Các anh chị trong Công ty Cổ Phần Long Hậu, Khu Công Nghiệp Long Hậu, nhất là chú Nguyễn Văn Hoàng đã cung cấp rất nhiều thông tin cũng như tài liệu, đóng góp ý kiến rất cần thiết cho tô
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
****************
VÕ TẤN LỰC
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ CẢI TẠO CẢNH QUAN MỘT
SỐ TUYẾN ĐƯỜNG TRONG KHU CÔNG NGHIỆP LONG
HẬU HUYỆN CẦN GIUỘC TỈNH LONG AN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN
Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
****************
VÕ TẤN LỰC
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ CẢI TẠO CẢNH QUAN MỘT
SỐ TUYẾN ĐƯỜNG TRONG KHU CÔNG NGHIỆP LONG
HẬU HUYỆN CẦN GIUỘC TỈNH LONG AN
Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010
Trang 3MINISTRY OF EDUCATION AND TRANING
HO CHI MINH AGRICULTURE AND FORESTRY UNIVERSITY
****************
VO TAN LUC
SURVEY THE CURRENT SITUATION AND IMPROVE THE LANDSCAPE A NUMER OF ROADS IN INDUSTRIAL PARKS
CAN GIUOC DISTRICT LONG AN PROVINCE
Department of landscaping and environmental horticulture
BACHELOR THESIS
Instructors:Dr DINH QUANG DIEP
Ho Chi Minh City
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại Học Nông Lâm, tôi đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy, các cô cũng như các bạn, qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Các thầy cô đã giảng dạy trong bốn năm học tại trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Các thầy cô trong bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Đinh Quang Diệp - Trưởng
Bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên đã giúp đỡ và hướng dẫn tôi rất tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp cũng như trong cả quá trình học tập
Các anh chị trong Công ty Cổ Phần Long Hậu, Khu Công Nghiệp Long Hậu, nhất là chú Nguyễn Văn Hoàng đã cung cấp rất nhiều thông tin cũng như tài liệu, đóng góp ý kiến rất cần thiết cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Xin cảm ơn mọi người đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn
Và sau cùng tôi vô cùng biết ơn gia đình luôn bên cạnh, giúp đỡ và tạo điều kiện tôt nhất để tôi có được kết quả như ngày hôm nay
Võ Tấn Lực
Trang 5TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ CẢI TẠO CẢNH QUAN MỘT SỐ TUẾN ĐƯỜNG TRONG KHU CÔNG NGHIỆP LONG HẬU ( KHU MỞ RỘNG) HUYỆN CẦN GIUỘC TỈNH LONG AN” trong thời gian từ 01 tháng 03 đến
15 tháng 06 năm 2010
Mục tiêu của đề tài là : Xây dựng mảng xanh trên toàn bộ các tuyến đường thuộc khu mở rộng của KCN Long Hậu, đáp ứng tỷ lệ cây xanh theo quy định hiện hành, góp phần tạo môi trường làm việc tối ưu cho công nhân
Kết quả cho thấy:
Khảo sát được tình hình chăm sóc và bảo dưỡng cây xanh
Đề xuất thiết kế cây xanh trên các tuyến đường 4, 5, 6, 7, 8 và Trung Tâm Xây dựng mảng xanh đạt tiêu chuẩn
Trang 6SUMMARY
The thesis: "CURRENT STATE OF SURVEY AND SOME RENOVATION Landscape roads in Long Hau Industrial Park (EXPANSION AREA) DISTRICT LONG AN PROVINCE Giuoc" in the period from 01/03 to 15/6/2010 The objective of this project: Build greenery around the roads of the expansion
of Long Hau Industrial Zone, response rate of trees under current regulations, thereby creating optimum working environment for workers
Results showed that:
- Surveying the situation tree care and maintenance of green
- Proposed tree design on routes 4, 5, 6, 7, 8 and Trung Tam
- Green Building Standard Plate
Trang 7MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT ii
SUMMARY iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH viii
DANH SÁCH CÁC ẢNH ix
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT x
Chương 1ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Khái niệm và ý nghĩa về mảng xanh đô thị 3
2.1.1 Khái niệm 3
2.1.2 Ý nghĩa mảng xanh trong KCN 3
2.2 Chỉ số xanh 4
2.2.1 Đôi nét về chỉ số xanh 4
2.2.2 Chỉ số xanh được dùng trong KCN 5
2.3 Giới thiệu về Khu Công Nghiệp Long Hậu thuộc khu vực ấp 3, xã Long Hậu, huyện Cần Giộc, tỉnh Long An 5
2.3.1 Điều kiện tự nhiên 5
2.3.1.1 Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích 5
2.3.1.2 Hệ thống giao thông 6
2.3.2 Địa hình, thổ nhưỡng 6
2.3.3 Điều kiện khí hậu 7
2.3.4 Điều kiện dân sinh, kinh tế của Huyện Cần Giuộc tỉnh Long An 8
2.3.5 Nhận xét chung về Khu Công Nghiệp Long Hậu 9
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
Trang 83.3 Nội dung đề tài Error! Bookmark not defined
3.3.1 Khảo sát hiện trạng cơ sở hạ tầng 11
3.3.2 Khảo sát hiện trạng cây xanh 11
3.3.3 Đề xuất bản thiết kế, giải pháp chăm sóc và bảo dưỡng cây xanh 11
3.4 Phương pháp nghiên cứu 11
3.4.1 Phương pháp thống kê, tham khảo các tài liệu liên quan 11
3.4.2 Phương pháp điều tra, khảo sát và thu thập số liệu 11
3.4.3 Phương pháp tổng hợp, tính toán và xử lý số liệu 12
3.5 Các phương pháp thiết kế cảnh quan Error! Bookmark not defined 3.5.1 Những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế cảnh quan Error! Bookmark not defined 3.5.1.1 Các cơ sở của việc bố cục cảnh quan Error! Bookmark not defined 3.5.1.2 Bố cục đối xứng trong thiết kế cảnh quan Error! Bookmark not defined 3.5.2 Các quy luật được vận dụng trong nghệ thuật thiết kế cảnh quan Error! Bookmark not defined 3.5.2.1 Quy luật hài hòa Error! Bookmark not defined 3.5.2.2 Quy luật cân đối & nhất quán Error! Bookmark not defined 3.5.2.3 Quy luật cân bằng đối xứng Error! Bookmark not defined Chương 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 14
4.1 Kết quả điều tra về cơ sở hạ tầng 14
4.1.1 Kết quả điều tra về hệ thống tưới tiêu trong KCN 14
4.1.2 Hệ thống điện chiếu sáng 16
4.1.3 Về thổ nhưỡng 17
4.2 Kết quả điều tra về các loài cây hiện hữu ở KCN Long Hậu 17
4.3 Kết quả điều tra về các điều kiện môi trường ảnh hưởng tới sự phát triển của cây xanh 17
4.4 Kết quả khảo sát về chế độ chăm sóc bảo dưỡng cây xanh trong KCN 18
4.5 Một số loại sâu bệnh thường gặp ở KCN 18
4.6 Thiết kế cây xanh trên các tuyến đường thuộc khu mở rông KCN Long Hậu 19
4.6.1 Các cây xanh được đề xuất trồng ở khu mở rộng KCN 19
4.6.2 Thuyết minh thiết kế 20
4.7 Ước tính độ che phủ 27
Trang 94.8 Đề xuất các giải pháp về chăm sóc, bảo dưỡng cây trồng 27
4.9 Giải pháp quản lý cây xanh, công nhân cây xanh 28
Chương V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 29
5.1 KẾT LUẬN 29
5.2 KIẾN NGHỊ 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
PHỤ LỤC 1 31
PHỤ LỤC 2 38
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng nước (m3) trong 6 tháng đầu năm 2010 14
Bảng 4.2: Bảng tổng hợp cây xanh KCN Long Hậu 17
Bảng 4.3: Cây bóng mát và cây cắt côn 19
