1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH DU LỊCH TẠI KDL THÁC GIANG ĐIỀN – ĐỒNG NAI

105 306 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,63 MB

Nội dung

Khóa luận đã nghiên cứu và đạt được các kết quả sau: − Đã tìm hiểu tất cả các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại KDL thác Giang Điền, và các hoạt động truyền thông quảng bá hình ản

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

**************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH DU LỊCH TẠI KDL THÁC GIANG ĐIỀN – ĐỒNG NAI

Họ và tên sinh viên: TRỊNH THỊ BẮC Ngành: Quản lý môi trường và du lịch sinh thái Niên khóa: 2006 – 2010

Tháng 7/2010

Trang 2

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH DU LỊCH TẠI KDL THÁC GIANG ĐIỀN – ĐỒNG NAI

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Bố và Mẹ, những người đã sinh thành, nuôi nấng và dạy dỗ tôi cho đến ngày hôm nay Gia đình luôn là chỗ dựa tinh thần của tôi, nhất là Mẹ, là hậu thuẫn vững chắc nhất để tôi có được ngày hôm nay Xin thành kính cảm ơn và dành những lời tốt đẹp nhất cho họ, những người thân đã luôn luôn động viên và ủng hộ tôi

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, ban giám hiệu trường ĐH Nông Lâm TP HCM, đặc biệt là Khoa Môi trường & Tài nguyên đã truyền đạt tất cả những kinh nghiệm, kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập ở trường Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy Trần Đình Lý người đã giúp tôi định hướng đúng đắn cho đề tài, giúp tôi nhận ra những khuyết điểm trong kiến thức và là người luôn dành cho tôi những lời động viên quý giá nhất Xin cảm ơn thầy Bùi Xuân An người đã cho tôi sự nhiệt huyết, năng động trong làm việc và học tập Xin cảm ơn thầy Đinh Quang Diệp, người đã truyền cho tôi những cảm nhận sâu sắc về thế giới của tự nhiên, nhất là lĩnh vực sinh thái học và du lịch sinh thái Xin cảm ơn thầy – giáo viên chủ nhiệm Nguyễn Thiên Di và thầy Lê Quốc Tuấn, người đã hết lòng quan tâm đến hoạt động của lớp DH06DL

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo Công ty CP du lịch Giang Điền, phòng Sale & Marketing và phòng Tài chính - Kế toán đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành tốt đề tài này, đặc biệt là anh Nguyễn Huỳnh – Giám đốc kinh doanh và anh Tuấn Hùng - Trưởng phòng Kinh doanh, những người đã nhiệt tình tạo điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập tại công ty

Cảm ơn những người bạn luôn động viên, giúp đỡ, tin tưởng tôi trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống

Xin chân thành cảm ơn vì tất cả!

TP.HCM, ngày 01 tháng 07 năm 2010

Trịnh Thị Bắc

Trang 4

Khóa luận đã nghiên cứu và đạt được các kết quả sau:

− Đã tìm hiểu tất cả các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại KDL thác Giang Điền, và các hoạt động truyền thông quảng bá hình ảnh du lịch tại KDL mà Công ty

Cổ phần du lịch Giang Điền đã thực hiện

− Trước tiên khóa luận tập trung nghiên cứu tiềm năng du lịch và các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của Công ty để tổng hợp những thuận lợi và khó khăn từ thị trường Đồng thời thực hiện 100 bảng điều tra khảo sát khách du lịch ngay tại KDL về các nhu cầu du lịch, vấn đề truyền thông và mức độ ảnh hưởng các kênh truyền thông

Từ đó tổng hợp, phân tích kết quả, hình thành kế hoạch truyền thông quảng bá hình ảnh du lịch cụ thể cho Công ty CP du lịch Giang Điền

− Tiếp theo, khoá luận tìm hiểu sâu hơn về năng lực của Công ty để rút ra được những điểm mạnh và điểm yếu Bên cạnh những thuận lợi thì vẫn tồn tại một số khó khăn như: năng lực quản lý còn chưa cao, trình độ nghiệp vục của nhân viên còn hạn chế, công tác truyền thông chưa được chú trọng do đó người tiêu dùng chưa biết nhiều đến khu du lịch, Công ty phải luôn tìm ra những hướng kinh doanh mới những chưa có hiệu quả

− Từ những kết quả nghiên cứu hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch và truyền thông của Công ty CP du lịch Giang Điền đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của Công ty Do hạn chế về thời gian, kinh phí, và phạm vi nghiên cứu, cho nên việc nghiên cứu chưa được đạt kết quả cao Rất mong được sự đóng góp ý kiến của tất cả quý Thầy Cô, Ban lãnh đạo công ty và toàn thể các bạn sinh viên Xin chân thành cám ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

TRANG LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT iii MỤC LỤC iv DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG x

CHƯƠNG I 1

MỞ ĐẦU 1

I.1.Đặt vấn đề 1

I.2.Tính cấp thiết của đề tài 2

I.3.Mục tiêu nghiên cứu 3

I.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

I.5.Cấu trúc luận văn 4

CHƯƠNG II 5

TỔNG QUAN 5

II.1.Tổng quan về khu du lịch Giang Điền 5

II.1.1.Khái quát chung 5

II.1.2.Quá trình hình thành và phát triển 9

II.1.3.Phương thức hoạt động du lịch 9

II.1.4.Các công trình dịch vụ phục vụ vui chơi 9

II.1.5.Các dịch vụ phục vụ theo yêu cầu 12

II.1.6.Điểm dừng chân cho nhu cầu ẩm thực của du khách 13

II.2.Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch 13

II.2.1.Các chương trình ưu đãi sử dụng dịch vụ 13

II.2.2.Doanh thu 14

II.2.3.Nhận xét chung 14

CHƯƠNG III 16

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

III.1.Khái niệm về du lịch 16

III.1.1.Du lịch 16

Trang 6

III.1.2.Sản phẩm du lịch 16

III.1.3.Khách sạn du lịch 17

III.1.4.Khu cắm trại 17

III.1.5.Khách du lịch 17

III.1.6.Động cơ đi du lịch 17

III.1.7.Thời vụ du lịch 18

III.1.8.Phân khúc thị trường du lịch 18

III.1.9.Một số khái niệm liên quan 19

III.2.Khái quát về marketing để truyền thông quảng bá hình ảnh du lịch 19

III.2.1.Marketing du lịch 19

III.2.2.Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh 20

III.2.3.Các công cụ để truyền thông quảng bá hình ảnh 20

III.3.Phương pháp nghiên cứu 24

III.3.1.Phương pháp thu thập số liệu 24

III.3.2.Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu 25

CHƯƠNG IV 27

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27

IV.1.Phân tích tình hình ngành du lịch Việt Nam 27

IV.1.1.Tình hình du lịch của ngành hiện nay 27

IV.1.2.Hoạt động du lịch của Việt Nam qua các năm 27

IV.1.2.1.Năm 2009 27

IV.1.2.2.Năm 2010 31

IV.2.Phân tích hoạt động quảng bá du lịch của Việt Nam 34

IV.3.Du lịch Đồng Nai – tiềm năng và thách thức 42

IV.4.Nghiên cứu năng lực kinh doanh của một số đối thủ cạnh tranh 43

IV.4.1.Khu du lịch Bửu Long 43

IV.4.2.Khu du lịch Bò Cạp Vàng 44

IV.4.3.Khu du lịch Đại Nam 44

IV.4.4.Khu du lịch Suối Tiên 45

IV.5.Thực trạng hoạt động và chi phí truyền thông quảng bá của Công ty CP du lịch Giang Điền 47

IV.5.1.Hoạt động quảng cáo 47

Trang 7

IV.5.2.Hoạt động Pr 47

IV.5.3.Các hoạt động khác 48

IV.5.4.Tổng kết chi phí 49

IV.5.5.Kết quả đạt được 50

IV.6.Định hướng phát triển của Công ty 52

IV.7.Thông tin dữ liệu thu thập từ mẫu điều tra khách hàng 52

IV.7.1.Năng lực hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của công ty 52

IV.7.2.Hoạt động quảng bá du lịch của Công ty 55

IV.7.3.Tính khả thi của các hoạt động truyền thông quảng bá cho khu du lịch 55

IV.8.Đánh giá hoạt động truyền thông bằng phương pháp phân tích SWOT 57

IV.9.Đề xuất một số giải pháp xây dựng chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh du lịch tại KDL thác Giang Điền – Đồng Nai 59

IV.9.1.Giải pháp 1: Đẩy mạnh hoạt động truyền thông quảng bá thông qua các phương tiện truyền thông 59

IV.9.1.1.Sử dụng các chương trình xúc tiến du lịch 59

IV.9.1.2.Hoạt động PR 60

IV.9.1.3.Hoạt động quảng cáo 60

IV.9.2.Giải pháp 2: Tham gia chương trình kích cầu du lịch, chào đón Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội: 62

IV.9.3.Giải pháp 3: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, liên tục làm mới dịch vụ 62

CHƯƠNG V 65

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65

V.1.Kết luận 65

V.1.1.Tình hình chung 65

V.1.2.Những kết quả đạt được 66

V.1.3.Hạn chế của khoá luận 66

V.2.Đề nghị 67

V.2.1.Đối với Nhà nước 67

V.2.2.Đối với công ty 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

LĐTBXH Lao động thương binh xã hội CHXHCN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

