Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, phươnghướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnhthổ, quy hoạch sử dụng đất đai nhằm định hướng cho các ngành các
Trang 1ĐẶNG ĐÌNH HẢI
“THỰC HIỆN CÁC BƯỚC TRONG GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG TẠI THÔN LÀNG ẺN, XÃ TRÌ QUANG, HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH
LÀO CAI”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp
Khoá học : 2014-2018
Thái Nguyên, năm 2018
Trang 2ĐẶNG ĐÌNH HẢI
“THỰC HIỆN CÁC BƯỚC TRONG GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG TẠI THÔN LÀNG ẺN, XÃ TRÌ QUANG, HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH
LÀO CAI”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Lớp : K46QLTNR(N02)
Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 2014-2018 Giảng viên hướng dẫn :THS.LỤC VĂN CƯỜNG
Thái Nguyên, năm 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trongkhóa luận là kết quả thí nghiệm thực tế của tôi, nếu có sai sót gì tôi xin chịuhoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật của khoa và nhà trường
đề ra
Thái Nguyên,tháng 5 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA GVHD Người viết cam đoan
Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước hội đồng
Th.s Lục Văn Cường Đặng Đình Hải
XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng đánh giá chấm.
(Ký, họ và tên)
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập ở nhà trường và thời gian thực tập tại trung tâm emluôn nhận được sự dạy dỗ, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo,cán bộ trung tâm và bạn bè Đến nay em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệpĐại học của mình Thành công này không chỉ do sự nỗ lực cố gắng của bảnthân mà còn có sự giúp đỡ, động viên của thầy cô, bạn bè và gia đình
Để có kết quả ngày hôm nay em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầygiáo ThS.Lục Văn Cường , người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trìnhthực tập tốt nghiệp và hoàn thành khóa luận này
Em xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm đã tạo điềukiện thuận lợi và cho phép em thực hiện khóa luận này Em xin cảm ơn Banchủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy cô giáo khoa Lâm Nghiệp và Trungtâm quy hoạch Nông, Lâm nghiệp Bắc Giang đã tạo điều kiện, giúp đỡ vàđộng viên em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp tại Trung tâm
Cuối cùng, em xin dành lòng biết ơn tới người thân, gia đình và bạn bè
đã giúp đỡ, cổ vũ, động viên về tinh thần và vật chất cho em trong suốt thờigian tiến hành thực tập và hoàn thành khóa luận này
Xin trân trọng cảm ơn tất cả mọi sự giúp đỡ đó!
Thái Nguyên, ngày 25 tháng5 năm 2018
Sinh viên
Đặng Đình Hải
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Xác định phân loại trạng thái rừng
20Bảng 4.2 Thành phần các bên tham gia
29Bảng 4.3 Thành phần các bên tham gia
30
Trang 6DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1.Họp thôn 2Hình 4.2 Hình ảnh minh họa trong công tác nội nghiệp 33Hình 4.3 Hình ảnh minh họa sử dụng máy định vị GPS chuẩn hóa thông số
kỹ thuật theo quy định (hệ tọa độ VN 2000 múi chiếu 3 độ kinh tuyến trục104.75) 3Hình 4.4.Người dân tham gia đo đạc xác định ranh giới, mốc giới 4
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
- PTNT - Phát triển nông thôn
- GCNQSDĐ - Giấy chúng nhận quyền sử dụng đất
- GĐGR - Giao đất, giao rừng
- QLCT UN-REDD - Quản lý chương trình UN-REDD
Trang 8MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC BẢNG iii
DANH MỤC CÁC HÌNH iv
MỤC LỤC v
Phần 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Ý nghĩa của đề tài 3
1.3.1.Ý nghĩa trong học tập 3
1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 3
Phần 2 TỔNG QUAN KHU VỰC 4
2.1 Thực trạng giao đất, giao rừng trong những năm qua 4
2.2.Tổng quan khu vực thực tập 6
2.2.1.Điều kiện tự nhiên,tài nguyên và môi trường 6
2.3.Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
8 2.4 Kinh tế, xã hội 9
2.4.1.Tăng trưởng kinh tế 9
2.4.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 9
2.4.3 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 9
2.4.4 Dân số, lao động - việc làm và thu nhập
12 Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 14
3.1 Nội dung của đề tài 14
3.1.1.Đối tượng 14
3.1.2.Phạm vi thực hiện 14
3.1.3.Thời gian thực hiện 14
Trang 93.2 Phương pháp tiến hành 14
3.2.1.Chuẩn bị 14
3.2.2 Xác định đặc điểm khu rừng giao 18
3.2.3 Tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ 23
3.2.4 Thẩm định và hoàn thiện hồ sơ 23
3.2.5 Quyết định việc giao đất gắn với giao rừng 24
3.2.6 Triển khai xác định ranh giới, mốc giới đo đạc diện tích điều tra thông tin về rừng 24
Phần 4.KẾT QUẢ ĐỀ TÀI 25
4.1 Kết quả tìm hiểu cơ sở thực hiện giao đất giao rừng tại thôn Làng Ẻn,xã Trì Quang,huyện Bảo Thắng,tỉnh Lào Cai 25
4.1.1 Cơ sở pháp lý 25
4.1.2 Cơ sở thực tiễn 28
4.2.Kết quả tìm hiểu các bước thực hiện giao đất giao rừng tại thôn Làng Ẻn,Xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai 29
4.2.1.Chuẩn bị 29
4.2.2.Xác định đặc điểm khu rừng giao 31
4.2.3.Tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ 31
4.2.4 Thẩm định và hoàn thiện hồ sơ 31
4.2.5 Quyết định việc giao đất gắn với giao rừng 31
4.2.6 Triển khai xác định ranh giới, mốc giới đo đạc diện tích điều tra thông tin về rừng 32
4.2.7 Hồ sơ giao đất giao rừng 34
