1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực hiện chính sách quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ diện ban thường vụ huyện ủy quản lý ở huyện quế sơn, tỉnh quảng nam hiện nay

89 62 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Trong thực hiện các chính sách về công tác cán bộ cần phải tuânthủ nghiêm ngặt những quan điểm cơ bản của Đảng và kiên trì thực hiệnnguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ VĂN TRÌNH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUY HOẠCH VÀ

BỔ NHIỆM CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY QUẢN LÝ Ở HUYỆN QUẾ SƠN,

TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, năm 2019

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ VĂN TRÌNH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUY HOẠCH VÀ

BỔ NHIỆM CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY QUẢN LÝ Ở HUYỆN QUẾ SƠN,

TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Chính sách công “Thực hiện chính sách quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam hiện nay” là công trình nghiên cứu của cá

nhân tôi, chưa được công bố và sử dụng ở bất cứ một công trình nghiên cứunào Nội dung Luận văn dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả, trên cơ sởnghiên cứu lý luận và tổng hợp thực tiễn với sự hướng dẫn khoa học của thầyPGS.TS Trần Minh Tuấn

Các số liệu trong Luận văn được thu thập từ nhiều nguồn số liệu và liên

hệ thực tế tình hình công tác cán bộ của huyện Quế Sơn để viết ra Không saochép bất kỳ công trình của tác giả nào Các số liệu, kết quả trong Luận vănđều trung thực, có nguồn gốc rõ ràng Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tàinghiên cứu của mình

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

LÊ VĂN TRÌNH

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUY HOẠCH VÀ BỔ NHIỆM CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY QUẢN LÝ 8

1.1 Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách QH và BNCB 8

1.2 Nội dung thực hiện chính sách QH và BNCB 161.3 Những kinh nghiệm trong QH, BNCB và bài học cho huyện Quế Sơn .28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUY HOẠCH VÀ BỔ NHIỆM CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN

ỦY QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM 32

2.1 Khái quát về huyện Quế Sơn và cán bộ diện BTVHU quản lý ở huyệnQuế Sơn, tỉnh Quảng Nam hiện nay 322.2 Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách QH và BNCB diện BTVHU

KẾT LUẬN 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

HĐND : Hội đồng nhân dân

MTTQ : Mặt trận Tổ quốc

UBND : Uỷ ban nhân dân

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn quan tâm đến cán bộ và côngtác cán bộ Cán bộ và công tác cán bộ là vấn đề quan trọng quyết định sựthành bại của cách mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng.Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc [22,tr.269], công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém [22,tr.240] Cán bộ và công tác cán bộ càng có ý nghĩa quan trọng hơn khi đấtnước ta đang đẩy mạnh thực hiện đổi mới, tiến hành CNH, HĐH và hội nhậpquốc tế Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba BCH Trung ương (khóa VIII) về chiếnlược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước khẳng định: "Cán bộ lànhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh củaĐảng, của đất nước và của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựngĐảng [3, tr.1]

Ngày nay, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, công tác cán bộ nóichung, QH, BNCB nói riêng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong công tác xâydựng Đảng Trong thực hiện các chính sách về công tác cán bộ cần phải tuânthủ nghiêm ngặt những quan điểm cơ bản của Đảng và kiên trì thực hiệnnguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán

bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các

tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị Mọi nộidung, phương pháp lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ phải được bảođảm thực hiện bằng tổ chức, quy chế, quy định để góp phần thực hiện đồng

bộ, khoa học, hiệu quả tất cả các khâu của công tác cán bộ Trong đó, côngtác QH, BNCB là khâu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định vận mệnhcủa Đảng, sự tồn vong của chế độ

Trang 8

Trong những năm qua, để thực hiện tốt chính sách QH, BNCB, các cấp

từ Trung ương đến tỉnh Quảng Nam và huyện Quế Sơn đã ban hành nhiều vănbản như: Nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 30-11-2004 của Bộ Chính trị vềcông tác QH cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đấtnước; Kết luận số 24-KL/TW ngày 5-6-2012 của Bộ Chính trị về đẩy mạnhcông tác QH và luân chuyển cán bộ, lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và

những năm tiếp theo; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay"; Quy chế BNCB và giới thiệu cán bộ

ứng cử ban hành kèm theo Quyết định số 68-QĐ/TW, ngày 04-7-2007 của BộChính trị (BCT) (khóa X); Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW, ngày 26-9-2007của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn thực hiện Quy định về phân cấpquản lý cán bộ; Quyết định số 2148-QĐ/TU, ngày 14-01-2015 của BTV Tỉnh

ủy Quảng Nam về việc BN, giới thiệu ứng cử, miễn nhiệm, điều động, luânchuyển đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý; Quyết định số752-QĐ/HU, ngày 10-4-2015 của BTVHU Quế Sơn về ban hành Quy định

BN, giới thiệu ứng cử, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển đối với cán bộ,công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý

Những năm vừa qua, song song với việc củng cố, kiện toàn hệ thốngchính trị, BTVHU Quế Sơn luôn đặc biệt chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo và tổchức thực hiện các chính sách liên quan đến QH, BNCB Đã phát hiện sớmnguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý,đưa vào QH và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn, luân chuyển giữcác chức vụ lãnh đạo, quản lý, tạo thế chủ động trong công tác cán bộ, khắcphục tình trạng hẫng hụt giữa các thế hệ cán bộ Thường xuyên đổi mới trongcông tác đề bạt, BNCB, ngoài việc thực hiện các quy định chung, BTV còntiếp thu ý kiến nhận xét của tập thể nơi cán bộ được đề bạt, BN, cân nhắc kỹtính nổi trội, ưu tiên cán bộ nữ, cán bộ trẻ, thực hiện dân chủ, công khai, minh

Trang 9

vụ cho QH, BNCB vẫn còn chung chung, chưa có tiêu chí cụ thể Chưa banhành kịp thời hướng dẫn nên quá trình thực hiện còn lúng túng, nhất là ở cấpxã-thị trấn Công tác tự phê bình và phê bình ở một số nơi chưa tốt nên việc

QH, BNCB ở một số phòng ban thuộc huyện và xã-thị trấn chưa thật sựchất lượng Tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ được QH, BN vào cấp ủy, BTV vàcác chức danh chủ chốt còn thấp Việc rà soát, bổ sung QH hằng năm của một

số xã-thị trấn vẫn còn sai sót, như: thừa số lượng, không đủ tuổi, 01 chức danh

QH quá 04 người, 01 người QH quá 03 chức danh Việc BNCB có trườnghợp thực hiện chưa đảm bảo trình độ chính trị (chưa có trình độ trung cấpchính trị), có trường hợp chưa thực hiện chủ trương khi BN 01 người thì tậpthể lãnh đạo phải đề xuất, giới thiệu nhân sự ít nhất 02 người

Những hạn chế trên đã làm ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện chính

sách QH, BNCB tại huyện huyện Vì vậy, học viên chọn đề tài “Thực hiện chính sách QH và BNCB diện BTVHU quản lý ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam hiện nay” để làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Chính sách công, với hy

vọng góp phần thực hiện tốt chính sách QH, BNCB diện BTVHU quản lý

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Hiện nay, đã có nhiều đề tài, báo cáo, bài viết và công trình nghiên cứu

về công tác QH, BNCB với các góc độ, khía cạnh, phạm vi, thời gian khác

Trang 10

* Các luận án, luận văn:

- Trương Thị Mỹ Trang (2004), QH cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị các xã tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa

học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [30]

- Nguyễn Thị Lan (2005), Công tác QH tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản

lý của Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ

Khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [18]

- Nguyễn Thị Thắng (2006), Công tác QH cán bộ lãnh đạo quản lý cấp quận, huyện thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quản lý trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc

gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [31]

- Lê Trung Hồ (2014), QH cán bộ huyện diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang quản lý giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị,

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [9]

- Vũ Văn Chính (2009), BNCB diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang quản lý giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, Học viện

Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [2]

- Mạc Xuân Tú (2013), Công tác BNCB diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ninh quản lý giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị,

Trang 11

Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [34]

* Các bài đăng tạp chí khoa học:

- Đỗ Minh Cương (2009), QH cán bộ lãnh đạo quản lý, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội [1]

- Bùi Văn Tiếng (2012), "Kinh nghiệm tạo nguồn cán bộ nhìn từ thực

tiễn Đà Nẵng", Tạp chí Xây dựng Đảng [32].

