Vào những năm 1995 - 2000, Chính phủ điện tử đã được các nước tiếpthu và ứng dụng rộng rãi, thúc đẩy phát triển và ngày càng được các nước coinhư một giải pháp hữu hiệu để tăng hiệu quả
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ quản lý công “Chính quyền điện tử ởthành phố Đà Nẵng” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa họcđộc lập và làm việc với tinh thần nghiêm túc Các số liệu và kết quả nghiêncứu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố và có nguồn tríchdẫn rõ ràng
Thừa Thiên Huế, ngày 06 tháng 11 năm 2015
Học viên
Lưu Thị Tươi
Trang 2MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình vẽ
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn 1
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 3
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6
7 Kết cấu của luận văn 6
Chương 1: CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ (CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ) - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 8
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ 8
1.1.1 Những vấn đề cơ bản về Chính phủ điện tử 8
1.1.2 Các tiêu chí cơ bản để đánh giá Chính phủ điện tử 18
1.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 21
1.2.1 Hệ thống các văn bản pháp lý chỉ đạo, điều hành 21
1.2.2 Kết quả trong triển khai Chính phủ điện tử ở Việt Nam 26
1.2.3 Một số tồn tại trong triển khai Chính phủ điện tử ở Việt Nam 30
1.3 THAM KHẢO MÔ HÌNH CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 31
1.3.1 Mô hình Chính phủ điện tử tại Hàn Quốc 31
1.3.2 Mô hình Chính phủ điện tử tại Singapore 36
Trang 31.3.3 Mô hình Chính phủ điện tử tại Hoa Kỳ 39
Tóm tắt chương 1 42
Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 43
2.1 TỔNG QUAN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 43
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng 43
2.1.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 49
2.2 MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 51
2.2.1 Hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông 53
2.2.2 Hệ thống các ứng dụng 58
2.2.3 Nguồn nhân lực 62
2.2.4 Các chính sách 64
2.2.5 Mức độ quan tâm của người dân đối với chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng 66
2.3 ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 72
2.3.1 Kết quả đạt được 72
2.3.2 Hạn chế 74
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 75
2.3.4 Bài học kinh nghiệm 76
Tóm tắt chương 2 77
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 78
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG 78
3.1.1 Phương hướng chung xây dựng thành phố Đà Nẵng 78
3.1.2 Mục tiêu hoàn thiện và phát triển chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng 85
3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 89
3.2.1 Xây dựng công dân điện tử và doanh nghiệp điện tử 89
3.2.2 Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông 91
Trang 43.2.3 Nâng cao chất lượng các dịch vụ công trực tuyến 92
3.2.4 Xây dựng nguồn nhân lực cho chính quyền điện tử 95
3.2.5 Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính 96
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 97
3.3.1 Đối với các cơ quan Trung ương 97
3.3.2 Đối với Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng 98
Tóm tắt chương 3 100
KẾT LUẬN 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 5DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
CNTT-TT Công nghệ thông tin và truyền thông
Trang 6Bảng 1.1 Các loại hình giao dịch trong CPĐT 13
Bảng 1.2 Số lượng DVCTT 26
Bảng 1.3 Cơ sở hạ tầng viễn thông năm 2013 28
Bảng 1.4 Xếp hạng CPĐT các nước thuộc khu vực khối ASEAN 29
Bảng 2.1 Tổng hợp đối tượng và số phiếu khảo sát 66
Bảng 2.2 Lý do người dân chưa tham gia sử dụng các DVCTT 69
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang 7Biểu 2.1 Trình độ nguồn nhân lực TP Đà Nẵng năm 2011 48Biểu 2.2 Quy mô đào tạo nhân lực CNTT hàng năm tại các cơ sở đào tạo
của TP Đà Nẵng 63Biểu 2.3 Phương thức giao dịch chủ yếu của người dân và doanh nghiệp đối
với cơ quan Nhà nước 67Biểu 2.4 Mức độ quan tâm đối với các dịch vụ mà CQĐT cung cấp 68Biểu 2.5 Tỷ lệ người dân biết và tham gia sử dụng các dịch vụ mà CQĐ cung
cấp 69Biểu 2.6 Mức độ hài lòng của người dân đối với các dịch vụ mà CQĐT cung
cấp 71Biểu 2.7 Mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với các dịch vụ mà CQĐT
cung cấp 71
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang 8Hình 1.1 Các giai đoạn của CPĐT theo mô hình của Gartner 15Hình 2.1 Kiến trúc tổng thể CQĐT Đà Nẵng 52Hình 2.2 Tổng quát về các hợp phần kiến trúc tổng thể CQĐT Đà Nẵng 53Hình 2.3 Mô hình tổng thể hệ thống mạng đô thị Đà Nẵng 54Hình 2.4 Kiến trúc tổng thể Trung tâm Thông tin dịch vụ công Đà Nẵng 56Hình 2.5 Giao diện hệ thống một cửa điện tử Đà Nẵng 60Hình 2.6 Giao diện hệ thống thông tin CQĐT Đà Nẵng 72
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Như chúng ta đã biết, bộ máy hành chính nhà nước đóng vai trò cực kỳquan trọng trong công cuộc kinh tế kinh tế - xã hội của một quốc gia Cácquốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã tiến hành cải cáchhành chính nhà nước để hướng đến một Chính phủ hoạt động hiệu lực, hiệuquả nhưng ít tốn kém Trong tiến trình cải cách ấy, các quốc gia đã tìm ra một
giải pháp hữu hiệu, đó là xây dựng Chính phủ điện tử (Electronic Government nghĩa là Chính phủ điện tử hay Chính quyền điện tử).
Khái niệm Chính phủ điện tử đã ra đời vào những năm 90 của thế kỷ
XX Vào những năm 1995 - 2000, Chính phủ điện tử đã được các nước tiếpthu và ứng dụng rộng rãi, thúc đẩy phát triển và ngày càng được các nước coinhư một giải pháp hữu hiệu để tăng hiệu quả làm việc của các cơ quan Chínhphủ, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn Cho đến nay Chính phủđiện tử vẫn tiếp tục được các nước thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, ngày càngsâu rộng hơn, các nước đã coi phát triển Chính phủ điện tử là bắt buộc
Tại Việt Nam, ngày 17 tháng 10 năm 2000, Bộ Chính trị ban hành Chỉthị số 58-CT/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT phục vụ sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước Theo đó, các văn bản pháp luật vềviệc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, tạo nền tảng để xây dựngChính phủ điện tử được ban hành Khởi đầu là Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/7/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tinhọc hóa quản lý hành chính nhà nước Năm 2006, Luật Công nghệ thông tinđược ban hành Rồi đến Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 củaChính phủ về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quannhà nước; Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2011 của
Trang 11Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trangthông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước… Đếnnay, việc xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam đã đạt được những thànhtựu nhất định Tuy nhiên, để triển khai thành công Chính phủ điện tử tại ViệtNam, cần thiết phải đưa ra những chính sách để giải quyết những vấn đề cònbất cập, hạn chế cũng như vượt qua những khó khăn, thách thức đặt ra.
