giámđốc ký duyệt.

- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán

- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán

1.2.2.2 Tài khoản sử dụng trong kế toán bán hàng

Kế toán bán hàng sử dụng các tài khoản chính như sau:

TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” dùng để phản ánh tổng

doanh thu bán hàng thực tế, các khoản giảm trừ doanh thu và xác định doanh thu thuầntrong kỳ

Kết cấu tài khoản 511

Bên nợ:

– Số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu bánhàng thực tế của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và đã đượcxác định là đã bán trong kỳ kế toán;

– Số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phươngpháp trực tiếp;

– Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ;

– Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ;

– Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ;

– Kết chuyển doanh thu thuần vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.Bên có:

Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ củadoanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán

Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ

 Điều kiện ghi nhận doanh thu

Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu bán hàng khi đồng thời thỏa mãn các điềukiện sau:

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sởhữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua;

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữuhoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

Trang 27

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn Khi hợp đồng quy định ngườimua được quyền trả lại sản phẩm, hàng hóa đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanhnghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại vàngười mua không được quyền trả lại sản phẩm, hàng hóa (trừ trường hợp khách hàng cóquyền trả lại hoàng hóa dưới hình thức đổi lại để lấy hàng hóa, dịch vụ khác);

- Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;

- Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

TK 511 có 4 tài khoản cấp 2 :

TK 5111- Doanh thu bán hàng hóa: Phán ánh doanh thu và doanh thu thuần của

khối lượng hàng hóa đã được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanhnghiệp, chủ yếu áp dụng cho ngành kinh doanh hàng hóa, vật tư, lương thực…

TK 5112- Doanh thu bán thành phẩm: Phản ánh doanh thu và doanh thu thuần

của khối lượng sản phẩm (thành phẩm, bán thành phẩm) được xác định là đã bán trongmột kỳ kế toán, chủ yếu áp dụng cho kinh doanh các ngành công nghiệp, nông nhiệp,lâm nghiệp…

TK 5113- Doanh thu cung cấp dịch vụ: Phản ánh DT và DTT của khối lượng

dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho KH và được xác định là đã bán trong một kỳ

kế toán, chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh dịch vụ như: Giao thông vận tải, bưuđiện, du lịch, dịch vụ công cộng, dịch vụ khoa học, kỹ thuật, dịch vụ kế toán, kiểmtoán

TK 5118- Doanh thu khác: Dùng để phản ánh về doanh thu nhượng bán, thanh lý

bất động sản đầu tư, các khoản trợ cấp, trợ giá của Nhà nước

Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” dùng để phản ánh trị giá vốn của sản

phẩm, hàng hóa, dịch vụ

Kết cấu tài khoản 632:

Bên nợ:

- Trị giá vốn của hàng hóa đã xuất bán trong kỳ

- Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòngphải lập năm nay lớn hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết)

- Các khoản hao hụt, mất mát của hàng hóa tính vào giá vốn

Trang 28

Bên có:

– Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đã bán nhưng bị khách hàng trả lại

– Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệchgiữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước);

– Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đã xuất bán vào bên Nợ tài khoản 911 “Xácđịnh kết quả kinh doanh”

Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ

Nguyên tắc kế toán vào tài khoản 632

+ Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ,bất động sản đầu tư, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệpxây lắp) bán trong kỳ Ngoài ra, tài khoản này còn dùng để phản ánh các chi phí liênquan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: Chi phí khấu hao, chi phí sửachữa, chi phí cho thuê BĐSĐT theo phương thức cho thuê hoạt động, chi phí nhượngbán, thanh lý BĐSĐT

+ Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính vào giá vốn hàng bán trên cơ

sở số lượng hàng tồn kho và phần chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện đượcnhỏ hơn giá gốc hàng tồn kho Khi xác định khối lượng hàng tồn kho bị giảm giá cầnphải trích lập dự phòng, kế toán phải loại trừ khối lượng hàng tồn kho đã ký được hợpđồng tiêu thụ (có giá trị thuần có thể thực hiện được không thấp hơn giá trị ghi sổ)nhưng chưa chuyển giao cho khách hàng nếu có bằng chứng chắc chắn về việc kháchhàng sẽ không từ bỏ thực hiện hợp đồng và loại trừ hàng tồn kho dùng cho hoạt độngxây dựng cơ bản, giá trị hàng tồn kho dùng cho sản xuất sản phẩm mà sản phẩm đượctạo ra từ những hàng tồn kho này có giá bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất củasản phẩm

