1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đặc điểm nơi sống của loài trà hoa vàng (camellia spp) tại xã rã bản huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn

68 252 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 3,85 MB

Nội dung

3.2.2 Nghiên cứu đặc điểm trạng thái rừng có cây Trà hoa vàng phân bố tại khu vực nghiên cứu .... Xuất phát từ thực tiến đó tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểmnơi sống của cây Trà

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

T RƯ ỜNG ĐẠ I H ỌC NÔN G LÂM

T ên đ ề tà i: HOÀNG THỊ LƯU

“NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NƠI SỐNG CỦA LOÀI TRÀ HOA VÀNG (Camellia spp) TẠI XÃ RÃ BẢN, HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH

BẮC KẠN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quyChuyên ngành: ST&BTĐDSHLớp: K46 - ST&BTĐDSH Khoa: Lâm nghiệp

Khoa học: 2014 – 2018Giảng viên hướng dẫn: TS Đỗ Hoàng Chung

Thái Nguyên, năm 2018

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này

là trung thực, đầy đủ, rõ ràng và chưa được sử dụng để bảo vệ luận văn nào.Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn Cácthông tin, tài liệu trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc

Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luân văn, trước khoa và nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018

XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

TS.Đỗ Hoàng Chung Hoàng Thị Lưu

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN

Xác nhận sinh viên đã sửa theo yêu cầu của hội đồng chấm

khóa luận tốt nghiệp!

Trang 3

LỜI CẢM ƠNQua 4 năm học tập và rèn luyện tại trường ĐH Nông Lâm TháiNguyên, được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô, đặc biệt làquý thầy cô khoa Lâm nghiệp đã truyền đạt cho em những kiến thức về lýthuyết và thực hành trong suốt thời gian học tập ở trường Thực tập tốt nghiệp

là thời gian tốt nhất cho em củng cố lại kiến thức đã học áp dụng vào thực tếmột cách đúng đắn, sáng tạo và mang lại hiệu quả nhất

Xuất phát từ vấn đề trên, được sự cho phép của ban giám hiệu nhàtrường và ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp em tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu đặc điểm nơi sống của loài Trà hoa vàng (Camellia spp)

tại xã Rã Bản, huyện Chợ Đồn, Tỉnh Bắc Kạn” Để hoàn thành đề tài ngoài

sự nỗ lực của bản thân, em xin chân thành sự giúp đỡ của:

Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp đã quantâm, tạo điều kiện giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

UBNN xã Rã Bản, một số hộ gia đình tại các thôn Pác Giả và KhuổiGiả đã hỗ trợ giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập tốt nghiệp

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo hướng dẫn

TS Đỗ Hoàng Chung đã tận tâm hỗ trợ em về phương pháp nội dung trongsuốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Do thời gian có hạn và trình độ bản thân còn hạn chế nên đề tài của emkhông tránh khỏi những thiếu sót Kính mong sự tham gia góp ý kiến của quýthầy cô và các bạn

Em xin chân thành cảm ơn!

Thái nguyên, ngày tháng năm 2018

Sinh viên

Hoàng Thị Lưu

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

XÁC NHẬN CỦA GVHD i

NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

vi DANH MỤC CÁC HÌNH vii PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 2

1.3 Ý nghĩa của đề tài

2 1.3.1 Ý nghĩa khoa học

2 1.3.2 Ý nghĩa thực tiến 2

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Nghiên cứu trên thế giới 3

2.2 Nghiên cứu trong nước 5

2.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu 8

2.3.1 Điều kiện tự nhiên 8

2.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội và dân số 10

2.3.3 Các thuận lợi và khó khăn

10 PHẦN 3: ĐỐI TƯƠNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

3.1 Đối tượng và giới hạn nghiên cứu 11

3.2 Nội dung nghiên cứu 11

3.2.1 Nghiên cứu đặc điểm phân bố của cây Trà hoa vàng 11

Trang 5

3.2.2 Nghiên cứu đặc điểm trạng thái rừng có cây Trà hoa vàng phân bố

tại khu vực nghiên cứu 11

3.2.3 Nghiên cứu đặc điểm hình thái cây Trà hoa vàng tại khu vực nghiên cứu 11

3.2.4 Đề xuất giải pháp quản lý và bảo tồn loài cây này tại khu vực nghiên cứu

12 3.3 Phương pháp nghiên cứu 12

3.3.1 Phương pháp kế thừa 12

3.3.2 Phương pháp phỏng vấn 12

3.3.4 Xử lý số liệu 14

3.3.4.1 Phương pháp xử lý số liệu tầng cây gỗ và cây bụi thảm tươi 14

3.3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu tái sinh Trà hoa vàng 16

3.3.4.3 Phương pháp thực hiện trong phòng thí nghiệm 17

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18

4.1 Đặc điểm sinh thái nơi loài Trà hoa vàng phân bố 18

4.1.1 Đặc điểm đất nơi loài Trà hoa vàng phân bố 18

4.1.2 Đặc điểm về thời tiết 19

4.1.3 Đặc điểm về phân bố loài Trà hoa vàng 19

4.1.3.1 Đặc điểm về phân bố theo loại rừng 19

4.1.3.2 Đặc điểm về phân bố theo địa hình 21

4.2 Đặc điểm cấu trúc rừng nơi có loài Trà hoa vàng 22

4.2.1 Đặc trưng của một số nhân tố điều tra 22

4.2.2 Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ 23

4.2.3 Đặc trưng về chiều cao lâm phần 25

4.2.4 Đặc trưng về diện tích tán lá và độ tàn che 26

4.2.5 Đặc trưng về mật độ 28

4.2.6 Đặc trưng về đa dạng loài thực vật 28

Trang 6

4.3 Đặc điểm tái sinh của loài Trà hoa vàng 29

4.4 Đặc điểm hình thái cây Trà hoa vàng tại khu vực nghiên cứu 30

4.5 Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài 32

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34

5.1 Kết luận 34

5.2 Kiến nghị 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1 Đặc điểm địa hình nơi cây Trà hoa vàng phân bố 21

Bảng 4.2 Bảng tổng hợp các nhân tố điều tra đặc trưng 22

Bảng 4.3 Một số thông số tính công thức tổ thành rừng nghèo tại thôn Pác Giả 24

Bảng 4.4 Một số thông số tính công thức tổ thành rừng nghèo tại thôn Khuổi Giả 25

