1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận án tiến sĩ) Khuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại

170 251 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 170
Dung lượng 1,69 MB

Nội dung

Khuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đạiKhuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đạiKhuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đạiKhuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đạiKhuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đạiKhuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đạiKhuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đạiKhuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đạiKhuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đạiKhuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đạiKhuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đạiKhuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đạiKhuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đạiKhuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đạiKhuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH -

TRƯƠNG THỊ KIM ANH

KHUYNH HƯỚNG HIỆN THỰC – HUYỀN ẢO TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Nghệ An, năm 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH -

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

KHUYNH HƯỚNG HIỆN THỰC – HUYỀN ẢO TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 9.22.01.21

Họ và tên NCS: Trương Thị Kim Anh

Người hướng dẫn: 1 PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp

2 TS Lê Thanh Nga

Nghệ An, năm 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các dẫn liệu được

sử dụng trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng Những phát hiện trong luận án

là kết quả nghiên cứu của tác giả luận án

Tác giả luận án

Trương Thị Kim Anh

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Đóng góp của luận án 3

6 Cấu trúc của luận án 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 5

1.1 Khái lược tình hình nghiên cứu về khuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết trên thế giới 5

1.1.1 Nghiên cứu về tiểu thuyết 5

1.1.2 Nghiên cứu về khuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết 10

1.2 Tình hình nghiên cứu về khuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại 15

1.2.1 Nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam đương đại 15

1.2.2 Nghiên cứu về khuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại 21

1.3 Tiểu kết 26

CHƯƠNG 2: SỰ XUẤT HIỆN CỦA KHUYNH HƯỚNG HIỆN THỰC – HUYỀN ẢO TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 28

2.1 Giới thuyết về khuynh hướng và khuynh hướng hiện thực – huyền ảo 28

2.1.1 Khái niệm khuynh hướng 28

2.1.2 Khái niệm hiện thực – huyền ảo 30

2.1.3 Nguyên tắc phản ánh hiện thực của khuynh hướng hiện thực – huyền ảo 35

2.1.4 Đặc điểm khuynh hướng hiện thực – huyền ảo 37

2.2 Những tiền đề xuất hiện khuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại 40

2.2.1 Tiền đề lịch sử, văn hóa, xã hội 40

2.2.2 Những thay đổi về tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết 43

Trang 5

2.2.3 Sự đa dạng về khuynh hướng trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại 52

2.3 Khuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam trước và sau 1986 55

2.3.1 Khuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong văn học Việt Nam trước

1986 55

2.3.2 Khuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam sau

1986 61

2.4 Tiểu kết 67

CHƯƠNG 3: KHUYNH HƯỚNG HIỆN THỰC – HUYỀN ẢO TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI VỚI CHỨC NĂNG MIÊU TẢ THẾ GIỚI 69

3.1 Hiện thực – huyền ảo với việc xử lí đề tài 69

3.1.1 Đề tài chiến tranh 70

3.1.2 Đề tài nông thôn 75

3.1.3 Đề tài đô thị 80

3.2 Hiện thực – huyền ảo trong xây dựng nhân vật 84

3.2.1 Kiểu nhân vật nghịch dị 85

3.2.2 Kiểu nhân vật tâm linh, vô thức 88

3.2.3 Kiểu nhân vật hư ảo, ma quái 92

3.3 Hiện thực – huyền ảo với việc kiến tạo không gian và thời gian nghệ thuật 96

3.3.1 Không gian nghệ thuật 96

3.3.1.1 Không gian mộng ảo 96

3.3.1.2 Không gian huyền thoại 100

3.3.2 Thời gian nghệ thuật 103

3.3.2.1 Thời gian mang tính phi thời 103

3.3.2.2 Thời gian đồng hiện 107

3.4 Tiểu kết 111

CHƯƠNG 4: KHUYNH HƯỚNG HIỆN THỰC – HUYỀN ẢO TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI VỚI CHỨC NĂNG BIỂU ĐẠT THẾ GIỚI 112

4.1 Hiện thực – huyền ảo với việc tổ chức kết cấu 112

Trang 6

4.1.1 Kết cấu mê lộ 112

4.1.2 Kết cấu phân mảnh 115

4.1.3 Kết cấu đan xen thực - ảo 120

4.2 Hiện thực – huyền ảo với nghệ thuật xây dựng biểu tượng 124

4.2.1 Biểu tượng thiên nhiên 124

4.2.2 Biểu tượng con người 128

4.2.3 Biểu tượng văn hóa 131

4.3 Hiện thực – huyền ảo với sự nhòe mờ, đa nghĩa của ngôn ngữ tự sự 135

4.3.1 Ngôn ngữ đậm chất “lạ hóa” 135

4.3.2 Ngôn ngữ biểu đạt cái kì ảo, ma quái 138

4.3.3 Ngôn ngữ vô thức 141

4.4 Tiểu kết 144

KẾT LUẬN 146

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Sau 1975, đặc biệt từ sau Đổi mới (1986), văn học Việt Nam đã có sự chuyển mình mạnh mẽ Đó là quãng thời gian văn học Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết Với tư cách là “cỗ máy cái” của văn học, tiểu thuyết vẫn chứng tỏ được vai trò hạt nhân trong cấu trúc văn học hiện đại và đương đại Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người đã khẳng định thời hiện đại là “thời của tiểu thuyết” Cũng bởi thế, đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết, trong đó có không ít nghiên cứu mang tính phát hiện Tuy nhiên, còn nhiều vấn

đề của tiểu thuyết, đặc biệt là những cách tân nghệ thuật tiểu thuyết vẫn chưa được tìm hiểu một cách cặn kẽ, hệ thống

1.2 Trong nhãn quan nghiên cứu hiện đại, lịch sử của tiểu thuyết không phải là phép cộng của những hiện thực được miêu tả, mà là lịch sử của sự miêu tả, nghĩa là lịch sử của sự vận động, biến đổi, đặc biệt là những cách tân trong miêu tả hiện thực Bởi thế, việc nhận diện các khuynh hướng tiểu thuyết không chỉ mang đến lợi ích trong phân tích, khám phá những nội dung xã hội được miêu tả, mà còn là những nghiên cứu, khám phá trên bình diện nghệ thuật tiểu thuyết, nhằm làm cho việc nghiên cứu tiểu thuyết trở nên toàn diện hơn Khi nói về tiểu thuyết Việt Nam đương đại, tùy theo quan điểm lý thuyết, mục đích, yêu cầu cụ thể của sự nghiên cứu, người ta có thể vận dụng những cách nhìn, cách đánh giá, cách lựa chọn khác nhau khi phân loại trào lưu, khuynh hướng hay đặc điểm tiểu thuyết Mỗi cách tiếp cận đều có những ưu thế

và giới hạn riêng trong phân tích và luận giải về sự vận động cũng như tiềm năng của thể loại lực lưỡng này

1.3 Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu công phu về các khuynh hướng tiểu thuyết đương đại như khuynh hướng nhận thức lại, khuynh hướng lịch sử, khuynh hướng triết luận, khuynh hướng tiểu thuyết luận đề Riêng khuynh hướng hiện thực – huyển ảo trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 cho dến nay vẫn chưa được quan tâm thích đáng Sau một thời gian dài, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, đặc biệt là sự thái quá của cái nhìn duy lý và duy ý chí, yếu tố kỳ ảo, huyền thoại dường như vắng bóng trong văn học Từ 1986 đến nay, như một “cân bằng sinh thái”, cái kỳ

ảo đã xuất hiện trở lại, ngày càng đậm đặc hơn và dần hình thành khuynh hướng nghệ

Trang 8

thuật: khuynh hướng hiện thực - huyền ảo Sự xuất hiện của khuynh hướng hiện thực - huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại là một bằng chứng sinh động cho thấy

sự cách tân mạnh mẽ trong lãnh địa tiểu thuyết Xuất phát từ mong muốn tìm hiểu một cách hệ thống và chuyên sâu về khuynh hướng này, chúng tôi chọn đề tài “Khuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại” để làm luận án tiến

sĩ Hy vọng, luận án sẽ góp thêm một tiếng nói mới mẻ về nghiên cứu tiểu thuyết trong bối cảnh đổi mới văn học hiện nay

2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là khuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại

Luận án chủ yếu tập trung phân tích những tiểu thuyết ra đời sau 1975, đặc biêt

sau 1986 như: Lời nguyền hai trăm năm (1989), Nỗi buồn chiến tranh (1990), Thiên sứ (1995), Đi tìm nhân vật (2001), Những đứa trẻ chết già (2002), Người sông Mê (2003), Giã biệt bóng tối (2004), Thiên thần sám hối (2004), Tàn đen đốm đỏ (2004), Tấm ván phóng dao (2004), Chinatown (2004), Cõi người rung chuông tận thế (2004), Thoạt kì thủy (2005), Khải huyền muộn (2005), Giàn thiêu (2005), Giữa vòng vây trần gian (2005), Ngồi (2006), Trí nhớ suy tàn (2006), Cơ hội của Chúa (2006), Và khi tro bụi (2006), T mất tích (2006), Mảnh đất lắm người nhiều ma (2006), Mẫu thượng ngàn (2006), Người đi vắng (2007), Mưa ở kiếp sau (2007), Giữa dòng chảy lạc (2010), Thang máy Sài Gòn (2010), Thần thánh và bươm bướm (2010), Hoang tâm (2011), SBC là săn bắt chuột (2011), Rụng xuống ngày hư ảo (2013), Xác phàm (2014), Kín (2014), Trong sương hồng hiện ra (2015), Người thứ hai (2015)…

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Bên cạnh tập trung tìm hiểu các tiểu thuyết có yếu tố hiện thực - huyền ảo trong văn học Việt Nam đương đại, chúng tôi mở rộng trường so sánh với tiểu thuyết hiện thực - huyền ảo trong và ngoài nước ở những giai đoạn khác nhau để làm nổi bật nét riêng của khuynh hướng hiện thực - huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trang 9

- Mục đích của luận án là nhận diện, phân tích những đặc điểm cơ bản của khuynh hướng hiện thực - huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích tiền đề xã hội - thẩm mĩ dẫn đến sự xuất hiện khuynh hướng hiện thực - huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại

- Nhận diện, mô hình hóa và phân tích, làm rõ những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết viết theo khuynh hướng hiện thực - huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp loại hình: Vận dụng tiêu chí loại hình để khu biệt các tác phẩm viết theo khuynh hướng hiện thực - huyền ảo vơi các khuynh hướng khác trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại

4.2 Phương pháp cấu trúc – hệ thống: Đặt tiểu thuyết viết theo khuynh hướng hiện thực - huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, đồng thời nhận diện cấu trúc bên trong của loại hình tiểu thuyết này

4.3 Phương pháp so sánh: Nhằm so sánh sự khác nhau giữa khuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại với các khuynh hướng khác đã

có ở giai đoạn trước và cùng thời

4.4 Tiếp cận thi pháp học: Phương pháp này tiếp cận các tác phẩm theo các phạm trù thi pháp nhằm nghiên cứu các yếu tố tham gia cấu thành thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – huyền ảo

Ngoài các phương pháp chủ yếu trên, chúng tôi còn sử dụng các thao tác khác như: phân tích – tổng hợp, thống kê, khảo sát, miêu tả… để đưa ra những kết luận khoa học và thuyết phục

Trang 10

5.3 Phân tích, lý giải những cách tân nghệ thuật của tiểu thuyết hiện thực – huyền ảo Việt Nam đương đại, qua đó góp phần làm sáng tỏ sự đổi mới tư duy nghệ thuật tiểu thuyết từ 1986 đến nay

6 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án

được triển khai thành bốn chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Sự xuất hiện khuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết

Việt Nam đương đại

Chương 3: Khuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại với chức năng miêu tả thế giới

Chương 4: Khuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại với chức năng biểu đạt thế giới

Trang 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Khái lược tình hình nghiên cứu về khuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết trên thế giới

1.1.1 Nghiên cứu về tiểu thuyết

Việc nghiên cứu tìm hiểu về tiểu thuyết trên thế giới khá là đa dạng với nhiều trường phái, nhiều quan điểm khác nhau Tuy nhiên, vì nhiều lí do khác nhau chúng tôi không thể bao quát hết Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ nhắc đến những công trình lí luận tiêu biểu, có ảnh hưởng đến sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam đương đại trong dòng chảy tiểu thuyết thế giới

Tiểu thuyết là một thể loại quan trọng trong đời sống văn chương trên thế giới Theo M.Bakhtin, từ vị thế của kẻ bên lề, tiểu thuyết dần trở thành “nhân vật chính” trên sân khấu văn học hiện đại Với tư cách là thể loại có khả năng dung nạp ưu thế của nhiều thể loại khác, tiểu thuyết mở ra những ô cửa mới để khám phá thế giới trong

sự rộng lớn và thẳm sâu của nó Tuy nhiên, ở mỗi thời đại khác nhau, chức năng và cấu trúc của tiểu thuyết cũng khác nhau Điều đó gắn liền với sự thay đổi của tư duy nghệ thuật và vị thế của tiểu thuyết trong cộng đồng thể loại Từ tiểu thuyết tiền hiện đại đến hiện đại và hậu hiện đại là cả một lịch sử dài Theo đó, việc nghiên cứu tiểu

thuyết cũng có những thay đổi quan trọng Phanchelay Zarep trong công trình Sự tiến triển sáng tạo của tiểu thuyết cho rằng: “Tiểu thuyết là chàng Vergilia đã hóa nên

khiêm tốn nhưng anh minh của chúng ta, đồng thời nó không che đậy cái mặt nạ cũ kỹ của nhà truyền giáo” [60 tr.64] Trong sự tiến hóa sáng tạo nội tại của mình, tiểu thuyết đã có những khám phá phong phú và đa dạng hơn các thể loại khác Nó mở tầm nhìn và nhập sâu vào biện chứng của tâm hồn, nhìn rõ cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái bình thường Vai trò và ý nghĩa của tiểu thuyết càng lớn lên thì những bí quyết nghệ thuật của nó cũng tăng lên Tuy nhiên, vào những năm 50 thế kỉ XX, thể loại này gặp một số khó khăn trước sự lớn mạnh của các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình, điện ảnh… Bạn đọc tỏ ra chán nản, không thích đọc tiểu thuyết nữa Một

số nhà tiểu thuyết có tiếng như J.P Sartre, Malraux, Aragon, Simone de Beauvoir… cũng thờ ơ với tiểu thuyết, mặc dù họ là những tiểu thuyết gia lớn Điều này bộc lộ sự hạn chế nhất định của thể loại này Phải chăng tiểu thuyết truyền thống không còn đáp

Trang 12

ứng nhu cầu của con người thời hiện đại nữa Chính vì vậy mà, thuật ngữ “Tiểu thuyết mới” đã xuất hiện ở Pháp vào khoảng những năm 50 thế kỉ XX Tiếng vang của nó có hầu hết ở các nước phương Tây, nhất là ở Mỹ khá lớn, thậm chí còn lớn hơn ảnh

hưởng thực của nó Trong công trình Alain Robbe – Grillet và sự đổi mới tiểu thuyết,

Lê Phong Tuyết đã giới thiệu đến bạn đọc nhóm Tiểu thuyết mới với các tác giả như: Nathalie Sarraute , Michel Butor, Claude Simon, đặc biệt tác giả quan tâm nhiều đến

sự đóng góp của Alain Robbe – Grillet trong sự đổi mới tiểu thuyết Theo như chính các nhà Tiểu thuyết mới tự đánh giá thì: “Tiểu thuyết mới không phải là một trào lưu văn học Đó chỉ là một sự tìm tòi thôi” [60 Tr.7], tìm tòi một con đường để đổi mới tiểu thuyết

Xu hướng đổi mới của các nhà tiểu thuyết trên thế giới là mong muốn: “Trả cho tác giả cái vị trí thích hợp với nó đồng thời buộc anh ta phải từ bỏ cách nhìn coi bản thân mình như là một siêu nhân được trời phú cho đức tiên tri nhìn thấu mọi thứ có mặt mọi nơi, để lĩnh lấy cái quyền được là người của thời đại chúng ta với những yêu cầu dân chủ của nó” [60 tr.76] Những tác giả được coi là “người tiên tri toàn năng biết mọi thứ trên đời như nhà văn Balzac, hoặc vị trí của nhà chuẩn đoán tâm lý trong tiểu thuyết của Pruxt, giờ đây đang bị chiếm giữ bởi một sinh thể hư ảo, tuyệt vọng, nó hoàn toàn không có khả năng biểu đạt khúc chiết tư tưởng của mình” [60 tr.77] Khuynh hướng hiện thực những năm cuối thế XIX và đầu thế kỉ XX đã sản sinh ra những người tiên tri, những người thư kí biết mọi thứ trên đời từ tiểu thuyết của Balzac và Lev Tolstoy, đến tiểu thuyết của Sholokhovvà trong chừng mực nào đó của

Stendhal, Dickonz… Balzac với Tấn trò đời đã vẽ nên một bức tranh xã hội Paris nửa

đầu thế kỉ XIX một cách chân thực và đầy đủ mọi khía cạnh đúng như tinh thần

nguyên tắc phản ánh hiện thực của khuynh hướng hiện thực Tấn trò đời của Balzac

được xem như là khuôn mẫu cho khuynh hướng hiện thực, đưa khuynh hướng này lên

đến đỉnh cao chói lọi những năm cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX

Khuynh hướng hiện thực cố gắng tái hiện thực tế một cách toàn vẹn, chân thực, lịch sử cụ thể, và nhìn thấy ý nghĩa, tác dụng xã hội của nghệ thuật trong tính đúng đắn của sự miêu tả, trong tính chân thực đầy sức thuyết phục của hình tượng được sáng tạo Chính vì vậy mà Stendhal quan niệm rất rõ tiểu thuyết hiện thực “như tấm gương

di chuyển trên đường, khi phản ánh trời xanh, khi phản ánh bùn lầy nhưng cá nhân

Trang 13

nghệ sĩ không thể, không được giống tấm gương dửng dưng lãnh đạm” [137 tr.170] Tuy nhiên, nếu cứ đi theo lối mòn này thì tiểu thuyết sẽ trở thành một món ăn “nhai đi nhai lại” đến phát ngán đối với độc giả Chính vì vậy, vào những năm năm mươi của thế kỉ XX, một cuộc cách mạng đổi mới tiểu thuyết nổ ra rầm rộ ở khắp các nước trên thế giới Khi nói về sự đổi mới tiểu thuyết, tác giả Alain Robbe - Grillet từng đặc câu hỏi: “Hãy xem – họ sẽ nói – trong những năm năm mươi người ta đã biết sáng tạo những câu chuyện như thế nào!” [167 tr.40] Những câu chuyện mà họ sáng tạo chắc

chắn sẽ khác với kiểu Tấn trò đời của Balzac, Sông Đông êm đềm của Sholokhov, Chiến tranh và hòa bình của Lev Tolstoy … Các nhà tiểu thuyết mới không phải hoàn

toàn phủ nhận cốt truyện và tình tiết nhưng họ quyết không để cốt truyện chi phối bạn đọc Vì thế, “họ đưa ra những tiểu thuyết mà cốt truyện rất lỏng lẻo, nếu như không nói là không có nó” [167 tr.9], coi tiểu thuyết là một “mê lộ” Còn cách xây dựng nhân vật có tính cách điển hình như trong tiểu thuyết truyền thống không phải là hiện thực vì nó tước mất mặt “mờ tối” của hiện thực Và “muốn tìm ra mặt mờ tối đó, phải

đi sâu vào việc khai thác tiềm thức” [167 tr.10] Về thời gian được các nhà tiểu thuyết mới phân tích, mổ xẻ dưới nhiều hình thức Đó là,“thời gian trong Tiểu thuyết mới không đi theo trình tự thông thường mà theo cái lô gíc tư duy Nó có thể đan xen quá khứ - hiện tại – tương lai” [167 tr.10] Điều này chứng tỏ đã có một sự thay đổi lớn trong cách viết tiểu thuyết trước sự phát triển lớn mạnh của phương tiện truyền thông

vào những năm 50, 60 thế kỉ XX trên thế giới

Alain - Robbe - Grillet là một đại diện tiểu biểu của nhóm Tiểu thuyết mới, ngoài các tác phẩm là tiểu thuyết, ông còn có một tuyển tập tiểu luận đáng chú ý đó là

Vì một tiểu thuyết mới (Lê Phong Tuyết dịch) Công trình này tập trung các bài viết

của Alain Robbe - Grillet về sự thay đổi tư duy trong tiểu thuyết Ông kêu gọi: “Mỗi tiểu thuyết gia, mỗi quyển tiểu thuyết, cần tạo ra hình thức riêng cho mình” [167 tr.14] Alain – Robbe - Grillet đả phá tính liên tục kiểu tiểu thuyết truyền thống Ông chủ trương: “Tự do sáng tạo một cách tuyệt đối là sức mạnh của tiểu thuyết hiện đại” [167 tr.27] Đặc biệt Alain Robbe - Grillet rất coi trọng “miêu tả” Đối với ông miêu

tả có chức năng sáng tạo vì thế ông chủ trương miêu tả các sự kiện, đồ vật mà không gán cho chúng một ý nghĩa nào Trong cách miêu tả của Alain Robbe - Grillet:

“Không những cho thấy sự vật mà còn phá vỡ sự vật” [167 tr.28] Ở đây, vai trò của

Trang 14

trí tưởng tượng và liên tưởng được phát huy mạnh mẽ trong sáng tạo nghệ thuật Khi nhắc đến các tác phẩm của Flaubert và Kafka, ông ca ngợi sự sáng tạo ở hai nhà văn này, đặc biệt là sự sáng tạo trong việc miêu tả Alain Robbe - Grillet đã nhận định: “Sự say mê miêu tả khích lệ cả hai tác giả, chính nó là thứ người ta tìm thấy lại trong tiểu thuyết mới hôm nay” [167 Tr.17] Khi bàn về vấn đề nội dung và hình thức trong một tiểu thuyết, ông cho rằng: “Giữa văn học hàn lâm của phương Tây và văn học kinh viện của phương Đông chỉ có bài học là khác” [167 Tr.49], còn một câu chuyện hay,

lôi cuốn người đọc hay không phụ thuộc vào sự sáng tạo của nhà tiểu thuyết

Trong công trình Số phận của tiểu thuyết (nhóm biên dịch Lại Nguyên Ân,

Nguyên Minh, Phong Vũ) đã tập hợp nhiều bài viết với các ý kiến khác nhau về tiểu thuyết từ các tác giả trên thế giới Đặc biệt trong công trình này các nhà lí luận, phê bình quan tâm nhiều đến khu vực tiểu thuyết châu Âu và khu vực tiểu thuyết Mỹ Latin Hai khu vực này được xem là nơi có nền tiểu thuyết phát triển mạnh mẽ và có tiếng vang lớn Các cuộc tranh luận, các bài viết đều hướng tới việc tìm tòi và mổ xẻ phân tích một hướng đi nào đó của tiểu thuyết, các tựa đề bài viết luôn có tính chất

luận đề như: Tiểu thuyết và tương lai, Lời nguyện cầu cho tiểu thuyết, Tiểu thuyết hiện thời – chết hay đang biến hóa, Tiểu thuyết đi về đâu, Sự tiến triển sáng tạo của tiểu thuyết, Tiểu thuyết ngày nay, Những khả năng của tiểu tuyết, Về một vài vấn đề sáng tạo của tiểu thuyết, Mấy vấn đề của tiểu thuyết hiện thời… Các tác giả của các bài viết

đều hướng tới một vấn đề đặt ra là tương lai của tiểu thuyết sẽ đi về đâu trước sự thay đổi lớn mạnh của đời sống hiện đại Các nhà lí luận, phê bình cho rằng: “Tiểu thuyết truyền thống với cốt truyện, hình tượng, bối cảnh xã hội có lẽ không thể là sự tương đương về nghệ thuật, hoặc là sự tương xứng khách quan của cuộc sống hiện đại với những mê cung và những hỗn độn của nó” [60 tr.104] Đứng trước sự thay đổi lớn của thời đại thì “tiểu thuyết cũng như bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào khác, phải nhạy bén

với những biến đổi của thời gian” [60 tr.138]

M Bakhtin trong công trình Lý luận và thi pháp tiểu thuyết đặt ra vấn đề về lý

thuyết và thể loại, ngôn ngữ trong tiểu thuyết Khi bàn về vấn đề thể loại tiểu thuyết như là một thể loại văn học luôn chuyển động, tác giả lí giải: “Do được xây dựng trong khu vực tiếp xúc với những sự kiện đương diễn biến trong hiện tại, tiểu thuyết nhiều khi phá rào, bước qua mọi ranh giới đặc trưng của văn học – nghệ thuật: lúc thì nó

Trang 15

biến thành một bản quyết giảng đạo đức, lúc thì nó biến thành một khảo luận triết học, lúc thì nó trở thành một diễn văn chính trị (…) Tất cả các hiện tượng này là hết sức đặc thù cho tiểu thuyết như một thể loại luôn luôn biến chuyển [10 tr.66] Bàn về tính đối thoại trong ngôn ngữ tiểu thuyết, M Bakhtin cho rằng đó không đơn giản là chuyện người này đối thoại với người kia mà điều quan trọng là đối thoại về tư tưởng, quan điểm nằm trong chính phát ngôn của họ Ông nhấn mạnh: “Chính sự định hướng đối thoại của lời nói con người giữa những lời nói của người khác (với tất cả mọi mức

độ tính chất xa lạ) tạo cho ngôn từ những khả năng nghệ thuật mới và cốt yếu, tạo nên tính văn xuôi nghệ thuật đặc thù mà biểu hiện đầy đủ nhất và sâu sắc nhất là ở trong tiểu thuyết” [10 tr.93] Vừa có ý nghĩa phương pháp luận, vừa có giá trị thực tiễn, những luận điểm mà M Bakhtin đặt ra trong công trình này (nói riêng về tiểu thuyết)

có thể xem như kim chỉ nam cho các nhà nghiên cứu sau này Những vấn đề mà M Bakhtin đã lí giải (chẳng hạn như lí thuyết Canaval) đã tạo tiền đề cho nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu sau ông mở rộng và phát triển, qua đó giúp người đọc hiểu được thế giới đặc thù của nghệ thuật, một thế giới thứ hai khác biệt với thế giới thường nhật

Ngoài công trình trên, M Bakhtin còn có công trình Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch) Công trình này

được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau và ở đâu cuốn sách cũng gây được hứng thú sâu sắc, thúc đẩy sự tìm tòi những vấn đề thi pháp trong tiểu thuyết Nhất là thi pháp liên văn bản, giải cấu trúc, kí hiệu học…trong tiểu thuyết nói riêng và văn xuôi nói chung

