Mô tả được cấu trúc của tế bào nhân sơ Trình bày được cấu trúc và chức năng các bào quan trong tế bào động vật và tế bào thực vật Chỉ ra được sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của loại bào quan So sánh được cấu trúc siêu hiển vị của tế bào động vật và tế bào thực vật Phân tích được mối quan hệ giữa các bào quan trong quá trình tổng hợp và tiết protein của tế bào So sánh cấu trúc tế bào nhân sơ và nhân thực
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
CHUYÊN ĐỀ CẤU TRÚC TẾ BÀO
Sinh học 10
Họ và tên: Nguyễn Thị Nhung
Chức vụ: Giáo viên môn Sinh học
Đơn vị công tác:
Trường THPT Trần Hưng Đạo
Năm học 2018-2019 CHUYÊN ĐỀ 1: CẤU TRÚC TẾ BÀO
Trang 2I NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1 Mô tả chuyên đề
Chuyên đề này gồm các bài chương II, thuộc phần 2 – Sinh học tế bào- Sinh học 10 THPT
Bài 7 Tế bào nhân sơ
Bài 8,9,10 Tế bào nhân thực
2 Mạch kiến thức của chuyên đề
1 Đặc điểm chung, cấu tạo của tế bào nhân sơ
- Chưa có nhân hoàn chỉnh
- Tế bào chất không có hệ thống nội màng
- Kích thước nhỏ(1/10 kích thước tế bào nhân thực).
- Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ có lợi:
+ Tỉ lệ S/V lớn thì tốc độ trao đổi chất với môi trường diễn ra nhanh
+ Tế bào sinh trưởng nhanh, khả năng phân chia mạnh, số lượng tế bào tăng
nhanh.II * Cấu tạo tế bào nhân sơ
Tế bào được cấu tạo từ 3 thành phần cơ bản là màng sinh chất, tế bào chất vàvùng nhân
a Thành tế bào
- Thành phần hoá học cấu tạo nên thành tế bào là peptiđôglican (Cấu tạo từ
các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipêptit ngắn).
- Vai trò: quy định hình dạng của tế bào
Vi khuẩn được chia làm 2 loại:
+ VK Gram dương: có màu tím, thành dày
+ VK Gram âm: có màu đỏ, thành mỏng
-> Sử dụng thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh
b Màng sinh chất
- Cấu tạo: phôtpholipit 2 lớp và prôtein
- Chức năng: trao đổi chất và bảo vệ tế bào
Trang 3- Vị trí: nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân
- Gồm 2 phần:
+ Bào tương (dạng keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác)không có hệ thống nội màng, không các bào quan có màng bọc và khung tế bào+ Ribôxôm (Cấu tạo từ prôtein và rARN) không có màng, kích thước nhỏ, lànơi tổng hợp prôtein
- Chủ yếu có hình cầu, đường kính 5micrômet
- Phía ngoài bao bọc bởi 2 lớp màng Trên màng có các lỗ nhân
- Bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (ADN liên kết với prôtein) và nhân
con
b Chức năng
- Mang thông tin di truyền và là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của tế bào
- Là bào quan có màng đơn, gồm hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhauchia tế bào chất ra thành nhiều xoang chức năng
Trang 4b Chức năng: Tổng hợp prôtein của tế bào.
2.4 Bộ máy Gôngi
- Cấu trúc: gồm hệ thống túi màng dẹp xếp chồng lên nhau nhưng tách biệt
nhau theo hình vòng cung
- Chức năng: thu gom, đóng gói, biến đổi và phân phối sản phẩm từ nơi sản
xuất đến nơi tiêu thụ hay để xuất bào
2.5 Ti thể
*Cấu trúc
Ti thể có 2 lớp màng bao bọc:
- Màng ngoài trơn không gấp khúc
- Màng trong gấp nếp tạo thành các mào ăn sâu vào chất nền, trên đó có cácenzim hô hấp
- Chất nền có chứa AND và ribôxôm
* Chức năng
Cung cấp năng lượng chủ yếu của tế bào dưới dạng ATP
2.6 Lục lạp (chỉ có ở thực vật)
* Cấu trúc
- Phía ngoài có 2 lớp màng bao bọc
- Phía trong: +Chất nền không màu có chứa AND và ribôxôm
+ Hệ túi dẹt gọi là tilacoit -> Màng tilacôit có chứa chất diệp lục và enzimquang hợp Các tilacôit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là Grana CácGrana nối với nhau bằng hệ thống màng
- Chức năng: tuỳ từng loại tế bào và tuỳ loài
+ Dự trữ chất dinh dưỡng, chứa chất phế thải
+ Giúp tế bào hút nước, chứa sắc tố thu hút côn trùng(TBTV)
Trang 5+ ở ĐV nguyên sinh có không bào tiêu hoá và không bào co bóp phát triển.