Bảng 4.5 Chiều cao lâm phần và Loài Trà hoa vàng 26

Bảng 4.6 Đặc trưng diện tích tán lá và độ tàn che của rừng nghèo 27

Bảng 4.7 Mật độ tầng cây gỗ và mật độ cây Trà hoa vàng 28

Bảng 4.8 Chỉ số đa dạng loài thực vật 29

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1 Ý kiến của người dân về khả năng bắt gặp loài Trà hoa vàng ở các

loại rừng 20

Hình 4.2: Hình ảnh tái sinh bằng chồi của cây Trà hoa vàng 30

Hình 4.3 Hình thái cây trà hoa vàng 30

Hình 4.4 Hình thái lá của cây Trà hoa vàng 31

Hình 4.5 Một số hình ảnh hoa và hạt cây Trà hoa vàng 31

Trang 10

1

Trang 11

1.1 Đặt vấn đề

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

Trà hoa vàng thuộc chi Camellia, là một chi lớn thuộc họ Trà(Theaceae) Các loài trong chi Camellia có nhiều tác dụng như gỗ làm đồ giadụng bền chắc, lá hoa làm đồ uống, làm dược liệu và làm cây cảnh Ngoài ra,

có thể trồng dưới tán cây khác trong các đai rừng phòng hộ chống xói mòn,nuôi dưỡng nguồn nước,…Trà hoa vàng là loài cây quý, được phát hiện ởTrung Quốc vào những năm 60 của thế kỷ XX nhưng đã được phát triểnnhanh chóng nhờ những đặc tính vốn có của nó Trung Quốc đã lai giốngthành công giữa Trà hoa vàng và Trà hoa đỏ, làm lá nhỏ đi nhưng vẫn giữđược màu hoa vàng tuyệt đẹp Trà hoa vàng đã được gây trồng và chế biếnthành đồ uống bổ dưỡng cao cấp có tác dụng phòng và chữa bệnh tốt Ngoàiviệc sử dụng Trà hoa vàng như một loài cây cảnh quan, các ứng dụng khác sửdụng các chất dinh dưỡng trong lá, hoa còn có tác dụng hạ huyết áp, giảm tiểuđường, hạ cholesterol, hạ mỡ máu, chống u bướu, tăng cường hệ miễn dịch(Vũ Thị Luận, 2017) [2]

Ở Việt Nam, Trà hoa vàng được phát hiện ở nhiều nơi những năm 90của thế kỷ XX và ở một số vùng phía bắc trong những năm vừa qua Trà hoavàng là cây bụi, ưa bóng, có thể đưa chúng vào đối tượng trồng dưới tán rừngphòng hộ Hiện nay, môi trường sống của Trà hoa vàng đang bị đe dọanghiêm trọng do việc chặt phá rừng bừa bãi, mức độ khái thác nhiều dấn đếnsản lượng của loài bị giảm mạnh, bên cạnh đó thị trường Trung Quốc thu muavới giá rất cao nên người dân đã vào rừng khái thác trái phép Nếu không có

kế hoạch bảo vệ và đầu tư hợp lý thì chúng ta sẽ mất đi nguồn tài nguyên quýhiếm này (Vũ Thị Luận, 2017) [2]

Việc nghiên cứu đặc điểm nơi sống của cây trà hoa vàng có ý nghĩa rấtquan trọng và cần thiết góp phần bảo vệ phát triển loài này một cách có hiệuquả Tiến tới khai thác lợi dụng sản phẩm quý từ rừng cho con người trên cơ

Trang 12

sở đảm bảo sử dụng bền vững và ổn định hệ sinh thái rừng Góp phần nâng cao đời sống của người dân địa phương.

Hiện này, loài trà hoa vàng được tìm thấy ở một số xã của huyện ChợĐồn tỉnh Bắc Kạn, trong đó có xã Rã Bản Do tình trạng phân bố của loài chưa

có đầy đủ thông tin và việc nghiên cứu cơ bản về loài cây này còn rất hạn chế

Xuất phát từ thực tiến đó tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểmnơi sống của cây Trà hoa vàng (Camellia spp) tại xã Rã Bản, huyện ChợĐồn, tỉnh Bắc Kạn”

1.2 Mục tiêu của đề tài

Từ kết quả nghiên cứu đặc điểm nơi sống của loài trà hoa vàng, gópphần vào bảo tồn và phát triển loài cây này tại khu vực nghiên cứu

Trang 13

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU2.1 Nghiên cứu trên thế giới

Trà hoa vàng thuộc chi Trà (Camelia) là chi thực vật có nhiều chủngloại phong phú, có nhiều tác dụng, theo thống kê trên thế giới có khoảng trên

300 loài và hàng chục biến chủng khác nhau

Những năm 60 của thế kỷ XX, lần đầu tiên Trà hoa vàng được phát hiện

ở Quảng Tây, Trung Quốc và được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học Từ đó

nó được các nước rất quan tâm nghiên cứu vì có một số công dụng đặc biệt

Trà hoa vàng ưa khí hậu nóng ẩm, thường mọc ở nơi đất tơi xốp bên bờsuối có bóng râm, thoát nước tốt Phạm vi phân bố tự nhiên rất hẹp, chỉ thấymọc hoang ở vùng đồi gò 100-200m, huyện Ung Nhinh - Nam Ninh - QuảngTây - Trung Quốc Được đưa vào danh sách các loài cây bảo hộ cấp I củaTrung Quốc (Nguyễn Văn Khương, 2011) [1], (Vũ Thị Luận, 2017) [2]

Trong lá của Trà hoa vàng có chứa rất nhiều nguyên tố vi lượng nhưGermanium (Ge), Selenium (Se), Mangan (Mn), Molypden (Mo), Kẽm (Zn),Vanadium … Các hoạt chất trong lá, hoa của Trà hoa vàng có tác dụng hạhuyết áp, giảm tiểu đường, hạ cholesterol, hạ mỡ máu, chống u bướu, tăngcường hệ miễn dịch và kéo dài tuổi thọ Germanium có hoạt tính sinh lý rấtcao, có thể phát huy, tăng cường năng lực hấp thu O2 của tế bào, đảm bảocung cấp dưỡng khí cho cơ thể, có lợi cho việc trao đổi chất Germanium hữu

cơ làm tăng sức đề kháng, chống u bướu, hạn chế tế bào u bướu phát triển,tăng khả năng miễn dịch, có tác dụng phòng và chống ung thư Selenium cótác dụng chống oxy hoá, có thể tiêu trừ các gốc tự do có hại trong cơ thể, nângcao năng lực tự bảo vệ, do đó kéo dài tuổi thọ Vanadium có thể xúc tiến cơnăng tạo máu, giảm cholesterol trong huyết tương Nghiên cứu lâm sàngchứng tỏ Trà hoa vàng giúp giảm mỡ máu rõ rệt hơn alpha-Napthothiourea,thuốc đã được thế giới công nhận về công dụng giúp giảm mỡ máu