Trần Lưu Hải (2015), "Một số vấn đề về QH, luân chuyển cán bộ

-thành tựu, hạn chế và phương hướng, giải pháp khắc phục", Tạp chí Cộng sản

- Hồ Đức Việt (2007), "Quán triệt sâu sắc, thực hiện đúng, thống nhất

các quy chế, quy định về công tác cán bộ", Tạp chí Xây dựng Đảng [36].

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích: Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng thực hiện chính

sách QH, BNCB diện BTVHU quản lý trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnhQuảng Nam, Luận văn đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công táctrên trong tương lai

Trang 12

- Đề xuất mục tiêu, phương hướng và giải pháp chủ yếu để thực hiệnchính sách QH, BNCB diện BTVHU quản lý ở huyện Quế Sơn, tỉnh QuảngNam trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu việc thực hiện chính sách QH và BNCB diệnBTVHU quản lý tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam hiện nay

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Luận văn nghiên cứu việc thực hiện chính sách QH và BNCB đối vớicác đối tượng thuộc diện BTVHU quản lý

- Không gian nghiên cứu: địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010 đến nay; giải pháp đề xuất tới2025

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vềcông tác QH và BNCB

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩaMác - Lênin Trong quá trình triển khai, luận văn sử dụng tổng hợp cácphương pháp nghiên cứu cụ thể: tổng kết thực tiễn, phân tích và tổng hợp,lôgíc và lịch sử, thống kê, điều tra, so sánh,

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn góp phần đánh giá đúng thực trạng, bổ sung, làm rõ cơ sở lýluận trong việc thực hiện chính sách QH và BNCB diện BTVHU Quế Sơn,tỉnh Quảng Nam quản lý

Trang 13

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong thực hiện chính sách

QH, BNCB tại địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách QH,BNCB diện BTVHU quản lý

- Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách QH và BNCB diện

BTVHU

quản lý trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

- Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiệnchính sách QH và BNCB diện BTVHU quản lý ở huyện Quế Sơn

Trang 14

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUY HOẠCH VÀ BỔ NHIỆM CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ

HUYỆN ỦY QUẢN LÝ

1.1 Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách QH và BNCB

1.1.1 Khái niệm cán bộ, công chức, viên chức

1.1.1.1 Cán bộ

Có nhiều khái niệm khác nhau về cán bộ Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh:

"Cán bộ là người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dânchúng hiểu rõ và thi hành Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáocho Đảng, cho chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng" [22, tr.296].Trong Đại từ điển Tiếng Việt do tác giả Nguyễn Như Ý chủ biên đưa ra kháiniệm cán bộ như sau: "cán bộ: danh từ: 1 Người làm việc trong cơ quan Nhànước 2 Người giữ chức vụ, phân biệt với người bình thường, không giữ chức

vụ trong các cơ quan, tổ chức Nhà nước" [37, tr.593] Điều 4, Luật Cán bộ,công chức 2008 quy định: “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phêchuẩn, BN giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan Đảng Cộngsản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị

xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế

và hưởng lương theo ngân sách nhà nước” [23, tr.1]

Như vậy, có thể quan niệm một cách chung nhất: Cán bộ là khái niệmchỉ những người có chức vụ, vai trò và cương vị nòng cốt trong tổ chức, cótác động ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo,chỉ huy, quản lý, điều hành, góp phần định hướng phát triển của tổ chức

Trang 15

1.1.1.2 Công chức

Điều 4, Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định: “Công chức là côngdân Việt Nam, được tuyển dụng, BN vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơquan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ởtrung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhândân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốcphòng; trong cơ quan, đơn vị trực thuộc Công an nhân dân mà không phải sĩquan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị

sự nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lậpcủa Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đâygọi là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sáchnhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sựnghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệpcông lập theo quy định của pháp luật [23, tr.1]

1.1.1.3 Viên chức

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm,làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởnglương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của phápluật

1.1.1.4 Cán bộ diện BTVHU Quế Sơn quản lý

Trên cơ sở Quyết định số 67-QĐ/TW ngày 04-7-2007 của Bộ Chính trị(khóa X) ban hành quy định về phân cấp quản lý cán bộ và Quyết định số2147-QĐ/TU, ngày 14-01-2015 của BTV Tỉnh ủy Quảng Nam về phân cấpquản lý cán bộ, BTVHU Quế Sơn đã ban hành Quyết định số 751-QĐ/HU,ngày 10-4-2015 về phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo,quản lý Theo quyết định trên, cán bộ diện BTVHU Quế Sơn quản lý gồm:

- Các cơ quan cấp huyện: Ủy viên BCH Đảng bộ huyện (trừ các đồng

Trang 16

chí thuộc diện BTV Tỉnh ủy quản lý), Ủy viên UBKT (UBKT) Huyện ủy;Phó Chủ tịch HĐND, UBND, Ủy viên Thường trực HĐND huyện; Trưởng,phó phòng, ban và tương đương; Chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban MTTQhuyện; trưởng, phó các đoàn thể chính trị-xã hội thuộc huyện; Bí thư, phó bíthư, ủy viên BTV các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Huyện ủy.

- Các xã-thị trấn: Bí thư, phó bí thư đảng ủy; ủy viên BTV đảng ủy; chủtịch, phó chủ tịch HĐND, UBND; Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy; chủ tịch Uỷban MTTQ xã-thị trấn

Căn cứ quy định trên, có thể hiểu cán bộ diện BTVHU Quế Sơn quản lý

là những cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; những người đứng đầu và cấpphó của người đứng đầu trong hệ thống chính trị từ huyện đến các xã-thị trấn,chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đường lối, nhiệm vụ chính trị, điều hànhcông tác, lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lýthực hiện hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của từng tổ chức, cơ quan, đơn

vị, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chung của Đảng bộ huyện đề ra.Cán bộ diện BTVHU Quế Sơn quản lý là những người được BTVHU trực tiếpquyết định QH, BN, giới thiệu ứng cử, bố trí, sắp xếp, điều động, luân chuyển,thi hành kỷ luật và thực hiện những chính sách khác

1.1.2 Khái niệm QH, BNCB

1.1.2.1 QH cán bộ

Nguyễn Lân định nghĩa trong Từ điển Hán - Việt của mình: "QH là việclập kế hoạch dài hạn căn cứ vào phép tắc, quy chế và quy cách đã có" [19,tr.519]

Theo từ điển tiếng Việt thì: “QH là bố trí, sắp xếp toàn bộ theo mộttrình tự hợp lý trong một thời gian, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dài hạn,

QH các vùng kinh tế, QH trị thủy một con sông, QH đào tạo cán bộ” [29,tr.813]

Ngày nay, có nhiều quan niệm về QH cán bộ, sau đây là các quan niệm

Trang 17

cơ bản về QH cán bộ:

- Theo quan điểm của Đảng ta thể hiện trong Thông tri 31-TT/TW ngày12-01-1983 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa V), Quyết định số 55-QĐ/TW ngày 26-5-1988 của Bộ Chính trị (khóa VI) thì QHCB là công việc

cơ bản trong công tác cán bộ, thuộc trách nhiệm của chủ thể lãnh đạo, trướchết là tập thể cấp ủy, BTV cấp ủy và cá nhân người đứng đầu tổ chức, nhằmchủ động tạo nguồn nhân sự trẻ, tập hợp được nhiều nhân tài Cán bộ là ngườilãnh đạo, dẫn dắt quần chúng, tổ chức điều hành công việc, là hạt nhân củamột tổ chức, là nòng cốt của một phong trào; và trong bất kỳ thời kỳ cáchmạng nào, ở bất cứ lĩnh vực, địa phương nào, cán bộ cũng đóng vai trò quyếtđịnh Như Bác Hồ đã dạy: "Cán bộ là cái gốc của công việc", "mọi việc thànhcông hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" [22, tr.269]

- Theo Lê Văn Lý thì: "QH cán bộ là việc lập dự án thiết kế xây dựngtổng hợp đội ngũ cán bộ, dự kiến sắp xếp tổng thể đội ngũ cán bộ theo một ý

đồ nhất định với một trình tự hợp lý, trong một thời gian nhất định, làm cơ sởcho việc lập kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ" [21, tr.61]

Từ đây có thể hiểu: QHCB là việc thực hiện những công việc, nhiệm vụ theo những trình tự, thủ tục quy định để ban hành quyết định của cấp ủy có thẩm quyền về danh sách cán bộ (được gọi là cán bộ QH) được sắp xếp vào các chức danh để làm cơ sở thực hiện kế hoạch rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng

và giới thiệu ứng cử, BN chức danh đó trong tương lai khi có yêu cầu và thỏa mãn những điều kiện cho phép.