b Lizôxôm
- Cấu trúc: Có dạng túi nhỏ, cso 1 lớp màng bao bọc, chứa enzim thuỷ phân
- Chức năng: Phân huỷ tế bào già, tế bào bị tổn thương không có khả năng phụchồi, bào quan già Góp phần tiêu hoá nội bào
- Prôtein gồm prôtein xuyên màng và prôtein bán thấm
- Các phân tử colesterôn xen kẽ trong lớp phôtpholipit tăng tính ổn định củamàng
- Các lipôprôtein và glicôprôtein làm nhiệm vụ như giác quan, kênh, dấu chuẩnnhận biết đặc trưng cho từng loại tế bào
2.2 Chức năng
- TĐC với môi trường có tính chọn lọc nên màng có tính bán thấm
- Thu nhận thông tin lí hoá học từ bên ngoài(nhờ các thụ thể) và đưa ra đáp ứngkịp thời
- Nhờ glicôprôtein để tế bào nhận biết tế bào lạ
2.9 Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất
- Cấu trúc: gồm glicôprôtein, chất vô cơ và chất hữu cơ
- Chức năng: Ghép các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp tế bào thu nhận thông tin
3 Thời lượng
Số tiết học trên lớp: 04 tiết
Trang 6II TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1 Mục tiêu
1.1 Kiến thức
- Mô tả được cấu trúc của tế bào nhân sơ
- Trình bày được cấu trúc và chức năng các bào quan trong tế bào động vật và tếbào thực vật
- Chỉ ra được sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của loại bào quan
- So sánh được cấu trúc siêu hiển vị của tế bào động vật và tế bào thực vật
- Phân tích được mối quan hệ giữa các bào quan trong quá trình tổng hợp và tiếtprotein của tế bào
- So sánh cấu trúc tế bào nhân sơ và nhân thực
1.2 Kỹ năng
- Kĩ năng phân tích và so sánh đặc điểm cơ bản của tế bào nhân sơ
- Kĩ năng so sánh, phân tích đặc điểm tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ
1.3 Thái độ
Giáo dục cho HS biết được ý nghĩa của sự biến đổi cấu tạo ở cơ thể phù hợp với
chức năng và điều kiện môi trường
Giáo dục lòng yêu thích môn học
1.4 Định hướng phát triển năng lực trong chuyên đề
- Tri thức về sinh học: Hiểu biết về đặc điểm cấu tạo của tế bào nhân sơ, nhân thực
- Năng lực nghiên cứu
+ Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: quan sát hình ảnh tế bào nhân sơ, tế bào thực vật, tế bào động vật đã được nhuộm màu sau đó vẽ hình ảnh quan sát được và mô tả
+ Năng lực thu nhận và xử lý thông tin: đọc hiểu các sơ đồ, bảng biểu
+ Năng lực nghiên cứu khoa học: quan sát, tìm mối quan hệ giữa các bào quan, đưa ra tiên đoán
+ Năng lực tư duy: phát triển tư duy phân tích so sánh thông qua việc so sánh các loại tế bào: tế bào thực vật và động vật, tế bào nhân sơ và nhân thực
+ Năng lực ngôn ngữ: phát triển ngôn ngữ nói và viết thông qua trình bày, tranhluận, thảo luận về tế bào
2 Phương tiện học tập
2.1 Giáo viên: Giáo án, máy tính, phiếu học tập
Trang 72.2 Học sinh: SGK, dụng cụ học tập, tìm hiểu bài trước ở nhà
3 Phương pháp dạy học
Phương pháp vấn đáp + trực quan + làm việc cá nhân+ làm việc nhóm
4 Tiến trình dạy học chuyên đề
Phần 1: Tìm hiểu khái quát về tế bào, cấu trúc tế bào nhân sơ (1 tiết)
(tiết dạy minh họa)
Hoạt động 1: Khởi động
1 Mục đích
- Làm bộc lộ những hiểu biết sẵn có của học sinh, tạo mối
liên tưởng kiến thức cũ về các giới sinh vật với kiến thức bài
học về đặc điểm chung tế bào nhân sơ
- Kích thích sự tò mò
- Giúp GV kiểm tra học sinh có hiểu biết gì về những vấn đề
