Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ở Công ty CP May 19 - Nghiệp vụ
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2006 Việt Nam gia nhập WTO- tổ chức thương mại quốc tế, đánh dấu một sự kiện quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế của nước ta Và cũng là thách thức cho chúng ta phải làm sao để có thể hoà nhập được với nhũng sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt trên thị trường quốc tế.
Mỗi một thành phần trong nền kinh tế là một nhân tố để đưa đất nước hội nhập với nền kinh tế thế giới Cho nên mỗi một tổ chức, doanh nghiệp đều phải cố gắng tìm ra được chiến lược kinh doanh phù hợp với mình để có tạo cho công ty có chỗ đứng trên thị trường, ngày càng phát triển và vượt qua lãnh thổ quốc gia, mở rộng ra thị trường quốc tế
Trong doanh nghiệp sản xuất, kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh là thước đo chủ yếu để đo lường sự lớn mạnh, phát triển của doanh nghiệp và khâu tiêu thụ thành phẩm chính là sự sống còn của doanh nghiệp Vì có doanh thu thì doanh nghiệp mới có thể tái sản xuất, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh Cho nên để thành phẩm được tiêu thụ nhanh thì doanh doanh nghiệp cần có một chiến lược kinh doanh, tiếp thị thật tốt.
Để giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh trôi chảy và thuận lợi thì kế toán đóng vai trò là một công cụ quản lý sắc bén và đắc lực ở các doanh nghiệp Công tác kế toán gồm có nhiều khâu, nhiều bộ phận khác nhau nhưng giũa chúng có mối quan hệ biện chứng và mật thiết với nhau Trong đó kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm là một mắt xích quan trọng không thể thiếu được Bởi nó phản ánh, giám đốc tình hình biến động của thành phẩm, quá trình tiêu thụ và xác định kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, thông qua sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Quang Bính và tập thể các cán bộ, nhân viên trong phòng tài chính- kế toán của công ty cổ phần May 19, em xin được đi sâu, tìm hiểu,
nghiên cứu về việc hạch toán “Thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và
Trang 2Phạm vi thời gian: từ 19/3 đến ngày 8/5.
Phạm vi không gian: công ty cổ phần May 19- bộ Quốc phòng.
Nội dung chuyên đề gồm 3 phần:
Phần I: Tìm hiểu chung về tổ chức kế toán doanh nghiệp
Phần II: Thực tế nghiệp vụ kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm
và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm.
Phần III: Đánh giá thực trạng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công
tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ở công ty CP May 19.
Trang 3Phần I:
Tìm hiểu chung về tổ chức kế toán tại công ty cổ phần May 19 - bộ Quốc phòng
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty CP May 19
Tên doanh nghiệp: Công ty CP May 19
Tài khoản số 05122.630.0 Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội Mã số thuế: 0100385836
Mã đăng ký kinh doanh: 0103009102
Trụ sở chính: 311 đương Trường Chinh – Thanh Xuân – Hà NộiĐiện thoại: 8531153 – 8537502 – 851908
Fax: 8530154
Ngày 01/04/1983 theo quyết định của quân chủng phòng không thành lập trạm may đo phòng không phục vụ nội bộ quân chủng phòng không, tiền thân của công ty cổ phần May 19 ngày nay.Thành lập và hoạt động trong cơ chế quan liêu bao cấp nên trạm gặp rất nhiều khó khăn.
Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, ngày 20/5/1991 Bộ quốc phòng quyết định nâng cấp trạm may và thành lập xí nghiệp May 19 nhằm phục vụ may đo phục vụ may đo quân phục cho các bộ trong quân chủng phòng không và một phần các đơn vị thuộc khu vực phía Bắc Ngoài ra, xí nghiệp còn được phép kinh doanh tất cả các mặt hàng thuộc các lĩnh vực may đo nhằm tăng doanh thu cho xí nghiệp cũng như tăng các khoản phải thu của nhà nước mà xí nghiệp phải nộp.
