Hướng dẫn học sinh học và vận dụng phép điệp và phép lặp trong chương trình Tiếng Việt lớp
3.1. Một vài lư uý chung
Mức độ dạy học trong chương trình phổ thông chủ yếu giới thiệu sơ bộ về phép điệp và phép lặp. Theo yêu cầu này, Sách giáo khoa hình thành hiểu biết và những kĩ năng ban đầu về phép điệp và phép lặp cho học sinh thông qua các bài thực hành chứ không dạy lí thuyết. Những hiểu biết và kĩ năng này sẽ giúp học sinh bước đầu học hỏi được cái hay, cái đẹp của một số câu văn, câu thơ và vận dụng chúng để quan sát, liên tưởng, đối chiếu và thể hiện vào bài làm văn của mình.
Khi phân tích giá trị thẩm mỹ, chúng tôi nhận thấy việc dạy phép điệp và phép lặp cho học sinh góp phần bước đầu giúp các em có khả năng lĩnh hội văn bản, đặc biệt là có kĩ năng tìm hiểu cái hay, cái đẹp của nghệ thuật ngôn từ qua các bài Tập đọc, đồng thời củng cố, hoàn thiện cho học sinh cách dùng từ, đặt câu, cách viết cũng như cấu tạo một số đoạn văn.
Giáo viên phải là người nắm vững những kiến thức nền tảng ở phạm vi rộng mà các cuốn giáo trình Phong cách học đã cung cấp để có khả năng phân tích sâu sắc giá trị tu từ của phép điệp và phép lặp. Tuy nhiên khi giảng bài cho học sinh, giáo viên phải dùng từ ngữ giản dị, dễ hiểu để rèn cho học sinh khả năng cảm thụ. Những kiến thức về phép điệp và phép lặp trong chương trình Tiểu học là những kiến thức nền tảng, chuẩn mực mà học sinh cần nắm vững.
Khi hướng dẫn học sinh sử dụng phép điệp và phép lặp trong tạo lập văn bản, giáo viên không nên đưa ra những kiến thức lí thuyết về hai biện
pháp này trong các giáo trình đại học mà cần bám sát vào kiến thức về phép điệp và phép lặp được dạy ở Tiểu học để giúp học sinh ứng dụng.
Có thể nói, các tác phẩm văn chương dễ thu hút và chinh phục độc giả nhỏ tuổi. Qua các tác phẩm đó, các em cảm nhận được cuộc sống xung quanh bằng tình cảm, bằng trí tuệ, bằng tâm hồn ngây thơ trong sáng. Thông qua phép điệp và phép lặp, các em được hòa mình vào thế giới đầy màu sắc, đầy tình cảm với những buồn, vui, yêu, ghét, đồng thời, các em cũng cảm nhận được tình cảm tác giả gửi gắm vào tác phẩm.
Chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học có các chủ đề như:
Quê hương đất nước, nhà trường, tình cảm gia đình, thiên nhiên, ca ngợi con người... Việc sử dụng phép điệp và phép lặp trong các chủ đề này cũng
giúp tư duy của các em phát triển, quá trình nhận thức, khám phá của trẻ về tự nhiên xã hội được định hướng đúng đắn, tích cực. Thế giới nhân sinh quan của các em được nâng dần lên ở mức cao hơn. Đó cũng là điều mà các nhà văn, nhà thơ hướng tới. Để có thể tìm ra các giải pháp hướng dẫn học sinh nhận biết và sử dụng hiệu quả phép điệp và phép lặp, trong chương này, chúng tôi lần lượt đề cập tới các nội dung sau: