Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất trong doanh nghiệp được phân loạithành ba khoản mục chi phí: - Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vậtliệu ch
Trang 1TÓM LƯỢC
Sau quá trình thực tập tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại phân bónPhú iền, qua công tác điều tra thực tế kết hợp với quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về tổchức kế toán tại công ty, em thấy được những bất cập còn tồn tại trong công tác kế
toán của đơn vị Do đó em đã chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm phân bón Phú điền NPK cua công ty TNHH sản xuất và thương mại phân bón Phú Điền
” để làm đề tài nghiên cứu Trong quá trình hoàn thiện, dưới sự dẫn dắt của cô giáo,PGS.TS Trần Thị Hồng Mai, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với kết cấu 3chương như sau:
Phần mở đầu: Tóm tắt các nội dung về tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu chiphí sản xuất Từ đó, xác lập, tuyên bố vấn đề trong đề tài cũng như mục tiêu, phạm vi,phương pháp nghiên cứu
Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp Đây làphần lý thuyết của đề tài, là cơ sở để vận dụng nghiên cứu vào thực tế Trong chươngnày, em đi vào hệ thống hóa những lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất trongdoanh nghiệp, xây dựng những khái niệm, phân loại, đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ vànội dung chính của kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất sản phẩm phân bón phú điềnNPK tại công ty TNHH phân bón Phú điền Trong chương này, em đưa ra tổng quantình hình và các nhân tố ảnh hưởng tới kế toán chi phí sản xuất tại công ty Sau đó, từphần lý thuyết ở chương 1, em sẽ áp dụng vào điều tra, nghiên cứu thực tế, nêu lênthực trạng kế toán chi phí sản xuất phân bón ở công ty
Chương III: Các kết luận và giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuấtphân bón NPK tại công ty TNHH phân bón phú điền Trong chương này, em chỉ rõnhững kết quả đã đạt được và những điểm còn hạn chế trong công tác kế toán chi phísản xuất tại công ty TNHH phân bón Phú điền Căn cứ vào phần thực trạng đã nghiêncứu ở chương 2, em đưa ra hệ thống giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy công ty thựchiện hiệu quả công tác kế toán chi phí sản xuất
Trang 2LỜI CÁM ƠN
Qua quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Thương Mại, và đặc biệtqua quá thời gian thực tập tại công ty TNHH sản xuất và thương mại phân bón PhúĐiền, em đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế Em xin chânthành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Thương Mại đã hết lòng truyền đạt kiến thứccho em trong quá trình 4 năm học tại trường Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo,các phòng ban Công ty TNHH phân bón Phú Điền đặc biệt phòng kế toán tài chính củacông ty đã nhiệt tình giúp đỡ và truyền đạt kiến thức để em hoàn thành bài của mình
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Thị Hồng Mai giảng viên trường Đại học Thương Mại, người đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn emhoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
-Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô trong khoa Kế toán- Kiểmtoán đã tạo điều kiện cho chúng em được học tập, nghiên cứu và hoàn thiện bài khóaluận của mình
Mặc dù rất cố gắng hoàn thành khóa luận, song do thời gian và khả năng cònhạn chế nên chắc chắn khóa luận sẽ không tránh khỏi thiếu sót Em kính mong quýthầy cô sẽ đưa ra những lời nhận xét quý báu để bài khóa luận được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Lê Dương
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CÁM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 1
2 Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
4 Phương pháp thực hiện đề tài 3
5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 5
1.1 Một số khái niệm cơ bản về chi phí sản xuất sản phẩm và nhiệm vụ kế toán 5
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5
1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 6
1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 9
1.2 Kế toán chi phí sản xuất theo chuẩn mực và theo chế độ hiện hành 11
1.2.1 Quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam 11
1.2.2 Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm theo chế độ kế toán hiện hành 15
Trang 4CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM PHÂN BÓN PHÚ ĐIỀN NPK TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI PHÂN BÓN PHÚ ĐIỀN 30
2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường tới kế toán chi phí sản xuất sảnphẩm phân bón phú điền NPK tại Công ty TNHH phân bón Phú Điền 302.1.1 Tổng quan về công ty 30
2.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán chi phí sản xuất sản phẩm tại công ty TNHH phân bón Phú Điền 40
2.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất sản phẩm phân bón Phú Điền NPK TNHH sảnxuất và thương mại phân bón Phú Điền 412.2.1 Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất tại công ty TNHH phân bón Phú Điền 412.2.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm tại công ty 422.2.3 Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm phân bón Phú Điền NPK 42
2.3 Nhận xét chung 50
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM PHÂN BÓN NPK TẠI CÔNG TY TNHH SX & TM PHÂN BÓN PHÚ ĐIỀN 53
3.1 Nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm phân bón Phú Điền NPK 53
3.2 Một số ý kiến đề xuất góp phần nâng cao chất lượng công tác kế toán chi phí sản xuất sản phẩm phân bón NPK tại Công ty TNHH phân bón Phú Điền 543.3 Điều kiện thực hiện 57
KẾT LUẬN 59
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCKQ HĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
CPSX KDDD Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong xu thế mở cửa và hội nhập vớinền kinh tế khu vực và thế giới như hiện nay thì các doanh nghiệp sẽ có rất nhiều điềukiện thuận lợi để phát triển cũng như tiếp cận với các công nghệ hiện đại tiên tiến của thếgiới, tuy nhiên một vấn đề khác mà các doanh nghiệp phải đương đầu trong quá trình hộinhập này là sẽ gặp phải sự cạnh tranh vô cùng quyết liệt của các doanh nghiệp cả trongnước và ngoài nước Doanh nghiệp muốn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường đòi hỏiphải luôn phấn đấu và tìm kiếm biện pháp tốt nhất tiết kiệm chi phí, hạ giá thành và nângcao chất lượng sản phẩm Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường thìthông tin đã trở thành một yếu tố đầu vào vô cùng quan trọng, đặc biệt là các thông tinkinh tế Hạch toán kế toán là một trong những kênh quan trọng cung cấp phần lớn nhữngthông tin mang tính chất tài chính một cách chính xác, trung thực và kịp thời Với tư cách
là công cụ quản lý kinh tế, tài chính, kế toán thu nhập, xử lý và cung cấp thông tin về toàn
bộ tài sản và sự vận động của tài sản giúp nhà quản lý có những quyết định đúng đắn vàkịp thời tạo điều kiện nắm bắt cơ hội kinh doanh Vì thế, kế toán đóng vai trò đặc biệtquan trọng không chỉ đối với hoạt động tài chính nhà nước mà còn vô cùng cấp thiết vàquan trọng với hoạt động doanh nghiệp
Tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất luôn được xácđịnh là khâu trọng tâm của công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất, vì đó làvấn đề quan trọng của cả kế toán tài chính và kế toán quản trị Chi phí sản xuất đượcquản lý và thực hiện tốt ngay từ khâu tập hợp và phân bổ sẽ kéo theo việc tính giáthành chính xác và đơn giản Việc xác định đúng từng khoản mục chi phí, quản lý tốtchi phí và có những biện pháp tiết kiệm chi phí một cách tối ưu góp phần hạ giá thànhsản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Thông tin củacác chỉ tiêu về chi phí sản xuất giúp các nhà quản lý biết được tình hình sản xuất, thựchiện phân bổ chi phí theo định mức, từ đó có kế hoạch sản xuất và xác định đúng mứcchi phí cần thiết cho kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo Hiện nay việc nâng cao hiệuquả và hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất theo chuẩn mực và chế độ đangđược các doanh nghiệp quan tâm thực hiện, đó là cơ sở để hoạt động sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp có hiệu quả cao nhất và đạt mức lợi nhuận như mong
Trang 7nhiều hạn chế và bất cập từ việc xác định đối tượng tập hợp chi phí, phân bổ chi phísản xuất cho từng đối tượng và nhất là chưa bắt kịp được những thay đổi của chế độ kếtoán với việc ban hành thêm các thông tư hướng dẫn của BTC
Cũng giống như nhiều doanh nghiệp khác thì công ty TNHH Phân bón PhúĐiền nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nên đã không ngừng đổi mới, hoànthiện hơn công tác kế toán chi phí sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động vàngày càng phát triển vững vàng hơn Song song với đó công ty vẫn còn tồn tại nhữnghạn chế, thiếu sót cần được tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện để hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty ngày một hiệu quả Tất cả những điều này sẽ được phản ánh
hết trong đề tài khóa luận tốt nghiệp “Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm phân bón Phú Điền NPK tại công ty TNHH sản xuất và thương mại phân bón Phú Điền”
2 Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài
Về lý luận: Đề tài hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản
xuất sản phẩm theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành nhằm cung cấpmột cái nhìn tổng quát nhất về kế toán chi phí sản xuất sản phẩm
Về thực tiễn: Đề tài nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí sản xuất sản phẩm phân
bón phú điền NPK tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Phân bón Phú Điền Qua
đó, tôi đặt ra những mục tiêu thực tiễn cần nghiên cứu: Hiểu rõ bộ máy quản lý, bộ máy
kế toán của công ty; Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất sản phẩm tại công ty;Đánh giá những mặt tích cực và hạn chế trong công tác kế toán chi phí sản xuất tại công
ty, thấy được những tồn tại, khó khăn mà công ty còn gặp phải, trên cơ sở đó đưa ranhững ý kiến đề xuất, các giải pháp để giải quyết những tồn tại và hạn chế đó
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của đề tài là kế toán chi phí sản
xuất sản phẩm phân bón phú điền NPK tại công ty TNHH sản xuất và thương mạiphân bón Phú Điền
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại công tyTNHH sản xuất và thương mại phân bón Phú Điền; Số nhà 194, Đường Hai Bà Trưng,Phường Hùng Vương, Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam
Về thời gian nghiên cứu: Đề tài được tìm hiểu và thực hiện qua hai giai đoạn.Giai đoạn 1: Từ ngày 05/1/2015 đến 30/01/2015; giai đoạn 2: 4/3/2015 đến 3/5/2015
Trang 8Số liệu, thông tin sử dụng trong khóa luận là số liệu năm 2014 của công ty TNHH sảnxuất và thương mại phân bón Phú Điền.
