1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp dạy học phân hóa trong môn toán nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo cho HS lớp 5

33 289 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 488,5 KB

Nội dung

Phân hóa nhóm đối tượng trong thiết kế kế hoạch bài dạy môn Toán phù hợp với khả năng của từng đối tượng học sinh lớp 5 103.4.. Mục đích dạy học phân hóa trong dạy học môn Toán ở lớp 5:

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC PHÂN HÓA TRONG MÔN TOÁN NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ

ĐỘNG, SÁNG TẠO CHO HỌC SINH LỚP 5

Người thực hiện: Chu Quốc Huy Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nga Phú SKKN thuộc lĩnh mực: Môn Toán

Trang 2

3.3 Phân hóa nhóm đối tượng trong thiết kế kế hoạch bài dạy môn

Toán phù hợp với khả năng của từng đối tượng học sinh lớp 5 103.4 Sử dụng linh hoạt nhiều kĩ thuật tổ chức hoạt động nhóm trong

3.5 Kết hợp nhiều hình thức kiểm tra môn Toán để chẩn đoán phân

loại đối tượng và nâng cao nhận thức cho học sinh theo trình độ 16

Trang 3

I MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (năm 2001) đã khẳngđịnh: “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”, “phát triển giáo dục và đàotạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa” Qua đây, ta thấy được sứ mệnh cao cả của sự nghiệp giáodục trong việc phát triển nguồn nhân lực – nhân tố quyết định mọi thành công;góp phần thúc đẩy quá trình phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và conngười Việt Nam

Trong điều 2.5, Luật giáo dục (6 – 2005) đã chỉ rõ: “Phương pháp giáodục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của ngườihọc, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mêhọc tập và ý chí vươn lên” Điều 28.2 còn ghi: “Bồi dưỡng phương pháp tự học,khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thựctiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”

Nhưng thực tế cho thấy, giáo dục nhằm đến sự bình quân về nhân cách;tất cả theo một khuôn mẫu, nếu có trường hợp vượt ra, lại dùng biện phápnghiệp vụ để đưa vào khuôn phép Trong nhà trường, giáo viên quan tâm trướchết tới việc hoàn thành trách nhiệm của mình là truyền đạt cho hết nội dung quyđịnh trong chương trình, cố gắng làm cho học sinh hiểu và nhớ những điều giáoviên giảng Cách dạy này phát sinh lối học thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịusuy nghĩ, cho nên đã hạn chế chất lượng, hiệu quả dạy và học, không đáp ứngyêu cầu phát triển năng động của xã hội hiện đại Do đó việc đổi mới phươngpháp dạy học là cấp bách và vô cùng cần thiết

Vậy đổi mới như thế nào? Đó là sự nâng cao, cải tiến, bổ sung, phối hợpnhiều phương pháp, là sự khai thác những yếu tố tích cực của phương pháp dạyhọc truyền thống; sử dụng chúng một cách hợp lí, có hiệu quả trong sự kết hợphài hòa với các phương pháp dạy học hiện đại để từ đó góp phần nâng cao chấtlượng, hiệu quả của việc dạy – học Để phát triển nền giáo dục bên cạnh việc đổimới phương pháp giáo dục còn phải thay đổi hẳn quan niệm về mỗi cá nhân conngười, thay đổi hẳn cách nhìn nhận, đánh giá về mỗi học sinh - tuân theo quyluật phát triển tự nhiên, bền vững

Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo thực hiện tốt tất cả các mục đích dạy học,đồng thời khuyến khích phát triển tối đa và tối ưu những khả năng của từng cánhân trên cơ sở kết hợp giữa giáo dục “đại trà” với giáo dục “mũi nhọn”, giữaphổ cập với nâng cao trong dạy học, phương pháp dạy học phân hóa xuất hiện

Dạy học phân hoá được coi là một xu hướng dạy học không truyền thống

Đó là một phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực học tập của họcsinh Không có một phương pháp dạy học nào là tối ưu, mỗi phương pháp đều

có những giá trị riêng Tính hiệu quả hay không hiệu quả của mỗi phương phápphụ thuộc vào người sử dụng biết phát triển và thích nghi nó đến mức độ nào.Nếu các phương pháp được kết hợp và bổ sung cho nhau thì cách dạy học ấy sẽphù hợp được với đối tượng học đa dạng, tránh được sự nhàm chán và tạo ra sự

Trang 4

năng động trong cách nghĩ cách làm của học sinh Dạy học phân hoá, có thể sửdụng kết hợp được với nhiều phương pháp dạy học khác như: Dạy học nêu vấn

đề, dạy học theo nhóm, dạy học trực quan, Sự vận dụng linh hoạt, hợp lý cácphương pháp sẽ đem lại thành công trong bài giảng của thầy và đạt được hiệuquả cao nhất trong học tập của trò

Dạy học phân hoá là một quan điểm dạy học tập trung vào việc thiết kếgiảng dạy xuất phát từ tình hình thực tế của học sinh, dựa vào đặc điểm cá nhân,tâm lí, sinh lí, nhu cầu, động cơ, hứng thú, nguyện vọng, điều kiện hoàn cảnh của các em mà tìm cách dạy cho phù hợp, giúp cho mọi học sinh đều có cơ hộiphát triển toàn diện năng lực tiềm tàng của bản thân

Đặc thù của dạy học phân hóa là dạy sao cho vừa sức với đối tượng: Họcsinh ở mức độ hoàn thành tốt thì dạy sao cho các em hứng thú, đam mê với việchọc; Đối với học sinh ở mức độ hoàn thành thì tạo động lực để các em vươn lên;Với học sinh ở mức chưa hoàn thành thì phải bù đắp được chỗ hổng về kiến thức

để các em lĩnh hội được những kiến thức cơ bản

Trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường, môn Toán có

vị trí vô cùng quan trọng; vai trò của nó còn được khẳng định rõ ràng trong đờisống và cả các ngành khoa học khác – tất cả các môn khoa học đều nghiên cứu

dựa trên nền tảng của toán học Bản thân tôi luôn trăn trở: làm sao giúp học sinh

nắm được một cách chính xác, vững chắc, có hệ thống những kiến thức và kỹnăng toán học phổ thông cơ bản hiện đại, sát với thực tiễn; sao cho các em cóthể phát huy tối đa năng lực học tập, tính tích cực của bản thân

Đây cũng chính là những lí do tôi đã mạnh dạn, đi sâu tìm hiểu về “Một

số biện pháp dạy học phân hóa trong môn Toán nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh lớp 5.”