+ Đối với phần giá trị hàng tồn kho hao hụt mất mát kế toán phải tính ngay vàogiá vốn hàng bán (sau khi trừ đi các khoản bồi thường nếu có)

+ Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đãtính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó được hoànlại thị được ghi giảm giá vốn hàng bán

+ Các khoản chi phí không được coi là chi phí được trừ theo quy định của Luậtthuế TNDN nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế

Trang 29

toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuếTNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.

Tài khoản 155 “ Thành phẩm”

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của cácloại thành phẩm của doanh nghiệp Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc quátrình chế biến do các bộ phận sản xuất của doanh nghiệp sản xuất hoặc thuê ngoài giacông xong đã được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và nhập kho

Kết cấu tài khoản 155

Bên Nợ:

- Trị giá của thành phẩm nhập kho;

- Trị giá của thành phẩm thừa khi kiểm kê;

- Kết chuyển trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ (trường hợp doanhnghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)

Bên Có:

- Trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho;

- Trị giá của thành phẩm thiếu hụt khi kiểm kê;

- Kết chuyển trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho đầu kỳ (trường hợp doanhnghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)

Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ.

Tài khoản 155- thành phẩm theo thông tư 133/TT-BTC không có tài khoản cấp 2

Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toáncác khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hànghóa, bất động sản đầu tư, TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ Tàikhoản này còn dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu XDCB vớingười giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành Không phản ánh vào tàikhoản này các nghiệp vụ thu tiền ngay

Kết cấu tài khoản 131 “ Phải thu của khách hàng”

Bên Nợ:

- Số tiền phải thu của khách hàng phát sinh trong kỳ khi bán sản phẩm, hànghóa, BĐSĐT, TSCĐ, dịch vụ, các khoản đầu tư tài chính;

Trang 30

- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng;

- Đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại

tệ tại thời điểm lập BCTC (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá ghi sổ kế toán)

Bên Có:

- Số tiền khách hàng đã trả nợ;

- Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng;

- Khoản giảm giá hàng bán trừ vào nợ phải thu của khách hàng;

- Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại (có thuế GTGT hoặc không

có thuế GTGT);

- Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua;

- Đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại

tệ tại thời điểm lập BCTC (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá ghi sổ kế toán)

Số dư bên nợ: Số tiền còn phải thu của khách hàng

Tài khoản này có thể có số dư bên Có: Số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trướchoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụthể Khi lập Báo cáo tình hình tài chính, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượngphải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn”.Tài khoản 131- Phải thu của khách hàng theo thông tư 133/TT-BTC không có tàikhoản cấp 2

Ngoài ra, kế toán nghiệp vụ bán hàng còn sử dụng các tài khoản: TK 111 “ Tiềnmặt”, TK 112“ Tiền gửi ngân hàng”, TK 156 “ Hàng hóa”, TK 157 “ Hàng gửi bán ”,

TK 138 “ Phải trả phải nộp khác”, TK 6421 “ Chi phí bán hàng", TK 333 “ thuế và cáckhoản phải nộp nhà nước”,

1.2.2.3 Một số nghiệp vụ chủ yếu

a Kế toán bán buôn

Trong quá trình bán hàng của doanh nghịêp có các hình thức bán buôn sau :

 Kế toán bán hàng theo hình thức giao hàng trực tiếp cho khách

Khi phát sinh nghiệp vụ căn cứ vào phiếu xuất kho mà kế toán ghi tăng TK 632(giá vốn hàng bán), đồng thời ghi giảm TK 156: trị giá hàng hoá xuất kho

Từ hoá đơn giá trị gia tăng, phiếu thu hay giấy báo có của ngân hàng…kế toánghi tăng TK 511: doanh thu bán hàng chưa có thuế GTGT, ghi tăng TK 333: thuếGTGT đầu ra phải nộp và ghi tăng TK tiền, các khoản phải thu…(111, 112, 131…)

