1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

31 212 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Do đó cần thiết phải có nghiên cứu và đề xuất giải pháp để thúc đẩy quá tŕnh nâng cao chất lượng đào tạo lao động và giải quyết việc làm cho nhân lực sau đào tạo phục vụ cho sự phát tr

Trang 1

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH & XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CS2)

KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

-***** -

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN NGUỒN NHÂN LỰC

THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI LAO

ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TP HCM, NGÀY 17 THÁNG 3 NĂM 2017

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG .2

CHƯƠNG 1 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2

1.1.Một số khái niệm về nguồn lao động và đào tạo nghề: .2

1.1.1.Khái niệm về nguồn lao động: 2

1.1.2.Khái niệm về đào tạo nghề: 2

1.2.Những yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề: 3

1.2.1.Tốc đ ộ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 3

1.2.3 Đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển dạy nghề: 3

1.2.4 Thái độ xă hội về nghề và công tác đào tạo nghề: 4

1.3.Phân loại đào tạo nghề: 4

1.4.Vai trò của đào tạo nghề đối với người lao động: 4

CHƯƠNG 2 6

THỰC TRẠNG VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 6

2.1.Tổng quan về thành phố Đà Nẵng: 6

2.1.1.Đặc điểm tự nhiên của thành phố Đà Nẵng: 6

2.1.2.Dân số của tp Đà Nẵng trong những năm gần đây: 6

2.1.3.Dân số trong độ tuổi lao động: 7

2.2.Tình hình lao động việc làm và đào tạo nghề : 8

2.2.1 Tình hình đào tạo nghề : 8

2.2.2.Tình hình lao động việc làm: 10

2.3 Thực trạng đội ngũ lao động trên địa bàn thành phố đà nẵng: 13

2.3.1 Tốc đ ộ tăng trưởng: 13

2.3.2.Những hạn chế cần khắc phục trong quy mô cơ cấu lao động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay : 15

2.4.Nhận xét về vấn đề đào tạo nghề cho người lao động: 17

Trang 4

2.5 Đánh giá thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân về đào tạo nghề cho người

lao động: 18

2.5.1 Khó khăn của việc đào tạo nghề: 18

2.5.2 Mặt thuận lợi của công tác đào tạo nghề: 19

2.5.3 Nguyên nhân đào tạo nghề cho người lao động……… 20

CHƯƠNG 3 20

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LĐ TRÊN ĐI ̣A BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 22

3.1 Một số giải pháp trong đào tạo nghề cho người lao động tại tp Đà Nẵng cần được quan tâm: 22

3.1.1 Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội nhất là LLLĐ về học nghề và vấn đề việc làm: 22

3.1.2 Giải pháp và cơ chế, chính sách và tăng cường quản lí nhà nước: 22

3.1.3 Quy hoạch, quản lý các cơ sở đào tạo nghề đảm bảo gắn liền với nhu cầu thực tiễn: 23

3.1.4 Giải pháp về đẩy mạnh xã hội hóa, hợp tác quốc tế trong đào tạ o nghề:23 3.1.5 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao đ ộng nông thôn: 23

3.2.Bài học kinh nghiệm về đào tạo nghề cho người lao động tại Đà Nẵng: 24

KẾT LUẬN 25

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

Xuất phát điểm của nền kinh tế Việt Nam rất thấp, nước ta lại là một nước đông dân với tốc độ tăng dân số vào loại cao nhất thế giới Vì vậy việc tận dụng khai thác hết các nguồn lực nội tại mà đặc biệt là nguồn lực con người được coi là hạt nhân của quá trình phát triển Kinh tế- Xã hội Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: Điều kiện tiên quyết để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xă hội của đất nước là ổn định dân số, lao động là yếu tố cơ bản nhằm hoàn thành công cuộc Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước cùng bước lên chủ nghĩa xă hội

Hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, vấn đề lao động việc làm đang là

mối quan tâm hàng đầu của các cấp chính quyền, các doanh nghiệp Do đó cần thiết

phải có nghiên cứu và đề xuất giải pháp để thúc đẩy quá tŕnh nâng cao chất lượng đào tạo lao động và giải quyết việc làm cho nhân lực sau đào tạo phục vụ cho sự phát triển của thành phố