4.Phương pháp thực hiện đề tài
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp này thu thập những thông tin cần thiết với lý luận và thực tiễn đềtài nghiên cứu Áp dụng phương pháp này, em đã đọc một số tài liệu trong công tynhư: Lịch sử hình thành và phát triển công ty, sơ đồ tổ chức bộ máy công ty,chứng từ
sổ sách, kế toán…Em đã tham khảo các tài liệu chuyên ngành như các quy định trongChuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định15/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính Ngoài ra em còn thamkhảo luận văn của khóa trước, bài viết trên các trang web và các sách tham khảo
- Phương pháp quan sát thực tế: phương pháp này là quan sát trực tiếp quy trình
kế toán của công ty, từ việc lập các chứng từ, quy trình lưu chuyển chứng từ trongcông ty, nhập chứng từ vào máy tính và các sổ liên quan Áp dụng phương pháp nàythu thập được các thông tin phù hợp với nội dung nghiên cứu, tuy nhiên phương phápnày đòi hỏi phải có thời gian và cùng một lúc không thể quan sát được nhiều sự việccùng xảy ra từ nhiều nơi khác nhau
- Phương pháp phỏng vấn: Khi sử dụng phương pháp phỏng vấn, đầu tiên em phảixác định nguồn thông tin cần thu thập và đối tượng cần phỏng vấn Nguồn thông tin cầnthu thập là thông tin về kế toán chi phí sản xuất, các chế độ, chuẩn mực, chính sách màdoanh nghiệp áp dụng, hệ thống chứng từ, tài khoản, hệ thống sổ…
Đối tượng phỏng vấn là lãnh đạo các phòng ban như Giám đốc, trưởng phòng
kế toán, trưởng phòng kế hoạch vật tư, thủ kho,…
Để cuộc phỏng vấn có chất lượng và thu được thông tin cần thiết, cần phảichuẩn bị mẫu câu hỏi phỏng vấn, sau đó cần tiến hành phỏng vấn các đối tượng theomẫu câu hỏi phỏng vấn đã chuẩn bị Từ đó tiến hành tổng hợp các câu trả lời, đưa rakết luận
Kết quả phỏng vấn như sau:
Bà Nguyễn Thị Minh Thi - Giám đốc công ty cho biết: “Thông tin do phòng kếtoán cung cấp thật sự rất cần thiết và hữu ích cho ban Giám đốc, giúp Ban Giám đốc
Trang 9lòng với các nguồn thông tin về hàng tồn kho mà kế toán cung cấp do đôi lúc việccung cấp thông tin còn chậm chạp.
Bà Trần Thị Minh – Kế toán trưởng cho biết: “Đối với tất cả công nhân sản xuấtnói chung và với công nhân sản xuất nói riêng thì công ty trả lương cho họ theo ngày côngsản xuất Đối với những ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ theo quy chế thì công nhân được nhận100% lương/công Công ty không trích trước chi phí nghỉ phép cho công nhân với lý dolương trả luôn hàng tháng, làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu NVL xuất dùng cho từngphân xưởng được tính theo giá bình quân tháng NVL mua về đưa ngay vào sản xuất thìtính ngay theo giá nhập Công ty không hạch toán riêng rẽ chi phí sản xuất chung cố định
và chi phí sản xuất chung biến đổi” Bà cũng đồng tình với quan điểm nên bóc tách riêng
rẽ từng loại Bà cũng cho biết thêm: “Hiện nay công ty không trích trước chi phí sửa chữalớn TSCĐ do máy móc của công ty hoạt động rất ổn định Tuy nhiên khí phát sinh chi phísửa chữa lớn TSCĐ, công ty hạch toán hết vào chi phí sản xuất kỳ phát sinh Điều nàykhông phù hợp với quy định của chuẩn mực kế toán” Bên cạnh đó, bà cũng cho biếtphần mềm kế toán của công ty vẫn còn trục trặc nhỏ, công ty cần đến sự hỗ trợ củachuyên gia Công ty đang xem xét lại phần mềm công ty đang sử dụng
4.2 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp phân tích số liệu: Sau khi thu thập được các tài liệu tại phòng kếtoán như các chứng từ, sổ sách có liên quan đến kế toán chi phí sản xuất sản phẩm, emtiến hành phân tích các số liệu đó kết hợp với ý kiến nhận xét của các cấp quản lýtrong công ty để kịp thời phát hiện các thiếu sót, tồn tại Từ đó đưa ra các kiến nghị,giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tại công ty
5.Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận gồm có 3 chương :
- Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
- Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất sản phẩm phân bón Phú ĐiềnNPK tại công ty TNHH sản xuất và thương mại phân bón Phú Điền
- Chương III: Các kết luận và giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuấtphân bón Phú Điền NPK tại công ty TNHH sản xuất và thương mại phân bón Phú Điền
Trang 10CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN
PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Một số khái niệm cơ bản về chi phí sản xuất sản phẩm và nhiệm vụ kế toán
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Chi phí
Theo CMKTVN số 1: Chi phí là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thuđược trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoảnphân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu
Chi phí bao gồm chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạtđộng kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và các chi phí khác
Theo giáo trình “ Kế toán tài chính” của trường Đại Học Thương Mại (2010),chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh tại các phân xưởng, tổ, đội, bộphận sản xuất gắn liền với hoạt động sản xuất chế tạo sản phẩm của doanh nghiệp Chiphí sản xuất phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường củadoanh nghiệp như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chiphí sản xuất chung Những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tươngđương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc, thiết bị
Chi phí sản xuất gồm nhiều loại khác nhau như:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ chi phí nguyên liệu chính, vậtliệu phụ, vật liệu khác,… được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm
Chi phí nhân công trực tiếp: Là các khoản chi phí phải trả cho công nhân trựctiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương, các khoản trích theo tiền lương, các khoản phụcấp, các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trích theo tiềnlương của công nhân trực tiếp sản xuất
Chi phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí sản xuất ngoại trừ chi phínguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp như: Chi phí nhân viên quản lýphân xưởng, chi phí CCDC, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất, chiphí dịch vụ phục vụ sản xuất…
Trang 111.1.2 Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại có tính chất kinh tế,mục đích sử dụng, công cụ trong quá trình sản xuất khác nhau Để phục vụ cho côngtác quản lý chi phí sản xuất, kế toán cần phải phân loại chi phí sản xuất
1.1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí
Căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế ban đầu của chi phí sản xuất để sắp xếpcác chi phí phát sinh có cùng nội dung tính chất kinh tế ban đầu và yếu tố chi phí,không phân biệt công cụ kinh tế của chi phí đã phát sinh Căn cứ vào tiêu thức này, chiphí sản xuất được phân loại thành các yếu tố chi phí cơ bản sau:
- Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị của các nguyên liệu, vật liệuchính, vật liệu phụ, nhiên liệu phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất dùng cho sảnxuất trong kỳ báo cáo
- Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ chi phí trả cho người lao động thườngxuyên hay tạm thời về tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chấtlương, tiền ăn giữa ca và các khoản trích theo lương, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y
tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trong kì báo cáo
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ TSCĐcủa doanh nghiệp dùng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáonhư: Điện, nước, điện thoại, vệ sinh và các dịch vụ khác
- Chi phí bằng tiền: Bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh chưa được phảnánh ở các chi tiêu trên, đã chi bằng tiền trong kỳ như: Chi tiếp khách, hội họp, thuêquảng cáo,…
1.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế
Căn cứ vào tiêu thức phân loại này, mỗi khoản mục chi phí bao gồm những chiphí sản xuất phát sinh có công dụng kinh tế không phân biệt nội dung kinh tế của chiphí đó Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất trong doanh nghiệp được phân loạithành ba khoản mục chi phí:
- Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vậtliệu chính, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm
Trang 12- Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản phải trả chongười lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm dịch vụ như: Lương, các khoản phụ cấplương, tiền ăn giữa ca và các khoản trích theo lương ( BHYT, BHXH, KPCĐ).
- Khoản mục chi phí sản xuất chung: Gồm những chi phí phát sinh tại bộ phậnsản xuất (phân xưởng, đội, tổ sản xuất,…) ngoài hai khoản mục
Theo mối quan hệ với sản lượng, khoản mục chi phí sản xuất chung bao gồmchi phí sản xuất cố định và chi phí sản xuất biến đổi
Chi phí sản xuất cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp thường không thayđổi số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao theo phương pháp bình quân,chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng… và chi phí hành chính ở các phânxưởng sản xuất
Chi phí sản xuất biến đối: Là những chi phí sản xuất gián tiếp thường thay đổitrực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phí nguyênvật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp
Theo nội dung kinh tế khoản mục chi phí SXC gồm
Chi phí nhân viên phân xưởng: Gồm các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp,các khoản trích theo lương, tiền ăn giữa ca của các nhân viên quản lý phân xưởng, đội,
bộ phận sản xuất
Chi phí vật liệu: Gồm những chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng nhưvật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, vật liệu văn phòng phân xưởng và nhữngvật liệu dùng cho nhu cầu quản lý chung ở phân xưởng
Chi phí dụng cụ sản xuất: Gồm những chi phí về công cụ dụng cụ xuất dùng chohoạt động quản lý của phân xưởng như khuôn mẫu, dụng cụ gá lắp, dụng cụ cầm tay,dụng cụ bảo hộ lao động
Chi phí khấu hao TSCĐ: Gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ dùng trongphân xưởng, bộ phận sản xuất như chi phí bảo dưỡng TSCĐ thuê ngoài, chi phí điệnnước, điện thoại, các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế,giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại
Chi phí bằng tiền khác: Gồm các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã kể trênphục vụ cho hoạt động của phân xưởng
Trang 131.1.2.3 Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với đối tượng chịu chi phí theo phương pháp tập hợp
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất chia làm hai loại:
- Chi phí trực tiếp: Là những khoản chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp đến việcsản xuất ra một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định Kế toán có thể căn cứ vào số liệu củachứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho những đối tượng chịu chi phí
- Chi phí gián tiếp: Là những khoản chi phí có liên quan đến nhiều loại sảnphẩm, dịch vụ Kế toán phải tập hợp chung sau đó tiến hành phân bổ cho các đối tượng
có liên quan theo một tiêu chuẩn thích hợp
1.1.2.4 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ
Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành hai loại:
- Định phí: Là những chi phí không thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi khốilượng sản phẩm sản xuất trong mức độ nhất định như chi phí khấu hao TSCĐ theophương pháp bình quân, chi phí điện thắp sáng,…
- Biến phí: Là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương đương tỉ lệ thuậnvới sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ: chi phí nguyên vật liệu trựctiếp, chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí hỗn hợp: Là các chi phí mà bản thân nó gồm các yếu tố của định phí và biếnphí Ở mức độ hoạt động nhất định, chi phí hỗn hợp thể hiện đặc tính của định phí, nếuquá mức độ đó nó thể hiện đặc tính của biến phí Thuộc loại chi phí hỗn hợp có chi phítiền điện, tiền nước, tiền điện thoại…
Cách phân loại này giúp cho việc phân tích điểm hòa vốn của các nhà quản trị đượcchính xác hơn và dựa trên cơ sở này các nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định hợp
lý nhằm hạ thấp chi phí sản xuất
1.1.2.5 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung cấu thành chi phí
Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất gồm hai loại:
- Chi phí đơn nhất: Là chi phí do một yếu tố chi phí duy nhất cấu thành như chiphí nguyên vật liệu chính dùng trong sản xuất, tiền lương công nhân sản xuất, chi phíkhấu hao TSCĐ
Trang 14- Chi phí tổng hợp: Là những chi phí bao gồm nhiều yếu tố khác nhau nhưng cócùng một công dụng như chi phí sản xuất chung
1.1.3 Yêu cầu quản lý và Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
Vấn đề quan trọng trong quản lý vi mô của doanh nghiệp là quản lý chi phí sảnxuất một cách chặt chẽ Thông tin kế toán trở thành yếu tố quan trọng giúp công tácquản lý chi phí sản xuất đầu vào cũng như toàn bộ quá trình sản xuất từ khâu chuẩn bịnguyên vật liệu đến khi xuất xưởng sản phẩm đem tiêu thụ đảm bảo chính xác, đầy đủ
và kịp thời
Để đáp ứng những yêu cầu đó đòi hỏi phải tập hợp được các chi phí sản xuấtcủa mỗi loại là bao nhiêu để so sánh với kế hoạch, xác định được mức tiết kiệm haylãng phí trong toàn bộ chi phí sản xuất chi ra cũng như trong từng khâu, từng khoảnmục Cụ thể :
Nguyên vật liệu là tài sản dự trữ cho sản xuất thường xuyên biến động Do vậy,Doanh nghiệp cần giám sát chặt chẽ quá trình thu mua, bảo quản và sử dụng NVL mộtcách có hiệu quả
- Khâu thu mua: Đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời NVL cho sản xuất sản phẩm
về mặt số lượng, chủng loại, chất lượng, giá cả hợp lý phản ánh đầy đủ chính xác giáthực tế của NVL (giá mua, chi phí thu mua)
- Khâu bảo quản: Doanh nghiệp phải tổ chức hệ thống kho hợp lý, đúng chế độbảo quản với từng loại NVL để tránh hư hỏng, thất thoát, hao hụt, mất phẩm chất ảnhhưởng đến chất lượng sản phẩm
- Khâu dự trữ: Để đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành, không bị ngừng trệ,gián đoạn Doanh nghiệp phải dự trữ NVL đúng định mức tối đa, tối thiểu đảm bảo
Trang 15cho sản xuất liên tục bình thường không gây ứ đọng (do khâu dự trữ quá lớn) tăngnhanh vòng quay vốn.