Nếu như M Bakhtin quan tâm đến “tính đối thoại” trong ngôn ngữ tiểu thuyết

thì M Kundera trong cuốn Nghệ thuật tiểu thuyết lại chủ trương một quan niệm mới

mẻ và độc đáo về tiểu thuyết Ông cho rằng: “Khi đọc đến phần cuối một cuốn sách, anh phải còn đủ sức nhớ lại phần đầu Nếu không cuốn tiểu thuyết sẽ thành dị hình, tính sáng sủa về kết cấu sẽ tối sầm lại” [98 tr.74] M Kundera cũng bày tỏ sự lạc quan khi đề cập đến những khả năng mà tiểu thuyết hoàn toàn có thể vươn tới Thêm vào

đó, M Kundera cũng mở ra cho các nhà tiểu thuyết khả năng sáng tạo vượt ra ngoài ranh giới quan niệm về thể loại khi ông nói tới bốn tiếng gọi mà tiểu thuyết đã bỏ lỡ: Tiếng gọi của trò chơi, tiếng gọi của giấc mơ, tiếng gọi của tư duy và tiếng gọi của thời gian Xây dựng tác phẩm trên tinh thần “trò chơi” này, tiểu thuyết sẽ không đi

Trang 16

theo con đường cũ và cũng không đến những nơi đã đến Các ý kiến về nghệ thuật tiểu thuyết của M Kundera đã chạm đến vấn đề căn cốt của tiểu thuyết hiện đại Nó không mang tính hàn lâm nhưng lại có sự hòa trộn kinh nghiệm của một người viết tiểu thuyết và sự sắc sảo của một nhà phê bình

Ngoài những công trình chuyên sâu nghiên cứu về tiểu thuyết trên còn có một

số công trình nghiên cứu khác cũng bàn luận đến tiểu thuyết từ các tác giả nước ngoài

như: Độ không của lối viết của Roland Barthes (Nguyên Ngọc dịch), Bản mệnh của lí thuyết văn chương và cảm nghĩ thông thường của Antoine Compagnon (Lê Hồng Sâm, Đặng Anh Đào dịch), Cấu trúc văn bản nghệ thuật của IU.M Lotman (Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học của M.B Khravchenco (Lê Sơn dịch), Thi pháp văn xuôi của

Tzretan Todorov (Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm dịch)…

1.1.2 Nghiên cứu về khuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết

Việc nghiên cứu về khuynh hướng hiện thực – huyền ảo trên thế giới khá là đa dạng với nhiều trường phái, nhiều quan điểm khác nhau Tuy nhiên, vì nhiều lí do khác nhau chúng tôi không thể bao quát hết Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ nhắc đến sự nghiên cứu khuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết ở khu vực Mỹ Latin là chủ yếu

Nhắc đến tiểu thuyết thì Mỹ Latin là một trong những khu vực tạo nên bước ngoặt lớn trong sự phát triển mạnh mẽ của thể loại này Khi đặt câu hỏi: Tiểu thuyết giữ vị trí ra sao trong toàn bộ văn học Mỹ Latin? Nhà văn Hoakin Gutiêrrex cho rằng:

“Tiểu thuyết Mỹ Latin ngày càng sâu sắc hơn trong việc xây dựng những hình tượng điển hình phức tạp ngày càng có giá trị hơn, xứng đáng đứng ngang hàng với những tác phẩm muôn thuở lưu danh trong các mẫu mực thế giới cao nhất của thể loại này” [60 tr.131] Phong trào đổi mới tiểu thuyết từ các nước phương Tây những năm 50 của thế kỉ XX phần nào đó tác động đến tiểu thuyết khu vực Mỹ Latin Nhà phê bình văn học Chile J Loveluck cho rằng: “Tiểu thuyết Mỹ Latin có bắt chước những thành tựu của tiểu thuyết thế giới, nhưng đã cách tân, đã tiến lên một trình độ khác, cao hơn rất nhiều” [76 tr.128] Tại Hội nghị Văn học quốc tế Washington, nhà nghiên cứu văn học M P Gonzales coi những năm 60 của thế kỉ XX là giai đoạn mới về chất trong lịch sử tiểu thuyết Mỹ Latin Ông cho rằng: “Sự nảy sinh ra thứ tiểu thuyết Mỹ Latin

Trang 17

theo ông là do ảnh hưởng của “tiểu thuyết mới” Tây Âu, đặc biệt là Pháp – loại tiểu thuyết mà ông khẳng định là tiêu biểu cho sự suy đồi sâu sắc” [76 tr.128] Tuy nhiên ý kiến này của Gonzales không được mọi người trong Hội nghị Washington hoan nghênh, họ cho rằng: “Tiểu thuyết Mỹ Latin ít nhiều có chịu ảnh hưởng của “tiểu thuyết mới” Tây Âu, nhưng không phải ở tư tưởng suy đồi mà ở chỗ nó tiếp thu có chọn lọc những kỹ thuật để diễn đạt những nội dung tiến bộ một cách hấp dẫn” [76 tr.131] Vấn đề này cũng có khá nhiều ý kiến khác nhau Ngược lại với những ý kiến

trên thì F Alegria trong bài Phong cách tiểu thuyết hay phong cách cuộc sống lại

khẳng định: “Phong cách tiểu thuyết ở Mexico, Argentina, Colombia, Chile và một số nước khác ở châu Mỹ Latin gắn liền với phong cách cuộc sống ở những nước đó” [76 tr.129] Sự kết hợp giữa thần thoại của thổ dân da đỏ với trí tuệ của văn minh hiện đại,

sự pha trộn giữa các yếu tố hiện thực và hoang đường đã tạo ra một hệ thẩm mỹ đặc biệt và đó chính là một sản phẩm rất đặc trưng của tiểu thuyết Mỹ Latin hiện đại Sự cách tân tiểu thuyết Mỹ Latin hiện đại ở chỗ nào? Tác giả J Roy trả lời rằng: “Những người đại diện cho tiểu thuyết mới Mỹ Latin có ý thức tách khỏi những truyền thống của tiểu thuyết cổ điển Họ tiến hành những sự tìm tòi táo bạo, thể nghiệm trong những khuynh hướng đa dạng nhất, sử dụng lối kết cấu đa thanh, những nguyên lý và bố cục điện ảnh, dòng ý thức, lối đối thoại cùng một lúc” [76 tr.104]

Trải qua một quá trình học hỏi và tiếp thu, người Mỹ Latin đã đến lúc làm ra cái của riêng mình trong văn học nói riêng, trong nghệ thuật nói chung Cái riêng đó chính

là sự ra đời khuynh hướng hiện thực - huyền ảo hay được gọi là Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latin Khuynh hướng hiện thực - huyền ảo ra đời ở văn học Mỹ Latin nhằm vượt qua mô hình phản ánh hiện thực của chủ nghĩa hiện thực trước đó Trong

công trình History of Latin America (1992), Edwin Williamson đã xác định cuộc thử

nghiệm sớm nhất của chủ nghĩa Hiện thực huyền ảo diễn ra ở Brazil với cuốn tiểu

thuyết Macunaima của Mario de Andrade Tác giả Edwin Williamson viết: “Trong

Macunaima, những cuộc du ngoạn của một nhân vật dân gian biến hóa như thần Prote khắp đất nước Brazil được kể lại trong câu chuyện không mạch lạc, lạ lùng, đan xen với sự kỳ lạ mang tính thơ ca và sự gợi nhớ huyền thoại” [76 tr.136] Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng người đặt nền móng đầu tiên cho chủ nghĩa hiện thực huyền

ảo Mỹ Latin là M A Asturias và A Carpentier A Asturias từng phát biểu về khuynh

Trang 18

hướng nghệ thuật trong sáng tác của ông như sau: “Có thể gọi chủ nghĩa hiện thực của tôi là “huyền ảo”, bởi vì một phần nó giống với các nhà siêu thực xử lý các giấc mơ của họ, nhưng đồng thời nó cũng giống với các thổ dân Maya dựng lại thực tại trong những cuốn sách thiêng liêng của họ” [76 tr.136] Xác định được khuynh hướng nghệ thuật ngay từ khi có cái gọi là “ồn ào” về tính chất hiện thực kì diệu trong tiểu thuyết

Mỹ Latin, chính vì vậy từ tác phẩm nổi tiếng Ngài tổng thống (1949) đến những tác phẩm gây ấn tượng khác như: Những vị thần ngô (1956), Giáo hoàng xanh (1954), Cơn bão (1956), Mắt những người bị chôn (1960)… và một số tác phẩm sau này của

Asturias đều sáng tác theo khuynh hướng hiện thực - huyền ảo

Nếu nói về tính chất hiện thực kì diệu trong chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latin thì Carpentier là người đầu tiên đã đúc kết kinh nghiệm và phát hiện ra tính chất này, cũng là người đầu tiên đưa ra lý luận về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong văn

học Mỹ Latin Trong công trình nghiên cứu Alejo Carpentier và thi pháp của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latin, Carlos khẳng định: “Carpentier là người đầu tiên

phát hiện ra chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latin” Tác giả còn cho rằng quan niệm phản ánh hiện thực của Carpentier là: “Dựng lại những sự kiện từng xảy ra, từng được quan sát, được nhớ lại và tập hợp lại, sau đó biến chúng thành một cơ thể hoàn chỉnh, một cơ thể sống” [76 tr137] Dấu ấn hiện thực huyền ảo có khắp các sáng tác của ông

từ tiểu thuyết Vương quốc trần gian, Những dấu chân đã mất đến Vụ nổ trong thánh đường, Cuộc săn đuổi, Lẽ của nhà nước… hướng tới tính kỳ diệu và tính siêu thực

như một phương thức để nhận thức Mỹ Latin Khác với tiểu thuyết châu Âu, tiểu thuyết Mỹ Latin với khuynh hướng hiện thực - huyền ảo tràn đầy sức sống, sức sáng tạo Nhưng cũng phải nói rằng, dù huyền ảo đến đâu cũng cần có nền tảng là hiện thực,

một hiện thực Mỹ Latin

Người ta bắt đầu tìm thấy tính chất kì diệu của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo từ những năm 40, 50 thế kỉ XX trong sáng tác của các tác giả như: Borges, Macedonio Fernandez, Roberto Arlt và Leopoldo Marechal… Chất kì diệu đưa vào các truyện của

họ “nhằm phá vỡ ý tưởng cho rằng tiểu thuyết có thể đơn giản phản ánh hiện thực hay nhà văn có thể hành động như một nguồn tác giả có căn cứ đích xác của hiện thực” [76 tr.52] Nhưng phát triển rực rỡ nhất của khuynh hướng này là vào những năm 60 thế kỉ XX với hàng loạt nhà văn Mỹ Latin đã gặt hái rất thành công như: Juan Rulfo,

Trang 19

Carlos Fuentes, Juan Ghi – Maraes Rosa, Agusto Roa Bastos, Julio Cortazar, Mario Vargas Llosa… đặc biệt là Franz Kafka - một nhà văn lỗi lạc Cộng hòa Séc và Gabriel

Garcia Marquez - thiên tài văn chương người xứ Aracataca (Comlombia)

Franz Kafka, một nhà văn lỗi lạc Cộng hòa Séc, người được suy tôn là một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của nhân loại trong lĩnh vực văn chương Trong công

trình Thời đại hiện nay và số phận của tiểu thuyết, tác giả E F Towrrutsenkô cho

rằng: “Kafka được xem là người khai sinh ra khuynh hướng hiện thực huyền ảo thế kỉ

XX, người sử dụng giọng văn trắng khi trần thuật và đan cài trong tác phẩm của mình những yếu tố hiện thực và hoang đường một cách độc đáo” [11 tr.40] Đặc trưng xuyên thấm trong toàn bộ sáng tác của Kafka là cái thực và cái ảo không bao giờ tách biệt nhau mà chúng hòa quyện với nhau như là một bản thể mang tính hai mặt: “trong thực có ảo trong ảo có thực” Trong lối viết của Kafka: “Cái hiện thực đời sống được Kafka tổ chức làm biến dạng đi trở thành cái huyễn hoặc huyền ảo nhưng câu chuyện lại hết sức mạch lạc, chính xác đến từng chi tiết khiến không khí huyền ảo huyễn hoặc

trở nên thật hơn cả hiện thực [11 Tr.160] Tiểu thuyết Vụ án (The trial, 1925) được

xem là một trong những kiệt tác về sự chuyển hóa từ cái bình thường thành cái nghịch

dị của Kafka Tiểu thuyết không chỉ đề cập đến sự phi lí của cái án mà Joseph K bị buộc phải mang mà còn đề cập đến nhiều cái phi lí khác như pháp luật, nạn hối lộ, thói quan liêu, cửa quyền vô trách nhiệm của cả một hệ thống thống trị Tác giả Alain Robbe - Grillet nhận định tiểu thuyết Kafka: “Cái thế giới nhìn thấy được trong các tiểu thuyết của ông là tốt, đối với ông, thế giới thực và cái thế giới đó dấu đằng sau (nếu như có) có vẻ không có giá trị trước sự hiển nhiên của các vật, các động tác, lời nói… Hiệu quả ảo giác xuất phát từ sự rõ ràng tuyệt đối của chúng chứ không phải là

sự trôi nổi hay sương mù Tóm lại, không có sự hư ảo hơn sự chính xác” [54 Tr.206] Khuynh hướng hiện thực - huyền ảo có mặt hầu như trong sáng tác của Kafka từ tiểu

thuyết Vụ án, Lâu đài đến các truyện ngắn như Hóa thân, Giấc mơ, Lời tuyên án, Làng

gần nhất…

Tác giả đưa chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latin lên đỉnh cao nhất đó là