VHTT&DL Văn hoá thể thao và du lịch

Trang 9

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện vốn đầu tư cho du lịch của một số địa phương 29Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện kim ngạch XNK hàng hoá năm 2009 so với năm 2008 30Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện kim ngạch XNK dịch vụ năm 2009 so với 2008 30Hình 4.4 Tổng lượt khách quốc tế đến Việt Nam phân theo loại hình du lịch 32Hình 4.5 Thời điểm đi du lịch của NTD Việt Nam 35Hình 4.6 Mức độ đi du lịch của NTDViệt Nam 35Hình 4.7 Thời gian cho một chuyến đi du lịch của NTD Việt Nam 36Hình 4.8 Đối tượng tham gia trong chuyến du lịch của NTD Việt Nam 36Hình 4.9 Hình thức đi du lịch của NTD Việt Nam 37Hình 4.10 Mục đích đi du lịch của NTD Việt Nam 37Hình 4.11 Địa điểm đi du lịch của NTD Việt Nam 38Hình 4.12 Mức độ hài lòng đối với các công ty lữ hành của NTD Việt Nam 38Hình 4.13 Những yếu tố để người tiêu dùng lựa chọn công ty lữ hành 39Hình 4.14 Phương tiện đi du lịch thường xuyên của NTD hiện nay 39Hình 4.15 Các nguồn thông tin tiếp thị du lịch mà NTD tiếp cận 40Hình 4.16 Mục đích truy cập internet của NTD 40Hình 4.17 Mức độ xem quảng cáo trên internet của NTD 41Hình 4.18 Mức độ tin tưởng vào các quảng cáo trên banner của NTD 41

Hình 4.20 Chi phí cho hoạt động quảng cáo của công ty CP DL Giang Điền 47Hình 4.21 Chi phí cho hoạt động PR của công ty CP DL Giang Điền 47Hình 4.22 Chi phí cho hoạt động truyền thông khác của công ty 48Hình 4.23 Tổng lượng khách đến KDL Giang Điền (05/2010) 50Hình 4.24 Chân dung khách hàng mục tiêu 50Hình 4.25 Loại phương tiện mà du khách thường sử dụng 51Hình 4.26 Nhu cầu mua sắm khi đi du lịch hiện nay 51Hình 4.27 Cảm nhận của du khách về khu du lịch 52

Trang 10

Hình 4.28 Hoạt động thu hút du khách 53Hình 4.29 Những dịch vụ mà khách không được hài lòng 53Hình 4.30 Nhận xét về giá của các dịch vụ, phục vụ ăn uống 54Hình 4.31 Các hoạt động trò chơi mà du khách muốn có thêm tại KDL 54Hình 4.32 Nguồn thông tin nhận biết KDL Giang Điền 55Hình 4.33 Khảo sát trên kênh báo – tạp chí 55

Hình 4.35 Khảo sát trên kênh internet 56

Trang 11

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Số liệu doanh thu các năm từ 2007 đến 2009 (đơn vị tính: đồng) 14

Bảng 3.2 Ưu & nhược điểm của truyền thông bằng quảng cáo 21

Bảng 3.3 Ưu & nhược điểm của marketing trực tiếp 22 Bảng 3.4 Ưu & nhược điểm của các hoạt động xúc tiến bán hàng 23

Bảng 3.5 Ưu & nhược điểm của việc tuyên truyền và quan hệ công chúng 24

Bảng 3.6 Các giai đoạn phân tích SWOT 26

Bảng 4.1 Chỉ tiêu doanh thu du lịch của Việt Nam 28

Bảng 4.2 Chỉ tiêu doanh thu 5 tháng đầu năm 2010 so với cùng kỳ năm 2009 32

Bảng 4.5 Cơ Cấu Chi Phí Truyền Thông 2 Năm 2009 – 2010 49

Bảng 4.6 So Sánh Tỷ Lệ Sử Dụng Chi Phí Truyền Thông Với Doanh Thu 49

Trang 12

Thật vậy, để có thể đến nghỉ dưỡng và tham quan đã khó, vấn đề chi phí lại càng khó hơn đối với những khách du lịch vẫn đến với khu du lịch hiện nay Đa số du khách đến với thác Giang Điền là những đối tượng sinh viên, tập thể gia đình thuộc địa bàn

và khu vực các tỉnh miền tây Thu nhập của những đối tượng này dao động trong khoảng từ 1.500.000 vnđ đến 5.000.000 vnđ Khu du lịch phục vụ các hoạt động dã ngoại, ngắm cảnh tự nhiên và tắm thác cho các đối tượng trên Tuy nhiên, khi nhu cầu

về không gian và nghỉ dưỡng hiện nay của du khách được chuyển biến sang giai đoạn mới, giai đoạn nghỉ dưỡng, thư giãn và hưởng thụ sự an nhàn thì khu du lịch mạnh dạn chuyển đổi hình thức du lịch để có thể đáp ứng tối thiểu nhu cầu này

Ở bước đầu của sự thay đổi, không gian và cảnh quan dần phù hợp hơn, cộng thêm thiên nhiên ưu đãi cho bầu không khí trong lành, khu du lịch đã nâng cấp và trở thành “Đà Lạt của miền đông nam bộ” Bắt đầu những dịch vụ cao cấp hơn như khách sạn phục vụ nghỉ ngơi tương đương tầm cỡ 2 sao, khu du lịch đã có xu hướng lựa chọn đối tượng sử dụng đối với những dịch vụ cao cấp Đồng thời nâng cấp hệ thống nhà hàng với nhiều dịch vụ có quy mô như: dịch vụ phòng họp, tổ chức hội nghị, teabreak, barbecue dành cho đối tượng là các cá nhân, cơ quan có nhu cầu tổ chức với quy mô

Trang 13

Đó là những phát triển đáng mừng của khu du lịch và công ty cổ phần du lịch Giang Điền Tuy nhiên, công tác quản lý khu du lịch hiện nay còn gặp phải nhiều khó khăn, nhất là trong vấn đề lựa chọn các loại hình dịch vụ sẽ phục vụ cho du khách trong tương lai để có thể trở thành khu nghỉ dưỡng mang tầm cỡ 4 sao theo quy định hiện hành của tổng cục du lịch Trước mắt, khu du lịch cần được ổn định về vấn đề lao động Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ học vấn hiện nay còn ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu quản lý và thực hiện nâng cấp khu du lịch trong tương lai Tiếp đó mới đến việc hoạch định phương hướng lâu dài cho chiến lược trở thành khu du lịch cao cấp

Cũng xoay quanh những vấn đề nêu ở trên, đề tài tập trung vào phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của khu du lịch, cũng như hoạt động quản lý dịch vụ du lịch của công ty Cổ phần du lịch Giang Điền Để từ đó nghiên cứu và hoàn thiện thêm dịch vụ du lịch, nhằm đáp ứng chủ yếu cho các hoạt động nghỉ dưỡng, đề xuất chiến lược quảng bá hình ảnh du lịch cho khu du lịch sinh thái thác Giang Điền

I.2.Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế hiện nay phát triển với tốc độ không ngừng, con người ngày càng có điều kiện để hòa nhập cùng với sự giàu có của xã hội ở trên khắp thế giới Đời sống dư giả, mỗi cá nhân đều có chung nhu cầu được hưởng thụ những tiện nghi của cuộc sống Đi

du lịch là một trong những nhu cầu này

Hiện nay, đã có rất nhiều khu du lịch được quy hoạch nhằm thỏa mãn các nhu cầu này Các dịch vụ ngày càng phải nâng cấp để phục vụ khách du lịch một cách tôt nhất Điều đó làm nảy sinh các vấn đề cạnh tranh giữa các khu du lịch khác nhau để thu hút du khách về phía mình Các chính sách ưu đãi, các chương trinh khuyến mãi lần lượt được triển khai Có những chính sách chương trình hoạt động áp dụng cho khu du lịch này đạt hiệu quả đem lại lợi nhuận cao Nhưng cũng với những chương trình đó đem áp dụng cho một khu du lịch khác thì lại không hề có hiệu quả Điều này đặt ra cho nhà đầu tư du lịch phải có những chính sách và chương trình hợp lý

Khu du lịch thác Giang Điền cũng là một trong nhưng khu du lịch cần phải được đầu tư và triển khai dịch vụ một cách hợp lý Vì vậy em đã chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Xây dựng chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh du lịch tại KDL thác Giang Điền – Đồng Nai”

Trang 14

I.3.Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng chiến lược quảng bá sản phẩm cho khu du lịch và dự kiến ngân sách Yêu cầu đề xuất và áp dụng các chiến lược mang tính khả thi cao, chi phí ít nhất

− Yêu cầu phân tích được các điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động kinh doanh

và quảng bá du lịch của các đối thủ này

− Nghiên cứu tâm lý, động cơ đi du lịch của khách du lịch, từ đó xây dựng chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh cho KDL

I.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu thực trạng kinh doanh du lịch và các biện pháp nhằm đẩy mạnh phát triển quảng bá khu du lịch sinh thái thác Giang Điền cho công ty Cổ phần du lịch Giang Điền

Phạm vi nghiên cứu:

− Phạm vi không gian: tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của khách du lịch ngay tại khu

du lịch sinh thái thác Giang Điền

− Phạm vi thời gian: tiến hành thu thập thông tin liên quan các năm 2008, 2009 và

2010

− Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 01/2010 đến tháng 07/2010

Giới hạn của đề tài:

Khóa luận tập trung vào nghiên cứu, phân tích hoạt động kinh doanh loại hình du lịch tại khu du lịch thác Giang Điền Cũng như các loại hình dịch vụ được xây dựng trong phạm vi khu du lịch Để từ đó đề xuất chiến lược quảng bá hình ảnh phù hợp với khu du lịch này

Đề tài khóa luận này chỉ có giá trị phù hợp cho hoạt động phát triển kinh doanh

du lịch của khu du lịch thác Giang Điền Do tiềm năng là thác nước Khóa luận chỉ có

Trang 15

tính chất tham khảo cho loại hình dịch vụ du lịch tương tự, đối với các loại hình du lịch khác khóa luận sẽ có những vấn đề không phù hợp

I.5.Cấu trúc luận văn

Chương I: Mở đầu

Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và trình bày tóm tắt bố cục khóa luận

Chương II: Tổng quan về công ty

Chương III: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Trình bày cơ sở lý luận được sử dụng trong khóa luận như lý thuyết về truyền thông-marketing, du lịch và các phương pháp thu thập, xử lý, phân tích số liệu

Chương IV: Kết quả và thảo luận

Dựa vào kết quả thăm dò thị trường khách du lịch tại KDL thác Giang Điền để xây dựng các chiến lược cụ thể: chăm sóc khách hàng, và quảng bá hình ảnh

Chương V: Kết luận và đề nghị

Tổng kết lại những kết quả đã phân tích, đề cập các mặt hạn chế của khóa luận và một số đề nghị

Trang 16

CHƯƠNG II TỔNG QUAN

II.1.Tổng quan về khu du lịch Giang Điền

II.1.1.Khái quát chung

− Tên gọi: Khu du lịch sinh thái thác Giang Điền

− Địa điểm: 104/4 ấp Hòa Bình, X Giang Điền, H Trảng Bom, T Đồng Nai

− Diện tích: 118 ha, bao gồm: hạng mục công trình 10ha, hồ và thác nước tự nhiên 19ha, còn lại là diện tích đất cây xanh, hoa và thảm cỏ

• Vị trí địa lý:

Cách thành phố Biên Hòa 15km, thành phố Hồ Chí Minh 48km, thành phố Vũng Tàu 70km Cách đường quốc lộ 1A 3km, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Giầu Dây 15km

Nằm giữa hai trục giao thông quan trọng là quốc lộ 1A hướng từ thành phố Hồ Chí Minh qua TP Biên Hòa về các tỉnh miền Trung Và quốc lộ 51 đi Vũng Tàu Tiếp giáp với các khu công nghiệp, khu đô thị và khu dân cư của các địa phương trong tỉnh như: khu đô thị Tam Phước, thị trấn Giầu Dây, khu công nghiệp An Phước, khu công nghiệp Lộc An - Bình Sơn, khu công nghiệp Giang Điền (khu công nghệ cao), khu dân cư Phú An, khu dân cư Suối Son, khu dân cư An Viễn

• Khái quát về đơn vị quản lý:

1 Tên công ty:

− Tên công ty bằng tiếng Việt: Công ty cổ phần du lịch Giang Điền

− Tên công ty bằng tiếng Anh: Giang Dien tourism joint stock company

2 Địa chỉ:

− Địa chỉ trụ sở chính: 104/4 ấp Hòa Bình, xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai Email: giangdienpark@vnn.vn Website: www.giangdien.com.vn

SĐT: (061) 3923.930 – 3924.583 Fax: (061) 3923.931

Trang 17

− Địa chỉ văn phòng đại diện : số 98 Trần Quang Khải, lầu 3B, P Tân Định, Q.1, TP.HCM SĐT : (08).38.48.37.25

3 Đại diện pháp lý :

− Tên người đại diện pháp lý: Ông Lê Kỳ Phùng

− Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám Đốc

4 Loại hình doanh nghiệp hiện nay: Công ty Cổ phần

Phủ); Kinh doanh bất động sản

• Logo của công ty và ý nghĩa:

Lấy hình tượng từ dòng sông và những chiếc lá Buông của khu du lịch để làm biểu tượng đặc trưng cho Công ty và khu du lịch thác Giang Điền

Chiếc lá Buông có hình dáng như hình chim lạc,

do diện tích của Khu du lịch thác Giang Điền có hình giống chim lạc Mặt khác, chim lạc cũng là biểu tượng cho hạnh phúc và an lành, biểu tượng luôn mang lại sự bình an và hạnh phúc cho mỗi du khách khi đến khu du lịch

Trang 18

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu của công ty

• Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:

− Bộ phận soát vé: Chịu trách nhiệm soát vé vào cổng của tất cả các khách vào tham quan và ăn uống tại khu du lịch

Trang 19

− Bộ phận bảo vệ: Thực hiện bảo vệ trật tự an ninh cho khu du lịch và khách tham quan du lịch Kiểm soát các khách đến giao dịch đặt tour, sự vận chuyển hàng hóa ra

và vào, và giờ giấc làm việc của nhân viên

3 Phòng kinh doanh:

− Bộ phận sale: có nhiệm vụ liên hệ, tư vấn trực tiếp các cá nhân, công ty đặt tour, đồng thời thỏa thuận giá cả dựa trên các quy định về giá mà công ty đã đưa ra Hướng dẫn thực hiện các dịch vụ mà khách đã đặt, cuối tour thanh toán trực tiếp và nộp cho phòng kế toán

− Bộ phận marketing: có nhiệm vụ marketing quảng bá hình ảnh của khu du lịch Lập các chiến lược quảng bá ngắn hạn, dài hạn, lên kế hoạch thực hiện chi tiết

− Bộ phận nhà hàng: Tổ chức phục vụ ẩm thực cho tất cả các du khách đã đặt dịch

vụ và chưa đặt dịch vụ vào các buổi sáng, trưa và chiều tất cả các ngày trong tuần Toàn bộ các chương trình ẩm thực của thực khách cũng như công ty là do hệ thống 3 nhà hàng phục vụ

− Bộ phận khách sạn: Gồm resort và lều cao cấp, phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi của mọi đối tượng khách tham quan du lịch Chịu trách nhiệm về vấn đề trật tự xã hội, cũng như bảo đảm quyền lợi của khách thuê phòng nghỉ Cuối mỗi ngày báo cáo doanh thu cho phòng kế toán

− Bộ phận liên doanh: Bao gồm tất cả các bộ phận dịch vụ thực hiện liên doanh với công ty Chịu trách nhiệm quản lý về các dụng cụ, tài sản và nhân viên lao động của

bộ phận mình

4 Phòng kỹ thuật:

− Bộ phận cơ khí, cơ giới: Bảo quản, sửa chữa các dụng cụ, máy móc, phương tiện chung là tài sản của công ty Có trách nhiệm báo cáo những tài sản hư hỏng, lập phiếu trình thay mới

− Bộ phận điện, nước: Có nhiệm vụ kiểm tra các hệ thống dẫn điện, nước, sửa chữa khi hư hỏng, bảo đảm an toàn cho người sử dụng Lắp đặt các hệ thống cung cấp điện, nước, bao gồm cả dàn âm thanh, điện phục vụ cho các nhu cầu khác nhau

− Bộ phận kĩ thuật, bảo trì: Thực hiện bảo trì, bảo dưỡng định kỳ các máy móc, thiết bị có trong khu du lịch, cũng như tại khu vực văn phòng của công ty

Trang 20

− Bộ phận kỹ thuật cây trồng: Lai tạo các giống mới, loại bỏ các giống đã thoái

hóa, hoặc không còn thích hợp Ươm cây giống phục vụ cho khu du lịch

II.1.2.Quá trình hình thành và phát triển

Tại khu vực của khu du lịch thác Giang Điền ngày nay, trước 1975 là đất nông nghiệp, đồng ruộng, đất hoang, cây dại mọc xung quanh khu vực thác Ở giai đoạn 1961-1975 nơi đây đã từng là căn cứ của tỉnh ủy Biên Hòa và khu vực Trảng Bom Sau giải phóng nơi đây được người dân xung quanh sử dụng và khai thác tự do

Bắt đầu tôn tạo và xây dựng từ năm 2001, đến tháng 01/2006 KDL chính thức đi vào hoạt động với những công trình đầu tiên với tổng vốn đầu tư là 150 tỷ đồng Tiếp tục xây dựng và cải tạo giai đoạn 2 theo hình thức cuốn chiếu vừa phục vụ vừa xây dựng Đến cuối năm 2009, khu du lịch đã được nâng cấp lên thành khu du lịch sinh thái với cảnh quan xanh, các công trình dịch vụ phụ trợ du lịch và thác nước tự nhiên

Dự kiến trong tương lai, khu du lịch sẽ được nâng cấp thành khu du lịch 3 - 4 sao Với các công trình dịch vụ phục vụ tương đương với tầm cỡ này