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46
5.1 Kết luận 46
5.2 Kiến nghị 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 10Phần 1
MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ðất đai là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất vàhoạt động của con người, vừa là đối tượng lao động vừa là phương tiện laođộng Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế của loài người để tồn tại,tái sản xuất và duy trì phát triển Vì vậy, việc sử dụng đất một cách hợp lý,tiết kiệm, hiệu quả là một đòi hỏi hết sức cấp bách, đặc biệt trong công cuộcđổi mới và thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở Nước
ta hiện nay Do vậy, việc nắm chắc, quản chặt, sử dụng hiệu quả và bền vững
tư liệu sản xuất đặc biệt này là nhiệm vụ quan trọng đối với các cấp chínhquyền tư Trung ương đến địa phương
Hiến pháp Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tạichương II điều 18 đã xác định:“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nướcthống nhất quản lý Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch vàpháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả Nhà nước giaođất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài Quy hoạch và kếhoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trong trướcmắt mà cả lâu dài”
Luật đất đai Việt Nam (1993) xác định “Đất là tài sản quốc gia, là tưliệu sản xuất chủ yếu, là đối tượng lao động đồng thời cũng là sản phẩm laođộng Đất còn là vật mang của các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh tháicanh tác, đất là mặt bằng để phát triển nền kinh tế quốc dân”
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung củacông tác quản lý Nhà nước về đất đai, giúp cho việc bố trí, sắp xếp, sử dụnghợp lý, đạt hiệu quả cao trong quản lý sử dụng tài nguyên đất, cải thiện môitrường sinh thái và tránh đựơc sự chồng chéo gây lãng phí Nguyên tắc, căn
cứ, nội dung, kỳ quy hoạch, thẩm quyền lập, lập, phê duyệt và thực hiện quy
Trang 11hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định tại các điều từ 21 đến 29 luật đấtđai năm 2003.
Quy hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ chotrước mắt mà cả lâu dài Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, phươnghướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnhthổ, quy hoạch sử dụng đất đai nhằm định hướng cho các ngành các cấptrên địa bàn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai chi tiết của mình, tạo cơsở pháp lý để bố trí sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ cảnh quan môitrường, đồng thời đáp ứng được yêu cầu thống nhất quản lý Nhà nước về đấtđai Đặc biệt trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đấtnước, việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai là yêu cầu cấp thiết đốivới mọi cấp lãnh thổ hành chính
Quy hoạch sử dụng đất đai của xã là sự cụ thể hoá của quy hoạch cấptỉnh, cấp huyện nhằm tạo ra điều kiện cần thiết để tổ chức sử dụng đất có hiệuquả cao Quy hoạch đất đai có nhiệm vụ bố trí xắp xếp lại nền sản xuất nôngnghiệp, các công trình xây dựng cơ bản, các khu dân cư, các công trình vănhoá phúc lợi công cộng một cách hợp lý hiệu quả hơn
Do vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực hiện các bước giao đất
giao rừng tại thôn Làng Ẻn,xã Trì Quang,huyện Bảo thắng,tỉnh Lào Cai”
1.2 Mục tiêu của đề tài
Khái quát về chương trình giao đất lâm nghiệp tại Thôn Làng Ẻn, xã TrìQuang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Tìm hiểu được các bước cơ bản trong giao đất lâm nghiệp tại ThônLàng Ẻn, xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Tham gia đo đạc thực tế, xây dựng bản đồ và hồ sơ giao đất giao rừngcủa Trung tâm điều tra quy hoạch Nông - Lâm nghiệp tại thôn Làng Ẻn, xã trìQuang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình thựchiện giao đất Lâm nghiệp
Trang 121.3 Ý nghĩa của đề tài
1.3.1.Ý nghĩa trong học tập
Giúp sinh viên củng cố kiến thức trên lớp vận dụng vào thực tiễn, tíchlũy kinh nghiệm và kiến thức trong quá trình học tập, học hỏi và thực tế cùngcán bộ tại Ban Quản lý UN-REED Lào Cai giúp cho sinh viên nâng cao nănglực, hoàn thiện vốn hiểu biết để hoàn thành tốt công việc
Vận dụng các kiến thức đã học như lâm sinh, cây rừng, đo đạc, thống kê,điều tra rừng, quy hoạch lâm nghiệp, ứng dụng CNTT trong quản lý tàinguyên rừng … vào thực tiến sản xuất Đồng thời có khả năng sử dụng cácdụng cụ trong quá trình giao đất lâm nghiệp như GPS, Mapinfo…
1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn
Đánh giá được thực trạng những khó khăn thuận lợi từ thực tiễn đếncông tác giao đất lâm nghiệp, đồng thời giải quyết các vướng mắc trong thực
tế để hoàn thiện Hồ sơ giao đất lâm nghiệp
Hiểu biết tầm quan trong của việc “Hỗ trợ giao đất gắn với giao rừng
cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng thôn Làng Ẻn , xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai” nắm bắt được kỹ thuật mục đích của việc giao đất
giao rừng có vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống con người Nâng
độ che phủ, điều hòa khí hậu và tăng thu nhập cho người dân, phát triển kinh
tế xã hội
Trang 13Phần 2 TỔNG QUAN KHU VỰC 2.1 Thực trạng giao đất, giao rừng trong những năm qua
