1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ XUẤT đề THI HSG NGỮ văn 6

3 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 41,5 KB
File đính kèm ĐỀ XUẤT ĐỀ THI HSG NGỮ VĂN 6.rar (7 KB)

Nội dung

Em hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện có các nhân vật: Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân để gợi tả điều kì diệu ấy của thiên nhiên.. * Yêu cầu về kiến thức

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO PHÙ NINH TRƯỜNG THCS GIẤY PHONG CHÂU

ĐỀ XUẤT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6.

THỜI GIAN LÀM BÀI: 120 PHÚT.

Câu 1 (4,0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“ Bà ơi mùa hạ đi đâu?

Chùm vải trọc đầu trốn biệt trên cây Tiếng sấm trốn lẩn vào mây

Quạt nan nằm nhớ bàn tay của bà…”

( Trích Mùa hạ đi đâu- Hữu Thỉnh.)

Câu 2: (4.0 điểm) Trong văn bản "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ

Đô - đê (SGK Ngữ văn 6- T2), trước khi chia tay các em học sinh thân yêu của mình, thầy Ha- men đã nói: " khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng

nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù ".

Hãy trình bày cảm nhận của em về lời nói trên bằng một đoạn văn

Câu 3: (12.0 điểm) Trong thiên nhiên, có những sự biến đổi thật kì diệu: mùa

đông, lá bàng chuyển sang màu đỏ rồi rụng hết; sang xuân, chi chít những mầm non nhú lên, tràn trề nhựa sống

Em hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện có các nhân vật: Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân để gợi tả điều kì diệu ấy của thiên nhiên

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1.(4,0 điểm)

* Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh có thể trình bày thành một đoạn

văn hoặc một bài văn ngắn, diễn đạt mạch lạc trôi chảy, ít mắc lỗi

* Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau

nhưng cần đảm bảo được các ý sau:

- Giới thiệu được xuất xứ đoạn thơ và trích dẫn, khái quát nội dung: Thể hiện sự tiếc nuối, sự quyến luyến của lòng người (trong lời thắc mắc của cháu) về mùa hạ khi mùa hạ đã đi qua

- Người cháu nhớ về những hình ảnh, những sự vật đặc trưng nhất của mùa hạ: mùa

hạ là mùa vải chín, mùa của sấm với những cơn mưa rào, mùa của thời tiết ấm nóng

… nhưng tất cả đã qua đi Sự nuối tiếc thể hiện ở câu hỏi tu từ (Câu 1)

Trang 2

- Nghệ thuật nhân hóa, đối tượng được nhân hóa là: mùa hạ, chùm vải, tiếng sấm, quạt nan thông qua các từ ngữ vốn chỉ hành động, tính chất của người: đi đâu, trốn, trốn lẩn, nằm nhớ… khiến cho các sự vật trở nên sinh động có hồn dưới con mắt trẻ thơ

- Người cháu không chỉ nhớ mùa hạ mà còn nhớ kỉ niệm giữa hai bà cháu ở câu thơ

“Quạt nan nằm nhớ bàn tay của bà”, đó là những buổi trưa hè hoặc những đêm trăng thanh bà nằm kể chuyện cổ tích và ru cho cháu ngủ…

- Đoạn thơ thể hiện tình yêu mùa hạ và nỗi nhớ bà qua đó thể hiện sự quan sát và óc liên tưởng tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh

Câu 2 (4.0 điểm)

* Yêu cầu về kĩ năng:

 Thí sinh phải biết xây dựng thành một đoạn văn, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, ít mắc lỗi về dùng từ, đặt câu

 Nếu học sinh không viết thành một đoạn văn thì giám khảo không cho điểm

* Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau

nhưng cần đảm bảo được các ý sau:

 Đây chính là điều tâm niêm của thầy Ha- men về giá trị và sức mạnh của tiếng nói dân tộc (tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành độc lập, tự do, là linh hồn của dân tộc)

 Khẳng định một chân lí: Giữ được tiếng nói là giữ được độc lập ,tự do còn mất tiếng nói dân tộc là mất độc lập, tự do

 Thể hiện rõ tình cảm của thầy Ha- men đối với tiếng nói dân tộc: giữ gìn, nâng niu, tự hào

 Khơi dậy tình cảm của mọi người đối với tiếng nói dân tộc mình Liên hệ với bản thân tình yêu tiếng nói dân tộc, tình yêu tổ quốc, quê hương mình

-Câu 3 (12.0 điểm)

* Yêu cầu chung:

 Thí sinh cần viết đúng thể loại văn tự sự - kể chuyện tưởng tượng, có bố cục

rõ ràng, lời văn trong sáng, mạch lạc; ít mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt; cách kể chuyện tự nhiên, lời thoại hợp lí

 Thí sinh phải kể được câu chuyện tưởng tượng về sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên với sự xuất hiện của các nhân vật: Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân

* Yêu cầu cụ thể:

Mở bài: Giới thiệu chung về câu chuyện mình định kể.

Trang 3

 Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

 Ấn tượng chung về câu chuyện đó

Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện:

 Lão già Mùa Đông: già nua, xấu xí, cáu kỉnh, xuất hiện mang theo cái rét như cắt da, cắt thịt Hoạt động của lão: len lách vào từng đường thôn ngõ xóm, lão leo lên tất cả cây cối trong vườn Lão đi đến đâu, tàn sát không thương tiếc đến đó, khiến mọi vật đều vô cùng run sợ

 Hình ảnh Cây Bàng về mùa đông: bị lão già Mùa Đông đến hành hạ, lão bẻ từng chiếc lá khiến cành cây trơ trụi, gầy guộc, run rẩy, cầu cứu Đất Mẹ

 Đất Mẹ: hiền hậu nhân từ, điềm đạm, dịu dàng động viên Cây Bàng dũng cảm chờ đợi Nàng tiên Mùa Xuân đến và dồn chất cho cây

 Nàng tiên Mùa Xuân xuất hiện: trẻ trung, tươi đẹp, dịu dàng, mang theo những tia nắng ấm áp xua đi cái lạnh giá của mùa đông Mọi vật đều vui mừng phấn khởi khi Nàng tiên Mùa Xuân đến Cây cối như được hồi sinh, trăm hoa khoe sắc Cây Bàng đâm chồi nảy lộc Tất cả như được tiếp thêm sức mạnh, tràn trề nhựa sống

 Cây Bàng cảm ơn Đất Mẹ, cảm ơn Nàng tiên Mùa Xuân

Kết bài:

 Suy nghĩ về câu chuyện vừa kể

 Bài học từ câu chuyện (Cần có nghị lực vươn lên trong cuộc sống Biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau đặc biệt khi khó khăn hoạn nạn)

* Lưu ý:

Giám khảo đọc kĩ bài làm của thí sinh để vận dụng linh hoạt hướng dẫn.

Khuyến khích, động viên những bài làm có sáng tạo, câu

chuyện tưởng tượng hợp lí logic.

………

Ngày đăng: 19/03/2019, 14:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w