II.1.3.Phương thức hoạt động du lịch

Khởi nguồn từ những nhu cầu vui chơi, giải trí, tham quan ngắm cảnh và đặc biệt

là nhu cầu nghỉ ngơi, hưởng thụ bầu không khí trong lành khác xa cái không khí ngột ngạt của khói xe, bụi đường, những sinh hoạt thường ngày của con nười và phương tiện quen thuộc Công ty Cổ phần du lịch Giang Điền đã cải tạo và xây dựng các công trình dịch vụ thích hợp để đưa vào phục vụ cho du lịch Nhằm thỏa mãn những nhu cầu trên của mọi tầng lớp du khách Mỗi dịch vụ có những tiện ích và hoạt động phục

vụ những nhu cầu là hoàn toàn khác nhau

II.1.4.Các công trình dịch vụ phục vụ vui chơi

Toàn bộ hoạt động du lịch tại KDL chịu ảnh hưởng nhiều của điểm du lịch thác lớn, thác chính của khu du lịch, là điểm nhấn của khu du lịch thác Giang Điền Thác

Trang 21

nước hoàn toàn tự nhiên và là điểm tự do tắm thác lý tưởng cho trẻ em cũng như người lớn

1 Thác chính:

Đây là dòng thác lớn nhất của khu du lịch, có chiều rộng 45m, chiều cao đến 8m Phần dưới chân thác được thiết kế theo từng khu hồ nhỏ có độ nông và sâu khác nhau

để phù hợp cho trẻ em và người lớn vui chơi

2 Vườn hoa và cây kiểng:

Vườn lan: Với diện tích 1229m2, là nơi trưng bày nhiều loài hoa khác nhau thuộc các giống như : lan ngoại, lan rừng Việt Nam, cây kiểng lá

Vườn ươm: Diện tích gần 5ha, là nơi ươm trồng rất nhiều loại cây kiểng của Việt nam và các nước trên thế giới Cây trồng trong vườn ươm không những chỉ phục vụ để làm cây kiểng cho khuôn viên KDL mà còn phục vụ các nhu cầu cung cấp cây kiểng cho các vùng lân cận

3 Sân tennis và sân bóng đá mini:

Sân tennis được bố trí theo kiểu sân đôi, với diện tích đúng theo tiêu chuẩn Sân bóng đá mini, diện tích 200m2 Toàn bộ khu vực là nơi diễn ra các hoạt động vận động mạnh như: tennis, bóng đá, kéo co, nhảy bao bố, cho các đoàn cắm trại

4 Hồ tuyền tâm:

Hồ Tuyền Tâm là hồ tự nhiên có diện tích 3 ha Hình dáng tựa trái tim Trên hồ

có nhiều dịch vụ vui chơi giải trí phù hợp cho các đoàn, hội, công ty tổ chức các chương trình teambuilding như thuyền thúng, thuyền đụng, ca nô, thuyền kayak,… Kết hợp phục vụ hoạt động du thuyền, chèo thuyền của du khách

5 Sân patin:

Hoạt động đầu năm 2006 Với diện tích 1.250 m2 Vốn đầu tư gần 300 triệu vnđ Gồm 3 dốc trượt, đường trượt hình số 8 dài 50m, ngang 25m, tất cả đều được đổ bê tông cốt thép trải đá mài

6 Dịch vụ xe đạp tình yêu:

Gồm 2 loại xe đạp đôi và xe đạp đơn Đây cũng là một trong những dịch vụ liên doanh của công ty Cổ Phần du lịch Giang Điền với một đơn vị khác, cùng với dịch vụ sân trượt patin

Trang 22

7 Dịch vụ vận chuyển khách:

Gồm hệ thống xe lửa và xe taxi chuyên chở khách tham quan du lịch từ ngoài cổng tại ga Phượng Vỹ vào khu vực thác tại ga Cọ Dầu Mật độ các tuyến ra vào là liên tục, phục vụ nhu cầu đi lại và tham quan của du khách

8 Khu nhà chờ số 3:

Với diện tích rộng 220m2, thiết kế một trệt và một lầu, với sức chứa 50 người Đây là điểm chờ xe đưa rước du khách trong khu du lịch Và đây cũng là nơi phục vụ các nhu cầu ăn – uống – nghỉ ngơi của du khách 24h Có vị trí ngắm cảnh đẹp

9 Hệ thống nhà hàng: gồm 3 nhà hàng:

Nhà hàng Hoa Sứ: Là nhà hàng có diện tích và sức chứa lớn hơn cả Mang hình dáng nhà rông của Tây Nguyên, được thiết kế 2 lầu với sức chứa 400 khách, diện tích 1.067m2

Nhà hàng Phượng Son: Có diện tích 659m2, với sức chứa khoảng 200 khách Nhà hàng được thiết kế theo hình tròn trung tâm

Nhà hàng Hoàng yến: Diện tích 96m2, có khả năng phục vụ 50 khách Nhà hàng được bố trí trong một không gian phòng hội nghị, có máy điều hòa

11 Hệ thống chòi nghỉ:

Chòi bát giác: Được xây dựng vào năm 2003,với tổng kinh phí 414 triệu vnđ, gồm có 9 chòi, trong đó có 3 chòi lớn phục vụ cho nghỉ ngơi và ăn uống Các chòi này được bố trí xung quanh khu vực thác chính, cũng như khu vực nhà hàng

Lều và ghế nghỉ: Được bố trí dọc theo thác chính, phía hướng bắc và nam Lều gồm có bạt và ghế nằm phục vụ Tại khu vực lều có một quầy bar phục vụ riêng

12 Quầy phục vụ:

Bar Hoa chuông đỏ: Với diện tích 529m2, bao gồm: Bar cafe phía mặt tiền, khu vực tắm lại dành cho khách tắm thác phía sân sau cùng với khu thay đồ

Trang 23

Hệ thống phục vụ babercue: Gồm 1 quầy phục vụ ăn nhanh, barbecue, một quầy phục vụ kem, các đồ dùng cần thiết và nước uống

II.1.5.Các dịch vụ phục vụ theo yêu cầu

1 Dịch vụ cắm trại sinh hoạt:

Dịch vụ cho thuê lều trại: Cho thuê lều để phục vụ cắm trại và nghỉ qua đêm Gồm lều bánh bao và lều chữ A Riêng lều bánh bao chỉ phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi qua đêm Thực hiện thu phí qua đêm đối với mỗi khách nghỉ lại

Dịch vụ cho thuê âm thanh, sân khấu: Tùy theo số lượng khách tham gia cắm trại của mỗi đoàn và nhu cầu của mỗi đoàn mà khu du lịch có hệ thống dàn âm thanh, sân khấu lớn hoặc nhỏ cho phù hợp

Dịch vụ đốt lửa trại: Gồm củi phục vụ đốt lửa trại và công tác chuẩn bị, dựng củi, cùng với các loại thức ăn dùng để nướng và các loại nước uống

2 Phục vụ hội nghị, liên hoan, tiệc cưới:

− Dịch vụ cho thuê hội trường, nhà hàng để tổ chức hội nghị: Khu vực cho thuê gồm hội trường khu lớn của khu cắm trại sức chứa 400 khách và nhà hàng Hoàng Yến sức chứa 50 khách Sắp đặt mô hình bàn ghế theo yêu cầu, teabreak, nước uống Trong suốt thời gian diễn ra hội nghị có người phục vụ trực tiếp Các dịch vụ kèm theo bao gồm: đĩa hoa, bàn đại biểu có khăn bàn, âm thanh hội nghị, bục phát biểu, phông màn sân khấu, điện, ánh sáng

− Dịch vụ cho thuê không gian công viên, nhà hàng để tổ chức tiệc cưới: Phục vụ tiệc cưới trọn gói Có nhiều chính sách ưu đãi dành cho khách tổ chức tiệc cưới Bao gồm các dịch vụ không tính phí như: vé cổng, trang trí phông chữ và bảng hướng dẫn phòng tiệc, cổng hoa và bàn tiệc, bàn kí tên, sổ và viết kí, thùng đựng tiền, rượu champagne, xếp tháp ly, đá khói, phí bãi đậu xe hơi, xe lửa đón khách từ cổng chính,

vé tham quan cho cô dâu chú rể, bánh cưới, khánh tiết, nhạc nền, và quà cưới

3 Phục vụ quay phim, quay hình tư liệu:

Đối với các đoàn quay phim, ghi hình làm tư liệu tại khu du lịch thì phải chịu phí dịch vụ do công ty quy định Ngoài ra phải tuân thủ những quy định về phương tiện đi lại, vị trí khu vực cấm, và các nội quy chung của khu du lịch

Đối với thợ chụp hình có nhu cầu hoạt động kinh doanh tại khu du lịch thì hai bên sẽ ký hợp đồng thỏa thuận

Trang 24

II.1.6.Điểm dừng chân cho nhu cầu ẩm thực của du khách

Là điểm đón khách từ phía các công ty lữ hành đưa đón khách dừng chân ăn sáng, hoặc ăn trưa và kết hợp tham quan tại hệ thống nhà hàng tại khu du lịch Thời gian dùng ẩm thực cho các đoàn khách này tối đa là 2 giờ đồng hồ

Quá trình booking của các đoàn chỉ dùng ẩm thực này được diễn ra từ trước đó 1 ngày, hoặc lâu hơn Đây là quá trình giao dịch và thỏa thuận giữa các công ty lữ hành đặt ăn và bộ phận kinh doanh của khu du lịch, dựa trên cơ sở những quy định và giá cả

mà công ty Cổ phần du lịch Giang Điền đã đưa ra

II.2.Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch

II.2.1.Các chương trình ưu đãi sử dụng dịch vụ

Vé cổng: thực hiện giảm giá phần trăm cho đoàn có số lượng từ 20 khách trở lên Giảm từ khoảng 20% cho đến 40%, tùy thuộc vào số lượng và loại khách