Kết quả giao đất giao rừng trong Lâm nghiệp những năm qua Kết quảtheo dõi diễn biến tài nguyên rừng được ban hành tại Quyết định số 2089/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/8/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc công bốhiện trạng rừng toàn quốc năm 2011, tính đến 31/12/2011 như sau: Tổng diệntích đất lâm nghiệp toàn quốc là: 16.240.000 ha Trong đó: Diện tích đất córừng: 13.515.064 ha (bao gồm cả rừng trồng tuổi 1).Diện tích đất chưa córừng: 2.724.936 ha Diện tích rừng và đất lâm nghiệp nằm trên địa bàn 6.093
xã (trong đó: 238 xã có diện tích 10.000 ha trở lên; 1.048 xã có từ 3.000 đến10.000 ha; 1.528 xã có 1.000 đến 3.000ha; 1.044 xã có 500 đến 1.000 ha và2.235 xã dưới 500 ha) Độ che phủ rừng năm 2011 đạt 39,7% Trong 5 năm(2006 - 2011) diện tích rừng cả nước tăng 0,78 triệu ha, độ che phủ tăng 2,5%(trung bình tăng 0.5 %/ năm) Tổng diện tích rừng đã giao: 11,4 triệu ha,chiếm 84,4% diện tích rừng toàn quốc (13,5 triệu ha) và chiếm 70,3 % so vớitổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp(16,24 triệu ha) Tổng diện tíchrừng chưa giao hiện đang do UBND xã quản lý là 2,1 triệu ha, chiếm 15,6 % (Diện tích rừng do UBND xã quản lý từ 2,8 triệu ha năm 2005 xuống còn 2,1triệu ha năm 2011) Đặc biệt một số địa phương có tình hình giao đất giaorừng rất đáng khả quan như: Điện Biên đã rà soát lại 100% diện tích đất đãgiao trước đó, đồng thời rà soát xác định diện tích, ranh giới, trữ lượng rừngđể làm cơ sở thực hiện việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt phương án giaođất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng thôn bản Theo kết quả ràsoát, toàn tỉnh có tổng diện tích đất lâm nghiệp 266.043,51ha Trong đó, diệntích đã có quyết định giao đất 87.624,64ha; diện tích đã được rà soát nhưngchưa có quyết định giao đất 178.418,87ha Yên Bái đề án Giao rừng, cho thuêrừng trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 2012 - 2015 hiện nay là 85.375
Trang 14ha/181.604,3 ha kế hoạch tại 132 xã, phường trên địa bàn 9 huyện, thị, thànhphố Xác định được quỹ đất có khả năng giao cho hộ gia đình, cá nhân vàcộng đồng dân cư là 37.461,0 ha Xác định được quỹ đất có khả năng giaocho các tổ chức và doanh nghiệp thuê là 44.185,9 ha Kiểm tra, rà soát diệntích rừng phòng hộ chuyển sang sản xuất trên địa bàn 50 xã, thuộc 5 huyện là:Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình và Lục Yên Hà Tĩnh trong côngtác giao đất, giao rừng, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp,đến nay toàn tỉnh có 143 xã đã và đang thực hiện đo đạc bản đồ địa chính,đánh giá đặc điểm khu rừng với diện tích 46.176ha/18.877 hộ, cộng đồng, đạt
85 % so với phương án Sở TN & MT đã phê duyệt 28 xã thuộc 5 huyện, thị
xã, với diện tích 10.801ha của 5.196 hộ, cộng đồng; thẩm định hồ sơ cho4.801 hộ, cộng đồng, với diện tích 9.589ha; đã cấp GCNQSDĐ cho 2.841 hộ,cộng đồng, với diện tích 5.946 ha, đạt 55% diện tích phê duyệt bản đồ và10,8% diện tích phương án Toàn tỉnh đã thu hồi 21.300,94 ha của 9 chủ rừngbàn giao về địa phương quản lý Tuyên Quang Tính đến nay, có 98 xã thuộc 7huyện, thành phố đã hoàn thành việc xây dựng phương án giao rừng, với tổng
số 18.611 ha; trong đó có 97 xã đã thông qua Hội đồng nhân dân xã (riêng xãYên Lâm chưa thông qua); 79 xã đang tiến hành thẩm định và 6 xã đã đượcphê duyệt phương án giao đất gắn với giao rừng Theo Sở Nông nghiệp vàPTNT, đến ngày 9-8-2015, toàn tỉnh trồng mới 10.524,1 ha rừng, bằng 68%
kế hoạch Trong đó có 9.947,2 ha rừng tập trung và 576,9 ha trồng cây phântán (quy ra diện tích) Thực hiện kế hoạch trồng rừng, hiện thành phố TuyênQuang đã hoàn thành 105,8% kế hoạch; Sơn Dương thực hiện được 67,7% kếhoạch; Yên Sơn đạt 91%; Hàm Yên đạt 69,3%; Chiêm Hóa đạt 60,7%; LâmBình 46,7% và Nà Hang đạt 65% diện tích trồng rừng tăng lên 4.143 ha Tuynhiên, so với chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng trên địa bàn còn chậm, nhất là diệntích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích, ở một số cơ sở chưagiải quyết triệt để Trên địa bàn huyện Đắk Nông hiện nay, việc giao đất cho
Trang 15cộng đồng quản lý được thực hiện tập trung ở các xã như Đắk Som, ĐắkP’lao, Quảng Sơn, Đắk Ha Trong đó, mô hình quản lý rừng cộng đồng do khubảo tồn thiên nhiên Tà Đùng đã tiến hành giao khoán bảo vệ cho 167 hộ của 3
xã là Đắk Som (Đắk Glong), Phi Liêng, Đạ K’Nàng, huyện Đam Rông (LâmĐồng) và tại 17 tiểu khu, với tổng diện tích hơn 7.961 ha Nếu như năm 2007,tổng diện tích rừng trên địa bàn là 103.275 ha, diện tích rừng tự nhiên 98.448
ha, diện tích rừng trồng là 4.879 ha, độ che phủ là 71,28% thì đến năm 2013,diện tích có rừng đã giảm xuống còn 85.000 ha, trong đó, diện tích rừng tựnhiên gần 78.000 ha, diện tích rừng trồng 6.800 ha, độ che phủ xuống mức58,6% Theo UBND tỉnh Đắk Nông, tính đến thời điểm hiện nay trên địa bàntỉnh đã có 48 tổ chức, đơn vị được tỉnh giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp thựchiện 49 dự án đầu tư sản xuất nông-lâm nghiệp, trong đó có 48 dự án của 47đơn vị thuê đất, một dự án của một đơn vị được giao đất với tổng diện tích đấtlâm nghiệp đã giao và cho thuê là hơn 51 nghìn ha, bao gồm cho thuê đất40.740 ha và giao rừng 9.417,24 ha Ngoài ra, các đơn vị, doanh nghiệp trongtỉnh còn thực hiện 21 hợp đồng liên doanh, liên kết với diện tích hơn 6.000ha; đồng thời tổ chức ký kết 339 hợp đồng giao khoán quản lý, bảo vệ rừngtheo Nghị định 135/2005/NĐ-CP cho 367 hộ dân với tổng diện tích giaokhoán là hơn 4.000 ha
+ Phía Bắc giáp xã Xuân Quang
+ Phía Đông và Nam giáp huyện Bảo Yên
+ Phía Tây giáp thị trấn Phố Lu
Trang 16+ Phía Tây Nam giáp xã Phố Lu.