- Khâu sử dụng NVL : Sử dụng NVL theo đúng định mức tiêu hao, đúng chủngloại NVL, nhằm phát huy hiệu quả sử dụng NVL nâng cao chất lượng sản phẩm, vìvậy đòi hỏi tổ chức tốt việc ghi chép, theo dõi phản ánh tình hình xuất NVL Tính toánphân bổ chính xác NVL cho từng đối tượng sử dụng theo phương pháp thích hợp.Đồng thời thường xuyên hoặc định kỳ phân tích tình hình thu mua, bảo quản dự trữ và
sử dụng NVL, trên cơ sở đề ra những biện pháp cần thiết cho việc quản lý ở từngkhâu, nhằm giảm mức tiêu hao NVL trong sản xuất sản phẩm, là cơ sở để tăng thêmsản phẩm cho xã hội
Quản lý nhân công : tăng năng suất lao động, tăng hiệu suất công tác, tiếtkiệm quỹ lương giảm chi phí tiền lương trong một đơn vị sản phẩm hoặc một đơn
Cần chú ý chi phí tiền lương trong mỗi đơn vị sản phẩm giảm xuống nhiều hay
ít còn phụ thuộc vào mối quan hệ tăng năng suất lao động với tốc độ tăng tiền lươngtrung bình Bởi vậy khi xây dựng và quản lý quỹ lương cần quán triệt quy tắc : Tốc độnăng suất lao động phải nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân
Quản lý sản xuất chung :
Quản lý tổng hợp CPSXC bao gồm chi phí nhân viên, phân xưởng, chi phí công
cụ, chi phí vật liệu, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho phân xưởng các chi phí dịch vụmua ngoài và các khoản chi phí bằng tiền khác dùng ở phân xưởng Để từ đó tiết kiệmCPSXC có ý nghĩa quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất của doanh nghiệp
Do đó thông tin kế toán CPSX phải cung cấp cho nhà quản lý biết được chi phíchi ra ở từng loại là bao nhiêu và tác dụng của các chi phí đó, từ đó hạn chế được cácchi phí lãng phí giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh
Trang 16Để đáp ứng được yêu cầu quản lý kinh tế, kế toán chi phí sản xuất sản phẩm cócác nhiệm vụ:
- Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp kế toán phù hợpvới đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
- Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tậphợp chi phí sản xuất để xác định bằng phương pháp thích hợp đã chọn
- Xác định chính xác chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ
- Định kỳ, cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất cho lãnh đạo doanh nghiệp
và tiến hành phân tích tình hình thực hiện định mức, đề xuất các kiến nghị cho lãnhđạo doanh nghiệp đưa ra các quyết định ngắn hạn cũng như dài hạn đối với sự pháttriển của doanh nghiệp
1.2 Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
1.2.1 Quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam
Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam gồm có 26 chuẩn mực Chuẩn mực quyđịnh và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố của báo cáotài chính của doanh nghiệp nhằm: Làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực
kế toán và chế độ kế toán cụ thể theo khuôn mẫu thống nhất; Giúp doanh nghiệp ghichép kế toán và lập báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đãban hành một cách thống nhất và xử lý các vấn đề chưa được quy định cụ thể nhằmđảm bảo cho các thông tin trên báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý; Giúpkiểm toán viên và người kiểm tra kế toán đưa ra ý kiến về sự phù hợp của báo cáo tàichính với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán
Các nguyên tắc, yêu cầu kế toán cơ bản và các yếu tố của báo cáo tài chính quyđịnh trong chuẩn mực này được quy định cụ thể trong từng chuẩn mực kế toán, phải ápdụng đối với mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước.Sau đây là một vài chuẩn mực kế toán quy định, trình bày về chi phí sản xuất, kinhdoanh trong doanh nghiệp
Kế toán chi phí sản xuất theo quy định trong chuẩn mực kế toán 01- Chuẩn mực chung
Chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh
Trang 17lý, chi phí lãi tiền vay,…Những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền và các khoảntương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc thiết bị
Chi phí khác gồm các chi phí ngoài các chi phí sản xuất kinh doanh phát sinhtrong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp như chiphí thanh lý nhượng bán TSCĐ, các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng…
Trong chuẩn mực này cũng quy định các nguyên tắc cơ bản đối với kế toán trong
đó có các nguyên tắc quy định liên quan trực tiếp đến kế toán chi phí như sau:
Nguyên tắc cơ sở dồn tích nói lên mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của doanhnghiệp phát sinh liên quan đến tài sản, nợ phải trả, doanh thu hay chi phí đều phảiđược ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thuhoặc thực tế chi tiền BCTC của doanh nghiệp lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tìnhhình tài chính trong quá khứ, hiện tại và tương lai
Nguyên tắc phù hợp là việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau.Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng cóliên quan đến việc tạo ra doanh thu đó Chi phí tương ứng với doanh thu là chi phí của
kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quanđến doanh thu của kỳ đó
Nguyên tắc thận trọng: quy định doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi cóbằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghinhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí
Theo nguyên tắc giá gốc: Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc Giá gốc củatài sản được tính theo số tiền hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giátrị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận Giá gốc của tài sản khôngđược thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể
Chuẩn mực kế toán số 02- Chuẩn mực kế toán về hàng tồn kho
- Hàng tồn kho được tính theo giá gốc, trong trường hợp giá trị thuần có thể thựchiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được Giágốc của hàng tồn kho, bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quantrực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.+ Chi phí mua của hàng tồn kho, bao gồm: Các khoản chiết khấu thương mại vàgiảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi
Trang 18chi phí mua Trong trường hợp mua nguyên vật liệu về sử dụng ngay cho quá trình sảnxuất không qua nhập kho, thì chi phí mua ở đây chính là chi phí nguyên vật liệu trựctiếp.
+ Chi phí chế biến hàng tồn kho, bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếpđến sản xuât sản phẩm như: Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cốđịnh và chi phí sản xuất chung biến đổi
Chi phí sản xuất chung cố định: Là những chi phí sản xuất gián tiếp, thườngkhông thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất như: chi phí khấu hao, chi phí bảodưỡng máy móc, thiết bị nhà xưởng,… và chi phí quản lý hành chính ở các phânxưởng sản xuất
Chi phí sản xuât chung biến đổi: Là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thayđổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phínguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp
Chi phí chế biến phân bổ cho các loại sản phẩm phải theo tiêu thức phù hợp vànhất quán trong kỳ
- Việc tính giá trị hàng tồn kho có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:Phương pháp tính theo giá đích danh: giá trị của từng loại HTK được tính theogiá đích danh của chính loại HTK đó khi mua hoặc sản xuất trong kỳ Phương phápnày áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhậndiện được
Phương pháp bình quân gia quyền: Giá trị từng loại HTK được tính theo giátrung bình của từng loại HTK tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại HTK được mua hoặcsản xuất trong kỳ Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khinhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp
Phương pháp nhập trước xuất trước: Giả định HTK được mua trước hoặc sảnxuất trước thì được xuất trước và HTK còn lại cuối kỳ là HTK được mua hoặc sản xuấtgần thời điểm cuối kỳ, theo đó giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàngnhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của HTK được tính theo giá củahàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho
Phương pháp nhập sau xuất trước: Giả định HTK được mua sau hoặc sản xuất
Trang 19đó, theo đó giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần saucùng, giá trị của HTK được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳcòn tồn kho
Chuẩn mực kế toán số 03- TSCĐ hữu hình
Nguyên giá của TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua trừ các khoản đượcchiết khấu thương mại hoặc giảm giá, các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuếđược hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵnsang sử dụng Các khoản chi phí phát sinh như chi phí quản lý hành chính sự nghiệp,chi phí sản xuất chung,… nếu không liên quan đến việc mua sắm và đưa TSCĐ vàotrạng thái sẵn sàng sử dụng thì không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình Cáckhoản lỗ ban đầu do máy móc hoạt động không như dự tính thì hạch toán vào chi phísản xuất kinh doanh trong kỳ
Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghi tăngnguyên giá của tài sản nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ich kinh tế trongtương lai do việc sử dụng tài sản Các chi phí phát sinh không thỏa mãn điều kiện trênđược ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
Chi phí về sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ hữu hình nhằm mục đích khôi phụchoặc duy trì khả năng đem lại lợi ích kinh tế của TS theo trạng thái hoạt động tiêuchuẩn ban đầu được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
Việc hạch toán các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình phảicăn cứ vào từng trường hợp cụ thể và khả năng thu hồi các chi phí phát sinh sau
Giá trị phải khấu hao của tài sản được phân bổ một cách có hệ thống trong thờigian sử dụng hữu ích của chúng Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh
tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp Số khấu hao của từng kỳ được hạch toán vàochi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giá trị của tài sảnkhác
Chi phí khấu hao đối với tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ.Tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tạidoanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh,phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo, dạy nghề và các thiết bị, nộithất đủ điều kiện là tài sản cố định lắp đặt trong nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà
Trang 20thay quần áo, nhà vệ sinh, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo, dạynghề; bể chứa nước sạch, nhà để xe, xe đưa đón người lao động, nhà ở trực tiếp chongười lao động được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhậpchịu thuế.