Ở cấp địa phương, Đà Nẵng là thành phố đầu tiên của cả nước hiện thựchóa mô hình chính quyền điện tử Hệ thống thông tin chính quyền điện tửthành phố Đà Nẵng đi vào hoạt động ngày 22 tháng 7 năm 2014 Hiện nay,chính quyền điện tử thành phố đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển
Để có một chính quyền điện tử thành công, Đà Nẵng cần phải tiếp tục nghiêncứu các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển mô hình này Hơn nữa, mụctiêu hướng đến của thành phố Đà Nẵng là:
Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại du lịch và dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển vận tải trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính - viễn thông và tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm văn hoá
- thể thao, giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ của miền Trung; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng,
an ninh của khu vực miền Trung và cả nước Đà Nẵng phải phấn đấu để trở thành một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020 [11]
Để đạt mục tiêu đó, việc hoàn thiện chính quyền điện tử thành phố ĐàNẵng càng trở nên cấp bách bởi chính quyền điện tử sẽ góp phần nâng cao
Trang 12hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền thành phố, phục vụ người dân
và doanh nghiệp tốt hơn, làm tăng sự hài lòng của người dân và doanh nghiệpđối với chính quyền Qua đó, góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy sự phát triểnkinh tế - xã hội Đồng thời, tạo đà để tiếp tục xây dựng Đà Nẵng trở thànhthành phố hiện đại tầm cỡ ở khu vực ASEAN vào năm 2020 và ở châu Á -Thái Bình Dương vào năm 2030
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên và căn cứ vào các kiến thức
đã tiếp thu được từ chương trình đào tạo thạc sỹ Quản lý công của Học viện
Hành chính Quốc gia, tôi đã chọn đề tài: “Chính quyền điện tử ở thành phố
Đà Nẵng” để nghiên cứu làm luận văn của mình nhằm nghiên cứu thực trạng
chính quyền điện tử ở thành phố Đà Nẵng và từ đó đưa ra các giải pháp tiếptục hoàn thiện và phát triển mô hình chính quyền điện tử của thành phố
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài cho thấy rằng: việc xâydựng chính quyền điện tử là một bước đi đúng đắn và tất yếu đối với các địaphương Tuy nhiên, đây là một vấn đề còn khá mới mẻ đối với Việt Nam Vìthế, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này Theo Danhmục luận văn thạc sĩ của Học viện Hành chính Quốc gia từ khóa 01 đến khóa
17, các đề tài nghiên cứu về Chính phủ điện tử là:
- Đặng Kát Anh: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơquan Nhà nước hướng tới phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam (khóa 11)
- Nguyễn Thị Thúy Hoa: Các giải pháp vĩ mô nhằm nâng cao hiệu quảxây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam (khóa 12)
- Nguyễn Khánh Bảo: Các giải pháp xây dựng và lộ trình thực hiệnChính phủ điện tử Việt Nam đến năm 2010 (khóa 12)
- Phan Hằng Nga: Chính phủ điện tử trong cung cấp dịch vụ công (khóa15)
Trang 13Các đề tài của các tác giả trên chỉ mới chỉ tập trung nghiên cứu về việcxây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam nói chung (Các giải pháp vĩ mônhằm nâng cao hiệu quả xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam - NguyễnThị Thúy Hoa, Các giải pháp xây dựng và lộ trình thực hiện Chính phủ điện
tử Việt Nam đến năm 2010 - Nguyễn Khánh Bảo) hoặc chỉ nghiên cứu mộtkhía cạnh nào đó liên quan đến Chính phủ điện tử (Ứng dụng công nghệthông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước hướng tới phát triển Chínhphủ điện tử ở Việt Nam - Đặng Kát Anh, Chính phủ điện tử trong cung cấpdịch vụ công - Phan Hằng Nga)
Như vậy cho đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu về Chính phủ điện
tử (hay chính quyền điện tử) thành phố Đà Nẵng
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
a) Mục đích:
Luận văn làm rõ thực trạng chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng, chỉ
ra những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm Từ
đó, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm từng bước hoàn thiện và phát triển
mô hình chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng
b) Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chính quyền điện tử
- Nghiên cứu thực trạng chính quyền điện tử ở thành phố Đà Nẵng
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển chính quyềnđiện tử ở thành phố Đà Nẵng
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
a) Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu mô hình chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng,
từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển chính quyềnđiện tử thành phố
Trang 14b) Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Nghiên cứu mô hình chính quyền điện tử tại thành phố
Đà Nẵng Đây là địa phương đầu tiên của cả nước hiện thực hóa mô hìnhchính quyền điện tử
- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu của luận văn được giới hạn từ năm
2003 đến năm 2015 Mốc thời gian năm 2003, là thời điểm Ban Thường vụThành ủy Đà Nẵng ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 12 tháng 3 năm
2003 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT đến năm 2005 và 2010 Đây
là văn bản tạo tiền đề để xây dựng chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng.Mốc 2015, là thời điểm Đà Nẵng đã xây dựng xong chính quyền điện tử(7/2014) và hiện nay đang hoàn thiện mô hình này
- Về phạm vi nội dung: Chính quyền điện tử được đánh giá qua 3 tiêu
chí chủ yếu là: Dịch vụ công trực tuyến, cơ sở hạ tầng viễn thông và nguồnnhân lực Ngoài ra, sự tham gia của người dân cũng là một tiêu chí phụ đểđánh giá sự thành công của chính quyền điện tử Vì thế, luận văn đặt trọngtâm nghiên cứu những vấn đề trên trong mô hình chính quyền điện tử thànhphố Đà Nẵng hiện nay
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
a) Phương pháp luận:
Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách củaĐảng, Nhà nước về chính quyền điện tử
b) Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài lựa chọn phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và phân tích tài liệu, văn bản,sách báo liên quan đến đề tài
Trang 15- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Nhằm mục đích thu thập thông tin