liên quan tới bài học: hiện tượng kháng thuốc kháng sinh
2 Nội dung
GV đưa ra một tình trạng hiện nay đó là hiện tượng kháng
thuốc kháng sinh của một số loại vi khuẩn gây bệnh Vậy
cấu tạo của vi khuẩn có điểm gì đặc biệt có thể kháng lại
thuốc kháng sinh
3 Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
- Học sinh nêu được vi khuẩn là tế bào nhân sơ
- Vi khuẩn sinh sản nhanh nên kháng sinh không tiêu diệt
được
4 Kĩ thuật tổ chức
GV đưa một số hình ảnh vi khuẩn gây bệnh có khả năng
kháng kháng sinh và yêu cầu học sinh cho biết vi khuẩn là
loại tế bào gì? Vi khuẩn có đặc điểm cấu tạo gì đặc biệt có
thể giúp nó kháng lại thuốc kháng sinh
HS trả lời: vi khuẩn là tế bào nhân sơ Vi khuẩn sinh sản
nhanh nên kháng sinh không tiêu diệt được
GV: VK là loại tế bào nhân sơ, một số loại vi khuẩn hiện nay
có khả năng kháng thuộc kháng sinh Vậy nguyên nhân do
đâu bài học sẽ giải đáp thắc mắc
Hoạt động 2 Hình thành kiến thức mới
1 Mục đích
- HS nêu được đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
- Trình bày được cấu tạo của tế bào nhân sơ
- Giải thích được vì sao vi khuẩn kháng được thuốc kháng
sinh
2 Nội dung
Kích thích khả năng tư duy, phân tích, liên hệ thực tế
để giải quyết vấn đề
Trang 8I Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
II Cấu tạo tế bào nhân
3 Dự kiến sản phẩm của học sinh
- Học sinh hoàn thành phiếu học tập số 1 về đặc điểm chung
của tế bào nhân sơ và phiếu học tập số 2: cấu tạo tế bào nhân
sơ
4 Kỹ thuật tổ chức
GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã được học ở bài 1, 2
chương trình Sinh học 10, trả lời câu hỏi:
- Vì sao tế bào là cấp tổ chức cơ bản nhất của hệ thống sống?
Có mấy loại tế bào? Đó là những loại nào?
2 GV: Trong hệ thống 5 giới sinh vật, sinh vật thuộc giới
nào được cấu tạo bởi tế bào nhân sơ? Trong giới đó gồm có
nhưng sinh vật nào? Sv thuộc giới nào là sinh vật nhân thực?
- GV nêu vấn đề: Ngoài tế bào thực vật, động vật còn có tế
bào nhân sơ, vậy làm thế nào để xác định 1 tế bào là nhân
thực hay nhân sơ? HS cùng hoàn thành PHIẾU HỌC TẬP 1
- GV chiếu sơ đồ cấu trúc hiển vi của tế bào vi khuẩn có chú
thích các bộ phận cơ bản Yêu cầu học sinh quan sát, kết hợp
với những kiến thức đã có về tế bào thực vật, động vật, trao
đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1
3 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung
SGK, quan sát sơ đồ cấu tạo vi khuẩn, trao đổi nhóm hoàn
thành
GV tổng kết nội dung phiếu học tập và nhấn mạnh lại cấu
tạo tế bào vi khuẩn
+ Dựa vào cấu trúc của thành tế bào người ta chia thành 2
nhóm vi khuẩn: Gram + và Gram – giúp chúng ta có thể sử
dụng thuốc kháng sinh đúng đối tượng
+ Trong vùng nhân của tế bào vi khuẩn, có phân tử ADN
dạng vòng trần kép và một cấu trúc chứa gen là plasmid nhỏ,
cấu trúc đơn giản, dễ bị đột biến
Rèn kĩ năng quan sát, phân tích hình ảnh, tổng hợp kiến thức, trình bày kiếnthức
Rèn kĩ năng làm việc nhóm
Trang 9GV hỏi: Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào
nhân sơ?
3 Dự kiến sản phẩm
Hs giải thích: vì cấu tạo tế bào đơn giản, kích thước nhỏ nên
tế bào nhân lên nhanh hơn
4 Kỹ thuật tổ chức
GV hỏi: Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào
nhân sơ?