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số biện pháp dạy học phân hóa trong môn Toán nhằm pháthuy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh lớp 5

3 Đối tượng nghiên cứu

Quá trình dạy học Toán lớp 5 ở Tiểu học Nga Phú, Nga Sơn, Thanh Hóa

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp phân tích- tổng hợp lý thuyết: Thông qua các tài liệusách, báo, tạp chí và các tài liệu khác để phân tích và tổng hợp lý thuyết liênquan đến đề tài nhằm thu thập thông tin cần thiết

4.2 Phương pháp phân loại - hệ thống hóa lý thuyết: Trên cơ sở phân loại,

hệ thống hóa lý thuyết cần thiết để làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề

4.3 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn nhằm xây dựng cơ sở thựctiễn và kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp được đề xuất: Sử dụngphương pháp điều tra; quan sát; nghiên cứu sản phẩm hoạt động và phương phápthực nghiệm sư phạm

4.4 Phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu thu được

2

Trang 5

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

- Học sinh trong cùng độ tuổi vừa có sự giống nhau, lại vừa có sự khácnhau về khả năng tư duy, nhân cách và hoàn cảnh gia đình (nề nếp gia đình, khảnăng kinh tế, nhận thức của cha mẹ về giáo dục, )

Theo tác giả Nguyễn Bá Kim, dạy học phân hóa có thể được thực hiệntheo hai hướng: “dạy học phân hóa trong” và “dạy học phân hóa ngoài” Dạyhọc phân hóa trong (hay còn gọi là phân hóa nội tại) là sử dụng những biệnpháp phân hóa thích hợp với các đối tượng khác nhau trong cùng một lớp học,trong cùng khoảng thời gian, đảm bảo thống nhất một chương trình và kế hoạchdạy học Nhìn bề ngoài “dạy học phân hóa trong” không có gì khác biệt so vớicác lớp học thông thường “Dạy học phân hóa ngoài” là sử dụng những biệnpháp phân hóa thích hợp để phân hóa rõ rệt về nội dung và cả hình thức tổ chứcdạy học, tức là hình thành những nhóm ngoại khóa, lớp chọn, trường chuyên, sửdụng chương trình chuyên biệt, nội dung và kế hoạch dạy học không lệ thuộcchặt chẽ vào SGK

Trong thực tiễn dạy học hiện nay, thường có hai hình thức dạy học phânhóa gọi là “dạy học phân hóa trung gian” và “dạy học phân hóa bộ phận” Dạyhọc phân hóa trung gian là dạy học phân hóa dựa trên sự thống nhất của mụctiêu dạy học cho tất cá các đối tượng học sinh Học sinh có thể chọn một mônhọc hay lĩnh vực học tập mà mình ưa thích hoặc có sở trường để học chuyên sâutheo chương trình và tài liệu riêng Hình thức này ở tiểu học được gọi là dạy họctheo chương trình tự chọn Dạy học phân hóa bộ phận là dạy học phân hóa diễn

ra ở cấp độ tổ chức hoạt động dạy học Trong cùng một nội dung học tập, giáoviên vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo cơ hội chohọc sinh được học tập phù hợp với nhịp độ phát triển của cá nhân, nhằm đạt hiệuquả học tập cao nhất ở mỗi học sinh Như vậy có thể coi dạy học phân hóatrung gian là một cấp độ của dạy học phân hóa ngoài và dạy học phân hóa bộphận là một cấp độ của dạy học phân hóa trong

Trong phạm vi của sáng kiến, tôi chỉ đề cập đến những hình thức phânhóa ở cấp vi mô, hay còn gọi là phân hóa nội tại (phân hóa trong, phân hóa theotrình độ)

Phân hóa nội tại là dùng những biện pháp phân hóa thích hợp trongmột lớp học, thống nhất với cùng một kế hoạch học tập, cùng một chương

Trang 6

trình và sách giáo khoa; dựa trên những khác biệt về năng lực, sở thích, cácđiều kiện học tập sao cho từng người học có thể phát triển tốt nhất.

