Hướng dẫn học sinh học và vận dụng phép điệp và phép lặp trong chương trình Tiếng Việt lớp
3.2. Biện pháp dạy học sinh tích lũy vốn kiến thức về phép điệp và phép lặp qua phân môn Tập đọc
phép lặp qua phân môn Tập đọc
Giáo viên chọn những văn bản Tập đọc là những bài văn, bài thơ có sử dụng phép điệp và phép lặp để học sinh tìm hiểu. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu và cảm nhận được cái hay của văn bản thông qua phép điệp và phép lặp.
Ví dụ:
Bài Tập đọc “Nếu chúng mình có phép lạ” có câu hỏi 1 như sau: Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài thơ? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
Để học sinh trả lời được câu hỏi này, giáo viên cần có câu hỏi gợi ý:
Những câu thơ được lặp lại giúp tác giả nhấn mạnh điều gì?
Ví dụ:
Bài Tập đọc “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm [10, 48]
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
Hai câu thơ trên có từ ngữ nào được lặp lại?
Việc khai thác những bài Tập đọc cho học sinh học hỏi cách miêu tả, học cách sử dụng phép điệp, phép lặp rất quan trọng. Những đoạn văn, đoạn thơ của các tác giả nổi tiếng đem lại nhiều bài học bổ ích về nội dung cũng như kinh nghiệm tả thực. Nó giống như những đoạn văn mẫu, bài văn mẫu để học sinh tìm hiểu học tập. Khi dạy phân môn Tập đọc giáo viên cần chú ý liên hệ các kiểu bài văn miêu tả để học sinh nhận biết (lớp 4,5). Qua phân môn này, giáo viên cần tạo tâm lý yêu thích văn chương, có ham muốn đọc và viết, trên cơ sở đó các em có hứng thú học phân môn Tập làm văn.