từ những người trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng chính quyền điện tửcủa thành phố Đà Nẵng
- Phương pháp điều tra: Khảo sát, thu thập, đánh giá các thông tin vềthực trạng công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Nhà nước
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Nhằm mục đích bổ trợ phương pháp điềutra, trực tiếp tiếp xúc với các cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân, các sở, ban,ngành, quận/huyện, phường/xã để tìm hiểu về hoạt động ứng dụng công nghệthông tin trong quản lý Nhà nước, xây dựng mô hình chính quyền điện tử
- Phương pháp phân tích xử lý số liệu: sau khi sử dụng các phương pháptrên, tiến hành phân tích số liệu thông qua các công cụ như word, excel Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như phương phápphân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp quan sát
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn đưa ra cái nhìn tổng thể về Chính phủ điện tử: về các dạng giaodịch, các giai đoạn phát triển, lợi ích của Chính phủ điện tử, hệ thống văn bảnquy phạm pháp luật hiện hành trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin,tạo nền tảng để xây dựng Chính phủ điện tử trên cả nước nói chung và ởthành phố Đà Nẵng nói riêng
Đồng thời, luận văn đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện và phát triển
mô hình chính quyền điện tử ở Đà Nẵng Đà Nẵng là địa phương đầu tiên của
cả nước xây dựng thành công hệ thống thông tin chính quyền điện tử Vì thế,các tỉnh, thành phố thuộc trung ương khác trên cả nước có thể tham khảo, họctập kinh nghiệm của Đà Nẵng để áp dụng cho địa phương mình
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luậnvăn gồm có 03 chương, gồm:
Trang 16Chương 1: Chính quyền điện tử (hay Chính phủ điện tử) - Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn
Chương 2: Thực trạng chính quyền điện tử ở thành phố Đà Nẵng
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển
chính quyền điện tử ở thành phố Đà Nẵng
Trang 17Chương 1 CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ (HAY CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ) - MỘT SỐ
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
1.1.1 Những vấn đề cơ bản về Chính phủ điện tử
1.1.1.1 Khái niệm Chính phủ điện tử
Trong tiếng Anh, thuật ngữ Electronic Government, được dịch là Chính phủ điện tử hay Chính quyền điện tử Ở nước ta, ở cấp Trung ương, người ta
thường dùng thuật ngữ Chính phủ điện tử, còn ở địa phương, người ta thườngdùng thuật ngữ Chính quyền điện tử Hay nói cách khác, Chính quyền điện tử
là khái niệm dùng để chỉ việc xây dựng Chính phủ điện tử ở địa phương Xét
về bản chất, hai thuật ngữ này là đồng nhất
Quá trình cải cách hành chính trên thế giới được diễn vào những năm 70của thế kỷ XX ở các nước phát triển Tiếp theo là quá trình Chính phủ cácnước đã ứng dụng mạnh mẽ CNTT vào trong hoạt động của các cơ quanChính phủ Khái niệm Chính phủ điện tử đã ra đời vào những năm 90 cùngvới những khái niệm khác như thương mại điện tử, doanh nghiệp điện tử… Vào những năm 1995 - 2000, CPĐT đã được các nước tiếp thu và ứngdụng rộng rãi, thúc đẩy phát triển và ngày càng được các nước coi như mộtgiải pháp hữu hiệu để tăng hiệu quả làm việc của các cơ quan Chính phủ,phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn Cho đến nay, CPĐT vẫn tiếp tụcđược các nước thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, ngày càng sâu rộng hơn, cácnước đã coi phát triển CPĐT là bắt buộc
Ngày nay, với sự bùng nổ của các phương tiện di động, băng rộng, côngnghệ… nên nhiều nước đã đẩy mạnh phát triển CPĐT đa dạng hơn, liên thônghơn dưới khái niệm Chính phủ di động (m-government), CPĐT thế hệ 2 (e-government 2.0), Chính phủ ở mọi lúc, mọi nơi và trên mọi phương tiện(ubiquitous government)
Trang 18Đã có rất nhiều tổ chức và Chính phủ đưa ra định nghĩa “Chính phủ điệntử” Tuy nhiên, hiện không có một định nghĩa thống nhất về CPĐT, hay nóicách khác, hiện không có một hình thức CPĐT được áp dụng giống nhau chocác nước Các tổ chức khác nhau đưa ra những định nghĩa về CPĐT của riêngmình Cụ thể như:
- Theo Ngân hàng thế giới (World Bank):
CPĐT là việc các cơ quan của Chính phủ sử dụng một cách có hệ thống CNTT và viễn thông để thực hiện các quan hệ với công dân, với doanh nghiệp và các cơ quan hành chính Những công nghệ này nhằm cải thiện giao dịch giữa Nhà nước với công dân và doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý, giảm chi phí và bớt tham nhũng thông qua tăng cường công khai và minh bạch[13]
- Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra định nghĩa: “CPĐT là Chính phủ ứng dụng CNTT-TT nhằm tăng hiệu quả hoạt động của các cơ quan Chính phủ, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn” [16]
Mặc dù còn có những quan niệm khác nhau, song có thể hiểu một cáchđơn giản:
CPĐT là Chính phủ ứng dụng CNTT-TT để đổi mới tổ chức, đổi mới quy tắc hoạt động, tăng cường năng lực của Chính phủ, làm cho Chính phủ làm việc có hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn, cung cấp thông tin và dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, các tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý Nhà nước [23]
CPĐT là tên gọi của một Chính phủ mà mọi hoạt động của Nhà nướcđược “điện tử hóa”, “mạng hóa” Tuy nhiên, CPĐT không đơn thuần là máytính, mạng Internet; mà là sự đổi mới toàn diện các quan hệ (đặc biệt là quan
hệ giữa chính quyền và công dân) - từ cai trị sang phục vụ, đổi mới các nguồn
Trang 19lực, các quy trình, phương thức hoạt động và bản thân nội dung các hoạt độngcủa chính quyền trung ương và địa phương, và ngay cả các quan niệm về cáchoạt động đó.
CPĐT không phải là một thực thể mà CPĐT thực chất là một công cụ,một cách thức làm việc để phục vụ người dân tốt hơn, hiệu quả hơn, giúpChính phủ hoạt động minh bạch hơn
1.1.1.2 Các dạng giao dịch trong Chính phủ điện tử
Tham gia CPĐT có 3 thực thể: Chính phủ, người dân và doanh nghiệp.Trên cơ sở quan hệ giữa các chủ thể trên có 4 dạng giao dịch CPĐT bao gồm:
- G2C (Government to Citizens - Chính phủ với Công dân):
Nhóm các dịch vụ của Chính phủ đến người dân bao gồm việc phổ biếnthông tin đến người dân, các dịch vụ cơ bản cho người dân, và các dịch vụngười dân thực hiện cho các cơ quan Chính phủ