Thực hiện Nghị định 338 của Chính phủ, từ ngày 22/7/1993 xí nghiệp chính thức là doanh nghiệp của nhà nước, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập Đến tháng 10/1996, theo Quyết định 1619/QĐQP của Bộ quốc phòng, xí nghiệp May 19 được sát nhập với 3 dơn vị khác của quân
Trang 4Công ty CP May 19 được thành lập theo QĐ số 1917/QĐ – BQP ngày 9/9/2003 của bộ trưởng Bộ quốc phòng và phê duyệt phương án chuyển công ty 247 thành công ty CP May 19 Giấy phép kinh doanh công ty CP số 0103009102 do cơ sở kế hoạch và đầu tư thành phố thành phố Hà Nội cấp ngày 5/9/2005.
- Công ty có sự trưởng thành về mọi mặt có cơ cấu bộ máy quản lý phù hợp với mô hình tổ chức công ty cổ phần và đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực kinh nghiệm, công nhân lành nghề.
* Thị trường và khách hàng
Với quy mô và nguồn lực như hiện nay, công ty tiếp tục theo đuổi chiến lược tăng tốc phát triển bằng các biện pháp đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, duy trì nguông khách hàng truyền thống, tăng cường tìm kiếm mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước.
Nguồn khách hàng chính hiện nay cảu công ty bao gồm:
Trong nước: Thị trường đồng phục các ngành như kiểm lâm, quản lý thị trường, viện kiểm soát, tòa án, điện lực…
Ngoài nước: Công ty ký hợp đồng với hãng S4 Fashion Partner (Đức)
Trang 51.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh ở công ty May 19
Công ty CP May 19 tổ chức sản xuất theo quy trình sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục Sản phẩm sản xuất ra trải qua 2 giai đoạn liên tiếp nhau theo dây truyền công nghệ khép kín cắt – may Trong giai đoạn may, các bộ phận, chi tiết sản phẩm lại được sản xuất độc lập song song và cuối cùng được lắp ráp, ghép nối thành phẩm là sản phẩm hoàn thiện.
Công ty có 4 phân xưởng, mỗi phân xưởng có chức năng nhiệm vụ khác nhau Bao gồm: Phân xưởng cắt, phân xưởng may 3, phân xưởng may 5, phân xưởng may cao cấp.
1.3 Tìm hiểu chung về công tác kế toán tại đơn vị
1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Với quy mô và đặc điểm kinh doanh của Công ty, Công ty cổ phần May 19 áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung Mọi công tác kế toán đều được tập trung ở phòng kế toán tài chính của Công ty, phòng kế toán chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính toàn Công ty Bố trí các nhân viên thống kê tại các kho và phân xưởng để làm hạch toán ban đầu, chịu trách nhiệm theo dõi từ khâu nhập nguyên vật liệu, xuất hàng trả khách, theo dõi năng suất lao động của từng công nhân làm căn cứ để kế toán tiền lương trả lương cho công nhân viên.
Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty bao gồm: - Kế toán tổng hợp, kế toán TSCĐ
- Kế toán NVL – CCDC, kế toán chi phí giá thành, kế toán thanh toán, kế toán tiền lương
- Kế toán công nợ, kế toán thanh toán- Kế toán tiền lương, thủ quỹ
- Nhân viên thống kê tại các phân xưởng và bộ phận khác
Trang 61.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Kế toán viên gồm có 4 người, trong đó mỗi người chịu trách nhiệm phần hành kế toán riêng.
- Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác kế toán tài chính của công ty, điều hành công việc chung của phòng.
- Bộ phận kế toán tổng hợp: kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của các kế toán viên.
- Kế toán TSCĐ: theo dõi tình hình biến động của TSCĐ, tính khấu hao TSCĐ.
- Kế toán NVL: theo dõi tình hình nhập, xuất, giá trị hiện tại của NVL; tính giá vốn vật liệu xuất kho.