1.1.2.2 BNCB

BNCB được hiểu là việc cấp có thẩm quyền giao cho ai đó giữ mộttrọng trách, một vị trí ở từng cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị Theocách hiểu này thì chưa thấy được đầy đủ nội dung sâu xa của BNCB, dễ đánhđồng với khái niệm đề bạt, cất nhắc, bố trí cán bộ

Trang 18

Theo nghĩa từng từ thì "bổ" có nghĩa là phân bổ, bổ sung, giao cho;

"nhiệm" được hiểu là nhiệm vụ, trách nhiệm, nhiệm kỳ…; ghép lại hai từ trên

có thể hiểu đó là việc phân bổ hay giao cho ai một nhiệm vụ, trách nhiệm vàtrong một thời hạn cụ thể Theo đó BNCB có nghĩa: "Cử cán bộ giữ một chức

vụ trong bộ máy nhà nước, tức là giao cho cán bộ giữ một chức vụ tươngđương hoặc cao hơn

Luật Cán bộ, công chức năm 2008 định nghĩa: "BN là việc cán bộ, côngchức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theoquy định của pháp luật" [23, tr.3]

Thực tế ở huyện Quế Sơn, BNCB do BTVHU và UBND huyện quyếtđịnh (trong đó gồm cả việc giới thiệu ứng cử) Như vậy, trong khái niệmBNCB đã bao hàm cả việc giới thiệu ứng cử

Từ các quan niệm nêu trên, có thể khái quát BNCB được thể hiện qua

ba đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, BNCB là quyết định cử, giao cán bộ giữ một chức vụ lãnh

đạo, quản lý trong cơ cấu tổ chức nhất định Có thể là BN cấp phó hoặc cấptrưởng Việc BNCB luôn là động lực tích cực khích lệ đội ngũ cán bộ phấnđấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Thứ hai, những cán bộ được BN vào vị trí mới được giao trách nhiệm

và quyền hạn tương xứng BNCB là quyết định trao cho cán bộ đó một quyềnhạn mới, cao hơn cương vị công tác hiện tại và đòi hỏi cá nhân đó phải pháthuy trách nhiệm theo vị trí được BN

Thứ ba, BNCB giữ vai trò quan trọng có ý nghĩa quyết định trong công

tác cán bộ Độ chính xác của BNCB thể hiện chất lượng, hiệu quả của cáckhâu trong công tác cán bộ BN đúng cán bộ sẽ góp phần làm cho tổ chứcphát triển ổn định, nhiệm vụ chính trị vì thế sẽ hoàn thành tốt; ngược lại, BNsai cán bộ sẽ làm cho tổ chức trì trệ, rối loạn, nhiệm vụ bê trễ, khó hoàn

Trang 19

thành, thậm chí phát sinh những tiêu cực.

Từ đây có thể hiểu BNCB là việc cấp có thẩm quyền quyết định cử,giới thiệu ứng cử hoặc giao cho cán bộ một chức vụ, một trọng trách trong cơquan, đơn vị để thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu

Từ những phân tích trên, có thể hiểu: BNCB diện BTVHU Quế Sơnquản lý là việc tập thể BTVHU quyết định cử, giới thiệu cán bộ để bố trí giữmột chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các tổ chức của hệ thống chính trị từhuyện đến các xã-thị trấn thuộc phạm vi phân cấp quản lý, nhằm mục đích sửdụng, quản lý cán bộ có hiệu quả, bảo đảm thực hiện tốt các nhiệm vụ chínhtrị chung của Đảng bộ huyện

1.1.3 Khái niệm chính sách, chính sách công, thực hiện chính sách công

1.1.3.1 Chính sách

Từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách nhưsau: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ.Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực

cụ thể nào đó Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộcvào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…”

Theo James Anderson: “Chính sách là một quá trình hành động có mụcđích theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà

họ quan tâm.”

Từ tiếp cận trên có thể hiểu: Chính sách là những hành động của chủ thểvới các hiện tượng trong quá trình vận động phát triển nhằm đạt mục tiêu nhấtđịnh Chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay nhà quản

lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình

1.1.3.2 Chính sách công

Hiện nay, có rất nhiều quan niệm về chính sách công Ở các nước phát

Trang 20

triển và các tổ chức kinh tế quốc tế, thuật ngữ “Chính sách công” được sửdụng rất phổ biến Peter Aucoin (1971) cho rằng: chính sách công là các hoạtđộng thực tế do chính phủ tiến hành William Jenkin (1978) cho rằng: chínhsách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhàchính trị hay một nhóm các nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mụctiêu và các giải pháp để đạt các mục tiêu đó Còn theo Thomas R Dye (1984):chính sách công là cái mà chính phủ lựa chọn làm hay không làm.

Giáo trình chính sách kinh tế - xã hội “Chính sách kinh tê – xã hội làtổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước sửdụng để tác động lên các các đối tượng và khách thể quản lý nhằm giải quyếtvấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng mụctiêu tổng thể của xã hội”

Đỗ Phú Hải (2013): Chính sách công là tập hợp các quyết định chính trị

có liên quan của Đảng và Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu và giải pháp,công cụ chính sách nhằm giải quyết các vấn đề xã hội theo mục tiêu tổng thể

đã xác định [6]

Căn cứ vào đây có thể hiểu Chính sách công là tập hợp các quyết địnhcủa Nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng được thểhiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theođịnh hướng

Ở nước ta, thuật ngữ Chính sách công còn rất mới mẽ, thường đượcdùng với cụm từ đồng nghĩa: Chính sách của Nhà nước, Chính sách củaĐảng, Nhà nước, vì Đảng ta là đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước qua địnhhướng, chiến lược, nghị quyết… để Nhà nước ban hành chính sách công Nhưvậy, thực chất chính sách công là do Nhà nước ban hành trên cở sở địnhhướng chỉ đạo của Đảng

Trang 21

1.1.3.3 Thực hiện chính sách công

Đây là bước đưa các quyết định của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sốngnhằm đạt được mục tiêu đề ra Đây là cầu nối giữa chính sách và kết quả thực

tế của chính sách, là giai đoạn thực hiện hóa các mục tiêu của chính sách

Thực hiện chính sách là hoạt động nhằm biến ý tưởng chính sách, mụctiêu chính sách đã được phê duyệt thành những kết quả cụ thể

Triển khai thực hiện chính sách là hoạt động có tổ chức của các cơquan quản lý hành chính nhà nước, huy động mọi nguồn lực (con người, tàichính, cơ sở vật chất) nhằm đạt được mục tiêu của chính sách

Như vậy, có thể hiểu thực hiện chính sách là toàn bộ quá trình chuyểnhóa ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực nhằm đạt được mụctiêu định hướng của nhà nước Đây là giai đoạn thực hiện các mục tiêu chínhsách công trên thực tế, hay là giai đoạn vận dụng những giải pháp định trước

để đạt được các mục tiêu chính sách, là giai đoạn chính sách được biến thànhkết quả thực tế