Tiến hành dạy học phân hóa cần dựa trên những tư tưởng chủ đạo dướiđây:

- Lấy trình độ phát triển chung của HS trong lớp làm nền tảng

- Tìm cách đưa diện yếu kém lên trình độ chung

- Tìm cách đưa diện khá, giỏi đạt những yêu cầu nâng cao trên cơ sở đạtđược những yêu cầu cơ bản

Như vậy, dạy học phân hóa cần được xây dựng thành một kế hoạch lâudài có hệ thống, mục tiêu rõ ràng và cụ thể

Bên cạnh đó, sự phát triển tâm lý của học sinh tiểu học theo quy luậtkhông đồng đều: Trong cùng một lứa tuổi, khả năng và sự phát triển trí tuệ củacác em không giống nhau, hứng thú, nhu cầu, động cơ học tập… cũng khácnhau, chưa kể đến các khác biệt về môi trường xă hội, gia đình và các điều kiệnhọc tập Sự khác biệt này tạo nên bộ mặt riêng biệt trong đời sống tâm lý củahọc sinh "Trong một lớp học có 50 học sinh thì có 50 sự khác biệt” Dựa trênđặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, mục đích quan trọng là tạo ra động cơhọc tập của mỗi cá nhân học sinh đó là sự hứng thú Để đạt được sự hứng thúcho mỗi học sinh có nhiều yếu tố trong đó đảm bảo tính vừa sức là yếu tố quantrọng nhất Vận dụng dạy học phân hoá có nhiều ưu thế để giáo viên tác độngđến từng đối tượng học sinh

2 Thực trạng của vấn đề:

2.1 Thuận lợi:

2.1.1 Thuận lợi chung:

- Được sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của lãnh đạo cấp trên, của ban giámhiệu nhà trường

- Được sự hỗ trợ của hội cha mẹ học sinh, của các đoàn thể trong và ngoàinhà trường

- Nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho các lớp có đầy đủ phònghọc, bàn ghế khang trang, phòng học thoáng mát, nhà vệ sinh sạch sẽ

- Nhiều gia đình, phụ huynh rất quan tâm đến việc học của con em mình.Một số em có ý thức tự giác, luôn tích cực, chủ động trong học tập như: PhạmThị Khánh Ly, Mai Yến Nhi, Trịnh Linh An, Nguyễn Ngọc Mai, Lê Trịnh KimAnh, Nguyễn Thị Thúy Hiền,

2.1.2 Thuận lợi đến từ phương pháp dạy học phân hóa:

- Dạy học phân hóa phù hợp với quy luật phát triển nhận thức và hìnhthành các đặc điểm tâm sinh lý của học sinh

- Dạy học phân hóa là cần thiết và phù hợp với xu thế chung của thế giới

- Mỗi phương pháp dạy học đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định.

Trong các phương pháp dạy học toán thì phân hóa là một phương pháp rất tốt đểthực hiện các mục tiêu giáo dục

- Dạy học phân hóa gây được hứng thú học tập cho mọi đối tượng họcsinh

4

Trang 7

- Dạy học phân hóa phát huy tốt khả năng cá thể hoá hoạt động nhận thức

của học sinh

- Dạy học phân hóa với các pha phân hóa giúp học sinh độc lập trong học

tập (làm việc độc lập với phiếu học tập) và phát huy được tính sáng tạo

Như vậy, vận dụng dạy học phân hóa giúp học sinh được học tập vừa sức,hạnh phúc với sự phát triển của bản thân; tạo được hứng thú cần thiết cho cácem; giúp các em học tập tự giác với các hoạt động độc lập từ đó có những sángtạo của riêng mình trong quá trình học tập

2.2 Khó khăn:

2.2.1 Khó khăn trong việc áp dụng phương pháp dạy học phân hóa:

Dù có rất nhiều ưu điểm nhưng không có phương pháp giáo dục nào làvạn năng và dạy học phân hóa sẽ tồn tại nhiều mặt ảnh hưởng tới thực trạng vậndụng nó vào trong quá trình giảng dạy như:

- Hầu hết giáo viên đều nhận thấy cần phải thực hiện dạy học phân hóatrong môn Toán ở tiểu học, nhưng trong thực tế, nhiều giáo viên thỉnh thoảngmới thực hiện dạy học phân hóa Một bộ phận không nhỏ giáo viên vẫn còn thựchiện dạy học đồng loạt, chưa thực sự phát huy tiềm năng của học sinh Tỉ lệ giáoviên nhận thức đúng về những thuận lợi và khó khăn khi vận dụng dạy học phânhóa nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh là chưa cao Việc lên kếhoạch và tổ chức giảng dạy cũng như áp dụng các biện pháp dạy học phân hóa cònđơn điệu và mờ nhạt

- Sĩ số lớp học hiện nay khá đông (mỗi lớp thường trên dưới 30 HS), nênviệc dạy học phù hợp với từng đối tượng HS rất khó Chưa kể đến việc HS cóthể học tốt môn này nhưng chưa tốt môn khác nên cần phải có nhiều cách chianhóm, phân loại đối tượng HS phù hợp theo từng môn học

- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn; thiếu chương trình, tài liệu tham khảo;thiếu phương tiện kĩ thuật, đồ dùng dạy học,

- Trình độ đào tạo và năng lực sư phạm của đội ngũ GV tiểu học hiện naychưa đồng đều, chưa có nhiều GV có năng lực và kinh nghiệm trong việc dạyhọc phân hóa

- GV tiểu học phải dạy nhiều môn nên khó khăn trong việc chuẩn bị kếhoạch bài dạy theo định hướng phân hóa

- Có thể xuất hiện những biểu lộ mất tự tin hay mặc cảm về tâm lí đối với

HS khi bị xếp vào nhóm yếu, kém cũng như tâm lí lo lắng của phụ huynh HS

2.2.2 Khó khăn do điều kiện thực tế của lớp:

- Nga Phú là một xã thuần nông với 64% dân số theo đạo thiên chúa, sốhọc sinh theo đạo của lớp chiếm 48,6% Đó là khó khăn không nhỏ, ảnh hưởngđến việc học của học sinh do các em phải tham gia các hoạt động của nhà thờ