- Trung tâm xã cách Thị trấn Phố Lu (trung tâm huyện lỵ huyện BảoThắng) khoảng 12 km, xã không có quốc lộ chạy qua nên hạn chế trong việcgiao lưu phát triển kinh tế- xã hội với các xã, thị trấn trong và ngoài huyện
2.2.1.2.Đặc điểm địa hình, địa đạo
Trì Quang có địa hình đặc thù của xã khu vực trung du miền núi, địahình xã bao gồm những dải núi thấp và các đồi bát úp có độ cao < 365 m xen
kẽ các vùng trũng thấp
Nhìn chung địa hình, địa mạo của xã không phức tạp, khá thuận lợi cho pháttriển nông- lâm nghiệp và các ngành kinh tế khác
2.2.1.3 Khí hậu thời tiết
Trì Quang mang nền khí hậu nhiệt đới gió mùa Hàng năm chia làm haimùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa:
Mùa khô: bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình
từ 22-230C; tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ trung bình 30-320C Thánglạnh nhất là tháng 1 có nhiệt độ trung bình từ 14-150C Biên độ nhiệt ngày vàđêm chênh nhau 7- 80C, đặc biệt vào các tháng 4,5,9,10, sự chênh lệch giữanhiệt độ tối cao và tối thấp rất lớn Nhiệt độ cao nhất 400C, nhiệt độ tối thấpnhất 10C Tổng tích ôn trung bình năm 8000- 85000C Độ ẩm trung bình85%, số giờ nắng trong năm 1450-1600 giờ, lượng mưa trung bình 1400-1500mm/năm, bình quân số ngày mưa 90-110 ngày/năm
Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 8
với số ngày mưa trung bình trong tháng là 14,9 ngày, tháng ít mưa nhất làtháng 12 với số ngày mưa trung bình là 2,7 ngày/ tháng
Gió: hướng gió thịnh hành hàng năm là gió Đông Nam Do là xã nằm
sâu trong đất liền nên nhìn chung Trì Quang ít chịu ảnh hưởng của bão
Do ảnh hưởng của địa hình, địa mạo mà vào các tháng 12, 1, 2 trên địabàn xã có mưa phùn, tháng 11, 12 có sương mù
Trang 17Nhìn chung điều kiện khí hậu của xã tương đối thuận lợi cho sinh hoạt,sản xuất, và thảm thực vật nhiệt đới sinh trưởng và phát triển.
2.2.1.4 Thuỷ văn và nguồn nước
Do mang đặc điểm kiểu địa hình miền núi trung du nên trên địa bàn xã
có nhiều suối nhỏ bắt nguồn từ trên núi chảy xuống Đây là nguồn cung cấpnước chính cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã
2.3.Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Nguồn nhân lực dồi dào, cần cù chịu khó trong lao động gắn liền vớitruyền thống văn hoá tốt đẹp mang đậm nét bản sắc dân tộc Việt Nam
- Trong những năm gần đây cùng với việc đóng cửa rừng, giao đất, giaorừng cho người dân, diện tích rừng tăng lên là điều kiện thuận lợi để phát triểnngành công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản
- Khả năng khai thác nông nghiệp ở quy mô lớn gặp khó khăn Đầu tư
cơ sở hạ tầng tốn kém, muốn phát triển đòi hỏi đầu tư lớn về tiền của và côngsức
Trang 182.4 Kinh tế, xã hội
2.4.1.Tăng trưởng kinh tế
- Tình hình kinh tế của xã trong những năm gần đây đã có bước pháttriển và đạt được những thành tựu quan trọng Đời sống vật chất, tinh thần củangười dân được nâng lên đáng kể Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạtbình 11%/năm Thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng lên, năm 2005 đạt3,32 triệu đồng/người/năm, năm 2009 tăng lên 5,86 triệu đồng/người/năm,năm 2010 đạt 7,5 triệu đồng/người/năm[3]
2.4.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Kinh tế của xã những năm gần đây liên tục tăng trưởng, phát triển khátốt, nhưng mức độ chuyển dịch cơ cấu sang các ngành công nghiệp - dịch vụcòn chậm Cơ cấu kinh tế của xã vẫn chủ yếu dựa vào nông, lâm nghiệp Sảnxuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển, chủ yếu là một sốnghề thủ công truyền thống phục vụ nhu cầu của nhân dân Thương mại - dịch
vụ có phát triển nhưng chủ yếu là kinh doanh, dịch vụ ở quy mô hộ gia đìnhnên giá trị kinh doanh dịch vụ không cao Cơ cấu kinh tế của xã tập trung chủyếu vào các ngành sau:
+ Ngành nông, lâm thủy sản chiếm 93,6%
+ Ngành Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 4,2%
+ Ngành thương mại - dịch vụ chiếm 2,12%
Nhìn vào cơ cấu kinh tế của xã cho thấy, để đảm bảo tốc độ phát triểnkinh tế ổn định, vững chắc đòi hỏi các cấp, các ngành của xã phải tích cựcchuyển đổi kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá và chuyển đổi cơcấu kinh tế một cách hợp lý hơn
2.4.3 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
- Nông, lâm nghiệp thủy sản:
+ Ngành nông, lâm nghiệp luôn giữ vị trí hàng đầu trong cơ cấu kinh tế,
là nguồn sống cơ bản của đại bộ phận dân cư Những năm qua mức tăng
Trang 19trưởng tương đối ổn định, sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theohướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường và hiệu quả kinh tế Tuy nhiên tỷtrọng giữa ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ còn chưa cân đối, ngànhtrồng trọt vẫn chiếm chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp[3]
- Trồng trọt:
+ Là ngành sản xuất chính trong sản xuất nông, lâm nghiệp Việc chuyểndịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuấttheo hướng thâm canh, sản xuất hàng hóa có nhiều tiến bộ, đạt hiệu quả giúpđời sống nhân dân được nâng lên một bước cơ bản Giá trị sản xuất nông, lâmnghiệp, thủy sản không ngừng tăng Nhiều giống lúa, ngô có năng xuất caođưa vào sản xuất ngày càng nhiều Hiện nay 100% diện tích lúa, ngô đượctrồng bằng giống kỹ thuật năng xuất cao Tổng sản lượng lương thực hàngnăm đều tăng Lương thực bình quân quy thóc hiện ước đạt 380 kg/người/năm[3]
- Lâm nghiệp:
+ Bước đầu khuyến khích nhân dân phát triển mô hình kinh tế VACR kếthợp mô hình kinh tế vườn rừng với kinh tế VAC nên đã góp phần đáng kể vàophát triển kinh tế hộ gia đình Tính từ năm 2006 đến nay toàn xã đã trồngđược trên 400 ha rừng, nâng tỷ lệ độ che phủ rừng lên trên 52% Bảo vệ tốt
1021 ha rừng khoanh nuôi, phòng hộ, hiện tượng chặt phá rừng, khai thác lâmsản trái phép, cháy rừng không xảy ra
Trang 20+ Kinh tế VACR được khuyến khích phát triển nên việc đầu tư thâmcanh, mở rộng diện tích nuôi thủy sản có bước phát triển khá tốt Diện tích ao
hồ từ 36,25ha năm 2005 tăng lên 41,16 ha hiện nay Sản lượng cá thịt nhữngnăm qua bình quân hàng đạt 65 tấn/năm
* Nhìn chung những năm qua kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản trênđịa bàn xã liên tục có bước phát triển Sản lượng lương thực, gia súc cũng nhưthủy sản liên tục tăng Tuy vậy, bên cạnh nhưng kết quả đạt được, lĩnh vựcnông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn còn một số tồn tại hạn chế Việc chuyểndịch cơ cấu thời vụ trong sản xuất nông - lâm nghiệp ở một số thôn trong xãcòn chậm Một bộ phận nhân dân còn tư tưởng trông chờ ỷ nại vào sự hỗ trợcủa nhà nước nên việc chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuấtcòn nhiều hạn chế Kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản mới chỉ là sản xuấtnhỏ lẻ, chưa có các mô hình kinh tế trang trại, mô hình sản xuất quy mô tiêntiến cũng như chăn nuôi công nghiệp nên hiệu quả kinh tế chưa cao Công tácphòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm được đầu tư, chú trọng nhưng cònhạn chế
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
+Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại xã chưa được phát triển, côngnghiệp - tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là chế biến đường mật, xay xát, chếbiến lương thực và một số nghề thủ công truyền thống như đan lát, sửa chữadụng cụ sản xuất Một số cơ sở khai thác đá, cát, sỏi khu vực ven sông suối,một số cơ sở sản xuất gạch, sản xuất gỗ thành phẩm từ gỗ soan nhưng nhìnchung ở quy mô nhỏ chủ yếu phục vụ nhu cầu của nhân dân chưa được mởmang quy mô thành nghề thu hút lao động, tạo việc làm và thu nhập cho nhândân
* Nhìn chung, ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địabàn xã có quy mô nhỏ, sản xuất thủ công và chỉ chủ yếu để phục vụ nhu cầusinh hoạt trong địa phương, chủng loại ít, giá trị kinh tế thấp nên chưa vươn ratrao đổi được ở các vùng khác
Trang 21- Ngành dịch vụ - thương mại:
+Hoạt động thương mại - dịch vụ chỉ phát triển ở nơi đông dân cư dướihình thức hộ gia đình tự mở kinh doanh: như ăn uống, giải khát, tạp hoá vv mang tính chất nhỏ lẻ, tự phát Tuy nhiên cũng đã góp phần làm cho hàng hoálưu thông trên thị trường ngày càng đa dạng và phong phú Hiện nay hệ thốngchợ của xã đã đầy đủ nên trong tương lai nếu được quan tâm chú trọng thì đâycũng là ngành giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân mộtcách đáng kể
2.4.4 Dân số, lao động - việc làm và thu nhập
2.4.4.1 Dân số
- Theo thống kê, dân số toàn xã Trì Quang hiện nay là 4.012 nhân khẩuvới 936 hộ gia đình Quy mô hộ gia đình trung bình là 4,28 người/hộ Trênđịa bàn xã có 6 dân tộc anh em cùng chung sống trong đó dân tộc Kinh chiếmtrên 70%
2.4.4.2 Lao động - việc làm
- Tổng số lao động trong độ tuổi là 2.333 người chiếm khoảng 58 % dân
số trong toàn xã, bình quân 2,5 lao động/hộ trong đó lao động nông - lâmnghiệp có 2.183 người, chiếm 93% và lao động phi nông nghiệp chiếm 07%dân số
- Nguồn lao động của xã khá dồi dào nhưng chất lượng lao động chưacao, chưa đồng đều Lao động chủ yếu là phục vụ sản xuất nông nghiệp, chỉvào thời kỳ sau thu hoạch nông vụ mới có một số lao động đi làm thuê haybuôn bán nhỏ trong thành phố, số lượng lao động này hàng năm không ổnđịnh, phụ thuộc vào thời vụ và tình hình thị trường Trong thời gian tới, để đápứng được yêu cầu phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cấy trồng thì việc đàotạo, nâng cao chất lượng trình độ lao động là vấn đề cần quan tâm đặc biệt
Trang 222.4.4.3 Thu nhập và mức sống