1.1.4 Khái niệm thực hiện chính sách QH và BNCB diện BTVHU quản lý

Thực hiện chính sách QH và BNCB diện BTVHU quản lý có ý nghĩaquyết định sự phát triển của huyện Công tác QH và BNCB có mối quan hệchặt chẽ, liên hoàn, đan xen nhau Việc phát hiện, lựa chọn, QH cán bộ làkhâu then chốt có ý nghĩa quyết định, là tiền đề để BNCB Thực hiện tốtchính sách QH cán bộ là tạo điều kiện để BN, để kiện toàn tổ chức và đổi mớiđội ngũ cán bộ

Từ việc phân tích tầm quan trọng cũng như mối quan hệ trong thựchiện chính sách QH, BNCB có thể hiểu khái niệm thực hiện chính sách QH vàBNCB diện BTVHU quản lý là tổng thể các hoạt động của các chi, đảng ủy

cơ sở, của các cơ quan, đơn vị, của BTVHU và UBND huyện nhằm sớm phát

Trang 22

hiện, lựa chọn, đưa vào dự nguồn cũng như quyết định bố trí các chức danhdiện BTVHU quản lý Chủ thể thực hiện chính sách QH, BNCB là BTVHU

và UBND huyện

1.2 Nội dung thực hiện chính sách QH và BNCB

1.2.1 Những yêu cầu, tiêu chuẩn, thực hiện chính sách

Đối với chức danh lãnh đạo, quản lý, tối thiểu phải QH 2-3 người vào

01 chức danh; không QH 01 người cho 01 chức danh; không QH 01 ngườivào quá 03 chức danh; không QH 01 chức danh quá 04 người

Khi BN, giới thiệu ứng cử phải chú y đảm bảo số lượng theo quy định,tránh BN, giới thiệu ứng cử cấp phó vượt số lượng quy định

- Đảm bảo yêu cầu về độ tuổi và cơ cấu cán bộ nữ

Yêu cầu về độ tuổi ghi trong Nghị quyết số 42-NQ/TW xuất phát từyêu cầu trẻ hóa đội ngũ cán bộ (mỗi nhiệm kỳ đổi mới 30% - 40% cấp ủy viêncác cấp), cần đưa vào QH những đồng chí có triển vọng, nhưng phải trẻ tuổi,

để có quỹ thời gian cho việc đào tạo, bồi dưỡng về lý luận, chuyên môn,nghiệp vụ và kinh qua thực tiễn lãnh đạo, quản lý ở cấp dưới Để đến khi bốtrí cán bộ vào chức danh QH, phải bảo đảm những đồng chí lần đầu tham giacấp ủy hoặc lần đầu BN, giới thiệu ứng cử các chức danh lãnh đạo, quản lýphải đủ tuổi công tác từ hai nhiệm kỳ trở lên, ít nhất cũng trọn một nhiệm kỳ

Trang 23

Ở các cơ quan, tổ chức các cấp (cả Trung ương và địa phương), tuổi BN lầnđầu nói chung không quá 55 tuổi đối với nam, 50 tuổi đối với nữ Trường hợpđặc biệt và thực sự cần thiết, tính đến thời điểm BN còn tuổi công tác ít nhất2/3 nhiệm kỳ.

Về cơ cấu 3 độ tuổi: Kết luận số 24-KL/TW ngày 05/6/2012 của BộChính trị yêu cầu: Duy trì nghiêm cơ cấu ba độ tuổi trong QH cấp ủy và banlãnh đạo, quản lý các cấp Đề án QH BCH, BTV cấp ủy và các chức danhlãnh đạo, quản lý phải đảm bảo cơ cấu 3 độ tuổi; dãn cách giữa các độ tuổi là

5 năm Cấp có thẩm quyền chỉ phê duyệt QH khi đáp ứng yêu cầu này

Về tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ trong QH: Bảo đảm tỷ lệ cán bộ nữ ítnhất 20%, cán bộ trẻ ít nhất 15% trong QH cấp ủy, BTV cấp ủy và ban lãnhđạo chính quyền các cấp Đồng thời, thực hiện chủ trương: đối với cấp xã- thịtrấn và các đảng bộ trực thuộc huyện nhất thiết phải có cán bộ nữ trong BTVcấp ủy

- Phải đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn của chức danh được QH, BN

Cán bộ được QH, BN phải bảo đảm tiêu chuẩn chung của cán bộ đượcquy định tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba BCH Trung ương (khóa VIII) vàtiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh cán bộ Nghị quyết đã xác định ba nhómtiêu chuẩn chung của đội ngũ cán bộ và tiêu chuẩn đặc thù của bốn nhóm cán

bộ chủ yếu là cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân; cán bộkhoa học, chuyên gia; cán bộ lực lượng vũ trang; cán bộ quản lý doanhnghiệp trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH gồm cả đức và tài, trong đó đức làgốc Trên cơ sở các quy định của Trung ương, các cấp, các ngành theo phâncấp quản lý cán bộ có thể cụ thể hóa tiêu chuẩn cho từng chức danh thuộcthẩm quyền quản lý làm cơ sở cho việc BNCB

Cán bộ được QH, BN phải có đầy đủ hồ sơ cá nhân, lý lịch được cơquan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng

Trang 24

Hồ sơ cán bộ phải bảo đảm đầy đủ các loại giấy tờ: bản sao giấy khaisinh (nếu có); sơ yếu lý lịch tự khai, được cơ quan chức năng xác minh; bảnsao các văn bằng, chứng chỉ đã qua đào tạo, bồi dưỡng; bản tự nhận xét, đánhgiá của bản thân cán bộ; bản nhận xét, đánh giá của cấp ủy cơ quan, đơn vịnơi cán bộ đang công tác; bản nhận xét của đại diện cấp ủy hoặc chính quyền

cơ sở nơi cán bộ cư trú thường xuyên về tư cách công dân của cán bộ và giađình cán bộ …

Phải có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao Người được

giao chức vụ phải có giấy chứng nhận bảo đảm về mặt sức khỏe do cơ quan y

tế có thẩm quyền cấp để thực hiện nhiệm vụ

1.2.2 Quy trình thực hiện chính sách QH và BNCB

- Quy trình, thủ tục QH cán bộ

Trên cơ sở nhận xét, đánh giá cán bộ, chi ủy chi bộ cùng với tập thểlãnh đạo cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch, tổng hợp các thông tin cơ bản vềcán bộ gồm: họ tên, năm sinh, tháng năm vào đảng; trình độ học vấn, chuyênmôn, chính trị; chức vụ, đơn vị công tác; kết quả nhận xét, đánh giá phân loạicán bộ và đảng viên, kỷ luật (nếu có) trong 2 năm gần nhất; và đề xuất danhsách nhân sự có triển vọng, dự kiến QH vào chức danh lãnh đạo cơ quan, đơn

vị để đưa ra lấy ý kiến giới thiệu

+ QH cán bộ lãnh đạo, quản lý các phòng, ban và tương đương thuộchuyện (gọi chung là cơ quan, đơn vị):

Bước 1: Tổ chức hội nghị BCH các hội đoàn thể, hội nghị thành viênmặt trận huyện để lấy phiếu giới thiệu nguồn cán bộ QH các chức danh lãnhđạo UBMT, đoàn thể huyện thuộc diện BTVHU quản lý

Bước 2: Tổ chức lấy ý kiến trong Thường trực UBMT huyện, BTV cáchội đoàn thể

Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến trong tập thể chi bộ

Trang 25

Trên cơ sở danh sách nhân sự đã được chuẩn bị, tập thể chi bộ cơ quan

bỏ phiếu quyết định giới thiệu cán bộ QH chức danh thuộc diện BTVHU quảnlý

ủy:

QH

Bước 4: Phê duyệt QH

+ QH BTV, bí thư, phó bí thư các đảng ủy cơ quan trực thuộc Huyện

Bước 1: Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để giới thiệu nguồn:

Bước 2: Tổ chức hội nghị BTV đảng ủy để ghi phiếu giới thiệu nguồn

Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến BCH đảng bộ để thảo luận, ghi phiếu giớithiệu nguồn QH các chức danh

Bước 4: Phê duyệt QH

+ QH các chức danh cán bộ công tác tại các xã, thị trấn thuộc diệnBTVHU quản lỷ:

Bước 1: Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để giới thiệu nguồn

Bước 2: Tổ chức hội nghị BTV đảng ủy để thảo luận, ghi phiếu giớithiệu nguồn QH các chức danh BCH, BTV, bí thư, phó bí thư đảng bộ

Cụ thể như sau:

+ Đối với bổ sung Ủy viên BCH, Ủy viên BTV, Bí thư, Phó Bí thư,Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịchUBND huyện: Các chức danh này thực hiện theo quy định của BTV Tỉnh

Trang 26

ủy Quảng Nam.

