10,0 điểm Các bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam có nội dung rất phong phú nhưng vẫn tập trung vào hai chủ đề lớn là tinh thần yêu nước và tình cảm nhân đạo.. Qua các bài thơ Sông núi
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆT YÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 01 trang)
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2014 2015
-MÔN THI: NGỮ VĂN 7 Ngày thi: 3/4/2015
Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1 (2,0 điểm)
Trong bài thơ Tiếng hát mùa gặt, khi tả cảnh bà con nông dân tuốt lúa trong
đêm trăng sáng, nhà thơ Nguyễn Duy có viết:
Mảnh sân trăng lúa chất đầy Vàng tuôn trong máy tiếng quay xập xình
Theo em, ở dòng thơ thứ nhất, trong hai cách ngắt nhịp dưới đây, em chọn cách ngắt nhịp nào? Vì sao?
- Mảnh sân/ trăng lúa chất đầy.
- Mảnh sân trăng/ lúa chất đầy.
Câu 2 (4,0 điểm)
Cho hai câu thơ sau:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
(Hồ Xuân Hương, Bánh trôi nước)
Hãy chỉ ra và phân tích ý nghĩa của quan hệ từ trong hai câu thơ trên.
Câu 3 (4,0 điểm)
Trong văn bản Cổng trường mở ra của Lý Lan, người mẹ nói: “Đi đi con, hãy
can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” Theo em, “thế giới kì diệu” đó sẽ là những gì? Hãy viết một đoạn văn nói lên suy nghĩ của mình về “thế giới kì diệu” đó
Câu 4 (10,0 điểm)
Các bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam có nội dung rất phong phú nhưng vẫn tập trung vào hai chủ đề lớn là tinh thần yêu nước và tình cảm nhân đạo.
Qua các bài thơ Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh (SGK Ngữ văn 7, tập
một, NXB giáo dục), em hãy làm sáng tỏ nội dung tinh thần yêu nước của thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
HẾT
-Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: Số báo
danh:
Giám thị 1 (Họ tên và ký) Giám thị 2 (Họ tên và ký)
Trang 2PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆT YÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2014-2015 MÔN THI: NGỮ VĂN 7 Ngày thi: 3/4/2015
(Hướng dẫn chấm gồm trang)
1
(2.0
điể
m)
Học sinh có thể khẳng định lựa chọn cách ngắt nhịp sau đó giải thích lý do lựa chọn
hoặc có thể giải thích lý do sau đó khẳng định lựa chọn cách ngắt nhịp:
- Nêu khái quát về cách ngắt nhịp: Mỗi cách ngắt nhịp có sức gợi tả, gợi cảm riêng
- Giải thích lý do và khẳng định lựa chọn cách ngắt nhịp:
+ Theo cách ngắt nhịp thứ nhất (Mảnh sân/ trăng lúa chất đầy), câu thơ được hiểu:
Trên sân, cả lúa, cả trăng đều chất đầy, đều tràn ngập Cảnh tượng này vừa gợi sự no
đủ, vừa gợi cảm giác thơ mộng
+ Cách ngắt nhịp thứ hai (Mảnh sân trăng/ lúa chất đầy) thì gợi được ở người đọc
về một mảnh sân tràn ngập ánh trăng, lung linh huyền ảo, trên đó chất đầy lúa
+ Tuy nhiên cách ngắt nhịp thứ hai có phần khiên cưỡng, thiếu tự nhiên Do đó,
cách ngắt nhịp thứ nhất được coi là hợp lý hơn
(Nếu học sinh lựa chọn cách ngắt nhịp thứ hai mà lý giải hợp lý cũng vẫn được chấp
nhận)
0.5 1.5
2
(4.0
điể
m)
* Quan hệ từ có trong hai câu thơ: Mặc dầu, mà.