Chính vì những lí do trên mà em đã cho ̣n đề tài “ Đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” Mục đích của đề tài này là từ thực trạng chất lượng lao động và giải quyết việc làm sau đào tạo nghề để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gắn kết lao động với doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động sau đào tạo

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 1.1 Một số khái niệm về nguồn lao động và đào tạo nghề:

1.1.1 Khái niệm về nguồn lao động:

- Người lao động là người làm công ăn lương, có thể là người:Lao động phổ

thông: thợ, nông dân làm thuê, người giúp việc Lao động trí thức: Nhân viên (công chứ, tư chức ) , cán bộ, chuyên gia, Một người lao động đóng góp lao động và chuyên môn để nỗ lực tạo ra sản phẩm cho người chủ (người sử dụng lao động) và thường được thuê với hợp đồng làm việc để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được đóng gói vào một công việc hay chức năng

- Nguồn lao động: là bộ phận dân cư gồm những người trong độ tuổi lao động (không kể những người mất khả năng lao động) và những người ngoài tuổi lao động nhưng thực tế có tham gia lao động Nguồn lao động bao gồm những người từ độ tuổi lao động trở lên (ở nước ta là từ 15 tuổi)

- Lực lượng lao động là bộ phận của nguồn lao động bao gồm những người trong

độ tuổi lao động, đang có việc làm trong nền kinh tế quốc dân và những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm

Bảng 1.1: Sơ đồ cơ cấu nguồn lao động

Dân số Trong độ tuổi lao động Ngoài độ tuổi lao động Không có khả năng lao

động

Có khả năng lao động Thực tế đang làm việc

Nguồn nhân lực

1.1.2 Khái niệm về đào tạo nghề:

- Theo tài liệu của bộ LĐTB và XH xuất bản năm 2002 thì khái niệm đào tạo nghề được hiểu : “ Đào tạo nghề là hoạt động nhằm trang bị cho người lao động nhừng kiến thức ,kĩ năng và thái độ lao động cần thiết để người lao động sau khi hoàn thành khoá học hành được một nghề trong xă hội”

Trang 8

- Tại Điều 3 trong Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao tŕnh độ nghề nghiệp Hay nói theo cách khác, đào tạo nghề là quá tŕnh tác động có mục đích, có tổ chức đến người học nghề để h́nh thành và phát triển một cách có hệ thống những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của xă hội, trong đó có nhu cầu quốc gia, nhu cầu doanh nghiệp và nhu cầu bản thân người học nghề

1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề:

1.2.1 Tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu lao

động Điều này đòi hỏi cần phải đào tạo nghề cho người lao động đang hoạt động

trong những lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp sang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp - thương mại - dịch vụ, v.v đào tạo nghề nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp là việc làm có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển chung nền kinh tế ở hiện tại

và tương lai Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tác động trở lại đối với công tác đào tạo nghề theo hai hướng, một mặt thúc đẩy đào tạo nghề phát triển cũng như thúc đẩy nền kinh tế phát triển nếu như có sự phù hợp giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và công tác đào tạo nghề, mặt khác sẽ kìm hăm việc đào tạo nghề nếu như không phù hợp hoặc phát triển không tương ứng với nhu cầu thực tế đang đòi hỏi

1.2.2 Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa và yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế:

Để có thể cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, thì chất lượng nguồn lao động phải ngày càng nâng cao Chính vì vậy,chất lượng đào tạo nghề phải được nâng cao phát triển hơn nữa để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong tiến trình phát triển Toàn cầu hoá - cơ hội và thách thức cho toàn bộ các quốc gia, từ phát triển hay đang phát triển cho đến chưa phát triển Người lao động có được cơ hội học hỏi nâng cao tay nghề, trình độ hiểu biết, hình thành lối văn hoá ứng xử theo hướng công nghiệp

1.2.3 Đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển dạy

nghề:

Trong mỗi giai đoạn, những đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đúng và phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy công tác đào tạo nghề phát triển, góp

Trang 9

phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển kinh tế - xă hội Kết quả đạt được trong tất cả lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hoá - xă hội kể từ sau khi đổi mới cơ chế quản lí, trước tiên phải nói đến tính đúng đắn trong việc đề ra những chính sách liên quan đến đào tạo nghề cho người lao động của Đảng và Nhà nước

