Điệp thanh

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu về phép điệp và phép lặp trong các bài thơ thuộc phân môn tập đọc chương trình tiếng việt lớp 4 (Trang 30)

Sự thể hiện của phép điệp và phép lặp trong các bài thơ thuộc phân môn Tập đọc lớp

2.3.1.3 Điệp thanh

Số lần sử dụng phép điệp thanh khá khiêm tốn: 4 lần trên tổng số 16 bài thơ được khảo sát gồm những bài sau: Đoàn thuyền đánh cá, Tre Việt Nam, Không đề, Chuyện cổ nước mình. Tuy nhiên nó cũng tạo ra được

những hiệu quả nghệ thuật nhất định ở mỗi lần sử dụng.

Ví dụ:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, [10, 59])

Bốn câu thơ mở đầu bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận là khung cảnh buổi hoàng hôn trên biển. Qua cách cảm nhận và diễn đạt lại của tác giả, đây là một buổi chiều dữ dội, khi thiên nhiên như một người khổng lồ giận dữ đang bao trùm con người bằng ánh hoàng hôn đỏ rực như hòn lửa rồi đột nhiên hạ tấm màn đêm tối đen như mực, che lấp tất cả. Nhưng, trong khung cảnh ấy, con người hiện lên thật kiên cường, hiên

ngang. Mặc cho đêm tối bao trùm, “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”. Câu

thơ sử dụng phép điệp thanh với toàn thanh bằng, mang lại cảm giác trầm lắng nhưng lại khẳng định sức mạnh của con người không chịu khuất phục trước thiên nhiên.

Hay trong bài thơ “Tre Việt Nam” có đoạn như sau:

Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít, chắt dồn lâu hóa nhiều ...

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành.

(Tre Việt Nam, Nguyễn Duy, [9, 41]) Không biết đây là lời của tác giả hay là lời của tre được tác giả nhân hóa. Nhưng, có thể nói đó là những dòng suy tư của tác giả về sức sống mãnh liệt của tre, cũng có thể nói đó là lời tâm tình của tre.

Phép điệp thanh với toàn thanh bằng cùng việc lặp lại “Có gì đâu”

làm cho nhịp điệu câu thơ trở nên gấp gáp gợi nên trong lòng người đọc những cảm xúc về đức tính khiêm nhường của tre. Rõ ràng, như chúng ta đều biết, với bất cứ ai, muốn thành công chúng ta đêu phải cố gắng rất nhiều. Cây tre cũng vậy, cần cù chắt chiu những mỡ màu. Câu thơ “Tre bao nhiêu

rễ bấy nhiêu cần cù” cho thấy cây tre cần cù lắm, siêng năng lắm.

Hai câu thơ cuối, cũng với phép điệp thanh nhằm khái quát lại phẩm chất của tre cũng là của con người Việt Nam, vượt mọi gian khổ, luôn luôn lạc quan, cố gắng phấn đấu vươn lên. Tre phải chống chọi lại với những cơn gió lớn, thân cây có thể oằn lại, nghiến ken két nhưng tre vẫn sẵn sàng chịu đựng để cho lá cành phấp phới bay trong gió. Nghĩa là trong sự chịu đựng này, tre vẫn ngầm có ý thức giáo dục con cháu của mình.

Trong nền thơ ca Việt Nam, không thể không nhắc tới Hồ Chí Minh. Người chính là một trong những nhà thơ đi đầu trong việc đưa các biện pháp tu từ vào trong thơ một cách sinh động và hiệu quả. Trong phân môn Tập đọc lớp 4 có đưa vào giảng dạy hai bài thơ của người, trong đó, ở bài thơ

“Không đề” Hồ Chí Minh đã sử dụng hết sức tinh tế phép điệp thanh:

Đường non khách tới hoa đầy

Rừng sâu quân đến tung bay chim ngàn Việc quân việc nước đã bàn

Sách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.

Nổi bật nhất trong bài thơ không phải là hình ảnh của vị lãnh tụ oai phong, mà là phong thái của một người chiến sĩ cách mạng nhân dân, nhưng, những hành động của người tưởng chừng như bình dị ấy lại toát lên khí chất đẹp vô cùng.

Bác Hồ là người rất giàu tình yêu thương, tình thương ấy được san sẻ cho tất cả mọi thứ xung quanh người: đất nước, con người, thiên nhiên. Trong bài thơ, hiện lên trước tiên là hình ảnh thiên nhiên vùng cao, đó là con đường với núi và hoa.

Đường non khách tới hoa đầy.

Câu thơ với những thanh bằng mang lại âm hưởng nhẹ nhàng, sâu lắng mở ra một khung cảnh thiên nhiên êm dịu, sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người. Cũng trong cảnh thiên nhiên ấy, toát lên ở con người Bác một tâm hồn thư thái, rộng mở trước thiên nhiên tươi đẹp. Giữa bộn bề việc nước, việc quân, nhưng khi đứng giữa thiên nhiên, Bác vẫn dành một góc thi sĩ trong con người mình để viết lên những áng thơ lưu lại trạng thái cảm xúc vừa chợt đến.