- Kế toán chi phí giá thành: kế toán chi phí sản xuất trực tiếp phát sinh trong kỳ và tính giá thành sản xuất của sản phẩm, đánh giá sản phẩm dở dang.
- Kế toán công nợ, kế toán thanh toán: theo dõi tình hình biến động của Kế toán trưởng
Kế toán NVL-CCDC, KT CPGT, KT tiêu thụKế toán tổng
hợp, kế toán TSCĐ
Nhân viên thống kê các phân xưởng và bộ phận kho Kế toán công
nợ, kế toán thanh toán
Kế toán tiền lương
thủ quỹ
SƠ ĐỒ CƠ CẤU BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC BỘ
Trang 7- Kế toán tiền lương: tính lương cho cán bộ, công nhân viên và các khoản trích theo lương
1.3.3 Tổ chức bộ máy kế toán
Với đặc thù kinh doanh của công ty là hàng may mặc, địa bàn hoạt động rộng khắp, căn cứ vào trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán, điều kiện trang thiết bị máy văn phòng công ty Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung theo quy định chế độ kế toán do Bộ trưởng Tài chính theo quyết định số 15/2006/QĐ ngày 20/3/2006 Hình thức kế toán Nhật ký chung phù hợp với đặc điểm của công ty là quy mô vừa và ghi chép với số lượng nhiều.
Các sổ kế toán bao gồm:
Sổ nhật ký: 01 sổ nhật ký chung (mấu số S03a –DN) và một số sổ Nhật ký chuyên dùng như: Nhật ký thu tiền; Nhật ký chi tiền; Nhật ký bán hàng; Nhật ký mua hàng (mẫu số S03a1,2,3,4 –DN).
Sổ cái: sổ cái các tài khoản 155, 156, 131, 632, 511, 512, 532, 531, 641, 642, 911 (mẫu sổ S03b -DN)
Các Sổ chi tiết, các bảng phân bổ và các thẻ chi tiết khác.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên.
- Hàng tồn kho Công ty đánh giá theo trị giá vốn thực tế.
- Giá thành thực tế thành phẩm xuất kho: theo phương pháp bình quân gia quyền (cả kỳ).
- Phương pháp tính thuế GTGT là theo phương pháp khấu trừ (tuỳ từng mặt hàng mà thuế có thể là 5% hay 10%)
- Kết quả bán hàng của Công ty được xác định hàng tháng.- Trình tự ghi sổ kế toán theo mô hình sau:
Trang 8Ghi chú:
Chứng từ gốc; bảng tổng hợp chứng từ gốc
Nhật ký chuyên dùng
Sổ kế toán chi tiếtNhật ký chung
Sổ cái
Bảng đối chiếu số phát sinh
Báo cáo kế toán
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi hàng ngày
Ghi cuối ngày
Kiểm tra, đối chiếu số liệu
Trang 9Trình tự ghi sổ kế toán phù hợp với chế độ quy định: hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hợp lý, hợp lệ, kế toán lập định khoản và ghi sổ nhật ký chung theo thời gian phát sinh và theo định khoản Sau đó, căn cứ vào số liệu trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ các tài khoản và cá sổ chi tiết có liên quan.
Các nghiệp vụ thu –chi, thanh toán với khách hàng, thanh toán với người bán do phát sinh nhiều nên kế toán của xí nghiệp có mở các sổ nhật ký chung dùng để ghi chép các nghiệp vụ trên.
Cuối tháng, kế tiến hành lập các bảng cân dối số phát sinh Sau khi đối chiếu chính xác số liệu ghi trên sổ cái tài khoản và bảng tổng hợp chi tiết thì số liệu này được dùng để lập báo cáo tài chính.
Trang 10Phần II:
Thực trạng kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ở công ty CP
Hiện nay ở công ty các sản phẩm sản xuất rất đa dạng và phong phú về mẫu mã, chủng loại, kích cỡ Các sản phẩm chính như áo hè các loại: áo chiết gấu, áo hè an ninh, áo blu, áo sơ mi học sinh; áo đông các loại: áo len, áo bông, áo comple, áo ký giả, áo Zackét, quần đi mưa… Các sản phẩm này được chia thành nhiều loại tuỳ theo đơn đặt hàng.
Sản phẩm của công ty chỉ được giao chho khách hàng sau khi hoàn thành bước công nghệ cuối cùng và được kiểm tra chất lượng một cách kỹ lưỡng.
Sản phẩm của công ty là sản phẩm đơn chiếc vì được đo, cắt, may cho từng người theo từng số đo nhưng việc tiêu thụ lại theo từng lô hàng, trong một số ít trường hợp là tiêu thụ đơn chiếc do khách hàng đặt may lẻ.
Thành phẩm của công ty sản xuất xong thì xuất bán ngay cho khách hàng hoặc chỉ tạm thời đưa vào kho để quản lý trong thời gian chờ khách
Trang 11Thành phẩm là sản phẩm đã kết thúc quy trình công nghệ sản xuất do doanh nghiệp thực hiện hay thuê ngoài gia công chế biến, đã được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn.
- Thành phẩm của công ty là tự sản xuất và cả thuê ngoài gia công Đối với thành phẩm do tự sản xuất là gồm đồng phục của các ngành, các đơn vị, đó là quần áo và các phụ trang khác Tuy nhiên công ty chỉ đảm nhiệm may đo quần áo, đẻ tạo điệu kiện thuận lợi cho khách hàng công ty vẫn ký hợp đồng và thuê ngoài gia công các phụ trang như: giày, dép, mũ, áo mưa, túi, ba lô,… và tiến hành mua lại một số loại hàng hoá mà khách hàng có nhu cầu rồi bán lại cho khách.
2.1.2 Tính giá thành phẩm
* Tính giá thành phẩm nhập kho:
- Giá thành thành phẩm nhập kho được đánh giá theo giá thành sản xuất thực tế, bao gồm: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
- Thành phẩm do thuê ngoài gia công nhập kho được đánh giá theo giá thành sản xuất thực tế gia công, bao gồm: chi phí NVL trực tiếp, chi phí thuê ngoài gia công và các chi phí khác liên quan đến thành phẩm thuê thuê gia công (chi phí vận chuyển, bốc dỡ…).
* Tính giá thành phẩm xuất kho:
Đối với thành phẩm xuất kho thì công ty tính theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ.
Theo phương pháp này thì giá thành phẩm xuất kho được tính trên cơ sở số lượng thành phẩm trong kỳ và đơn giá bình quân thành phẩm tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ.
Trang 12Ví dụ: Ngày 17/12/07xuất bán cho Cục QTLĐ Bắc Giang áo Jacket loại 1
với số lượng là 450 cái, tồn đầu tháng là 162 cái, đơn giá 93.600đ Ngày 7/12/2007 nhập kho 173 cái, đơn giá 87.52đ, ngày 15/12 nhập kho 300 cái, đơn giá 88.26đ.
Công ty tính theo giá bình quân gia quyền Vậy đơn gia bình quân là:
Vậy giá trị thực tế xuất cho QLLĐ Bắc Giang là:89.424 x 450 = 40.240.800đ
2.1.3 Kế toán chi tiết thành phẩm* Chứng từ sử dụng:
- Nhập kho thành phẩm:
Đối với sản phẩm do công ty sản xuất thì khi hoàn thiện thì được chuyển cho bộ phận kiểm tra chất lượng, nếu đủ tiêu chuẩn thì được nhân viên thông kê phân xưởng đưa lên nhập kho, tại kho thủ kho xác nhận số lượng sản phẩm nhập kho và ghi vào bảng kê sản phẩm hoàn thành.
Còn nếu nhập kho do thuê ngoài gia công chế biến thì sau khi gia công xong thì sẽ bàn giao cho công ty theo đúng những điều kiện ghi trong
Trị giá thành phẩm xuất kho trong kỳ
Số lượng thành phẩm xuất trong kỳ
Đơn giá bình quân
Đơn giá bình quân
Giá trị tt TP tồn đầu kỳ + Giá trị tt TP nhập trong kỳ.Số lượng TP tồn đầu kỳ + Số lượng TP nhập trong kỳ
162 x 93.600 + 173 x 87.523 + 300 x 88.265162 + 173 + 300
= 89.424 đ
Trang 13Phiếu nhập kho của hàng thuê ngoài gia công được viết như sau:
Tên, nhãn hiệu, phẩm chấtsản phẩm, hàng hoá
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Theo chứng từ
Thực nhập
Đơn giá
Thành tiền
Phiếu nhập kho
Ngày 03/01/2008
Họ và tên người giao hàng: Đ/c Hằng
Theo HĐ số 4521… Ngày 16… tháng 1… năm 2008Nhập tại kho: đ/c Tiến
Nhập, ngày 03 tháng 1 năm 2008
Thủ trưởng đơn vị( ký, họ tên )
Phụ trách cung tiêu( ký, họ tên )
Người giao hàng( ký, họ tên)
Thủ kho(ký, họ tên)
Trang 14- Xuất kho thành phẩm: đối với nghiệp vụ xuất kho thành phẩm thì công ty sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
+ Phiếu xuất kho: được sử dụng khi mang thành phẩm đi trưng bày theo đề nghị của cửa hàng hoặc khi xuất bán cho khách hàng Phiếu xuất kho được chia thành ba liên:
Liên 1: lưu tại quyển gốcLiên 2: giao cho người nhận
Liên 3; thủ kho giữ sau đó giao cho phòng kế toán
Khi xuất kho kế toán chưa ghi cột đơn giá và cột thành tiền, cuối tháng sau khi tổng hợp, xác định được trị giá thực tế của từng loại thành phẩm xuất khi theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ thì mới tiến hành ghi vào cột đơn giá và thành tiền
Phiếu xuất kho được viết như (biểu 2).+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ:
Công ty chi nhánh ở TP Hồ Chí Minh, mặc dù có trụ sở sản xuất riêng nhưng đôi khi không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng, trong khi trụ sở ở miền Bắc vẫn đàng còn hàng tồn khoi hoặc đang còn dư thừa năng lựu sản xuất Khi đó công ty vận chuyển hàng tồn kho hoặc sản xuất thêm để vận chuyển vào chi nhánh phía Nam để tiêu thụ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ được chia 4 liên:
Liên 1: lưu tại quyển gốc
Liên 2: Giao cho người vận chuyểnLiên 3: Thủ kho công ty giữ
Liên 4: Thủ kho chi nhánh giữ
Mẫu phiếu xuất kho vận chuyển nội bộ như (biểu 3).
Trang 15Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất, vật tư (SP, HH)
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Theo C.từ
Thực xuất
Đơn giáThành tiền
Phiếu xuất kho
Ngày 10/1/ 2008Nợ… TK 632Có… TK 155Họ và tên người nhận hàng: Kho Bạc Nhà NướcLý do xuất kho: Xuất bán
Xuất tại kho: Thành phẩm(biểu 2)
Đơn vị: Công ty CP May 19Địa chỉ:311 -Trường Chinh
Mẫu 01 –VT
Quyết định số: 1141 TC/QĐ/CĐK của BTC ngày 1/11/1995
Thủ trưởng đơn vị( ký, họ tên)
Phụ trách cung tiêu( ký, họ tên)
Người nhận hàng( ký, họ tên)
Thủ kho( ký, họ tên)
Trang 16STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất, vật tư (SP, HH)
Mã số
Đơn vị tính
Mẫu 03 ban hành theo 1141TC/QĐ/CĐKT -1/11/95 của BTCBD/01 –B
Họ và tên người vận chuyển: Ông Thành Hợp đồng số: 01
Phương tiện vận chuyển: ô tô 29 -5762Xuất tại kho: Thành phẩm
Nhập tại kho: Chi nhánh TP Hồ Chí Minh
Thủ trưởng đơn vị(ký, họ tên)
Phụ trách cung tiêu( ký, họ tên)
Người giao hàng( ký, ký tên)
Thủ kho( ký, họ tên)
Trang 17* Kế toán chi tiết thành phẩm:
Việc phản ánh của thủ kho và kế toán cũng như kiểm tra đối chiếu số liệu giữa thủ kho và phòng kế toán được tiến hành dựa trên phương pháp ghi sổ song song.
