1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thừa kế theo di chúc theo quy định của pháp luật việt nam

39 151 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 268 KB

Nội dung

Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụngthời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế , mà áp dụng các quy định của pháp luật về chiatài sản chung để giải quyết và cần phâ

Trang 1

MỞ ĐẦU

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam quyền thừa kế là một chế định quan trọng cả

về phương diện lý luận và thực tiễn Hiến pháp Việt Nam luôn khẳng định quyền thừa kếtài sản của cá nhân: ''Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế tài sảncủa công dân" (Điều 58 của Hiến pháp 1992) Trên cơ sở đó Bộ luật dân sự nướcCHXHCN Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995, có hiệu lựcthi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 1996 đã dành một chương quy định về thừa kế theo dichúc (từ Điều 649 đến Điều 676) Các quy định về thừa kế theo di chúc trong Bộ luật dân

sự vừa mang tính khái quát cao vừa chi tiết ,đầy đủ hơn so với Pháp lệnh thừa kế banhành năm 1990 Về cơ bản, các quy định về thừa kế theo di chúc trong BLDS năm1995

đã có vai trò đáng kể trong việc điều chỉnh các quan hệ thừa kế phát sinh trong đời sống,góp phần không nhỏ vào việc ổn định tình hình xã hội và tăng cường pháp chế xã hội chủnghĩa

Việc áp dụng các quy định thừa kế theo di chúc trong BLDS để giải quyết, xet xửcác án kiện thừa kế hoặc trong việc công chứng chứng thực di chúc thời gian qua đã thuđược những kết quả nhất định, song do phạm vi một số quy phạm pháp luật còn mangtính chất cô đọng, khái quát nên chưa điều chỉnh hêt được các quan hệ thừa kế theo dichúc phát sinh, nhất là vào thời kỳ hiện nay, khi mà đời sống dân sự ngày càng đa dạng ,phức tạp do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường Khi giải quyết các vụ việc cụ thể , Toà

án và các cơ quan Nhà nước khác không tránh khỏi những lúng túng,vướng mắc

Qua nghiên cứu các quy định của Bộ luật dân sự về thừa kế theo di chúc, nghiêncứu các tài liệu, chúng tôi nhận thấy một số vướng mắc có tính khái quát sau:

Thứ nhất , cách hiểu và áp dụng pháp luật không thống nhất.

Các quy định về thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng trong BLDSchỉ quy định những nguyên tắc cơ bản mang tính chất khái quát Sau gần bảy năm ápdụng pháp luật vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn thi hành luật có giá trị pháp lý nhưNghị định, Thông tư Hiện nay việc giải thích vẫn tham khảo Nghị quyết số 02/HĐTPngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán -Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụngmột số quy định của Pháp lệnh thừa kế (nay đã hết hiệu lực pháp luật) Ngoài ra, để khắcphục tình trạng lúng túng và vướng mắc trong việc áp dụng các quy định pháp luật vềthừa kế theo di chúc Toà án nhân dân tối cao đã có các công văn giải đáp các thắc mắccủa các toà án địa phương hoặc hướng dẫn chung trong hội nghị tổng kết công tác xét xửtrong toàn ngành Các hướng dẫn vẫn chưa giải quyết hết các vấn đề vướng mắc đối vớicác cơ quan áp dụng pháp luật ; có những điểm trong nội dung hướng dẫn chưa rõ chưa

cụ thể nên nhiều trường hợp việc áp dụng pháp luật không thống nhất

Thứ hai, pháp luật có quy định nhưng khi áp dụng phát sinh các tình huống khó

xử lý

Nhiều quy phạm pháp luật trong BLDS đã không còn phù hợp với thực tiễn nêncần điều chỉnh cho phù hợp như thừa kế theo di chúc quyền sử dụng đất, di sản dựng vàoviêc thờ cúng, hình thức của di chúc Các vấn đề trên khi có tranh chấp xảy ra các cơquan nhà nước có thẩm quyền rất lúng túng khi áp dụng pháp luật để giải quyết Thụctiễn có trường hợp một vụ việc kéo dài nhiều năm do phải xét xử nhiều lần với cácquyết định khác nhau nên làm giảm niềm tin của nhân dân vào các cơ quan áp dụng pháp

Trang 2

luật, để tình trạng mất đoàn kết trong nội bộ gia đình kéo dài, nếu không giải quyết kịpthời dẫn đến vi phạm hình sự.

Thứ ba, việc giải quyết các trường hợp thừa kế theo di chúc tuỳ từng vụ việc phải

áp dụng các quy định khác nhau.

Mặc dù từ ngày 01 tháng 07 năm 1996 BLDS có hiệu lực thi hành nên về nguyêntắc các văn bản trước đây hết hiệu lực thi hành Đối với việc thứa kế mở trước khi BLDSđược ban hành hiện nay mới yêu cầu giải quyết thì tuỳ từng thời điểm phải áp dụng cácquy định pháp luật khác nhau như thừa kế nhà ở thuộc sở hữu tư nhân mở trước ngày01/07/1991 thì áp dụng Nghị quyết 58/1998/QH -10 về giao dịch dân sự về nhà ở xác lậptrước ngày 01/07/1991 hoặc áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế năm 1990đối với những trường hợp mở thừa kế từ ngày 10/09/1990 đến ngày 30/06/1996 Khi giảiquyết các cơ quan có thẩm quyền phải xem xét thời điểm mở thừa kế để chọn văn bảnpháp luật và quy phạm pháp luật để giải quyết chính xác Thực tế nhiều cơ quan Nhànước có thẩm quyền hoặc cá nhân được giao nhiệm vụ đã không thực hiện đúng Nghịquyết của Quốc hội hướng dẫn thi hành Bộ luật dân sự làm ảnh hưởng đến quyền và lợi

ích hợp pháp của cá nhân trong việc thừa kế di sản

Trang 3

PHẦN 1 VIỆC ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỜI HIỆU KHỞI

KIỆN LIÊN QUAN ĐẾN THỪA KẾ

1.Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

*Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

Quyền thừa kế theo quy định tại khoản 1 Pháp lệnh thừa kế năm 1990 và Điều 648của Bộ luật dân sự bao gồm quyền yêu cầu chia di sản thừa kế, quyền yêu cầu xác nhậnquyền thừa kế của mình và quyên yêu cầu bác bỏ quyền thừa kế của người khác

- Đối với việc mở thừa kế trước ngày 01-07-1996, thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa

kế được thực hiện theo quy định tại điều 36 Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và Nghị quyết02/ HĐTP ngày 19-10-1990

Khi xác định thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kê mở trước ngày 01/07/1991 có liênquan đến di sản là nhà ở thì thời gian từ ngày 01/07/1996 đến ngày 01/01/1999 khôngtính vào thời hiệu khởi kiện

- Đối với trường hợp mở thừa kế từ ngày 01/07/1996 thì thời hiệu khởi kiện về quyềnthưùa kế là 10 năm theo Điều 648 của Bộ luật dân sự

* Thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thưà kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do ngườichết để lại, thanh toán các chi phí từ di sản

-Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 01/07/1996 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầungười thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, thanh toán các chi phí từ disản được thực hiện theo quy định tại điều 36 Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và Nghị quyết02/ HĐTP ngày 19-10-1990

Nếu nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, thanh toán các chi phí từ di sản được phát sinhtrước ngày 01/07/1991 và di sản là nhà ở thì thời gian từ ngày 01/07/1996 đến ngày01/01/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện

- Đối với trường hợp mở thứa kế từ ngày 01/07/1996 thì căn cứ vào các điều 639,640 ,

418 và các quy định khác của pháp luật để giải quyết

 Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thưà kế

Trường hợp thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thùa kế mà các đồng thừa kế không cótranh chấp về quyền thưà kế và có văn bản xác nhận là đồng thưà kế hoặc sau khi kếtthúc thời hạn 10 năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đềuthừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó trở thành tài sản chung củanhững người thưà kế Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụngthời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế , mà áp dụng các quy định của pháp luật về chiatài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

Trong trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuậnviệc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản thì việc chiatài sản chung đó thực hiện theo di chúc

+ Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thoả thuận về mỗi phần được

hưởng khi có nhu cầu chia di sản, thì việc chia tài sản chung đố thực hiện theo thoảthuận của họ

Trang 4

+ Trường hợp không có di chúc mà các đồng thưà kế không thoả thuận về mỗi phần

được hưởng khi có nhu cầu chia di sản, thì việc chia tài sản chung đo thực hiện theo quyđịnh của pháp luật về chia tài sản chung

+ Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thưà kế không trực tiếpquản lý, sử dụng di sản đó mà do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoạc thuê mượntheo uỷ quyền thì các thừa có quyền khởi kiện người khác để đòi lại di sản

sở huyết thống và do phong tục, tập quán riêng của từng thị tộc, bộ lạc Trong cuốnNguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước, Angghen đã viết: "Theo chế

độ mẫu quyền, thì tài sản phải để lại trong thị tộc, vì tài sản để lại không có giá trị lớn nênlâu nay trong thực tiễn có lẽ người ta vẫn trao tài sản đó theo những bà con nghĩa là chonhững người căng huyết tộc với mẹ"

Với ý nghĩa là một loại quan hệ xã hội, thừa kế xuất hiện đồng thời với quan hệ sởhữu và phát triển cùng với sự phát triển của loài người Do vậy, quan hệ thừa kế phátminh và tồn tại ngay trong cộng sản nguyên thuỷ, xã hội mà nhà nước và pháp luật chưa

ra đời Đến khi xuất hiện giai cấp đối kháng và nhà nước ra đời đã ban hành các quyphạm pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị, theo

đó thừa kế đã được thừa nhận (quyền thừa kế)

Quyền thừa kế của cá nhân có nghĩa là quyền để lại di sản của mình cho ngườikhác theo di chúc hay theo pháp luật

Ngay từ khi ban hành Pháp lệnh thừa kế quyền thừa kế đã được quy định, hiệnnay trong Bộ luật dân sự đã quy định rõ quyền thừa kế của cá nhân tại điều 634 Như vậy,theo quy định của Bộ luật dân sự thì quyền thừa kế của cá nhân có hai nội dung cơ bản đó

là quyền để lại di sản và quyền hưởng di sản Mỗi cá nhân đều có quyền bình đẳng trongviệc định đoạt tài sản của mình và có quyền hưởng tài sản thừa kế không phân biệt trai,gỏi, dân tộc, tôn giáo như pháp luật của chế độ cũ trước đây

- Quyền để lại di sản của mình cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Pháp luật quy định bất cứ ai đều có quyền lựa chọn hình thức chuyển dịch tài sản "thựchiện quyền định đoạt" thông qua các hình thức khác nhau trong đó có lập di chúc để lạitài sản cho người khác hoặc để lại theo pháp luật Nếu việc chuyển dịch tài sản dưới dạngthừa kế thì di chúc có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm mở thừa kế Pháp luật dân sựViệt Nam rất tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự nên trong chế định thừa kếthì thừa kế theo di chúc được quy định trước thừa kế theo pháp luật Tuy nhiên quyền đểlại thừa kế theo di chúc phải trong khuôn khổ quy định của pháp luật nghĩa là phải tuân

Trang 5

theo pháp luật Di chúc phải đảm bảo điều kiện theo quy định pháp luật Nếu không cóviệc định đoạt tài sản bằng di chúc hoặc di chúc bất hợp pháp thì di sản mình được chiatheo pháp luật.

Bên cạnh việc quy định quyền để lại di sản thừa kế của cá nhân thì pháp luật cònquy định quyền hưởng di sản thừa kế của cá nhân, tổ chức theo di chúc và quyền hưởng

di sản thừa kế của cá nhân theo pháp luật Quyền hưởng di sản này không chỉ đối vớinhững cá nhân đang tồn tại mà còn áp dụng đối với những cá nhân chưa sinh ra nhưng đãthành thai vào thời điểm mở thừa kế nhưng với điều kiện "sinh ra và còn sống" Do vậy,pháp luật dân sự Việt Nam bảo hộ quyền hưởng di sản thừa kế của cá nhân trên cơ sởbình đẳng không phụ thuộc vào giới tính, địa vị xã hội, khả năng nhận thức, độ tuổi Đây là những quy định hết sức tiến bộ so với các văn bản pháp luật trước năm 1945 ởnước ta, thể hiện bản chất của chế độ XHCN

Ở nước ta, khái niệm di chúc được sử dụng trong nhiều văn bản pháp luật đượcban hành trước cách mạng tháng Tám năm 1945 Theo Bộ dân luật Bắc Kỳ 1931 và Bộdân luật Trung Kỳ 1936, khái niệm chúc thư được sử dụng để bày tỏ ý chí là sau khi chếtthì của cải được sử dụng, phân chia ra làm sao: " Chúc thư là giấy tờ ghi ý định sau cùngcủa người quá cố về việc sử dụng di sản" [Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 thuật ngữ

di chúc đựơc sử dụng trong nhiều văn bản pháp luật như thông tư 81/TT của Toà án nhândân tối cao năm 1981, Pháp lệnh thừa kế năm 1990 Khái niệm di chúc chính thức đượcquy định trong Bộ luật dân sự năm 1995, tại Điều 649 như sau: "Di chúc là sự thể hiện ýchí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết" Theo quyđịnh trên thì di chúc là hình thức thể hiện ý chí của cá nhân cụ thể trong việc chuyển dịchquyền sở hữu tài sản của mình cho người khác sau khi chết Do vậy, di chúc mang cácđặc điểm sau đây:

* Di chúc là ý chí đơn phương của một cá nhân để chuyển quyền sở hữu tài sảncủa mình cho người khác Di chúc chỉ là hình thức chứa đựng ý chí của người lập di chúc

về việc chuyển dịch quyền sở hữu tài sản của họ cho người khác sau khi chết Hay nóicách khác, di chúc chỉ thể hiện ý chí của một bên chủ thể (người có tài sản), còn ý chí củabên kia (người hưởng thừa kế theo di chúc) không có ý nghĩa trong việc quyết định hiệulực của di chúc

* Di chúc được lập phải theo một hình thức nhất định Quyền định đoạt là một nộidung quan trọng của quyền sở hữu nói chung và của người lập di chúc nói riêng Tuynhiên, người có tài sản định đoạt bằng việc lập di chúc thì phải tuân theo hình thức vàtrình tự pháp luật quy định thì di chúc mới hợp pháp

* Di chúc có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm người lập

di chúc chết) Do đặc điểm này nên di chúc hoàn toàn khác với hợp đồng dân sự Nếuthời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự là thời điểm giao kết thì thời điểm có hiệu lựccủa di chúc là khi người lập di chúc chết Sự định đoạt trong di chúc là thể hiện ý chí đơnphương của người có tài sản, vì vậy khi còn sống người lập di chúc vẫn còn quyền sửađổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ di chúc đã lập

Trang 6

cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào Sự tự do ý chí trong việc lập di chúc là một trong cácyếu tố quyết định hiệu lực pháp luật của di chúc Việc lập di chúc phải hoàn toàn tựnguyện trong việc định đoạt không bị bất cứ áp lực nào ảnh hưởng đến quyết định trong

di chúc Để đảm bảo yếu tố tự nguyện pháp luật quy định thừa kế theo di chúc phải đảmbảo các điều kiện nhất định: Năng lực chủ thể của người lập di chúc, nội dung của dichúc phải phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội, hình thức di chúc phải tuân theo quyđịnh của pháp luật Khi đảm bảo các điều kiện của pháp luật thì phát sinh quan hệ thừa

kế theo di chúc; trong trường hợp không đảm bảo các điều kiện do pháp luật quy định thìkhông được pháp luật thừa nhận

Tóm lại, thừa kế theo di chúc là sự chuyển dịch tài sản, quyền tài sản cho cá nhân,

cơ quan, tổ chức theo sự định đoạt của người đó bằng di chúc hợp pháp khi còn sống

II Khái quát pháp luật dân sự Việt Nam về thừa kế theo di chúc

Thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng là một loại quan hệ pháp luật

Do đó, các quy định pháp luật về thừa kế theo di chúc ở mỗi nhà nước, mỗi chế độ xã hộikhác nhau có nội dung khác nhau phụ thuộc vào ý chí của giai cấp thống trị và điều kiệnkinh tế - xã hội

Theo tiến trình phát triển của pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ có thể chia quátrình phát triển của pháp luật về thừa kế của di chúc theo ba giai đoạn sau đây:

1 Giai đoạn trước năm 1945

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đã từng tồn tại các triều đạiphong kiến và Pháp thuộc Trong thời kỳ phong kiến tư tưởng Nho giáo ảnh hưởng sâusắc, trực tiếp đến toàn bộ quan hệ xã hội ở nước ta Nhất là từ thời Lê các tư tưởng Nhogiáo đã được các giai cấp phong kiến đề lên thành luật Do ảnh hưởng của các tư tưởngNho giáo pháp luật phong kiến đề cao vai trò của người đàn ông, trọng nam khinh nữ,tiêu biểu là pháp luật triều Lê và triều Nguyễn

Dưới thời Lê, các Điều 374, Điều 375, Điều 376, Điều 380 và Điều 388 Bộ quốctriều hình luật quy định việc lập di chúc Di chúc của bố mẹ đòi hỏi phải làm dưới dạngmột tài liệu gọi là chúc thư (hay bản di chúc) Mẫu bản di chúc như sau:

"Tại phủ , huyện , tổng , xã , thôn chúng tôi người cha tên là đã cảmthấy sức khoẻ trở nên xấu đi làm tại đây bản chúc thư này ".Như vậy, chúc thư thườngđược lập khi cha mẹ đã đến tuổi cao, đã thấy khó khăn trong việc quản lý tài sản của bảnthân họ Chúc thư bằng văn bản phải theo những hình thức pháp luật quy định: nếu ngườilàm chúc thư không biết chữ thì chúc thư cần phải được xã trưởng viết và chứng thực.Việc pháp luật cho phép người biết chữ có thể tự viết di chúc của mình cho thấy điều đòihỏi trên là nhằm bảo vệ người chúc thư có thể xảy ra bởi người thứ ba (giả mạo, lừa dốitrong việc lập di chúc)

Về giá trị pháp lý của chúc thư pháp luật quy định một khi chúc thư đã được lập,tài sản của bố mẹ sẽ được phân theo ý chí của cha mẹ trong di chúc, phần dành cho ngườicon nào vi phạm sẽ bị thu hồi "Nếu con cái nào kiện cáo đòi chia lại sẽ bị phạt 80 trượng,

đồ làm khao đinh, lấy lại ruộng của phần đã chia " (Đoạn 78 Hồng Đức thiện chính thư)

So với thời Lê, pháp luật thời Nguyễn trong Bộ hồng việt luật lệ các quy định vềthừa kế trong di chúc hạn chế hơn, chỉ khi nào di chúc cha mẹ có chia cho con gái cóquyền hưởng

Trang 7

Khi phân tích pháp luật thừa kế trong pháp luật thời Lê và thời Nguyễn trong tục

lệ truyền thống Việt Nam, án lệ và học thuyết pháp lý thời Pháp thuộc đã rút ra kết luậnchế độ thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng được xây dựng trên ba nguyêntắc chủ yếu:

- Tín ngưỡng và việc thờ cúng tổ tiên: Việc tín ngưỡng và thờ cúng tổ tiên đã ăn

sâu vào mỗi gia đình Việt Nam với quan niệm truyền thống là thờ cúng những người đãkhuất Bởi vậy, mỗi gia đình đều có một bàn thờ và người thực hiện việc thờ cúng tổ tiênchủ yếu được giao cho con trai hoặc cháu trai Để đảm bảo có của cải vật chất để thờcúng người có tài sản khi lập di chúc có quyền dành một phần gọi là "hương hoả" Các tàisản này hiện nay gọi là di sản dựng vào việc thờ cúng và được chuyển giao theo một chế

độ pháp lý đặc biệt (sẽ phân tích ở phần sau)

- Chế độ phụ quyền: Chế độ phụ quyền tồn tại và là công cụ có hiệu quả trong

việc quản lý gia đình và chuyển giao khối tài sản trong nội bộ gia đình Trong lĩnh vựcthừa kế người chủ gia đình có quyền truất quyền hưởng di sản của một hoặc nhiều concháu, có quyền lập di chúc cho những người được hưởng thừa kế các quyền này chủyếu tập trung vào người đàn ông, chủ gia đình

- Chữ hiếu: Theo quy tắc từ xưa đòi hỏi con cháu phải vâng lời cha mẹ, ông bà.

Bất kỳ sự phản kháng nào của con cháu đối với các quyết định của ông bà, cha mẹ đềucoi như vi phạm đạo hiếu và đều bị chế tài bằng phân chia di sản, người con nào kiện cáođòi chia lại tài sản sẽ bị phạt, lấy lại kỷ phần đã chia

Dưới thời Pháp thuộc ở nước ta tồn tại ba Bộ dân luật áp dụng cho ba miền: Bộdân luật Bắc Kỳ (năm 1931), Bộ dân luật Trung Kỳ (năm 1936), Bộ dân luật Nam Kỳ(năm 1883)

Cả ba bộ dân luật đều quy định điều kiện lập chúc thư hết sức khắt khe vì việcthừa kế theo di chúc không có đến bù [11, trang 1106] cụ thể như sau:

Về đối tượng: Chắc chắn và xác định, có thể là một phần hay toàn bộ di sản

nhưng phải nói rõ, phải thuộc quyền sử dụng của người lập chúc, chồng không thể lập

chúc để sử dụng quyền hưởng dụng, thụ lợi của vợ goá mình.

Về người lập chúc thư: Phải có đủ trí khôn Nếu di chúc do người điên lập hoặc

lập trong lúc mất trí thì có thể bị huỷ bỏ Ngoài ra người lập chiếu thư phải không có tìtích (bị cầm tay viết, bị doạ nạt); người lập di chúc phải thành niên hay thoát quyền (Điều

321 DLB, Điều 313 DLT), phải trên 21 tuổi (Bộ DLGY)

Cả ba bộ dân luật đều quy định vợ cả, vợ lẽ không thể lập chúc thư trong thời kỳhôn thú và chỉ được lập chúc thư sử dụng của riêng mình với sự ưng thuận của chồng,đến khi chồng chết thì đàn bà goá mới có quyền lập chúc thư

Pháp luật cũng quy định hình thức của chúc thư bao gồm ba loại:

+ Chúc thư do chưởng khế lập: Công chúc thư do trưởng kế viết tay, người lập

chưa đọc, hai chưởng khế đọc với hai người làm chứng; chúc thư bí mật do ai viết cũngđược, người lập chúc biết là đủ, sau đó người lập chúc dán kín giao cho chưởng kế trước

6 nhân chứng

+ Chúc thư do viên chức thị thực (Testament certifiĩ) quy định tại Điều 324 DLB

và Điều 316 DLT Chúc thư này do người lập chúc viết hoặc người tỏ tả (người thứ ba)viết hộ trước mặt lý trưởng và hai người làm chứng sau đó có ký tên hoặc điểm chỉ củangười lập chúc, người tỏ tả, các người chứng và cuối cùng lý trưởng thị thực

+ Chúc thư thử ký (Testament olographe) quy định tại Điều 326 DLB,

Trang 8

Điều 319 DLT Hình thức di chúc này trong ba bộ dân luật quy định khác nhau như sau:

- Chúc thư không có hương chiếu thị thực

phải do người lập chúc thư hoàn toàn viết

tay và ký tên

- Người không biết viết có thể nhờ người

tà tả viết trước mặt hai nhân chứng biết

chữ Người tỏ tả ký với hai nhân chứng

- Không cần

- Không cần nhiều bản

- Khôngđược

- Khôngquy định

- Khôngrõ

Như vậy, các quy định về thừa kế theo di chúc trong ba bộ dân luật áp dụng dướithời Pháp thuộc ở Việt Nam do ảnh hưởng của Bộ dân luật Pháp năm 1803 nên quy địnhtương đối đầy đủ, tiến bộ hơn so với pháp luật thời Lê và thời Nguyễn Cả ba bộ dân luậtđều quy định các điều kiện có hiệu lực của di chúc, di sản dựng vào việc thờ cúng Tuynhiên, quan hệ dân sự gắn liền với phong tục, tập quán của từng miền nên ngoài nhữngđiểm chung thì từng bộ luật có quy định riêng phù hợp với tập quán, truyền thống củavùng, miền đó

