Điệp cấu trúc

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu về phép điệp và phép lặp trong các bài thơ thuộc phân môn tập đọc chương trình tiếng việt lớp 4 (Trang 35)

Sự thể hiện của phép điệp và phép lặp trong các bài thơ thuộc phân môn Tập đọc lớp

2.3.1.5. Điệp cấu trúc

Đây còn được gọi là phép trùng điệp cú pháp, được sử dụng khá phổ biến trong thơ dành cho thiếu nhi. Trong phân môn Tập đọc lớp 4, phép điệp cấu trúc được sử dụng 6 lần trong sáu bài sau: Tre Việt Nam, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Trăng ơi từ đâu đến, Nếu chúng mình có phép lạ, Tuổi Ngựa, Chuyện cổ tích về loài người, chiếm 5,4%.

Trong bài thơ “Nếu chúng mình có phép lạ”. Cấu trúc “Nếu chúng mình có phép lạ” được đặt ở đầu mỗi khổ thơ và hai câu thơ cuối bài gồm hai câu:

Nếu chúng mình có phép lạ Nếu chúng mình có phép lạ.

(Định Hải, [9,76])

Phép điệp cấu trúc xuyên suốt bài thơ như nhấn mạnh khao khát, mong muốn của các em thực hiện được những điều ước của mình. Toàn bài

thơ là những ước muốn, mong đợi của các em về những điều thần kì trong cuộc sống. Nhũng ước muốn ấy hết sức chính đáng và cao đẹp. Các em muốn trở thành những con người có ích, làm những công việc có ích cho cuộc đời.

Phép điệp trong bài thơ “Trăng ơi... từ đâu đến?” cũng được sử dụng hết sức độc đáo.

Bắt đầu mỗi khổ thơ là câu thơ:

Trăng ơi... từ đâu đến?

Phép điệp cấu trúc có tác dụng to lớn trong việc khắc sâu chủ đề của bài thơ. Mỗi câu hỏi đặt ra được trả lời bởi giả định xuất phát từ trí tưởng tượng và hình dung ngây thơ của các em thiếu nhi. Những câu trả lời ấy tuy không hoàn toàn chính xác những lại rất có lí và gắn liền với cuộc sống thực của các em.

Ánh trăng vốn là người bạn thân thiết, quen thuộc với các em thiếu nhi. Nó gắn liền với câu chuyện về chị Hằng Nga, về chú Cuội mà các em đã được nghe kể từ thuở ấu thơ.

Bài thơ như một cuộc trò chuyện một mình của em nhỏ với một người bạn vô tri, vô giác. Những khổ thơ cuối bài, vầng trăng gắn với những đối tượng cụ thể, đó là chú bộ đội, là đất nước và cũng qua đó thể hiện tình yêu quê hương đất nước thiết tha của chú bé Trần Đăng Khoa.

Một ví dụ khác về phép điệp cấu trúc là một bài thơ nữa của nhà thơ Xuân Quỳnh:

Muốn cho trẻ hiểu biết Thế là bố sinh ra

Bố bảo cho biết ngoan Bố dạy cho biết nghĩ.

Toàn bài thơ là câu chuyện về con người từ buổi sơ khai. Khi đó, trẻ em chính là trung tâm của vũ trụ. Theo như lời thơ thì bố chính là người mang đến cho trẻ thơ sự ngoan ngoãn và cách suy nghĩ. Tất cả mọi người, mọi thứ sinh ra đều vì trẻ em và mang lại cuộc sống cho trẻ em. Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương, trìu mến của tác giả đối với các em thiếu nhi.

2.3.2 Phép lặp

Phép lặp, như đã trình bày ở trên, bao gồm ba loại song khi khảo sát, chúng tôi nhận thấy các bài Tập đọc trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 chỉ đề cập và sử dụng phép lặp đầu trong một số bài thơ sau: Bè xuôi sông La, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Chuyện cổ tích về loài người, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Trăng ơi từ đâu đến, Tuổi Ngựa.

Ví dụ:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.

(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Nguyễn Khoa Điềm,

[10, 48])

Phép lặp đầu “Mặt trời” vừa làm cho câu văn cân đối nhịp nhàng, giàu tính nhạc, vừa làm cho hình ảnh thơ như thêm tươi sáng. Mặt trời chính là biểu tượng của sức sống, của tương lai. Đối với người mẹ cách mạng, đứa con không chỉ là kết quả của tình yêu thương, sự nâng niu chăm chút mà con là hy vọng, là tương lai của quê hương, đất nước giống như mặt trời trên cao đang mang lại sức sống cho cây bắp ra hoa kết trái.

Cũng thể hiện tình yêu thương, niềm hy vọng đối với quê hương, đất nước, nhà thơ Vũ Duy Thông từng viết:

Ta nằm nghe, nằm nghe Giữa bốn bề ngây ngất

Mùi lán cưa ngọt mát Trong đạn bom đổ nát Bừng tươi nụ ngói hồng.

(Bè xuôi sông La, [10, 26])

Khổ thơ mở ra một tương lai đất nước đang được xây dựng khắp nơi nơi, từ thành thị đến nông thôn, từ ruộng đồng đến nhà máy. Bài thơ này ra đời vào những năm đầu của cuộc chiến tranh chống Mĩ. Đạn bom của kẻ thù đã dội xuống nhiều vùng, song nhân dân ta vẫn hăng hái sản xuất, xây dựng. Phép lặp đầu từ “mùi” ở đầu hai câu thơ như thể hiện sự đối lập của bom đạn với đất nước đang cố gắng vươn lên. Bằng cách cảm nhận từ khướu giác, thị giác tác giả đã vẽ lên một bức tranh tươi đẹp, sinh động.

Cái cảm giác “mùi vôi rất say, mùi nán cưa ngọt mát” là cái cảm giác rất đúng, rất tinh tế mà tác giả đã truyền cho người đọc. Phải có một tình yêu, một niềm tin sâu sắc ở cuộc sống mới có thể tả được chuyến đi bè gỗ xuôi sông La đẹp, tươi, nên thơ, mạnh mẽ như thế.

Với một số ví dụ nêu nêu trên, chúng ta đã phần nào thấy được những giá trị thẩm mĩ cũng như thấy được giá trị nghệ thuật mà phép điệp và phép lặp có thể mang lại cho các bài thơ.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, chúng tôi đã trình bày tiêu chí để thống kê phân loại phép điệp và phép lặp trong khóa luận của mình, miêu tả kết quả thống kê đồng thời phân tích giá trị nghệ thuật thẩm mĩ của phép điệp và phép lặp trong một số ví dụ cụ thể.

Chúng ta có thể nhận thấy phép điệp và phép lặp mang lại những hiệu quả nghệ thuật nhất định như nhấn mạnh sắc thái ý nghĩa, sắc thái biểu cảm, có thể gợi ra trong lòng người đọc những cảm xúc và sự tập trung, thu hút. Và hơn hết, đối với học sinh Tiểu học, những bài thơ có sử dụng phép điệp

và phép lặp giúp các em dễ thuộc, dễ đi vào tâm hồn trẻ thơ với nhịp điệu và tiết tấu nhịp nhàng và rất giàu tính nhạc.

Chương 3

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu về phép điệp và phép lặp trong các bài thơ thuộc phân môn tập đọc chương trình tiếng việt lớp 4 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)