- Ở kho: hàng ngày thủ kho căn cứ vào tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng loại sản phẩm, hàng hóa đế ghi vào thẻ kho theio chỉ tiêu số lượng (biểu).
- Ở phòng kế toán: Căn cứ vào chứng từ xuất, nhập thành phẩm thủ kho gửi lên, kế toán kiểm tra lại và hoàn chỉnh chứng từ, căn cứ vào đó kế toán ghi vào sổ chi tiết thành phẩm, mỗi chứng từ được ghi một dòng (biểu 5) Cuối tháng kế toán đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán và thẻ kho sau đó căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thành phẩm để lập bảng kê nhập -xuất -tồn thành phẩm (biểu 6).
Có thể khái quát nội dung, trình tự kế toán thành phẩm theo phương pháp ghi thẻ song song bằng sơ đồ sau:
Ghi chú:
Phiếu nhập kho
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Thẻ (sổ) kế toán chi tiết vật tư hàng hóa
Bảng tổng hợp N –X -T
Sổ kế toán tổng hợp
Ghi hàng ngàyGhi cuối ngày Đối chiếu kiểm tra
Trang 18Chứng từ
Số phiếuXuất Nhập
Ngày tháng
Diễn giải
Ngày nhập&ngày xuất
Số lượng
Nhập Xuất Tồn
Ký xác nhận của kế toán
Mẫu 06 ban hành theo 1141TC/QĐ/CĐKT
1/11/95 của BTC
Tên nhãn hiệu, quy cách sản phẩm: áo Jacket loại 1Đơn vị tính: Cái
Kho: Thành phẩm
Trang 19Sổ chi tiết thành phẩm
Tên vật liệu: áo Jacket loại 1Đơn vị tính: Cái
Ngày X -N
Trang 20(Biểu 6)
BẢNG KÊ NHẬP -XUẤT -TỒN THÀNH PHẨM
Tháng 1 năm 2008 Đơn vị tính: đồng
STTTên sản phẩm, hàng hóaSLTồn đầu kỳSTSLNhập trong kỳSTSLXuất trong kỳSTSLTồn Cuối kỳST
…. Comple Roy….….40 8.152.300…. 120…. 24.600.000…. 100…. 20.470.188….….60 12.282.112….
Trang 212.1.4 Kế toán tổng hợp thành phẩm
* Tài khoản sử dụng:
TK 155, TK 156 và các tài khoản khác có lien quan như TK 154, TK 632, TK 331…
* Với nghiệp vụ nhập kho thành phẩm:
Sản phẩm sau khi hoàn thành bước công nghệ cuối cùng thì được nhập kho chờ khách hàng đến lấy hoặc xuất giao ngay cho khách.
- Đối với thành phẩm doanh nghiệp tự sản xuất, cuối tháng kế toán phản ánh trị giá thành phẩm hoàn thành nhập kho:
Nợ TK 155: 3.665.052.962Có TK 154: 3.665.052.962
- Đối với thành phẩm doanh nghiệp thuê ngoài gia công chế biến, kế toán ghi:
Nợ TK 155: 56.078.927Có TK 331: 56.078.927
- Đối với thành phẩm đã bán nhưng bị khách hàng trả lại:
Khi nhập kho thì ghi theo trị giá lúc xuất bán Cuối kỳ sau khi tổng hợp các phiếu nhập kho hàng thuê ngoài gia công và phiếu nhập kho thành phẩm công ty tự sản xuất, hàng bán bị trả lại thì phản ánh trị giá thực tế thành phẩm nhập kho vào nhật ký chung.