Bảng 4.4: Cây bụi và cây phủ nền 20
Bảng 4.5: Số lượng cây bóng mát và cây cắt côn trên đường Trung Tâm 21
Bảng 4.6: Số lượng cây bóng mát và cây cắt côn trên đường số 6 22
Bảng 4.7: Số lượng cây bóng mát và cây cắt côn trên đường số 4 24
Bảng 4.8: Số lượng cây bóng mát và cây cắt côn trên đường số 5 24
Bảng 4.9: Số lượng cây bóng mát và cây cắt côn trên đường số 8 24
Bảng 4.10: Số lượng cây bóng mát và cây cắt côn trên đường số 7 25
Trang 11DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Mặt bằng đường Trung Tâm 21
Hình 4.2: Mặt cắt đường Trung Tâm 21
Hình 4.3: Phối cảnh đường Trung Tâm 22
Hình 4.4: Mặt bằng đường số 6 22
Hình 4.5: Mặt cắt đường số 6 23
Hình 4.6: Phối cảnh đường số 6 23
Hình 4.7: Mặt bằng đường số 4, 5, 8 24
Hình 4.8: Mặt cắt đường số 4, 5, 8 25
Hình 4.9: Phối cảnh đường số 4, 5, 8 25
Hình 4.10: Mặt bằng đường số 7 26
Hình 4.11: Mặt cắt đường số 7 26
Hình 4.12: Phối cảnh đường số 7 27
Trang 12DANH SÁCH CÁC ẢNH
Trang
Ảnh 1.1: Sơ đồ vị trí KCN Long Hậu 7
Ảnh 2.1: Vị trí khu vực khảo sát 10
Ảnh 4.1: Xe tưới nước khu mở rộng 15
Ảnh 4.2: Nhà máy cấp nước KCN Long Hậu 16
Ảnh 4.3: Nhà máy nước thải KCN Long Hậu 16
Trang 14Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước ngày nay, Việt Nam đang dần chuyển từ một nước nông nghiệp thành một quốc gia có nền công nghiệp tiên tiến, phát triển bền vững Song song với việc đó là hàng loạt các nhà máy xí nghiệp mọc lên không ngừng chạy dọc xuyên suốt từ Bắc xuống Nam như KCN Quế Võ, Công hòa,
Đà Nẵng, Khu Chế Xuất Tân Thuận…và KCN Long Hậu là một trong số đó
Với vị trí vô cùng thuận lợi nên KCN Long Hậu đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư, góp phần tăng giá trị kinh tế cho vùng và giải quyết khá tốt vấn đề việc làm cho người dân trong khu vực, nâng cao đời sống cho nhân dân
Căn cứ khoản 2.8.8 chương II, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam: 01/2008/BXD ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch Xây dựng có nêu rõ: Tỷ lệ đất trồng cây xanh trong các lô đất xây dựng công trình nhà máy, xí nghiệp, phải đảm bảo quy định về tỷ lệ tối thiểu như sau:
+ Nhà máy xây dựng phân tán: 20%
+ Trong khu, cụm công nghiệp tập trung: 20%
KCN Long Hậu đã hoàn thành tốt rất tốt chỉ tiêu này, điều này cho thấy KCN
đã rất chú trọng đến vấn đề tạo mảng xanh, góp phần cải thiện khá tốt môi trường làm việc cho công nhân viên chức Hiện nay, KCN Long Hậu đã được mở rộng thêm, một mặt thu hút thêm nhà đầu tư, một mặt xây dựng khu tái định cư trong đó bao gồm nhà
ở cho công nhân, nhân viên, khu thương mại, trường học Một thành công khác nữa là tại KCN đã có riêng cho mình một nhà máy điện, một nhà máy nước ngầm, một nhà máy nước thải và trong tương lai sẽ có thêm một nhà máy nước đóng chai mang thương hiệu của KCN
Từ những thành tựu đã đạt được chỉ trong vỏn vẹn bốn năm, KCN Long Hậu có tầm phát triển rất lớn, trong tương lai sẽ là một trong những KCN hàng đầu khu vực phía Nam
Trang 15Để cảnh quan trong KCN Long Hậu được hình thành và phát triển trở thành không gian tích cực, đáp ứng đa dạng hoá, nhân văn hoá và để sử dụng có hiệu quả cảnh quan nhằm cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân, xuất phát từ đòi hỏi thiết yếu trên, sau một quá trình học tập tại trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, được sự hướng dẫn của TS Đinh Quang Diệp – Trưởng bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: Khảo sát hiện trạng