- Kết quả của sự điều hành năng động, quyết liệt của chính quyền cáccấp, sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ từ xã đến thôn và sự đồng tình, ủng hộ củanhân dân cũng như hiệu quả từ các chương trình, dự án được triển khai trênđịa bàn xã Đời sống của nhân dân liên tục được cải thiện, số hộ giầu và khátăng nhanh, số hộ đói nghèo giảm đi rõ rệt Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt11% Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 từ 3,32 triệu đồng/người/năm
đã tăng lên 7,5 triệu đồng/người/năm
* Nhìn chung cuộc sống của người dân đã được cải thiện đáng kể, cácnhu cầu thiết yếu cho cuộc sống như điện, nước… được tăng cường, góp phầnnâng cao mức sống cả về vật chất và tinh thần cho nhân dân Đẩy lùi các tệnạn xã hội đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địaphương Tuy vậy, hiện nay Trì Quang vẫn là xã thuộc trương trình 135 củaChính Phủ dành cho các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miềnnúi
Trang 23Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
3.1 Nội dung của đề tài
Liệt kê các cơ sở thực hiện giao đất giao rừng tại thôn Làng Ẻn, xã TrìQuang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Trình tự các bước thực hiện giao đất giao rừng tại thôn Làng Ẻn, Xã TrìQuang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai giao đất giao rừngtại thôn Làng Ẻn, xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
3.1.3.Thời gian thực hiện
Thời gian thực tập từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2017
Trang 24Ban Chỉ đạo giao đất giao rừng cấp huyện do UBND huyện quyết định thànhlập, xây dựng, triển khai và thực hiện chương trình, kế hoạch giao rừng trênphạm vi của địa phương quản lý, tổ chức tập huấn, kiểm tra, đôn đốc việcthực hiện giao rừng đối với UBND các xã, xem xét, chỉ đạo các cơ quanchuyên môn, UBND xã hoàn chỉnh hồ sơ trình UBND huyện phê duyệtphương án giao rừng của cấp xã, tham mưu cho UBND huyện quyết định vềviệc giao rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn[2]
- Thành lập Hội đồng giao đất giao rừng cấp xã.
Hội đồng giao đất giao rừng cấp xã do UBND xã quyết định thành lập,trong đó: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã làm Chủ tịch Hội đồng, cácthành viên gồm đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, Hội Nôngdân và một số đoàn thể liên quan, đại diện trưởng các thôn trong xã, cán bộtheo dõi về lâm nghiệp, kiểm lâm địa bàn, địa chính xã Trường hợp xã đãthành lập hội đồng giao đất thì bổ sung nhiệm vụ cho Hội đồng giao đất đểthực hiện nhiệm vụ giao rừng của xã
- Hội đồng giao đất giao rừng có trách nhiệm:
+Tuyên truyền, phổ biến, tổ chức cho các tổ chức và nhân dân trong xãhọc tập chủ trương, chính sách của Nhà nước về giao rừng, cho thuê rừng, vềquyền và nghĩa vụ của chủ rừng
+ Xây dựng phương án giao đất gắn với giao rừng của xã xem xét, đềxuất ý kiến đối với các trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao đất giaorừng, cộng đồng dân cư thôn được giao đất giao rừng
- Trong trường hợp cần thiết Hội đồng giao đất giao rừng có thể thànhlập tổ công tác về giao đất giao rừng của xã để thực hiện các công việcchuyên môn, giúp việc cho Hội đồng, thành viên của tổ có đại diện UBND xã,cán bộ chuyên môn về lâm nghiệp, địa chính, trưởng thôn, cán bộ về điều traquy hoạch rừng và đại diện cho các tổ chức có sử dụng rừng trên địa bàn xã
Trang 25b) Thu thập các tài liệu liên quan:
Tiến hành thu thập các tài liệu liên quan phục vụ công tác xây dựng kếhoạch và tổ chức thực hiện công tác GĐGR, cụ thể:
- Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của thôn Làng Ẻn, xã Trì Quang,huyện Bảo Thắng Thu thập các số liệu về tình hình dân sinh kinh tế xã hội(dân số, dân tộc, số hộ nhân khẩu, lao động, tình hình sản xuất nông lâmnghiệp, chăn nuôi, tình hình đời sống nhân dân, các phong tục tập quán sửdụng tài nguyên rừng ) nhằm mục đích đánh giá được nhu cầu và khả năngnhận rừng của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
- Bản đồ địa giới hành chính xã theo Quyết định 364 Bản đồ quy hoạch
3 loại rừng, bản đồ kiểm kê rừng, bản đồ giao đất, giao rừng các năm của xãthôn Làng Ẻn, xã Trì Quang Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của thôn Làng
Ẻn, xã Trì Quang mới nhất đã được phê duyệt
c) Chồng xếp các loại ranh giới lên bản đồ phục vụ ngoại nghiệp
- Chồng xếp ranh giới xã lên bản đồ (lấy ranh giới theo Quyết định 364
làm gốc) kết hợp với khảo sát thực địa để sơ bộ xác định ranh giới huyện, xã
d) Sơ thám hiện trường
- Xác định lại tọa độ hệ thống đường ô tô và điều chỉnh cho phù hợpgiữa bản đồ và thực địa làm căn cứ xác định lại địa vật khu vực điều tra
Trang 26- Đánh giá chất lượng của bản đồ địa hình, dự kiến đo đạc bổ sungtrong quá trình ngoại nghiệp sau này.