1.2.2 Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm theo chế độ kế toán hiện hành (Chế
độ kế toán ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC)
1.2.2.1 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí
a Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều loại với nội dungkinh tế, công dụng, địa điểm phát sinh khác nhau Do đó, để hạch toán đúng đắn chiphí sản xuất cần xác định những phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần tập hợp –đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên, cần thiết cho côngtác kế toán tập hợp chi phí sản xuất Doanh nghiệp chỉ có thể tổ chức tốt công tác kếtoán chi phí sản xuất nếu xác định đối tượng tập hơp chi phí sản xuất phù hợp với đặcđiểm sản xuất, yêu cầu quản lý chi phí sản xuất của doanh nghiệp
Để xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cần căn cứ vào đặcđiểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm địađiểm phát sinh chi phí, mục đích, công dụng của chi phí, yêu cầu và trình độ quản lýcủa doanh nghiệp
Từ những căn cứ nói trên, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là: Từngphân xưởng, bộ phận, đội sản xuất hoặc toàn doanh nghiệp, từng giai đoạn công nghệhoặc toàn bộ quy trình công nghệ, từng sản phẩm, đơn đặt hàng, từng nhóm sản phẩmhoặc bộ phận, chi tiết sản phẩm
Tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng quy định có tác dụng phục vụ tốtcho công tác quản lý sản xuất, hạch toán kinh tế nội bộ và tính giá thành sản phẩm kịpthời
b Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Trong quá trình sản xuất sản phẩm ở các doanh nghiệp thường phát sinh nhiềuloại chi phí sản xuất khác nhau Những chi phí này có liên quan đến một hay nhiều đối
Trang 21tượng tập hợp chi phí Để tập hợp chi phí sản xuất chính xác chúng ta có thể sử dụngmột trong hai phương pháp sau:
Phương pháp trực tiếp: Là phương pháp áp dụng khi chi phí SX có quan hệ trựctiếp với từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt Phương pháp này đòi hỏi phải tổchức việc ghi chép ban đầu theo đúng đối tượng, trên cơ sở đó kế toán tập hợp số liệutheo từng đối tượng liên quan và ghi trực tiếp vào sổ kế toán theo đúng đối tượng.Phương pháp này đảm bảo việc hạch toán chi phí sản xuất chính xác
Phương pháp phân bổ gián tiếp: Là phương pháp áp dụng khi chi phí SX có liênquan với nhiều đối tượng tập hợp chi phí SX mà không thể tổ chức việc ghi chép banđầu riêng rẽ theo từng đối tượng được Theo phương pháp này doanh nghiệp phải tổchức ghi chép ban đầu cho các chi phí SX theo địa điểm phát sinh chi phí để kế toántập hợp chi phí, sau đó phải chọn tiêu thức phân bổ để tính toán, phân bổ chi phí SX đãtập hợp cho các đối tượng có liên quan một cách hợp lý nhất và đơn giản thủ tục tínhtoán phân bổ
Xác định hệ số phân bổ (H)
Hệ số phân bổ chi phí = Tổng số chi phí cần phân bổTổng tiêu thức phân bổ
Tính số chi phí phân bổ cho từng đối tượng:
Chi phí phân bổ
cho từng đối tượng = Tiêu thức phân bổ củatừng đối tượng × Hệ số phân bổ
1.2.2.2 Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm trong doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
a.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp căn cứ vào các chứng từ xuất kho đểtính giá thực tế của vật liệu xuất dùng và tập hợp theo các đối tượng Việc tập hợp chiphí nguyên vật liệu trực tiếp có thể thực hiện theo phương pháp ghi trực tiếp hoặcphương pháp phân bổ gián tiếp theo các tiêu chuẩn như: Định mức tiêu hao nguyên vậtliệu, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất,…
Trang 22Để tập hợp chính xác chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán cầm xác định trị giánguyên liệu, vật liệu thực tế xuất sử dụng cho từng bộ phận sản xuất đã lĩnh nhưng cuối
kỳ chưa sử dụng hết và giá trị phế liệu thu hồi (nếu có) để loại ra khỏi chi phí trong kỳ.Chi phí nguyên
vật liệu thực tế
trong kỳ
=Trị giá nguyênvật liệu đưa vào
sử dụng
Trị giá nguyênvật liệu còn lạicuối kỳ
Trị giáphế liệu
-thu hồi
Chứng từ sử dụng
Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp căn cứ vào các chứng từ sau:
Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho nguyên vật liệu; Hóa đơn GTGT, hóa đơn bánhàng; Biên bản kiểm kê hàng hóa, vật tư
Tài khoản sử dụng
Kê toán chi phí nguyên vật liệu sử dụng tài khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệutrực tiếp” Chỉ hạch toán vào tài khoản này những chi phí nguyên liệu, vật liệu (gồm cànguyên liệu, vật liệu chính và vật liệu phụ) được sử dụng trực tiếp để sản xuất sảnphẩm, thực hiện dịch vụ trong kỳ sản xuất, kinh doanh Chi phí nguyên liệu, vật liệuphỉa tính theo giá thực tế khi xuất sử dụng
Trong kỳ kế toán thực hiện việc ghi chép, tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếpvào bên Nợ Tài khoản 621 theo từng đối tượng sử dụng trực tiếp các nguyên vật liệu này;hoặc tập hợp chung cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện dịch vụ
Cuối kỳ kế toán thực hiện kết chuyển (nếu nguyên vật liệu đã được tập hợpriêng cho đối tượng sử dụng), hoặc tiến hành phân bổ và kết chuyển chi phí nguyên vậtliệu (Nếu không tập hợp riêng biệt cho từng đối tượng sử dụng) vào Tài khoản 154phục vụ cho việc tính giá thành thực tế của sản phẩm
Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường khôngđược tính vào giá thành sản phẩm, dịch vụ mà phải kết chuyển ngay vào TK 632 “giávốn hàng bán”
Kết cấu vào nội dung phản ánh tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”BÊN NỢ:
Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuấtsản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán
Trang 23BÊN CÓ:
Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất, kinh doanhtrong kỳ vào TK 154 hoặc TK 631 và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành sảnphẩm, dịch vụ;
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632;Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho
Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ.
Trình tự hạch toán
Sơ đồ 1.1: Trình tự hạch toán kế toán chi phí NVLTT
Kết chuyển chi phí NVLTT Giá trị NVL xuất dùng
Trang 24b.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán chocông nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương, các khoản phụ cấp, tiền tríchbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn
Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính cho từng đối tượng chịu chi phí cóliên quan Trường hợp chi phisnhaan công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng
mà không hạch toán trực tiếp được thì tập hợp chung, sau đó phân bổ cho các đốitượng chịu chi phí theo các tiêu chuẩn như: chi phí tiền công định mức, giờ công địnhmức, số giờ làm việc thực tế,…
Chứng từ sử dụng: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH; Bảng chấm công
Tài khoản sử dụng
Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622 – Chi phínhân công trực tiếp Không được hạch toán vào TK 622 nhứng khoản phải trả vè tiềnlương, tiền công và các khoản phụ cấp cho nhân viên phân xưởng, nhân viên quản lýdoanh nghiệp, nhân viên bán hàng Tài khoản này phải mở chi tiết theo đối tượng tậphợp chi phí sản xuất, kinh doanh
Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường không được tínhvào giá thành sản phẩm, dịch vụ mà phải kết chuyển ngay vào TK 632
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
BÊN NỢ:
Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiệndịch vụ bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích theo lương theoquy định phát sinh trong kỳ
BÊN CÓ: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt mức bình thường vào TK 632
Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ.