Gabriel Garcia Marquez với tiểu thuyết Trăm năm cô đơn Trăm năm cô đơn được giới

nghiên cứu phê bình văn học Anh, Mỹ và châu Âu đánh giá: “Có thể là một tác phẩm

vĩ đại nhất của văn học Mỹ Latin và văn học thế giới và chắc chắn là một tác phẩm

Trang 20

được nhiều người biết đến nhất” [76 Tr.138] Cuốn tiểu thuyết không chỉ đưa tên tuổi nhà văn Marquez lên tầm cao mới với giải thưởng Nobel Văn học năm 1982, nó còn đưa tiểu thuyết Mỹ Latin mà đặc trưng là chủ nghĩa hiện thực huyền ảo vượt ra khỏi khu vực Mỹ Latin đến với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam Nhà nghiên cứu văn học người Nga V Stolbov nhận định: “Marquez đã sáng tạo ra một tác phẩm không những duy nhất trong văn học Mỹ Latin mà cả trong văn học thế giới hiện đại”

[76 Tr 139] Ngay từ khi mới ra đời, Trăm năm cô đơn đã là một hiện tượng văn học

trong thế giới nói tiếng Tây Ban Nha Không lâu sau tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới Tác phẩm được đánh giá là sản phẩm tuyệt vời của hư cấu nghệ thuật Chính vì vậy, tác phẩm được giới nghiên cứu văn học trên khắp thế giới bàn

luận sôi nổi và đánh giá cao Khi nói đến Trăm năm cô đơn là nói đến chủ nghĩa hiện

thực huyền ảo, vì thế các công trình nghiên cứu thường ca ngợi tác phẩm như một biểu

tượng chói lọi của khuynh hướng này Trong công trình Phê bình hậu hiện đại về Trăm năm cô đơn của G G Marquez, Jofer Serapio (đăng tải trên trang web: http://

jofer serapio.wordpress.com) cho rằng: “Yếu tố thể hiện rõ nhất tính hậu hiện đại trong tác phẩm này là hiện thực huyền ảo Và nhà văn có sự pha trộn nhiều thể loại, lãng

mạn, lịch sử, kì ảo” Như vậy khuynh hướng hiện thực - huyền ảo trong Trăm năm cô đơn của Marquez không chỉ dừng lại ở tính chất văn học hiện đại mà nó còn chạm đến

tinh thần hậu hiện đại trên thế giới Điều đó cho thấy khuynh hướng này đã mở ra nhiều xu hướng viết khác nhau, nhà văn có thể tự do sáng tạo không phải làm một người thư kí trung thành của mọi thời đại như Balzac hay Sholokhov,Lev Tolstoy như

thời kì trước

Vượt lên trên các nhà tiên tri thời kì chủ nghĩa hiện thực, Marquez không chỉ làm sống dậy tiểu thuyết Mỹ Latin mà còn làm sống dậy các nền tiểu thuyết khác trên

thế giới Trăm năm cô đơn của ông đã đi khắp các châu lục, được nhiều quốc gia trên

thế giới xem như là biểu tượng tiểu thuyết Mỹ Latin Vì vậy, sức lan tỏa của khuynh hướng hiện thực - huyền ảo cũng không chỉ dừng lại ở các vùng lân cận châu Mỹ Latin, ở châu Âu mà nó đã tràn sang các khu vực châu Á Nhất là các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… trong đó có Việt Nam Chính vì vậy, khuynh hướng hiện thực - huyền ảo đã tác động rất lớn đến văn học Việt Nam đương đại, nhất là ở

thể loại tiểu thuyết

Trang 21

1.2 Tình hình nghiên cứu về khuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong

tiểu thuyết Việt Nam đương đại

1.2.1 Nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam đương đại

Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại ra đời vào những năm đầu thế kỉ XX, năm 1925

bắt đầu xuất hiện những cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên: Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, Kim Anh lệ sử của Trọng Khiêm, Cay đắng mùi đời, Tiền bạc bạc tiền (1926) của Hồ Biểu Chánh, Nho phong (1926) của Nguyễn Tường Tam… Trong văn học bắt

đầu nảy sinh một số khuynh hướng của tiểu thuyết hiện đại: Khuynh hướng lãng mạn, khuynh hướng hiện thực phê phán và khuynh hướng yêu nước của các tiểu thuyết lịch

sử Nhưng theo Phan Cự Đệ: “Những khuynh hướng này cũng chưa hình thành rõ rệt lắm và hãy còn hết sức phức tạp” [43 tr.15] Phức tạp ở chỗ một số tác phẩm lãng mạn lại có chút ít tư tưởng yêu nước mơ hồ Những tác phẩm mang màu sắc hiện thực lại pha màu sắc lãng mạn như Hồ Biểu Chánh Sau 1930, các khuynh hướng tiểu thuyết hiện đại phát triển mạnh mẽ và có những định hướng nhất định Trong công trình

nghiên cứu Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại,giao lưu văn hóa Việt Nam và thế giới (Lý

Hoài Thu tuyển chọn), Phan Cự Đệ đã phân tích khá kĩ về quá trình vận động tiểu thuyết hiện đại Việt Nam từ những khuynh hướng tiểu thuyết mới ra đời trước 1930 đến giai đoạn 1930 – 1945, 1945 - 1975 Theo tác giả thời kì 1900 - 1930 khuynh

hướng yêu nước phát triển thông qua các tiểu thuyết lịch sử như Trùng Quang tâm sử,

Lê Đại Hành, Hai Bà đánh giặc… Tiểu thuyết lịch sử tuy viết về quá khứ của dân tộc

nhưng lại mang một ý nghĩa rất hiện đại, nó được xem là một hình thái mới của văn học yêu nước và cách mạng Bước sang giai đoạn 1930 – 1945 tiểu thuyết lãng mạn phát triển mạnh với những tên tuổi như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Lưu

Trọng Lư, Nguyễn Vỹ… Nhất là tiểu thuyết lãng mạn Tự lực văn đoàn

Nếu tiểu thuyết lãng mạn của Tự lực văn đoàn xuất hiện trong cái không khí

buồn thảm của thời kì thoái trào cách mạng và khủng hoảng kinh tế thì tiểu thuyết hiện thực phê phán lại phát triển mạnh mẽ trong không khí sôi nổi, rầm rộ của thời kì Mặt trận Dân chủ Phan Cự Đệ nhận định: “Văn học công khai thời kỳ 1930 – 1945 nếu có một cái gì đáng nói nhất thì đó là những tiểu thuyết hiện thực phê phán của Ngô Tất

Tố, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Tô Hoài, Mạnh Phú Tư, Nguyễn Đình Lạp…” [43 tr.40] Chuyển sang giai đoạn 1945 -1975, tiểu

Trang 22

thuyết có bước chuyển mình từ hiện thực phê phán sang hiện thực xã hội chủ nghĩa mang màu sắc sử thi với một đội ngũ sáng tác phát triển lớn mạnh cả hai miền Nam Bắc Khuynh hướng sử thi chi phối mạnh mẽ đến tiểu thuyết giai đoạn này, các tác

phẩm như: Xung kích, Vỡ bờ, Vùng mỏ, Con trâu, Vùng trời, Cửa biển, Đất nước đứng lên, Một chuyện phép ở bệnh viện, Dấu chân người lính… Như vậy, sự xuất hiện các

khuynh hướng tiểu thuyết cùng với các tác giả, tác phẩm có tầm ảnh hưởng lớn trong giai đoạn văn học 1900 - 1945 và 1945 – 1975, bước đầu cho thấy được tầm quan

trọng của thể loại này trong văn học Việt Nam hiện đại

Trong quá trình vận động và phát triển, tiểu thuyết đã trải qua không ít những thăng trầm, nhưng nó vẫn là sự vận động trong việc tìm tòi, đổi mới dưới nhiều hình thức tiếp cận hiện thực xã hội khác nhau Tiểu thuyết sau năm 1975, nhất là sau đổi mới (1986) đã có những bước tiến đáng kể trong quá trình phát triển Diện mạo tiểu thuyết thời kì này đã có những thay đổi nhất định so với các giai đoạn trước từ hình thức đến nội dung phản ánh Vì vậy, các công trình nghiên cứu đều hướng tới sự đổi mới, những bứt phá mạnh mẽ trong nghệ thuật, sự vận động bộn bề, phức tạp của tiểu thuyết đương đại nhằm nhận thức đúng về thực tiễn văn học, đồng thời cũng đưa ra

những dự báo xu hướng vận động thẩm mĩ đương đại Trong bài viết Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới, Bích Thu đã nhận định: “Trong quá trình vận

động và đổi mới, tiểu thuyết đã trải qua những bước thăng trầm So với những loại hình văn xuôi khác, tiểu thuyết với những thành tựu và hạn chế của nó luôn là vấn đề nóng thu hút sự quan tâm và kích thích cảm hứng đối thoại của giới sáng tác, lý luận, phê bình và công chúng” [151 Tr.70] Như vậy, tiểu thuyết đóng vai trò rất quan trọng trong loại hình văn xuôi tự sự, là một thể loại luôn thu hút sự quan tâm các nhà sáng tác, giới nghiên cứu phê bình văn học hôm qua, hôm nay và tương lai Cùng với sự gặt hái thành công của tiểu thuyết từ sau 1975, đặc biệt là sau đổi mới (1986) đến nay đã tạo tiền đề cho sự cởi mở trong việc tiếp cận tiểu thuyết đương đại ở các công trình

nghiên cứu hiện nay

Đánh giá về tầm quan trọng của thể loại tiểu thuyết trong dòng chảy văn học Việt Nam đương đại, các tác giả không chỉ hướng đến những đổi mới nổi bật mà còn

khẳng định nó vẫn là thể loại ngự trị trên văn đàn Trong công trình Tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Tiểu luận – phê bình văn học), Bùi Việt Thắng đã bàn nhiều về hiện

Trang 23

trạng và tình hình phát triển tiểu thuyết Việt Nam hiện nay, theo tác giả: “Đọc tiểu thuyết hôm nay dễ có cảm giác phức tạp: thú vị và đau xót, căm phẫn và tin tưởng trước con người và tất cả những gì nó tạo ra Cái cảm giác phức tạp này có được chứng

tỏ tiểu thuyết hôm nay áp rất sát đời sống, xông thẳng vào các mắt bão của cuộc đời và nêu những vấn đề cực kì quan thiết với con người thông qua những số phận có tính bi kịch” [146 tr.9] Sự phức tạp của tiểu thuyết hôm nay còn thể hiện trong cách tiếp cận

và đổi mới tư duy kĩ thuật viết từ các lý thuyết nước ngoài du nhập vào nước ta Trong

bài Tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới (1986 -2006) trong bối cảnh giao lưu quốc

tế, Bùi Việt Thắng nhận định: “Kĩ thuật dòng ý thức, độc thoại nội tâm, thay đổi điểm

nhìn trần thuật, kì ảo… đã được vận dụng và bước đầu thành công trong các tiểu thuyết” [146 tr.201] Sự thành công này đã đem đến một luồng gió mới trong tiểu thuyết đương đại, tiêu biểu các tác giả như: Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Đình Tú, Bảo Ninh, Châu Diên, Hồ Anh Thái, Nguyễn Danh Lam, Đỗ Phấn… Không chỉ tác giả ở Việt Nam, các tác giả đang định cư ở hải ngoại cũng đóng góp rất lớn vào sự thành công này như: Đoàn Minh Phượng, Thuận, Phạm

Hải Anh, Dương Thụy, Phạm Thị Hoài… Bích Thu trong bài Bước đầu nhận diện tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI nhận định: “Thực tiễn văn học những năm

đầu thế kỉ XXI đã cho thấy có hàng trăm cuốn tiểu thuyết ra đời, trong đó có sự góp mặt của các tác giả hải ngoại Như vậy tiểu thuyết không rơi vào tình trạng đáng phải

lo ngại mà với sự hiện diện ngày càng nhiều của nó, tiểu thuyết vẫn ngự trị văn đàn,

vẫn tỏ rõ vị thế cũng như giá trị tiềm ẩn của thể loại trong tương lai” [33 tr 35]

Trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiên phong trong việc đổi mới văn xuôi hiện đại Chính vì vậy, các bài viết của tác giả luôn

hướng đến những đổi mới nhất định của tiểu thuyết sau chiến tranh Trong bài viết Bên

lề tiểu thuyết, Nguyễn Minh Châu viết: “Tiểu thuyết của ta, bằng sự giao tiếp rộng rãi

với nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại thế giới, cũng đang đi tìm những hình thức mới để diễn đạt đắt lực hơn cái cuộc sống hiện tại đa dạng đầy mâu thuẫn và biến động, và nó cũng đang có chiều hướng mỗi ngày một đi sâu vào thế giới bên trong con người” [180.tr.356] Một điều dễ nhận thấy, Nguyễn Minh Châu cũng có cùng điểm chung với các nhà phân tích trên, đều thừa nhận mặt tích cực nhất định từ việc tiếp cận các lý thuyết hiện đại thế giới vào sự đổi mới tiểu thuyết Việt Nam Bước sang thời kì đổi

Trang 24

mới, Phan Cự Đệ trong bài Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thời kì đổi mới nhận