+ Các thông tin phổ biến đến người dân là các thông tin về các cơ quanChính phủ, thông tin về các quy định, chính sách, luật pháp… giúp cho ngườidân hiểu biết tốt hơn về cơ quan Chính phủ và công việc của cơ quan Chínhphủ, cũng như trợ giúp họ thực hiện tốt các dịch vụ hành chính
+ Các dịch vụ mà Chính phủ thường cung cấp cho người dân là: Làmgiấy khai sinh/khai tử/kết hôn, làm mới hoặc gia hạn các loại giấy phép (lái
xe, đăng ký quyền sở hữu nhà ở… ), cũng như các dịch vụ trợ giúp người dântrong giáo dục, bảo vệ sức khỏe và chữa bệnh, thư viện…
+ Các dịch vụ mà người dân thường thực hiện cho các cơ quan Chínhphủ là: Khai thuế thu nhập, nộp tiền phạt, thay đổi nơi ở… Tiến tới người dântham gia vào các công việc của các cơ quan Chính phủ trong việc xây dựngchính sách, ra các quyết định, bầu cử trực tuyến…
Đối với CPĐT, việc cung cấp thông tin, dịch vụ cho người dân có thểđược thực hiện ngoài giờ hành chính, tiến tới được thực hiện 24 giờ trong
Trang 20ngày, 7 ngày trong tuần, tất cả 365 ngày trong năm Các hình thức thực hiệndịch vụ ngày càng phải được cải thiện và tiến tới thực hiện trên nhiều phươngtiện, ở bất cứ đâu thuận lợi cho người dân
- G2B (Government to Business - Chính phủ với Doanh nghiệp):
Đây là một cấp độ kỳ vọng nhất của bất cứ đề án CPĐT nào Có nhiềuhoạt động trực tuyến có thể được kết nối giữa cộng đồng doanh nghiệp vàChính phủ từ mức độ chuyên nghiệp như là mua sắm hàng hóa công, đấu thầucác dự án chi tiêu công cho đến những ứng dụng đơn giản như đăng ký kinhdoanh, cấp phép đầu tư, hỏi đáp pháp luật
Có rất nhiều dịch vụ khác nhau giữa Chính phủ và các doanh nghiệp, baogồm việc cung cấp thông tin, các dịch vụ của các cơ quan Chính phủ chodoanh nghiệp và các dịch vụ mà các doanh nghiệp phải thực hiện đối vớiChính phủ
+ Các cơ quan Chính phủ cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp:Thông tin về quy hoạch sử dụng đất, phát triển đô thị, đấu thầu, xây dựng;cung cấp thông tin dạng văn bản, hướng dẫn sử dụng, quy định, thi hànhchính sách nhà nước… cho các doanh nghiệp
+ Các dịch vụ Chính phủ thực hiện cho các doanh nghiệp thường là:Làm mới và gia hạn các loại giấy phép, các chứng nhận, thanh tra và kiểm tra(về đóng thuế, tuân thủ luật pháp…)
+ Các dịch vụ mà các doanh nghiệp thực hiện cho các cơ quan Chínhphủ là: Nộp thuế, cung cấp thông tin thống kê kinh doanh, cung cấp thông tin
và tham gia vào đấu thầu - mua bán trực tuyến…
Cả Chính phủ và các doanh nghiệp cải thiện dần mối quan hệ giữa khuvực Chính phủ và khu vực tư nhân, thiết lập mối quan hệ hợp tác trợ giúpChính phủ - doanh nghiệp trong CPĐT
Trang 21Đối với CPĐT, cũng như dịch vụ cho người dân, dịch vụ cho các doanhnghiệp tiến tới thực hiện ngoài giờ hành chính, tiến tới được thực hiện 24 giờtrong ngày, 7 ngày trong tuần, tất cả 365 ngày trong năm Các hình thức thựchiện dịch vụ ngày càng phải được cải thiện và tiến tới thực hiện trên nhiềuphương tiện, ở bất cứ đâu thuận lợi cho doanh nghiệp
- G2E (Government to Employees - Chính phủ với người lao động):
Các cán bộ, công chức, viên chức trong Chính phủ cũng là những ngườidân trong xã hội, nên các dịch vụ cung cấp cho người dân cũng thực hiện chocác công chức Chính phủ, ngoài ra các cơ quan Chính phủ còn cung cấp cácdịch vụ chỉ dành cho những người làm việc trong các cơ quan Chính phủ,như: Bảo hiểm, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, dịch vụ việc làm, trợcấp thất nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, nhà ở…
- G2G (Government to Government - Chính phủ với Chính phủ):
Được hiểu như khả năng phối hợp, chuyển giao và cung cấp các dịch vụmột cách có hiệu quả giữa các cấp, ngành, tổ chức, bộ máy nhà nước trongviệc điều hành và quản lý nhà nước, trong đó chính bản thân bộ máy củaChính phủ vừa đóng vai trò là chủ thể và khách thể trong mối quan hệ này Toàn bộ hệ thống quan hệ, giao dịch của Chính phủ như G2C, G2E,G2B, và G2G phải được đặt trên một hạ tầng vững chắc của hệ thống: độ tincậy (trust), khả năng đảm bảo tính riêng tư (privacy), bảo mật - an toàn(security) và cuối cùng tất cả đều dựa trên hạ tầng công nghệ và truyền thôngvới các quy mô khác nhau: mạng máy tính, mạng Intranet (mạng nội bộ),Extranet (Extranet là một mạng máy tính cho phép kiểm soát truy cập từ bênngoài) và Internet
Ngoài 4 mô hình giao dịch chủ yếu nêu trên, bảng dưới đây cho thấynhững hình thức giao tiếp khác trong CPĐT
Bảng 1.1 Các loại hình giao dịch trong CPĐT
Trang 22CPĐT Nhân dân,
công dân
Cơ quanhành chínhnhà nước
Khu vực II(Kinh tế)
Khu vực III(NPI/NGO)
Trước đây các cơ quan Chính phủ cung cấp dịch vụ cho dân chúng tại trụ
sở của mình, thì nay, nhờ vào CNTT và viễn thông, các trung tâm dịch vụ trựctuyến được thiết lập, hoặc là ngay trong trụ sở cơ quan Chính phủ hoặc gầnvới dân Qua các cổng thông tin cho công dân (Citizen Portal) là các trungtâm này người dân nhận được thông tin, có thể hỏi đáp pháp luật, được phục
vụ (giải quyết) các việc trong cuộc sống hàng ngày, như công chứng, đăng kýlập doanh nghiệp, đăng ký nhân khẩu, sang tên trước bạ mà không phải trựctiếp đến tìm hiểu tại trụ sở các cơ quan trên như trước đây
- Tác nghiệp Chính phủ
Là việc số hoá, hay điện tử hoá bản thân các hoạt động trong Chính phủ,giữa các cơ quan Chính phủ khác cấp và cùng cấp Ở đây người ta nói đến cơcấu tổ chức, trình độ quản lý của bộ máy cũng như nhân viên Chính phủ, việcquản lý lưu trữ công văn tài liệu trên nền công nghệ Web, các biểu báo thống
kê điện tử, việc sử dụng mạng máy tính và Internet để nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước và các tác nghiệp của bản thân bộ máy Chính phủ
Trang 231.1.1.4 Các giai đoạn xây dựng Chính phủ điện tử
Việc phát triển CPĐT trải qua một số giai đoạn khác nhau Cứ qua từnggiai đoạn thì tính phức tạp lại tăng thêm, nhưng giá trị mà nó mang lại chongười dân và doanh nghiệp cũng tăng lên (trong đó có phần tăng cho Chínhphủ qua việc có thể có thêm nguồn gián thu hay trực thu)
Một mô hình CPĐT đã được sử dụng rộng rãi, do hãng tư vấn và nghiêncứu Gartner xây dựng nên, chỉ ra bốn giai đoạn (hay thời kỳ) của quá trìnhphát triển CPĐT
- Thông tin (sự hiện diện của Web - Web presence):