2 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1996

Sau cách mạng tháng tám năm 1945, do điều kiện lúc bấy giờ Nhà nước Việt Nam

Dân chủ Cộng hồ chưa ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh về thừa kế nên vềnguyên tắc vẫn áp dụng các văn bản pháp luật trước đó như Bộ dân luật Bắc Kỳ (1931),

Bộ dân luật Trung Kỳ (1936), Bộ dân luật giản yếu (1883) nhưng không được trái vớichính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hồ

Từ năm 1957 theo chỉ thị số 72/TANDTC ngày 10/07/1957 của Toà án nhân dân tối cao thì pháp luật của chế độ cũ không được dùng làm cơ sở cho hoạt động xét xử của các Toà án nhân dân nữa nên việc giải quyết quan hệ thừa kế chủ yếu dựa vào các văn

bản pháp luật: Sắc lệnh ngày 22/05/1950 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, Luật hôn nhân và

gia đình năm 1959, Quyết định số 115/QĐ ngày 08/03/1965 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Các văn bản pháp luật trên có một số quy phạm điều chỉnh quan hệ thừa kế nhưng chủ yếu là thừa kế theo pháp luật, còn thừa kế theo di chúc chưa được quy định rõ ràng

Hiến pháp năm 1980 khẳng định nguyên tắc thừa kế tư nhân tại điều 27 "Phápluật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân" Trên cơ sở Hiến pháp, Toà án nhân dântối cao đã ban hành Thông tư số 81/TT-TANDTC của Toà án nhân dân tối cao ngày 24tháng 07 năm 1981 hướng dẫn xét xử các tranh chấp thừa kế Trong Thông tư đã có cáchướng dẫn về thừa kế theo di chúc trên cơ sở tôn trọng quyền tự do ý chí của công dân,gắn với các bổn phận đạo đức là dành kỷ phần nhất định cho những người thừa kế bắtbuộc (cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên) Trong quá trình thực hiện, cũng trongthời gian này Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) của Đảng Cộng Sản ViệtNam đã chủ trương chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường có

sự quản lý của Nhà nước nên chế độ sở hữu đã có những thay đổi căn bản Áp dụng chính

Trang 9

sách kinh tế thị trường thì cá nhân không chỉ được sở hữu tư liệu tiêu dùng, nhà ở mà cònđược sở hữu các tư liệu sản xuất phục vụ việc sản xuất kinh doanh, đầu tư Xuất phát từđiều kiện kinh tế - xã hội đó, Pháp lệnh thừa kế ngày 30/08/1990 được ban hành trên cơ

sở thừa nhận giá trị của một số quy định trong Thông tư 81, đồng thời khái quát hoá vàchi tiết hơn trong việc điều chỉnh các vấn đề thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúcnói riêng

3 Giai đoạn từ 01/07/1996 đến nay

Trong quá trình áp dụng các quy định trong Pháp lệnh thừa kế năm 1990 và cácvăn bản hướng dẫn thi hành các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không tránh khỏinhững lúng túng, vướng mắc do các quy định trong Pháp lệnh còn mang tính chất kháiquát, cô đọng, nhiều vấn đề chưa được điều chỉnh Vì vậy, cần có văn bản pháp luật cóhiệu lực pháp lý cao hơn, quy định đầy đủ hơn các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực thừa

kế theo di chúc Tại kỳ họp thứ 8 (Quốc hội khó IX) đã thông qua Bộ luật dân sự ngày 28tháng 10 năm 1995 (có hiệu lực thi hành từ 1/7/1996) Thừa kế theo di chúc được quyđịnh trong 28 điều từ Điều 649 đến Điều 676

III Nội dung thừa kế theo di chúc trong Bộ luật dân sự năm 1995.

Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo

vệ Quyền thừa kế bao gồm quyền được hưởng thừa kế và quyền để lại thừa kế theo dichúc và theo pháp luật Mọi cá nhân đều có quyền tự do lập di chúc để lại tài sản củamình cho người khác sau khi chết Tuy nhiên, di chúc hợp pháp phải tuân theo các quyđịnh của pháp luật dân sự

1.Người lập di chúc.

Người lập di chúc là người thông qua việc lập di chúc để định đoạt khối tài sảncủa mình cho người khác sau khi mình chết với ý chí hoàn toàn tự nguyện Do vậy, ngườilập di chúc phải đảm bảo các điều kiện luật định

* Người lập di chúc phải là cá nhân có tài sản thuộc sở hữu của người lập di chúcbao gồm:

Tài sản riêng của người lập di chúc: Tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, nhà ở,quyền sử dụng đất, vàng, tiền, các loại kim khí quý

Tài sản của người lập di chúc trong khối tài sản chung với người khác

* Người lập di chúc phải có năng lực hành vi dân sự nghĩa là từ 18 tuổi trở lên và

có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi hay nói cách khác là người đã thành niên,trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhậnthức và làm chủ được hành vi của mình

Đối với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nếu có tài sản riêng thì cũng cóquyền lập di chúc để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết nhưng phải đượccha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý Đối với người mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnhkhác mà không có khả năng nhận biết, làm chủ hành vi của mình thì pháp luật quy địnhngười đó có quyền sở hữu tài sản nhưng không có quyền lập di chúc Những người nàykhông có khả năng nhận thức nên không thể hiện ý chí của mình trong việc định đoạt tàisản (yếu tố tự nguyện) Như vậy, pháp luật quy định chỉ những người có năng lực hành vi

Trang 10

dân sự đầy đủ mới có quyền lập di chúc để lại tài sản thuộc sở hữu của mình cho ngườikhác Đối với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi pháp luật quy định có hành vi dân

sự một phần, nghĩa là đã có khả năng nhận thức nhưng chưa đầy đủ, vì vậy cũng cóquyền lập di chúc song phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ nhằm kiểmsoát việc quyết định trong di chúc, ngăn chặn tình trạng lừa dối, cưỡng ép trong việc lập

di chúc Tuy nhiên trong quy định của luật chưa quy định rõ "đồng ý " của cha mẹ hoặcngười giám hộ như thế nào nên dẫn đến nhiều cách hiểu không thống nhất

Cách hiểu thứ nhất việc đồng ý chính là cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý cho

con lập di chúc để lại di sản cho ai hay nói cách khác cha mẹ có định hướng cho con khiđịnh đoạt tài sản của mình bằng việc lập di chúc Theo quy định của pháp luật thì cha mẹ

là người đại diện cho con chưa thành niên nên việc định hướng là hoàn toàn phù hợp Cách hiểu thứ hai là người con có quyền định đoạt tài sản thược sở hữu của mình

thông qua việc lập di chúc để lại di sản cho ai, bao nhiêu Tuy nhiên vì họ có khả năngnhận thức và làm chủ hành vi nhưng chưa toàn diện nên cần có sự đồng ý của cha mẹ đểgiám sát tránh sự lừa dối đe doạ làm ảnh hưởng đến sự tự nguyện Chúng tôi thấy cáchhiểu thứ hai có cơ sở khoa học vì bản chất của việc lập di chúc là sự tự do ý chí nên trướchết phải tôn trọng sự tự định đoạt của họ , tuy nhiên đối vơí người chưa thành niên khảnăng nhận thức chưa đầy đủ, dễ bị kích động lôi kéo hoặc chưa lường hết được các hậuquả do hành vi của mình mang lại nên cần có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộvới vai trò giám sát sự định đoạt

2 Quyền của người lập di chúc.

Khi một người lập di chúc để lại tài sản của mình cho người khác chính là người

đã đang thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu của mình Theo quy địnhcủa Điều 651 Bộ luật dân sự thì người lập di chúc có các quyền sau đây:

a Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

Thuật ngữ "người" được hiểu không chỉ bao gồm cá nhân, tức là con người cụ thể

mà là chủ thể của luật dân sự (cá nhân, tổ chức ) người lập di chúc có quyền chỉ định bất

cứ cá nhân, tổ chức nào hưởng di sản thừa kế theo di chúc không phụ thuộc vào cá nhân

đó có nằm trong ba hàng thừa kế hay không hoặc tổ chức đó là Nhà nước, tổ chức kinh

tế, tổ chức chính trị - xã hội Người thừa kế theo di chúc phải đảm bảo các điều kiện dopháp luật quy định mới có quyền hưởng di sản Do vậy, khác với những người thừa kếtheo pháp luật là do luật định dựa trên cơ sở quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống vàquan hệ nuôi dưỡng giữa người thừa kế và người để lại di sản nên chỉ bao gồm cá nhânthì người thừa kế theo di chúc bao gồm bất cứ cá nhân, tổ chức nào được người lập dichúc chỉ định trong di chúc Việc chỉ định người thừa kế theo di chúc được pháp luật tôntrọng