định: “Tiểu thuyết những năm đầu thời kỳ đổi mới đã tạo được một quan hệ bằng vai dân chủ và bình đẳng, cởi mở và tin cậy giữa nhà văn với nhân vật và bạn đọc” [159 tr.548] Sự dân chủ và bình đẳng giữa nhà văn và bạn đọc làm cho tiểu thuyết đương đại ngày càng xích lại gần hơn với độc giả, tạo nên sự đối thoại giữa nhà văn với bạn đọc, đây là một hướng đi tích cực trong tiểu thuyết đương đại so với tiểu thuyết truyền thống (1945 – 1975) Chính sự cởi mở này đã đưa tiểu thuyết trở thành một thể loại có tác động lớn đến văn đàn từ sau ngày đổi mới (1986) và cho tới những năm đầu của

thế kỉ XXI rất rõ Trong bài Phía trước tiểu thuyết, Bùi Việt Thắng đánh giá thực trạng

tiểu thuyết trong vòng mười năm (1990 – 1999) như sau: “Tiểu thuyết có một vị thế không thể phủ nhận” và từ 1999 đến 2000 “văn đàn nóng lên cũng bởi tiểu thuyết”, dự cảm về tiểu thuyết sau năm 2000 tác giả viết: “Sự chiếm lĩnh bạn đọc ở thế kỉ XXI vẫn

là những tiểu thuyết nào đạt tới cổ điển – đó là sự hài hòa, sự trang trọng thanh nhã Dĩ nhiên cái cổ điển ở thế kỉ XXI có thể khác ít nhiều thế kỷ XX và XIX vì tâm linh và trí tuệ sẽ là những giá trị hàng đầu mà văn học nghệ thuật hướng tới khám phá và sáng tạo” [159 tr.571]

Trong cuốn Văn xuôi Việt Nam 1975 – 1995 những đổi mới cơ bản, Nguyễn Thị

Bình chia làm hai phần, phần 1: Văn xuôi Việt Nam sau 1975 – bước ngoặt lịch sử; phần 2: Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975: Một số loại hình tiêu biểu Tác giả đặt ra vấn

đề đổi mới văn chương (trong đó có tiểu thuyết) là tính phổ biến và cấp thiết, tác giả cho rằng: “Dù viết về người lính hay người nông dân, trí thức hay doanh nhân, trẻ em hay người lớn, người gặp thời hay kẻ lạc thời, về quá khứ lịch sử hay hiện tại, hướng tới cảm hứng triết luận hay cảm hứng trào lộng; ngợi ca, khẳng định hay phê phán, phủ nhận… thì tinh thần chung của tiểu thuyết vẫn là kể một câu chuyện có đầu có cuối theo lôgic nhân – quả, sao cho người đọc có thể dễ dàng quy chiếu ý nghĩa tác phẩm

về thế giới khách quan” [18 tr.126] Nguyễn Thị Bình còn nhận định: “Tiểu thuyết từ sau năm 1975 đến nay không cắt lìa truyền thống đã có nhưng ý thức làm mới, làm giàu, làm khác truyền thống đã và đang trở thành khát vọng nhu cầu mạnh mẽ của hầu hết người viết” [18 tr.123] Trong công trình này tác giả đã đi sâu phân tích hai xu hướng tiểu thuyết mới đó là tiểu thuyết theo lối lịch sử hư cấu và tiểu thuyết theo

phong cách hậu hiện đại

Trang 25

Vấn đề đổi mới tiểu thuyết những năm cuối thế kỉ XX tiếp tục được Trần Thị

Mai Nhân quan tâm qua công trình Những đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam trong 15 năm cuối thế kỉ XX Những vấn đề lớn được tác giả đề cập đến, đó là Tiểu thuyết –

những đổi mới trong tư duy nghệ thuật và quan niệm ở Việt Nam 15 năm cuối thế kỉ XX; Sự mở rộng biên độ của tiểu thuyết Việt Nam 15 năm cuối thế kỉ XX; Những cách tân nghệ thuật của tiểu thuyết Việt Nam 15 năm cuối thế kỉ XX Chuyển sang

những năm đầu thế kỉ XXI có công trình nghiên cứu Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI – cấu trúc và khuynh hướng của Hoàng Cẩm Giang Từ điểm nhìn hiện tại, trên cơ

sở lý thuyết về tự sự học, thi pháp học, loại hình và thể loại văn học, chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa hậu hiện đại…tác giả của công trình đã phác thảo bức tranh đời sống thể loại của tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI qua các bình diện: “Cấu trúc thể loại văn học và diễn trình tiểu thuyết Việt Nam thế kỉ XX – đầu thế kỉ XXI; Các khuynh hướng tiểu thuyết từ bình diện hình tượng thẩm mỹ; Các khuynh hướng tiểu thuyết từ bình diện phương thức trần thuật; Cấu trúc thể loại tổng quát của các khuynh hướng

tiểu thuyết” Trong công trình Những vấn đề cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Mai Hải Oanh hướng đến tìm hiểu những phương diện cách tân cơ

bản trong tiểu thuyết đương đại như: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết thời kì đổi mới; Nghệ thuật tổ chức cốt truyện và kết cấu; Sự đổi mới phương thức trần thuật Đặc biệt trong công trình này tác giả cũng điểm qua những khuynh hướng nổi bật trong tiểu thuyết đương đại như: Tiểu thuyết tự vấn; Tiểu thuyết dòng ý thức; Tiểu thuyết lịch sử; Tiểu thuyết sử dụng yếu tố huyền thoại; Tiểu thuyết tự thuật Nhận định

về tình hình tiểu thuyết từ sau đổi mới (1986), Mai Hải Oanh viết: “Tính dân chủ trong tiểu thuyết được phát huy cao độ, một mặt, đã gia tăng tính đối thoại trong tiểu thuyết,

mặt khác, tạo nên những khuynh hướng tiểu thuyết khác nhau” [127 tr.58]

Vấn đề nghiên cứu tiểu thuyết đương đại còn được quan tâm thông qua các bài tham luận tham gia các cuộc hội thảo quốc gia của nhiều tác giả cũng khá phong phú

và đa dạng Đặc biệt hội thảo về Đổi mới tư duy tiểu thuyết (Hội Nhà văn tổ chức,

2002), với sự tham gia của nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình lí luận Tổng hợp các tham luận từ cuộc hội thảo này nhà xuất bản Hội Nhà văn đã cho ra đời cuốn sách cùng tên Các tác giả đều đặt ra một vấn đề có ý nghĩa đối với xu hướng tiểu thuyết mới đó là vấn đề “đổi mới tư duy tiểu thuyết” Từ đổi mới tư duy tiểu thuyết sẽ đưa

Trang 26

đến nhiều hệ quả khác, nhất là thay đổi cách viết, phải “viết một cách mới lạ, có tốc

độ, ngẫu hứng, tự nhiên, tránh dò dẫm” Tuy nhiên, nếu thay đổi cách viết mà không thay đổi cách đọc thì hiệu quả thẩm mỹ của tác phẩm sẽ giảm đi rất nhiều Kiến giải này không phải được đặt ra lần đầu nhưng một lần nữa lại được nhấn mạnh như một luận điểm: “phải đổi mới tư duy tiếp nhận văn học” Dù mới chỉ là những đề xuất, những gợi mở nhưng những ý kiến về “Đổi mới tư duy tiểu thuyết” là một sự chuẩn bị cần thiết cho cả người viết lẫn người đọc để cùng tham gia vào hành trình cách tân tiểu

thuyết Tiếp đến, năm 2006 cuộc hội thảo về Văn học Việt Nam sau 1975 – những vấn

đề nghiên cứu và giảng dạy được tổ chức tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thu hút

sự quan tâm của các nhà giáo, nhà nghiên cứu phê bình trong cả nước Các bài viết tham gia hội thảo được biên tập thành công trình xuất bản cùng tên Trong công trình này, những vấn đề cơ bản của văn học Việt Nam đương đại, trong đó có tiểu thuyết,

được đặt ra và lý giải Đáng chú ý có bài Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 của Nguyễn Bích Thu, bài viết hướng về sự đổi mới ở tư duy tiểu thuyết,

xem nó như một hệ quả dẫn đến những nổ lực làm mới ở các phương diện cơ bản khác Tác giả viết: “Sự đổi mới ở tư duy tiểu thuyết trong sáng tạo nghệ thuật sẽ dẫn đến hệ quả tất yếu sẽ thay đổi các yếu tố thuộc về cơ cấu của tiểu thuyết như đề tài, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ” [104 tr.225] Đây là những kiến giải có ý nghĩa, trong điều kiện tiểu thuyết, cũng như các thể loại văn học khác đang cố gắng tìm kiếm những cách tân để vượt lên chính mình

Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam đương đại còn được thực hiện bởi các công trình luận văn, luận án từ các Viện, các Trường đại học trên cả nước Một số công trình luận án của các tác giả đã bảo vệ thành công trong những năm gần đây như:

Người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Thái Phan Vàng Anh, 2010), Con người trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới (Nguyễn Thị Kim Tiến, 2011), Yếu tố trào lộng trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Trần Thị Hạnh, 2012), Kết cấu tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Nguyễn Thị Ninh, 2012), Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Đinh Thị Thu Hà, 2012), Khuynh hướng tiểu thuyết ngắn trong văn học đương đại Việt Nam (Từ 1986 đến nay) (Hoàng Thị Huệ - 2012), Tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện trong văn học Việt Nam đương đại (Đinh Thị Thu Hà, 2012), Đặc trưng phản ánh hiện thực của tiểu thuyết Việt Nam về nông thôn

Trang 27

từ 1986 đến nay (Bùi Như Hải, 2013), Parody/Nhại trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Phạm Thị Thu, 2016), Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010 (Nguyễn Hồng Dũng, 2016), Khuynh hướng hiện thực – trào lộng trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Mai Trương Huy, 2017)…

Như vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu về đời sống tiểu thuyết Việt Nam đương đại khá sôi động trên nhiều phương diện khác nhau, từ các công trình nghiên cứu lớn xuất bản dưới dạng sách, đến các hội thảo, tọa đàm, từ các tạp chí chuyên ngành đến các trang báo mạng… Bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng tựu trung lại các tác giả đều hướng đến phân tích những điểm đổi mới nổi bật của tiểu thuyết đương đại Từ đó

đi đến những kết luận nhất định tạo nên một diện mạo mới, một bước đi đột phá của tiểu thuyết đương đại so với tiểu thuyết truyền thống

1.2.2 Nghiên cứu về khuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại

Trong quá trình đổi mới và hội nhập, tiểu thuyết Việt Nam đương đại không ngừng cách tân thể loại, đổi mới phương pháp tiếp cận hiện thực Đã đến lúc người ta thấy khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa không còn vạn năng như thời kì tiểu thuyết giai đoạn 1945 – 1975, vì thế các nhà văn đương đại đã chủ động bứt phá khỏi mô hình phản ánh cũ bằng nhiều khuynh hướng sáng tác khác nhau, trong đó có khuynh hướng hiện thực - huyền ảo Việc vận dụng khuynh hướng hiện thực - huyền ảo vào trong sáng tác, các nhà tiểu thuyết đương đại muốn vượt lên trên mô hình phản ánh hiện thực theo kiểu “khuôn vàng thước ngọc” tồn tại một thời trong tiểu thuyết giai đoạn 1945 – 1975 Các nhà tiểu thuyết đương đại đã sử dụng cái “ảo” để làm bệ phóng khám phá ra nhiều chiều kích hiện thực khác nhau trong cuộc sống Thực ra, cái “ảo”

đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử văn học nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng Trong các tác phẩm văn học dân gian, cái “ảo” đã có mặt ở các thể loại như cổ tích, thần thoại, truyền thuyết Sự có mặt của cái “ảo” trong các tác phẩm văn học dân gian nhằm phản ánh nhận thức còn “ngây thơ”, niềm tin lý tưởng của người cổ đại về thế giới Từ đây cái “ảo” trở thành một dòng chảy liên tục trong lịch sử văn học Việt

Nam từ cổ đại, qua trung đại đến tiền hiện đại

Sự xuất hiện cái “ảo” trong văn xuôi trung đại qua các tác phẩm truyền kỳ như:

Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Truyền kì tân phả (Đoàn Thị Điểm), Vũ trung tùy bút

Trang 28

(Phạm Đình Hổ), Lan trì kiến văn lục (Vũ Trinh), Công dư tiệp ký (Vũ Phương Đề), Tang thương ngẫu lục (Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án)… Dòng truyện truyền kì thời kì

này có nguồn gốc ngoại lai nhưng trên hành trình phát triển, thể loại này đã chứng tỏ

sự gắn kết sâu sắc với hiện thực lịch sử dân tộc và số phận con người Việt Mỗi giai đoạn văn học sự xuất hiện cái “ảo” có ý nghĩa biểu hiện và quan niệm khác nhau Sự khác nhau này chịu sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử, cơ sở tâm lí, xã hội mỗi thời đại nhất định Bước sang thời kì văn học hiện đại, trên thi đàn văn xuôi lãng mạn giai đoạn

1930 – 1945 đã xuất hiện nhiều trang viết đậm chất kì ảo, huyễn hoặc, có thể kể đến :

Trên đỉnh non Tản, Xác ngọc lam (Nguyễn Tuân), Thần hổ, Ai hát giữa rừng khuya (Tchya Đái Đức Tuấn), Rừng khuya, Suối Đàn, Đỉnh non Thần (Lan Khai), Bóng người trong sương mù, Lan rừng (Nhất Linh), Người đàn bà khăn trắng, Người bạn kì

dị (Hoàng Trọng Miên)… Chất kì ảo đã giúp các nhà văn lãng mạn thời kì này có dịp

tung hoành trí tưởng tượng phong phú của mình mà không bị hiện thực cuộc sống kiềm tỏa Họ thỏa sức đào sâu vào mọi ngõ ngách của cuộc sống vào cái tôi nội cảm, diễn tả ước mơ, khát vọng của cá nhân, đề cập đến những số phận cá nhân với thái độ bất hòa, bất lực trước hiện thực tầm thường, tù túng… Như vậy, dòng chảy lịch sử kì