- Xác định sơ bộ khối lượng diện tích rừng và đất lâm nghiệp dự kiếnđưa vào lập phương án giao rừng, số hộ, cộng đồng đưa vào lập phương án
- Lập bản đồ (hoặc sơ đồ), thống kê số hộ gia đình, cộng đồng dự kiếnđưa vào lập phương án giao đất
- Phản hồi chính thức về khối lượng diện tích, loại đất, loại rừng đưavào lập phương án GĐGR tới ban chỉ đạo cấp huyện, ban QLCT UN-REDDLào Cai cho ý kiến đồng thuận
- Xây dựng và thống nhất kế hoạch điều tra thực địa (xác minh đặcđiểm khu rừng)
e) Chuẩn bị dụng cụ kỹ thuật, văn phòng phẩm và các tài liệu liên quan
- Chủ nhiệm dự án căn cứ vào nội dung công việc, kế hoạch chi tiết củatừng hoạt động để tiến hành chuẩn bị dụng cụ ký thuật, công cụ hỗ trợ đểtriển khai thực hiện
f) Tiến hành Họp thôn
- UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp với UBND
xã và đơn vị tư vấn tổ chức họp dân để phổ biến chủ trương, chính sách củaNhà nước về giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp Thống nhất quyền lợi vànghĩa vụ của chủ rừng sau khi được giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp,hướng dẫn đăng ký danh sách các hộ gia đình, cá nhân xin giao đất gắn vớigiao rừng và phải lập thành biên bản
- Thông qua đơn đề nghị Nhà nước giao rừng cho hộ gia đình, các nhân
và cộng đồng dân cư thôn Đơn phải nêu rõ địa điểm, diện tích, mục đích sửdụng rừng và các thông tin liên quan khác
- Thông qua kế hoạch quản lý, sử dụng rừng sau khi được Nhà nước giaorừng gắn với giao đất lâm nghiệp
Trang 273.2.2 Xác định đặc điểm khu rừng giao
a) Xác định vị trí, ranh giới khu rừng
- Vị trí khu rừng giao được xác định bằng tên đơn vị hành chính (xã,phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương) và tên tiểu khu, khoảnh, lô rừng Nhà nước sẽ giao.-Sử dụng bản đồ đó đối chiếu với thực địa để xác định tên tiểu khu,khoảnh, lô rừng sẽ giao Trường hợp cấp tỉnh chưa phân chia rừng thành tiểukhu, khoảnh, lô thì tỉnh đó phải thực hiện việc phân chia rừng theo hướng dẫncủa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để làm căn cứ xác định vị trí khurừng giao
-Ranh giới khu rừng Nhà nước giao, cho thuê, thu hồi là ranh giới củatiểu khu, khoảnh hoặc là ranh giới của lô rừng đó Giao điểm giữa các lô, giữacác khoảnh, giữa các tiểu khu và giao điểm về ranh giới rừng giữa các chủrừng phải được đánh dấu bằng cột mốc ổn định
-Bản đồ dùng để xác định vị trí, ranh giới khu rừng sử dụng bản đồ địahình hệ VN 2000 do ngành tài nguyên và môi trường cung cấp Tuỳ theo quy
mô về diện tích khu rừng giao để sử dụng một trong các bản đồ có tỷ lệ1/5.000, 1/10.000[2]
b) Xác định, phân loại trạng thái rừng
- Lô rừng khi giao phải xác định được trạng thái của lô rừng đó Trongmột lô có thể có những trạng thái rừng khác nhau, nhưng diện tích của mộttrạng thái nào đó trong lô không được nhỏ hơn diện tích tối thiểu quy định vềviệc phân lô theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Đất có rừng trồng chưa thành rừng: là đất đã trồng rừng nhưng cây
trồng có chiều cao trung bình chưa đạt 1,5 m đối với các loài cây sinh trưởngchậm hay 3,0 m đối với các loài cây sinh trưởng nhanh và mật độ < 1.000cây/ha
Trang 28- Đất trống có cây gỗ tái sinh: là đất chưa có rừng quy hoạch cho mục
đích lâm nghiệp, thực vật che phủ gồm cây bụi, trảng cỏ, lau lách và cây gỗtái sinh có chiều cao 0,5 m trở lên đạt tối thiểu 500 cây/ha
- Đất trống không có cây gỗ tái sinh: là đất chưa có rừng quy hoạch cho
mục đích lâm nghiệp gồm đất trống trọc, đất có cây bụi, trảng cỏ, lau lách,chuối rừng, chít, chè vè v.v…
- Núi đá không cây: là núi đá trọc hoặc núi đá có cây nhưng chưa đạt tiêu
chuẩn thành rừng Tên trạng thái rừng phải thể hiện được 4 đặc điểm của rừnggồm: Nguồn gốc hình thành, điều kiện lập địa, loài cây, trữ lượng của loạirừng đó Ví dụ: Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh giàu được giảithích như sau: Rừng gỗ tự nhiên (nguồn gốc hình thành là rừng tự nhiên) núiđất (điều kiện lập địa là núi đất) lá rộng thường xanh (theo loài cây là lá rộngthường xanh) giầu (theo trữ lượng là rừng giầu) Trên cơ sở đó có thể thiết lậpđược hệ thống tên trạng thái rừng cho tất cả các kiểu rừng Việt Nam
Trang 29Bảng 4.1 Xác định phân loại trạng thái rừng