Trong giai đoạn đầu, CPĐT có nghĩa là hiện diện trên trang web và cungcấp cho công chúng các thông tin (thích hợp) Giá trị mang lại ở chỗ côngchúng có thể tiếp cận được thông tin của Chính phủ, các quy trình trở nênminh bạch hơn, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ
Với G2G, các cơ quan Chính phủ cũng có thể trao đổi thông tin với nhaubằng các phương tiện điện tử, như Internet, hoặc trong mạng nội bộ
- Tương tác - interaction:
Trong giai đoạn thứ hai, sự tương tác giữa Chính phủ và công dân (G2C
và G2B) được thông qua nhiều ứng dụng khác nhau Người dân có thể hỏiqua thư điện tử, sử dụng các công cụ tra cứu, tải xuống các biểu mẫu và tàiliệu Các tương tác này giúp tiết kiệm thời gian Thực tế, việc tiếp nhận đơn từ
có thể thực hiện trực tuyến 24 giờ trong ngày Thông thường, những động tácnày chỉ có thể được thực hiện tại bàn tiếp dân trong giờ hành chính
Về mặt nội bộ (G2G), các tổ chức của Chính phủ sử dụng mạng LAN,intranet và thư điện tử để liên lạc và trao đổi dữ liệu Rõ ràng giai đoạn nàychỉ có thể thực hiện được khi đã thực hiện cải cách hành chính
- Giao dịch - transaction:
Với giai đoạn thứ ba, tính phức tạp của công nghệ có tăng lên, nhưng giá
Trang 24trị của khách hàng (trong G2C và G2B) cũng tăng Các giao dịch hoàn chỉnh
có thể thực hiện mà không cần đi đến cơ quan hành chính Có thể lấy ví dụ vềcác dịch vụ trực tuyến như: Đăng ký thuế thu nhập, đăng ký thuế tài sản, giahạn/cấp mới giấy phép, thị thực và hộ chiếu, biểu quyết qua mạng
Giai đoạn 3 là phức tạp bởi các vấn đề an ninh và cá thể hóa, chẳng hạnnhư chữ ký số (chữ ký điện tử) là cần thiết để cho phép thực hiện việc chuyểngiao các dịch vụ một cách hợp pháp Về khía cạnh doanh nghiệp, CPĐT bắtđầu với các ứng dụng mua bán trực tuyến Ở giai đoạn này, các quy trình nội
bộ (G2G) phải được thiết kế lại để cung cấp dịch vụ được tốt Chính phủ cầnnhững luật và quy chế mới để cho phép thực hiện các giao dịch không sửdụng tài liệu bằng giấy
Hình 1.1 Các giai đoạn của CPĐT theo mô hình của Gartner [Nguồn: Gartner (http://voer.edu.vn/m/khai-niem-ve-chinh-phu-dien-tu)]
- Chuyển hóa - transformation:
Giai đoạn thứ tư là khi mọi hệ thống thông tin được tích hợp lại và côngchúng có thể hưởng các dịch vụ G2C và G2B tại một bàn giao dịch (điểmgiao dịch ảo)
Trang 25Ở giai đoạn này, tiết kiệm chi phí, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu kháchhàng đã đạt được các mức cao nhất có thể được
Không nhất thiết mọi bước phát triển và dịch vụ đều phải nằm cùng mộtgiai đoạn Quả thực, điều quan trọng là phải biết lọc ra một số dịch vụ cần đưasang giai đoạn 2 và giai đoạn 3 và đưa ra những mô hình về vai trò và động
cơ để tiến lên làm tiếp Về vấn đề trọng tâm của G2C và G2B, với G2C nênđặt trọng tâm vào các giai đoạn ban đầu là 1 và 2 Tuy nhiên, với G2B thì nêntập trung nỗ lực đạt được giai đoạn 2 và giai đoạn 3 và đích cuối cùng là giaiđoạn 4 nhưng đây là mục tiêu dài hạn (10 đến 15 năm)
1.1.1.5 Lợi ích của Chính phủ điện tử
Một cách tổng quan, chúng ta có thể thấy lợi ích của CPĐT như sau:
- Nhìn từ phía các cơ quan Chính phủ: Làm tăng hiệu quả làm việc củacác cơ quan Chính phủ, tăng tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quanChính phủ
- Nhìn từ phía người dân, doanh nghiệp: Người dân và doanh nghiệpđược các cơ quan Chính phủ cung cấp thông tin, cung cấp dịch vụ nhanh hơn,thuận tiện hơn bằng việc cung cấp thông tin, dịch vụ một cách trực tuyến Mộtcách cụ thể, người dân và doanh nghiệp ngày càng ít phải đến trực tiếp các cơquan Chính phủ
- Người dân trở thành trung tâm trong quá trình các cơ quan Chính phủcung cấp thông tin và dịch vụ Nhờ các công cụ của CNTT-TT, cơ quan Chínhphủ nhanh chóng thu lượm được ý kiến của người dân và giúp người dântham gia dễ dàng hơn trong quá trình ra quyết định của Chính phủ
Chi tiết hơn, các chuyên gia trên thế giới và các báo cáo về CPĐT cácnước đã tổng kết nhiều lợi ích mà CPĐT mang lại Cụ thể như sau:
- Tăng khả năng tiếp cận với Chính phủ CPĐT hướng đến cung cấp dịch
vụ cho người dân và doanh nghiệp ở mọi lúc (24 giờ trong ngày, 7 ngày trong
Trang 26tuần), ở mọi nơi qua internet, đồng thời người dân vẫn sử dụng các cách thứctruyền thống như gặp trực tiếp, qua điện thoại, qua máy fax… Đối với ngườidân và doanh nghiệp, CPĐT là sự đơn giản hóa các thủ tục và tăng hiệu quảcủa quá trình phê duyệt Đối với các cơ quan và nhân viên Chính phủ, CPĐT
là sự hỗ trợ hợp tác giữa các cơ quan nhằm đảm bảo đưa ra các quyết địnhmột cách chính xác và kịp thời
- Người dân cảm thấy hài lòng hơn Các dịch vụ mà Chính phủ cung cấpcho người dân tốt hơn, người dân thấy được tham gia vào đóng góp ý kiếnvào các hoạt động của Chính phủ thuận tiện hơn trước, được cung cấp thôngtin kịp thời hơn về các hoạt động của Chính phủ Người dân thấy các cơ quanChính phủ chịu trách nhiệm rõ hơn, các hoạt động của Chính phủ được ngườidân giám sát kịp thời
- Các quy trình làm việc được tổ chức lại Trước khi mỗi dịch vụ ứngdụng của Chính phủ được thực hiện, các quy trình làm việc của các cơ quanChính phủ được phân tích, thiết kế lại cho rõ ràng để có thể áp dụng côngnghệ thông tin, để trở thành trực tuyến Chính nhờ điều này mà hiệu quả làmviệc của các cơ quan Chính phủ được tăng lên và giảm chi phí điều hành
- Tăng năng suất lao động Theo sự phát triển của CPĐT, các dịch vụ màChính phủ cung cấp sẽ được trực tuyến và tích hợp dần, người dân truy cậpcác dịch vụ trực tuyến ở một nơi Việc tích hợp các dịch vụ ứng dụng của các
cơ quan Chính phủ sẽ làm tăng năng suất lao động và tính hiệu quả của các cơquan Chính phủ
1.1.2 Các tiêu chí cơ bản để đánh giá Chính phủ điện tử
Báo cáo đánh giá về hiện trạng phát triển CPĐT do Liên Hiệp quốc công
bố đã chỉ ra mức độ phát triển CPĐT dựa trên ba nền tảng chính đó là: Dịch
vụ công trực tuyến, cơ sở hạ tầng viễn thông và nguồn nhân lực
Trang 271.1.2.1 Dịch vụ công trực tuyến
- Dịch vụ công
Dịch vụ công là những hoạt động dịch vụ của các cơ quan, tổ chức nhànước hoặc của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tư nhân được Nhà nước uỷquyền thực hiện nhiệm vụ do pháp luật quy định, phục vụ những nhu cầu thiếtyếu chung của cộng đồng, công dân; theo nguyên tắc không vụ lợi, đảm bảo
sự công bằng và ổn định xã hội
Dịch vụ công: “Là những hàng hóa, dịch vụ phục vụ trực tiếp nhu cầu của các tổ chức và công dân mà Chính phủ can thiệp vào việc cung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng” [25, tr20].
