Mật độ trung bình và tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại Coỉỉemboỉa tại lớp thảm mục

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động cấu trúc, mật độ và thành phần nhóm động vật chân khớp bé (Microarthropoda) tại rừng phòng hộ khu du lịch Đại Lải - thị xã Phúc Yên - Vĩnh Phúc (Trang 39 - 42)

- về tỉ lệ % thành phần các nhóm chân khớp bé:

3.3.3.Mật độ trung bình và tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại Coỉỉemboỉa tại lớp thảm mục

Coỉỉemboỉa tại lớp thảm mục

Lớp thảm mục rừng phòng hộ (tàng 0) có mật độ trung bình và tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại Collembola được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.7. Mật độ trung bình và tỉ lệ thành phần các nhóm bọ nhảy ở lớp thảm mục rừng phòng hộ khu du lịch E:

Entomobryomorpha; P: Poduromorpha; S: Symphypleona MĐTB: Mật độ trung bình Sinh cảnh Collembola ... Lóp thảm mục. E MĐTB (cá thể/m2) 40 % 50 p MĐTB (cá thể/m2) 40 % 50 s MĐTB (cá thể/m2) 0 % 0 TỔNG MĐTB (cá thể/m2) 80 % 100

■ Entomobryomorpha

■ Poduromorpha

■ Symphypleona

Hình 3.7. Tỉ lệ thành phần các nhóm phân loại Collembola ở thảm mục rừng phòng hộ khu du lịch

Qua phân tích bảng 3.7 và hình 3.7 cho thấy 2 nhóm Entomobryomorpha và Poduromorpha đều có số lượng cá thể là 80 cá thể/m2 vói tỉ lệ tương ứng là 50%, Symphypleona không thấy xuất hiện.

* Nhân xét:

Qua phân tích những số liệu được trình bày ở trên nhận thấy:

Các nhóm phân loại chính của Collembola ở tầng - 1 có MĐTB và tỉ lệ thành phần lớn hơn so vói tầng - 2 và lóp thảm mục rừng.

Nhóm phân loại Symphypleona không thấy xuất hiện ở cả 2 tầng đất và lớp thảm mục rừng.

Nguyên nhân: Do đặc tính sinh thái của mỗi loài sinh vật khác nhau trong quần xã không giống nhau nên tập hợp các cá thể của mỗi loài thường chiếm một tầng không gian nhất định trong quần xã. Nhóm phân loại Symphypleona không thấy xuất hiện có thể do những đặc tính lí hóa của môi trường, có thể do một số nhân tố sinh thái như: ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ. .

I. Kết luận

Từ kết quả phân tích số liệu cho thấy:

1. Số lượng nhóm Chân khớp bé (Microathropoda) có sự sai khác ở 2 tầng đất và lớp thảm mục. Giá tri mật độ trung bình của nhóm chân khớp bé giảm dần theo độ sâu của đất.

2. Ở mỗi tầng thẳng đứng đã ghi nhận được có sự thay đổi khác nhau: giá trị mật độ trang bình và tỷ lệ % về số lượng của Acari luôn cao hơn so vói mật độ trung bình và tỷ lệ % của Collembola: Vói Acari: Tầng - 1 có mật độ trung bình là 4800 cá thể/m2 tương ứng 92,3%, tầng - 2 có mật độ trung bình là 2480 cá thể/m2 tương ứng 94%, thảm mục rừng có mật độ trung bình là 1095 cá thể/ m2. Trong khi đó mật độ trang bình và tỷ lệ % đối vói Collembola luôn thấp hơn, cụ thể: Tầng - 1 (400 cá thể/m2, chiếm 7,7%), tầng - 2 (160 cá thể/m2, chiếm

6%), thảm mục rừng ( 80 cá thể/m2, chiếm 6,8%).

3. Các phân tích cho thấy nhóm Ve giáp (Oribatida) luôn có mật độ trung bình và tỷ lệ % về số lượng cao nhất trong tổng số lượng cá thể thu được của nhóm phân loại Acari, cụ thể ở tầng - 1 (3200 cá thể/m2, chiếm 66,7%), tầng - 2 (2000 cá thể/m2, chiếm 80,6%), thảm mục rừng (885 cá thể/m2, chiếm 75,64%). Acari khác có mật độ trung bình và tỷ lệ % thấp nhất, cụ thể ở tầng - 1 (80 cá thể/m2, tương ứng 1,7%), tầng - 2 (240 cá thể/m2, chiếm 9,7%), thảm mục rừng (80 cá thể/m2, chiếm 6,84%).

4. Kết quả số liệu ghi nhận được nhóm Bọ nhảy Entomobryomorpha là nhóm chiếm ưu thế ở tàng - 1 đất rừng phòng hộ trong khi đó chúng có tỉ lệ thành phần tương đương nhau tại tầng - 2 đất rừng phòng hộ

ưu thế với 320 cá thể/m2, chiếm 80%, giảm dần ở tầng - 2 (80 cá thể/m2, chiếm 50%) và thảm mục rừng (40 cá thể/m2, chiếm 50%). 5. Sự biến động cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần nhóm động vật Chân

khớp bé có thay đổi liên quan đến các tầng sâu thẳng đứng trong đất, do đó khi nghiên cứu sâu hơn nó có thể được khảo sát như một yếu tố chỉ thị nhằm bảo tồn bền vững hệ sinh thái đất tại rừng phòng hộ.

II. Kiến nghị

Do đề tài của chúng tôi được thực hiện trong thòi gian ngắn, nên kết quả chưa thấy được phần nào ảnh hưởng của môi trường tại rừng phòng hộ khu du lịch tói sự thay đổi về số lượng, thành phần một số nhóm phân loại chính của động vật Chân khớp bé. Để có thể đưa ra kết luận chính xác, rõ ràng hơn về mối liên quan giữa động vật Chân khớp bé và môi trường tại đây cần phải tiến hành nghiên cứu liên tục trong một thời gian nữa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động cấu trúc, mật độ và thành phần nhóm động vật chân khớp bé (Microarthropoda) tại rừng phòng hộ khu du lịch Đại Lải - thị xã Phúc Yên - Vĩnh Phúc (Trang 39 - 42)