Trình tự hạch toán
Trang 25Sơ đồ 1.2: Trình tự hạch toán chi phí NCTT
c Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến việc phục vụ, quản lý sảnxuất trong phạm vi các phân xưởng, tổ đội sản xuất như:
- Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm chi phí tiền lương, tiền công, các khoảnphụ cấp, bảo hiểm tính cho nhân viên phân xưởng như quản đốc phân xưởng, thống
kê, thủ kho phân xưởng, …
- Chi phí vật liệu: Là các chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng như vậtliệu dùng cho sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ thuộc phân xưởng quản lý, …
- Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh chi phí về CCDC sản xuất dùng cho phânxưởng sản xuất
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Gồm khấu hao của tất cả TSCĐ sử dụng ở phânxưởng sản xuất như khấu hao MMTB, khấu hao nhà xưởng, …
Trích trước TL nghỉ phép của công nhân
Kết chuyển (phân bổ) CPNCTT theo từng đối tượng chịu chi phí
TK 632
Chi phí NCTT vượt mức bình thường
Trang 26- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài để phục
vụ cho hoạt động của phân xưởng như chi phí điện, nước, điện thoại, …
- Chi phí khác bằng tiền: Là những chi phí bằng tiền ngoài những khoản chi phí
kể trên, phục vụ cho hoạt động của phân xưởng như chi phí tiếp khách, hội nghị,…
Chi phí sản xuất chung thường hạch toán riêng theo từng địa điểm phát sinh chiphí sau đó mới phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo các tiêu chuẩn hợp lý như:Định mức chi phí SXC, chi phí NCTT, chi phí NVLTT…
Chứng từ sử dụng
Kế toán chi phí SXC căn cứ vào các chứng từ sau: Bảng phân bổ tiền lương vàBHXH; Bảng phân bổ NVL, CCDC; Phiếu xuất kho; Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ;Hóa đơn GTGT; Phiếu chi, giấy báo nợ của ngân hàng; Bảng phân bổ chi phí SXC
Tài khoản sử dụng
Kế toán chi phí SXC sử dụng tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung” TK nàyđược dùng để phản ánh chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình sảnxuất sản phẩm gồm: Lương nhân viên quản lý phân xưởng; khoản trích BHXH, BHYT,KPCĐ được tính theo tỉ lệ quy định trên tiền lương phải trả của nhân viên phân xưởng;
TK 627 được hạch toán chi tiết cho từng phân xưởng, tổ đội;
Chi phí SXC phản ánh trên 627 phải được hạch toán chi tiết theo 2 loại: Chi phíSXC cố định và Chi phí SXC biến đổi
Trường hợp một quy trình sản xuất cho ra nhiều loại sản phẩm trong cùng mộtkhoảng thời gian mà chi phí sản xuất chung của mỗi loại sản phẩm không được phảnánh một cách tách biệt, thì chi phí SXC được phân bổ cho các loại sản phẩm theo tiêuthức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán
TK 627 không sử dụng cho các hoạt động kinh doanh thương mai
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 627 – Chi phí SXC
BÊN NỢ:
Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ
BÊN CÓ:
Các khoản ghi giảm chi phí SXC
Chi phí SXC cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong
Trang 27Kết chuyển chi phí SXC vào bên Nợ TK 154.
Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 627 – chi phí SXC, có 6 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng: Phản ánh các khoản tiềnlương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng; tiền ăn giữa cacủa nhân viên quản lý phân xưởng; khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo
tỉ lệ quy định trên tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng
- Tài khỏan 6272 – Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng chophân xưởng, như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, CCDC thuộc phânxưởng quản lý và sử dụng, chi phí lán trịa tạm thời…
- Tài khoanr 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh chi phí về CCDC xuấtdùng cho hoạt động quản lý của phân xưởng…
- Tài khoản 6274 – Chi phí khấu hao máy thi công: Phản ánh chi phí khấu haoTSCĐ dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm và TSCĐ cùng chung cho hoạtđộng của phân xưởng…
- Tài khoản 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụmua ngoại phục vụ cho hoạt động của phân xưởng như: Chi phí sửa chữa, chi phí thuêngoài, chi phí điện nước, điện thoại, tiền thuê TSCĐ…
- Tài khoản 6278 – Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiềnngoài các chi phí đã kể trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng
Trình tự hạch toán
Trang 28Sơ đồ 1.3: Trình tự hạch toán chi phí sản xuất chung
d Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất sau khi đươc tập hợp riêng từng khoản mục sau đó được kếtchuyển để tập hợp chi phí cho toàn doanh nghiệp và chi tiết teo từng đối tượng kế toántập hợp chi phí sản xuất
Đối với doanh nghiệp áp dụng kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên
Để tập hợp chi phí sản xuất cho toàn doanh nghiệp, kế toán sử dụng TK 154 được mởchi tiết theo từng sản phẩm,…
Kết cấu tài khoản 154:
BÊN NỢ: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí SXCTK334,338
Tiền lương, khoản trích theo lương phải trả
Các khoản giảm trừ chi phí SX chung
Cuối kỳ kết chuyển để tính giá thành SP
CP SXC cố định do hoạt động dưới công suất không được tính vào giá
thành SP
TK 133
Trang 29BÊN CÓ:
Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được
Giá thành thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong chuyển bán hoặc nhập kho
Số dư bên nợ: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
Trình tự hạch toán:
Sơ đồ 1.4: Trình tự hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm
1.2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm trong doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Chứng từ sử dụng: Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐK sử dụngcác chứng từ tương tự như trong phương pháp KKTX
Tài khoản sử dụng
Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐK sử dụng TK631
BÊN NỢ: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ
Trang 30BÊN CÓ:Giá thành sản phẩm nhập kho, kết chuyển vào TK 632
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ kết chuyển vào TK 154
Tài khoản 631 cuối kỳ không có số dư.
