PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH BA
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
"… Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấycũng không vừa” Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũngdần phôi pha Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vìthua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như tivi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet Nhiều gia đìnhgiàu có thay tủ sách bằng tủ rượu các loại Các thư viện lớn của các thành phố haycủa tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại…
Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọcsách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúcchăn trâu, lúc chờ xe bus Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người mộtquyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v càng khiến chúng ta thêm yêumến và khâm phục Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máytính hay cái điện thoại di động Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trongcuộc sống phẳng hiện nay ”
(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại)
1 Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích.
2 Vì sao tác giả lại cho rằng: cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách
cũng dần phôi pha ?
3 Hãy viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 câu) nêu rõ tác dụng của việc đọc sách.
Câu 2 (12,0 điểm)
Nhà văn Nga Lê-ô-nit Lê-ô-nốp cho rằng:
Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nộidung.
Qua bài thơ “Đồng chí” (Chính Hữu – SGK Ngữ văn 9, tập 1), em hãy làmsáng tỏ ý kiến trên.
Hết
Họ tên thí sinh: ……… Số báo danh: ……… Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.
Trang 2HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆNNăm học: 2018 -2019
Môn: Ngữ văn
1 Nội dung của đoạn trích:
Thực trạng trong xã hội hiện nay, mọi người thờ ơ, không quan tâmđến sách và không hứng thú đọc sách Song, sách vẫn vô cùng cầnthiết, không thể thiếu trong cuộc sống.
1,0 đ
2 Tác giả cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo”
đọc sách cũng dần phôi pha, vì:
- Mọi người thường bị cuốn hút bởi những nội dung giải trí khác quacác phương tiện nghe nhìn hiện đại như ti vi, Ipad, điện thoại Smart,sách báo điện tử trên Internet…
- Ở thời đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tínhhoặc mở điện thoại di động đã có thể tiếp cận rất nhiều thông tin, tạibất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào
2,0 đ
3 HS viết đoạn văn (khoảng 6 - 8 câu), nêu tác dụng của việc đọc
sách (có thể hướng tới những ý cơ bản sau):
+ Giúp mở mang tầm hiểu biết, cung cấp những tri thức về mọi lĩnhvực đời sống, xã hội.
+ Bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm; làm cho đời sống tinh thần mỗingười thêm phong phú.
+ Hướng con người đến với những giá trị chân - thiện - mỹ; biết yêucái tốt, ghét cái xáu…
+ Giúp xua tan căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống…(HS cần lấy những ví dụ cụ thể)
5,0 đ
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Có kĩ năng nghị luận về một vấn đề lí luận văn học; biết phân tích,tổng hợp, cảm thụ tác phẩm gắn với vấn đề lí luận văn học…
- Bố cục hợp lí, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả,dùng từ, ngữ pháp.
- Văn viết trong sáng, có cảm xúc.
* Yêu cầu về kiến thức:A Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề, nêu ý kiến của nhà văn Nga Lê-ô-nit Lê-ô-nốp
- Nêu phạm vi nghị luận (bài thơ Đồng chí của Chính Hữu)
1,0 đ
B Thân bàiI Khái quát1 Giải thích:
- Nội dung của tác phẩm là đề tài được phản ánh, là những vấn đề vềcuộc sống, con người, xã hội … được đề cập trong tác phẩm.
3,0
Trang 3- Hình thức của tác phẩm thể hiện qua cách thức mà nhà văn sửdụng để truyền tải nội dung đến người đọc Đó là hệ thống các yếutố, bao gồm: thể loại, kết cấu, bố cục, hình ảnh, từ ngữ, các thủ phápnghệ thuật…
- Phát minh, khám phá: là sự tìm tòi, phát hiện những cái mới lạ.Thể hiện ở việc tìm ra vấn đề nổi bật trong đời sống; chọn lựa cáchthức thể hiện nội dung, đề tài đã khám phá một cách mới mẻ, độcđáo…
+ Vì sao mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và mộtkhám phá về nội dung? Bởi có như vậy mới thể hiện được sự sáng
tạo của mỗi nhà văn; là thước đo để đánh giá giá trị, sức sông của tácphẩm và tài năng của tác giả Văn chương nói riêng và nghệ thuậtnói chung không chấp nhận sự sao chép, dập khuôn máy móc Nhàvăn phải là người biết “khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạonhững gì chưa có” (Nam cao).