- Điều kiện kinh tế của địa phương còn thấp, tỉ lệ % hộ nghèo, tỉ lệ tăngdân số còn cao, chất lượng cuộc sống chưa được cải thiện nhiều Chính vì thế,nhiều gia đình bố mẹ phải đi làm ăn xa, để con cái ở nhà với ông bà nên không

có điều kiện trông nom nhắc nhở con cái như em: Mai Văn Bình, Mai Thùy

Trang 8

Dung, Trần Thị Thanh Hằng, Nguyễn Đức Tuyên, Nguyễn Văn Duy, Đinh NgọcHuy,

- Phong trào học tập của địa phương chưa thực sự phát triển

3 GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

3.1 Tìm hiểu về quá trình dạy học phân hóa trong dạy học môn Toán

ở lớp 5

3.1.1 Mục đích dạy học phân hóa trong dạy học môn Toán ở lớp 5:

Dạy học phân hoá trong dạy học Toán được coi là một hướng đổi mớiphương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của họcsinh được hiểu là quá trình giáo viên tổ chức và hướng dẫn các hoạt động họctập của học sinh bao gồm:

- Huy động mọi khả năng của từng học sinh để tự học sinh tìm tòi, khámphá ra những nội dung mới

- Phân hoá học sinh theo trình độ nhận thức, giao nhiệm vụ phù hợp vớitừng nhóm đối tượng tạo điều kiện để học sinh tự phát hiện ra các tình huống cóvấn đề, tự mình hoặc cùng các bạn trong nhóm, trong lớp lập kế hoạch hợp lýnhất để giải quyết vấn đề

- Tập trung mọi cố gắng để phát triển năng lực, sở trường của mỗi cánhân, tạo cho học sinh có niềm tin và niềm vui trong học tập

Dạy học phân hoá trong dạy học Toán khuyến khích giáo viên chủ động

và sáng tạo trong nghề nghiệp đồng thời yêu cầu họ phải trân trọng mọi cố gắng,mọi sáng tạo cũng như sự tiến bộ của từng học sinh Kết quả của cách dạy học

1 Xem phần phụ lục 1

6

Trang 9

đó không chỉ góp phần hình thành cho học sinh các kiến thức, kỹ năng và thái

độ cần thiết, mà còn xây dựng cho học sinh lòng nhiệt tình say mê trong học tập

và có một phương pháp học tập đúng đắn từ đó tạo ra động cơ trong học tập.Như một nhà triết học cổ Hy Lạp đã nói: “Dạy học không phải là chất đầy vào

một cái thùng rỗng mà là làm bừng sáng lên những ngọn lửa”.

3.1.2 Cách thức dạy học phân hóa trong dạy học Toán ở lớp 5:

Việc dạy học phân hóa trong dạy học Toán ở lớp 5 được thực hiện chủyếu qua phần bài tập ở tiết dạy kiến thức mới; ở tiết luyện tập, luyện tập chung

và một số tiết ôn tập cuối năm

Dạy học phân hóa chỉ có thể thực hiện khi giáo viên nắm được trình độhọc sinh Vì thế, vận dụng dạy học phân hóa trong Toán 5 yêu cầu việc đánh giátrình độ học sinh phải thực hiện hết sức nghiêm túc và kĩ càng trước khi tiếnhành dạy học

Dạy học Toán ở lớp 5 theo hướng dạy học phân hóa cần thực hiện trênnền tảng mục tiêu về kiến thức, kĩ năng của môn Toán Nghĩa là bám sát nhữngyêu cầu thật cơ bản được quy định trong chuẩn kiến thức kĩ năng, căn cứ vàotrình độ học sinh và điều kiện thực tế để nâng cao hoặc hạ thấp yêu cầu Phânhoá về số lượng bài tập cho từng nhóm đối tượng học sinh và phân hoá về mặtchất lượng của bài tập qua việc xây dựng các bài tập phân bậc, các bài tập vớimức độ khác nhau về rèn luyện và phát triển tư duy,

Dạy học Toán ở lớp 5 theo hướng dạy học phân hóa là đảm bảo sự thốngnhất giữa dạy học cá nhân với đồng loạt Cần phối hợp các phương pháp, hìnhthức tổ chức dạy học Trong đó đặc biệt chú trọng hoạt động nhóm, phát huy íchlợi của tương tác giữa người học với nhau Đồng thời, trong khâu kiểm tra đánhgiá cũng thể hiện tinh thần phân hoá, phù hợp đối tượng

Dạy học phân hóa là quá trình dạy học dựa trên những khác biệt củangười học về năng lực, sở thích,… Do đó, muốn tổ chức luyện tập theo hướngphân hoá thì trước hết giáo viên phải nắm và phân loại được trình độ học sinh.Tiếp theo là xây dựng kế hoạch bài học phù hợp với trình độ đó, và tất nhiênkhông được xa rời mục tiêu bài học Khi kế hoạch bài học đã được thực thi thìgiáo viên đối chiếu kết quả đạt được với mục tiêu và trình độ học sinh lúc đầu để

có những tác động cần thiết Đồng thời, lại tiếp tục phân loại trình độ học sinhlàm cơ sở để tổ chức các hoạt động dạy học tiếp theo Như vậy, dạy học phânhóa trong dạy học Toán ở lớp 5 có thể tiến hành theo các bước sau:

+ Giáo viên xác định, phân tích trình độ học sinh

+ Lập kế hoạch bài học theo hướng phân hoá (căn cứ vào mục tiêu bàihọc và trình độ học sinh)

+ Tiến hành tiết học phân hoá

+ Kiểm tra, đánh giá thường xuyên sự tiến bộ và trình độ của học sinh

3.2 Biện pháp dạy học phân hóa

- Biện pháp dạy học phân hóa là cách thức tổ chức các hoạt động dạy học

mà trong đó, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với đặc điểmriêng của người học nhằm phát huy tối đa năng lực của họ

Trang 10

- Một số biện pháp dạy học phân hóa:

3.2.1 Đối xử cá biệt ngay trong những pha dạy học đồng loạt.