+ Đối với trưởng, phó phòng, ban và tương đương thuộc huyện:

Đối với nguồn nhân sự tại chỗ:

Tổ chức hội nghị tập thể lãnh đạo để xem xét, thảo luận thống nhất vềyêu cầu BNCB, nguồn nhân sự, tiêu chuẩn, điều kiện và lấy phiếu kín tín

nhiệm về nhân sự (công bố kết quả kiểm phiếu tại hội nghị).

Tổ chức hội nghị chi bộ và hội nghị cơ quan để thảo luận, phân tích yêucầu về BNCB tại đơn vị, kết quả tín nhiệm ở hội nghị tập thể lãnh đạo và lấy

phiếu kín tín nhiệm về nhân sự (công bố kết quả kiểm phiếu tại hội nghị).

Trên cơ sở kết quả tín nhiệm ở hai hội nghị trên, UBND, Ban Tổ chứcHuyện ủy lập tờ trình, thủ tục, hồ sơ đề nghị BTV Huyện uỷ xem xét cho ýkiến BN

Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác:

Gặp cán bộ được dự kiến điều động, BN để trao đổi ý kiến về yêu cầunhiệm vụ công tác

Trao đổi ý kiến với chi ủy, tập thể lãnh đạo nơi cán bộ đang công tác.Trao đổi ý kiến với chi ủy, tập thể lãnh đạo của cơ quan tiếp nhận cánbộ

Lập tờ trình kèm hồ sơ nhân sự đề nghị Thường trực, BTVHU xem xét,quyết định

+ Đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý cơ quan Mặt trận và cácđoàn thể chính trị-xã hội huyện:

Đối với nguồn nhân sự tại chỗ:

Tổ chức hội nghị cán bộ lãnh đạo để xem xét, thảo luận thống nhất vềyêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện, nguồn nhân sự được QH

Tổ chức hội nghị Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện,BTV đoàn thể chính trị-xã hội để thảo luận, phân tích yêu cầu thực tế về công

Trang 27

tác cán bộ; tiêu chuẩn, điều kiện nguồn nhân sự; kết quả thống nhất ở hội nghịcán bộ lãnh đạo và lấy phiếu tín nhiệm giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín

(công bố kết quả kiểm phiếu tại hội nghị này).

Tổ chức hội nghị chi bộ và hội nghị cơ quan để xem xét, thảo luậnthống nhất về tiêu chuẩn, điều kiện, nguồn nhân sự, kết quả lấy ý kiến giớithiệu nhân sự tại các hội nghị trên và lấy phiếu tín nhiệm giới thiệu nhân sự

bằng phiếu kín (công bố kết quả kiểm phiếu tại hội nghị này).

Tổ chức hội nghị Ủy ban MTTQViệt Nam huyện, BCH các đoàn thểchính trị-xã hội để xem xét, thảo luận thống nhất về tiêu chuẩn, điều kiện,nguồn nhân sự, kết quả lấy ý kiến giới thiệu nhân sự tại các hội nghị trên và

lấy phiếu tín nhiệm về nhân sự (không công bố kết quả kiểm phiếu tại hội nghị này)

Trên cơ sở kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại hội nghị Ủy ban MTTQViệtNam huyện, hội nghị BCH các đoàn thể chính trị-xã hội nêu trên, Thườngtrực Ủy ban MTTQViệt Nam huyện, BTV các đoàn thể lập hồ sơ, thủ tục đề

nghị Thường trực, BTV Huyện uỷ (qua Ban Tổ chức Huyện ủy) xem xét, cho

ý kiến về nhân sự giới thiệu ứng cử Nếu hội nghị có ý kiến khác nhau thì báocáo cụ thể để Thường trực, BTVHU xem xét, quyết định

Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác:

Gặp cán bộ được dự kiến điều động, giới thiệu ứng cử để trao đổi ý kiến

về yêu cầu nhiệm vụ công tác

Trao đổi ý kiến với với chi ủy, tập thể lãnh đạo nơi cán bộ đang côngtác

Trao đổi ý kiến với với chi ủy, tập thể lãnh đạo của cơ quan tiếp nhận

Tổ chức hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, BCH các đoàn thểchính trị-xã hội để xem xét, thảo luận thống nhất về tiêu chuẩn, điều kiện,nguồn nhân sự, kết quả lấy ý kiến giới thiệu nhân sự tại các hội nghị trên và

Trang 28

lấy phiếu tín nhiệm về nhân sự (không công bố kết quả kiểm phiếu tại hội nghị này)

Lập tờ trình đề nghị BTVHU xem xét, quyết định

Khi được BTVHU đồng ý bằng văn bản thì Thường trực Ủy banMTTQViệt Nam huyện và các đoàn thể chính trị-xã hội tổ chức hội nghị Ủyban MTTQ Việt Nam huyện, hội nghị BCH các đoàn thể chính trị-xã hội đểbầu cử theo Luật hoặc theo Điều lệ đã quy định

+ Đối với bổ sung ủy viên BTV, bí thư, phó bí thư đảng ủy, chủ tịch,phó chủ tịch HĐND, UBND, Ủy ban MTTQViệt Nam xã-thị trấn và ủy viênBTV, bí thư, phó bí thư đảng ủy các cơ quan trực thuộc Huyện ủy:

Bước 1: Hội nghị BTV lần 1 để thảo luận và đề xuất về cơ cấu, tiêuchuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự

Bước 2: Hội nghị BCH lần 1 để thảo luận và thống nhất về cơ cấu, tiêuchuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự và tiến hành giới thiệu nhân sựbằng phiếu kín

Bước 3: Hội nghị BTV lần 2 để tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân

sự bằng phiếu kín

Bước 4: Hội nghị cán bộ chủ chốt để trao đổi, thảo luận về cơ cấu, tiêuchuẩn, điều kiện và khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cán bộ Thôngbáo danh sách cán bộ do BTV cấp ủy giới thiệu (ở bước 3); tóm tắt lý lịch, quátrình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh,mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác Ghi phiếu lấy ýkiến

Bước 5: Hội nghị BCH lần 2 để phân tích kết quả lấy phiếu ở các hộinghị và thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín)

Sau khi thực hiện quy trình, BTV đảng ủy lập hồ sơ, thủ tục đề nghịBTVHU xem xét, cho ý kiến về nhân sự giới thiệu ứng cử Sau khi có ý kiến

Trang 29

thống nhất của BTVHU thì tổ chức hội nghị để tiến hành bầu cử theo quyđịnh.

Trang 30

+ Đối với bổ sung bí thư, phó bí thư chi bộ cơ sở:

Chi ủy tổ chức hội nghị (đối với các chi bộ có chi ủy) để xem xét bỏ

phiếu kín giới thiệu nhân sự dự kiến ứng cử (công khai kết quả kiểm phiếu tại hội nghị này).

Tổ chức họp chi bộ để thảo luận việc kiện toàn bổ sung bí thư, phó bíthư và nghe chi ủy báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm giới thiệu nhân sự tạihội nghị chi ủy (hoặc nghe bí thư, phó bí thư giới thiệu nhân sự dự kiến ứng

cử - đối với chi bộ không có chi ủy) để hội nghị xem xét bỏ phiếu kín giới

thiệu nhân sự dự kiến ứng cử (công khai kết quả kiểm phiếu tại hội nghị này).