* Phân tích được ý nghĩa của việc sử dụng quan hệ từ:
- Việc sử dụng các quan hệ từ mặc dầu, mà chỉ sự đối lập giữa bề ngoài của chiếc
bánh trôi nước với cái nhân của nó Chiếc bánh trôi nước có thể rắn hay nát, khô hay
nhão là do tay người nặn nhưng dù thể rắn hay nát, khô hay nhão thì bên trong cũng có
nhân màu hồng son, ngọt lịm
- Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son sắt của
người phụ nữ
- Việc sử dụng cặp quan hệ từ trên tạo nên cách nói dõng dạc và dứt khoát thể hiện
rõ thái độ quyết tâm bảo vệ giữ gìn nhân phẩm của người phụ nữ trong bất cứ hoàn
cảnh nào
- Việc dùng cặp quan hệ từ trên cũng đã thể hiện thái độ đề cao, bênh vực người
phụ nữ của Hồ Xuân Hương
1.0 3.0
1.0
0.5 0.5
1.0
3
(4.0
điể
Trang 3* Về hình thức: Học sinh diễn đạt một đoạn văn
* Về nội dung: Học sinh viết đoạn văn đảm bảo các ý sau:
- Thế giới sau cánh cổng trường là cả một khung trời mơ ước của tuổi trẻ
- Ngày mai, con sẽ bước qua cánh cổng trường, bước vào một thế giới khác, thế giới
mà ở đó có biết bao điều mới mẻ đang chờ đợi con khám phá và chinh phục:
+ Thế giới của tri thức, của vốn sống, của môi trường nhân cách,…
+ Thế giới của những buồn vui, ngây thơ và những kỉ niệm tinh nghịch tuổi học
trò, có những cảm xúc xao xuyến tuổi mới lớn, có niềm vui khi được điểm cao, và cả
những giọt nước mắt khi không thuộc bài, bị phạt đứng xó lớp,…
+ Có tình cảm gắn bó với thầy cô, bạn bè,…
- Bước qua cánh cổng trường là con sẽ bước vào và đi trên một hành trình khác, nhiều
điều thú vị và bí ẩn đang đón chờ Điều đó có nghĩa là con đang đi đến con đường của
những khát khao và ước mơ Bước qua cánh cổng trường là con đang bước đến một
tương lai tươi sáng Đó là một thế giới kì diệu mở ra trước mắt con
0.5
0.5 2.0
1.0
4
(10.
0
điể
m)
1 Yêu cầu chung:
Học sinh thực hiện các yêu cầu sau:
- Đúng kiểu văn nghị luận chứng minh (làm sáng tỏ một nhận định qua bài văn nghị
luận văn học)
- Biết vận dụng kiến thức đã học về tập làm văn và văn học để làm bài, trong đó kết
hợp giải thích, phát biểu cảm nghĩ, suy nghĩ mở rộng bằng một số bài thơ trữ tình trung
đại Việt Nam khác
- Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có cảm xúc, giàu chất văn
2 Yêu cầu cụ thể:
a Mở bài:
- Giới thiệu khái quát thơ trữ tình trung đại Việt Nam rất phong phú nhưng tập trung
vào hai chủ đề lớn là tinh thần yêu nước và tình cảm nhân đạo
- Giới thiệu khái quát các bài thơ Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh đã thể hiện rõ
tinh thần yêu nước của dân tộc
b Thân bài:
Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được các ý cơ bản
sau:
- Giải thích nội dung yêu nước được thể hiện qua thơ trữ tình trung đại Việt Nam:
+ Là nội dung lớn của văn học nói chung, của thơ trữ tình trung đại Việt Nam nói
riêng Nội dung yêu nước được thể hiện qua thơ trung đại rất phong phú
+ Nội dung yêu nước thể hiện ở sự khẳng định chủ quyền về lãnh thổ, nêu cao ý
chí quyết tâm bảo vệ đất nước; thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình
thịnh trị của dân tộc; đồng thời cũng thể hiện sự hòa hợp với cảnh sắc thiên nhiên nên
thơ, bình dị, sự gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã
- Bài thơ Sông núi nước Nam:
+ Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta, khẳng định nước Nam là của
người Nam, đó là điều đã được “sách trời” định sẵn:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
+ Bài thơ nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước, kẻ thù không
1.0
8.0
2.0
3.0
Trang 4được xâm phạm, nếu xâm phạm thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại:
Giặc giữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
=> Liên hệ: Qua bài thơ HS liên hệ đến ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền về lãnh thổ,
lòng tự hào và tự tôn dân tộc
- Bài thơ Phò giá về kinh:
+ Thể hiện hào khí chiến thắng của dân tộc ta trong cuộc chống quân
Mông-Nguyên xâm lược:
Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
+ Thể hiện khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời đại nhà Trần và niềm tin
sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước:
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu.
=> Liên hệ: Qua bài thơ HS liên hệ đến niềm tin vào chiến thắng, ý thức xây dựng, bảo
vệ và lòng yêu quê hương đất nước
c Kết bài:
Khẳng định lại nội dung tinh thần yêu nước của thơ trữ tình trung đại Việt Nam
nói chung và hai bài thơ nói riêng
3.0
1.0