Với khái niệm này, đồng thời xét theo lĩnh vực cung ứng dịch vụ, có thểchia dịch vụ công thành các loại như sau:
+ Dịch vụ sự nghiệp công: Bao gồm các hoạt động cung cấp phúc lợi xã
hội thiết yếu cho người dân như giáo dục, văn hóa, khoa học, chăm sóc sứckhoẻ, thể dục thể thao, bảo hiểm, an sinh xã hội…
+ Dịch vụ công ích: Là các hoạt động cung cấp các hàng hoá, dịch vụ cơ
bản, thiết yếu cho người dân và cộng đồng như: vệ sinh môi trường, xử lý rácthải, cấp nước sạch, vận tải công cộng đô thị, phòng chống thiên tai chủ yếu
do các doanh nghiệp nhà nước thực hiện
+ Dịch vụ hành chính công: Là những dịch vụ liên quan đến hoạt động
thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước cóthẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trịpháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý [18] Đây là loạidịch vụ gắn liền với chức năng quản lý nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu củangười dân Do vậy, cho đến nay, đối tượng cung ứng duy nhất các dịch vụcông này là cơ quan công quyền hay các cơ quan do Nhà nước thành lập được
ủy quyền thực hiện cung ứng dịch vụ hành chính công
Trang 28Đây là một phần trong chức năng quản lý nhà nước Để thực hiện chứcnăng này, Nhà nước phải tiến hành những hoạt động phục vụ trực tiếp như cấpgiấy phép, giấy chứng nhận, đăng ký, công chứng, thị thực, hộ tịch Ngườidân được hưởng những dịch vụ này không theo quan hệ cung cầu, ngang giátrên thị trường, mà thông qua việc đóng lệ phí hoặc phí cho các cơ quan hànhchính nhà nước Phần lệ phí này chỉ mang tính chất hỗ trợ cho ngân sách nhànước.
- Dịch vụ hành chính công trực tuyến (còn gọi là Dịch vụ công điện tử)
Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 của Chính phủ quy định
về việc cung cấp thông tin và DVCTT trên trang thông tin điện tử hoặc cổngthông tin điện tử của cơ quan nhà nước quy định:
“DVCTT là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng”.
DVCTT gồm có các mức độ sau:
+ DVCTT mức độ 1: Là dịch vụ bảo đảm cung cấp đầy đủ các thông tin
về thủ tục hành chính và các văn bản có liên quan quy định về thủ tục hànhchính đó
điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch
vụ Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thựchiện trên môi trường mạng Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quảđược thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ
Trang 29+ DVCTT mức độ 4: Là DVCTT mức độ 3 và cho phép người sử dụng
thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến Việc trả kết quả có thểđược thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người
sử dụng
1.1.2.2 Cơ sở hạ tầng viễn thông
Luật Viễn thông 2009 quy định:
Cơ sở hạ tầng viễn thông là tập hợp thiết bị viễn thông, đường truyền
dẫn, mạng viễn thông và công trình viễn thông
- Thiết bị viễn thông là thiết bị kỹ thuật, bao gồm phần cứng và phần
mềm, được dùng để thực hiện viễn thông
- Đường truyền dẫn là tập hợp thiết bị viễn thông dùng để xác lập một
phần hoặc toàn bộ đường truyền thông tin giữa hai điểm xác định
- Mạng viễn thông là tập hợp thiết bị viễn thông được liên kết với nhau
bằng đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụngviễn thông
- Công trình viễn thông là công trình xây dựng, bao gồm hạ tầng kỹ thuật
viễn thông thụ động (nhà, trạm, cột, cống, bể) và thiết bị mạng được lắp đặtvào đó
1.1.2.3 Nguồn nhân lực
Theo Quyết định số 896/QĐ-BTTTT ngày 28/5/2012 của Bộ Thông tin
và Truyền thông phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành thông tin vàtruyền thông giai đoạn 2011 - 2020, nguồn nhân lực CNTT gồm:
- Nhân lực công nghiệp phần cứng
- Nhân lực công nghiệp phần mềm
- Nhân lực công nghiệp nội dung số
- Nhân lực ứng dụng CNTT trong cộng đồng
- Nhân lực ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước
Trang 301.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN
TỬ Ở VIỆT NAM
1.2.1 Hệ thống các văn bản pháp lý chỉ đạo, điều hành
Ngày 24/4/2000, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký vào Hiệpđịnh khung ASEAN điện tử cam kết triển khai CPĐT tại Việt Nam theo các lộtrình của ASEAN Từ đó đến nay, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản phápquy để xây dựng và phát triển CPĐT
Khởi đầu là Quyết định 112/2001/QĐ-TTg ngày 25 tháng 07 năm 2001của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhànước giai đoạn 2001 - 2005 (gọi tắt là Đề án 112) Đề án này tuy không đạtkết quả như mong đợi nhưng đã góp phần làm chuyển biến nhận thức củalãnh đạo, cán bộ, công chức về ứng dụng CNTT nói chung và ứng dụngCNTT trong quản lý hành chính nhà nước nói riêng Đồng thời, bước đầu tạo
ra được hạ tầng CNTT phục vụ công tác cải cách hành chính nhà nước ở cáccấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương Đặc biệt, Đề án 112 đã để lạinhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong quá trình xây dựng CPĐT ở nước ta.Tiếp đến, vào ngày 29 tháng 6 năm 2006, Quốc hội khóa XI đã thôngqua Luật Công nghệ thông tin Có thể nói đây là văn bản pháp lý vô cùngquan trọng, cụ thể hóa chủ trương của Đảng đã được nêu ra tại Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và pháttriển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Khoản 1 Điều
5 của Luật CNTT đã quy định rõ: “Ưu tiên ứng dụng và phát triển CNTTtrong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước”
Mặc dù Luật CNTT không quy định trực tiếp và cụ thể về CQĐT tại địaphương nhưng Luật đóng vai trò hết sức quan trọng, đặt nền móng cho sựphát triển CNTT của cả nước, trong đó có phần quan trọng là ứng dụng CNTT
Trang 31trong hoạt động của cơ quan nhà nước Cụ thể, Luật CNTT đã quy định cácnguyên tắc và các điều kiện để triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt độngcủa cơ quan nhà nước, đưa ra một số nội dung ứng dụng CNTT trong hoạtđộng của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng và quy định cụ thể về trangthông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
Để triển khai cụ thể các nội dung quy định về ứng dụng CNTT tronghoạt động của cơ quan nhà nước, ngày 10 tháng 4 năm 2007, Chính phủ đãban hành Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng CNTT trong hoạt độngcủa cơ quan nhà nước Nội dung Nghị định số 64/2007/NĐ-CP không chỉ quyđịnh về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước mà còn quyđịnh cả các điều kiện bảo đảm cho việc ứng dụng CNTT trong cơ quan nhànước bao gồm tổ chức, cơ sở hạ tầng, đầu tư và nhân lực cho ứng dụng côngnghệ thông tin Nghị định số 64/2007/NĐ-CP cũng đã quy định cụ thể tráchnhiệm của từng cơ quan liên quan để tổ chức thực hiện các quy định Có thểnói Nghị định 64/2007/NĐ-CP đã tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi hơn rấtnhiều để triển khai công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhànước sau khi Luật CNTT được ban hành Đối tượng áp dụng của Nghị địnhnày bao gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBNDcác cấp và các đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước
Để hướng dẫn cho các cơ quan nhà nước lập kế hoạch chi tiết triển khaiứng dụng công nghệ thông tin, ngày 24 tháng 3 năm 2008, Thủ tướng Chínhphủ đã ký Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch ứng dụngCNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2008 Đây là văn bản có ýnghĩa vô cùng quan trọng giúp định hướng cho các cơ quan nhà nước trongviệc xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT của cơ quan, đảm bảo đồng bộ vớinhững mục tiêu chung của cả nước Tại Quyết định này, một số các chỉ tiêu cơbản về ứng dụng CNTT cũng như phát triển hạ tầng CNTT trong cơ quan nhà
Trang 32nước được đặt ra như tỷ lệ cán bộ, công chức sử dụng thư điện tử, tỷ lệ triểnkhai phần mềm quản lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng… Cáctiêu chí được xác định cụ thể cho cơ quan nhà nước ở Trung ương và ở địaphương.
Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1605/QĐ-TTgngày 27 tháng 8 năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụngCNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 Ngoàiviệc xác định các mục tiêu cần đạt được về ứng dụng CNTT trong nội bộ của
cơ quan, các tiêu chí và chỉ tiêu cụ thể về ứng dụng CNTT để phục vụ ngườidân và doanh nghiệp được đặc biệt chú trọng Trong đó, việc cung cấpDVCTT ở các cơ quan hành chính địa phương được ưu tiên hàng đầu Có thể
kể đến một số tiêu chí cụ thể cho chính quyền địa phương như sau:
- 100% các cơ quan nhà nước từ cấp quận, huyện, sở, ban, ngành hoặctương đương trở lên có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tửcung cấp đầy đủ thông tin theo Điều 28 của Luật Công nghệ thông tin, cungcấp tất cả các DVCTT mức độ 2 và hầu hết các dịch vụ công cơ bản trựctuyến tối thiểu mức độ 3 tới người dân và doanh nghiệp
- 50% hồ sơ khai thuế của người dân và doanh nghiệp được nộp quamạng
- 90% cơ quan hải quan các tỉnh, TP triển khai thủ tục hải quan điện tử
- 100% hộ chiếu được cấp cho công dân Việt Nam phục vụ công tácxuất, nhập cảnh là hộ chiếu điện tử
- 30% công dân Việt Nam đủ độ tuổi theo quy định được cấp chứngminh nhân dân sản xuất trên dây chuyền hiện đại, với một số chứng minhnhân dân duy nhất, không trùng lặp, chống được làm giả
Trang 33- 30% số hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng được nộp qua mạng.Chương trình cũng đề ra 11 nhóm dịch vụ công được ưu tiên cung cấptrực tuyến tối thiểu ở mức độ 3 tại các tỉnh, TP bao gồm:
- Đăng ký kinh doanh
- Cấp giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện
- Cấp giấy phép xây dựng
- Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
- Cấp giấy phép đầu tư
- Cấp giấy đăng ký hành nghề y, dược
- Lao động, việc làm
- Cấp, đổi giấy phép lái xe
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Đăng ký tạm trú, tạm vắng
- Dịch vụ đặc thù
Bên cạnh đó, trong năm 2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyếtđịnh số 1755/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 phê duyệt Đề án “Đưa ViệtNam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT”
Năm 2010 cũng là năm đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quá trình cảicách hành chính với những kết quả đạt được từ việc triển khai thực hiện Đề ánĐơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn
2007 - 2010 (Đề án 30) Lần đầu tiên Việt Nam thiết lập và công bố bộ CSDLquốc gia về thủ tục hành chính tại 4 cấp chính quyền và công khai trên mạngInternet (http://thutuchanhchinh.vn)
Riêng về trang/cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, ngày13/6/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2011/NĐ-CP quy định vềviệc cung cấp thông tin và DVCTT trên trang thông tin điện tử hoặc cổng
Trang 34thông tin điện tử của cơ quan nhà nước Nghị định số 43/2011/NĐ-CP đã quyđịnh rõ các mục thông tin cơ quan nhà nước phải cung cấp trên trang/cổngthông tin điện tử, đặc biệt là đối với các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, nơitrực tiếp giải quyết các thủ tục với công dân và doanh nghiệp [18].
Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số TTg ngày 08/06/2013 phê duyệt Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hànhchính, giấy tờ công dân và các CSDL liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn
896/QĐ-2013 - 2020 Mục tiêu của Đề án là:
Đến hết năm 2015, hoàn thành việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật CSDL quốc gia về dân cư trong phạm vi cả nước Từ năm 2016, thực hiện việc nhập thông tin cơ bản về công dân vào CSDL quốc gia về dân cư và cấp số định danh cá nhân Đến hết năm 2020, thông tin cơ bản của tất cả công dân sẽ được nhập, cập nhật vào CSDL quốc gia về dân cư và mỗi công dân đều có số định danh cá nhân; các cơ quan hành chính nhà nước tại các cấp chính quyền khai thác, sử dụng thông tin trực tuyến tại CSDL quốc gia về dân
cư để giải quyết thủ tục hành chính cho công dân [40]
Việc xây dựng CSDL quốc gia về dân cư tạo nền tảng để xây dựng vàphát triển CPĐT trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là việc nâng mức cung cấpDVCTT lên mức cao (mức 3 và 4)
Như vậy, cho đến nay chưa có một văn bản pháp luật nào ở cấp Trungương quy định riêng về việc xây dựng và phát triển CPĐT Các văn bản đãban hành chỉ là những quy định liên quan đến việc ứng dụng CNTT tronghoạt động của cơ quan nhà nước
1.2.2 Kết quả trong triển khai Chính phủ điện tử ở Việt Nam
Trong Báo cáo tình hình phát triển về CPĐT của Liên hợp quốc công bốhai năm một lần, CPĐT ở các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng được
Trang 35đánh giá dựa trên ba yếu tố: dịch vụ công trực tuyến, cơ sở hạ tầng viễn thông
và nguồn nhân lực Căn cứ vào Sách trắng về CNTT-TT Việt Nam 2014 vàBáo cáo Đánh giá mức độ ứng dụng CNTT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơquan thuộc Chính phủ và các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2013 do BộThông tin và Truyền thông thực hiện đã cho thấy một số kết quả đạt đượctrong triển khai Chính phủ điện tử ở Việt Nam như sau:
sử dụng Theo đánh giá của Liên Hiệp quốc, chỉ số dịch vụ công trực tuyếncủa Việt Nam còn thấp
Trang 361.2.2.2 Về hạ tầng cơ sở viễn thông
Hạ tầng cơ sở viễn thông đòi hỏi công nghệ cao, dung lượng lớn, băngthông rộng, liên kết các mạng viễn thông quốc gia, kết nối trực tiếp với đườngtruyền quốc tế với nhiều loại hình dịch vụ viễn thông với chất lượng đườngtruyền cao và giá thành hợp lý
Theo thống kê trong Sách trắng về CNTT-TT Việt Nam 2014, nước taxếp thứ 4 khu vực Đông Nam Á, 14 khu vực châu Á - Thái Bình Dương vàxếp thứ 88/157 quốc gia trên thế giới (2013) về Chỉ số phát triển CNTT-TT(IDI) Việt Nam xếp thứ 84/148 quốc gia (2013) về chỉ số sẵn sàng kết nối(NRI), đặc biệt giá cước viễn thông, Internet của Việt Nam xếp hạng 8/148,gần như thấp nhất thế giới
Theo các số liệu thống kê, 86,72% máy tính trong cơ quan Bộ và 89,70%máy tính trong cơ quan tỉnh/TP được kết nối Internet; 30/30 Bộ, cơ quanngang Bộ và 63/63 các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương có trang/cổng thôngtin điện tử; 100% cơ quan nhà nước có mạng nội bộ và có đơn vị chuyên trách
về CNTT
Năm 2013, số lượng thuê bao di động đạt 123,7 triệu thuê bao
Số thuê bao cố định tiếp tục giảm đạt trên 6,7 triệu thuê bao Tuy nhiên,thuê bao Internet băng rộng cố định đạt gần 22,4 triệu thuê bao, nâng tổng sốthuê bao Internet/100 dân đạt 22,93 Trong khi đó, tổng băng thông kết nốiInternet quốc tế đạt trên 640.000 Mb/s tăng tới gần 83% so với năm 2012.Trong năm 2013, với hơn 100.000 tên miền đăng ký mới và số lượngduy trì sử dụng là 266.000 tên miền, tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” tiếptục giữ vị trí số 1 Đông Nam Á về số lượng sử dụng tên miền cấp cao mãquốc gia
Bảng 1.3 Cơ sở hạ tầng viễn thông năm 2013
Trang 37Số lượng máy tính cá nhân trên 100 người 7.86
Số lượng người dùng Internet trên 100 người 37
Số lượng điện thoại cố định trên 100 người 7.5
Số lượng thuê bao di động trên 100 người 137.93
Số lượng thuê bao Internet băng rộng trên 100 người 24.93
[Nguồn: Sách trắng về CNTT-TT 2014 ]
1.2.2.3 Về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự thành công củachiến lược xây dựng và phát triển CPĐT Nguồn nhân lực ở đây được hiểu làđội ngũ lao động làm việc trong lĩnh vực CNTT-TT, nhân lực ứng dụngCNTT trong cơ quan nhà nước, nhân lực ứng dụng CNTT trong cộng đồng
- Xếp hạng về nguồn nhân lực nói chung:
Năm 2013, Việt Nam xếp thứ 101/155 quốc gia về nguồn nhân lực ViệtNam tiếp tục được đánh giá cao bởi chất lượng đào tạo các môn toán và cácmôn khoa học Trong đó, tỷ lệ số người trên 15 tuổi biết đọc, viết là 94,8%
Tỷ lệ số học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên tổngdân số trong độ tuổi 6-17 là 87,40% Tỷ lệ số người học đại học, cao đẳngtrên tổng số người trong độ tuổi học đại học, cao đẳng là 30,90% [7]
- Về nhân lực CNTT phần cứng, phần mềm và công nghiệp nội dung số:
Năm 2013, tổng số lao động trong lĩnh vực công nghiệp CNTT là441.008 người Cả nước có 290 trường đào tạo đại học, cao đẳng và 228trường đào tạo nghề về CNTT, điện tử, viễn thông
- Về nhân lực CNTT trong cơ quan nhà nước:
Theo thống kê, có 58,24% các đơn vị trực thuộc có cán bộ chuyên tráchCNTT với số cán bộ chuyên trách trung bình là 7 cán bộ/đơn vị tại Bộ, cơquan ngang Bộ; 86,8% các đơn vị trực thuộc sở, ngành và 88,2% các đơn vị
Trang 38trực thuộc quận huyện có cán bộ chuyên trách CNTT với tỷ lệ cán bộ chuyêntrách trung bình đạt 2,31 và 2,12 trên 1 đơn vị tại tỉnh, TP [7].
- Về nhân lực CNTT trong cộng đồng:
Năm 2013, Việt Nam có gần 33,2 triệu người sử dụng Internet, nâng sốngười sử dụng Internet/100 dân đạt 37 người Việt Nam được xếp top 10 nướcchâu Á có tốc độ tăng trưởng người dùng Internet nhanh nhất, thứ 3 ĐôngNam Á, thứ 7 châu Á và 18 thế giới về số người dùng Internet [7]
Theo kết quả xếp hạng CPĐT của Liên Hiệp quốc dựa trên ba tiêu chítrên, năm 2013, Việt Nam xếp thứ 4 khu vực Đông Nam Á và thứ 99/193quốc gia về CPĐT
Bảng 1.4 Xếp hạng CPĐT các nước thuộc khu vực khối ASEAN
Trang 391.2.3 Một số tồn tại trong triển khai Chính phủ điện tử ở Việt Nam
- Công tác tuyên truyền về CPĐT chưa được triển khai mạnh mẽ nên
nhận thức của các cấp lãnh đạo, các cán bộ, công chức, viên chức và ngườidân về vai trò, lợi ích của CPĐT chưa đầy đủ, dẫn đến lãnh đạo các cấp chưatham gia thúc đẩy, các cán bộ, công chức, viên chức chưa quan tâm và sẵnsàng, người dân chưa thực sự nhập cuộc trong việc thực hiện các dự án liênquan đến ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
- Trình độ CPĐT của nước ta hiện nay còn chưa cao Việt Nam đứng thứ99/193 quốc gia (năm 2013) Nước ta vẫn chưa được đánh giá cao ở mức độsẵn sàng cho CPĐT Muốn xây dựng CPĐT đòi hỏi phải có Khung kiến trúctổng thể CPĐT Nhưng cho đến ngày 21/4/2015, Bộ Thông tin và Truyềnthông mới ban hành Khung kiến trúc CPĐT Việt Nam, phiên bản 1.0 (kèmtheo Công văn số 1178/BTTTT-THH ngày 21/04/2015 của Bộ Thông tin vàTruyền thông về việc ban hành Khung kiến trúc CPĐT Việt Nam)
Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng mạng của các cơ quan Chính phủ vẫn cònhạn chế về dung lượng, tốc độ, an toàn thông tin, cũng như các chuẩn kỹ
Trang 40thuật, chưa đáp ứng được yêu cầu trao đổi thông tin ngày càng tăng giữa các
cơ quan Chính phủ và cung cấp thông tin, dịch vụ công cho người dân, doanhnghiệp Hạ tầng viễn thông và internet (tính trên tỷ lệ số thuê bao cố định, diđộng, Internet và máy tính cá nhân) của Việt Nam vẫn thuộc vào một trongnhững nước kém phát triển Khoảng cách số giữa thành thị và nông thôn, giữanhững nhóm người có thu nhập khác nhau, giữa Việt Nam và các nước trongkhu vực đang có xu thế dãn ra
- Thách thức lớn nhất khi xây dựng CPĐT ở Việt Nam hiện nay là vấn đềcon người Chính phủ cần phải tập hợp đủ những con người có đủ khả năngxây dựng hệ thống và duy trì hệ thống đó hoạt động ổn định, gồm:
+ Con người để xây dựng, vận hành và duy trì hệ thống đó hoạt động ổnđịnh Theo dự báo, nhu cầu nhân lực công nghiệp CNTT đến năm 2020 sẽtiếp tục tăng qua từng năm và nếu không có biện pháp điều chỉnh mạnh thì sựthiếu hụt nguồn nhân lực sẽ tăng và cung không đáp ứng đủ cầu Dự kiến tớinăm 2020 nhu cầu nhân lực cho CNTT là hơn 600 ngàn người nhưng khảnăng đáp ứng chỉ đạt hơn 400 ngàn người [24]
+ Khả năng sử dụng của người dân Theo Sách trắng về CNTT năm
2014, số người sử dụng Internet/100 dân mới chỉ 37 người, số máy vi tính cánhân/100 dân là 7.86 người, số hộ gia đình có máy tính/100 hộ gia đình là18.8 hộ Tỷ lệ này là rất thấp Nếu như người dân chưa hiểu về máy tính, vềInternet thì khó để xây dựng thành công CPĐT
- Ngoài ra, hiện nay, trình độ kinh tế - xã hội của các địa phương cònchênh lệch nên khả năng ứng dụng và tiếp thu còn khác nhau dẫn đến khótriển khai đồng bộ trên toàn quốc
- Thêm vào đó, Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong xây dựngCPĐT Điều này là một khó khăn vì chúng ta vừa làm vừa học hỏi kinhnghiệm của các nước