Căn cứ kết quả biểu quyết tại hội nghị chi bộ, chi ủy, chi bộ lập tờ trìnhbáo cáo Thường trực, BTVHU xem xét chỉ định bổ sung

1.2.3 Nội dung, phương pháp thực hiện chính sách QH, BNCB

BTVHU Quế Sơn là chủ thể chính và chịu trách nhiệm cao nhất trongthực hiện chính sách QH, BNCB thuộc quyền quản lý Trong thực hiện đã tậptrung vào các nội dung, phương pháp trọng tâm sau:

1.2.3.1 Ban hành các văn bản triển khai và tổ chức thực hiện chính sách

Công tác cán bộ nói chung, QH, BNCB nói riêng được các cấp từTrung ương đến cơ sở đặc biệt quan tâm Hệ thống các văn bản chỉ đạo triểnkhai thực hiện công tác QH, BNCB được ban hành kịp thời, chặt chẽ

Cấp Trung ương đã xây dựng và ban hành các văn bản, quy định vềcông tác QH, BNCB như: Quyết định số 68-QĐ/TW, ngày 04-7-2007 củaBCT và Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương vềBNCB và giới thiệu cán bộ ứng cử; Kết luận 12-KL/TW, ngày 22-3-2017 củaBCT về sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định về công tác cán bộ; Quyđịnh 105-QĐ/TW, ngày 19-12-2017 của BCT về phân cấp quản lý cán bộ và

bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày

Trang 31

30/11/2004 của Bộ Chính trị về công tác QH cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Kết luận số 24-KL/TWngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác QH, luân chuyển cán

bộ đến năm 2020 và những năm tiếp theo; Quy định số 98-QĐ/TW ngày07/10/20117 về luân chuyển cán bộ

Cùng với Trung ương, tỉnh Quảng Nam cũng đã ban hành nhiều vănbản quy định và tổ chức thực hiện như: Hướng dẫn số 01-HD/TCTU, ngày22/12/2015 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy về công tác QH cán bộ lãnh đạo, quản

lý giai đoạn 2020 - 2025; Hướng dẫn số 11-HD/TCTU, ngày 05/4/2017 củaBan Tổ chức Tỉnh ủy về sửa đổi, bổ sung một số nội dung về công tác QHcán bộ lãnh đạo, quản lý nêu tại Hướng dẫn số 01-HD/BTCTU, ngày 22-12-

2015 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Quyết định số 2148-QĐ/TU, ngày 14-01-2015của BTV Tỉnh ủy Quảng Nam về việc BN, giới thiệu ứng cử, miễn nhiệm,điều động, luân chuyển đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quảnlý; Quy định số 03-QĐi/TU ngày 10/8/2018 của Tỉnh ủy về phân cấp quản lýcán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cấn bộ ứng cử; Quyết định số 08/2013ngày

16/5/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam về quy định tiêu chuẩn, điều kiện bổnhiệm chức danh trưởng phòng, phó phòng và tương đương thuộc sở, ban ,ngành, UBND huyện, thành phố của tỉnh Quảng Nam; Quyết định số 05/2018ngày 06/6/2018 của UBND tỉnh Quảng Nam về sửa đổi, bổ sung một số quyđịnh tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm chức danh trưởng phòng, phó phòng vàtương đương thuộc sở, ban , ngành, UBND huyện, thành phố của tỉnh QuảngNam theo Quyết định số 08/2013 ngày 16/5/2013 của UBND tỉnh QuảngNam; Quyết định 807-QĐ/TU, ngày 20/02/2012 của Tỉnh ủy Quảng Nam

về ban hành quy định tiêu chuẩn, điều kiện chức danh cán bộ lãnh đạo, qaunr

l các cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh QuảngNam

Trang 32

Cán bộ, công chức, viên chức của huyện Quế Sơn là một bộ phận cán

Trang 33

bộ của cả nước Để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chính sách QH,BNCB phù hợp với thực tiễn, đúng quy định của cấp trên, huyện Quế Sơn đãxây dựng và ban hành kịp thời nhiều văn bản quan trọng: Quyết định số 752-QĐ/HU, ngày 10/4/2015 về bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, miễn nhiệm, điềuđộng, luân chuyển đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý”;Nghị quyết 05-NQ/HU, ngày 28/12/2016 của Huyện ủy về nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện giai đoạn2016-2020 và định hướng đến năm 2025; Kết luận số 49-KL/HU, ngày26/12/2018 của Huyện ủy Quế Sơn về sửa đổi, bổ sung một số nội dung vàtiếp tục thực hiện Nghị quyết 05-NQ/HU, ngày 28/12/2016 của Huyện ủy vềnâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyệngiai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025; Hướng dẫn số 13-HD/HU, ngày 25/10/2017 về hướng dẫn quy trình giới thiệu, BNCB thuộcdiện BTVHU; Quy định số 02- QĐ/HU, ngày 22/10/2018 về phân cấp quản lýcán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; Kế hoạch số 05-KH/HU, ngày25/12/2015 về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2016-2020;Hướng dẫn số 10/HD-HU, ngày

14/3/2013 về công tác QH cán bộ lãnh đạo, quản lý; Hướng dẫn số

20/HD-HU, ngày 14/8/2014 về bổ sung QH cán bộ, công chức xã, phường, thị trấnthuộc Đề án 500, tạo nguồn cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn trên địa bàntỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015-2020 và những năm tiếp theo; Hướng dẫn số01/HD-HU, ngày 22/01/2016 về công tác QH cán bộ lãnh đạo, quản lý giaiđoạn 2020-2025; Hướng dẫn số 08/HD-HU, ngày 24/4/2017 về sửa đổi, bổsung một số nội dung nêu tại Hướng dẫn số 01-HD/HU, ngày 22/01/2016 củaBTVHU về công tác QH cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2020-2025

Nhìn chung, BTVHU Quế Sơn đã xây dựng và ban hành kịp thời, đầy

đủ hệ thống văn bản triển khai và tổ chức thực hiện chính sách QH, BNCB.Đây là cơ sở để triển khai thực hiện đồng bộ, nhất quán từ huyện đến cơ sở

Trang 34

1.2.3.2 Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách

Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách QH, BNCB được Huyện

ủy, HĐND, UBND, Mặt trận và các đoàn thể chính trị-xã hội và các tổ chức

cơ sở đảng từ huyện đến cơ sở chú trọng quan tâm Việc xây dựng các vănbản được lấy kiến rộng rãi, khi cơ quan tham mưu dự thảo xong văn bản thìgửi cho các tổ chức cơ sở đảng, các cơ quan đơn vị tham gia trước khi trìnhHuyện ủy, BTVHU hoàn chỉnh, phát hành

Các văn bản sau khi phát hành được các tổ chức cơ sở đảng phổ biến,quán triệt tại các hội nghị chuyên đề và phổ biến thông qua các phương tiệnthông tin đại chúng của huyện, như: hệ thống loa truyền thanh, bản niêm yếtthủ tục hành chính, hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp của huyện

h t t p: / /h u q u e s o n d c s v n/ , cổng thông tin điện tử huyện

h t t p: // www q u e so n g o v v n /

Ngoài ra huyện còn lồng ghép trong các hội nghị quán triệt, học tậpnghị quyết của Đảng, các hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, hội nghịtổng kết công tác hằng năm…

Việc tổ chức quán triệt và thực hiện đầy đủ các quan điểm, chủ trương,tầm quan trọng, nguyên tắc, căn cứ thực hiện theo chỉ đạo của các cấp là hếtsức cần thiết để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân

có liên quan Tìm hiểu thực tiễn tại huyện cho thấy, các cấp ủy, các cơ quan,đơn vị từ huyện đến cơ sở đều chú trọng đúng mức đến công tác tuyên truyền,phổ biến, quán triệt các văn bản chỉ đạo của các cấp Qua triển khai, quántriệt, nhận thức của cán bộ, đảng viên về công tác QH, BNCB được nâng lênđáng kể, đã tạo được sự đồng thuận, nâng cao trách nhiệm, góp phần nângcao chất lượng thực hiện chính sách QH, BNCB trên địa bàn huyện