Do việc dạy học Toán lấy trình độ phát triển chung của học sinh trong lớplàm nền tảng nên những pha cơ bản là những pha dạy học đồng loạt Tuy nhiên,dạy học đồng loạt không hoàn toàn tách biệt với dạy học phân hóa Những yếu

tố phân hoá luôn diễn ra trong dạy học đồng loạt Trong giờ học, qua quan sát,theo dõi, hỏi đáp, kiểm tra, giáo viên nắm được tình trạng lĩnh hội và trình độphát triển của học sinh, thấy được sự chênh lệch về sức học giữa các em, từ đó

có thể sử dụng các biện pháp phân hoá nhẹ như:

- Lôi cuốn đông đảo học sinh có trình độ khác nhau vào quá trình dạy họcbằng cách: giao nhiệm vụ phù hợp với từng đối tượng, chẳng hạn câu hỏi dễ, ởtầm nhận biết dành cho học sinh trung bình, yếu; câu hỏi khó, cần khả năng kháiquát, tổng hợp dành cho học sinh khá, giỏi Tận dụng những tri thức và kĩ năngriêng biệt của từng học sinh,…Muốn đạt được điều này, dựa trên cơ sở nhữngkiến thức và yêu cầu chung quy định trong chương trình, giáo viên cố gắng khaithác khả năng tiềm tàng của học sinh bằng cách đặt ra mức độ yêu cầu thích hợpvới từng loại đối tượng thông qua việc thiết kế kế hoạch bài dạy cho phù hợp và

tổ chức hợp lý các tiết dạy học phân hóa trên lớp

- Phân hoá việc giúp đỡ, kiểm tra và đánh giá học sinh Học sinh yếu được

hỗ trợ, giúp đỡ, gợi ý nhiều hơn học sinh giỏi Kiểm tra, đánh giá học sinh cầnbám sát những yêu cầu cơ bản và tính đến khả năng riêng của từng em Giúphọc sinh thấy được điểm mạnh, điểm yếu của mình, những sai sót và nguyênnhân, cách khắc phục những sai sót đó Chú trọng sự tiến bộ của học sinh, độngviên, khuyến khích các em vươn lên trong học tập

3.2.2 Tổ chức những pha phân hoá trên lớp

Trong quá trình dạy học, có thể thực hiện những pha phân hoá tạm thời, tổchức cho HS hoạt động một cách phân hoá Biện pháp này được áp dụng khitrình độ HS có sự sai khác lớn, có nguy cơ yêu cầu quá cao hoặc quá thấp nếu

cứ dạy học đồng loạt

GV tổ chức những pha phân hoá trên lớp bằng cách giao cho học sinhnhững nhiệm vụ phân hoá - thường là những bài tập phân hoá, điều khiển quátrình giải những bài tập này một cách phân hoá và tạo điều kiện cho học sinhtương tác với nhau Sơ đồ dưới đây minh hoạ cách tổ chức những pha phân hoátrên lớp

Tác động qua lại giữa các học trò:

- Thảo luận trong lớp

- Học theo cặp

- Học theo nhóm

Điều khiển phân hóa của thầy giáo

- Phân hóa mức độ độc lập hoạt động

- Quan tâm cá biệt

Trang 11

Những khả năng phân hoá biểu thị trong sơ đồ còn có thể được tổ hợp vớinhau và như vậy chúng khá đa dạng Chúng có thể được áp dụng ở tất cả cácchức năng điều hành quá trình dạy học nhưng thuận lợi nhất là ở chức năngcủng cố và chức năng đảm bảo trình độ xuất phát.

3.2.3 Ra bài tập phân hoá.

Mục đích: Ra bài tập phân hoá nhằm giúp những học sinh khác nhau cóthể tiến hành những hoạt động khác nhau phù hợp với trình độ khác nhau củahọ

Cách thức:

- Sử dụng những bài tập phân bậc: học sinh đồng thời thực hiện nhữnghoạt động cùng nội dung nhưng trải qua hoặc ở những mức độ yêu cầu khácnhau

- Phân hoá về số lượng bài tập: để nắm được kiến thức hay đạt được một

kĩ năng nào đó, những học sinh thuộc trình độ này có thể cần nhiều bài tập cùngloại hơn những học sinh thuộc trình độ kia Học sinh nào còn thời gian thì làmthêm bài tập nâng cao

3.2.4 Điều khiển phân hoá của giáo viên.

- Phân hoá mức độ hoạt động độc lập của học sinh: khả năng và trình độcủa từng học sinh là căn cứ để giáo viên định ra yêu cầu về mức độ độc lập củahọc sinh khi làm bài tập Với học sinh này thì giáo viên hướng dẫn nhiều, vớihọc sinh khác thì hướng dẫn ít hoặc không hướng dẫn

- Sự quan tâm cá biệt của giáo viên: động viên học sinh còn thiếu tự tin,lưu ý học sinh này thường tính toán nhầm lẫn, nhắc nhở học sinh kia đừng hấptấp, chủ quan,…

3.2.5 Tác động qua lại giữa những người học.

Trong giờ học, không chỉ có mối quan hệ thầy - trò mà còn có mối quan

hệ trò – trò Nếu học sinh được tạo điều kiện để trao đổi, học tập lẫn nhau sẽkích thích được tính tích cực, chủ động của mỗi cá nhân, đồng thời hình thành

và phát triển ở học sinh năng lực tổ chức, điều khiển, kĩ năng giao tiếp, hợp tác,giải quyết vấn đề,…

Các hình thức học tập tăng cường sự hợp tác giữa học sinh với nhau làthảo luận trong lớp, học theo cặp, học theo nhóm Khi học sinh làm việc vớinhau thì điểm mạnh của học sinh này sẽ giúp điều chỉnh nhận thức cho học sinhkhác Với học sinh giỏi, qua trao đổi, giúp đỡ bạn mà kiến thức càng thêm vữngchắc

3.2.6 Phân hoá bài tập về nhà

- Phân hoá về số lượng bài tập cùng loại phù hợp với từng loại đối tượng

Trang 12

- Ra riêng những bài tập nhằm đảm bảo trình độ xuất phát cho những họcsinh yếu kém để chuẩn bị cho bài học sau.

