Hướng dẫn học sinh sử dụng phép điệp và phép lặp trong các bài Tập làm văn

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu về phép điệp và phép lặp trong các bài thơ thuộc phân môn tập đọc chương trình tiếng việt lớp 4 (Trang 42)

Hướng dẫn học sinh học và vận dụng phép điệp và phép lặp trong chương trình Tiếng Việt lớp

3.3. Hướng dẫn học sinh sử dụng phép điệp và phép lặp trong các bài Tập làm văn

bài Tập làm văn

Dạy học sinh sử dụng phép điệp và phép lặp trong các bài làm văn chính là dạy học sinh vận dụng, chọn những từ, câu, âm... lặp lại phù hợp với đối tượng miêu tả. Để làm được điều này, giáo viên cần giúp học sinh phát triển khả năng nghe và cảm nhận những bài văn, bài thơ có sử dụng phép điệp và phép lặp.

Muốn viết hay, học sinh cần nắm chắc kiến thức về phép điệp và phép lặp trước. Sau đó, các em học cách dùng từ, đặt câu cũng như cấu tạo một số đoạn văn.

Chương trình Tập làm văn lớp 4 chủ yếu là văn miêu tả. Sử dụng phép điệp và phép lặp sẽ góp phần mở rộng ý, làm tăng sắc thái biểu cảm, làm cho câu văn giàu tính nhạc và trở nên nhịp nhàng, cân đối từ đó mà học sinh hứng thú, yêu thích Tập làm văn, yêu thích viết văn. Mỗi bài văn mẫu đều được các tác giả lựa chọn cho phù hợp để học sinh dễ tiếp thu. Văn tả cảnh thiên nhiên, tả người, tả đồ vật, tả cây cối đều có thể sử dụng phép điệp và phép lặp để làm cho câu văn thêm sinh động, lôi cuốn và tăng tính gợi cảm, gợi tả.

Để dạy Tập làm văn trước hết, giáo viên phải nắm vững mức độ, nội dung của cả chương trình và của từng bài cụ thể, nắm được lượng kiến thức cần truyền tải trong mỗi giờ học. Tạo tâm lý thoải mái, hứng thú cho học sinh thì giờ học sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều. Yêu cầu của việc dạy phép điệp và phép lặp là giúp học sinh nắm được cái dấu hiệu và hiểu được giá trị biểu cảm của chúng. Từ đó mà vận dụng vào bài làm văn của mình.

Khi làm một bài văn miêu tả đòi hỏi người học phải nắm được khái niệm miêu tả, khả năng quan sát, khả năng diễn đạt, vận dụng để làm văn miêu tả thêm cụ thể, sinh động.

Giáo viên cần hướng dẫn học sinh sử dụng cái giác quan tìm ý, xác định được đối tượng được so sánh và tạo sự hứng thú cho học sinh khi quan sát giáo viên phải hết sức nhiệt tình hướng dẫn cho các em biết sử dụng tất cả các giác quan để quan sát đối tượng miêu tả. Đồng thời, giáo viên khơi gợi cho các em khả năng nắm bắt, tiếp nhận đối tượng miêu tả bằng những con đường tình cảm, cảm xúc của mình. Muốn vậy, phải cho học sinh viết về những gì gắn bó, quan tâm. Những gì thật sự làm rung động trái tim các em, gợi nhu cầu hứng thú nói, viết của các em về đối tượng đó.

Ví dụ:

Tả cây cối (tả 1 loài cây mà em yêu thích) có em quan sát cây cà chua như sau:

“ Cà chua ra quả, xum xuê, chi chít, quả lớn quả bé vui mắt như đàn

gà con. Quả một, quả chùm, quả sinh đôi, quả chùm ba, chùm bốn. Quả ở thân, quả leo nghịch ngợm lên ngọn làm oải cả những nhánh to nhất. Mỗi quả cà chua là một mặt trời nhỏ hiền dịu”.

Trong đoạn văn miêu tả trên, đối tượng để các em quan sát chính là quả cà chua. Điệp từ quả được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần, hơn nữa còn được lặp ở đầu câu thứ hai và thứ ba. “Quả lớn, quả bé vui mắt như đàn gà

con. Quả một, quả chùm, quả sinh đôi, quả chùm ba, chùm bốn” như nhấn

mạnh, tạo cho người đọc ấn tượng mạnh mẽ về cây cà chua “xum xuê, chi

chít” trái. Như vậy việc hướng dẫn học sinh quan sát là một việc làm quan

trọng có tính nhiều mặt. Một bài văn miêu tả hay thì học sinh phải có khả năng quan sát tinh tế và nhạy bén. Muốn vậy, giáo viên cần đưa ra các câu hỏi gợi ý, những đề bài bước đầu cá thể hóa học sinh. Khi đặt câu hỏi, giáo viên cần đặt những câu hỏi cụ thể để khai thác khả năng sử dụng những giác quan khi quan sát của học sinh và các câu hỏi ấy cũng cần hướng vào trọng tâm của bài.

Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tích lũy vốn từ ngữ và chọn lọc từ ngữ khi miêu tả, rèn kỹ năng dùng từ, đặt câu theo đề bài, tức là khai thác những gì mà học sinh thu nhập được qua quá trình quan sát, qua những bài Tập đọc, học sinh sẽ nhớ lại và vận dụng phép điệp và phép lặp để làm bài.

Ví dụ: Một số câu văn sau:

- Cây gạo mùa nở hoa đỏ rực.

Giáo viên có biện pháp phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh. Muốn làm văn miêu tả hay người viết phải có óc sáng tạo và lòng đam mê, yêu thích, nó khác mọi môn học khác trong chương trình.

Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh xây dựng đoạn và kết đoạn văn theo bước sau.

Ví dụ:

Với đề bài: Em hãy viết một đoạn văn tả ngoại hình của một người. Trước hết, giáo viên hướng dẫn các em lựa chọn người mà em ấn tượng những điểm tiêu biểu về ngoại hình của người mà em chọn tả (khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, vóc người, dáng đi...). viết câu mở đoạn để người đọc biết các em định tả những gì?

Sau khi xác định được những điểm tiêu biểu về ngoại hình của người đó, các em cần lựa chọn các chi tiết để tả đúng màu sắc, đường nét, cái nhìn của đôi mắt.

Bước tiếp theo, giáo viên hướng dẫn học sinh chuyển kết quả quan sát lựa chọn quan sát của các em thành những câu văn cụ thể. Sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của giáo viên giúp học sinh thấy một bài văn miêu tả người, con vật hay bất kỳ một cái gì cũng cần có nghệ thuật xây dựng câu, đoạn, bài, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng phép điệp và phép lặp có hiệu quả và ấn tượng giúp các em phát huy được vốn tích lũy từ Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu để viết được những câu văn, đoạn văn hay sinh động, hướng dẫn người đọc, người nghe.

Việc chấm, chữa bài giúp giáo viên đánh giá được sự chuẩn bị của học sinh về quan sát cũng như trình độ, tình cảm của từng em khi miêu tả. Ở tiết trả bài, giáo viên phải nhận xét những ưu, nhược điểm trong từng bài của các em. Biểu dương thích đáng những tiến bộ, thành công trong các bước quan sát, dùng từ, dùng phép điệp và phép lặp... để động viên các em. Đồng thời,

phải chỉ ra cái sai, hướng dẫn các em biết cách sửa chữa các lỗi trong bài viết của mình. Từ đó, trẻ sẽ có cảm nhận sâu sắc về thế giới xung quanh.

Tiểu kết chương 3

Qua nội dung của chương 3, chúng ta có thể nhận thấy, việc học phân môn Tập đọc phục vụ rất nhiều cho việc học phân môn Tập làm văn. Người dạy nên ngầm coi Tập làm văn là rất quan trọng chứa đựng kiến thức tổng hợp của các phân môn của môn Tiếng Việt và các môn khoa học khác. Khi dạy từng phân môn, giáo viên phải luôn liên hệ để học sinh vận dụng vào làm văn miêu tả nói chung. Chính nhờ sự góp phần của các phân môn trong Tiếng Việt và sự quan tâm chú ý của giáo viên trong quá trình tích lũy chung cho Tập làm văn sẽ đem lại tác dụng trực tiếp và gián tiếp cho phân môn có tính tổng hợp này.

KẾT LUẬN

Thơ văn dành cho thiếu nhi ngắn gọn, dễ hiểu lại ẩn chứa trong đó những mạch cảm xúc tự nhiên, trí tưởng tượng trong sáng, hồn nhiên, tinh tế cùng với những hình ảnh sinh động, mới lạ, hấp dẫn. Do có cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng và có khả năng nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm, gợi cảm, làm câu văn, câu thơ cân đối, nhịp nhàng nên phép điệp và phép lặp được dùng trong thơ văn viết cho thiếu nhi với tần số cao.