Chính sự sáng tạo nghệ thuật của mỗi nhà văn sẽ làm cho cuộc sốngđược soi chiếu ở nhiều chiều, hiện lên một cách sinh động, chânthực.
=> Nhận định khẳng định sự sáng tạo là yêu cầu quan trọng đối vớingười cầm bút Trước cuộc sống, nhà văn phải luôn trăn trở tìm tòi,khám phá, đổi mới …để có những tác phẩm có giá trị đặc sắc.
2 Vài nét về tác giả và bài thơ Đồng chí
- Tác giả: Chính Hữu, nhà thơ trưởng thành từ kháng chiến chống
Pháp, thường viết về người lính; ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc;hình ảnh thơ chân thực, giản dị…
- Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác năm 1948- giai đoạn đầu cuộc kháng
chiến chống Pháp
- Phát minh về hình thức và khám phá về nội dung qua bài thơ: Là
những phát hiện, khám phá về tình đồng chí và vẻ đẹp người línhtrong kháng chiến chống Pháp; được thể hiện qua sự sáng tạo độcđáo, đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
II Chứng minh
1 Bài thơ thể hiện sự khám phá về nội dung
a Bài thơ là định nghĩa cảm động về tình đồng chí, đồng độithắm thiết sâu nặng của những người lính cách mạng.
(HS lấy dẫn chứng, phân tích)- Cội nguồn của tình đồng chí:
+ Bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân: Họ đều lànhững người nông dân mặc áo lính, ra đi từ những miền quê nghèo.+ Cùng chung nhiệm vụ, lí tưởng.
+ Cùng chia ngọt sẻ bùi; chung những gian nan, vất vả
=> Sự tương đồng về giai cấp, nhiệm vụ, lí tưởng đã làm cho họ những người xa lạ, không quen biết xích lại gần nhau, hiểu nhau, trở
-6,0 đ
Trang 4thành đồng đội thân thiết, gắn bó.
- Biểu hiện của tình đồng chí:
+ Thấu hiểu tâm tư, nỗi lòng của nhau
+ Cùng chịu đựng, sẻ chia, vượt qua những gian lao thiếu thốn nơichiến trường
+ Cùng sát cánh bên nhau trong chiến đấu
=> Tình đồng chí, đồng đội đã tạo nên sức mạnh giúp người línhvượt qua gian khổ, khó khăn, thiếu thốn; tạo nên sức mạnh, giúpngười lính vững vàng, chủ động trong chiến đấu.
b Bài thơ cũng khắc họa chân thực hình ảnh người lính giaiđoạn đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp bình dị màcao cả.
(HS lấy dẫn chứng, phân tích)
- Lí tưởng cách mạng cao đẹp:
+ Họ vốn là những người nông dân một thời gắn bó với ruộng đồng.Khi đất nước có giặc ngoại xâm, họ sẵn sàng từ biệt quê hương đểlên đường đánh giặc.
+ Họ sẵn sàng để lại ruộng nương, nhà cửa… (tài sản quí giá, có ýnghĩa lớn lao với người nông dân), lên đường với thái độ dứt khoát.=> Họ đã đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích của cá nhân; thểhiện lòng yêu nước, quyết tâm ra đi bảo vệ Tổ quốc.
- Dũng cảm vượt qua mọi khó khăn gian khổ, tràn đầy tinh thầnlạc quan, có tâm hồn lãng mạn:
+ Cho dù còn biết bao khó khăn, thiếu thốn, họ vẫn vững lòng vượtqua tất cả với nghị lực phi thường và lòng lạc quan bất tận với hình
ảnh “Miệng cười buốt giá” Nụ cười ấm cả không gian giá lạnh, sưởi
ấm lòng nhau, truyền cho nhau niềm tin, sức mạnh.
+ Không chỉ vậy họ còn cảm nhận được vẻ đẹp thơ mộng của thiên
nhiên trong hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt Hình ảnh“ Đầu súngtrăng treo” vừa thực vừa lãng mạn, gợi nhiều liên tưởng sâu xa.