Trang 14

Các hợp chất của Trà hoa vàng có khả năng kiềm chế sự sinh trưởngcủa các khối u đến 33,8% trong khi chỉ cần đạt đến ngưỡng 30% đã có thểxem là thành công trong điều trị ung thư Giúp giảm đến 35% hàm lượngcholesterol trong máu, trong khi dùng các loại thuốc khác thì mức độ giảm chỉ

là 33.2% Chất chiết xuất từ Trà hoa vàng còn có tác dụng làm giảm tới36.1% lượng lipoprotein trong cơ thể, cao hơn 10% so với các liệu pháp sửdụng tân dược hiện nay Ông Lipuren, chuyên gia y học dân tộc nổi tiếng củaTrung Quốc, trong một công trình nghiên cứu khoa học đã khẳng định Tràhoa vàng "có những công dụng y học vô giá" (Đỗ Đình Tiến, 2000) [11]

Trung Quốc đã xây dựng được khu bảo tồn gen các loại Trà hoa vàng(trên 20 loài và biến chủng) và đi sâu nghiên cứu các mặt cấu tạo gỗ, nhiễmsắc thể, đặc trưng hình thành phấn hoa, lai giống và nhân giống Trà hoa vàng

Hiện nay, công ty Phú Tân (tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc) đã chế biếnthành công trà túi lọc từ Trà hoa vàng, tinh trà và dịch Trà hoa vàng thành loạinước uống bổ dưỡng cao cấp đưa ra thị trường thế giới, đặc biệt sản phẩmGolden Camellia có giá tới 4.67 triệu đồng/ chai Đây là hướng sử dụng Tràhoa vàng đặc biệt hữu hiệu và có lợi đối với sức khỏe con người

Ngoài ra, các nghiên cứu của nước ngoài cũng chỉ ra rằng, Trà hoa còn

có khả năng hấp thu CO2, H2S, Cl, HF và các thể khí độc hại khác, có tácdụng bảo vệ môi trường mạnh, làm sạch không khí Một công viên Trà hoavàng đã được xây dựng tại Nam Ninh – Trung Quốc để phục vụ người dânthăm quan và là nơi bảo vệ nguồn gen cho các nhà khoa học nghiên cứu(Nguyễn Văn Khương, 2011) [1], (Vũ Thị Luận, 2017) [2]

Như vậy, ở Trung Quốc các loài trong chi Camelli đã được các nhàkhoa học, các nhà chuyên môn nghiên cứu một cách nghiêm túc Trung Quốc

là nước đi đầu trong việc nghiên cứu ứng dụng, khai thác các loài trà hoatrong nghệ thuật cây cảnh, làm thuốc, đồ uống

Trang 15

2.2 Nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, Trà hoa vàng lần đầu tiên được người Pháp phát hiện ởmiền Bắc nước ta năm 1910, nhưng cho đến nay các công tác nghiên cứu vềTrà hoa vàng không đáng kể Theo ước tính, ở nước ta có khoảng gần 20 loàikhác nhau Những năm 90 của thế kỷ XX, Trà hoa vàng mới được quan tâmđiều tra nghiên cứu về hình thái, phân loại Trà hoa vàng (Trần Ninh, 2002) [5]

Trà hoa vàng có thể tìm thấy tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắcnước ta như Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Lào Cai…, chúng thường mọc

ở độ cao 300 - 800m so với mặt biển, phần lớn là trong rừng thứ sinh, xen giữacác nương rẫy, ở một số địa hình quá dốc hoặc nhiều đá lộ đầu, ven khe suốicạn

Mặc dù đã phát hiện trà hoa vàng gần một thế kỷ nhưng đến nay côngtác bảo tồn chưa được chú ý, việc nghiên cứu ứng dụng hầu như còn bỏ ngỏ.Không chỉ 2 loài Trà hoa vàng có tên trong sách đỏ Việt Nam mà hàng chụcloài Trà hoa vàng khác đều đang trong tình trạng nguy cấp Trước mắt, chủyếu là bảo tồn tại chỗ, đồng thời nghiên cứu di thực về trồng khảo nghiệm tại

Đà Lạt, vườn Quốc gia Tam Đảo… Trong tương lai, để bảo tồn và quản lý bềnvững nguồn gen quý này, cần tập trung nhân giống để trồng với qui mô lớn

Trà hoa vàng là cây thân gỗ nhỏ, thường xanh, cao khoảng 2-5m, cànhthưa, vỏ cây màu vàng xám nhạt Lá đơn mọc cách, dài hẹp hình tròn Hàngnăm cứ đến tháng 4-5 đâm lộc, ra lá mới, sau 2-3 năm lá già mới rụng Tháng

11 bắt đầu nở hoa, hoa kéo dài đến tháng 3 năm sau Hoa mọc ở nách lá mớimọc riêng lẻ Màu vàng kim có sáp bóng, đẹp mắt, long lanh khiến con ngườicảm giác nửa trong suốt Hoa dạng cốc hoặc bát, thế hóa đa dạng và kiều diễm(Ngô Quang Đê và cs, 2008) [9]

Trà hoa vàng có giá trị kinh tế và y dược rất cao Lá có thể pha uống,làm thuốc chữa kiết lỵ và rửa vết thương, lở loét Hoa chữa tiêu chảy ra máu,cũng có thể dùng làm màu thực phẩm Gỗ cứng có thể làm đồ dùng gia đình

và hàng mỹ nghệ Hạt có thể để ép lấy dầu

Trang 16

Trà hoa vàng là cây gỗ nhỏ, chịu bóng, thường mọc dưới tán các câykhác trong rừng tự nhiên Do đó trà hoa vàng có khả năng trồng làm cây tầngdưới cho các đai rừng phòng hộ nuôi dưỡng nguồn nước, chống xói mòn Cây

có nhiều lá, dễ phân giải, có tác dụng giữ nước và cải tạo đất tốt [3]

Trà hoa vàng có thời gian ra hoa khá dài, hoa có màu vàng sặc sỡ, hoa

từ trung bình đến lớn, có đường kính 4 - 8cm Do có hoa đẹp, nhiều loài nởhoa vào dịp Tết âm lịch nên người chơi cây cảnh đã sưu tầm các cây Trà hoavàng dã sinh về trồng làm cảnh ở sân vườn Hiện chỉ có giá trị cảnh quanđược quan tâm đến, còn các giá trị về sinh, dược học chưa được quan tâm vàkhai thác (Nguyễn Văn Khương, 2011) [1], (Phạm Thị Bích Hòa, 2017) [4]

Trần Ninh (giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội) đã cùng các cộng sựphát hiện một loài trà hoa sắc vàng tươi trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo(hiện chưa thể tiết lộ vị trí cụ thể)

Đỗ Đình Tiến (2000) đã nghiên cứu về nhân giống bằng hom cũngđược thực hiện cho loài C petelotii; C tonkinensis và C euphlebia đạt tỷ lệ

ra rễ từ 70% - 86% Theo thống kê hiện nay có khoảng 196 loài trà, chia làm

4 á chi và nhiều chủng, biến chủng Việt Nam có khoảng 26 loài trà, chủ yếu

ở miền Bắc Trong những năm gần đây nhiều người nhà nghiên cứu nướcngoài (Úc, Pháp, Anh, Nhật ) đã tới Việt Nam nghiên cứu, tìm hiểu về cácgiống, đặc biệt là Trà hoa vàng Trà hoa phân bố chủ yếu ở vùng á nhiệt đới,nóng ẩm và có mùa đông, rất thích hợp với miền Bắc và Đà Lạt, có thể trồngđược trên nhiều loại đất, trong đó đất tơi xốp, thoát nước, đất chua có độ pH

từ 4,5 - 5,5 là thích hợp nhất Trà hoa đang là loài quý hiếm, chưa nơi nàotrồng với diện tích lớn Một số loài không có nhị (bạch trà) nên không có quả

Vì vậy phương pháp nhân giống chủ yếu hiện nay là nhân giống vô tính(chiết, ghép, giâm hom, nuôi cấy mô), trong đó cách giâm hom là đơn giản và

có tỷ lệ cây sống cao (Đỗ Đình Tiến, 2000) [11]

Trang 17

Nghiên cứu về nhân mã hóa rARN 5,8s ở loài Trà hoa vàng C petelotiicủa vườn quốc gia Tam Đảo được thực hiện bởi Nguyễn Thị Nga và cộng sự(2003) với mục đích xác định chính xác phân loại loài này với loài C.chrysantha của Trung Quốc Kết quả cũng chỉ dừng ở việc tách chiết đượcADN tổng số và đã nhân được đoạn gen mã hoá rARN 5,8S ở loài Trà C.petelotii với cặp mồi thiết kế đặc hiệu cho chi Camellia còn cụ thể loài C.petelotii và C chrysantha của Trung Quốc có phải là cùng một loài haykhông thì chưa thấy đề cập (Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Văn Mùi, TrươngQuốc Phong, 2003) [12].

Viện Dược liệu (Bộ Y tế) có công trình "Bước đầu khảo sát thành phầnhóa học của một số loài trà hoa vàng Camellia spp ở Việt Nam" Kết quả của

đề tài khoa học này cũng mới chỉ dừng lại ở mức "khiêm tốn" là xác địnhđược một số nhóm chất của 5/20 loại trà hoa vàng bằng phương pháp sắc kýlớp mỏng

Gần đây đề tài “Nghiên cứu khả năng bảo tồn ngoại vi (Ex situ) vànhân giống một số loài Trà hoa vàng nhằm bảo vệ và phát triển” đã được thựchiện cho hai loài C tonkinensis và C euphlebia Đề tài đã tìm hiểu điều kiệnsống của 2 loài trà hoa vàng Ba Vì và Sơn Động làm cơ sở cho việc xác địnhbiện pháp kĩ thuật gây trồng nó sau này Việc tìm thấy loài trà hoa vàng Ba vì(Camellia tonkinensis) là thành công do trước đây năm 1995 Rosmann đã đitìm nhưng chưa thấy và tưởng loài này đã mất Đề tài đã giâm hom cho 2 loàinày đạt tỉ lệ ra rễ và sống 50 – 80.6% Lần đầu tiên phân tích các nguyên tố vilượng trong lá trà hoa vàng Ba Vì và Sơn động tại nơi sinh sống tự nhiên củachúng (Ngô Quang Đê và cs, 2008) [9]

Trên báo Lâm Đồng điện tử số ra ngày 6/8/2008 của tác giả Sơn Tùng(2008) có tiêu đề “Camellia - Siêu trà bị lãng quên” cho biết các công dụng vềgiá trị dược học của Trà hoa vàng và mà cũng chỉ ra việc khai thác đúng mứctài nguyên này ở Việt Nam còn bị bỏ ngỏ

Trang 18

2.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu

2.3.1 Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Xã Rã Bản là một xã vùng cao của huyện Chợ Đồn, nằm

ở phía Đông của huyện, có tổng diện tích tự nhiên 2.479,0 ha được phânthành 10 thôn bản Xã có ranh giới tiếp giáp như sau:

 Phía Bắc giáp xã Bằng Phúc

 Phía Nam giáp xã Đông Viên, xã Đại Sảo

 Phía Đông giáp huyện Bạch Thông

 Phía Tây giáp xã Phương Viên

Trên địa bàn xã có đường tỉnh lộ 257 chạy qua tạo điều kiện thuận lợicho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã (UBND xã RãBản, 2017) [8]

- Địa hình, địa mạo: Xã Rã Bản có địa hình chia cắt phức tạp, nhiều khenúi tạo nên những bãi xen chân đồi tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sảnxuất nông nghiệp Do đặc điểm kiến tạo địa chất, hình thành nhiều dạng địahình đặc trưng vùng núi, có địa thế hiểm trở, mức độ chia cắt mạnh, nhữngcánh đồng màu mỡ được phân bố ở khu vực trung tâm xã dọc theo đường tỉnh

lộ 257 và ven theo bờ sông Cầu (UBND xã Rã Bản, 2017) [8]

- Khí hậu: Xã Rã Bản mang đầy đủ những đặc trưng khí hậu nhiệt đớigió mùa, được chia thành 2 mùa rõ rêt Mùa khô thời tiết lạnh, khô; mùa mưanóng, ẩm và mưa nhiều Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm Mùakhô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Nhiệt độ trung bình năm 22o C, nhiệt độtối cao tuyệt đối 26o C và nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 13,5o C 27 Lượng mưabình quân năm khoảng 1.700 mm, tập trung vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8,mưa ít vào tháng 12 và tháng 1 Độ ẩm không khí trung bình năm 85%,; thấpnhất là 78% vào tháng 2 và cao nhất là 87% vào tháng 7 Xã Rã Bản nằm sâutrong lục địa và được che chắn bởi nhiều dãy núi cao nên ít chịu ảnh hưởng

Trang 19

của thiên tai như bão, lụt xã (UBND xã Rã Bản, 2017) [8] Nhìn chung xã cókhí hậu tương đối thuận lợi để phát triển đa dạng hóa các loại cây trồng, vậtnuôi trong sản xuất nông – lâm nghiệp và thuận lợi cho sinh hoạt của nhân dân

- Thủy văn: Mạng lưới thủy văn của xã gồm hệ thống các sông suốichảy trên địa bàn có mật độ khá dày Trong đó có sông Cầu bắt nguồn từ dãynúi Tam Tao thuộc xã Phương Viên chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Namqua xã Rã Bản Đây là con sông có lưu lượng nước chảy lớn, ngoài ra còn cócác con suối nhỏ, ao, hồ… Cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.Tuy nhiên, do địa hình dốc, cao nên một số khu vực sản xuất nông nghiệp cònthiếu nước về mùa khô, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp (Liêu ThịThao, 2015) [7]

- Tài nguyên đất: Đất đai được hình thành từ 2 loại đất chính: đất thủythành và đất địa thành Đất thủy thành: loại đất này được hình thành từ đấtphù sa, sông ngòi được phân bố dọc theo các bờ sông suối thuộc lưu vực sôngCầu Chủ yếu là đất ruộng Đất địa thành: đất được hình thành từ đất Feralitmùn vàng trên núi cao và đất Feralit phát triển trên đá Macmaxit Tầng đấtdày trung bình, thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc pha sét, kết cấu tốt, tỷ lệ đạmtrung bình Nơi có thảm thực vật bị che phủ có tỷ lệ mùn khá cao Chủ yếu làđất đồi núi (Liêu Thị Thao, 2015) [7]

-Tài nguyên rừng: Xã có nguồn tài nguyên rừng phong phú và đa dạng.Diện tích rừng hiện có 1.527,54 ha đất lâm ngiệp Trong đó đất rừng sản xuất

có 1.191,80 ha, chiếm 48,08% diện tích đất lâm nghiệp, đất rừng phòng hộ335,74 ha chiếm 13,54% tổng diện tích đất lâm nghiệp Rừng tự nhiên ở cácthôn bản trong xã có trữ lượng gỗ thấp, rừng chủ yếu là cây mỡ, keo nhưngđang ở trong thời kỳ cơ bản, chưa có khả năng khai thác lớn Nhìn chung rừngcòn nghèo, trữ lượng gỗ ít, động thực vật quý hiếm hầu như không còn Tuynhiên với trữ lượng rừng hiện nay cùng với rừng non đang phát triển, đượcquản lý bảo vệ tốt, lâm nghiệp sẽ là ngành kinh tế quan trọng của xã trongnhững năm tới

Trang 20

2.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội và dân số

- Tình hình kinh tế - xã hội: Tình hình kinh tế xã hội ổn định, tình hìnhquốc phòng, an ninh được giữ vững Cơ cấu kinh tế xã hội đã có nhiều chuyểnbiến từ khi thực hiện chương trình nông thôn mới Sự thay đổi nhận thức củacán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về Chương trình xây dựng nôngthôn mới đã có bước phát triển mạnh , phát huy quyền làm chủ của nhân dântrong quá trình tổ chức thực hiện (UBND xã Rã Bản, 2017) [8]

- Dân số: Xã có 1.529 khẩu /394 hộ Gồm 4 dân tộc anh em Tày, Nùng,Dao, Kinh cùng sinh sống trong 10 thôn: Nà Cà, Hun, Kéo Hấy, KhuổiNhang, Nà Phung, Nà Tảy, Chói, Cốc Quang, Pác Giả, Khuổi Giả (UBND xã

Rã Bản, 2017) [8]

2.3.3 Các thuận lợi và khó khăn

- Thuận lợi: Tiềm năng đất đai, khí hậu và điều kiện thời tiết tại địa bànnghiên cứu khá thuận lợi cho cây Trà hoa vàng sinh trưởng và phát triển Đặcbiệt tài nguyên rừng phong phú và đa dạng thích hợp phù hợp với các điềukiện sinh cảnh khác nhau nơi có loài Trà hoa vàng sinh sống

- Khó khăn: Người dân phụ thuộc vào rừng còn chiếm tỷ lệ cao, cáchiện tượng khai thác chặt phá rừng bừa bãi vẫn sảy ra thường xuyên trên địabàn xã Tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa cao, năng lực của đội ngũ cán bộhưỡng dẫn chuyển giao kỹ thuật chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế Một số bộphận nhân dân còn trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư của nhà nước

Trang 21

PHẦN 3:ĐỐI TƯƠNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và giới hạn nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là cây Trà hoa vàng phân bố tự nhiên trên rừng tại xã Rã Bản, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

- Giới hạn nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi địa bàn xã Rã Bản, huyện Chợ Đồn, Tỉnh Bắc Kạn

- Thời gian nghiên cứu: 05/3 – 05/4/2018

3.2 Nội dung nghiên cứu

3.2.1 Nghiên cứu đặc điểm phân bố của cây Trà hoa vàng

- Dựa trên kết quả phỏng vấn chỉ ra sự phân bố của cây Trà hoa vàng tại khu vực nghiên cứu

- Hệ thống hóa sự hiểu biết của người dân địa phương về cây Trà hoa vàng về: nơi sống, giá trị sử dụng, khả năng khai thác và phát triển

3.2.2 Nghiên cứu đặc điểm trạng thái rừng có cây Trà hoa vàng phân bốtại khu vực nghiên cứu

- Hoàn cảnh sống: Địa hình, đặc điểm đất, nhiệt độ, lượng mưa

- Hệ sinh thái: Động vật, thực vật và vi sinh vật

- Đặc điểm cấu trúc rừng nơi có Trà hoa vàng phân bố:

+ Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ

+ Thành phần loài đi kèm

+ Độ tàn che tầng cây gỗ

+ Tầng cây bụi, thảm tươi

3.2.3 Nghiên cứu đặc điểm hình thái cây Trà hoa vàng tại khu vực nghiêncứu

- Xác định đặc điểm hình thái thân và rễ cây Trà hoa vàng

- Xác định đặc điểm hình thái lá, hoa và quả của cây Trà hoa vàng

Trang 22

3.2.4 Đề xuất giải pháp quản lý và bảo tồn loài cây này tại khu vực nghiên cứu

Dựa trên kết quả điều tra nghiên cứu thực tế sẽ đưa ra các giải pháp phùhợp với khu vực nghiên cứu

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp kế thừa

Đề tài có kế thừa một số tư liệu:

- Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, địahình, tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu

- Tư liệu về điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội

- Sử dụng các kết quả nghiên cứu đã có về cây trà hoa vàng ở trong vàngoài nước (về đặc điểm sinh thái, phân bố, cấu trúc và điều kiện lập địa …)3.3.2 Phương pháp phỏng vấn

Điều tra cộng đồng sử dụng bộ phiếu điều tra để xác định giá trị sửdụng, khu vực phân bố, loại rừng phân bố, mức độ nhiều của loài Trà hoavàng tại khu vực nghiên cứu (Mẫu phiếu 1 và 2)

3.3.3 Điều tra thực địa

Để đánh giá được đặc điểm nơi sống của trà hoa vàng tại rừng tự nhiên ở

xã Rã Bản, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn Đề tài dự kiến tiến hành lập tốithiểu 3 tuyến số lượng có thể thay đổi phụ thuộc vào điều kiện khu vựcnghiên cứu Các tuyến đại diện cho toàn bộ khu vực nghiên cứu đi qua cácdạng sinh cảnh và các trạng thái rừng của khu vực

Dọc các tuyến điều tra cần quan sát và ghi chép cây Trà hoa vàng cótồn tại không, số lượng các cây xuất hiện tại các tuyến nhiều hay ít, cấu trúcrừng như thế nào, thành phần loài cây sống cùng với cây trà hoa vàng dướitầng tán (Kết quả ghi vào bảng phụ lục)

- Điều tra về đặc điểm phân bố

Trang 23

+ Sử dụng phương pháp điều tra thực vật theo tuyến kết hợp điều tra ôtiêu chuẩn (OTC) Tại các điểm có Trà Hoa Vàng phân bố, tiến hành lập OTCđiển hình với diện tích 2.500m2 (50 x 50m) Tiến hành điều tra theo phươngpháp lâm học.

+ Sử dụng máy định vị toàn cầu GPS, la bàn, bản đồ VN 2.000 tỷ lệ1/25.000 để xác định hướng điều tra, vị trí điều tra, độ cao vị trí điều tra, vị trícác điểm có loài cây được đánh dấu trên bản đồ Sử dụng phần mềm Mapinfor

vẽ bản đồ trong quá trình thực hiện đề tài và lên được bản đồ phân bố tự nhiêncủa cây Trà Hoa Vàng tỉ lệ 1/25.000

- Điều tra về đặc điểm sinh cảnh sống của cây Trà Hoa Vàng

+ Trên các OTC đã lập sử dụng phương pháp điều tra lập địa lấy 3 yếu

tố chính là khí hậu, đất đai và thực bì để đánh giá điều kiện nơi mọc, vi khíhậu (khí hậu tại thời điểm điều tra/OTC), sinh cảnh sống của Trà Hoa Vàng.+ Lập 02 tuyến/xã, trên tuyến lập các ô tiêu chuẩn, vị trí lập ô tiêuchuẩn (OTC) là nơi bắt gặp cây Trà Hoa Vàng, trên tuyến các OTC tối thiểuphải cách nhau 500 m (Có thể xem xét lập ô tiêu chuẩn những nơi Trà HoaVàng đã từng phân bố, nhưng thời gian không quá 1 năm sau khi cây Trà HoaVàng bị khai thác, dựa trên thông tin người dân cung cấp – Giải pháp này làgiải pháp dự phòng khi trên thực tế Trà Hoa Vàng đã bị khai thác kiệt)

+ Lập 03 OTC/tuyến tại (3 vị trí chân, sườn, đỉnh) x 2 tuyến/thôn /xã =

6 OTC Tiến hành điều tra các nhân tố trong OTC và các chỉ tiêu phản ánhcấu trúc sinh thái và hình thái của rừng nơi có Trà Hoa Vàng phân bố

+ Điều tra tầng cây gỗ:Trên mỗi ô tiêu chuẩn tạm thời, tiến hành điềutra tầng cây gỗ gồm các nội dung sau: (1) Xác định tên loài cho tất cả các cây

có đường kính 6 cm trở lên; (2) Đo đường kính ngang ngực (D1,3) những cây

có D ≥ 6 cm bằng cách đo chu vi sau đó quy đổi ra đường kính thân cây; (3)

Trang 24

Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) bằng thước sào có chia vạch đến 20cm, sai số

đo cao ± 10 cm; (4) Đo đường kính hình chiếu tán (Dt) bằng thước dây theohướng ĐT, NB, sau đó lấy giá trị bình quân với sai số là ± 10cm

+ Điều tra cây tái sinh và tầng cây bụi thảm tươi: Trên ô tiêu chuẩn tiếnhành lập một 5 ô dạng thứ cấp có kích thước 25 m2 (5 x 5 m) trong đó 4 góc ở

ô tiêu chuẩn và 1 ô ở trung tâm ô tiêu chuẩn Với từng ô dạng bản đã thiết lập,thực hiện các nội dung điều tra sau: (1) Xác định cây Trà Hoa Vàng tái sinh;(2) Xác định nguồn gốc (chồi, hạt); (3) Chất lượng cây tái sinh (tốt, trungbình, xấu); (4) Đo chiều cao cây tái sinh; (6) Điều tra đặc trưng tầng cây bụi,thảm tươi (Thành phần loài; chiều cao; độ che phủ)

+ Điều tra độ tàn che của rừng: Xác định độ tàn che của tầng cây caobằng phương pháp cho điểm, trong các OTC chia thành các tuyến song songcách đều 4 - 5m một tuyến, trên mỗi tuyến đặt các điểm cách nhau 4 – 5 m,tổng số điểm đo là 20 Tại các điểm đo, sử dụng ống đo (ống PVC đường kính2,7 cm, dài 15 cm) ngắm lên theo phương thẳng đứng, nếu gặp tán cây cho 1điểm, gặp mép tán cây cho 0,5 điểm, không gặp tán cây cho 0 điểm, độ tànche chung của OTC là trị số trung bình của các điểm ngắm

3.3.4 Xử lý số liệu

3.3.4.1 Phương pháp xử lý số liệu tầng cây gỗ và cây bụi thảm tươi

Để đánh giá đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái của quần hợp cây gỗ,chúng tôi sử dụng chỉ số mức độ quan trọng (Importance Value Index = IVI),tính theo công thức

a Công thức tổ thành tầng cây gỗ

IVIi (% )  A i  D i  R F i3Trong đó:

IVIi là chỉ số mức độ quan trọng (tỷ lệ tổ thành) của loài thứ i

Trang 25

Ai là độ phong phú tương đối của loài thứ i:

Di là độ ưu thế tương đối của loài thứ i:

RFi là tần xuất xuất hiện tương đối của loài thứ i:

Theo Daniel Marmillod, những loài cây có IV% > 5% là những loài có

ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần và theo Thái Văn Trừng (1978), trongmột lâm phần, nhóm loài cây chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây caothì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế Đây là những căn cứ xác địnhloài và nhóm loài ưu thế Trên cơ sở đó, sau khi xác định giá trị chỉ số IV%cho từng loài, tính tổng giá trị IV% của những loài có trị số này > 5% từ caođến thấp

- n: Tổng số cá thể của loài trong các OTC;

- S: Tổng diện tích các OTC (ha)

d Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học

Để đánh giá tính đa dạng của các quần hợp cây gỗ đã nghiên cứu vì chỉ

số này đánh giá tổng hợp cả độ đa dạng loài (số loài) và độ đa dạng trong loài(số cá thể của từng loài), đề tài đã sử dụng các chỉ số sau:

* Chỉ số Simpson (1949) [14]: D =

Trang 26

1-Trong đó: ni là số cá thể loài “i”; N là tổng số cá thể các loài trong ômẫu; S là số loài trong ô mẫu.

* Chỉ số Shannon - Wiener (H’) (1949) [13]

Trang 27

H '   n.i ln( n i )

i  1 N N

Trong đó:

- H`là chỉ số đa dạng sinh học hay chỉ số Shannon-Wiener;

- ni là số lượng cá thể của loài thứ i;

- N là tổng số số lượng cá thể của tất cả các loài trong ô nghiên cứu/khu vực nghiên cứu

3.3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu tái sinh Trà Hoa Vàng

a Mật độ cây tái sinh

Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

N/ha  10.0 00  nS

- S là tổng diện tích các ô dạng bản điều tra tái sinh (m2),

- n là số lượng cây tái sinh điều tra được

b Chất lượng cây tái sinh

Tính tỷ lệ % cây tái sinh tốt, trung bình, hoặc xấu theo công thức:

Trong đó:

N%  n 100

N

- N%: Tỷ lệ phần trăm cây tốt, trung bình, hoặc xấu

- n: Tổng số cây tốt, trung bình, hoặc xấu

- N: Tổng số cây tái sinh

Trang 28

c Tần suất bắt gặp cây Trà Hoa Vàng tái sinh

Tính tỷ lệ % ô thứ cấp/OTC/tuyến bắt gặp Trà Hoa Vàng theo công thức:

P%  ni

100 NTrong đó:

- P%: Tỷ lệ phần trăm số ô thứ cấp/OTC/tuyến điều tra

- ni: Tổng số ô thứ cấp/OTC/tuyến điều tra

- N: Tổng số ô thứ cấp/OTC/tuyến điều tra

3.3.4.3 Phương pháp thực hiện trong phòng thí nghiệm

- Định danh loài Trà Hoa Vàng theo cách tiếp cận hình thái

+ Xử lý và sấy khô: Mẫu tiêu bản được tiếp tục xử lý sau khi đưa vềphòng thí nghiệm, trước tiên chuyển từng mẫu vật từ tờ giấy báo cũ sang tờgiấy báo mới, đồng thời chỉnh sửa lá cho thẳng và luôn có mặt sấp và mặtngửa để có thể quan sát cả hai khi khô Cứ sau 2 mẫu thì được Tràn thêm mộttấm carton để tạo thông thoáng giúp cho mẫu chóng khô và không phải thaygiấy báo hàng ngày Sau đó mẫu được buộc chặt thành bó cho vào tủ sấy ởnhiệt độ 65 oC để sấy khô

+ Xác định tên khoa học: Sử dụng phương pháp hình thái so sánh đểxác định tên cho các mẫu Trà Hoa Vàng

Trang 29

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đặc điểm sinh thái nơi loài Trà hoa vàng phân bố

4.1.1 Đặc điểm đất nơi loài Trà hoa vàng phân bố

Đất là một trong những nhóm nhân tố sinh thái có tầm quan trọng nhiềumặt đối với bất cứ loài loài nào Nó là kết quả tác động qua lại của nhiều nhân

tố lên mẫu chất của đất, và chính mẫu chất tạo thành một trong những nhân tốđộc lập quyết định thành phần và sự phát triển của thảm thực vật và Trà hoavàng cũng không phải là một ngoại lệ

Để đánh giá đất người ta xác định dựa trên cả tính chất lý học và hóahọc của đất

Tính chất lý học của đất có liên quan đến những quá trình vật lý xảy ratrong đất và thường được phân tích qua các chỉ tiêu độ ẩm của đất và thànhphần cơ giới của đất (Liêu Thị Thao, 2015) [7]

Tính chất hóa học của đất Để đánh giá đất tốt hay xấu phải dựa vàohàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất và phải căn cứ vào các quy định,quy chuẩn từ đó mới đưa các kết luận chính xác về chất lượng của đất Phảnứng dung dịch đất, khả năng hấp phụ, hàm lượng mùn và các nguyên tố dinhdưỡng cơ bản trong đất là những yếu tố quan trọng quyết định độ phì nhiêucủa đất Các chỉ số để xác định tính chất hóa học của đất: pHkcl, mùn %, CEC(lđl/100g đất) dung tích trao đổi cation của đất, N (%), P205, K20

Trong điều kiện và kinh phí có hạn, đề tài sử dụng phương pháp kếthừa để thu thập các số liệu liên quan đến đặc điểm đất ở khu vực nghiên cứu

Trà hoa vàng ở khu vực nghiên cứu chủ yếu sống ở các khu vực gò đồi,sườn đồi, thung lũng và ven khe suối trên đất thịt nhẹ đến thịt trung bình, độsâu tầng đất từ 40 - 80 cm, tầng đất mặt tương đối xốp, có màu nâu hoặc xámđen,đất ẩm, chuyển lớp tương đối rõ, đất chua, hàm lượng mùm tương đốinghèo [10]

Trang 30

4.1.2 Đặc điểm về thời tiết

Do các xã không có trạm đo khí tượng riêng biệt, nên các thông số vềnhiệt độ, số giờ nắng và lượng mưa được kế thừa từ số liệu của trạm đo ChợĐồn trong 3 năm gần đây (2015, 2016, 2017)

Chế độ nhiệt: Khí hậu huyện Chợ Đồn chịu ảnh hưởng chung của khíhậu Miền Bắc Việt Nam Được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chítuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với điều kiện địahình nên mùa đông (từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau) giá lạnh,nhiệt độ không khí thấp, khô hanh, có sương muối; mùa hè (từ tháng 5 đếntháng 9) nóng ẩm, mưa nhiều Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,2oC(Nhiệt độ không khí trung bình cao nhất 26,5oC và thấp nhất là 20,8oC) Cáctháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6, 7 và tháng 8 (28oC -29oC),nhiệt độ trung bình thấp nhất vào các tháng 1 và 2 (13,5oC), có năm xuống tới-2oC Nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,5oC Tổng tích nhiệt cả năm bình quân đạt