1.2.4 Thái độ xă hội về nghề và công tác đào tạo nghề:

Quan niệm cho rằng chỉ có bằng đại học mới có thể tìm được việc làm có

lương cao, ổn định, ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh,công tác đào tạo nghề Đến nay, quan niệm cho rằng trình độ học vấn càng cao khả năng tìm việc làm ổn định vẫn còn ăn sâu vào trong nếp nghĩ của đông đảo quần chúng nhân dân, bằng cấp đối với họ rất quan trọng, nhiều khi không nhìn thấy được giá trị của việc học nghề Để thay đổi được nhận thức là một việc làm lâu dài, không thể một sớm một chiều, một khi đă thay đổi sẽ tác động đến hiệu quả của công tác đào tạo nghề cho người lao động

1.3 Phân loại đào tạo nghề:

• Theo đinh hướng nội dung đào tạo, có hai hình thức : đào tạo định hướng công việc và đào tạo định hướng doanh nghiệp

• Theo mục đích của nội dung đào tạo, có các hình thức: đào tạo, hướng dẫn công việc cho nhân viên; đào tạo, huấn luyện kĩ năng; đào tạo kĩ thuật an toàn lao động; đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ thuật an toàn lao động; đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ thuật; đào tạo và phát triển các năng lực quản lí

• Theo cách thức tổ chức, có các hình thức: đào tạo chính quy, đào tạo tại chức, lớp cạnh xí nghiệp, kèm cặp tại chỗ

• Theo địa điểm hoặc nơi đào tạo, các hình thức sau : đào tạo tại nơi làm việc và đào tạo ngoài nơi làm việc

• Theo đối tượng học viên có cách hính thức: đào tạo mới, đào tạo lại và đào tạo nâng cao

1.4 Vai trò của đào tạo nghề đối với người lao động:

- Tạo ra tính chuyên nghiệp và sự gắn bó giữa người lao động và nghề nghiệp

- Trực tiếp giúp người lao động thực hiện công việc tốt hơn, đặc biệt khi họ thực hiện công việc không đáp ứng được các tiêu chuẩn mẫu, hoặc khi được nhận công việc mới

Trang 10

- Cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới cho người lao động, giúp họ có thể áp dụng thành công các thay đổi công nghệ, kỹ thuật trong nghề nghiệp

- Đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động Được trang bị những kỹ năng chuyên môn cần thiết sẽ kích thích họ thực hiện công việc tốt hơn, đạt được nhiều thành tích tốt hơn, muốn được trao những nhiệm vụ có tính thách thức cao hơn có nhiều cơ hội thăng tiến hơn

- Tạo cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc của họ,

đó cũng chính là cơ sở để phát huy tính sáng tạo cuả người lao động trong công việc

Trang 11

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1 Tổng quan về thành phố Đà Nẵng:

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của thành phố Đà Nẵng:

Vị trí địa lí:

- Tọa độ phần đất liền của thành phố Đà Nẵng từ 15°15' đến 16°40' vĩ độ Bắc và

từ 107°17' đến 108°20' kinh độ Đông Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây

và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông

- Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 766 km

về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 961 km về phía Nam và cách kinh đô thời cận đại của Việt Nam là Thành phố Huế 101 km về hướng Tây Bắc theo đường Quốc

lộ 1A

- Đà Nẵng còn là trung điểm của các di sản thế giới ví dụ như : cố đô Huế, Phố

Cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn Thành phố Đà Nẵng nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, đông bắc Campuchia, Thái Lan và Myanma Đà Nẵng nằm trong vị trí thuận lợi cho việc phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ

đã đưa ra yêu cầu trong những năm đến phải nâng cao một bước chất lượng dân số, chất lượng nguồn lực để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Do

đó, nhiệm vụ nâng cao chất lượng dân số được coi là mục tiêu số một của ngành dân