Hs giải thích: vì cấu tạo tế bào đơn giản, kích thước nhỏ nên
tế bào nhân lên nhanh hơn
GV giải đáp, phân tích: Tế bào nhỏ thì tỉ lệ S/V giữa diện
tích bề mặt (màng sinh chất) (S) trên thể tích của tế bào (V)
sẽ lớn Tỉ lệ S/V lớn sẽ giúp tế bào trao đổi chất với môi
trường một cách nhanh chóng làm cho tế bào sinh trưởng và
sinh sản nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình dạng
nhưng có kích thước lớn hơn Ngoài ra, kích thước tế bào
nhỏ thì sự khuếch tán các chất từ nơi này đến nơi kia trong tế
bào cũng diễn ra nhanh hơn dẫn đến tế bào sinh trưởng
nhanh và phân chia nhanh
GV: Do đột biến, tức là chính thuốc kháng sinh đã làm đột
biến hệ vật chất di truyền của vi khuẩn làm cho hệ vật chất
này bị biến đổi Cụ thể ở đây là DNA của vi khuẩn bị biến
đổi Sự biến đổi này theo hướng kháng lại thuốc kháng sinh
và gen bị biến đổi này được gọi là gen kháng thuốc
Rèn kĩ năng tư duy, phân tích, giảiquyết vấn đề
Rèn kĩ năng tư duy, phân tích, giảiquyết tình huống thực tế
Phần 2: Tìm hiểu cấu trúc, chức năng của các bào quan: Nhân tế bào, lưới nội
chất, riboxom, bộ máy golgi, ty thể, lục lạp, không bào, lizoxom, màng sinh chất, thành tế bào, chất nền ngoại bào (3 tiết)
Trang 10- GV chiếu sơ đồ cấu trúc điểm hình bắt buộc của tế bào
động vật, tế bào thực vật không chú thích, mà chỉ đánh thứ
tự Yêu cầu học sinh nêu tên các bộ phận đã biết
- GV chiếu sơ đồ cấu trúc đầy đủ, chia lớp thành 5 nhóm,
giao nhiệm vụ, chuẩn bị bài trình bày:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của nhân tế bào
+ Nhóm 2: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của riboxom,
lưới nội chất, bộ máy golgi So sánh được sự khác nhau của
lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn, chỉ ra được mối quan
hệ giữa các bào quan này trong hoạt động của tế bào
+ Nhóm 3: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của màng sinh
chất
+ Nhóm 4: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của ti thể, lục
lạp
+ Nhóm 5: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của không bào,
lizoxom, thành tế bào và chất nền ngoại bào
- GV: Để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm, yêu cầu mỗi học
sinh về nhà phải hoàn thành PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
HS: Hoàn thành nhiệm vụ (trong và ngoài giờ trên lớp) và
trình bày dưới dạng power point hoặc A0 hoặc poster trong
tiết đầu tiên
Tiết số 2: Nhóm 1, 2 trình bày và thảo luận Các nhóm đánh
giá bài trình bày, giáo viên nhận xét, đánh giá và tổng kết
Tiết 3: Nhóm 3,4,5 trình bày và thảo luận Các nhóm đánh
giá bài trình bày, giáo viên nhận xét, đánh giá và tổng kết
- Các sản phẩm sẽ được đánh giá và chia sẻ với tất cả các
nhóm
- Khắc sâu kiến thức: GV chiếu lại hình tế bào thực vật và tế
bào động vật, yêu cầu học sinh so sánh cấu trúc tế bào động
vật và tế bào thực vật
GV chiếu hình ảnh tế bào thực vật và tế bào động vật đã
được nhuộm màu, các bào quan đã được nhuộm màu mở
rộng thêm kiến thức thực tế cho học sinh: muốn quan sát tế
bào, bào quan đều phải nhuộm màu
và giới thiệu
thức cũ đã học ở THCS nêu được các thành phần cấutrúc của tế bào
- Rèn luyện kĩ năng hợp tác, tìm hiểu, khai thác, xử
lý thông tin, trình bày dữ liệu, thuyết trình
- Giúp HS hứng thú hơn với bài học
- Hình thành tư duy tổng hợp về sựphù hợp giữa cấu tạo và chức năng của các bào quan trong tế bào, sự phối hợp hoạt độngcủa các bào quan trong hoạt động tổng hợp protein
Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợpRèn kĩ năng thuyếttrình, sử dụng ngônngữ nói,, kỹ năng đánh giá
Phiếu học tập số 1: Dùng dấu (x) đánh dấu vào các bộ phận mà các tế bào có