1.2.3.3 Phân công, phối hợp trong thực hiện chính sách

Trách nhiệm, thẩm quyền trong thực hiện công tác QH, BNCB được

Trang 35

quy định cụ thể cho các cơ quan: BCH Đảng bộ huyện, BTVHU, Thường trực

Huyện ủy, HĐND huyện, HĐND huyện, các cấp ủy cơ sở đảng trực thuộc Huyện

ủy, Ban Tổ chức Huyện ủy, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy, Ban Tuyên giáo, BanDân vận, Văn phòng Huyện ủy, Phòng Nội vụ huyện

Trong quá trình thực hiện đã gắn trách nhiệm của các cơ quan, quyđịnh rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, tránh được sự đùn đẩy trách nhiệm,chồng lấn nhiệm vụ lẫn nhau

1.2.3.4 Duy trì thực hiện, điều chỉnh chính sách

Khảo sát trong 10 năm qua cho thấy, việc thực hiện chính sách QH,BNCB tại huyện Quế Sơn đã đạt được nhiều thành tựu to lớn Công tácQHCB được thực hiện lần đầu vào năm thứ nhất sau đại hội và điều chỉnh, bổsung hằng năm Việc điều chỉnh, bổ sung QH được thực hiện vào quý I hằngnăm để rà soát bổ sung những cán bộ có triển vọng vào QH và đưa ra khỏi

QH những đồng chí không còn đủ tiêu chuẩn, tín nhiệm thấp; nhân sự QH vàocấp ủy huyện phải có trình độ cao cấp lý luận chính trị Công tác BNCB đượcthực hiện thường xuyên và có sự điều chỉnh cho phù hợp Các bước thực hiệnquy trình BNCB được điều chỉnh, quy định cụ thể thành 5 bước Tiêu chuẩn,điều kiện cũng được điều chỉnh, nhất là tiêu chuẩn về trình độ chuyên mônđối với nhân sự sinh từ ngày 01/01/1976 về sau phải có trình độ đại họcchuyên môn hệ chính quy, nếu không có trình độ đại học chính quy thì phải

có trình độ sau đại học

1.2.3.5 Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách

Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách QH, BNCB hiệnnay của huyện được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả Hằng năm, Ban

Tổ chức Huyện ủy phối hợp với UBKT Huyện ủy tham mưu BTVHU thànhlập các tổ kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các chi, đảng ủy cơ sở thuộchuyện

Trang 36

Thực hiện quy định góp xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vàgiám sát và phản biện xã hội, UBMTTQVN huyện và các đoàn thể chính trị

đã tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về công tác QH,BNCB nên đã góp phần to lớn vào thành công chung trong công tác cán bộcủa huyện

Nhìn chung, huyện Quế Sơn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra,giám sát về điều kiện, tiêu chuẩn, nguyên tắc, quy trình, hồ sơ thủ tục QH,BNCB Qua kiểm tra đã phát huy những ưu điểm, kịp thời phát hiện nhữngsai phạm, thiếu sót trong thực hiện công tác QH, BNCB, góp phần ngăn ngừa,hạn chế tiêu cực trong công tác cán bộ

1.2.3.6 Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện các chính sách

Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy Quảng Nam và chương trình công tác,định kỳ, huyện Quế Sơn đã tổ chức sơ kết, tổng kết về công tác QH, BNCB

để đánh giá những mặt làm được và những mặt làm chưa được, rút ranhững kinh nghiệm trong thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo để đề ra những giảipháp thực hiện có chất lượng hơn, đồng thời đề xuất, kiến nghị các cấp cóthẩm quyền hoàn chỉnh chính sách để thực hiện

Đây là khâu cuối cùng trong trong chu trình thực h iện chính sách

Cùng là địa phương có nhiều điểm tương đồng như huyện Quế Sơn,

Trang 37

nhưng nhờ làm tốt công tác QH, BNCB nên đến nay huyện Thăng Bình, tỉnhQuảng Nam đã có đội ngũ cán bộ được chuẩn hóa, đáp ứng được yêu cầu pháttriển kinh tế-xã hội của huyện Có được kết quả trên là nhờBTVHU rất quantâm và có nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác này.Việc thực hiện công tác QH, BNCB luôn có sự gắn kết nhất định với các khâukhác trong công tác cán bộ Kết quả QH cán bộ ở huyện có tác dụng địnhhướng, làm cơ sở cho khâu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Giữa QH và BNCB có

sự gắn kết chặt chẽ nhau, từng bước khắc phục tình trạng hụt hẫng cán bộ khithực hiện luân chuyển, điều động, đề bạt, bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng

cử Ngoài ra, huyện định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm để rút kinhnghiệm thực hiện trong những năm sau Các bước thực hiện QH, BNCB luônbảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy đầy đủ trách nhiệm cá nhânngười đứng đầu

Khảo sát tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam cho thấy: BTVHU đãlãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ, trong đó có công tác QH,BNCB Đã phát huy đầy đủ thẩm quyền, trách nhiệm của các cấp ủy đảng vàngười đứng đầu trong công QH, BNCB Kịp thời ban hành văn bản quy định

cụ thể tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình nhân sự và cách làm chặt chẽ, dân chủ,minh bạch, công bằng, công tâm, khách quan Công tác bổ nhiệm, giới thiệucán bộ ứng cử đã bám sát quy hoạch, năng lực, sở trường của cán bộ và yêucầu, nhiệm vụ của đơn vị để thực hiện

Kinh nghiệm trong công tác QH, BNCB nêu trên là bài học để huyệnQuế Sơn tham khảo thực hiện công tác QH, BNCB Từ đó rút ra bài học chohuyện Quế Sơn như sau:

Thứ nhất, trong thực hiện công tác cán bộ nói chung, thực hiện chính

sách QH, BNCB nói riêng phải đảm bảo nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạocông tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ Phải nắm vững và thực hiện

Trang 38

nghiêm các quan điểm chỉ đạo về công tác cán bộ, thực hiện nghiêm cácnguyên tắc, quy trình, thủ tục trong công tác QH, BNCB theo nguyên tắc tậptrung dân chủ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của tổ chức và người đứng đầucác tổ chức trong hệ thống chính trị; xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm,giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa người đứng đầu với tập thể lãnh đạotrong thảo luận, đề xuất, quyết định QH, BNCB Đồng thời, cần ngăn chặnbệnh quan liêu, chủ quan, tư tưởng bè phái, cục bộ, gia trưởng và các tiêu cựctrong QH, BNCB.

Thứ hai, phải tạo được nhận thức đúng, đầy đủ, thống nhất về QH,

BNCB Muốn vậy, phải tăng cường công tác tư tưởng, làm cho mọi cán bộ,đảng viên, nhất là người đứng đầu các cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận

Tổ quốc, đoàn thể, quán triệt tốt và nhận thức đúng đắn chủ trương, quanđiểm của Đảng về công tác QH, BNCB

Thứ ba, phải gắn công tác QH, BNCB với các khâu khác trong công tác

cán bộ như đánh giá, QH, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, BNCB.Nếu các khâu này được tiến hành một cách thận trọng, có chất lượng sẽ là cơ

sở nâng cao chất lượng công tác QH, BNCB

Thứ tư, xác định đánh giá cán bộ là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên

để làm cơ sở cho công tác QH, BNCB Ngay đầu nhiệm kỳ và hằng năm, cáccấp ủy từng cơ quan, đơn vị, tiến hành tốt công tác đánh giá cán bộ, chú ýđánh giá cán bộ phải toàn diện, đúng thực chất, đánh giá đúng sở trường, hạnchế và triển vọng phát triển của cán bộ, bám sát tiêu chuẩn chức danh cán bộ.Đánh giá đúng thì phát huy được vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý, ngườiđược đánh giá đúng sẽ phấn khởi và nội bộ đoàn kết, thống nhất Ngược lại,nếu đánh giá sai, QH, BN không đúng cán bộ lãnh đạo, quản lý thì sẽ khôngđáp ứng được yêu cầu công việc