Xuất phát từ quyền sở hữu cá nhân được pháp luật quy định là khi còn sống cánhân có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu củamình nên có quyền lập di chúc cho bất kỳ ai được hưởng hoặc truất quyền hưởng di sảnthừa kế của những người thừa kế theo pháp luật

Theo Danh từ pháp luật lược giải thì truất quyền thừa hưởng được hiểu: "truấtquyền là do ý chí của người quá cố muốn gạt thừa kế ra ngoài di sản" [11, trg 308] Nhưvậy, truất quyền được hiểu là những người thừa kế theo pháp luật bị người có tài sản tước

bỏ quyền thừa kế trong di chúc Những người có thể bị những người lập di chúc truất

Trang 11

quyền hưởng di sản chỉ có thể là người thừa kế theo pháp luật của họ được quyền địnhđoạt Điều 679 hoặc người thừa kế thế vị quy định tại Điều 680 của Bộ luật dân sự baogồm:

- Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

- Ông bà nội ngoại, anh chị em ruột của người chết.

- Các cụ nội, ngoại, bác, chú, cậu, cơ, dỡ (ruột) của người chết; cháu ruột của

người chết mà người chết là bác, chú, cậu, cơ, dỡ (ruột)

- Cháu nội, ngoại, chắt nội, ngoại của người chết.

Việc truất quyền hưởng di sản của một hoặc nhiều người nêu trên, người lập dichúc không cần phải nêu rõ lý do Khi có tranh chấp ở cơ quan Nhà nước có thẩm quyềncăn cứ vào ý chí của người có tài sản đã định đoạt trong di chúc Tuy nhiên, trong trườnghợp người bị truất quyền hưởng di sản lại là những người thừa kế không phụ thuộc vàonội dung di chúc theo Điều 672 của Bộ luật dân sự thì giải quyết như thế nào Để làmsáng tỏ vấn đề này cần làm rõ một số khái niệm qua trường hợp thừa kế như sau:

Ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp có hai người con là C và D Tháng 8 năm

1977, ông A lập di chúc cho anh C được hưởng một nửa di sản (di chúc lập tự nguyện, cóchứng nhận của UBND xã), trong di chúc truất quyền hưởng di sản thừa kế của bà B Do

sơ suất nên ông A đã để anh D biết được nơi cất giấu di chúc, nên D đã lấy và sửa tên của

C thành tên của mình Trước khi qua đời ông A đưa di chúc cho em ruột cất giữ và yêucầu công bố sau khi hết giỗ đầu ông Khi công bố di chúc thấy bị sửa chữa nên anh C yêucầu toà án giải quyết Qua trưng cầu giám định đã có kết luận di chúc đã bị sửa chữa từ Csang D và D đã nhận toàn bộ về hành vi sửa chữa của mình Trong trường hợp này thì toà

- Anh D là người không được quyền hưởng di sản và có hành vi sửa chữa di chúc

nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người lập di chúc (theo điểm

đ khoản 1 điều 646 của Bộ luật dân sự)

Từ ví dụ trên cho thấy: Người bị truất quyền hưởng di sản là theo ý chí của ngườilập di chúc mà không cần nêu căn cứ nào, nhưng những người không có quyền hưởng disản lại do pháp luật quy định tại Điều 646 khoản 1 của Bộ luật dân sự Theo quy định củapháp luật thì người bị truất quyền hưởng di sản, không có quyền hưởng di sản đều khôngđược thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản (một nửa di sản) của ông A được chiatheo pháp luật Tuy nhiên, bà B là vợ của ông A vẫn là người thừa kế không phụ thuộcvào nội dung di chúc theo Điều 672 của Bộ luật dân sự, bởi lẽ Điều 672 chỉ loại trừ haitrường hợp: họ là những người từ chối hưởng di sản hoặc họ là những người không cóquyền hưởng di sản theo quy định tại Điều 645 và khoản 1 Điều 646 của Bộ luật dân sự

b Phân định di sản cho từng người thừa kế.

Nếu như thừa kế theo pháp luật thì những người thừa kế cùng hàng được hưởngphần di sản bằng nhau thì những người được thừa kế theo di chúc được hưởng bao nhiêuphụ thuộc vào ý chí của người lập di chúc Người lập di chúc có quyền phân định theo

Trang 12

những người thừa kế hưởng nhiều hay ít mà không cần nêu rõ lý do việc phân định chotừng người thừa kế thường được thể hiện bằng hai phương thức chủ yếu:

Người lập di chúc phân định rõ người này (A) được hưởng thừa kế ngôi nhà, cònngười kia (B) được thừa kế 100m2 quyền sử dụng đất Theo phương thức này thì khi cònsống người lập di chúc chuyền quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đã được phân địnhtrong di chúc thì phần di chúc đó không có hiệu lực pháp luật Theo khoản 3 Điều 670của Bộ luật dân sự thì: "Di chúc không có hiệu lực pháp luật nếu di sản để lại cho ngườithừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế"

Người lập di chúc có thể phân định di sản cho những người thừa kế bằng một tỷ lệphần trăm cụ thể như (A) được hưởng 1/3 di sản, (B) được hưởng 2/3 di sản Trongtrường hợp này thì người lập di chúc khi còn sống có thể mua bán, sử dụng một phần cáctài sản được phân định trong di chúc mà không ảnh hưởng đến quyết định phân chia đãthể hiện trong di chúc Khi người lập di chúc chết những người thừa kế xác định khối disản và chia theo tỷ lệ phần trăm đã định đoạt trong di chúc; nếu không thoả thuận đượcyêu cầu Toà án giải quyết

Trong trường hợp người lập di chúc chỉ định người thừa kế mà không phân định

di sản cho từng người thì phần di sản mà mỗi người được hưởng là ngang nhau

c Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

Trong việc lập di chúc để định đoạt tài sản của mình pháp luật quy định người lập

di chúc có quyền dành một phần tài sản để di tặng cho người khác hoặc dựng để thờcúng

Theo Bộ luật dân sự của Pháp thì di tặng được chia làm hai loại: Di tặng toàn bộtài sản và di tặng một phần tài sản

Di tặng toàn bộ tài sản là quy định của di chúc theo đó người lập di chúc cho mộthoặc nhiều người toàn bộ tài sản người ấy để lại sau khi chết (Điều 1003) Di tặng mộtphần tài sản là di tặng theo đó người lập di chúc để lại một phần những tài sản mà phápluật cho phép định đoạt như một nữa, một phần ba, tất cả bất động sản hoặc một phần bấtđộng sản, bất động sản (Điều 1010)

Nghĩa vụ của người được di tặng trong cả hai trường hợp đều phải trả các món nợ

và nghĩa vụ thừa kế trong di sản tương ứng với phần riêng của mình và trả chung cácmón nợ có thế chấp (Điều 1012)

Trong Bộ dân luật Bắc kỳ, Bộ dân luật Trung Kỳ đều có các quy định về di tặng

Di tặng được hiểu: hành vi vô thường làm bằng chúc thư, do đó một người có thể để chongười khác toàn bộ hay một phần vật gì nhất định trong gia sản của mình.[11, trang1018]

Trang 13

Di tặng được phân thành nhiều loại: Di tặng đặc định, di tặng toàn sản, di tặng có điềukiện

Theo Bộ luật dân sự Việt Nam thì không có di tặng toàn bộ mà chỉ có di tặng

"một phần", nhưng một phần được giới hạn là bao nhiêu pháp luật không quy định rõ, vìvậy người lập di chúc có thể dành một nửa, ba phần tư di sản để di tặng cho người khác(nhưng không được toàn bộ) Quy định này theo chúng tôi xuất phát từ việc thực hiệnnghĩa vụ tài sản của người được tặng theo khoản 2 Điều 674 như sau: "Người được ditặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản của người di tặng, trừ trường hợp tài sảnkhông đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người di tặng, thì phần di tặng cũng đượcdựng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này" Theo quy định này người được

di tặng khác với người thừa kế theo di chúc là không phải thực hiện các nghĩa vụ dongười chết để lại đối với phần di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanhtoán các nghĩa vụ tài sản do người chết để lại đối với phần di tặng Ngoài ra, việc lập dichúc còn liên quan đến những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc nênnếu di tặng toàn bộ thì những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc giảiquyết như thế nào? Vấn đề này trong Bộ luật dân sự của Pháp đã đưa ra giải pháp: Người

di tặng phải trả các món nợ và nghĩa vụ thừa kế trong di sản", nghĩa là có các khoản nợhoặc những người thừa kế bắt buộc thì những người được di tặng phải thanh toán Theochúng tôi trong trong Bộ luật dân sự không nhất thiết phải giới hạn di tặng là một phần disản mà có thể quy định người lập di chúc di tặng toàn bộ tài sản, nhưng người được ditặng phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng với phần đượctặng

* Di sản dựng vào việc thờ cúng.

