Phép điệp vần

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu về phép điệp và phép lặp trong các bài thơ thuộc phân môn tập đọc chương trình tiếng việt lớp 4 (Trang 27)

Sự thể hiện của phép điệp và phép lặp trong các bài thơ thuộc phân môn Tập đọc lớp

2.3.1.2 Phép điệp vần

Điệp vần là biện pháp được sử dụng với tần số cao thứ hai là 39 lần, chiếm 35,4% trong tất cả các bài thơ thuộc phân môn Tập đọc chương trình Tiếng Việt ngoại trừ bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh.

Ví dụ:

Sáng nay trời đổ mưa rào

Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương

Cả đời đi gió về sương

Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.

(Mẹ ốm, Trần Đăng Khoa, [9, 9]) Hai câu thơ đầu tiên cất lên gợi cho người đọc liên tưởng tới một buổi sáng mùa hè đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Phép điệp vần “ao”

trong từ “ngào” và từ “rào” tạo cho câu thơ sự cân đối nhịp nhàng. Sau cơn mưa, bầu trời bừng sáng, mùi của trái chín ngọt lành lan tỏa và bao trùm lấy bầu không gian. Khi đọc bài thơ “Mẹ ốm”, chú bé làm thơ Trần Đăng Khoa giúp người đọc liên tưởng tới bức tranh của một vùng quê nghèo nhưng thanh bình, êm ả. Ở nơi đó, những người nông dân nhỏ bé yêu thương, gần gũi cùng nhau chia sẻ cuộc sống. Nhưng, nổi bật nhất trong bài thơ có lẽ là hình ảnh người mẹ chú bé đang bị trận ốm giày vò và tình cảm thân thương trìu mến của cậu bé dành cho mẹ của mình. Điệp vần “ương”

xuất hiện ba lần trong ba câu thơ như nhấn mạnh, khắc sâu tình yêu thương, sự lo lắng của đứa con dành cho mẹ. Có thể nói, câu thơ cuối đoạn là hình

ảnh so sánh hết sức độc đáo, và sâu sắc. Đó là cái nhìn của cậu bé con 8 tuổi về cuộc đời, về sự lam lũ vất vả của người mẹ. Chất chứa trong mỗi câu thơ là tình thương và lòng biết ơn sâu sắc đối với mẹ.

Trong bài thơ “Truyện cổ nước mình” của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, một lần nữa cho chúng ta thấy hiệu quả của phép điệp vần trong những vần thơ của mình:

Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta.

(Truyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ, [9, 19]) Câu thơ mở đầu bài thơ với điệp ngữ “tôi” như một lời khẳng định, một sự thật hiển nhiên về tinh thần yêu nước, yêu những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Hai câu thơ tiếp theo với điệp vần “a” ở cuối mỗi câu thơ là lời minh chứng cho những truyền thống ấy, nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn toát lên từ mỗi con người Viêt Nam. Như chúng ta đều biết, nhân hậu là bản tính luôn luôn được nêu cao và trân trọng từ ngàn xưa và cũng là nét văn hóa làm nên tính đặc trưng của dân tộc mà toàn thế giới đều biết đến. Ở đó có những con người biết quên đi bản thân mình vì lợi ích của người khác. Đó quả thật là điều đáng quý biết bao.

Ngoài những bài thơ với nhân vật chính là con người, phép điệp và phép lặp cũng được sử dụng để viết nên những áng văn hay về thiên nhiên, động vật.

Bè đi chiều thầm thì Gỗ lượn đàn thong thả Như bầy trâu lim dim

Ba câu thơ giúp chúng ta liên tưởng đến dòng sông La vào một buổi chiều êm ả, với những bè gỗ thả trôi lững lờ trên mặt nước phẳng lặng. Điệp vần “im” ở cuối câu thơ càng làm tăng thêm sự mềm mại, nhẹ nhàng cho câu thơ tạo cảm giác nhẹ nhàng thư thái cho người đọc, tác giả so sánh những bè gỗ sát nhau trôi trên dòng nước giống như đàn trâu đang lim dim chìm vào giấc ngủ, tất cả đều hết sức êm ái, thanh bình.

Hay trong bài thơ “Chợ tết” của nhà thơ Đoàn Văn Cừ, cũng với

những phép điệp vần nhưng lại mang đến những cảm giác tươi mới, rộn ràng:

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi. Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà gianh

Trên con đường viền trắng mép đồi xanh

Người mua bán ra vào đầy cổng chợ. ...

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa Tia nắng tía nhảy hoài trong ruộng lúa Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh

Người mua bán ra vào đầy cổng chợ. (Chợ tết, [10, 38])

Nổi bật trong bài thơ là bức tranh mùa xuân miền sơn cước, bắt đầu từ buổi bình minh. Các phép điệp vần “anh”, “ia” và vần “inh” góp phần mang đến cho bài thơ một âm hưởng nhịp nhàng, cân đốirất giàu tính nhạc. Cả bài thơ vang lên như một bản tình ca mùa xuân hân hoan được viết bởi sự kì diệu của nghệ thuật ngôn từ. Buổi sáng, khi mặt trời đang dần nhô lên trên những ngọn núi thì hình ảnh đầu tiên mà chúng ta nhìn thấy là hình ảnh những đám mây trắng được tô màu bởi màu đỏ của mặt trời sớm mai.

Những đám sương còn chưa tan hết như đang e ấp quấn quýt bên những mái nhà tạo ra cảm giác nhẹ nhàng, thanh khiết, và nổi bật trên nền xanh của những ngọn đồi là con đường màu trắng. Tất cả cảnh vật thiên nhiên nơi đây quả thật là lôi cuốn, điều đó càng nói nên sự tài năng của nhà thơ.

Nhà thơ kết thúc bài thơ là một loạt những hình ảnh thiên nhiên sinh động. Những tia nắng bắt đầu chiếu xuống như những cậu bé nghịch ngợm trong ruộng lúa. Núi đồi thì như những nàng sơn nữ dịu dàng, e ấp với áo quần phấn son. Đây quả là một bức tranh muôn màu, muôn sắc. Và nổi bật trên nền thiên nhiên ấy chính là hình ảnh của những con người. Tất cả dung hòa với nhau để tạo nên một áng thơ vô cùng ấn tượng.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu về phép điệp và phép lặp trong các bài thơ thuộc phân môn tập đọc chương trình tiếng việt lớp 4 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)