Rừng sau K thác
Rừng trồng
Rừng trồng mới trênđất chưa có rừngRừng trồng lại saukhi khai thác rừngtrồng đã có
Rừng tái sinh tựnhiên từ rừng trồng
Rừng ngậpnước
Rừng ngập mặnRừng trên đất phènRừng ngập nướcngọt
Rừng trên đấtcát
Phân loại rừng
Rừng lá rộngthường xanh
Rừng lá rộng rụng lá
Rừng lá rộngnửa rụng láRừng cây lá kim
Rừng hỗn giao cây
lá rộng + cây lá kimRừng tre nứa
Trang 30Rừng cau dừaRừng hỗn giao
gỗ và tre nứa
Phân loại rừng
theo trữ lượng
Đối với rừnggỗ
Rừng rất giàu
Trữ lượng câyđứng trên 300 m3/ha
Rừng giàu
Trữ lượng câyđứng từ 201- 300 m3/ha
Rừng trung bình
Trữ lượng câyđứng từ 101 -
200 m3/haRừng nghèo
Trữ lượng câyđứng từ 10 đến
100 m3/ha
Rừng chưa có trữlượng
Rừng gỗ đường kính bình quân <
8 cm, trữ lượngcây đứng dưới
10 m3/ha
Đối với rừngtre nứa:
Rừng được phân theo loài cây, cấpđường kính và cấpmật độ
2 ĐẤT CHƯA CÓ RỪNG
Đất có rừng trồng chưa thành rừngĐất trống có cây gỗ tái sinh
Đất trống không có cây gỗ tái sinhNúi đá không cây
c) Xác định diện tích khu rừng
- Diện tích khu rừng giao là diện tích mà tại đó chủ rừng thực hiện cáchoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng, bao gồm diện tích córừng và các khoảng trống trong rừng theo các khái niệm hiện hành về rừng
Trang 31- Đo diện tích: sử dụng bản đồ VN2000 (tỷ lệ 1/10.000), bằng phương
pháp chuyên gia kết hợp máy định vị GPS để tiến hành đo đạc xác định ranhgiới các lô đất, lô rừng ngoài thực địa
- Đo toàn bộ diện tích khu rừng dự kiến giao với sự hỗ trợ của các phầnmềm Mapsource, Mapinfor để thể hiện lên bản đồ giao đất theo lô, khoảnh,tiểu khu và theo phân vùng quản lý của thôn, bản Quá trình đo tại thực địa,tiến hành đánh dấu điểm đo bằng sơn đỏ trên vật liệu bền vững (đá tảng, gốccây lớn hoặc đống cọc gỗ), ghi toạ độ điểm
- Sự tham gia của người dân, chủ rừng kết hợp tổ công tác giao đất gắnvới giao rừng và cán bộ đo đạc đến vị trí lô rừng mình đang quản lý Đi mộtvòng khép kín quanh lô rừng đó Cán bộ đo đạc sử dụng máy GPS cầm tay đodiện tích quanh lô, với mỗi điểm đo tiến hành vạch sơn lên vật liệu bền vững,thể hiện ranh giới với chủ rừng khác Lưu ý khi tiến hành đo đạc diện mỗi lôrừng bắt buộc phải có chủ rừng của các lô rừng giáp ranh đi cùng, nhằm tránhtrường hợp sảy ra tranh chấp ranh giới
- Đối với lô rừng có đủ tiêu chuẩn để đo, tính trữ lượng rừng: (Đường
kính ở vị trí ngang ngực D1.3 (tính từ mặt đất lên) > 5cm)
- Trữ lượng rừng phải được xác định chi tiết đến từng lô riêng biệt[2]
Trang 323.2.3 Tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ
- UBND xã phối hợp với đơn vị tư vấn hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân
và cộng đồng dân cư làm hồ sơ giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp, đơnxin đăng ký quyền sử dụng đất lâm nghiệp và nộp tại UBND xã
- Sau khi nhận được đơn kèm theo hồ sơ giao đất gắn với giao rừng của
hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn UBND xã có trách nhiệm:
+ Chỉ đạo Hội đồng giao đất gắn với giao rừng của xã thẩm tra về điềukiện giao đất gắn với giao rừng cho các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồngdân cư
+ Kiểm tra, xác định lại khu vực rừng dự kiến giao cho các hộ gia đình,
cá nhân và cộng đồng dân cư để đảm bảo các điều kiện, căn cứ giao đất gắnvới giao rừng phù hợp với các quy định của pháp luật, khu rừng giao không
có tranh chấp
- Hướng dẫn cho thôn họp toàn thể có đại diện các hộ gia đình của thônđể xem xét và đề nghị UBND xã kiểm tra phương án và điều chỉnh phương ángiao đất gắn với giao rừng cho từng hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cưtrong phạm vi thôn
- Xác nhận và chuyển đơn của các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồngdân cư đến tổ công tác giao đất gắn với giao rừng của huyện (thường trực làPhòng Tài nguyên và Môi trường)
3.2.4 Thẩm định và hoàn thiện hồ sơ
- Cơ quan Tài nguyên và Môi trường sau khi nhận được tờ trình kèmtheo hồ sơ giao đất gắn với giao rừng của các hộ gia đình, cá nhân và cộngđồng dân cư có trách nhiệm thẩm định về điều kiện giao đất, cấp Giấy chứngnhận theo quy định của Luật đất đai Sau đó gửi hồ sơ giao đất gắn với giaorừng cho Hạt Kiểm lâm huyện để thẩm định về điều kiện giao rừng