và cải tạo cảnh quan một phần Khu Công Nghiệp Long Hậu để viết luận văn tốt nghiệp Đây là một lĩnh vực mới, phức tạp và nhạy cảm Trong khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót khi phân tích và luận giải các vấn đề đặt ra Tôi rất mong nhận được các ý kiến chỉ bảo của thầy cô và các bạn để bản luận văn này hoàn chỉnh hơn
Trang 16Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái niệm và ý nghĩa về mảng xanh đô thị
2.1.1 Khái niệm
Theo nghĩa rộng:
Mảng xanh đô thị là tập hợp những diện tích (mặt đất, mặt nước, trên không)
mà trên đó có thực vật sống quanh năm và sự tồn tại của chúng ảnh hưởng một cách tổng hợp trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi hoạt động của con người tại đô thị
Theo nghĩa hẹp:
Mảng xanh đô thị là tất cả những diện tích (mặt đất, mặt nước, trên không) được phủ xanh bởi thảm cỏ, vườn hoa, cây thuỷ sinh, cây xanh trồng tập trung hay phân tán trong các công viên, đường phố, công sở (trường học, cơ quan, bệnh viện,…) hoặc trong từng hộ gia đình
Mảng xanh trong khu công nghiệp cũng là một bộ phận của mảng xanh trong
đô thị, nó cũng có những vai trò, tác dụng nhất định đối với môi trường và con người
2.1.2 Ý nghĩa mảng xanh trong KCN
Thực hiện việc trồng cây xanh có ý nghĩa quyết định trong việc cải thiện môi trường sản xuất và sinh hoạt của quần chúng nhân dân
tạo bóng mát, không ngừng hấp thu năng lượng mặt trời và không ngừng bốc hơi nước nên có thể không ngừng điều tiếc nhiệt độ và độ ẩm không khí
việc này có ảnh rất quan trọng đời sống của người dân trong thành phố và cực kì quan trọng trong các khu công nghiệp, cụm công ngiệp vì nời này thường xuyên thải ra môi trường một lượng chất thải độc hại khổng lồ Đây cũng là một trong những tiêu chí để lựa chọn cây trồng thích hợp trong các khu công nghiệp
bản thì hiệu quả là rất rỏ rệt
Trang 17¾ Cây xanh còn có tác dụng chắn gió, hạn chế cường độ gió và tạo đường dẫn cho gió và chóng sạc lở đất
Trong thời đại hiện nay, phía sau những ngày làm việc là những khoảng thời gian nghĩ ngơi giải trí và công viên luôn là lựa chọn hàng đầu cho hoạt động này Chính tại nơi đây, mọi người được giao lưu với nhau, trò chuyện cùng nhau giữa sự rực rỡ của các loài hoa, cây cảnh
Một số loại chỉ số xanh thường dùng :
trên tổng diện tích mặt bằng của một vùng hoặc một địa bàn cụ thể Đây là loại chỉ số khái quát nhất và thường dùng cho các vùng rộng để có khái niệm về hiệu ứng sinh thái chung đối với môi trường ở quy mô lớn như tỉ lệ che phủ rừng, tỉ lệ che phủ của cây xanh, mảng xanh thành phố, quận huyện
dân cư Chỉ số này dùng cho khu vực đông dân cư như ở nội thành là phù hợp, nó bao hàm nhiều dạng cây trồng, kể cả thảm cỏ, hoa kiểng trong các hộ gia đình, cơ quan…
cây/người) Chỉ số này chỉ áp dụng ở những nơi trồng cây riêng lẻ, phân tán như ở nội thành, không sử dụng cho những nơi có diện tích rừng tập trung như ở ngoại thành
10 ha
Trang 182.2.2 Chỉ số xanh được dùng trong KCN
Phương pháp đơn giản nhất để tính ra được chỉ số xanh trong KCN Long Hậu là dựa vào độ che phủ Nghĩa là lấy diện tích xanh của khu vực rồi chia cho tổng diện tích của vùng Từ đó, chúng ta tính được tỉ lệ phần trăm (%) của cây xanh so với diện tích toàn khu công nghiệp