ảo ở các giai đoạn văn học thời kì trước trở thành nền tảng góp phần vào sự ra đời của

cái “ảo” thời kì văn học đương đại, mà tiêu biểu là thể loại tiểu thuyết

Sự ra đời của khuynh hướng hiện thực - huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại còn phải kể đến những tác động tích cực từ các trào lưu văn học phương Tây hiện đại du nhập vào nước ta những năm 60, 70 của thế kỉ XX Trong số các trào lưu văn học phương Tây tiếp nhận vào Việt Nam, Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo sớm được giới thiệu ở Việt Nam Các tác phẩm thuộc Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo đã bắt đầu được dịch và giới thiệu ở Việt Nam từ những thập niên trước thời kì Đổi mới (1986) Năm 1964, một kiệt tác của khuynh hướng hiện thực - huyền ảo được ra mắt

bạn đọc, đó là cuốn Ngài tổng thống của Miguel Angel Asturias Tiếp đến là những

công trình nghiên cứu về dòng văn học này lần lượt ra đời Năm 1967, trên tạp chí Văn

học, dịch giả Đoàn Đình Ca công bố bài nghiên cứu Sơ lược sự hình thành và phát triển của nền văn học Mĩ Latin Năm 1968, tạp chí Văn học số 109, xuất bản tại Sài

Gòn với chủ đề về Nhà văn Miguel Angel Asturias Đến năm 1974, ở miền Bắc Nguyễn Đức Nam là người đầu tiên dịch thuật ngữ Magic Realism thành “Chủ nghĩa

Trang 29

hiện thực huyền ảo”, qua công trình đăng trên tạp chí Văn học: Một khuynh hướng tiến

bộ trong tiểu thuyết hiện thực tiến bộ ngày nay ở Mỹ Latin: Chủ nghĩa hiện thực huyền

ảo Tuy nhiên dòng văn học Mỹ Latin thực sự đến với độc giả Việt Nam chỉ bắt đầu từ

sự xuất hiện cuốn Sự tráo trở của phương pháp của Carpentier (nguyên bản là Luận

về phương pháp) do Nguyễn Trung Đức dịch năm 1981 Nguyễn Trung Đức vừa là

dịch giả vừa là nhà nghiên cứu văn học Mỹ Latin với nhiều công trình giới thiệu đến

bạn đọc Việt Nam nhiều nhất Trong bài Nguyễn Trung Đức dịch giả, nhà nghiên cứu văn học Mỹ Latin, Đào Tuấn Ảnh cho biết: “19 năm miệt mài trong lĩnh vực dịch thuật

Nguyễn Trung Đức có khoảng 35 đầu sách dịch văn học Mỹ Latin, trong đó có 14 cuốn tiểu thuyết Riêng tác phẩm của Marquez ông dịch 7 tiểu thuyết và khoảng trên dưới 50 truyện ngắn” [8] Không chỉ có thành tựu đáng kể trên phương diện dịch thuật, Nguyễn Trung Đức còn nghiên cứu các lí thuyết của Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo giới thiệu vào Việt Nam Gần như sau mỗi cuốn tiểu thuyết hay tập truyện ngắn Mỹ Latin nào được dịch và xuất bản Nguyễn Trung Đức cũng đều có những bài nghiên cứu, đôi khi rất dài và công phu giới thiệu đến bạn đọc

Mặc dù được tiếp nhận vào Việt Nam khá sớm, nhưng ở giai đoạn đầu tầm đón nhận của bạn đọc còn khá hạn chế, chủ yếu chỉ mới dừng lại ở tư duy lý luận văn học tiền hiện đại, với những kinh nghiệm thẩm mỹ đã xuất hiện từ thế kỉ XIX ở phương Tây Những kinh nghiệm đọc và lý luận có được ở giai đoạn này cũng chỉ dừng lại ở chủ nghĩa hiện thực, nghĩa là chưa chấp nhận được các đặc trưng của văn học huyền

ảo như tính nhục thể, việc đả phá các đại tự sự, giải thiêng thần tượng hay giễu nhại, liên văn bản… do đó việc ứng dụng các kĩ thuật viết này vào trong sáng tác văn học cũng hiếm gặp Từ sau 1986, với đường lối đổi mới toàn diện của Đảng và nhà nước

đã tạo điều kiện cho sự bùng nổ các trường phái văn học trên thế giới được tiếp nhận

và vận dụng vào trong sáng tác văn học nhiều, khuynh hướng hiện thực - huyền ảo từ

đây cũng được vận dụng và phát triển mạnh mẽ ở tiểu thuyết

Các nhà văn như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyên Ngọc… hay các nhà nghiên cứu như Trần Đình Sử, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Bích Thu, Nguyễn Đăng Điệp, Bùi Việt Thắng, Bùi Thanh Truyền …trong các công trình nghiên cứu của mình đều chú ý đến sự mở rộng biên độ miêu tả hiện

thực của tiểu thuyết Gần đây, trong bài Những thế hệ nhà văn Việt Nam thời kì đổi

Trang 30

mới: tiếp nối và chuyển động, Đỗ Hải Ninh đã nhấn mạnh vào tính hội nhập và tiếp thu

các trào lưu văn học trên thế giới của các nhà văn đương đại, trong đó có chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, tác giả viết: “Ở đây chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh hơn tính chất hội nhập cả văn chương giai đoạn này khi đồng thời các trào lưu mới văn học thế giới

ùa vào văn học Việt (từ chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, chủ nghĩa cấu trúc, hậu hiện đại

và giải cấu trúc…)” [71 tr.44] Việc cởi mở trong tiếp nhận và ứng dụng các khuynh hướng văn học trên thế giới trong đó có khuynh hướng hiện thực - huyền ảo, được xem

là xu hướng đổi mới chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong tiểu thuyết truyền thống (1945 – 1975), tạo điều kiện cho các nhà văn đương đại mở rộng tối đa phạm vi

khám phá hiện thực Trong bài Cấu trúc tam tài của lý luận phê bình văn học Việt Nam thời đổi mới, Phan Tuấn Anh nhận định: “Đầu tiên là xu hướng đổi mới chủ

nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, giãn nới tối đa phạm vi của hiện thực thành hiện thực tâm trạng hay hiện thực tâm lý, hiện thực huyền ảo Sự tiếp nhận nhiều hứng khởi, tạo ra những cách tân mới mẻ của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latin với những tác giả như: G.G Marquez, J.L.Borges, M.V.Llosa, A.L.Carpentier, J.Amado…” [71 tr.247] Tác giả này còn viết: “Về văn học, chúng ta đã cởi mở hơn các trào lưu nghệ thuật phương Tây, mà biểu tượng là tiến trình tiếp nhận chủ nghĩa hiện thực huyền ảo [71 tr.253] Tuy nhiên việc tiếp thu và ứng dụng các trào lưu văn học thế giới trong thời kì Đổi mới không phải mang tính áp đặt mà luôn mang tính chủ

động từ phía người tiếp nhận Chính vì vậy, Nguyễn Văn Dân trong bài Tình hình giới thiệu các lý thuyết văn học của thế giới vào Việt Nam từ ngày đổi mới đến nay cho

rằng: “Sự ảnh hưởng đã diễn ra không chỉ như là sự áp đặt từ bên ngoài, mà với tư cách là kết quả của công cuộc đổi mới tư duy, sự tiếp thu trong nghiên cứu văn học của nước ta chủ yếu xuất phát chủ động từ phía người tiếp nhận” [89 tr.306] Việc tiếp thu có tính chủ động từ người tiếp nhận cũng là cách để các nhà văn sáng tạo nên những đứa con tinh thần của mình mang tinh thần đậm chất “bản địa” Nhà văn chỉ học hỏi kĩ thuật, lối viết, thi pháp của các trào lưu nước ngoài, còn lại tư tưởng, chủ đề hoàn toàn mang tính dân tộc bản địa Như vậy, sự ra đời của khuynh hướng hiện thực - huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại cộng hưởng rất nhiều yếu tố có cả nội sinh và ngoại sinh

Trang 31

Chính những yếu tố này đã tác động rất lớn đến việc cách tân nền văn xuôi Việt Nam đương đại nói chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng Trong đó, các đại diện tiêu biểu cho khuynh hướng hiện thực - huyền ảo trong tiểu thuyết đương đại như: Hồ Anh Thái, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Khôi Vũ, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Danh Lam, Nguyễn Đình Tú, Đoàn Minh Phượng, Nguyễn Khắc Trường… dưới màu sắc huyền ảo, các tác giả này đã thỏa sức khám phá nhiều bức tranh hiện thực khác nhau trong cùng một tác phẩm Trong bài

Thế hệ nhà văn sau 1975, họ là ai?, Chu Văn Sơn cho rằng, các khuynh hướng văn

chương thế hệ này rất phong phú và đa dạng đặc biệt là: “Các lề lối kiến tạo thế giới nghệ thuật như tượng trưng, siêu thực, huyền ảo, kinh dị, viễn tưởng, dã sử/ giả sử, cổ tích/giả cổ tích… được huy động” [71 tr.17] Sự hiện diện của khuynh hướng hiện thực - huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại mang nhiều cấp độ khác nhau chi phối nhiều đến việc xây dựng tình tiết, nhân vật, cốt truyện, thời gian, không gian

trong truyện Đánh giá về vấn đề này, Nguyễn Thành trong bài Tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986: Sự mở rộng biên độ tư duy nghệ thuật và những nỗ lực dung hợp về thể loại nhận định: “Thay vì thuần túy đề cao bút pháp tả thực, nhiều nhà văn thế hệ sau

1986 chủ trương tăng cường bút pháp kì ảo Yếu tố kì ảo và huyền thoại hiện diện trong tiểu thuyết đương đại trên nhiều cấp độ khác nhau: chi tiết, nhân vật, điểm nhìn trần thuật, không gian nghệ thuật” [74 tr.383] Có thể nhận diện được chủ ý của các nhà văn đương đại khi đưa cái ảo vào tác phẩm như là một nỗ lực tri nhận về thế giới hiện thực trước không ít những điều bất khả giải và cũng là cách để truyền tải những

thông điệp mang tính nhân văn Trong bài Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỉ XXI từ góc nhìn phân tâm học, Văn Thị Phương Trang

lại bàn nhiều đến vấn đề không gian huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại:

“Trước hết, không gian được xây dựng trong tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỉ XXI chủ yếu là không gian ảo – không gian từ trong giấc mơ, không gian kỳ ảo và không gian cõi tâm linh” [74 tr.444] Cũng trong bài viết này, tác giả còn khẳng định:

“Hầu hết các nhà tiểu thuyết đương đại như Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Đình Tú đều chịu ảnh hưởng bởi chủ nghĩa huyền ảo, tác phẩm của

họ luôn lồng ghép yếu tố ảo, xây dựng những không gian ảo như mặt trái hiện thực,

thể hiện chiều sâu trong khám phá hiện thực và con người” [74 tr.445]

Trang 32

Các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành, các trang báo mạng cũng có nhiều bài khá sắc sảo đề cập đến khuynh hướng hiện thực - huyền ảo trong tiểu thuyết Việt

Nam đương đại với nhiều góc độ khác nhau Trong bài Vấn đề nhận thức và xử lý chất liệu hiện thực của tiểu thuyết Việt Nam đương đại trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế, Biện Minh Điền cho rằng: “Hiện thực – huyền ảo với tư cách là một phương

thức hay bút pháp trong văn học đương đại Việt Nam nói chung, trong tiểu thuyết nói riêng từng được bàn đến nhiều – nhiều nhất trong thời gian qua, cả trên phương diện lý luận cũng như qua nghiên cứu, phê bình các tác phẩm cụ thể” [44] Dưới màu sắc hiện thực - huyền ảo, các tác giả đương đại bắt đầu tiếp cận một thế giới khác đầy bí ẩn của con người đằng sau thế giới thực tại có thể nhìn thấy được Nói một cách khác, tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực - huyền ảo có sự mở

rộng biên độ hiện thực khá rõ nét Bích Thu trong bài Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới nhận định: “Tiểu thuyết bắt đầu tiếp cận với thế giới đằng sau

thế giới hiện thực, đó là thế giới tâm linh, vô thức, tiềm thức, giấc mơ” [151] Biên độ hiện thực được nới rộng sang các chiều kích tâm linh được biểu hiện qua cõi vô thức, tiềm thức, qua giấc mơ, những hồi ức xáo trộn giữa hư và thực Ở đó chất huyền ảo được phát huy một cách mạnh mẽ, trở thành một vũ khí đắc lực giúp các nhà văn khám phá ra các mảng hiện thực có phần hỗn loạn, bất ổn so với trật tự đời sống hàng ngày

Trong bài Người trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000, Phạm Thị

Thùy Trang viết: “Tiểu thuyết giai đoạn này phản ánh cảm quan về tính hỗn loạn, bất

ổn của trật tự đời sống, sự xáo trộn giữa thực và hư (…) xem sáng tác là sự tìm tòi, thể nghiệm những phương thức trần thuật mới; trò chơi cấu trúc, giễu nhại, nghịch dị, huyền ảo ” [161] Nhìn chung, việc mở rộng biên độ hiện thực và sự thay đổi quan niệm, tư duy nghệ thuật của nhà văn là nhân tố quan trọng nhất tạo nên sự đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết, dẫn tới sự xuất hiện của khuynh hướng văn học hiện thực huyền