Phương pháp hạch toán
Doanh nghiệp tổ chức kiểm kê HTK vào cuối kỳ kế toán để xác định số lượng
và giá trị của từng NVL, hàng hóa, sản phẩm, CCDC tồn kho đến cuối kỳ kế toán đểxác định HTK xuất vào sử dụng và xuất bán trong kỳ theo công thức:
Kết chuyển giá trị sản phẩm Kết chuyển giá trị Sản
dở dang đầu kỳ phẩm dở dang cuối kỳ
Kết chuyển chi phí NVLTT, Giá thành thực tế sản
Chi phí NCTT, chi phí SXC phẩm nhập kho
1.2.2.4 Sổ kế toán
Sổ kế toán dùng để ghi chép, tập hợp chi phí sản xuất gồm hai hệ thống sổ:
Sổ kế toán tổng hợp: Được mở cho tài khoản tổng hợp, tùy theo hình thức kếtoán mà doanh nghiệp áp dụng mà có các sổ kế toán khác nhau
Trang 31Sổ kế toán chi tiết: Sổ được mở để phản ánh chi tiết một đối tượng cụ thể Mẫu
sổ chi tiết tùy theo đặc điểm sản phẩm, quy trình công nghệ của doanh nghiệp mà được
mở và thiết kế cho phù hợp với công việc theo dõi chi tiết từng khoản mục chi phí theotừng đối tượng tập hợp chi phí
Tùy theo mô hình doanh nghiệp, đặc điểm sản xuất, yêu cầu quản lý mà kế toán
có thể áp dụng một trong các hình thức sau:
a.Hình thức Nhật ký chung
Sơ đồ 1.6: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật Ký Chung (Phụ lục)
- Đặc điểm: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký theotrình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ, sau đó lấy số liệutrên sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái Hình thức này gồm các loại sổ: sổ Nhật ký chung, sổNhật ký đặc biệt, sổ Cái, các sổ thẻ kế toán chi tiết
- Trình tự ghi sổ:
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra như phiếu xuất kho, phiếu nhậpkho, hóa đơn mua hàng, hóa đơn GTGT,…kế toán phản ánh nghiệp vụ kinh tế phátsinh vào sổ Nhật ký chung, đồng thời vào sổ cái chi tiết các tài khoản 621, 622, 627,sau đó lấy số liệu ghi vào Sổ Cái các tài khoản 621, 622, 627, 154,…
Cuối tháng, quý hoặc năm, cộng số liệu trên sổ Cái, lập Bảng cân đối số phátsinh, sau đó lập các BCTC dựa trên số liệu của Sổ Cái các tài khoản và Bảng tổng hợpchi tiết sau khi đã đối chiếu kiểm tra
Về nguyên tắc, tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên bảng cân đối sốphát sinh phải bằng tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên sổ nhật ký chung(hoặc sổ nhật ký chung và các sổ nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trêncác sổ nhật ký đặc biệt) cùng kỳ
b.Hình thức Nhật ký – sổ cái
Sơ đồ 1.7: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký – Sổ Cái (Phụ lục)
- Đặc điểm: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tựthời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một sổ kế toán duy nhất là sổ Nhật ký - sổcái Số liệu để ghi vào sổ dựa vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ
Trang 32kế toán cùng loại: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho NVL, CCDC; hóa đơn mua hàng,hóa đơn GTGT, hóa đơn tiền điện,…
Hình thức này gồm các loại sổ : Nhật ký - sổ cái, các sổ thẻ kế toán chi tiết
- Trình tự ghi sổ:
Hàng ngày, căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất, hóa đơn mua hàng, hóa đơnGTGT,… hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, xác địnhtài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào sổ Nhật ký - sổ cái Sau khi đã ghi sổNhật ký - Sổ cái, kế toán tiếp tục ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan như:
sổ chi tiết TK 154, TK621, TK622, TK627
Cuối tháng, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký
và các cột Nợ, Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái các TK 154, TK 621, TK 622,TK627 để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng Căn cứ số phát sinh các tháng trước
và tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế đến cuối tháng này Căn cứ số dư đầu tháng và
số phát sinh trong tháng kế toán tính số dư cuối tháng của các TK 154, TK621,TK622, TK627 trên Nhật ký - sổ cái
Các sổ kế toán chi tiết TK 154, 621, 622, 627 cũng được khoá sổ để cộng sốphát sinh Nợ, Có và tính số dư cuối tháng của từng đối tượng, là căn cứ để lập Bảngtổng hợp chi tiết cho từng tài khoản Số liệu trên Nhật ký - sổ Cái và trên Bảng tổnghợp chi tiết sau khi khoá sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp đúng sẽ được sử dụng
để lập báo cáo tài chính
c.Hình thức Chứng từ ghi sổ
Sơ đồ 1.8: Trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ (Phụ lục)
- Đặc điểm:
Sổ cái các TK 621, 622, 627: Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng
ký chứng từ ghi sổ, sau đó Chứng từ ghi sổ được sử dụng để ghi vào Sổ cái và các sổ,thẻ kế toán chi tiết liên quan Hằng ngày căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái,cuối mỗi trang phải cộng tổng số tiền theo từng cột và chuyển sang đầu trang sau Cuốitháng, cuối quý hoặc cuối năm kế toán phải khóa sổ, cộng số phát sinh Nợ, số phátsinh Có, tính ra số dư và cộng lũy kế số phát sinh từ đầu quý, năm của từng tài khoản
để làm căn cứ lập BCĐSPS và BCTC
Trang 33Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian Sổ này vừa dùng để đăng ký cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ, vừa để kiểm tra, đối chiếu số liệuvới BCĐSPS Cuối tháng, cuối năm, kế toán cộng dồn tổng số tiền phát sinh trên Sổđăng ký chứng từ ghi sổ, lấy số liệu đối chiếu với BCĐSPS.
Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là Chứng từ ghi sổ Việc ghi sổ kếtoán tổng hợp ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ và ghi theonội dung kinh tế trên sổ cái
- Trình tự ghi sổ
Căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán, kế toánghi chứng từ ghi sổ và vào các sổ chi tiết TK 154, TK621, TK622, TK627 Từ cácchứng từ ghi sổ, hàng ngày kế toán ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Cuối tháng, định kỳ từ các chứng từ ghi sổ, kế toán ghi vào sổ cái các TK154,TK621, TK622, TK627 Từ các sổ chi tiết TK 154, TK621, TK627, TK622, kế toánlàm bảng tổng hợp chi tiết, sau đó so sánh, kiểm tra đối chiếu với sổ cái chi tiết tươngứng các TK 154, Tk621, TK622, TK627 về số phát sinh trong kỳ
Căn cứ vào sổ cái các TK154, TK621, TK622, TK627 và bảng tổng hợp chi tiết,
kế toán lập BCĐSPS sau đó đối chiếu kiểm tra với Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
tế phát sinh Kết hợp hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán
và trong cùng một quá trình ghi chép
Sử dụng mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế vàlập Báo cáo tài chính
Các loại sổ sử dụng trong hình thức này: Nhật ký - chứng từ, bảng kê, Sổ Cái,
sổ thẻ kế toán chi tiết
- Trình tự ghi sổ
Trang 34Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã kiểm tra để ghi trực tiếp vào cácNhật ký - chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết các TK154, TK621, TK622, TK627.
Cuối tháng, định kỳ khóa sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - chứng từ, đối chiếu
số liệu với các sổ kế toán chi tiết các TK 154, TK621, TK622, TK627, Bảng tổng hợpchi tiết liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - chứng từ ghi trực tiếp vào
Sổ Cái các TK tương ứng
Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và Nhật ký - chứng từ, Bảng kê, Bảng tổng hợp chitiết được dùng để lập Báo cáo tài chính
e.Hình thức kế toán trên máy vi tính
Sơ đồ 1.10: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính (phụ lục)
- Đặc điểm
Công việc kế toán được thực hiện trên một phần mềm kế toán trên máy vi tính.Phần mềm kế toán được thiết kế theo một trong bốn hình thức kế toán trên hoặc kếthợp các hình thức Phần mềm không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán nhưngphải in ra đầy đủ sổ kế toán và Báo cáo tài chính theo quy định Phần mềm kế toánđược thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đónhưng không giống hoàn toàn với mẫu sổ ghi bằng tay
- Trình tự ghi sổ
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toáncùng loại đã kiểm tra để ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, Có để nhập dữ liệu vàomáy vi tính theo các bảng biểu đã được thiết kế sẵn Sau khi cập nhật dữ liệu vào phầnmềm, các thông tin sẽ tự động chuyển vào các sổ kế toán liên quan như: sổ chi tiết cácTK154, TK621, TK622, TK627; Sổ cái các TK;…
Cuối tháng kế toán thực hiện khoá sổ và lập Báo cáo tài chính Thực hiện cácthao tác để in Báo cáo tài chính theo quy định Cuối tháng hoặc cuối năm các sổ kếtoán được in ra giấy, đóng thành quyển theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay
Trang 35CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM PHÂN BÓN PHÚ ĐIỀN NPK TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG
MẠI PHÂN BÓN PHÚ ĐIỀN 2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường tới kế toán chi phí sản xuất sản phẩm phân bón phú điền NPK tại Công ty TNHH phân bón Phú Điền
2.1.1 Tổng quan về công ty
2.1.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển
Tên công ty: Công ty TNHH sản xuất và thương mại Phân bón Phú Điền
Tên giao dịch quốc tế: PHU DIEN FERTILIZER TRADING ANDPRODUCTION COMPANY LIMITED
Tổng số công nhân và người lao động năm 2012: 22 người
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp ngày 21/10/2002 do Sở kếhoạch đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp
Giám đốc công ty: Bà Nguyễn Thị Minh Thi
Vốn điều lệ: 12.000.000.000 đồng
Vồn Pháp định: 6.000.000.000 đồng
2.1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Với chức năng chính là sản
xuất và tiêu thụ các loại phan bón, công ty phân bón Phú Điền đã kí được nhiều hợp đồngcung cấp phân bón cho các trang trại lớn xung quanh tỉnh vĩnh Phúc.Lĩnh vực mà công tythực hiện là sản xuất và kinh doanh các loại phân bón như NPK, phân hữu cơ vi sinh,phân đạm hạt vàng….Hiện nay, Công ty có 13 loại sản phẩm NPK các loại đáp ứng đầy
đủ nhu cầu dinh dưỡng cho nhiều loại cây trồng của từng giai đoạn sinh trưởng giúp tăngnăng suất, chất lượng nông sản như phân bón lót NPK5.10.3, NPK5.12.2, NPK6.8.4;
Trang 36phân bón thúc NPK12.2.10, NPK13.3.7, NPK15.5.5; phân nuôi củ, quả NPK10.3.30 vàcác đại lý phân phối cấp 1, cửa hàng bán lẻ ở hầu hết các huyện, thị, thành trên địa bàntỉnh Đến nay, sản phẩm phân bón Phú Điền đã mở rộng, phát triển ở các tỉnh, thành phố:Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Tuyên Quang, Thái Nguyên; Hà Nội giải quyết việclàm cho hơn 50 lao động với thu nhập bình quân 4-5 triệu đồng/người/tháng.