Thứ năm, phải có sự phân công, phân cấp rõ ràng, có sự phối kết hợp

Trang 39

chặt chẽ và nâng cao trách nhiệm của cơ quan Ban Tổ chức Huyện ủy với các

cơ quan liên quan Cọi trọng củng cố, xây dựng cơ quan và đội ngũ cán bộtham mưu về công tác tổ chức cán bộ thật sự đoàn kết thống nhất, trung thực,

có tâm huyết, trách nhiệm với nhiệm vụ tham mưu; có khả năng dự báo tìnhhình và có tầm nhìn chiến lược về xây dựng đội ngũ cán bộ trong tương laicủa huyện

Thứ sáu, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám

sát của BTVHU; phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan tham mưu cấp

ủy, nhất là Ban Tổ chức Huyện ủy và Phòng Nội vụ huyện

Tiểu kết chương 1

Cán bộ diện BTVHU quản lý ở huyện Quế Sơn là những người chịutrách nhiệm chính trong công việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chỉ thị,nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; điều hành côngtác, chỉ đạo cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình để thực hiện cácnhiệm vụ được giao Đây là những người có vị trí vai trò rất quan trọng trong

hệ thống chính trị từ huyện đến các xã-thị trấn

Nhìn tổng thể việc thực hiện chính sách QH, BNCB diện BTVHU quản

lý ở huyện Quế Sơn chính là hệ thống, tổng thể các công việc của BTVHU vàtập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị có liênquan trong thực hiện các chính sách về QH, BNCB, bảo đảm cho công tác cán

bộ đi vào nền nếp, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài

Trang 40

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUY HOẠCH VÀ BỔ NHIỆM CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM

2.1 Khái quát về huyện Quế Sơn và cán bộ diện BTVHU quản lý ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam hiện nay.

2.1.1 Khái quát về huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

+ Từ 25o38’25” - 15o49’51” vĩ độ Bắc

+ Từ 108o06’58” - 108o20’51” kinh độ Đông

- Quan hệ lãnh thổ:

+ Phía Bắc giáp huyện Duy Xuyên

+ Phía Nam giáp huyện Hiệp Đức

+ Phía Đông giáp huyện Thăng Bình

+ Phía Tây giáp huyện Nông Sơn

- Tình hình phát triển kinh tế:

Quế Sơn là một trong những huyện có nền kinh tế phát triển Năm

2017, giá trị sản xuất đạt 1.039,155 tỷ đồng, tăng gấp 1,9 lần so với năm2010

Đại hội Đảng bộ huyện Quế Sơn nhiệm kỳ 2010-2015 và 2015-2020 đãxác định: tăng dần tỷ trọng công nghiệp, thương mại dịch vụ, giảm dần tủytrọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế Năm 2010, tỷ trọng nông - lâm

Ngày đăng: 11/07/2019, 11:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Minh Cương (2009) QH cán bộ lãnh đạo quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: QH cán bộ lãnh đạo quản lý
Nhà XB: Nxb Chính trị quốcgia
2. Vũ Văn Chính (2009) BNCB diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang quản lý giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: BNCB diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giangquản lý giai đoạn hiện nay
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997) Văn kiện Hội nghị lần thứ ba BCH Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba BCH Trungương khóa VIII
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ XI
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016) Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ XII
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
6. Đỗ Phú Hải (2013) Tài liệu học phần đánh giá chính sách công “Đánh giá chính sách công tại Việt Nam: Những vấn đề lí luận và thực tiễn”, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu học phần đánh giá chính sách công “Đánhgiá chính sách công tại Việt Nam: Những vấn đề lí luận và thực tiễn”
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
7. Trần Lưu Hải (2015) "Một số vấn đề về QH, luân chuyển cán bộ - thành tựu, hạn chế và phương hướng, giải pháp khắc phục", Tạp chí Cộng sản, (43) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về QH, luân chuyển cán bộ - thànhtựu, hạn chế và phương hướng, giải pháp khắc phục
8. Trần Đình Hoan (2004) QH cán bộ là một khâu trọng yếu quyết định chất lượng công tác cán bộ, Kỷ yếu đề tài cấp nhà nước, Ban Tổ chức Trung ương, Hà Nội. Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: QH cán bộ là một khâu trọng yếu quyết địnhchất lượng công tác cán bộ
9. Lê Trung Hồ (2014) QH cán bộ huyện diện Ban Thường vụ tỉnh ủy Kiên Giang quản lý giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: QH cán bộ huyện diện Ban Thường vụ tỉnh ủy KiênGiang quản lý giai đoạn hiện nay
10. Huyện ủy Quế Sơn (2013) Hướng dẫn số 10/HD-HU, ngày 14/3/2013 về công tác QH cán bộ lãnh đạo, quản lý, Quế Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn số 10/HD-HU, ngày 14/3/2013 vềcông tác QH cán bộ lãnh đạo, quản lý
11. Huyện ủy Quế Sơn (2014) Hướng dẫn số 20/HD-HU, ngày 14/8/2014 về bổ sung QH cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thuộc Đề án 500, tạo nguồn cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015-2020 và những năm tiếp theo, Quế Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn số 20/HD-HU, ngày 14/8/2014 vềbổ sung QH cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thuộc Đề án 500, tạonguồn cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Namgiai đoạn 2015-2020 và những năm tiếp theo
12. Huyện ủy Quế Sơn (2015) Kế hoạch số 05-KH/HU, ngày 25/12/2015 về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2016-2020, Quế Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: ) Kế hoạch số 05-KH/HU, ngày 25/12/2015 vềluân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2016-2020
13. Huyện ủy Quế Sơn (2016) Hướng dẫn số 01/HD-HU, ngày 22/01/2016 về công tác QH cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2020-2025, Quế Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn số 01/HD-HU, ngày 22/01/2016về công tác QH cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2020-2025
14. Huyện ủy Quế Sơn (2017), Hướng dẫn số 08/HD-HU, ngày 24/4/2017 về sửa đổi, bổ sung một số nội dung nêu tại Hướng dẫn số 01-HD/HU, ngày 22/01/2016 của BTVHU về công tác QH cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2020-2025, Quế Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Hướng dẫn số 08/HD-HU, ngày 24/4/2017 vềsửa đổi, bổ sung một số nội dung nêu tại Hướng dẫn số 01-HD/HU, ngày22/01/2016 của BTVHU về công tác QH cán bộ lãnh đạo, quản lý giaiđoạn 2020-2025
Tác giả: Huyện ủy Quế Sơn
Năm: 2017
15. Huyện ủy Quế Sơn (2015) Quyết định số 752-QĐ/HU, ngày 10/4/2015 về BN, giới thiệu ứng cử, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý”, Quế Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 752-QĐ/HU, ngày 10/4/2015về BN, giới thiệu ứng cử, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển đối vớicán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý”
16. Huyện ủy Quế Sơn (2013) Nghị quyết 05-NQ/HU, ngày 28/12/2016 của Huyện ủy về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025, Quế Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết 05-NQ/HU, ngày 28/12/2016 củaHuyện ủy về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chứctrên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025
17. Huyện ủy Quế Sơn (2018) Báo cáo số 241-BC/HU, ngày 15/3/2018 về tổng kết công tác QH, luân chuyển, phân cấp quản lý cán bộ, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, Quế Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 241-BC/HU, ngày 15/3/2018 vềtổng kết công tác QH, luân chuyển, phân cấp quản lý cán bộ, bổ nhiệm,giới thiệu cán bộ ứng cử
18. Nguyễn Thị Lan (2005) Công tác QH tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý của Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác QH tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lýcủa Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp
20. Lê Xuân Lịch (2017) "Công tác QH cán bộ - 20 năm nhìn lại", Tạp chí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác QH cán bộ - 20 năm nhìn lại
21. Lê Văn Lý (1999) "Quan niệm khoa học về QH cán bộ - lịch sử và quá trình tiếp cận vấn đề", Tạp chí thông tin lý luận, (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm khoa học về QH cán bộ - lịch sử và quátrình tiếp cận vấn đề

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w