Nợ TK 155: 45.029.866Nợ TK 156: 10.501.000
Có TK 632: 55.530.866- Đối với hàng mua ngoài:
- Căn cú vào các hóa đơn mua hàng kế toán phản ánh vào sổ nhật ký mua hàng theo định khoản:
Nợ TK 156: 532.078.634Nợ TK 133: 34.025.683
Có TK 331: 566.104.317
Trang 22* Với nghiệp vụ xuất kho thành phẩm:
Khi xuất kho thành phẩm mang đi chào hàng hoặc xuất bán cho khách hàng thì chỉ ghi vào phiếu xuất kho số lượng thành phẩm, còn số tiền thì cuối tháng căn cứ vào số lượng và số tiền thành phẩm nhập kho tính ra đơn ghía xuất, rồi nhân với số lượng xuất kho trên mỗi phiếu xuất, Cuối tháng tổng hợp lại và ghi vào sổ nhật ký chung.
Nợ Tk 632: 2.997.323.423
Có TK 155: 2.667.074.448Có TK 156: 330.248.975
Căn cứ vào sổ nhật ký chung (biểu 12) để ghi vào sổ cái các tài khoản: TK 155 (biểu 7), Tk 156 (biểu 8), TK 632 (biểu 17).
Trang 23(Biểu 7)
Sổ cái TK 155
Chứng từSN
Diễn giảiTrang NKC
TK đối ứng
Số phát sinh
8/2Hàng bán bị trả lại0563245.029.8668/2Nhập kho thành phẩm051543.655.052.9628/2Nhập kho thành phẩm
thuê ngoài gia công 05 331 56.078.927
Người ghi sổ(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng(Ký, họ tên)
Giám đốc(Ký, họ tên)
(Biểu 8)
Sổ cái TK 156
Chứng từSN
Diễn giảiTrang NKC
TK đối ứng
Trang 242.2 Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán hàng.
2.2.1 Đặc điểm tiêu thụ thành phẩm ở công ty CP May 19
2.2.1.1 Các phương thức tiêu thụ thành phẩm và chứng từ sử dụng:
* Đặc điểm tiêu thụ thành phẩm ở công ty CP May 19
Do công ty sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo các đơn đặt hàng đã được ký kết từ trước nên việc tiêu thụ là tương đối dễ dàng, khách hàng thường trả tiền ngay hoặc sau một thời gian ngắn thì thanh toán, vốn được quay vòng nhanh.
Phương thức bán hàng chủ yếu của công ty là phương thức bán hàng trực tiếp, trả tiền ngay khi nhận hàng hoặc sau đó một vài ngày bằng tiền mặt, séc hoặc chuyển khoản.
Khi suất hàng bán doanh nghiệp xuất hóa đơn giá trị gia tăng và phiếu xuất kho thành phẩm là các chứng từ chủ yếu liên quan đến việc bán hàng.
Để khuyến khích khách hàng mua hàng thường xuyên với khối lượng lớn thì doanh nghiệp có chế độ trích thưởng theo giá trị hợp đồng.
Thị trường tiêu thụ chủ yếu là miến Bắc nhưng công ty vẫn xuất hàng vào chi nhánh niềm Nam và bán lẻ cho khách qua các của hàng bán lẻ.
Khách hàng của công ty thường là khách hàng lâu năm như viện kiểm sát, kiểm lâm, bộ công an, trường học, bệnh viện… Chính vì vậy để tạo uy tín đối với khách hàng thì sản phẩm của công ty trước khi xuất bán phải được kiểm tra hết sức kỹ lưỡng, hàng bán bị trả lại thường chiếm tỷ trọng nhỏ.
Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty được xác định hàng tháng.
Trong quá trình bán hàng, công ty sử dụng hóa đơn GTGT làm chứng từ để căn cứ hạch toán doanh thu Hóa đơn được viết thành ba liên:
Liên 1: Lưu tại quyển gốcLiên 2: Giao cho khách hàng
Liên 3: Thủ kho giữ sau đó chuyển lên phòng kế toán
Ví dụ: Ngày 07/1/2008 xuất hàng bán cho trường Mầm non mùa xuân, hóa
Trang 25(Biểu 9)
Hóa đơn giá trị gia tăng
Liên 1: Lưu tại quyển gốc
Mẫu số 01 - GTGT - 3 LL – 02 – BNgày 07/01/2008
Đơn vị bán hàng: Công ty CP May 19Địa chỉ: 311 - Trường Chinh – HNĐiện thoại: 8531153 – 8537502
Họ và tên người mua hàng: Bà Thu
Địa chỉ: 33 Đội Cấn
Hình thức thanh toán: Tiền mặt
STT Tên hàng hóa, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượngĐơn giáThành tiền
Cộng tiền hàng 1.268.179Thuế suất thuế GTGT 10% Thuế GTGT 126.818Tổng cộng thanh toán 1.394.997
Số tiền viết bằng chữ: Một triệu ba trăm chin mươi tư ngàn chin trăm chin mươi bảy đồng chẵn
Số TK……… Mã số………
Trang 26Trên cơ sở các chứng từ đã lập, kế toán vào những sổ chi tiết như: sổ chi tiết thành phẩm, sổ chi tiết thanh toán với khách hàng, sổ chi tiết bán hàng…
(Biểu 10)
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 155 Số dư đầu tháng 526.342.846
Chứng từSN
Phát sinh NợPhát sinh Có
Thành phẩm nhập kho 1543.665.052.962Nhập kho thành phẩm thuê
ngoài gia công 331 56.078.927Giá vốn hàng bán bị trả lại63245.029.866
Trang 27Ngoài ra Công ty còn sử dụng các tài khoản khác có liên quan như TK 3331, TK 131, TK 111, TK 112, TK 155…
* Kế toán trên sổ:
- Kế toán doanh thu bán hàng:
Sau khi giao hàng xong cho khách, nếu khách hàng trả tiền ngay thì hóa đơn được chuyển lên phòng kế toán, thủ quỹ thu tiền và ký tên, đóng dấu vào hóa đơn, căn cứ vào đó ghi vào sổ nhật ký thu tiền.
Nếu khách hàng chưa trả tiền ngay thì căn cứ vào hóa đơn GTGT kế toán phản ánh vào sổ nhật ký bán hàng và sổ chi tiết thanh toán với người mua.
Để phản ánh quá trình mua hàng kế toán sử dụng sổ nhật ký bán hàng, nhật ký thu tiền, sổ nhật ký chung và sổ cái các tài khoản.
+ Sổ nhật ký bán hàng (biểu 12): được mở theo từng tháng cho thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán ra Cột chứng từ (số hiệu, ngày, tháng), diến giải phải khớp với hóa đơn GTGT Phần ghi nợ Tk 131 thì chỉ ghi doanh thu bán ra chưa thuế Mỗi hóa đơn bán hàng được phản ánh trên một dòng của nhật ký bán hàng.
Cuối tháng căn cứ vào hóa đơn GTGT và sổ nhật ký bán hàng để lập “Bảng kê hóa đơn, chứng từ, hàng hóa, dịch vụ bán ra” Trong bảng kê này có cột thuế GTGT là tỏng thuế GTGT hàng bán ra trong tháng, và tổng doanh thu của hàng xuất bán trong tháng (biểu 11).
+ Sổ nhật ký chung (biểu 14): Phản ánh hàng ngày các nghiệp vụ không có sổ nhật ký chuyên dùng, còn với những nghiệp vụ có nhật ký chuyên dùng