Trang 31

Trong trường hợp bao bì tính riêng, căn cứ vào phiếu xuất kho, phiếu thu… kếtoán ghi giảm cho TK 153: trị giá thực tế xuất kho của bao bì, ghi tăng TK 3331: thuếGTGT đầu vào phải nộp, ghi tăng TK tiền, các khoản phải thu…(TK 111,112,131…)

 Kế toán bán buôn theo hình thức gửi hàng cho khách

Căn cứ vào phiếu xuất kho hàng gửi bán, kế toán ghi tăng TK 157: trị giá hànghoá thực tế xuất kho gửi bán, ghi giảm TK 156: hàng hoá xuất kho

Nếu hàng hoá có bao bì đi kèm tính riêng, kế toán ghi tăng TK 138, ghi giảm TK153: trị giá thực tế xuất kho của bao bì

Khi số hàng gửi bán được xác định là tiêu thụ, căn cứ vào giấy tờ liên quan màghi vào các tài khoản tương ứng bên bán khi chấp nhận thanh toán số hàng gửi bán, kếtoán lập hoá đơn GTGT, dựa vào các chứng từ đi kèm khác ( giấy báo có, thông báo )

kế toán ghi tăng TK 511: doanh thu chưa có thuế GTGT, ghi tăng TK 3331: số VATđầu vào phải nộp, ghi tăng TK tiền ( TK 111, 112, 131…) đồng thời ghi tăng giá vốnhàng xuất kho gửi bán ( TK 632) ghi giảm cho TK 157: trị giá hàng gửi bán

Trường hợp có bao bì đi kèm riêng, căn cứ vào phiếu thu, xuất kho mà kế toánghi giảm TK 138, ghi giảm TK 3331: số VAT đầu ra phải nộp, ghi tăng TK tiền (TK111,112, 131…) Trường hợp DN chi hộ cho bên mua sẽ ghi tăng TK tiền (TK111,112…) ghi giảm TK 138

 Kế toán bán buôn vận chuyển thẳng

Trường hợp này chia thành 2 hình thức khác:

- Kế toán bán buôn vận chuyển thảng theo hình thức giao tay ba

Căn cứ hoá đơn GTGT và các chứng từ thanh toán của khách hàng, kế toán ghităng TK 511: doanh thu bán hàng chưa có thuế, gia tăng TK 3331 : thuế GTGT đầu raphải nộp, ghi tăng TK tiền, phải thu…(TK 111, TK 112, TK 131…)

Đồng thời ghi tăng TK 632: trị giá hàng mua bán ngay, gi tăng TK 133, ghi giảm

TK tiền ( 111, 112…) hay tăng TK 331: phải trả nhà cung cấp

Trường hợp có bao bì đi kèm tính riêng, kế toán căn cứ vào phiếu thu ( giấy báo

có, báo nợ, phiếu chi) ghi tăng TK tiền (111, 112…) hoặc tăng TK 131, ghi tăng TK333: thuế đầu vào được khấu trừ Đồng thời ghi giảm khoản tiền (111, 112 ) hoặc ghităng phải trả nhà cung cấp ( TK 331), tăng khoản thuế đầu ra ( TK 3331)

- Kế toán bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng

Trang 32

Khi DN mua hàng và chuyển đi bán, dựa vào hóa đơn GTGT hoặc hoá đơn bánhàng của nhà cung cấp, và các hoá đơn chứng từ đi kèm với số hàng gửi bán kế toánghi tăng TK 157 trị giá hàng mua gửi bán, ghi tăng khoản thuế đầu vào ( TK 133) vàgiảm khoản phải trả tương ứng

Khi bên mua thông báo chấp nhận thanh toán số hàng trên thì kế toán ghi tăng tK

511 doanh thu bán hàng chưa có thuế, tăng TK 3331 và ghi tăng TK tiền, tài khoảnphải thu (TK 111, 112, 131…)

Trong trường hợp doanh nghiệp là bên giao đại lý

Khi xuất kho giao cho đại lý kế toán ghi tăng TK 157 trị giá thực tế xuất kho,giảm số hàng hoá đem đi giao nếu doanh nghiệp mua hàng sau đó chuyển thẳng chođại lý thì cũng hạch toán như kế toán bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửihàng, số chi phí phát sinh trong quá trình giao hàng, nếu doanh nghiệp chịu thì phảnánh khoản chi phí này vào chi phí của doanh nghiệp ( TK 6421) và nếu doanh nghiệpchi hộ cho bên đại lý thì phản ánh vào khoản phải thu khác ( TK 138)

Khi cơ sở đại lý thanh toán, dựa vào các hoá đơn chứng từ liên quan mà kế toánghi nhận doanh thu và cắt hoa hồng đại lý Số tiền hoa hồng này sẽ được phản ánh trêntài khoản chi chí bán hàng của doanh nghiệp ( TK 6421) , số thuế GTGT của tiền hoahồng phản ánh vào TK 331

Sau khi ghi nhận doanh thu, kế toán phải ghi nhận giá vốn cho số hàng gửi đại lýnày vào TK 632 và ghi giảm cho TK 157: trị giá hàng gửi bán

Trong trường hợp doanh nghiệp là bên nhận đai lý

Khi nhận hàng hoá căn cứ vào biên bản kiểm nhận hàng hoá kế toán ghi tăng TK

003 số hàng hoá nhận gửi bán Khi bán được hàng ghi giảm TK 003 và ghi nhận sốtiền hoa hồng được hưởng vào tài khoản TK 511 nếu số hoa hồng đã được khấu trừ

Trang 33

nếu doanh nghiệp chưa tính hoa hồng thì ghi tăng tiền, tăng khoản phải trả bên giaođai lý Và khi tính toán, thanh toán tiền hoa hồng kế toán cũng phản ánh số tiền vào tàikhoản doanh thu của doanh nghiệp sau khi bán được hàng, doanh nghiệp sẽ thanhtoán tiền hàng cho bên giao đai lý kế toán ghi giảm khoản phải trả bên đại lý và tàikhoản tiền

d Kế toán bán hàng trả góp

Khi xuất hàng cho khách , căn cứ phiếu thu ( giấy báo có) hoá đơn GTGT kế toán sẽphản ánh số tiền trả ngay vào tài khoản doanh thu 511, số lãi trả góp được phản ánh vàotài khoản 3387, định kì thu nợ của khách hàng, kế toán ghi giảm số tiền phải thu củakhách hàng, kế toán ghi giảm số tiền phải thu của khách hàng Đồng thời ghi nhận lãi góptừng kì vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi tăng tài khoản 515 và giảm TK 3387

Căn cứ phiếu xuất kho mà kế toán ghi nhận giá vốn của hàng bán , ghi tăng tàikhoản 632 và giảm tài khoản 156: trị giá thực tế xuất kho

e Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

Theo thông tư 133 thì các khoản giảm trừ doanh thu như chiết khấu thương mại,giảm giá hàng bán, hàng bán trả lại được hạch toán trực tiếp vào tài khoản 511 “Doanhthu” mà không qua tài khoản 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu” như quy định tạiquyết định số 48/2006/QĐ-BTC Như vậy kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng giảmbớt một khâu kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu

Cụ thể như sau:

- Khi doanh nghiệp chiết khấu thương mại cho khách hàng, dựa trên các vănbản về chính sách CKTM của công ty và căn cứ vào hóa đơn GTGT có ghi rõ tỷ lệchiết khấu và số tiền chiết khấu, kế toán ghi giảm TK 511: Phần chiết khấu cho kháchhàng chưa có thuế GTGT, ghi giảm TK 333: Phần thuế GTGT trên giá trị hàng chiếtkhấu cho khách hàng, đồng thời ghi giảm TK 131, 111, 112…: Tổng giá trị chiết khấucho khách hàng

- Khi doanh nghiệp giảm giá hàng bán cho khách hàng, căn cứ vào hóa đơnGTGT cũ trước khi thỏa thuận giảm giá và hóa đơn GTGT mới sau khi thỏa thuậngiảm giá, kèm theo các văn bản thỏa thuận giảm giá, kế toán ghi giảm TK 511: Giá trịgiảm giá hàng bán cho khách hàng chưa có thuế GTGT, ghi giảm TK 333: Phần thuếGTGT trên giá trị giảm giá hàng bán, đồng thời ghi giảm TK 131, 111, 112…: Tổnggiá trị giảm giá hàng bán cho khách hàng