2.3 Giới thiệu về Khu Công Nghiệp Long Hậu thuộc khu vực ấp 3, xã Long Hậu, huyện Cần Giộc, tỉnh Long An
lỵ là thị trấn Cần Giuộc nằm trên quốc lộ 50 cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20
km về hướng Nam Ngày nay, huyện Cần Giuộc là một trong vùng sản xuất nông nghiệp chủ lực của tỉnh Long An Do vị trí nằm ở cửa ngõ của tỉnh, liền kề với TP HCM, Cần Giuộc có nhiều thuận lợi để thu hút đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ nông phẩm Bên cạnh đó cũng vấp phải một số khó khăn trước sức ép kinh tế của một thành phố lớn
Địa hình bằng phẳng, nhiều sông rạch, nằm gần cửa biển, nên huyện có điều kiện phát triển sản xuất nông với thế mạnh là lúa, rau xanh, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản Ngoài ra, huyện còn có lợi thế là có nguồn lao động đồi dào, có tinh thần cần
cù, chịu khó, ham học hỏi Đây là thế mạnh để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện
Theo quyết định số 1729/2000/QÐ-UB ngày 7.6.2000 của chủ tịch UBND tỉnh Long An, huyện Cần Giuộc có 3 khu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: khu công nghiệp Long Hậu là khu công nghiệp chính của huyện Cần Giuộc với quy mô 140 ha; khu công nghiệp và dân cư Tân Tập có quy mô 1.200 ha; khu tiểu thủ công nghiệp địa phương với diện tích 40 ha
2.3.1 Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1 Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích
Khu Công Nghiệp Long Hậu nằm ở trên vùng ráp ranh giữa Huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An) và Huyện Nhà Bè (tp Hồ Chí Minh) thuộc khu vực ưu tiên phát triển công nghiệp của cả 2 địa phương, đồng thời là khu vực được chọn để tái bố trí hệ thống cảng biển của tp.HCM trong thời gian tới do có lợi thế đặc biệt về giao thông thủy
Trang 19KCN Long Hậu cách trung tâm Thành Phố Hồ Chí Minh 20 km, cách 3 km từ Cảng Container Trung Tâm Sài Gòn, 26 km từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và 16
km từ trung tâm đô thị Phú Mỹ Hưng Vị trí này rất thuận lợi cho nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội và dịch vụ chuyên nghiệp đã phát triển của Thành Phố Hồ Chí Minh
2.3.1.2 Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông đường bộ trong khu vực tương đối phát triển và đang được xây dựng hoàn chỉnh nối liền Long An – TP Hồ Chí Minh theo hai hướng chính là đường trục Bắc – Nam TP Hồ Chí Minh và hệ thống đường vành đai Tp.Hồ Chí Minh – tuyến cao tốc liên vùng phía Nam KCN Long Hậu còn nằm cạnh tuyến đường quy hoạch Long Hậu – Hiệp Phước nối liền KCN, Cảng Container Trung Tâm Sài Gòn và Quốc lộ 50 đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ
Về giao thông đường thủy, phía bắc KCN tiếp giáp với sông Kinh, một nhánh sông lớn với chiều rộng trung bình 130 m, độ sâu luồng từ 6,8 m đến 10,3m, nối ra sông Soài Rạp Đây là tuyến giao thông đường thủy quan trọng nhất của vùng Thành Phố Hồ Chí Minh trong hệ thống đường thủy Sài Gòn – Nhà Bè – Soài Rạp – Biển Đông
KCN Long Hậu được quy hoạch với diện tích giai đoạn 1 năm 2006 là 141,65ha, trong đó 90,70 ha là đất công nghiệp và kho bãi Mục tiêu phát triển KCN Long Hậu là bước đầu thực hiện ý tưởng công nghiệp hóa một dải đất chạy dài từ Hiệp Phước – Nhà Bè – Thành phố Hồ Chí Minh qua vùng Cần Giuộc, Cần Đước của tỉnh Long An đến cửa biển Vàm Long, tỉnh Tiền Giang Cho đến nay, KCN Long Hậu đã
và đang được mở rộng thêm với với tổng diện tích lên tới gần 300 ha
2.3.2 Địa hình, thổ nhưỡng
Long An là vùng đất tương đối bằng phẳng, giàu dinh dưỡng nên đa số người dân sống bắng nghề nông
Trang 20
Ảnh 1.1: Sơ đồ vị trí KCN Long Hậu
2.3.3 Điều kiện khí hậu
Tỉnh Long An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo Cũng như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu - thời tiết ở Long An là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
Số giờ nắng trung bình/tháng 160-270 giờ
Nhiệt độ cao tuyệt đối 400C
Nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,80C
Trang 21Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 ( 28,80C), tháng có nhiệt độ
lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao; đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị
Lượng mưa cao, bình quân/năm là 1.949 mm Năm cao nhất 2.718 mm (1908)
và năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958) Số ngày mưa trung bình/ năm là 159 ngày Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất Các tháng 1, 2, 3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/ năm 79,5%; bình quân mùa mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5%
và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%
Về gió, Long An chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc Gió Tây -Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình 3,6 m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s Gió Bắc- Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam – Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s
2.3.4 Điều kiện dân sinh, kinh tế của Huyện Cần Giuộc tỉnh Long An
Ngày nay, huyện Cần Giuộc là một trong vùng sản xuất nông nghiệp chủ lực của tỉnh Long An Do vị trí nằm ở cửa ngõ của tỉnh, liền kề với TP HCM, Cần Giuộc
có nhiều thuận lợi để thu hút đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ nông phẩm Bên cạnh
đó cũng vấp phải một số khó khăn trước sức ép kinh tế của một thành phố lớn
Địa hình bằng phẳng, nhiều sông rạch, nằm gần cửa biển, nên huyện có điều kiện phát triển sản xuất nông với thế mạnh là lúa, rau xanh, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản Ngoài ra, huyện còn có lợi thế là có nguồn lao động đồi dào, có tinh thần cần
cù, chịu khó, ham học hỏi Đây là thế mạnh để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp
Trang 22Đến thăm Cần Giuộc là tìm về với vùng đất anh hùng cùng với những địa danh
đã từng đi vào lịch sử và văn học như: chùa Tôn Thạnh, chợ Trường Bình, chùa Linh Sơn
2.3.5 Nhận xét chung về Khu Công Nghiệp Long Hậu
KCN Long Hậu thuộc ấp 3 xã Long Hậu huyên Cần Giuộc tỉnh Long An, có vị trí không xa so với trung tâm thành phố, một vị trí cực kì thuận lợi, chính vì thế cơ hội
về việc thu hút các nhà đầu tư là vô cùng lớn và sẽ góp phần rất lớn trong việc cải tạo dân sinh
KCN đã và đang tích cực đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng tốt nhất để phục vụ cho các nhà đầu tư, với khu tái định cư khá rộng bao gồm cả nhà ở cho công nhân viên, công viên, trường học,…