Trang 12

số thành phố thời gian tới và là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh,

bền vững của thành phố

• Dân số: Năm 2015, ước dân số trung bình thành phố Đà Nẵng có 1.029.110

người, tăng 21.457 người so với năm 2014, tốc độ tăng 2,1 %

• Năm 2015, đời sống người dân thành thị ngày càng chênh lệch so với đời sống

người dân nông thôn Thu nhập bình quân dân cư khu vực thành thị là 3.818 nghìn

đồng/ người/ tháng, tăng 5,62% so với nắm 2014; trong khi đó thu nhập bình quân dân

cư khu vực nông thôn là 2.180 nghìn đồng/ người/tháng, tăng 3,07% so với năm 2014

Bảng 2.1 Dân số trung bình thành phố Đà Nẵng phân theo quận, huyện

Nguồn: tổng cục thống kê năm 2014

2.1.3 Dân số trong độ tuổi lao động:

- Dân số thành phố Đà Nẵng tham gia lực lượng lao động cho đến thời điểm quí

II năm 2015 là 53,71 triệu người, chiếm 76,20% dân số Nhìn chung, số lao động trong

độ tuổi lao động chiếm phần lớn dân số và có xu hướng tăng cả quy mô lẫn tỷ trọng

Trang 13

- Lực lượng lao động: thanh niên (15 đến 24 tuổi) chiếm 14,1% trong tổng số lực

lượng lao động, tăng 2,1 điểm phần trăm so năm 2010 nhưng hiện vẫn thấp hơn so

mức trung bình toàn quốc (14,9%)

Bảng 2.2 Bảng tỉ lệ theo độ tuổi qua các năm

ĐVT: Phần trăm

Từ 15 đến 24 tuổi Từ 25 đến 34 tuổi Từ 35 tuổi trở lên

Nguồn Tổng cục thống kê năm 2014

2.2 Tình hình lao động việc làm và đào tạo nghề :

2.2.1 Tình hình đào tạo nghề :

• Ngày nay, Đà Nẵng đang vươn mình đứng dậy, vươn tới một tầm cao mới

Vì thế, Đà Nẵng cần có một lực lượng lao động có chất lượng đảm bảo cho sự

lớn lên đó Nắm bắt được yêu cầu khách quan đó, đồng thời thực hiện theo

đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước Trong những năm vừa qua, Đà

Nẵng hết sức đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục đào tạo và đã gặt hái được nhiều

• Trong những năm qua, nhờ thực hiện nhiều chính sách xóa mù chữ cùng các

chính sách phổ cập giáo dục tiểu học, giáo dục phổ thông, tỷ lệ số người biết chữ trong

dân số và trong lao động không ngừng tăng Sự phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo

Trang 14

mạnh mẽ, ở cả khu vực thành thị và nông thôn, thành phố Đà Nẵng đã đạt được nhiều thành tựu, nhất là tỷ lệ dân biết chữ là một trong những địa phương đứng đầu cả nước tính đến năm 2015, tỷ lệ người mù chữ chỉ còn khoảng 2,5%, thấp hơn rất nhiều so với các tỉnh thành khác và thấp hơn cả nước với con số 5,1% Điều này chứng tỏ hiệu quả thực hiện của các chính sách xóa mù chữ tên địa bàn

Số lao động tốt nghiệp Trung học phổ thông ngày càng cao, Đà Nẵng nằm trong top tỉnh thành có tỷ lệ trình độ học vấn cao nhất cả nước

• Đại học Đà Nẵng hợp tác với trường đại học của các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Canada, New Zealand trong việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cũng như đưa sinh viên sang học tập tại các nước này

• Thành phố hiện đang chú trọng phát triển đội ngũ lập trình viên, kỹ thuật viên

có tay nghề và kỹ năng cao Đến năm 2015, tổng số kỹ sư, cử nhân công nghệ thông tin, kỹ sư điện tử viễn thông, lập trình viên được đào tạo đạt 5.000 – 7.000 người mỗi năm

Bảng 2.4 Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở Đà Nẵng giai đoạn

xu thế thay đổi công nghệ của các nhà máy, xí nghiệp đang dần cuyển đổi quy trình sản xuất theo hướng hiện đại hóa

• Cán bộ quản lý đào tạo nghề ở địa phương vừa thiếu, vừa yếu ở các cơ sở dạy nghề dân lập, tư thục Vì vậy, tình trạng chuyển đổi cán bộ quản lí thường phát sinh