Các công đoạn chính trong công nghệ sản xuất NPK được chia thành 07 côngđoạn chính là nghiền nguyên liệu, phối trộn nguyên liệu, vê viên tạo hạt, sấy, sàng,làm nguội và đóng bao sản phẩm
Hình 2.1 Công nghệ sản xuất phân NPK
Trang 37II.1.1 Nghiền nguyên liệu
Nguyên liệu ban đầu cho sản xuất NPK hầu hết tồn tại ở dạng hạt bao gồm cácnguyên liệu chính sau:
Nguyên liệu chứa đạm (N): amôn sunfat, urê, Di Amôn Photphát, AmônClorua
Nguyên liệu chứa lân (P): supe photphat đơn, phân lân nung chảy, DAP,MAP, Phốtphorite
Nguyên liệu chứa Kali: Kali clorua, Kali Sunphát
Mục đích của quá trình nghiền nguyên liệu nhằm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về
độ mịn (<2mm) tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vê viên tạo hạt đồng thời sảnphẩm sau này có hình thức đẹp, tăng độ cứng cũng như bảo đảm đồng đều các thànhphần trong hạt phân và đảm bảo chất lượng phân
Nguyên liệu được nghiền bằng máy nghiền búa, sau đó được băng tải vậnchuyển nạp vào các phễu chứa liệu theo từng loại riêng biệt Trong quá trình này cóphát sinh bụi, bụi từ lúc cấp liệu vào máy nghiền, và phát sinh ở băng tải sau nghiền
II.1.2 Phối trộn nguyên liệu
Mục đích của quá trình này là trộn đều các nguyên liệu trước khi đưa sang côngđoạn vê viên, tạo hạt nhằm đảm bảo tỷ lệ giữa các thành phần dinh dưỡng trong hạtphân Các loại nguyên liệu như Urê, SA (Sunfat Amôn), supe phôtphat đơn, DAP(Diamon Phosphate), KCl, phụ gia tùy theo yêu cầu về tỷ lệ thành phần dinh dưỡngcủa sản phẩm mà chúng được trộn với tỷ lệ phối liệu khác nhau
Các loại nguyên liệu được dùng cân điện tử tự động hoặc cân thủ công để xácđịnh khối lượng từng loại sau đó được đưa vào thùng trộn Thùng trộn thường ở dạngthùng quay, đặt nghiêng, có mục đích là đảo trộn đều các nguyên liệu, đảm bảonguyên liệu được trộn đều với nhau trước khi đưa sang công đoạn vê viên, tạo hạt
Quá trình vận chuyển nguyên liệu trên băng tải sau khi cân vào thùng trộn cóphát sinh bụi
Trang 38II.1.3 Vê viên tạo hạt
Mục đích của quá trình này là tạo các hạt có kích thước mong muốn (2-5mm),
có thành phần dinh dưỡng và kích thước hạt đồng đều, có độ ẩm thích hợp (4,5-6%) đểtạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình tiếp theo
Hỗn hợp nguyên liệu sau khi đã trộn đều được băng tải đưa xuống máy vê viêndạng đĩa quay hoặc thùng quay Thông thường đĩa vê viên được đặt nghiêng một góckhoảng 40-50o so với phương ngang Nước được đưa vào thiết bị này bằng vòi phunnhằm tạo độ ẩm thích hợp cho nguyên liệu Tại đây, nhờ lực ly tâm và trọng lực củacác nguyên liệu, độ ẩm do nước đưa vào, các hạt NPK dần dần được hình thành
Quá trình tạo hạt được phân ra ba giai đoạn chính:
Các hạt nhỏ sau sàng được tuần hoàn lại cũng có khả năng tạo mầm, chính cáchạt này giúp quá trình hình thành mầm nhanh hơn và nhiều hơn
Quá trình hạt trưởng thành được tiến triển như sau: các hạt nhỏ khi chuyển độngvào vị trí phun nước, sẽ được tạo một lớp ngoài ẩm (vị trí này thường nằm thấp hơn vịtrí hạt bắt đầu lăn xuống một chút – khoảng 1/5 đường kính thiết bị)
Sau đó khi lăn xuống phần đáy thiết bị sẽ được bám thêm 1 lớp bột nguyên liệu,hạt theo lực ma sát, lực li tâm sẽ lăn lên trên phía đỉnh thiết bị, quá trình lăn do hạtquay theo nhiều chiều vì vậy lớp bột bị ép chặt vào hạt, khi hạt lăn vào khu phun nướcquá trình như trình bày trên tiếp tục xảy ra, như vậy hạt ngày càng to lên, và có xuhướng nổi lên trên bề mặt hỗn hợp, và tự trào ra ngoài thiết bị
Như vậy quá trình cấp liệu là liên tục, cấp nước là liên tục và bán thành phẩmtạo ra cũng liên tục
Bọc tạo áo sản phẩm bằng lớp nguyên liệu khô và mịn, cấp vào phần vành ngoài
Trang 39là yếu tố quyết định màu sắc của sản phẩm cuối cùng Hạt NPK sau đó sẽ chuyểnxuống băng tải đưa sang công đoạn sấy
II.1.4 Sấy
Mục đích của công đoạn sấy là tạo độ ẩm của hạt theo yêu cầu (2-4%) để làm tăng
độ cứng, tránh hiện tượng kết khối hạt Sau quá trình vê viên tạo hạt, NPK bán thànhphẩm có độ ẩm khoảng 4,5 – 6%, được băng tải đưa chuyển vào máy sấy thùng quay
Máy sấy thùng quay thường hoạt động theo nguyên lý sấy xuôi chiều: khí nóng
và sản phẩm đi cùng chiều với nhau trong thùng sấy
Khí nóng được cấp từ hệ thống lò hơi đốt than hoặc dầu FO thông qua hệ thốngquạt hút và quạt đẩy Khí nóng dùng để sấy NPK có nhiệt độ khoảng 250-300oC (sấytrực tiếp) Nhờ thùng quay được đặt nghiêng và bên trong thùng có lắp các cánh đảonên các hạt NPK được đảo đều và chuyển dần về cuối thùng sấy
Khi ra khỏi thùng sấy, NPK có nhiệt độ là 80-90oC và độ ẩm đạt 2-4% Dòngkhí nóng sau khi trao đổi nhiệt với NPK sẽ hạ xuống còn khoảng 110oC và mang theonhiều bụi (và khí độc hại) Sau khi sấy NPK được đưa sang công đoạn sàng