ảo ở Việt Nam, trong đó, có tiểu thuyết

Trang 33

Hai là, khuynh hướng hiện thực - huyền ảo phát triển khá mạnh mẽ trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, nhất là những năm cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, điều

đó được chứng minh qua các công trình nghiên cứu từ các tác giả trên

Ba là, việc nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực - huyền ảo một cách có hệ thống vẫn còn là một khoảng trống, một mảng màu còn thiếu trong tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam đương đại Đến thời điểm hiện nay (2018), vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về khuynh hướng hiện thực - huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại Đây cũng chính là

cơ sở khoa học để chúng tôi triển khai đề tài luận án

Trang 34

CHƯƠNG 2

SỰ XUẤT HIỆN KHUYNH HƯỚNG HIỆN THỰC – HUYỀN ẢO

TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 2.1 Giới thuyết về khuynh hướng và khuynh hướng hiện thực – huyền ảo

2.1.1 Khái niệm khuynh hướng

Khuynh hướng là một khái niệm dùng để chỉ một hiện tượng ra đời và phát

triển trong sáng tạo nghệ thuật Theo Từ điển văn học (bộ mới): “Khuynh hướng, trào

lưu là những cộng đồng các hiện tượng văn học được liên kết lại trên cơ sở một sự thống nhất tương đối về các định hướng thẩm mĩ, tư tưởng và các nguyên tắc thể hiện nghệ thuật” [88 tr.738] Nhưng giữa hai khái niệm khuynh hướng và trào lưu trong mỹ học, nghệ thuật học, nghiên cứu văn học chưa có sự thống nhất về mối tương quan Ở đây một số nhà nghiên cứu muốn coi trào lưu là phạm trù rộng hơn, dung chứa nhiều khuynh hướng Quan niệm được dùng phổ biến hơn thì coi khuynh hướng là phạm trù rộng, dung chứa nhiều trào lưu Ngoài ra, hai khái niệm này đôi khi còn được dùng theo nghĩa rộng như là đồng nghĩa với nhau: “Trào lưu được đồng nhất với trường phái, nhóm phái; khuynh hướng đồng nhất với phương pháp sáng tác hoặc phong

cách” [88 tr.738] Theo Đỗ Văn Khang trong công trình Lí luận văn học (Hà Minh

Đức – chủ biên) cho rằng: “Khuynh hướng văn học là khởi đầu của các trào lưu và các trường phái văn học” [52 tr.259] Về mặt nào đó thì khuynh hướng văn học có liên quan đến nhiều phương diện khác nhau trong sáng tác như: thái độ của nhà văn đối với hiện thực, cách xây dựng nhân vật, lí tưởng thẩm mĩ, cảm hứng sáng tác… Nhưng theo

Đỗ Văn Khang lí do cơ bản nhất để xuất hiện khuynh hướng sáng tác là sự xuất hiện đối tượng thẩm mĩ mới Tác giả đã chỉ ra nguyên nhân dẫn tới sự hình thành các khuynh hướng trong văn học như sau: “Sự nẩy sinh các luồng tư tưởng – thẩm mĩ khác nhau, cọ xát với nhau trước nhu cầu tìm tòi, khám phá đối tượng thẩm mĩ mới sẽ dẫn tới sự hình thành các khuynh hướng văn học khác nhau” [52 tr.259]

Khuynh hướng ghi nhận tính cộng đồng về cơ sở tư tưởng thẩm mĩ Vậy tính cộng đồng này được qui định như thế nào? Theo Đỗ Đức Hiểu thì tính cộng đồng được qui định bởi “sự thống nhất về truyền thống nghệ thuật và văn hóa, bởi sự gần gũi trong cách hiểu của các nhà văn đối với các vấn đề của đời sống, bởi sự giống nhau về các tình thế xã hội, thời đại, văn hóa, nghệ thuật” [88 tr.738] Tuy nhiên, trong cách

Trang 35

hiểu, cách đặt vấn đề, ý tưởng về phương hướng và cách thức xử lí các vấn đề ấy, lý tưởng, quan điểm xã hội và quan niệm nghệ thuật ở mỗi nhà văn đôi khi sẽ khác nhau Bất cứ sự biến động nào của đời sống xã hội cũng dễ dẫn tới những thay đổi về quan niệm sáng tác Ví dụ như vào những năm 1930 – 1945 cơ cấu xã hội Việt Nam có nhiều biến động đã dẫn tới những thay đổi về mặt nhận thức thẩm mĩ trong văn học, làm nảy sinh hàng loạt khuynh hướng khác nhau: khuynh hướng cách mạng yêu nước, khuynh hướng hiện thực, khuynh hướng lãng mạn… Đến giai đoạn 1945 – 1975 lịch

sử xã hội lại thay đổi, kéo theo sự ra đời khuynh hướng sử thi Khuynh hướng văn học

là khởi đầu của các trào lưu, trường phái văn học nhưng khi trào lưu, trường phái văn học phát triển đến một lúc nào đó lại có thể phân chia thành các khuynh hướng khác nhau Ví như khuynh hướng lãng mạn trong văn học Việt Nam xuất hiện đầu những năm 30 của thế kỉ XX, sau đó phát triển thành trào lưu nhưng đến cuối những năm 30 lại phân chia ra nhiều khuynh hướng khác nhau Theo Đỗ Văn Khang trong trào lưu lãng mạn 1930 – 1945 có thể kể tới các khuynh hướng sau: “Khuynh hướng chạy trốn vào tình yêu, lãng mạn, thoát li; Khuynh hướng xê dịch: ca ngợi đời sống giang hồ kiêu bạc; Khuynh hướng quay về quá khứ: lật tìm những câu chuyện xưa, những kỉ niệm cũ; Khuynh hướng trụy lạc: dấn thân vào xác thịt, nâng trụy lạc lên thành nghệ thuật; Khuynh hướng thần bí, siêu thực” [52 tr.260]

Các nhà nghiên cứu cho rằng, ở các nền văn học châu Âu, “khuynh hướng chỉ phát sinh từ thời cận đại khi văn học đã có tính độc lập tương đối: với tư cách nghệ thuật ngôn từ nó tách khỏi các thể loại phi nghệ thuật khác” [88 tr.739] Trong đó nhân tố cá nhân ngày càng chi phối văn học, việc biểu hiện quan điểm của tác giả trở nên có thể và cần thiết, nghệ sĩ có khả năng lựa chọn lập trường sống và lập trường sáng tác Những khuynh hướng được coi là quan trọng hơn cả trong lịch sử văn học châu Âu là: “Chủ nghĩa hiện thực thời đại Phục hưng, barôc, chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa hiện thực thế kỷ Ánh sáng, chủ nghĩa tình cảm, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực phê phán, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa” [88 tr.739] Ngoài ra còn có một số khuynh hướng khác được đề xuất nhưng có nhiều ý kiến tranh luận như: “Chủ nghĩa kiểu sức, khuynh hướng tiền lãng mạn, khuynh hướng tân cổ điển, khuynh hướng lãng mạn mới, chủ nghĩa ấn tượng, chủ nghĩa biểu hiện, chủ nghĩa hiện đại” [88 tr.738] Việc ra đời một khuynh hướng

Trang 36

nào đó nó không chỉ chịu sự tác động của thời đại, còn chịu chi phối bởi quan niệm của cá nhân nhà văn Các nhà lý luận cho rằng, đặc điểm cốt lõi nhất của mọi khuynh hướng văn học là phương pháp sáng tác của nó: “Chính phương pháp qui định tính chất của việc lựa chọn chất liệu đời sống và phương thức nghệ thuật để xử lý chất liệu; mỗi khuynh hướng có một hệ thống các phương tiện miêu tả - biểu cảm; trong phạm vi một khuynh hướng lại có những phong cách khác nhau” [88 tr.739] Khuynh hướng trong văn học ngay từ khi hình thành đã phải chú ý tới phương pháp sáng tác riêng của mình Mỗi khuynh hướng có những cách thức tiếp cận đối tượng thẩm mĩ và tư tưởng thẩm mĩ khác nhau, do đó sẽ có phương pháp sáng tác khác nhau Như vậy, phương pháp sáng tác là vấn đề sống còn của mỗi khuynh hướng, không xây dựng được phương pháp sáng tác riêng, coi như không có một khuynh hướng riêng

Khuynh hướng là phạm trù thẩm mỹ ở bình diện loại hình, sự biểu hiện của nó không những ở quan điểm mà còn thái độ nhìn nhận của tác giả Khuynh hướng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển văn học Sự ra đời một khuynh hướng mới đánh dấu sự phát triển của một giai đoạn văn học, cũng là đánh dấu sự tiến

bộ nghệ thuật trong văn học Mỗi khuynh hướng giữ vai trò nguyên tắc sáng tác riêng,

từ những nguyên tắc đó giúp nhà văn định hướng được phong cách nghệ thuật cho tác

phẩm Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Khuynh hướng trong văn học nghệ thuật bao

giờ cũng toát ra một cách tự nhiên từ sự miêu tả sinh động đời sống chứ không phải qua những lời lí thuyết khô khan, hoặc những tư tưởng trừu tượng” [80 Tr.352] Theo quan niệm của chúng tôi, khuynh hướng là sự cộng hưởng các hiện tượng văn học có cùng chung quan điểm thẩm mĩ, các nguyên tắc nghệ thuật trong sáng tác, chịu sự tác động của bối cảnh thời đại, thể hiện được quan điểm nghệ thuật của tác giả Để định danh một khuynh hướng nào đó cần có sự xem xét mang tính toàn diện, theo những nguyên tắc sáng tác của khuynh hướng đó Mỗi khuynh hướng cần có một phương tiện miêu tả, biểu cảm nhất định trong việc lựa chọn chất liệu đời sống và phương thức

nghệ thuật để xử lý chất liệu hiện thực

2.1.2 Khái niệm hiện thực – huyền ảo

Theo các nhà nghiên cứu khái niệm hiện thực - huyền ảo bao hàm hai yếu tố

“hiện thực” và “huyền ảo” Để hiểu rõ hơn thuật ngữ “huyền ảo” chúng tôi đặt nó trong cái nhìn tương quan với thuật ngữ “kì ảo” Dmitri Volodikhin, một nhà nghiên

Trang 37

cứu người Nga đưa ra định nghĩa: “Kỳ ảo (bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: “Fantastike” – nghệ thuật tưởng tượng) là hình thức phản ánh thế giới dựa vào các quan niệm hiện thực để sáng tạo ra một bức tranh vũ trụ (siêu nhiên, bí ẩn) không tương thích về mặt logic với những quan niệm hiện thực ấy” [121] Ông quả quyết: “Kỳ ảo là phương thức, chứ không phải là một thể loại, hay một khuynh hướng trong văn học và nghệ thuật Trong thực tiễn, phương thức ấy cho phép vận dụng một loại thủ pháp đặc biệt gọi là “giả định về cái kì ảo” [121] Thuật ngữ “kì ảo” có tên tiếng Anh là “fantasy”, nghĩa là tưởng tượng, ảo tưởng, ảo ảnh dị thường Thuật ngữ này được dịch từ

“phantasia” trong tiếng Latin mang nghĩa điều tưởng tượng, về sau được hiểu như hư

huyễn, ma quỷ Theo Lê Nguyên Long trong công trình Về khái niệm cái kì ảo và văn học kì ảo trong nghiên cứu văn học: “Về mặt từ nguyên học, chữ “fantastic” (tiếng

Pháp: fantastique, tiếng Latin: phantasticus), xuất hiện trong tiếng Anh Trung cổ thế

kỷ XIV, vốn có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “Fantastike”, có nghĩa là tạo ra những hình ảnh thuộc về tinh thần, chữ “phantazein” nghĩa là xuất hiện trong tâm trí” [107] Nếu hiểu theo tiếng Pháp thì “fantastique” nghĩa là sản phẩm của trí tưởng tượng, ở đó cái siêu nhiên chiếm ưu thế Còn hiểu theo tiếng Latin “phantasticus” nghĩa là hư ảo, tưởng tượng Tuy có nhiều cách phiên âm khác nhau nhưng theo thời gian kì ảo được hiểu như là cái kì quặc, dị thường, hư ảo, quái dị, siêu nhiên, huyễn tưởng… và “kì ảo được hiểu như là một phạm trù tư duy nghệ thuật, một phương tiện hữu hiệu để nhận thức và phản ánh hiện thực” [166 tr.25]

Thuật ngữ “huyền ảo” theo tiếng Anh là “magic”, nghĩa là ma thuật hay ma lực Tính từ của “magic” là “magical” bắt nguồn từ tiếng Latin là “magicus”, về sau phát triển thành danh từ “magica”, bắt nguồn từ tiếng Hy lạp là “magikè” nghĩa là nghệ thuật của phù thủy Đó là “một sức mạnh bí ẩn có khả năng làm những điều không thực thành có thực (thường gắn với nét nghĩa tiêu cực – black magic – phép thuật ma quỷ)” Đối với người Mỹ Latin khi giải thích về “magic” nhiều người thường nghĩ đến những câu chuyện huyền thoại, truyền thuyết được dùng trong tiểu thuyết Phạm Quang Trung khi nghiên cứu về khuynh hướng hiện thực - huyền ảo cho rằng: “Như thế là đúng, nhưng chưa đủ Nên xem “magic” là cái kỳ diệu còn được gọi là văn chương kì diệu Mĩ Latin gồm những cái mới lạ sau: thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa bí hiểm” [164 tr.35] Carpentier gọi là tính chất “trinh nguyên” của thiên nhiên Mỹ