Trang 34

- Khi doanh nghiệp chấp nhận nhận lại hàng đã bán, dựa trên hóa đơn của bênmua xuất trả lại hàng đã mua kèm theo các văn bản về lý do hàng bị trả lại, kế toán ghigiảm TK 511: Giá trị hàng đã bán bị trả lại chưa có thuế GTGT, ghi giảm TK 333:Phần thuế GTGT của số hàng đã bán bị trả lại, đồng thời ghi giảm TK 131, 111,112…: Tổng giá trị hàng bán bị trả lại.

f Kế toán thừa thiếu trong quá trình bán

Trường hợp hàng gửi đi bán phát sinh thiếu hàng hóa chưa xác định rõ nguyênnhân, kế toán chỉ phản ánh doanh thu theo số tiền bên mua chấp nhận thanh toán Sốhàng thiếu chưa xác định nguyên nhân, kế toán ghi Nợ TK 1381 – Hàng thiếu chưaxác định nguyên nhân theo giá trị hàng hóa thiếu, ghi Có TK 157 – Hàng gửi bán Nếu

đã xác định được nguyên nhân ghi Nợ TK 1388, Có TK 1381

Trường hợp phát sinh hàng thừa chưa rõ nguyên nhân, kế toán chỉ phản ánhdoanh thu theo háo đơn bên mua đã chấp nhận thanh toán, phản ánh số hàng thừa kếtoán ghi Nợ TK 157 theo giá trị hàng thừa, ghi Có TK 3381

1.2.2.4 Sổ kế toán sử dụng

Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Thông tư BTC có quy định các hình thức sổ kế toán gồm:

133/2016/TT Hình thức nhật ký chung: Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán NKC là tất cả

các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào sổ NKC theo trình tự thời gian đồng thờiphản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản có liên quan để phục vụ cho việc ghi sổ cái.Theo hình thức nhật ký chung thì kế toán bán hàng sử dụng các loại sổ chủ yếu sau:+ Sổ NKC

+ Sổ nhật ký thu tiền: Dùng tập hợp các nghiệp vụ thu tiền ở doanh nghiệp baogồm cả tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, được mở riêng cho từng TK tiền mặt và tiềngửi có thể theo dõi cho từng loại tiền

+ Sổ cái các tài khoản: 511, 632, 155, 156, 111, 112, 131, 333…

+ Sổ chi tiết: Kế toán mở sổ chi tiết theo dõi doanh thu chi tiết theo từng nhómhàng, mặt hàng Sổ chi tiết thanh toán người mua dùng theo dõi chi tiết tình hình công

nợ và thanh toán công nợ phải thu của người mua Sổ này được mở cho từng kháchhàng và theo dõi từng tài khoản nợ phải thu từ khi phát sinh cho đến khi người muathanh toán Ngoài ra còn mở sổ chi tiết Nhập – Xuất – Tồn

Trang 35

Trình tự ghi sổ kế toán được thể hiện qua (phụ lục số 04)

- Hình thức chứng từ ghi sổ: Đặc trưng cơ bản của hình thức này là căn cứ vào

các chứng từ ban đầu để ghi sổ kế toán tổng hợp là “ chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kếtoán tổng hợp gồm đi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ghitheo nội dung kinh tế trên sổ cái Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trongtừng tháng theo số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, có chứng từ kế toán đi kèm

và phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán

Kế toán bán hàng theo hình thức này sử dụng các loại sổ sau: Sổ đăng ký chứng

từ ghi sổ, Sổ cái các tài khoản 511, 632, 155, 156, 131, 111, 112, 333…, Sổ chi tiếtbán hàng, chi tiết thanh toán, Chứng từ ghi sổ

Trình tự hạch toán được thể hiện qua ( phụ lục số 05)

- Hình thức Nhật ký – Sổ cái: Theo hình thức này các nghiệp vụ kinh tế phát

sinh được ghi vào nhật ký – sổ cái theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế

Số liệu trên nhật ký – sổ cái dùng để lập báo cáo tài chính Hình thức này dùng cácloại sổ kế toán sau: Nhật ký- sổ cái, Sổ chi tiết bán hàng, Sổ chi tiết thanh toán vớingười mua

Trình tự hạch toán thể hiện theo( phụ lục số 06)

- Hình thức kế toán trên máy vi tính: Công việc kế toán được thực hiện theo

một phần mềm kế toán trên máy vi tính Phần mềm kế toán được thiết kế theo hìnhthức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức đó nhưng không bắt buộc phải hoàntoàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay

Trình tự hạch toán thể hiện trên (phụ lục số 07)

1.2.2.5 Trình bày thông tin trên BCTC

Trình bày báo cáo tài chính được quy định và hướng dẫn rõ ràng trong chuẩnmực kế toán Việt Nam và thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ tài chính Theo đó, Báocáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, tình hìnhkinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp Để đảm bảo yêu cầu trung thực hợp

lý, các báo cáo tài chính phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực

kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành Điều này cần đượcdoanh nghiệp nêu rõ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trình bày thông tin về 3 chỉ tiêu liên quanđến kế toán bán hàng là Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; các khoản giảm trừdoanh thu và giá vốn hàng bán Cụ thể:

Trang 36

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01):

+ Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, BĐSĐT,doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu khác trong năm báo cáo của doanh nghiệp + Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Có của tài khoản 511trong kỳ báo cáo Kế toán căn cứ vào sổ cái và sổ chi tiết tài khoản 511 cũng như báocáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước để phản ánh

+ Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới hạch toán phụthuộc, các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh từ các giao dịchnội bộ đều phải loại trừ

+ Chỉ tiêu này không bao gồm các loại thuế gián thu, như thuế GTGT (kể cả thuếGTGT nộp theo phương pháp trực tiếp), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuếbảo vệ môi trường và các loại thuế gián thu khác

Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02):

+ Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanhthu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm, bao gồm: Các khoản chiết khấu thươngmại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại trong kỳ báo cáo

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh bên Nợ tài khoản 511 đốiứng với bên Có các TK 111, 112, 131 trong kỳ báo cáo Kế toán căn cứ vào sổ cái và

sổ chi tiết tài khoản 511 cũng như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của nămtrước để phản ánh

+ Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản thuế gián thu, phí mà doanh nghiệpkhông được hưởng phải nộp NSNN (được kế toán ghi giảm doanh thu trên sổ kế toán

TK 511) do các khoản này về bản chất là cá khoản thu hộ Nhà nước, không thuộcdoanh thu nên không được coi là khoản giảm trừ doanh thu

Giá vốn hàng bán (Mã số 11):

+ Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa, BĐSĐT, giá vốn của thànhphẩm đã bán, khối lượng dịch vụ đã cung cấp, chi phí khác được tính vào giá vốn hoặcghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ báo cáo

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Có của TK 632 trong

kỳ báo cáo đối ứng bên Nợ của TK 911 Kế toán căn cứ vào sổ cái và sổ chi tiết tàikhoản 632 cũng như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước để phản ánh

Trang 37

+ Khi đơn vi cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới hạch toán phụthuộc, các khoản giá vốn hàng bán phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ.Báo cáo tình hình tài chính trình bày thông tin về 2 chỉ tiêu liên quan đến kế toánbán hàng là Hàng tồn kho và phải thu của khách hàng Cụ thể:

Phải thu của khách hàng (Mã số 131):

+ Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng tại thời điểm báo cáo + Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của TK 131

mở theo từng khách hàng Kế toán căn cứ vào sổ chi tiết phải thu khách hàng mở chotừng mã đối tượng, sổ cái TK 131 và báo cáo tình hình tài chính năm trước (để trìnhbày cột đầu năm) để phản ánh

Hàng tồn kho (Mã số 141):

+ Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị của hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu củadoanh nghiệp tại thời điểm báo cáo

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của các TK 151, 152, 153, 154, 155,

156, 157 Kế toán căn cứ vào sổ cái các tài khoản 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157

và báo cáo tình hình tài chính năm trước (để trình bày cột đầu năm) để phản ánh.Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày thông tin bổ sung cho các khoản mụctrình bày trong báo cáo tình hình tài chính và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.Đối với thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo tình hìnhtài chính: Trong phần này, doanh nghiệp phải trình bày và phân tích chi tiết các số liệu