6800oC-7000oC Mặc dù nhiệt độ còn bị phân hoá theo độ cao và hướng núi,nhưng không đáng kể (chodon.Backan.gov.vn) [14]

Số giờ nắng: Tổng số giờ nắng trung bình đạt 1586 giờ, thấp nhất là tháng

1 có 54 giờ, cao nhất la 223 giờ vào tháng 8 (chodon.Backan.gov.vn)

[14]

Chế độ mưa: Lượng mưa thuộc loại thấp, bình quân 1.115mm/năm Cáctháng có lượng mưa lớn là tháng 6 và 7 có ngày mưa tới 340mm/ngày; thấpnhất là vào tháng 12 và tháng 1 năm sau 1,5mm/ngày Mùa mưa từ tháng 5đến tháng 10 và chiếm tới 75-80% lượng mưa cả năm Độ ẩm không khí trungbình 82%, thấp nhất vào tháng 2 với 79% và cao nhất vào tháng 7 tới 88%(chodon.Backan.gov.vn) [15]

4.1.3 Đặc điểm về phân bố loài Trà hoa vàng

4.1.3.1 Đặc điểm về phân bố theo loại rừng

Kết quả phỏng vấn người dân địa phương biết được sự phân bố chủ yếucủa cây Trà hoa vàng có ở khu vực các thôn: Pác Giả, Khuổi Giả Kết quảphỏng về khả năng bắt gặp loài cây Trà hoa vàng tại địa phương theo các loạirừng được thể hiện tại hình 4.1

Trang 31

Hình 4.1 Ý kiến của người dân về khả năng bắt gặp loài Trà hoa vàng ở

Trang 32

dân được hỏi cho rằng loài Trà hoa vàng phân bố ở rừng giàu; 15 % ngườidân cho rằng Trà hoa vàng phân bố ở rừng hỗn giao tre nứa; 20 % người dâncho rằng loài Trà hoa vàng phân bố ở rừng trung bình và 25 % người dân chorằng loài Trà hoa vàng phân bố ở rừng phục hồi; 30% người dân cho rằng loàiTrà hoa vàng phân bố ở rừng tự nhiên nghèo Không có ý kiến nào (0 %) chorằng loài Trà hoa vàng có ở rừng tự nhiên rất giàu.

4.1.3.2 Đặc điểm về phân bố theo địa hình

Dựa trên kết quả tham vấn cộng đồng, tiến hành điều tra theo tuyến, lựachọn vị trí lập ô tiêu chuẩn Đặc điểm phân bố loài Trà hoa vàng theo địa hìnhđược tổng hợp từ dữ liệu ghi nhận tại các ô tiêu chuẩn thông qua GPS và địabàn 3 chân (Bảng 4.1)

Bảng 4.1 Đặc điểm địa hình nơi cây Trà hoa vàng phân bố

Trang 33

Qua dẫn liệu bảng 4.1 điều tra ở 2 thôn Khuổi Giả Và Pác Giả cho thấy:

Loài cây Trà hoa vàng ở xã Rã Bản phân bố ở độ cao từ 342,66 m đến407,6 m Ở thôn Pác Giả từ 353,8 m đến 407,6 m Ở thôn Khuổi Giả từ

342,66 m đến 365, 38 m Độ dốc nơi phân bố loài cây Trà hoa vàng từ 20° – 30°

4.2 Đặc điểm cấu trúc rừng nơi có loài Trà hoa vàng

4.2.1 Đặc trưng của một số nhân tố điều tra

Với đặc trưng phân bố loài Trà hoa vàng chủ yếu tập trung ở rừng tựnhiên nghèo và rừng đang phục hồi, vì thế trong phạm vi của luận văn tậptrung thu thập những dẫn liệu từ 2 loại rừng này, nơi có loài Trà hoa vàngphân bố, sử dụng tiêu chí phân loại rừng theo trữ lượng để phân loại rừng

Đặc trưng của một số nhân tố điều tra tại các ô tiêu chuẩn được tổnghợp tại bảng 4.2

Bảng 4.2 Bảng tổng hợp các nhân tố điều tra đặc trưng

2

Trữlư

LoạrThôn

Pác Gia

O

T 18,1 9,45 3,27 14,6

RừnO

RừnO

T 15,6 9,76 2,89 14,3 Rừn

O

T 16,0 9,38 2,71 12,8 Rừn

Trang 34

Kết quả điều tra trên 6 ô tiêu chuẩn tại 2 thôn Pác Giả và Khuổi Giả đềuthuộc loại rừng nghèo: Đường kính (D1.3) trung bình đạt từ 14,80 – 18,10 cm,chiều cao ( Hvn) trung bình đạt từ 9,38 – 9,99 m, tiết diện ngang đạt từ 2,54– 3,27 m2, trữ lượng gỗ đạt từ 11,84 – 14,69 m3.

4.2.2 Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ

Tổ thành rừng là nhân tố sinh thái có ảnh hưởng quyết định tới cácnhân tố sinh thái và hình thái khác của rừng Là một trong những chỉ tiêuquan trọng dùng để đánh giá tính bền vững, ổn định và đa dạng sinh học trong

hệ sinh thái rừng, có ảnh hưởng đến định hướng kinh doanh, lợi dụng rừng,phản ánh năng lực bảo vệ và cân bằng sinh thái Do tổ thành phức tạp mà hệsinh thái rừng tự nhiên luôn luôn là hệ sinh thái hoàn hảo và có lợi nhất trongviệc sản suất sinh khối

Tổ thành được coi là tỉ trọng của mỗi loài cây hay nhóm loài cây nào

đó có trong lâm phần trong đó tỷ trọng loài cây hay nhóm loài được gọi là hệ

số tổ thành và công thức biểu thị hệ số tổ thành loài cây trong lâm phần đượcgọi là công thức tổ thành Trà hoa vàng là loài có biên độ sinh thái rộng mọc tựnhiên Kết quả điều tra tầng cây gỗ (Xem phụ lục 1)

Trong lâm phần chỉ những loài cây nào có IV% > 5% mới thực sự có ýnghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần (theo Daniel Marmillod), đó là cơ sởquan trọng để xác định loài và nhóm loài Trong phạm vi báo cáo đề tài biểuthị công thức tổ thành theo tỉ lệ số cây và tỉ lệ tiết diện ngang (IV%) Kết quảxác định công thức tổ thành loài cây gỗ trong rừng nơi loài Trà hoa vàng phân

bố được tổng hợp theo loại rừng

Ngày đăng: 19/03/2019, 11:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w