Để góp phần cải thiện mảng xanh, tăng chỉ số xanh cho KCN Long Hậu đạt tới chỉ tiêu mà Bộ Xây Dựng đã đặt ra, đề tài đã góp phần đề xuất giải pháp thiết kế mảng xanh trên một số tuyến đường, cũng như các giải pháp chăm sóc và bảo dưỡng cây xanh cho phù hợp hơn, hiệu quả hơn
Trang 23Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện mảng xanh trong khu Công Nghiệp Long Hậu, góp phần làm đẹp cho KCN, đáp ứng hoạt động sử dụng, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư và bảo vệ môi trường
Trang 243.3 Nội dung đề tài
Khảo sát hiện trạng gồm:
3.3.1 Khảo sát hiện trạng cơ sở hạ tầng
- Khảo sát điều kiện thổ nhưỡng
- Khảo sát cơ sở hạ tầng như lưới điện, hệ thống nước tưới
3.3.2 Khảo sát hiện trạng cây xanh
- Điều tra về các loài cây hiện hữu ở KCN, phân loại theo chúng mục đích sử dụng trong KCN
- Khảo sát các điều kiện môi trường ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây xanh
- Tìm hiểu về chế độ chăm sóc bảo dưỡng cây xanh hiện tại
- Khảo sát về tình hình phát triển của cây xanh, sâu bệnh
3.3.3 Đề xuất bản thiết kế, giải pháp chăm sóc và bảo dưỡng cây xanh
- Xây dựng bản thiết kế cây xanh trên các tuyến đường
- Đề xuất giải pháp để cải tạo chế độ chăm sóc bảo dưỡng cây xanh
- Xây dựng các hệ thống quản lý cây xanh và công nhân cây xanh
3.4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài đã sử dụng 4 phương pháp sau:
3.4.1 Phương pháp thống kê, tham khảo các tài liệu liên quan
Tham khảo các tài liệu do KCN Long Hậu cung cấp như:
3.4.2 Phương pháp điều tra, khảo sát và thu thập số liệu
- Cây xanh bóng mát:
Trang 25o Đo đường kính tán: đo đường kính tán theo hướng Đông-Tây, Nam-Bắc
- Cây kiểng, hoa nền, cỏ:
đề xuất các nguyên tắc và tiêu chí chọn cây trồng trong KCN
3.4.3 Phương pháp tổng hợp, tính toán và xử lý số liệu
- Thành lập danh sách loài cây: tên Việt Nam, tên khoa học, họ thực vật theo bảng biểu tổng hợp
- Vẽ lại hiện trạng khu đất
nghiên cứu bằng phương pháp:
khuôn viên
- Tổng hợp số liệu theo đường kính và chiều cao
- Lập bảng phân loại cây xanh theo mục đích sử dụng trong KCN
- Đánh giá cụ thể hiện trạng cây xanh phân theo nhóm cây bóng mát, cây kiểng, hoa nền và thảm cỏ
- Sử dụng các phần mềm hỗ trợ tính toán và cập nhật xử lý như MS Word,
MS Excel
3.4.4 Phương pháp thiết kế
Đề tài đã sử dụng các phần mềm AUTOCAD, PHOTOSHOP để thiết kế các bản vẽ Trong quá trình thiết kế đã vận dụng các nguyên tắc trong thiết kế cảnh quan như sau:
3.5.1 Bố cục đối xứng trong thiết kế
¾ Tham khảo những nội dung cơ bản của bố cục đối xứng
Trang 26khoảng cách giữa hai cây
¾ Sử dụng phần mềm Autocad để thiết kế cây xanh
3.5.2 Vận dụng một số quy luật trong thiết kế cảnh quan
¾ Quy luật hài hòa đồng nhất: Hài hòa đồng nhất biểu hiện sự thống nhất cùng một nhịp điệu, hình khối, bề mặt, hay màu sắc, sử dụng nhân tố tiêu chuẩn hóa (module) làm cơ sở cho tất cả các không gian
¾ Quy luật cân đối & nhất quán: là quy luật đảm bảo sự tương quan hợp lý giữa
bộ phận và toàn thể, giữa ý đồ phụ và ý đồ chính, giữa đối tượng phụ và đối tượng chính, cân đối về bố cục, tỷ lệ các thành phần tạo cảnh
¾ Quy luật cân bằng đối xứng: cân bằng đối xứng tạo nên do sự bố trí đối xứng qua trục hoặc điểm các yếu tố hòan tòan giống nhau về mọi mặt (hình dáng, màu sắc, chất liệu, quy mô)