Theo phong tục tập quán phương Đông, từ xưa đến nay đều có việc thờ cúng tổtiên, do vậy người để lại di sản không chỉ mong muốn người hưởng di sản sử dụng đúngmục đích, có hiệu quả mà còn mong muốn duy trì việc thờ cúng những người đã chết.Tập quán này được thể chế hoá thành các quy phạm pháp luật trong thời kỳ phong kiếndưới hình thức "hương hoả" Theo Điều 394 Bộ dân luật Bắc Kỳ và Điều 400 Bộ dân luậtTrung Kỳ thì: Hương hoả đó là phần động sản hay bất động sản trong gia tài dựng vàoviệc cúng giỗ một người là vợ hay chồng của người ấy và việc cúng giỗ tổ tiên bên nộicủa người ấy Như vậy, pháp luật đã quy định người lập di chúc có quyền dành một phầnhương hoả để thờ cúng người đã chết hoặc bên nội của người đó Quy định này thể hiệntính chất bất bình đẳng, trọng nam khinh nữ và tư tưởng mong muốn sinh được con trai

để nối dõi tông đường trong xã hội phong kiến

Việc để lại hương hoả phải lập thành văn bản và trong giới hạn của hương hoả.Giới hạn hương hoả trong các văn bản pháp luật từng thời kỳ được quy định khác nhau.Theo luật nhà Lê thì hương hoả không được vượt quá 1/20 gia tài (theo Quốc triều hìnhluật, Thiên chính thư 1 và 3); pháp luật triều Nguyễn trong một chỉ dụ thời Thiệu Trị ấnđịnh hương hoả không được vượt quá 3/10 gia tài Ở thời Pháp thuộc thì Điều 398 Bộ dânluật Bắc Kỳ và Điều 406 Bộ dân luật Trung Kỳ quy định: "Phần gia tài lập thành hươnghoả trong mỗi trường hợp dự số thừa kế là bao nhiêu nữa cũng không thể vượt quá giá trị1/5 của cải của người lập hương hoả Trong trường hợp hương hoả vượt quá giới hạn trênthì những người thừa kế có quyền yêu cầu Toà án xem xét bớt xuống"

Hiện nay thuật ngữ "hương hoả" không còn được sử dụng trong các văn bản phápluật, trong Pháp lệnh thừa kế năm 1990 thì thuật ngữ di sản dựng vào việc thờ cúng chínhthức được sử dụng Điều 21 Pháp lệnh thừa kế và Nghị quyết số 02/HĐTP ngày

Trang 14

19/10/1990 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thừa kế quy định cụ thể như sau: "Nếu ngườilập di chúc có để lại di sản dựng vào việc thờ cúng thì di sản đó coi như chưa chia Nếuthời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế đang còn mà việc thờ cúng không thực hiện theo dichúc thì di sản dựng vào việc thờ cúng do những người thừa kế theo pháp luật hưởng.Nếu thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế đã hết mà việc thờ cúng không được thực hiệntheo di chúc thì người nào trong số những người thừa kế theo pháp luật đang quản lý hợppháp di sản được hưởng di sản đó; nếu người đang quản lý hợp pháp di sản dựng vào việcthờ cúng không phải là người thừa kế theo pháp luật thì người thừa kế theo Điều 35 củaPháp lệnh thừa kế đang còn sống xảy ra tranh chấp được hưởng".

Theo Bộ luật dân sự năm 1995 tại Điều 651 khoản 3 quy định quyền của ngườilập di chúc là dành một phần tài sản trong khối di sản để dựng vào việc thờ cúng Trên cơ

sở đó Điều 673 quy định rõ việc giải quyết di sản dựng vào việc thờ cúng như sau:

"Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dựng vào việc thờ cúng thìphần di sản đó không chia thừa kế và giao cho một người đã được chỉ định trong di chúcquản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng dichúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế cóquyền giao phần di sản dựng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng

Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờcúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng Trong trường hợp tất

cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết, thì phần di sản được thờ cúng thuộc vềngười đang quản lý hợp pháp trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật"

Điểm khác biệt cơ bản giữa Pháp lệnh thừa kế và Bộ luật dân sự quy định di sảndựng vào việc thờ cúng là: "di sản coi như chưa chia", còn trong Bộ luật dân sự quy định

di sản dựng thờ cúng "không được chia thừa kế" Do vậy, đối với việc thừa kế mở từ ngày01/07/1996 Toà án nhân dân không giải quyết việc kiện chia thừa kế đối với di sản dựngvào việc thờ cúng mà chỉ xác định di sản đó thuộc sở hữu của người nào, trừ trường hợptoàn bộ di sản không đủ để thanh toán các nghĩa vụ tài sản do người chết để lại thì phảilấy cả phần di sản dựng để thờ cúng

Như vậy theo quy định của Bộ luật dân sự thì người lập di chúc có quyền dànhmột phần tài sản dựng vào việc thờ cúng Vấn đề đặt ra là "một phần" mà Khoản 3 Điều

651 quy định là bao nhiêu phần trăm di sản thì được chấp nhận Trong trường hợp ngườilập di chúc quyết định toàn bộ di sản để thờ cúng (không có nghĩa vụ tài sản để lại) thì cóđược chấp nhận không Ngoài ra, trong trường hợp người có tài sản chỉ lập di chúc hoặcmột văn bản để di sản dựng vào việc thờ cúng có được công nhận không?

Theo pháp luật hiện hành trong trường hợp người lập di chúc quyết định toàn bộ

di sản để thờ cúng là trái với quy định của BLDS nên không được thừa nhận, tuy nhiênhiện nay pháp luật chưa quy định một phần là bao nhiều nên trong những trường hợp nàythì di chúc bị coi là vô hiệu Theo chúng tôi pháp luật quy định người lập di chúc chỉ cóquyền dành một phần di sản dựng vào thờ cúng vừa đảm bảo việc thờ cúng theo phongtục tập quán đồng thời không ảnh hưởng đến lợi ích những người thừa kế khác, nhất lànhững người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc Song các cơ quan có thẩmquyền cần có hướng dẫn cụ thể:

Một là, một phần được xác định là bao nhiêu phần trăm di sản do người chết để

lại,chẳng hạn 30%, 50%

Trang 15

Hai là, có nhất thiết cứ phải lập di chúc để lại di sản thờ cúng hay không Theo chúng tôi khi đã khống chế phần cụ thể thì không nhất thiết phải quy định là việc để lại di

sản thờ cúng là quyền của người lập di chúc mà chỉ cần quy định việc để lại di sản dựngvào việc thờ cúng bằng văn bản để đảm bảo sự tự do ý chí của người có tài sản

Phương án khống chế phần cụ thể: Bà H có di sản để lại là 600 triệu đồng, bà H

lập văn bản (không cần di chúc) để lại 90% dựng vào việc thờ cúng (phần vốn góp vàocông ty) và giao cho anh K là người quản lý di sản và thực hiện việc thờ cúng Phần cònlại là 10% di sản để lại cho năm người hưởng là chồng, con chưa thành niên, con đãthành niên Như vậy, số tài sản 540 triệu để thờ cúng, còn 60 triệu chia thừa kế theo phápluật Ví dụ luật chỉ khống chế 30% di sản thờ cúng thì chỉ chấp nhận là 180 triệu dựng đểthờ cúng, phần vượt quá được đem chia theo pháp luật Cụ thể: Chấp nhận 180 triệu đểthờ cúng còn chia theo pháp luật 70% là 420 triệu đồng mà những người thưà kế cùnghàng được hưởng ngang nhau là 84 triệu đồng kể cả con chưa thành niên , cha , mẹ, vợhoặc chồng