Ngoài tình cảm đối với thiên nhiên, trong bài thơ chúng ta con thấy hình ảnh của một người ông gần gũi đang quây quần bên đàn cháu thân yêu

và cuộc sống thật thanh bình, êm ả, làm những công việc hết sức bình dị đời thường. Tất cả làm nên bức chân dung của một vị lãnh tụ vĩ đại trong lịch sử dân tộc cũng như trên thế giới. Chỉ với bốn câu thơ ngắn ngủi những hết sức cô đọng đã giúp người đọc thấy được thiên nhiên, công việc và con người đáng quý của Bác.

2.3.1.4 Điệp ngữ

Đây là phép điệp được sử dụng nhiều nhất với 43 lần chiếm 39,1% trong tất cả các bài thơ trong chương trình đã liệt kê ở chương một. Sở dĩ được sử dụng nhiều như vậy là vì điệp ngữ có thể dễ nhận biết hơn so với những dạng điệp ngữ còn lại. Đặc điểm này phù hợp với khả năng tư duy của học sinh Tiểu học.

Ví dụ:

Em cu Tai ngủ trên lưngmẹ ơi

Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưngmẹ Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội

Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.

(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Nguyễn Khoa Điềm, [10, 48])

Một loạt những từ ngữ được lặp đi lặp lại tạo cho bài thơ âm hưởng

nhẹ nhàng và rất giàu tính nhạc. Bốn câu thơ như lời thì thầm, nhắc nhở của tác giả với em bé vùng cao lên nương trên lưng mẹ. Nhịp thơ nhẹ nhàng, gần gũi như một bài hát ru. Hình ảnh người mẹ vừa địu con, ru con ngủ, vừa làm nương “nuôi bộ đội” là hình ảnh đẹp để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Người mẹ như hậu phương đảm đang, anh dũng không quản ngại khó khăn, vất vả để chăm sóc gia đình và chi viện cho tiền tuyến. Khổ thơ như đưa ta trở về với cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài của

nhân dân ta. Bài thơ mang lại ẩn chứa một bài học sâu sắc về tình yêu quê hương đất nước và tấm gương hy sinh quên mình của người mẹ trẻ.

Trong bài thơ “Bè xuôi sông La” của nhà thơ Vũ Duy Thông chúng ta cũng bắt gặp phép điệp ngữ:

Sông La ơi sông La

Trong veo như ánh mắt ....

Ta nằm nghe,nằm nghe

Giữa bố bề ngây ngất.

(Bè xuôi sông La, [10, 27])

Khổ thơ miêu tả sự bình yên, êm ả, hiền hòa của dòng sông La, một dòng sông tuyệt đẹp, nước trong xanh quanh năm. Điệp ngữ “sông La” được lặp lại trong tiếng gọi tha thiết của tác giả như một thanh âm trong trẻo vang trong lòng người đọc tạo nên những sắc thái biểu cảm sâu sắc. Dòng sông được ví như người con gái với cặp mắt biếc lôi cuốn. Hai câu thơ tiếp theo, nhà thơ như đang chìm đắm, lặn ngụp trong cảm xúc mát mẻ về dòng sông hiền hòa. Điệp ngữ “nằm nghe” như để diễn tả sự “ngây ngất”, nhấn mạnh

tình cảm ưu ái của tác giả đối với dòng sông huyền thoại này.

Cũng sử dụng phép điệp ngữ để viết về dòng sông nhưng nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã tạo ra cho dòng sông trong thơ mình vẻ đẹp rất riêng:

Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha Trưa về trời rộng bao la

Áo xanh sông mặc như là mới may.

(Dòng sông mặc áo, [10, 118])

Bằng phép nhân hóa kếp hợp với phép điệp “mặc” nhà thơ đã thổi hồn người vào dòng sông vô tri như để nhấn mạnh sự êm đềm, dịu dàng của dòng

sông. Sự liên tưởng độc đáo về màu nước sông đã mang đến những dòng thơ rất riêng.

Hay trong bài thơ “Tuổi Ngựa” -Mẹ ơi, tuổi con tuổi gì -Tuổi con là tuổi ngựa.

( Xuân Quỳnh, [ 1,149])

Xuân Quỳnh là nhà thơ có rất nhiều bài thơ viết cho thiếu nhi. Bài thơ Tuổi Ngựa là lời thắc mắc ngây thơ của cậu bé về tuổi của mình. Chỉ trong hai câu thơ nhưng điệp từ “tuổi” được điệp lại đến ba lần như nhấn mạnh

sự hồn nhiên ngây thơ của cậu bé. Ngay từ khi còn rất bé, cậu bé đã biết thắc mắc về tuổi cầm tinh của mình, điều này cho chúng ta thấy sự tò mò, hiếu động của các em thiếu nhi ham muốn tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh cũng như về chính bản thân mình.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu về phép điệp và phép lặp trong các bài thơ thuộc phân môn tập đọc chương trình tiếng việt lớp 4 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)