Thành phần cơ
bản
Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
Tế bào thực vật Tế bào động vậtMàng sinh chất
Trang 11Tế bào chất
Màng nhân
Vật chất di truyền
Phiếu học tập số 2: Hoàn thành cấu trúc, chức năng các thành phần trong
tế bào nhân sơ
Thành phần cấu trúc Cấu tạo Chức năng
5 Kiểm tra đánh giá
5.1 Ma trận kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
gì cho tế bào nhân sơ
Giải thích được ý nghĩa của việc nhuộm bằng phương pháp gram đối với chủng vi khuẩn
Phân tích được vì sao một số loại vikhuẩn có khả năng kháng thuốc
Liên hệ được những ứng
Năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống thực tiễn
Trang 12dụng của con người với khảnăng sinh sảnnhanh của VK
và lưới nội chất trơn
- Giải thích được cấu trúckhảm động của màng sinh chất
- So sánh được cấu trúccủa tế bào nhân sơ và nhân thực, tế bào thực vật
và tế bào động vật
Xác định được bào quan có nhiềutrong loại tế bào nào
Lấy được ví
dụ về các loại
tế bào trong
cơ thể có cấu tạo phù hợp với chức năng của tế bào tại cơ quan
Năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp kiếnthức
5.2 Câu hỏi kiểm tra
Tế bào nhân sơ
Câu 1 Ghép các từ ở cột A với các chỗ trống ở cột C sao cho phù hợp và ghi
- Cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều
có ….(7)… thành phần cấu trúc cơ bản là màng sinh chất, … (8)… và nhân hoặc vùng nhân chứa ….(9)…
Trang 13i tế bào chất 9.
Câu 2
Sự khác nhau giữa cấu tạo thành tế bào vi khuẩn Gram dương và Gram âm?
Thành tế bào của 2 nhóm vi khuẩn Gram dương và Gram âm khác nhau ở
những điểm chủ yếu sau:
a) Phân biệt vi khuẩn Gram dương với vi khuẩn Gram âm:
Vi khuẩn Gram dương Vi khuẩn Gram âm
- Nhuộm Gram có màu tím
- Dùng trong phân loại để phân biệt các vi sinh vật khác nhau
Câu 4 Tại sao vi khuẩn “biết” kháng thuốc?
Trang 14Sự kháng lại thuốc kháng sinh của vi khuẩn về cơ bản là do gen Tức là vi khuẩn “tự nhiên” có những gen kháng thuốc trong tế bào Nhờ có gen kháng thuốc mà vi khuẩn có đủ năng lực chống lại tác dụng của thuốc kháng sinh Do đột biến, tức là chính thuốc kháng sinh đã làm đột biến hệ vật chất di truyền của
vi khuẩn làm cho hệ vật chất này bị biến đổi Cụ thể ở đây là DNA của vi khuẩn
bị biến đổi Sự biến đổi này theo hướng kháng lại thuốc kháng sinh và gen bị biến đổi này được gọi là gen kháng thuốc Không phải là dễ dàng mà vi khuẩn
có được sự đột biến này Sự đột biến chỉ xảy ra khi thuốc được dùng với liều lượng không quy chuẩn và vi khuẩn có thể sống sót sau đợt điều trị Những
“con” vi khuẩn sống sót này sẽ nhận biết, cảm hoá và biến đổi DNA để chống lại tác dụng của thuốc kháng sinh Và thế là gen kháng thuốc được tạo thành
Tế bào nhân thực
Câu 1 Cho các ý sau:
(1) Không có thành tế bào bao bọc bên ngoài
(2) Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền
(3) Trong tế bào chất có hệ thống các bào quan
(4) Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang nhỏ
(5) Nhân chứa các nhiễm sắc thể (NST), NST lại gồm ADN và protein
Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của tế bào nhân thực?
A 2
B 4
C 3
D 5
Câu 2: Đặc điểm không có ở tế bào nhân thực là?
A Có màng nhân, có hệ thống các bào quan
B Tế bào chất được chia thành nhiều xoang riêng biệt
C Có thành tế bào bằng peptidoglican
D Các bào quan có màng bao bọc
Câu 3: Nhân của tế bào nhân thực không có đặc điểm nào sau đây?
A Nhân được bao bọc bởi lớp màng kép
B Nhân chứa chất nhiễm sắc gòm ADN liên kết với protein
C Màng nhân có nhiều lỗ nhỏ để trao đổi chất với ngoài nhân
D Nhân chứa nhiều phân tử ADN dạng vòng
Câu 4: Trong thành phần của nhân tế bào có?