Patin, tắm lại, áo phao, giữ đồ, xe đạp, chòi tranh và lều: thực hiện giảm giá phần trăm cho đoàn có số lượng từ 20 khách trở lên Từ 10% đến 20% tùy thuộc vào loại ngày phục vụ, ngày thường hay ngày lễ tết

Các giá của các dịch vụ trên đây được giảm trực tiếp khi đoàn đặt dịch vụ với phòng sale Đối với công ty lữ hành đặt tour thì được ưu tiên dịch vụ thêm 5% so với các tổ chức đoàn thể

Dịch vụ khách sạn: khách thuê qua đêm sẽ được ưu đãi nước uống, bữa ăn sáng của ngày hôm sau tại nhà hàng Hoàng Yến Miễn phí vé cổng, phí qua đêm Khách ở lại Lều cao cấp Bằng Lăng và khách sạn Tre Xanh liên tục từ 15 ngày trở lên sẽ được giảm giá 25% giá phòng

Quy định miễn vé cổng và phần ăn áp dụng với các đoàn có đặt trước: mỗi xe từ

25 chỗ ngồi được miễn 02 người (đối với tổ chức đoàn thể), miễn 03 người trở lên (đối với công ty lữ hành Ngoài ra, vào dịp tết cổ truyền công ty có chương trình tặng quà năm mới cho các công ty lữ hành này

Các món nướng và barbecue: khách du lịch gọi món ăn theo thực đơn được sử dụng lò nướng và than miễn phí

Dịch vụ quay phim, chụp hình: Tất cả quý khách hàng (Studio chụp hình, quay phim) sử dụng dịch vụ chụp hình, quay phim đám cưới tại Khu du lịch sinh thái Thác Giang Điền 08 lần trong một tháng thì được miễn phí dịch vụ một lần bao gồm: phí

Trang 25

Bảng 2.1 Số liệu doanh thu các năm từ 2008 đến 2009 (đơn vị tính: đồng)

Số liệu các năm Năm 2008 Năm 2009 So sánh

%

Doanh thu 22.795.136.000 26.891.569.000 4.096.433.000 0,18 Chi phí 14.332.480.000 16.055.798.000 1.723.318.000 0,12 Lợi nhuận 8.462.656.000 10.835.771.000 2.373.115.000 0,28

Tỉ suất lợi nhuận theo doanh thu 0,37 0,40 0,03 0,09

Tỉ suất lợi nhuận theo chi phí 0,59 0,67 0,08 0,14

Nguồn: Phòng TC - KT Nhìn chung doanh thu tăng mạnh từ khi bắt đầu mở cửa khu du lịch cho đến nay

Từ doanh thu ban đầu là 15.079.826.000 (Mười lăm tỷ, không trăm bảy mươi chín triệu, tám trăm hai mươi sáu ngàn đồng) năm 2007, tăng lên 26.891.569.000 (Hai mươi sáu

tỷ, tám trăm chín mươi mốt triệu, năm trăm sáu mươi chín ngàn), tăng gấp gần 1,8 lần sau 3 năm Đây là kết quả của sự liên tục đổi mới cơ sở hạ tầng cho phù hợp với nhu cầu và mục đích quy hoạch của khu du lịch

II.2.3.Nhận xét chung

Về cơ sở hạ tầng khu du lịch là tương đối hoàn chỉnh Các dịch vụ hoạt động theo

hệ thống mở, được luân chuyển kịp thời để hỗ trợ cho nhau Cách bố trí và vận hành

hệ thống dịch vụ này cũng được áp dụng cho việc phân công công việc cho nhân viên Mỗi ba tháng vị trí làm việc của một nhân viên lại được thay đổi Cách thay đổi này vừa nhằm điều tiết đều công việc cho mỗi nhân viên, tránh trường hợp nhân viên quen chỗ và xảy ra tham nhũng, xao nhãng công việc Mặt khác, giúp cho nhân viên có nhiều cơ hội để trau dồi kỹ năng cho mỗi công việc

Phong cách phục vụ chuyên nghiệp được thể hiện qua đội ngũ nhân viên phục vụ tại hệ thống 3 nhà hàng và khách sạn Kỹ năng chuẩn bị bàn tiệc, bàn ăn, kỹ năng phục

vụ của nhân viên phục vụ bàn, cùng với những kỹ năng về phòng và bar của khu khách sạn, lều cao cấp và khu cắm trại đều được đào tạo qua trường lớp Kinh phí cho những lớp học này do công ty chi trả Đây là một chiến thuật nhỏ trong chiến lược kinh doanh

Trang 26

của khu du lịch nhằm xây dựng hình ảnh cũng như sự thiện cảm của du khách đối với khu du lịch

Ngoài ra, công ty có một đội ngũ bảo vệ được tổ chức rất quy củ, tuân thủ hết sức nghiêm ngặt những quy định của công ty đối với khách cũng như đối với nhân viên công ty Đội ngũ vệ sinh hoạt động liên tục không có tình tình trạng thấy rác tại khu vực công cộng

Tuy nhiên, việc kinh doanh dịch vụ còn để trống nhiều khu vực nhàn rỗi Khu hồ Tuyền tâm và sân tennis Hai khu vực này hầu như không có khách tham gia Lý do chủ yếu liên quan đến các yếu tố khách quan, thời tiết và tâm lý du khách

Trang 27

CHƯƠNG III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

III.1.Khái niệm về du lịch

III.1.1.Du lịch

‘‘Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định’’ (Nguồn : Luật du lịch)

“Du lịch bao gồm những hoạt động của con người đi du lịch và lưu trú ở những nơi bên ngoài môi trường cư trú thường ngày không quá một năm liên tục nhằm giải trí, kinh doanh và các mục đích khác” (Nguồn : WTO)

1 Du lịch nghỉ ngơi, giải trí:

“Là loại du lịch phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của du khách để phục hồi thể

lực và tinh thần, đưa lại sự thư giãn, sảng khoái” (Tổng quan du lịch, TS Trần Văn

Thông, 2002)

2 Dịch vụ du lịch:

“Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch” (Nguồn: Luật du lịch)

III.1.2.Sản phẩm du lịch

“Sản phẩm du lịch là sự kết hợp các hàng hóa và dịch vụ du lịch nhằm phục vụ

du khách trong quá trình đi du lịch”

“Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức tạp bao gồm nhiều thành phần không đồng nhất cấu tạo thành, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất

kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ công nhân viên du lịch”

(Nguồn: Tổng quan du lịch, TS Trần Văn Thông, 2002)

Trang 28

III.1.3.Khách sạn du lịch

“Khách sạn du lịch là cơ sở kinh doanh dịch vụ, phục vụ du khách về các mặt như ăn, nghỉ, vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác và là cơ sở vật chất quan trọng để phát triển khu du lịch”

Khách sạn nghỉ dưỡng: Là loại khách sạn chủ yếu dành cho du khách để nghỉ

ngơi, an dưỡng, nó thường được xây dựng ở những nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, yên tĩnh và thanh bình

(Nguồn: Tổng quan du lịch, TS Trần Văn Thông, 2002)

III.1.4.Khu cắm trại

Cắm trại là hành động mà cá nhân, gia đình, hoặc một nhóm người lưu trú trong một khu vực được quy hoạch, hoặc được xây dựng có trang bị ngắn ngày hay dài ngày Khu vực cắm trại có nơi để xe riêng, có khu vực dành cho du khách cắm trại (bằng lều

bạt) hoặc buồng ngủ lưu động (Nguồn: Tổng quan du lịch, TS Trần Văn Thông,

2002)

III.1.5.Khách du lịch

“Là khách thăm viếng, lưu trú tại một quốc gia hoặc một vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24 giờ và nghỉ qua đêm tại đó với các mục đích như: nghỉ dưỡng, tham quan, thăm viếng gia đình, tham dự hội nghị, tham dự thể thao”

Khách thăm viếng: “Là một người đi tới một nơi (khác với nơi họ thường trú) với một lý do nào đó (ngoại trừ lý do đến để hành nghề và lĩnh lương từ nơi đó)”

Khách tham quan: “Là loại du khách thăm viếng lưu lại ở một nơi nào đó dưới 24 giờ và không lưu trú qua đêm”

(Nguồn: Tổng quan du lịch, TS Trần Văn Thông, 2002)

III.1.6.Động cơ đi du lịch

“Động cơ đi du lịch chỉ nguyên nhân tâm lý khuyến khích con người thực hiện

du lịch, đi du lịch tới nơi nào, theo loại hình du lịch nào, thường được biểu hiện ra bằng các hình thức nguyện vọng, hứng thú, yêu thích săn lùng điều mới lạ, từ đó thúc

đẩy nảy sinh hành động du lịch” (Nguồn: Tổng quan du lịch, TS Trần Văn Thông,

2002)

Trang 29

III.1.7.Thời vụ du lịch

“Thời vụ du lịch là những biến động lặp đi, lặp lại hàng năm của cung và cầu các dịch vụ và hàng hóa du lịch dưới tác động của một số nhân tố xác định”