đã được trình bày trong Báo cáo tình hình tài chính để giúp người sử dụng Báo cáo tàichính hiểu rõ hơn nội dung các khoản mục phải thu của khách hàng và hàng tồn kho

Cụ thể:

- Khoản mục Hàng tồn kho được tách chi tiết số đầu năm và cuối năm cho từngchỉ tiêu:

+ hàng đang đi trên đường;

+ nguyên liệu, vật liệu;

+ công cụ, dụng cụ;

+ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang;

+ thành phẩm; hàng hóa;

+ hàng gửi đi bán

Trang 38

Trong đó, làm rõ các chỉ tiêu:

+ Giá trị hàng tồn kho ứ đọng, kém, mất phẩm chất không có khả năng tiêu thụ; + Giá trị hàng tồn kho dùng để thế chấp, cầm cố bảo đảm các khoản nợ phải trả; + Nguyên nhân và hướng xử lý đối với hàng tồn kho ứ đọng, kém, mất phẩm chất; + Lý do dẫn đến việc trích lập thêm hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Kế toán căn cứ vào sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản 151, 152, 153, 154, 155, 156,

157 và bản Thuyết minh báo cáo tài chính năm trước để phản ánh

Đối với thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh: Trong phần này, doanh nghiệp phải trình bày và phân tích chitiết các số liệu đã được trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để giúpngười sử dụng Báo cáo tài chính hiểu rõ hơn nội dung các khoản mục doanh thu, giávốn Cụ thể:

- Khoản mục doanh thu được tách chi tiết số năm nay và số năm trước cho từngchỉ tiêu: doanh thu bán hàng hóa; doanh thu bán thành phẩm; doanh thu cung cấp dịchvụ; doanh thu khác Kế toán căn cứ vào sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản 5111, 5112,

5113, 5118 và Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm trước để phản ánh

- Khoản mục các khoản giảm trừ doanh thu được tách chi tiết số năm nay và sốnăm trước cho từng chỉ tiêu: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bịtrả lại Kế toán căn cứ vào sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản 5111, 5112, 5113, 5118 vàBản thuyết minh báo cáo tài chính năm trước để phản ánh

- Khoản mục giá vốn hàng bán được tách chi tiết số năm nay và số năm trướccho từng chỉ tiêu: giá vốn của hàng hóa đã bán, giá vốn của thành phẩm đã bán, giávốn của dịch vụ đã cung cấp; giá vốn khác; các khoản chi phí khác được tính vào giávốn; các khoản ghi giảm giá vốn hàng bán Kế toán căn cứ vào sổ cái, sổ chi tiết tàikhoản 632 và Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm trước để phản ánh

Trang 39

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI

CÔNG TY TNHH ROYAL BLINDS VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Royal Blinds Việt Nam và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán bán hàng tại đơn vị

2.1.1 Tổng quan về Công ty TNHH Royal Blinds Việt Nam

2.1.1.1 Giới thiệu chung về công ty

Tên Công ty: CÔNG TY TNHH ROYAL BLINDS VIỆT NAM.

Tên Công ty viết bằng tiếng nước ngoài: VIET NAM ROYAL BLINDS

COMPANY LIMITED

Quy mô Công ty:

 Vốn điều lệ: 1.000.000.000 đồng (Một tỷ đồng chẵn)

 Số lượng lao động hiện tại: 52 nhân viên, trong đó cơ cấu lao động gồm:

 Trình độ Đại học & Cao đẳng: 17 người

 Trình độ trung cấp và qua đào tạo nghề là: 35 người

Địa chỉ: Nhà vườn NV 2-36 khu biệt thự Viglacera, Phường Đại Mỗ, Quận

Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

 Giám đốc: Nguyễn Mạnh Toàn

 Hình thức Công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

 Chuyên sản xuất, kinh doanh rèm

Ngành, nghề kinh doanh: Chuyên buôn bán và lắp đặt các sản phẩm rèm cho

các công trình

Ngày đăng: 23/03/2019, 21:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w