Theo luật hiện hành:Bà H lập di chúc để 90% di sản dựng vào việc thờ cúng, phần còn

lại cho 05 người hưởng ngang nhau thì cũng được chấp nhận vì pháp luật không quy định

rõ một phần là bao nhiêu Tuy nhiên những người thừa kế không phụ thuộc nội dung dichúc theo Điều 672 vẫn được hưởng mức theo quy định Cụ thể:

Chia theo di chúc10% là 60 triệu đồng , năm người hưởng ngang nhau nên mỗingười hưởng 12 triệu Còn ông B (chồng) được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung dichúc là 2/3 suất nếu di sản được chia theo pháp luật theo Điều 672 là 600 triệu chia chohàng thừa kế 1 ( 05người) thành một suất là 120 triệu Ông B được hưởng 2/3 suất là 80triệu Vì vậy còn thiếu 68 triệu lấy từ di sản thờ cúng bù qua cho đảm bảo lợi ích củanhững người thừa kế bắt buộc.Di sản thờ cúng còn là 472 triệu

d Giao nghĩa vụ cho từng người thừa kế trong phạm vi di sản :

Cùng với việc phân định, người lập di chúc còn có quyền giao nghĩa vụ cụ thể chotừng người thừa kế Người lập di chúc có thể giao nghĩa vụ cho từng người thừa kế làtương xứng hoặc không tương xứng với kỷ phần mà họ được nhận Tuy nhiên nếu giaonghĩa vụ vượt quá phần di sản mà họ nhận thì không phải thực hiện nghĩa vụ đối với phầnvượt quá

đ Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

e Người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ di chúc:

Xuất phát từ nguyên tắc chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu củamình thông qua việc lập di chúc Việc lập di chúc là hoàn toàn tự nguyện trên cơ sở tự dothể hiện ý chí Pháp luật cũng quy định người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thaythế hoặc huỷ bỏ di chúc đã lập

Sửa đổi di chúc : Sửa đổi di chúc là việc người lập di chúc, việc người lập di chúc

thay thế một phần quyết định cũ của mình đối với các phần di chúc trước đó Việc sửa đổi

di chúc có thể thực hiện ở các phương diện sau :

Sửa đổi người thừa kế nghĩa là di chúc đã lập cho một hoặc một số người hưởng

di sản nào đó nay họ thay đổi không cho một hoặc một số người được chỉ định trong dichúc hưởng nữa mà chỉ định những người khác hưởng phần di sản đó

Ví dụ : Tháng 10 năm 1998 ông A lập di chúc cho bà B, anh T mỗi người hưởng

1/2 di sản thừa kế Năm 2000, anh T chết trong tai nạn nên ông A đã sửa đổi cho hai cháu

H và K được hưởng phần di sản mà ông đã di chúc cho anh T trước đây

Trang 16

Sửa đổi quyền và nghĩa vụ cho người thừa kế là việc người lập di chúc thêmnghĩa vụ cho người này nhưng bớt quyền cho người khác Như vậy sửa đổi về quyền vànghĩa vụ là loại sửa đổi di chúc, phần bị sửa đổi không có giá trị pháp lý, còn các phầnkhác trong di chúc không thay đổi

Sửa đổi về câu chữ : Trong di chúc đã lập có thể từ được hiểu theo nhiều nghĩakhác nhau hoặc có nhiều câu khó hiểu Những câu chữ này dễ làm cho người có liên quanđến di chúc hiểu sai ý chí của người lập di chúc Do đó để tránh sự hiểu sai lầm ảnhhưởng đến quyền lợi của những người thừa kế, người lập di chúc có thể sửa đổi nhữngcâu những chữ đó bằng những câu, những chữ rõ ràng hơn

Việc sửa đổi di chúc được coi là hợp pháp khi sửa đổi người lập di chúc còn minhmẫn và nội dung di chúc không trái pháp luật và đạo đức xã hội Việc sửa đổi chủ yếu ápdụng đối với di chúc bằng văn bản, tuy nhiên hình thức văn bản sửa đổi như thế nào thìpháp luật chưa quy định cụ thể nên trong thực tiễn thường được thể hiện như sau : Việcsửa đổi được thể hiện ngay trong di chúc đã lập, người lập di chúc ghi rõ sửa đổi nộidung gì sau đó ký tên và ghi rõ họ tên Trường hợp này chủ yếu là việc sửa đổi đơn giảnliên quan đến câu chữ Cũng có trường hợp người lập di chúc sửa đổi đã lập bằng văn bảnkhác; chẳng hạn di chúc lập năm 1997 cho K hưởng 1/2 di sản, cho H hưởng 1/2 di sản dichúc có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, nhưng đến năm 1999 lại sửa đổi di chúcbằng văn bản khác là phần đã định đoạt cho H hưởng nay được sửa đổi H hưởng một nửa(2/3) K hưởng một nửa (1/3) di sản, di chúc tự tay viết và ký Trong những trường hợptương tự như trên thì di chúc sửa đổi có giá trị pháp lý hay không Vấn đề này còn cónhiều ý kiến khác nhau, tập trung vào hai loại ý kiến như sau :

* Ý kiến thứ nhất cho rằng việc sửa đổi di chúc ngoài việc hoàn toàn tự nguyệnthì hình thức của di chúc như thế nào việc sửa đổi cũng phải tuân theo hình thức đó

* Ý kiến thứ hai cho rằng hình thức của di chúc được pháp luật quy định và ngườilập di chúc có quyền lựa chọn các hình thức để thể hiện ý chí của mình, do vậy việc sửađổi di chúc thì người lập di chúc cũng có thể lựa chọn bất kỳ hình thức nào để thể hiện ýchí của mình

Theo chúng tôi thì việc sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc nói chung và việc sửađổi di chúc bằng văn bản nói riêng được coi là hợp pháp khi người lập di chúc còn minhmẫn, nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội và di chúc sửa đổi được thểhiện dưới bất kỳ hình thức nào được pháp luật quy định

Bổ sung di chúc : Bổ sung di chúc là việc người lập di chúc bổ sung thêm vào nội

dung di chúc, có thể bổ dung thêm một hoặc một số người được hưởng thừa kế theo dichúc mà khi lập di chúc trước đó đã không cho người này hưởng Chẳng hạn : Năm 1997ông Nguyễn Văn N lập di chúc cho K, H và L mỗi người hưởng 1/3 di sản Tháng7/1999 ông N bổ sung thêm vào di chúc cho A được hưởng di sản và sửa phần di chúc về

di sản là mỗi người được hưởng 1/4 Trong trường hợp này ông N vừa thực hiện bổ sung

di chúc (bổ sung người hưởng di sản) vừa sửa phần di sản mỗi người hưởng từ 1/3 xuống1/4

Cũng giống như sửa đổi di chúc, việc bổ sung di chúc là bất hợp pháp nếu khi bổsung di chúc người đó không còn minh mẫn hoặc nội dung phần bổ sung trái pháp luật,đạo đức xã hội

 Nếu người lập di chúc bổ sung di chúc mà phần đã lập và phần bổ sung khôngmâu thuẫn với nhau thì cả phần lập và phần bổ sung đều có hiệu lực pháp luật

Trang 17

 Nếu người lập di chúc bổ sung di chúc nhưng phần bổ sung mâu thuẫn với phần

đã lập thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật

Thay thế di chúc :

Ý chí của người lập di chúc là mong muốn chủ quan song còn chịu sự tác độngcủa các yếu tố khách quan nên có thể thay đổi Nói cách khác khi người lập di chúc chorằng những quyết định của mình trong di chúc trước không còn phù hợp với ý chí của họnữa, người lập di chúc có quyền thay thế di chúc Do vậy thay thế di chúc là việc người

để lại di sản lập di chúc khác để thay thế cho di chúc cũ Việc thay thế di chúc được coi làhợp pháp nếu vào thời điểm thay thế di chúc người đó còn minh mẫn và sáng suốt