Đối với học sinh Tiểu học, phép điệp và phép lặp được sử dụng trong các bài văn miêu tả và các bài Tập đọc trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ và khám phá thế giới xung quanh. Phép điệp và phép lặp góp phần bồi dưỡng khả năng cảm thụ văn học, biết rung cảm với những niềm vui, nỗi buồn của con người, có niềm tự hào về quê hương, đất nước, con người Việt Nam, hình thành và phát triển nhận thức tình cảm, thái độ đúng đắn trong cuộc sống. Các em phân biệt được cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác, cái đúng, cái sai, dần dần hướng các em tới chân, thiện, mĩ.

Luận văn đã được giải quyết trên cơ sở lí thuyết của các ngành khoa học có thể hỗ trợ cho nhau cho việc giáo dục ở Tiểu học. Đó là cở sở Tâm lí học, cơ sở ngôn ngữ học, đó là điểm xuất phát cho việc dạy phép điệp và phép lặp cho học sinh. Từ cơ sở lí thuyết, chúng tôi lựa chọn đi sâu vào một số vấn đề hết sức cơ bản liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu, từ đó chúng tôi đi vào cụ thể hóa nội dung lí luận và đề ra một số biện pháp, phương pháp cụ thể trong thực tế dạy học phép điệp và phép lặp cho học sinh lớp 4.

Để giờ học đạt được hiệu quả cao, đòi hỏi giáo viên Tiểu học và những người có trách nhiệm cần thâm nhập thực tế, tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra cách dạy có nhiều ưu thế để phát huy cao tác dụng của phép điệp và phép lặp. Giáo viên cần có phương pháp cụ thể hướng dẫn học sinh cách sử dụng phép điệp và phép lặp để giờ học hấp dẫn và luôn được các em yêu thích.

Thực tế cho thấy rằng, ngoài việc cung cấp cho học sinh những vấn đề cơ bản về phép điệp và phép lặp giáo viên phải chú ý đến khả năng thực tế của học sinh về trình độ cũng như mức độ khó dễ của bài tập trong Sách giáo khoa. Từ đó giáo viên lựa chọn cách tổ chức và các phương pháp tối ưu cho giờ dạy. Do đặc điểm lứa tuổi ở Tiểu học còn nặng nề về tư duy cụ thể nên việc tiếp nhận những dấu hiệu cụ thể dễ dàng hơn nhiều so với những khái niêm khô khan, trừu tượng. Với những đặc điểm tâm lí này, để đạt được hiệu qua cao nhất trong giờ dạy đòi hỏi giáo viên phải có vốn kiến thức về ngôn ngữ, giỏi về tổ chức thì mới có thể dẫn dắt học sinh từ việc lĩnh hội kiến thức đến việc vận dụng nó vào trong hoạt động học tập và giao tiếp của bản thân.

Khóa luận đã tiến hành khảo sát toàn bộ phép điệp và phép lặp có trong những bài thơ của phân môn Tập đọc và đưa ra một số biện pháp cụ thể hướng dẫn học sinh nhận biết và phân tích giá trị tu từ của hai biện pháp này. Lĩnh hội biệm pháp rồi những phải biết vận dụng chúng như thể nào cho hiệu quả. Điều nảy rất khó đối với học sinh nhỏ tuổi. Học sinh Tiểu học thích dùng phép điệp và phép lặp nhưng ít bài có cách dùng hay.

Tìm hiểu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp và phép lặp là một hướng tiếp cận có nhiều điều lí thú và luôn luôn mới mẻ cho tất cả những ai yêu thích và mong muốn tìm hiểu đề tài này, để phát hiện cái hay, cái đẹp mà tác giả viết cho dù đó là những chi tiết nhỏ nhất. Chúng tôi hy vọng nó sẽ là cơ sở để giúp bản thân tôi có sự hiểu biết sâu hơn về phép điệp và phép lặp, làm

thành vốn kiến thức giúp cho việc giảng dạy sau này. Đồng thời, đề tài là một cách tiếp cận chương trình Sách giáo khoa đang đổi mới hiện nay.

Do thời gian nghiên cứu đề tài có hạn nên đề tài không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Chúng tôi rất mong có được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để chúng tôi tiếp tục thực hiện đề tài này trong quá trình học tập và công tác sau này.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu về phép điệp và phép lặp trong các bài thơ thuộc phân môn tập đọc chương trình tiếng việt lớp 4 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)