Quy luật thời vụ du lịch: “Lượng du khách không đều giữa các tháng trong năm

mà biến động thay đổi mạnh theo mùa, sự biến thiên này diễn ra không hỗn độn và theo một trật tự phổ biến và tương đối ổn định”

(Nguồn: Tổng quan du lịch, TS Trần Văn Thông, 2002)

III.1.8.Phân khúc thị trường du lịch

Phân khúc thị trường là quá trình phân chia tổng thị trường gồm tất cả khách du lịch hay một phạm vi thị trường du lịch nghỉ mát, thành những phân nhóm hay phân khúc cho các quản lý marketing

“Phân khúc thị trường xác định được sự khác biệt của con người trong sở thích, nhu cầu, thái độ, lối sống, quy mô và kết cấu gia đình Đây là cách giải quyết thận trọng của việc tối đa hóa nhu cầu thị trường bằng cách hướng các nỗ lực marketing đến những nhóm khách hàng hay người tiêu dùng quan trọng” (Chisnall, 1985)

• Quan điểm hoạt động marketing về phân khúc thị trường:

− Phân khúc thị trường mang về nhiều lợi nhuận hơn thông qua việc tính toán chiêu thị, phân phối các sản phẩm hay dịch vụ đã được thiết kế theo các mục đích khác nhau,

để thỏa mãn các nhu cầu đã được xác định trước của các nhóm mục tiêu

− Phân khúc thị trường dựa vào: mục đích du lịch; nhu cầu khách hàng, động cơ thúc đẩy và lợi ích tìm kiếm; hành vi khách hàng; đặc điểm nhân khẩu học, kinh tế và địa lý; đặc điểm tâm trắc học; đặc điểm địa lý nhân khẩu học; giá cả

− Việc phân khúc thị trường là cơ sở cho các chiến dịch chiêu thị khác nhau nhưng không cản trở hoạt động của các quá trình sản xuất Nhu cầu tạo ra và phân phối các sản phẩm được điều chỉnh theo một mục đích nhất định cho mỗi nhóm khách hàng nhất định

− Mỗi khách hàng riêng biệt sẽ nhận được dịch vụ cá nhân đặc biệt hay mỗi sản phẩm theo đúng như đơn đặt hàng, khi họ chi trả đúng giá cho các sản phẩm hay dịch

vụ trên

Trang 30

III.1.9.Một số khái niệm liên quan

Sản phẩm du lịch: “Là sự kết hợp các hàng hóa và dịch vụ du lịch nhằm phục vụ

du khách trong quá trình đi du lịch”

Kinh doanh du lịch: “Là việc thực hiện một, một số, hoặc tất cả các công đoạn của hoạt động du lịch hoặc thực hiện dịch vụ du lịch trên thị trường nhằm mục đích

sinh lợi” (Nguồn: Tổng quan du lịch, TS Trần Văn Thông, 2002)

III.2.Khái quát về marketing để truyền thông quảng bá hình ảnh du lịch

III.2.1.Marketing du lịch

Marketring du lịch là sự tìm kiếm liên tục mối tương quan thích ứng giữa một doanh nghiệp du lịch với thị trường của nó Vì vậy theo lý thuyết Marketing hiện đại thì bất cứ một hoạt động kinh doanh không phải bắt đầu từ khâu sản xuất mà phải xuất phát từ thị trường và nhu cầu của thị trường

• Thị trường du lịch là gì ?

Là loại thị trường bao gồm các nhóm khách hàng được xác định hoặc không được xác định trước, những khách hàng mua hàng hóa và dịch vụ cho mục đích sử dụng của bản thân Một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch phải xuất phát từ thị trường khách hàng mà họ nhắm tới, phải đạt được các yếu tố thỏa dụng về : thời điểm, quyền sở hữu và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

Có nghĩa là: doanh nghiệp phải có khả năng cung ứng sản phẩm hoặc dịch vụ của mình vào đúng thời điểm mà khách hàng cần mua, tạo ra quyền được sở hữu sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng ngay tại thời điểm mua và làm cho khách hàng thỏa mãn khi mua sản phẩm hay dịch vụ đó

• Hệ thống chiến lược marketing - mix và vai trò của nó trong du lịch:

Trong hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng, hệ thống chiến lược marketing - mix trong du lịch là loại chiến lược bộ phận thể hiện mối quan

hệ của doanh nghiệp với môi trường kinh doanh, với thị trường, với khách hàng và với đối thủ cạnh tranh Nó bao gồm các chiến lược cụ thể đối với thị trường mục tiêu và mức chi phí cho marketing

Nó là những phương án lựa chọn và quyết định của marketing – mix cho một thị trường mục tiêu Không những chỉ ra đâu là tập khách hàng cần phải hướng tới, mà còn vạch ra lối đi đúng đắn cho tất cả các hoạt động khác nhằm khai thác một cách có hiệu quả nhất phân đoạn thị trường đã lựa chọn

Trang 31

III.2.2.Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh

Là một trong những chiến lược nằm trong hệ thống chiến lược marketing - mix

Nó là công cụ kỹ thuật yểm trợ cho marketing, được thực hiện thông qua các hoạt động truyền thông như: quảng cáo, khuyến mãi, khuyến mại, bán hàng trực tiếp, tuyên truyền, quan hệ cộng đồng,… Quảng bá vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật đòi hỏi phải có tính sáng tạo và thực tế nhằm đạt được hiệu quả truyền thông cao nhất, đưa được nhiều sản phẩm và dịch vụ đến tay khách hàng nhất, thu hút được nhiều khách hàng khác quan tâm

• Bản chất của chiến lược:

− Hoạt động truyền thông quảng bá là một công cụ tối quan trọng và là vấn đề cốt lõi của bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào để thực hiện được các chiến lược và chương trình marketing Nhờ nó mà cung và cầu có điều kiện gặp nhau, nhu cầu của

khách hàng được các doanh nghiệp khám phá và đáp ứng một cách tốt nhất

− Làm cho việc bán hàng dễ dàng và năng động hơn, đưa sản phẩm, dịch vụ đến gần hơn với các đối tượng khách hàng khác nhau

• Mục tiêu của chiến lược:

− Khơi dậy mối quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm hay dịch vụ ngay cả khi khách hàng chưa biết đến sự tồn tại của sản phẩm

− Thông báo cho khách hàng về sản phẩm hay dịch vụ và lợi ích của nó khi họ không hiểu rõ về sản phẩm, về những lợi ích mà sản phẩm hay dịch vụ đó mang lại

− Tạo lòng tin đối với sản phẩm và doanh nghiệp khi khách hàng đã biết về sản phẩm nhưng chưa hoàn toàn tin tưởng vào giá trị của sản phẩm hay dịch vụ

− Thuyết phục khách hàng rằng các lợi ích của sản phẩm hay dịch vụ lớn hơn chi phí mà họ bỏ ra và để họ quyết định phải mua sản phẩm

III.2.3.Các công cụ để truyền thông quảng bá hình ảnh

Chúng là các kỹ thuật chiêu thị được sử dụng nhằm làm cho khách hàng tiềm năng biết đến sản phẩm kích thích sự ham muốn, thúc đẩy nhu cầu và tạo ra sự khuyến khích mua hàng trực tiếp từ một nhà sản xuất hoặc một kênh phân phối

1 Quảng cáo

Là việc sử dụng không gian và thời gian để truyền tin định trước về sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp hay thị trường cho khách hàng

Trang 32

a/ Mục tiêu của quảng cáo:

Bảng 3.1 Mục tiêu của quảng cáo

1 Hướng đến nhu cầu:

Thông tin

Thuyết phục

Nhắc nhớ

- Xây dựng nhận thức của thị trường về nhãn hiệu mới

- Tạo sự quen thuộc cho người tiêu thụ về cửa hàng, cách bàn hàng mới

- Giảm thời gian nhân viên bán hàng giải thích những điều

- Duy trì sự nhận biết và hình ảnh nhãn hiệu

- Phát triển và duy trì hình ảnh có lợi về các ngành sản xuất

- Tạo nhu cầu gốc

- Phát triển và duy trì hình ảnh tốt đẹp công ty

- Tạo nhu cầu lựa chọn

- Xây dựng và phát triển danh tiếng cho thương hiệu

- Quảng bá thương hiệu

(Nguồn: Nghiên cứu chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu cho công ty

cổ phần dịch vụ du lịch & thương mại TST, Trần Thị Hà Phương, 2009)

Bảng 3.2 Ưu & nhược điểm của truyền thông bằng quảng cáo

Ưu điểm Nhược điểm

- Có tính đại chúng, tất cả mọi người đều

nhận được những thông điệp giống nhau

- Thông điệp quảng cáo được lặp đi, lặp lại

nhiều lần, hình ảnh lưu lại lâu

- Các loại thông tin được truyền tải đến

khách hàng có thể thực hiện quảng cáo ở

nhiều khu vực địa lý khác nhau

- Chi phí cao, phải sử dụng nhiều hình ảnh,

âm thanh, sự chuyển động

- Không có tính riêng biệt cá nhân, không

có sự chọn lọc đối tượng

- Chỉ là quá trình truyền thông một chiều, muốn khách hàng nhớ lâu phải thực hiện nhiều và liên tục, gây ra tốn kém

Trang 33

b/ Các dạng quảng cáo:

− Thông tin: Đưa ra thông tin ban đầu về sản phẩm

− Thuyết phục: Đưa ra các tiện ích, tính năng của sản phẩm, tạo lòng tin và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm hay dịch vụ

− Nhắc nhớ: Khiến khách hàng luôn thấy sự hiện hữu, phát triển của sản phẩm c/ Các công cụ quảng cáo:

− Ấn phẩm quảng cáo và phim truyền hình

− Bao bì, nhãn mác, vật dụng, sản phẩm thủ công

− Tài liệu quảng cáo và giới thiệu, băng video

− Áp phích, tờ rơi, brochure Danh bạ

− Tái bản tin quảng cáo Biển quảng cáo, biển hiệu trưng bày

− Trưng bày hàng hóa, sản phẩm tại thời điểm trưng bày Biểu tượng

2 Marketing trực tiếp

Là việc nhân viên bán hàng của một doanh nghiệp thực hiện trực tiếp việc bán hàng hóa, sản phẩm hay dịch vụ cho khách hàng Các công cụ marketing trực tiếp:

− Thuyết minh bán hàng Hội nghị bán hàng

− Các chương trình khuyến mãi, khuyến mại

− Hàng mẫu Hội chợ và trưng bày thương mại

Bảng 3.3 Ưu & nhược điểm của marketing trực tiếp

Ưu điểm Nhược điểm

- Có sự gần gũi giữa nhân viên và khách

hàng khiến khách hàng cảm thấy được sự

quan tâm riêng

- Nhân viên bán hàng có thể chủ động

điều chỉnh cách thức bán hàng sao cho

phù hợp với từng đối tượng khách hàng

- Cho phép thiết lập một loạt các mối quan

hệ rộng, có sự giao tiếp và liên kết mối

quan hệ giữa nhân viên và khách hàng,

đem lại hiệu quả bán hàng, duy trì hệ

- Thường xuyên tổ chức các chương trình,

sự kiện để tăng cơ hội tiếp xúc khách hàng

- Khi sử dụng phương pháp này đòi hỏi có biện pháp khuyến khích bán hàng của công ty dành cho nhân viên

Trang 34

3 Các hoạt động xúc tiến bán hàng:

Xúc tiến bán hàng là sự khuyến khích trước mắt nhằm đẩy mạnh việc mua hay bán một sản phẩm hoặc dịch vụ Bao gồm tất cả các hoạt động khuếch trương sản phẩm được thiết kế nhằm gây tác động tới nhu cầu của khách hàng

Bảng 3.4 Ưu & nhược điểm của các hoạt động xúc tiến bán hàng

Ưu điểm Nhược điểm

- Gây sự chú ý cao, thường xuyên cung cấp

những thông tin khuyến khích khách hàng

- Tác dụng bán hàng không kéo dài

- Không đem lại kết quả tốt trong việc xây dựng nhãn hiệu sản phẩm được ưa chuộng

- Luôn phải đổi mới phương thức xúc tiến

- Thực hiện không khéo các chương trình khuyến mại sẽ gây các phản ứng nghịch từ phía khách hàng

Các công cụ xúc tiến bán hàng:

− Các cuộc thi, trò chơi và trò chơi có thưởng

− Hàng khuyến mại và quà tặng

− Hàng mẫu Hội chợ trưng bày và triển lãm

− Biểu diễn thực hành sản phẩm Giải trí

− Phiếu giảm giá Trả lại một phần tiền hàng Tài trợ lãi suất thấp, trả góp

4 Tuyên truyền và quan hệ cộng đồng

Tuyên truyền hay là một hình thức chào hàng một cách gián tiếp, một hình thức chiêu khách mà không cần phải trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, hoặc là một hình thức truyền thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ từ người này đến người khác

a/ Hình thức tuyên truyền và quan hệ cộng đồng:

Là việc thực hiện đăng tải trên những thông tin đại chúng về sản phẩm hay dịch

vụ mà doanh nghiệp đưa ra thị trường, nhằm tăng việc nhận biết hàng hóa, dịch vụ, tăng cường giao dịch các hoạt động bán hàng Có thể thực hiện bằng cách ủng hộ, tặng quà cho các tổ chức xã hội, tổ chức từ thiện, các tổ chức này thường rất được chú ý quan tâm của công chúng

Trang 35

Bảng 3.5 Ưu & nhược điểm của việc tuyên truyền và quan hệ công chúng

Ưu điểm Nhược điểm

- Các bài phóng sự, tin tức có tính xác thực Thông

điệp có tính tin cậy cao

- Đến được với nhiều đối tượng khách hàng không có

thời gian chú ý đến những quảng cáo, tiếp thị

- Làm cho sản phẩm, hay doanh nghiệp trở nên hấp

dẫn hơn nhờ vào nghệ thuật tuyên truyền

b/ Các công cụ quan hệ công chúng:

− Bài viết trên báo chí Bài phát biểu Hội thảo Báo cáo hàng năm

− Quyên góp từ thiện Tài trợ

− Các ấn phẩm Tạp chí doanh nghiệp

− Quan hệ công chúng Vận động Các sự kiện đặc biệt

III.3.Phương pháp nghiên cứu

III.3.1.Phương pháp thu thập số liệu

1 Dữ liệu thứ cấp:

− Thông tin doanh thu, các dịch vụ du lịch, các hoạt động kinh doanh, quảng bá dịch vụ du lịch được thu thập từ phòng kinh doanh và phòng kế toán của công ty Cổ phần du lịch Giang Điền Các thông tin tổng quan, thông tin số liệu kỹ thuật được thu thập từ phòng nhân sự và phòng kỹ thuật – xây dựng

− Các thông tin nhận định về khu du lịch, tiềm năng phát triển du lịch được thu thập từ trang web của tỉnh Đồng Nai, các chuyên gia làm việc tại khu du lịch Tổng hợp chi phí các chương trình hoạt động quảng bá, lợi ích của các chương trình đem lại

từ số liệu doanh thu gửi Sở du lịch của công ty

− Ngoài ra đề tài cũng tham khảo và sử dụng các thông tin hữu ích trên báo chí, internet, tạp chí chuyên ngành, sách và các loại tài liệu tham khảo chuyên ngành

2 Dữ liệu sơ cấp:

Các thông tin được thu thập trực tiếp trên địa bàn thuộc đối tượng nghiên cứu

− Bao gồm hoạt động thực tập bằng công việc ngay tại trong khuôn viên của KDL thác Giang Điền Tiến hành khảo sát: quy mô, diện tích và quy hoạch xây dựng KDL

Trang 36

− Đề tài cũng khảo sát thực tế và so sánh các hoạt động du lịch và dịch vụ tại 04 địa điểm: KDL Bửu Long, KDL Đại Nam, KDL Bò Cạp Vàng, KDL văn hoá Suối Tiên Tại đây, tiến hành lấy thông tin về các hạng mục trò chơi giải trí, các dịch vụ liên quan và những tiềm năng thu hút khách du lịch Thực hiện phân tích điểm mạnh

du lịch tại các địa điểm này, trên cơ sở so sánh với KDL thác Giang Điền

− Thực hiện nghiên cứu nhu cầu của du khách tham quan tại khu du lịch thác Giang Điền, nhằm nắm bắt được các sở thích và thị hiếu của du khách qua việc phỏng vấn trực tiếp khách du lịch bằng phiếu điều tra soạn sẵn Nội dung thực hiện như sau: Đối tượng: Tất cả các khách tham quan du lịch trong ngày diễn ra cuộc điều tra, lựa chọn ngẫu nhiên thành phần các đáp viên

Thời gian tiến hành: Trong 2 tuần, lựa chọn ngẫu nhiên ngày cuối tuần

Số lượng mẫu điều tra: Phát phiếu điều tra cho 100 khách du lịch bất kỳ

− Tham khảo ý kiến của các chuyên gia đầu ngành về những định hướng phát triển

và các quyết định mang tính khả thi Cụ thể là ý kiến các chuyên gia làm việc tại KDL thác Giang Điền, đặc biệt về các vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ sao cho phù hợp với khu du lịch, kết hợp tham khảo ý kiến cho xây dựng các dịch vụ giải trí mới

− Về lĩnh vực marketing quảng bá hình ảnh khu du lịch, đề tài đặc biệt tham khảo ý kiến chuyên gia của Th.S Trần Đình Lý – Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh viên và quan hệ doanh nghiệp, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM

− Ngoài ra, đề tài có tham khảo các nhận định của các chuyên gia tại website của tỉnh Đồng Nai, và website du lịch của Tổng cục du lịch Việt Nam cho các vấn đề nghiên cứu có liên quan

III.3.2.Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu

1 Phương pháp phân tích SWOT:

SWOT là cụm từ viết tắt của: Strength, Weakness, Opprtunities, Threats

Phân tích SWOT là một công cụ tìm kiếm tru thức về một đối tượng dựa trên nguyên lý hệ thống, trong đó:

− Phân tích điểm mạnh (Strength), điểm yếu (Weakness) là sự đánh giá bên ngoài

và tự đánh giá về khả năng của hệ thống (hay đối tượng) trong việc thực hiện mục tiêu

− Phân tích cơ hội (Opprtunities), thách thức (Threats) là sự đánh giá cá yếu tố bên ngoài chi phối đến mục tiêu phát triển của hệ thống (hay đối tượng)