Pháp luật cho phép một người có thể để lại một hoặc nhiều di chúc để quyết địnhchuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác Một người có thể lập nhiều

di chúc khác nhau ở các thời điểm khác nhau Các di chúc này có thể bổ sung cho nhauhoặc phủ định nhau Nếu có nhiều bản di chúc định đoạt một tài sản nhưng các di chúc cónội dung không phủ định nhau thì tất cả các di chúc đều có hiệu lực pháp luật Ngược lại,nếu chúng có nội dung phủ định nhau thì đó là sự thay thế di chúc nghĩa là di chúc thaythế có hiệu lực nếu đảm bảo các điều kiện pháp luật quy định, còn các di chúc bị thay thếkhông có giá trị pháp lý

Huỷ bỏ di chúc :

Ngoài việc quy định cho người có tài sản thuộc sở hữu của mình được quyền lập

di chúc pháp luật còn quy định họ có quyền huỷ bỏ di chúc đã lập

Huỷ bỏ di chúc là việc người lập di chúc từ bỏ di chúc của mình thông qua nhữnghình thức nhất định như : Người lập di chúc tự huỷ bỏ tất cả các di chúc đã lập; người lập

di chúc lập văn bản tuyên bố huỷ bỏ toàn bộ di chúc đã lập Trong trường hợp di chúc bịhuỷ bỏ thì coi như không có di chúc và di sản được chia theo quy định của pháp luật

Như vậy, pháp luật quy định cho công dân có quyền lập di chúc thì pháp luật cũngquy định người lập di chúc có các quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ di chúc

đã lập Quy định này xuất phát từ quyền tự do ý chí của cá nhân và đặc điểm của di chúc

là có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế

Trang 18

CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC

từ chối nhận di sản " Vì vậy, đa số các vụ việc đều được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân

xã, phường, thị trấn, chỉ những trường hợp tài sản có giá trị lớn mới thực hiện tại cơ quancông chứng nhà nước

- Việc lập di chúc để lại di sản thừa kế theo di chúc đề phòng khi đau ốm, bệnh tật

mà không thể lập di chúc bằng văn bản; đồng thời di sản để lại chủ yếu là các tài sản cógiá trị như nhà ở, quyền sử dụng đất Tuy nhiên, tình trạng cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở chậm Sự chậm trễ này do vai trò lãnh đạo cấp chínhquyền cơ sở vừa yếu, vừa thiếu, cơ chế chính sách và thủ tục hồ sơ giấy tờ bị mất, lại hưhỏng do bão lụt

- Nhiều trường hợp di chúc để lại thừa kế là nhà ở, công trình kiến trúc trên đất,sau thời gian dài do thiên tai, bão lụt hoặc do người sử dụng phá hỏng nên đến khi tranhchấp thì tài sản không còn Khi có đơn yêu cầu khởi kiện giữa tòa án và Uỷ ban nhân dânkhông cấp nào thụ lý giải quyết vì các quy định của pháp luật về thẩm quyền không rõràng Nhiều trường hợp Tòa án thụ lý và điều tra nhưng các nhân chứng và Uỷ ban nhândân cơ sở không khẳng định được tài sản đó có tồn tại vào thời điểm lập di chúc không(hiện nay chỉ còn đất) nên chuyển đơn đến Uỷ ban nhân dân giải quyết

- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất theo quyđịnh tại Luật đất đai năm 1993, Nghị định 17/1999 /NĐ - CP ngày 29/03/1999 của chínhphủ về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụngđất (được sửa đổi bằng Nghị định 79/2001/ NĐ - CP ngày 01/01/2001) và Thông tư liêntịch số 01/2002/TTLT - TANDTC - VKSNDTC - TCĐC ngày 03/01/2002 thì các tranhchấp ai có quyền sử dụng đất đó đối với đất không có giấy tờ thì thuộc thẩm quyền của

Uỷ ban Nhân dân Vì vậy, đa số các trường hợp thừa kế theo di chúc nhưng hoàn toànkhông có giấy tờ về tài sản đó thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban Nhân dân

- Việc chứng thực di chúc theo quy định của pháp luật thì có thể thực hiện tại

Uỷ ban nhân dân cấp xã Thủ tục chứng thực theo quy định của Bộ luật dân sự

và Nghị định 75/2000/NĐ - CP về công chứng, chứng thực Do trình độ củacán bộ cấp cơ sở, nhất là cán bộ tư pháp còn yếu lại phải đảm nhận nhiều việcnên không tuân theo các thủ tục luật định Nhiều trường hợp có di chúc đượcchứng thực song do nhàu nát hoặc địa chỉ người lập không rõ ràng, các cơquan có thẩm quyền điều tra, xác minh lại thì trong sổ bộ lưu việc chứng thựchoàn toàn không co

II Những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn áp dụng các quy định về thừa kế theo di chúc

1.Khái niệm di chúc :

Trang 19

Theo Điều 699 của Bộ luật dân sự : "Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhânnhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết" Thuật ngữ "chuyển tài sản"theo quy định của luật theo chúng tôi chưa rõ nghĩa, bởi lẽ việc chuyển tài sản về thực tếkhông đồng nghĩa với việc chuyển tài sản về mặt pháp lý Trong thực tế có những tài sảnchỉ cần chuyển giao trên thực tế thì quyền sở hưũ đã phát sinh cho bên được chuyển giao,song có những tài sản phải làm thủ tục tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nhà ở,quyền sử dụng đất, tàu biển ) Theo quy định của pháp luật thì người được thừa kế theo

di chúc có quyền đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục khai nhận di sản, thủtục chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất từ người chết sang người thừa kếtheo di chúc (đối với các tài sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng) thì mới đượcpháp luật công nhận , trên cơ sở đó mới có thể thực hiện quyền định đoạt theo quy địnhcủa pháp luật Như vậy, việc thừa kế tài sản theo di chúc cũng chính là căn cứ xác lậpquyền sở hữu theo Điều 253 của Bộ luật dân sự Theo chúng tôi trong quy định tại Điều

699 phải dựng thuật ngữ "chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất " cho chínhxác hơn

2 Di sản thừa kế theo di chúc

Theo quy định Điều 637 Bộ luật dân sự thì di sản thừa kế bao gồm :

1 Tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chungvới người khác

2 Quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế và được để lại thừa kế theo quyđịnh tại phần thứ năm của Bộ luật này

Trên thực tế nhiều trường hợp di chúc để lại di sản thừa kế, nhưng do nhiều lý dokhác nhau nên người thừa kế theo di chúc chưa nhận di sản ngay như: di chúc bị thất lạc,

di sản thừa kế vào thời điểm mà thừa kế không có giá trị nên cứ mặc nhiên cho họ hàng

sử dụng

Sau nhiều năm người thừa kế theo di chúc mới kiện đòi lại di sản thừa kế màmình được hưởng Thực tiễn giải quyết để xác định còn di sản hay không hết sức khókhăn nhất là nhà ở, quyền sử dụng đất hoặc tài sản trên đất vì những lý do sau :

* Vào thời điểm mở thừa kế còn có nhà ở, công trình kiến khác song do nhữngnguyên nhân khách quan (thiên tai, chiến tranh, bị tiêu huỷ hoặc bị hư hỏng) đến thờiđiểm giải quyết trên đất đó không còn di sản là nhà ở, vật kiến trúc hoặc cây lâu năm

* Vào thời điểm mở thừa kế còn di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác, cây lâu nămnhưng trong thời gian dài người sử dụng tự ý phá bỏ (chặt cây, phá dỡ nhà cũ ) tiến hànhxây dựng nhà ở, vật kiến trúc khác hoặc chỉ còn đất nên khi tranh chấp xảy ra thì di sảntheo di chúc không còn trên thực tế

Do các lý do trên vào thời điểm xảy ra tranh chấp thì người thừa kế yêu cầu Toà

án nhân dân xác định di sản được thừa kế theo di chúc, nhưng pháp luật chưa có nhữngtiêu chí cụ thể để phân biệt những trường hợp nào đất ở được coi là di sản để công nhậnquyền thừa kế, trường hợp nào không được coi là di sản mà công nhận quyền sử dụng đấtcho người đang thực tế sử dụng và có tên trong sổ địa chính Ngoài ra, tài sản trên đấtkhông còn tồn tại mà đất lại chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng thì có thuộcthẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân hay không Chúng tôi viện dẫn vụ án thực tếsau :

Ngày đăng: 21/03/2019, 16:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w