Trang 15

gây khó khăn trong công tác đòa tạo nghề như, ví dụ điển hình: ở trường dạy nghề tư thục Cao Thắng và trường Công kỹ nghệ dân lập Đà Nẵng, trường dạy nghề dân lập Đông Dương,

• Có thể thấy, nhờ việc đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống Giáo dục và đào tạo, thời gian qua, trình độ chuyên môn của lực lượng lao động không ngừng được nâng cao Giai đoạn 2011 – 2015, đào tạo nghề ở Đà Nẵng là 195,5 ngàn người, trong đó, 10% cao đẳng nghề, 28% trung cấp nghề Đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 41,6%

Tuy nhiên, việc giáo dục đào tạo nghề trong những năm gần đây bị phát triển nóng, thả nổi về công tác sàng lọc chất lượng, định hướng nghề nghiệp, dẫn đến tình trạng

nguồn nhân lực sau đào tạo vừa thiếu lại vừa thừa Cụ thể trong ngành Sư phạm, tại Đà Nẵng, mỗi năm có 300 sinh viên Sư phạm tốt nghiệp, song địa phương chỉ tuyển dụng

từ 15 đến 20 biên chế Việc thừa, dồn ứ, giáo viên thất nghiệp hàng năm lên đến hàng ngàn người Sự dôi dư này gây lãng phí xã hội vừa tạo áp lực giải quyết việc làm cho địa phương

• Trước thực trạng mất cân đối trong đào tạo nghề, tồn tại nghịch lí nguồn lao động vừa thừa lại vừa thiếu, ngành Lao động Thương binh & Xã hội thành phố Đà Nẵng hiện nay “bắt tay” với các trường cao đẳng nghề, các doanh nghiệp, hiệp hội nghề, ngân hàng để khảo sát nhu cầu việc làm, tổ chức đào tạo có trọng điểm, có chủ đích và có chất lượng Theo đó sẽ tạo điều kiện cho người học từ việc vay vốn đóng học phí đến tạo việc làm, trả nợ

• Năm 2015- 2016 lao động có việc làm đã qua đào tạo từ trình độ “ sơ cấp nghề” trở lên của thành phố ước tính 10,8 triệu người, chiếm 20,3% số lao động có việc làm trong toàn quốc Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo của khu vực thành thị

là 35,7% cáo gấp 3 lần của khu vực nông thôn

2.2.2.Tình hình lao động việc làm:

• Trong những năm qua, thành phố Đà Nẵng đã có bước phát triển về kinh tế - xã hội tương đối nhanh, duy trì tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế cao, đặc thù của thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây là công tác quy hoạch phát triển thành phố, chỉnh trang đô thị diễn ra với tốc độ khá nhanh; công tác giải phóng mặt bằng,

Ngày đăng: 17/03/2019, 13:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo điện tử Chính phủ“ Năm 2013 Đà Nẵng phấn đấu còn 7,5% hộ nghèo” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo điện tử Chính phủ"“ Năm 2013 Đà Nẵng phấn đấu còn 7,5% hộ nghèo
2. Cổng thông tin điện tử thành phố đà nẵng “Đề án giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố đà nẵng từ năm 2012- 2015” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cổng thông tin điện tử thành phố đà nẵng" “Đề án giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố đà nẵng từ năm 2012- 2015
4. Nguyễn Đông ( 4/12/2012)“Đà Nẵng lần đầu hụt thu ngân sách”, Báo Vnxpress Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đà Nẵng lần đầu hụt thu ngân sách”
5. Trần Văn Tấn (04/06/2010), “Thành phố Đà Nẵng thực hiện tốt các chính sách tạo việc làm cho người lao động sau giải tỏa, di dời”, Tạp chí Cộng sản, số 13, tr. 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phố Đà Nẵng thực hiện tốt các chính sách tạo việc làm cho người lao động sau giải tỏa, di dời”, "Tạp chí Cộng sản
6. Thông tin kinh tế xã hội Việt Nam tháng 1 năm 2014 ( Bản quyền thuộc Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng
7. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 (của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng
3. Các báo cáo niên giám thống kê từ năm 2010-2014 của Cục thống kê Đà Nẵng Khác
w