đồng nhất, cân đối và nhất quán, cân bằng đối xứng để xây dựng nên bản vẽ thiết kế cây xanh trên 6 tuyến đường trong đó bao gồm 4 bản vẽ mặt bằng thiết kế, 4 bản vẽ mặt cắt và 4 bản vẽ phối cảnh
Trang 27Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Đề tài này được thực hiện trên một khu đất mới được quy hoạch và san lấp, tất
cả vẫn còn đang trong quá trình xây dựng Chính vì thế, mọi kế hoạch thiết kế cây xanh trên các tuyến đường mới chỉ bắt đầu Ở đây, chúng tôi sẽ khảo sát các vấn đề hiện có trên toàn khu công nghiệp như thổ nhưỡng, nước tưới, các loài thực vật hiện hữu…
4.1 Kết quả điều tra về cơ sở hạ tầng
Trước đây, khu mở rộng KCN Long Hậu là một mảnh đất nông nghiệp đã được Công ty Cổ Phần Long Hậu mua lại để xây dựng KCN Mặt bằng hiện tại là đất cát biển là nghèo dinh dưỡng và rất dễ mất nước, điều này cũng cần chú ý khi triển khai trồng cây
4.1.1 Kết quả điều tra về hệ thống tưới tiêu trong KCN
Ở KCN công tác tưới tiêu đã được thực hiện khá tốt vẫn còn hạn chế về vấn đề công nhân được phân công tưới nước không nhiều dẫn đến việc chỉ tưới 1 lần trong 1 ngày và phải mất cả ngày mới tưới xong tuyến đường
Hệ thống các vòi nước được bố trí rải rác khắp các tuyến đường, riêng khu mở rộng vẫn chưa được triển khai
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng nước (m3) trong 6 tháng đầu năm 2010
Trang 28+ Khu mở rộng:
Do các vòi nước vẫn chưa được gắn nên khu này sẽ chỉ được tới bằng xe chuyên dụng
Vì đang trong giai đoạn xây dựng mảng xanh nên việc tưới thường xuyên là cần
Ảnh 4.1: Xe tưới nước khu mở rộng
Về nguồn nước, KCN hiện có một nhà máy nước ngầm, một nhà máy nước thải, và điều đặc biệt, đây là KCN đầu tiên sử dụng nước thải công nghiệp đã qua xử lý
để tưới tiêu Việc này đã được tiến hành từ lâu và cho thấy không có ảnh hưởng gì đối với sự phát triển của cây xanh
Trang 29Ảnh 4.2: Nhà máy cấp nước KCN Long Hậu
Ảnh 4.3: Nhà máy nước thải KCN Long Hậu 4.1.2 Hệ thống điện chiếu sáng
Trang 30Hệ thống lưới điện khu hiện hữu đã được hoàn tất từ năm 2007 với tổng cộng
97 cây cột điện, 198 trụ đèn đường
Đối với khu mở rộng thì công việc vẫn còn đang tiến hành nhưng cũng gần
hoàn thiện với số lượng là 94 cột điện và 166 trụ đèn
4.1.3 Về thổ nhưỡng
Cũng như những khu đất khác của Long An thì đất ở khu vực nghiên cứu trước
đây là đất thịt, lượng mùn và đạm trung bình, nghèo lân nhưng cũng khá phì nhiêu
Hiện nay, công ty Cổ Phần Long Hậu đã mua lại và đã cho đổ mặt bằng bằng cát biển
với độ dày là 60cm
Đất cát biển là loại đất nghèo mùn, N, P, K, rất dễ mất nước, dễ bị rửa trôi, sạc
lỡ, ảnh hướng lớn đến sự phát triển của cây xanh
4.2 Kết quả điều tra về các loài cây hiện hữu ở KCN Long Hậu
Quá trình điều tra đã tổng kết được trong KCN có tất cả 123 loài bao gồm 46 họ
Bảng 4.2: Bảng tổng hợp cây xanh KCN Long Hậu
Danh sách những loài thực vật điều tra sẽ được nêu rõ trong các phụ lục 1 bao gồm cả
phần đánh giá tình hình sinh trưởng của cây và được đánh giá theo tình hình sâu bệnh
hại, về tốc độ sinh trưởng
4.3 Kết quả điều tra về các điều kiện môi trường ảnh hưởng tới sự phát triển của
cây xanh
Trước kia, đây là đồng bằng, nông dân trồng lúa trên đất thịt, hiện nay đã được
san lấp bằng đất cát Đất cát nghèo dinh dưỡng, dễ mất nước Chính vì lí do đó cây ở
đây vào những tháng nắng rất còi cộc, sinh trưởng kém