Trang 38

Latin; những thần thoại đang lưu truyền trong dân gian; những câu chuyện huyền bí (tiên tri, ngoại cảm, giấc mơ…) do trình độ văn hóa thấp nên chưa lí giải được sức mạnh phi thường của thiên nhiên

Cả hai khái niệm kì ảo và huyền ảo đều hướng tới những điều kì dị, ma quái, các hiện tượng siêu nhiên, kì bí, tính mơ hồ, lưỡng trị nhưng khác biệt ở chỗ, cái huyền ảo không đặt người đọc vào trạng thái hoang mang, lo sợ Bản chất của cái huyền ảo là chuyển những điều bình thường trong đời sống trở thành cái lạ thường, quái đản, những điều dị thường đó bị phớt lờ đi và người đọc đón nhận nó như điều bình thường, không mang tâm lí sợ hãi Ngược lại bản chất của kì ảo là xé rách thực

tại gây nên sự hoang mang, do dự, sợ hãi cho người đọc Lê Huy Bắc trong Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và G.G Marquer gọi chung cả hai thuật ngữ này là văn học “huyễn

ảo”, tức là “thế giới của trí tưởng tượng, nơi sự khác lạ, hoang đường, thần diệu… luôn ngự trị Có lúc nó giúp người đọc bình tâm, tự tại; có lúc nó khiến họ hoang mang, khiếp đảm và có lúc khiến họ hoài nghi, bối rối…” [11 tr.15] Khi đưa ra thuật ngữ “huyễn ảo” để chỉ chung cho dòng văn học có yếu tố siêu nhiên, thần bí này, Lê Huy Bắc đã chỉ ra lịch sử của thuật ngữ này được chia làm ba giai đoạn như sau:

1 Cổ đại –

thế kỉ

XIII

Cái huyễn tưởng (The mythical)

Thần thoại, cổ tích

Khuyết danh

Ma quỷ, siêu nhiên, thần bí… là

fantastic)

Văn học

kì ảo

Shakes –peare, Hoffmann, Poe,

Balzac

Ma quỷ, siêu nhiên, thần bí…

Văn học huyền

ảo

Kafka, Borges, Marquez

Ma quỉ, thần bí…

vừa là ta vừa không phải là ta

Vừa sợ vừa không

sợ

Trang 39

Qua các giai đoạn phát triển của văn học huyễn ảo cho thấy, trải qua thời gian dòng văn học này có sự khác biệt về “chất” rất rõ Huyền ảo có sự kết hợp giữa thần thoại, cổ tích và kì ảo Nghĩa là các nhà huyền ảo vẫn lấy chất liệu ảo hóa từ truyền thống, họ điềm nhiên đặt các sự kiện, nhân vật, yếu tố hoang đường vào trong tác phẩm nhưng không cố gắng đi chứng minh là nó có thực hay không Họ xem sự tồn tại của chúng trong tác phẩm như một lẽ hiển nhiên, bởi vì con người bắt đầu hoài nghi lý trí về sự tồn tại của ma quỷ lẫn thánh thần Tính siêu nhiên, thần bí, quái dị trong huyền ảo là một bước phát triển mới của thần thoại và kì ảo

Dòng văn học huyền ảo chủ yếu phát triển ở khu vực Mỹ Latin, một khu vực có nhiều biến động Sự kết hợp giữa thực tại Mỹ Latin và những thế lực siêu nhiên huyền

bí nơi đây đã hình thành nên một “hiện thực – huyền ảo” trong văn học Mỹ Latin Sở

dĩ chúng ta gọi khuynh hướng văn học lớn nhất của châu lục này là hiện thực - huyền

ảo (magical realism), chứ không phải huyền ảo (magicalism) như đề xuất của một số nhà nghiên cứu trước đây, là bởi, dù vận dụng nhiều thủ pháp có tính “huyền ảo hóa”, nhưng nền văn chương ấy vẫn gắn chặt với hiện thực, lấy hiện thực làm cơ sở để xây dựng nên cái kì diệu Hiện thực đó không chỉ là hoạt động thực tiễn của con người mà còn có cả đời sống tâm linh, niềm tin tôn giáo, các huyền thoại, truyền thuyết… G G Marquez gọi đó là “tiền thực tại”, vốn siêu hình, nó không phục tùng những suy đoán tưởng tượng, đó là những điềm báo, về ngoại cảm, về rất nhiều niềm tin báo trước – dân chúng Mĩ Latin khắc khoải sống trong những niềm tin ấy – bằng việc tự giải thích dưới góc độ mê tín đối với các vật thể, các sự vật và các sự kiện… Ông yêu cầu nhà văn cần có trách nhiệm trước “toàn bộ thực tại” và nhà văn “không có lý do gì để lảng tránh mặt thực tại này Và đây là nhận thức dẫn Marquez tới chủ nghĩa hiện thực huyền ảo” [60 Tr 330].Trên thực tế, hiện thực ở đây thường gắn liền với “huyền thoại”, chính huyền thoại đã tạo nên những câu chuyện hoang đường, những truyền thuyết về khu vực này Sáng tạo nên một thế giới khác với thế giới của tự nhiên, đó là thế giới huyền thoại - hạt nhân cơ bản trong khuynh hướng hiện thực – huyền ảo Để gây hiệu ứng thẩm mỹ cho người đọc thì bản chất của hiện thực – huyền ảo là làm khác lạ những sự kiện và những câu chuyện được đưa vào cốt truyện, nhiều trong số chúng gợi lại và khai thác các huyền thoại

Trang 40

Hiện thực luôn gắn liền với huyền ảo, vì thế, đằng sau vẻ huyền thoại, hoang đường, kì bí là một thực tại đang diễn ra hàng ngày, trong chừng mực nào đó hiện thực

cũng chấp nhận cái phi lí, phi thường, phi logic Bôrit Xuskov trong tác phẩm Số phận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực cho rằng, trong quan niệm của Aristotle, nhà triết học

“chấp nhận sự tồn tại của cái phi logic, phi thường, hoang đường trong nghệ thuật” A Carpentier trong “Thư ngỏ lời Acnando Raynan” ngày 13/4/1974 đã viết: “Tôi hoàn toàn không có khả năng bịa ra một câu chuyện Tất cả những điều tôi viết là “sự dựng lại” những sự kiện từng xảy ra, từng được quan sát, được nhớ lại và tập hợp lại, sau đó biến thành một cơ thể hoàn chỉnh, một cơ thể sống… Vậy thì khi một sự kiện càng làm cho anh thấy khó tin bao nhiêu thì anh càng có thể tin rằng đó là sự thật chân xác nhất” (Tạp chí Văn học, số 2/1974) Nhà văn M A Asturias cho rằng bên cạnh cái thực tại

có thể sờ mó được còn một thực tại khác, do trí tưởng tượng tạo ra, nhưng với những chi tiết đầy đủ tới mức nó cũng trở thành chân thực như cái thực tại thứ nhất Ông còn giải thích: “Đó không phải là một thực tại sờ mó thấy được, mà là một thực tại có liên

hệ tới sự hiểu biết những sức mạnh siêu tự nhiên Chính vì thế mà khi tôi cần phải dán cho nó một cái nhãn văn chương tôi liền gọi nó là “hiện thực thần kỳ” (tức hiện thực huyền ảo)” [11 tr.29]

Để xác định được thế nào là “hiện thực – huyền ảo” trong văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng, các nhà lí luận phê bình đã đưa ra nhiều quan niệm, ý kiến khác nhau Franz Roh cho rằng: “Đấy là những tác phẩm làm cho những điều bình thường nào đó trở nên phi thường” [11 tr.29] Còn Angel Flores: “Các nhà hiện thực huyền ảo chuyển dời những cái bình thường và những cái thường nhật thành cái khủng khiếp và

dị thường” [11 tr.29] Từ lập luận này Angel Flores cho rằng, để đi đến một định nghĩa chính xác về hiện thực huyền ảo phải bao gồm luận điểm: “Đấy là thế giới nằm

giữa hiện thực và hoang đường” Lê Huy Bắc trong công trình Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo G.G Marquer cho rằng: “Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là khuynh hướng

văn học sử dụng các yếu tố huyền ảo, hoang đường… làm cho hiện thực khác lạ, hấp dẫn người đọc, song đằng sau vẻ ly kỳ đó, tác phẩm vẫn đảm bảo một thực trạng cơ bản của thời đại” [11 tr.32] Như vậy, hiện thực – huyền ảo ra đời nhằm phản ánh sự bất an bản thể của thời đại, đánh dấu một bước phát triển mới của hiện thực Theo chúng tôi, khuynh hướng văn học này thường sử dụng các yếu tố có tính chất huyền ảo

Ngày đăng: 21/03/2019, 16:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Thái Phan Vàng Anh (2009), “Thời gian trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, Khoa học Đại học Huế (54), tr.5 - 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thời gian trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, "Khoa học Đại học Huế
Tác giả: Thái Phan Vàng Anh
Năm: 2009
2. Thái Phan Vàng Anh (2010), “Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, Khoa học Đại học Huế (60), tr.10 – 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, "Khoa học Đại học Huế
Tác giả: Thái Phan Vàng Anh
Năm: 2010
3. Thái Phan Vàng Anh (2013), “Các khuynh hướng tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI”, http://vannghequandoi.com.vn/, (01/012/2017) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các khuynh hướng tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI”, "http://vannghequandoi.com.vn
Tác giả: Thái Phan Vàng Anh
Năm: 2013
4. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam – Nhận thức và thẩm định, Nxb Khoa học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam – Nhận thức và thẩm định
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Nhà XB: Nxb Khoa học
Năm: 2001
5. Phan Tuấn Anh (2008), “Cái kỳ ảo trong văn học tiền hiện đại và cái huyền ảo trong văn học hậu hiện đại”, http://vannghequandoi.com.vn/, (01/07/2017) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái kỳ ảo trong văn học tiền hiện đại và cái huyền ảo trong văn học hậu hiện đại”, "http://vannghequandoi.com.vn/
Tác giả: Phan Tuấn Anh
Năm: 2008
6. Phan Tuấn Anh (2009), “Hình tượng Macondo trong Trăm năm cô đơn”, Sông Hương (259), tr.9 – 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình tượng Macondo trong "Trăm năm cô đơn"”, "Sông Hương
Tác giả: Phan Tuấn Anh
Năm: 2009
7. Phan Tuấn Anh (2014), “Điều kiện thực tại và văn hóa của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latin”, http://qlkh.hcmussh.edu.vn, (20/82017) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều kiện thực tại và văn hóa của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latin”, "http://qlkh.hcmussh.edu.vn
Tác giả: Phan Tuấn Anh
Năm: 2014
8. Đào Tuấn Ảnh (2013), “Nguyễn Trung Đức, Nhà nghiên cứu văn học Mỹ Latin”, http://toquoc.vn, (16/8/2017) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trung Đức, Nhà nghiên cứu văn học Mỹ Latin”, "http://toquoc.vn
Tác giả: Đào Tuấn Ảnh
Năm: 2013
9. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
10. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Bộ Văn hóa Thông tin và Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M. Bakhtin
Nhà XB: Nxb Bộ Văn hóa Thông tin và Trường viết văn Nguyễn Du
Năm: 1992
11. Lê Huy Bắc (2009), Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel Garcia Marquez, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel Garcia Marquez
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
12. Lê Huy Bắc (2009), Nghệ thuật F.Kafka, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật F.Kafka
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
13. Lê Huy Bắc (2013), Văn học hậu hiện đại – Lý thuyết và tiếp nhận, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học hậu hiện đại – Lý thuyết và tiếp nhận
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2013
14. Lê Huy Bắc (2013), Phê bình văn học hiện đại Việt Nam, Nxb Tri thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê bình văn học hiện đại Việt Nam
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Tri thức
Năm: 2013
15. Lê Huy Bắc (2014), “Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong văn học Mỹ Latinh”, Châu Mỹ ngày nay (4), tr.49 – 57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong văn học Mỹ Latinh”, "Châu Mỹ ngày nay
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 2014
16. Mai Huy Bích (1987), “Trở lại tiểu thuyết Thời xa vắng: Hôn nhân, gia đình, xã hội qua một tiểu thuyết”, Báo Văn nghệ (47), tr. 7- 14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trở lại tiểu thuyết "Thời xa vắng": Hôn nhân, gia đình, xã hội qua một tiểu thuyết”, "Báo Văn nghệ
Tác giả: Mai Huy Bích
Năm: 1987
17. Mai Huy Bích (1988), “Đề tài gia đình trong văn xuôi những năm gần đây”, Báo Văn nghệ (23), tr. 3-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề tài gia đình trong văn xuôi những năm gần đây”, "Báo Văn nghệ
Tác giả: Mai Huy Bích
Năm: 1988
18. Nguyễn Thị Bình (2005), Văn xuôi Việt Nam (1975 – 1995) – những đổi mới cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn xuôi Việt Nam (1975 – 1995) – những đổi mới cơ bản
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
19. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam sau 1975, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn xuôi Việt Nam sau 1975
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2007
20. Nguyễn Thị Bình (2008), “Một số khuynh hướng tiểu thuyết ở nước ta từ thời điểm đổi mới đến nay”, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khuynh hướng tiểu thuyết ở nước ta từ thời điểm đổi mới đến nay”, "Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp Bộ
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 2008
w