1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi HSG Môn ngữ văn

4 483 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 70,5 KB
File đính kèm Môn Ngữ văn.rar (13 KB)

Nội dung

Câu 2 12,0 điểm Nhà văn Nga Lê-ô-nit Lê-ô-nốp cho rằng: Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung... Tác giả cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “c

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HUYỆN THANH BA

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9

NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 135 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (8,0 đ)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

"… Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa” Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti

vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ rượu các loại Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại…

Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay ”

(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại)

1 Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích.

2 Vì sao tác giả lại cho rằng: cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách

cũng dần phôi pha ?

3 Hãy viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 câu) nêu rõ tác dụng của việc đọc sách

Câu 2 (12,0 điểm)

Nhà văn Nga Lê-ô-nit Lê-ô-nốp cho rằng:

Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung.

Qua bài thơ “Đồng chí” (Chính Hữu – SGK Ngữ văn 9, tập 1), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

Hết

Họ tên thí sinh: ……… Số báo danh: ………

Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.

Trang 2

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN

Năm học: 2018 -2019 Môn: Ngữ văn

1

1 Nội dung của đoạn trích:

Thực trạng trong xã hội hiện nay, mọi người thờ ơ, không quan tâm

đến sách và không hứng thú đọc sách Song, sách vẫn vô cùng cần

thiết, không thể thiếu trong cuộc sống

1,0 đ

2 Tác giả cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo”

đọc sách cũng dần phôi pha, vì:

- Mọi người thường bị cuốn hút bởi những nội dung giải trí khác qua

các phương tiện nghe nhìn hiện đại như ti vi, Ipad, điện thoại Smart,

sách báo điện tử trên Internet…

- Ở thời đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính

hoặc mở điện thoại di động đã có thể tiếp cận rất nhiều thông tin, tại

bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào

2,0 đ

3 HS viết đoạn văn (khoảng 6 - 8 câu), nêu tác dụng của việc đọc

sách (có thể hướng tới những ý cơ bản sau):

+ Giúp mở mang tầm hiểu biết, cung cấp những tri thức về mọi lĩnh

vực đời sống, xã hội

+ Bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm; làm cho đời sống tinh thần mỗi

người thêm phong phú

+ Hướng con người đến với những giá trị chân - thiện - mỹ; biết yêu

cái tốt, ghét cái xáu…

+ Giúp xua tan căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống…

(HS cần lấy những ví dụ cụ thể)

5,0 đ

2

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Có kĩ năng nghị luận về một vấn đề lí luận văn học; biết phân tích,

tổng hợp, cảm thụ tác phẩm gắn với vấn đề lí luận văn học…

- Bố cục hợp lí, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả,

dùng từ, ngữ pháp

- Văn viết trong sáng, có cảm xúc

* Yêu cầu về kiến thức:

A Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề, nêu ý kiến của nhà văn Nga Lê-ô-nit Lê-ô-nốp

- Nêu phạm vi nghị luận (bài thơ Đồng chí của Chính Hữu)

1,0 đ

Trang 3

B Thân bài

I Khái quát

1 Giải thích:

- Nội dung của tác phẩm là đề tài được phản ánh, là những vấn đề về

cuộc sống, con người, xã hội … được đề cập trong tác phẩm

- Hình thức của tác phẩm thể hiện qua cách thức mà nhà văn sử dụng

để truyền tải nội dung đến người đọc Đó là hệ thống các yếu tố, bao

gồm: thể loại, kết cấu, bố cục, hình ảnh, từ ngữ, các thủ pháp nghệ

thuật…

- Phát minh, khám phá: là sự tìm tòi, phát hiện những cái mới lạ Thể

hiện ở việc tìm ra vấn đề nổi bật trong đời sống; chọn lựa cách thức

thể hiện nội dung, đề tài đã khám phá một cách mới mẻ, độc đáo…

+ Vì sao mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một

khám phá về nội dung? Bởi có như vậy mới thể hiện được sự sáng

tạo của mỗi nhà văn; là thước đo để đánh giá giá trị, sức sông của tác

phẩm và tài năng của tác giả Văn chương nói riêng và nghệ thuật

nói chung không chấp nhận sự sao chép, dập khuôn máy móc Nhà

văn phải là người biết “khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo

những gì chưa có” (Nam cao)

Chính sự sáng tạo nghệ thuật của mỗi nhà văn sẽ làm cho cuộc sống

được soi chiếu ở nhiều chiều, hiện lên một cách sinh động, chân

thực

=> Nhận định khẳng định sự sáng tạo là yêu cầu quan trọng đối với

người cầm bút Trước cuộc sống, nhà văn phải luôn trăn trở tìm tòi,

khám phá, đổi mới …để có những tác phẩm có giá trị đặc sắc

2 Vài nét về tác giả và bài thơ Đồng chí

- Tác giả: Chính Hữu, nhà thơ trưởng thành từ kháng chiến chống

Pháp, thường viết về người lính; ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc;

hình ảnh thơ chân thực, giản dị…

- Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác năm 1948- giai đoạn đầu cuộc kháng

chiến chống Pháp

- Phát minh về hình thức và khám phá về nội dung qua bài thơ: Là

những phát hiện, khám phá về tình đồng chí và vẻ đẹp người lính

trong kháng chiến chống Pháp; được thể hiện qua sự sáng tạo độc

đáo, đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ

II Chứng minh

1 Bài thơ thể hiện sự khám phá về nội dung

a Bài thơ là định nghĩa cảm động về tình đồng chí, đồng đội

thắm thiết sâu nặng của những người lính cách mạng.

(HS lấy dẫn chứng, phân tích)

- Cội nguồn của tình đồng chí:

+ Bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân: Họ đều là

những người nông dân mặc áo lính, ra đi từ những miền quê nghèo

+ Cùng chung nhiệm vụ, lí tưởng

3,0

6,0 đ

Trang 4

C Kết bài

- Khẳng định lại nhận định;

- Cảm nghĩ về sức sống của bài thơ, tài năng của tác giả…

1,0 đ

Ngày đăng: 17/03/2019, 11:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w