- Ra riêng những bài tập nâng cao cho học sinh giỏi

3.3 Phân hóa nhóm đối tượng trong thiết kế kế hoạch bài dạy môn Toán phù hợp với khả năng của từng đối tượng học sinh lớp 5

Dạy học là một nghề khá đặc biệt vì để đánh giá kết quả giảng dạy củamột giáo viên, người ta dựa vào thành tích đạt được của những cá nhân khác, mà

cụ thể ở đây là học sinh Quá trình giảng dạy bao gồm ba bước chính: Giáo viênchuẩn bị kế hoạch giảng dạy; tổ chức tiết học và kiểm tra đánh giá kết quả quátrình học tập của học sinh

Qua kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, ta kết luận được hiệuquả giờ dạy của giáo viên cũng như thành tích của học sinh Để làm được điều

này ta dựa vào các tiêu chí phân loại học sinh.

Phân loại học sinh theo trình độ phù hợp với dạy học phân hóa Cáchphân loại này dựa vào 3 tiêu chí sau:

- Kết quả học tập: Kết quả học tập của học sinh trong các môn học ở cácgiai đoạn học tập được gọi là thành tích học tập Thành tích học tập của học sinhthể hiện trình độ nhận thức, tính sáng tạo, sự cố gắng vươn lên của các em Dựavào thang điểm của các môn học giáo viên sẽ dễ dàng xác định được trình độnhận thức và kỹ năng thực hành của học sinh

- Tính tích cực độc lập nhận thức: Tính tích cực độc lập nhận thức theonghĩa rộng là khả năng tự học bao gồm năng lực, động cơ và thái độ học tập.Tính độc lập của học sinh được hình thành trong quá trình học tập Tính độc lậpcủa học sinh được thể hiện trong mọi khâu của quá trình học tập và nó phụ thuộcvào việc hướng dẫn của giáo viên và tự rèn luyện của học sinh khi phù hợp vớilogic của quá trình học tập Tính độc lập của học sinh có thể quan sát được trongquá trình học tập với những biểu hiện của tư duy sắc sảo có tính phê phán,không dựa vào bạn bè, không nói theo, làm theo mẫu, kiên trì vượt khó để họctập có kết quả

- Hứng thú học tập: Hứng thú học tập là sự say mê học tập, sự ham thíchmôn học, có ý thức và nhu cầu muốn chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo Cónhiều mức độ thể hiện hứng thú học tập Tuy nhiên, bằng quan sát học sinhtrong các giờ lên lớp, trong khi tự học, các hoạt động ngoại khoá, bằng cáchđiều tra, phỏng vấn học sinh … ta có thể xác định được tính chất và mức độ củanó

Căn cứ vào các tiêu chí nêu trên ta có thể phân loại học sinh theo cácnhóm đặc trưng sau:

- Nhóm 1: Hoàn thành tốt(còn gọi là nhóm học sinh giỏi)

Kết quả học tập ở các lần kiểm tra thường đạt điểm từ 9 trở lên

Biểu hiện của nhóm này là:

+ Tốc độ giải quyết các nhiệm vụ học tập nhanh, tính độc lập tốt

+ Mức độ lĩnh hội tri thức nhanh, trí tuệ phát triển cao, đôi khi có xuhướng vượt khỏi chương trình học tập

10

Trang 13

+ Có ý thức học tập tốt, hứng thú bền vững.

- Nhóm 2: Hoàn thành(còn gọi là nhóm học sinh trung bình - khá)

Nhóm này thường đạt điểm từ 5 đến 8 trong các lần kiểm tra

- Nhóm 3: Nhóm chưa hoàn thành(còn gọi là nhóm học sinh yếu – kém)Kết quả học tập thường đạt điểm dưới 5

Biểu hiện của nhóm này là:

+ Tư duy không có sự linh hoạt Thường gặp khó khăn khi thay đổi từthao tác tư duy này sang thao tác tư duy khác hoặc từ môn học này sang mônhọc khác các em khó bắt kịp nhịp độ học tập của các bạn Trong một chừng mựcnào đó các em cũng có thể giải được một bài toán bằng cách “bắt chước” theocác mẫu có sẵn

+ Sự tập trung chú ý chưa cao

+ Không tự tin vào bản thân ngay cả khi giải đúng bài toán nhưng khiđược hỏi lại vẫn ngập ngừng không tin vào kết quả bài làm của mình

+ Thiếu sự cố gắng trong học tập, đôi khi có thái độ thờ ơ Khả năng làmviệc độc lập thấp, cần nhiều thời gian để hoàn thành một nhiệm vụ

+ Trong nhóm này có thể có cả những học sinh chậm tiến về trí tuệ, lệchlạc về chuẩn mực xã hội

Theo sự phân loại trên ta thấy quá trình dạy học phân hóa trong môn Toán

ở lớp 5 chủ yếu dựa vào sự phân loại định lượng (dựa vào điểm số) kết hợp với

sự phân loại định tính (tính độc lập nhận thức và hứng thú học tập) của học sinh.Học sinh có những đặc điểm rất đa dạng vì vậy việc tổ chức dạy học phân hóa

là thực sự cần thiết, cần sử dụng những phương pháp dạy học một cách linhhoạt, hữu hiệu đối với từng nhóm và với những đặc thù khác biệt của mỗi cánhân

Trong lớp học thường phân ra ba nhóm đối tượng chính Cả ba nhómcùng học một chương trình với những yêu cầu tối thiểu đặt ra theo mục tiêu đàotạo Những yêu cầu tối thiểu được tính toán trên cơ sở của học sinh nhóm 2; làmsao để nhóm 2 đạt được yêu cầu cơ bản từ đó vươn lên cao hơn, nhóm 1 khôngcảm thấy nhàm chán, phát huy được hết năng lực bản thân và nhóm 3 được giúp

đỡ để từng bước vươn lên đạt yêu cầu Hay nói cách khác, phân loại đối tượnghọc sinh nhằm mục đích kết hợp hài hòa giữa giáo dục “ đại trà” với giáo dục

“mũi nhọn”, giữa phổ cập với nâng cao trong dạy học

Muốn đạt được điều này, dựa trên cơ sở những kiến thức và yêu cầuchung quy định trong chương trình, giáo viên cố gắng khai thác khả năng tiềmtàng của học sinh bằng cách đặt ra mức độ yêu cầu thích hợp với từng loại đối

Trang 14

tượng thông qua việc thiết kế giáo án cho phù hợp và tổ chức hợp lý các tiết dạyhọc phân hóa trên lớp.

Để thiết kế được tiết dạy học phân hóa đòi hỏi giáo viên có sự chuẩn bị vềnội dung và yêu cầu của bài học, thiết kế các hoạt động dạy học hợp lý, chuẩn

bị hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh suy luận, ra bài tập phân hóa nhằm mụcđích gây hứng thú học tập cho mọi đối tượng trong lớp Nhìn chung, bất kỳ mộtgiáo án nào cũng đều được xây dựng dựa trên nguyên tắc, yêu cầu chung nhất để

từ đó đưa ra quy trình thiết kế hợp lý nhất

3.3.1 Nguyên tắc chung trong thiết kế giáo án dạy học phân hóa

Khi thiết kế giáo án cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

- Bên cạnh việc hình thành kiến thức, bài dạy phải giúp học sinh nắm được

kỹ năng cơ bản trong tính, giải toán và phương pháp học tập, phương phápsuy luận như là quy nạp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, phân tích và tổng hợp

- Các kiến thức đưa ra phải có tính chính xác, tính logic, sắp xếp theotừng cấp độ nâng dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp giúp học sinhthấy được nguồn gốc thực tế, tính thiết thực của các kiến thức và mối quan hệgiữa chúng; ứng dụng rất thiết thực vào đời sống

- Nội dung kiến thức phù hợp với trình độ nhận thức của các đối tượnghọc sinh, dựa trên trình độ chuẩn, tạo điều kiện để mọi học sinh phát triển theokhả năng từ đó có niềm vui trong học tập

Như vậy, thiết kế giáo án cần đảm bảo các nguyên tắc về việc kết hợpdạy toán với rèn luyện con người, đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức.Trong đó, tính vừa sức là nguyên tắc được nhấn mạnh trong dạy học phân hóa

để giúp học sinh lĩnh hội tri thức sâu sắc và đầy đủ nhất

3.3.2 Yêu cầu chung khi thiết kế giáo án dạy học phân hóa môn Toán

- Quán triệt mục tiêu của bài học: mục tiêu là cái đích cần đạt đượccủa bài học, nó chi phối toàn bộ quá trình dạy học Khi tổ chức các hoạtđộng dạy học nhất thiết phải xuất phát từ mục tiêu của bài học

- Đảm bảo tính chính xác, có hệ thống những kiến thức và kỹ năng cơbản

- Hệ thống câu hỏi, hệ thống bài tập đưa ra phải có sự liên kết, thống nhấtnhằm thực hiện mục tiêu của tiết dạy Các nội dung ở sách giáo khoa đều có mốiliên hệ chặt chẽ, logic với nhau; kiến thức cũ làm nền tảng, cơ sở cho việc hìnhthành kiến thức mới Trong cùng một bài, các đơn vị kiến thức cũng có mối liên

hệ chặt chẽ với nhau thành một chỉnh thể thống nhất Do vậy, hệ thống câu hỏi,các bài tập phải cụ thể hoá được nội dung của bài học Các câu hỏi và bài tậpgiúp học sinh vừa vận dụng tri thức vừa lĩnh hội được và rèn kỹ năng phù hợpvới từng đối tượng, ngoài ra biết vận dụng được vào các tình huống thay đổi vàvận dụng những kiến thức vào thực tiễn cuộc sống

- Hình thức tổ chức phải phù hợp, phải linh hoạt trong việc kết hợp cácphương pháp dạy học, giúp học sinh tích cực, tự chủ chiếm lĩnh tri thức

- Để tránh việc lặp lại câu hỏi gây cho học sinh sự nhàm chán, với mụcđích giúp học sinh vừa nắm được vấn đề vừa biết vận dụng trong các tình huống

12

Trang 15

khác nhau, một nội dung nên sử dụng các câu hỏi dưới nhiều hình thức khácnhau Hệ thống câu hỏi phân hóa với từng loại đối tượng học sinh Câu hỏi dễcho các em kém đồng thời sự phát triển tiếp theo là các câu hỏi khó vì vậy ngay

cả những em khá giỏi cũng phải theo dõi câu dễ thì mới có thể trả lời được cáccâu hỏi khó hơn sau này

Ví dụ 1:Bài : Cộng hai số thập phân – Lớp 5

Khi hình thành quy tắc cộng hai số thập phân, giáo viên có thể áp dụngdạy học phân hoá như sau:

- Hình thành kiến thức cộng hai số thập phân, giáo viên nêu vấn đề: Làmthế nào để thực hiện được phép cộng đó

- Giáo viên gọi học sinh khá, giỏi đưa ra ý tưởng để thực hiện phép cộng,bên cạnh đó cũng cần gọi học sinh trung bình và yếu kém nhắc lại cách đổi đơn

vị đo, cách thực hiện phép cộng hai số tự nhiên Việc làm đó sẽ giúp học sinh cảlớp hoà chung vào công việc đó là tìm ra cách thực hiện phép cộng hai số thậpphân

Ví dụ 2: Bài: Ôn tập: So sánh hai phân số (tiếp theo) – Lớp 5

Mục tiêu : Học sinh biết so sánh phân số với đơn vị, so sánh phân số cùng

- GV yêu cầu HS hoàn thành các phép tính ở bài 1, 2

- GV yêu cầu HS rút ra các cách so sánh phân số với 1 và so sánh cácphân số cùng tử số

- Vận dụng các kiến thức đã học về so sánh phân số, GV giúp các em họcsinh ở nhóm 3 và nhóm 2 vận dụng, củng cố các cách so sánh đã được giới thiệutrong chương trình học như quy đồng mẫu số, quy đồng tử số Đối với đốitượng HS giỏi, GV hướng dẫn các em mở rộng các cách so sánh khác như : Sosánh phần bù của đơn vị; so sánh 2 phân số bằng cách tìm thương của hai phân

số; chọn 1 làm trung gian để so sánh bằng yêu cầu đưa ra cao hơn như: Không quy đồng, tìm ra phân số lớn hơn (bài tập 3)

3.3.3 Quy trình thiết kế giáo án dạy học phân hóa

Quy trình chung để xây dựng tiết học vận dụng dạy học phân hóa theohướng tích cực nhận thức của học sinh trong dạy học Toán:

- Mục tiêu của giáo án:

Mục tiêu dạy học cần phải thể hiện những đặc điểm sau:

+ Các mục tiêu xây dựng phải phân biệt rõ ràng năng lực học sinh và nănglực ấy cho phép đạt được các hành vi khác nhau

+ Mục tiêu có tính chất phát triển, thể hiện các con đường đi tới mục tiêuchứ không phải là các điểm cuối cùng

Trang 16

+ Mục tiêu phải thực tế và bao gồm những gì được hiện thực hóa thànhkinh nghiệm ngay trong lớp học.

+ Phạm vi mục tiêu phải đủ rộng để chứa các loại kết quả đầu ra mà nhàtrường chịu trách nhiệm

- Ra hệ thống bài tập phù hợp với trình độ các nhóm học sinh:

Từ các mục tiêu cần đạt, giáo viên xây dựng hệ thống các bài tập phân hoá theo trình độ nhận thức của học sinh - một hệ thống bài tập rèn luyện kỹnăng thực hành giúp học sinh luyện tập

Tùy thuộc vào trình độ của mỗi lớp học khác nhau mà giáo viên xây dựng

hệ thống bài tập phù hợp với khả năng, trình độ và mục tiêu cần rèn cho lớp học

ấy Các bài tập cho học sinh yếu - kém với các kiến thức cơ bản, các phép tínhtrong một bài tập ít hơn để trong cùng một thời gian tất cả học sinh đều cùnglàm việc Với học sinh khá giỏi bài tập với số lượng phép tính nhiều hơn và cócác bài tập với độ khó nâng cao

Vì vậy, cần có sẵn một hệ thống các bài tập thực hành với các cấp độ khácnhau, với đa dạng các hình thức thể hiện, với nhiều bài tập cùng loại giúp giáoviên sẵn sàng cho tiết học phân hóa một cách thuận lợi và nhanh chóng nhất,tránh mất thời gian chuẩn bị bài dạy

Các bài tập có thể được xây dựng dưới dạng trắc nghiệm khách quanthông qua các hình thức: đúng sai; nhiều lựa chọn; ghép đôi; điền khuyết hoặctrắc nghiệm tự luận

Để xây dựng được hệ thống các bài tập phân hóa đảm bảo các yêu cầucho cả ba nhóm đối tượng học sinh, đòi hỏi người giáo viên cần phải nắm chắcnội dung, kiến thức trọng tâm của từng bài, đầu tư công sức và thời gian cho bàisoạn một cách chu đáo, kỹ lưỡng Các bài tập xây dựng trên cơ sở học sinh trungbình nhằm đạt được các mục tiêu dạy học, hạ bớt độ khó bằng cách với học sinhyếu kém cùng một thời gian chỉ làm hai phép tính hoặc có sự hỗ trợ của giáoviên để có thể hoàn thành bài tập; học sinhtrung bình tự làm các bài tập đó; đốivới học sinh khá - giỏi có thể làm thêm một số bài tập tương tự khác hoặc cóthể làm bài tập với yêu cầu cao hơn

Ví dụ: Để rèn kỹ năng tính diện tích hình tam giác, giáo viên ra đề bài tập

có các dạng bài khác nhau, từng yêu cầu khác nhau Có bài tập dễ và khó chocác trình độ của học sinh

- Đối với trình độ cơ bản:

Bài 1: Tính diện tích hình tam giác có độ dài đáy là 32cm, chiều cao là20cm

Bài 2: Tính diện tích hình tam giác có độ dài đáy là 48cm, chiều cao bằng

3

2

độ dài đáy

- Đối với trình độ nâng cao:

Ngoài các bài tập cơ bản, giáo viên có thể đặt ra yêu cầu cao hơn với cácbài tập ở mức độ khó hơn

14

Ngày đăng: 22/03/2019, 14:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w