Súng và trăng là gần và xa, là chiến tranh khốc liệt và thanh bìnhtrong sáng, là hiện thực và mơ mộng, là chiến sĩ và thi sĩ
=> Hình ảnh súng và trăng gợi vẻ đẹp tâm hồn của người lính vừarắn rỏi, kiên cường trong ý chí vừa lãng mạn, giàu chất thơ trongtâm hồn, chất chiến sĩ hài hòa với tâm hồn thi sĩ Vẻ đẹp ấy đã trởthành biểu tượng cao quí của người lính thời kháng chiến.
- Tình đồng chí, đồng đội thắm thiết bền chặt
Từ những phương trời xa lạ, những người lính cùng tụ họp trongquân ngũ Tình đồng chí, đồng đội ở họ được nảy nở và ngày càngbền chặt trong sự chan hòa, sẻ chia mọi gian lao thiếu thốn; cùng sátcánh bên nhau trong chiến đấu.
=> Tình đồng chí, đồng đội là tình cảm thiêng liêng của người lính.
2 Bài thơ là phát minh về nghệ thuật
Trang 5- Thể thơ tự do với sự biến hóa linh hoạt của các tiếng trong cácdòng thơ, góp phần tạo nhạc điệu, phù hợp việc bộc lộ cảm xúc.- Bút pháp tả thực, không cường điệu tô vẽ, không nhấn mạnh cái
phi thường như một số sáng tác cùng thời (như Tây Tiến- QuangDũng, Ngày về - Chính Hữu ) mà chủ yếu khai thác cái đẹp và chất
thơ trong cái bình thường, giản dị.- Kết cấu bài thơ độc đáo:
+ Cả bài thơ chia hai đoạn, ở mỗi đoạn sức nặng tư tưởng, cảm xúcđược dẫn dắt đồn tụ vào một số dòng thơ gây ấn tượng (VD: dòng 7,17, 20)
+ Cặp đại từ: anh- tôi được sử dụng sáng tạo, hiệu quả: Khi đứngriêng lẻ, từng câu: “Quê hương anh/ Làng tôi”, gợi những điểmtương đồng Khi được gộp chung lại trong một dòng thơ “ Anh vớitôi” gợi sự gắn bó sẻ chia, cùng gánh vác việc nước Tất cả nhằm
khắc họa tình đồng chí, đồng đội ngày một sâu nặng, gắn bó bềnchặt của những người lính.
- Ngôn ngữ thơ mộc mạc giản dị, cô đọng hàm súc, gần với lời ăntiếng nói hàng ngày
- Hình ảnh vừa hiện thực vừa lãng mạn; mang tính biểu tượng, gợi
nhiều liên tưởng (cặp hình ảnh “ Súng- trăng”)
III Tổng hợp, đánh giá
- Nội dung và hình thức bài thơ thống nhất, hài hòa Sự khám phá vẻđẹp người lính thời kì kháng chiến chống Pháp và sự sáng tạo nghệthuật đã tạo nên vẻ đẹp hoàn thiện cho bài thơ; khẳng định giá trị sâusắc và sức sống lâu bền của bài thơ Đồng chí trong lòng người đọc.- Bài thơ là một trong những thành công sớm nhất của thơ ca viết vềngười lính, đặc biệt đã góp phần mở ra khuynh hướng khai thác chấtthơ, vẻ đẹp của người lính trong cái bình thường, giản dị, trở thànhmột trong những bài thơ đi cùng năm tháng (Liên hệ với một số bàithơ viết về người lính)
- Bài học:
+ Nhà văn (người cầm bút) phải luôn nỗ lực, không ngừng tìm tòi,khám phá cuộc sống; đổi mới, sáng tạo để tạo nên những tác phẩmchân chính, có chỗ đứng vững chắc trong lòng độc giả; tạo dấu ấnriêng về phong cách của nhà văn; góp phần làm phong phú diện mạovăn học đất nước.
+ Người đọc tự trau dồi năng lực cảm thụ văn chương, chủ động
khám phá vẻ đẹp của tác phẩm, trở thành người đồng sáng tạo cùng