Trang 37

2 Ý nghĩa của phân tích SWOT:

− Là một cách rất hiệu quả để đi đến một quyết định hoặc một giải pháp phù hợp nhằm phát huy tốt nhất điểm mạnh, cơ hội thuận lợi, hạn chế nhiều nhất những điểm yếu và thách thức

− Phương pháp cho phép các doanh nghiệp du lịch nghiên cứu một cách có hệ thống các điều kiện để đưa vào trong tiến trình phân loại sự lựa chọn chiến lược và chiến thuật kinh doanh của doanh nghiệp

− Phân tích SWOT được sử dụng trong các báo cáo định kỳ, hoặc trong xây dựng một tổ chức công ty, xây dựng chiến lược phát triển cho một ngành nghề

3 Nội dung của phân tích SWOT:

a/ Giai đoạn phân tích SWOT:

Bảng 3.6 Các giai đoạn phân tích SWOT

1/ Phân tích những điểm mạnh (Strength) 2/ Phân tích những điểm yếu (Weakness)

Những lợi ích mang đến Những thiếu xót gây trở ngại

Những thuận lợi sẵn có Hiệu quả thấp, xấu khi thực hiện

Những sự ủng hộ từ phía tiếp nhận Những điều không thể tránh khỏi

3/ Phân tích những cơ hội (Opprtunities) 4/ Phân tích những ảnh hưởng (Threats)

Những cơ hội tốt để tiếp cận Khó khăn thực tế đang tác động từ phía người sử dụng

Khả năng nắm bắt những cơ hội để cải thiện

điểm yếu kém

Những trở ngại có tính khách quan cho việc thực hiện

b/ Giai đoạn vạch ra chiến lược/giải pháp:

− Sau khi phân tích cần vạch ra 4 chiến lược cụ thể như sau:

CL1: Chiến lược S/O: Phát huy điểm mạnh để tận dụng thời cơ

CL2: Chiến lược W/O: Không để điểm yếu làm mất cơ hội

CL3: Chiến lược S/T: Phát huy điểm mạnh để khắc phục, vượt qua thử thách

CL4: Chiến lược W/T: Không để thử thách làm phát triển điểm yếu

Trang 38

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

IV.1.Phân tích tình hình ngành du lịch Việt Nam

IV.1.1.Tình hình du lịch của ngành hiện nay

Nếu như năm 2009 được coi là năm du lịch chịu ảnh hưởng nhiều của sự suy thoái nền kinh tế toàn cầu, kéo theo sự giảm sút của nhu cầu du lịch, số du khách đi du lịch ngoài nước giảm mạnh, xu hướng lựa chọn những điểm đến gần, khiến cho lượng

du khách quốc tế đến Việt Nam bằn đường bộ giảm mạnh 351.000 lượt khách, chiếm 66,1% so với cùng kỳ năm 2008 Thì năm 2010 lại được khởi sắc đáng mừng với mức tăng trưởng mạnh Việt Nam và các nước Singapore, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia,… được nằm trong danh sách 24 nước được tổ chức Thế giới UNWTO đánh giá có tốc độ tăng trưởng tích cực nhất Chỉ trong 02 tháng đầu năm 2010, thế giới đã có 119 triệu người đi du lịch, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó số khách quốc tế đến Việt Nam là 900.000 lượt tăng 27% so với cùng kỳ năm 2009, phục vụ 11 triệu lượt khách nội địa Đây là tốc độ phục hồi của du lịch Việt Nam được đánh giá là nhanh so với nhiều quốc gia trên thế giới

Giai đoạn đầu năm 2010 này được coi là giai đoạn phục hồi sau suy thoái của nền kinh tế nhiều nước trên thế giới, và cũng là giai đoạn phục hồi tăng trưởng du lịch của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam Sức khỏe không còn là vấn đề đáng lo ngại cho mỗi du khách Theo mức độ tăng tích cực này thì doanh thu du lịch của Việt Nam năm

2010 dự kiến sẽ cao hơn nhiều so với năm 2009 Đồng thời sự kiện Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội trọng tâm của du lịch 2010 hiện nay sẽ là tiêu điểm quan tâm của nhiều du khách và nhiều quốc gia trên thế giới

IV.1.2.Hoạt động du lịch của Việt Nam qua các năm

IV.1.2.1.Năm 2009

Năm 2009, kinh tế thế giới khủng hoảng tài chính, một số nền kinh tế lớn đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị

Trang 39

trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội của nước ta Ở trong nước, thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư Kéo theo các nhu cầu về ăn mặc, chi tiêu trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi người dân bị thay đổi đáng kể Bắt đầu từ việc thực hiện chính sách tiết kiệm trong chi tiêu, mua sắm, ăn uống trong gia đình, cho đến việc cắt giảm những nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí tham quan, đi du lịch

Bảng thể hiện các chỉ tiêu doanh thu của du lịch trong năm 2009 dưới đây sẽ thể hiện phần nào sự thay đổi các nhu cầu đi du lịch trong năm:

Bảng 4.1 Chỉ tiêu doanh thu du lịch của Việt Nam

• Nội dung du lịch năm:

Du lịch của năm 2009 mang tên “Ấn tượng Việt Nam”, phát triển với 2 giai đoạn (giai đoạn 1 từ tháng 1 đến hết tháng 4/2009, giai đoạn 2 từ tháng 5 đến hết tháng 9/2009) cùng đồng hành với các chương trình giảm giá, khuyến mại của toàn ngành trên toàn quốc Với mục đích thúc đẩy mạnh mẽ du lịch nội địa, nhưng không hạn chế mức độ tăng trưởng của du lịch quốc tế, du lịch Việt Nam vừa phát triển vừa khắc phục ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu Để hưởng ứng nội dung này

đã có 118 khách sạn ( từ 1 – 5 sao), 85 doanh nghiệp lữ hành, 14 cửa hàng mua sắm, Vietnam Airlines và 2 doanh nghiệp vận chuyển thực hiện chương trình khuyến mãi Nhiều tour nội địa được làm mới với các mức giá hấp dẫn Các địa phương trọng điểm chủ động tổ chức giới thiệu, quảng bá du lịch tại thị trường trong nước, đầu tư thêm các dịch vụ mới phục vụ khách nội địa

Tính đến tháng 5/2009, lượng khách đi tour nội địa đã tăng lên 35 – 50% so với cùng kỳ năm 2008, lượng khách quốc tế tính đến hết tháng 4/2009 là 1.297.672 lượt khách (có giảm 17,8% so với năm 2008 )

Trang 40

• Đầu tư cho du lịch:

Diễn ra khá mạnh mẽ, đặc biệt tập trung vào xây dựng mới và cải tạo các cơ sở

hạ tầng phục vụ cho du lịch Các địa phương tích cực chủ động làm mới mình và các

cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch để thu hút phần lớn số lượng du khách nội địa Trong tổng vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước đạt 153,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 21,8% Trong đó Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đạt 541,1

tỷ đồng, bằng 100,5%, tăng 0,5% so với năm 2008

Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước tính thực hiện 89,9 nghìn tỷ đồng, bằng 102,9% kế hoạch năm, trong đó các địa phương có số vốn thực hiện lớn phải kể đến: Thành phố Hồ Chí Minh đạt 14 nghìn tỷ đồng, bằng 101,4% kế hoạch;

Hà Nội đạt 10,7 nghìn tỷ đồng, bằng 91,7%; Đà Nẵng đạt 3,8 nghìn tỷ đồng, bằng 113,8%; Bà Rịa-Vũng Tàu đạt 2,5 nghìn tỷ đồng, bằng 96,5%; Bình Dương đạt 2,4 nghìn tỷ đồng, bằng 106,4%; Thừa Thiên - Huế đạt 2,3 nghìn tỷ đồng, bằng 214%; Hà Tĩnh đạt 2,2 nghìn tỷ đồng, bằng 72,2%; Hải Phòng đạt 2 nghìn tỷ đồng bằng 117,8%

14,0

10,7 3,8

2,5 2,4 2,3 2,2 2,0

TP HCM

Hà Nội

Đà Nẵng

Bà Rịa - Vũng Tàu Bình Dương Thừa Thiên - Huế

Hà Tĩnh Hải Phòng

Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện vốn đầu tư cho du lịch của một số địa phương

Do ảnh hưởng của khủng hoảng, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài năm 2009 đạt thấp Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2009 ước tính đạt 10 tỷ USD, giảm 13% so với năm 2008 Năm 2009 cả nước có 43 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép mới, trong đó Quảng Nam có vốn đăng ký dẫn đầu với 4,2 tỷ USD, chiếm 25,4% tổng vốn đăng ký mới; Bà Rịa-Vũng Tàu 2,9 tỷ USD, chiếm 17,5%; Đồng Nai 2,3 tỷ USD, chiếm 14,1%; Bình Dương 2,2

Ngày đăng: 16/03/2019, 11:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. MBA. Nguyễn Văn Dung, 2009, Marketing du lịch, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing du lịch
Nhà XB: Nhà xuất bản Giao thông Vận tải
3. FTA-Viettrack Market Research, Tháng 1 năm 2010, Thái độ và hành vi của người tiêu dùng đối với vấn đề “Du lịch và Giải trí”, 22 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thái độ và hành vi của người tiêu dùng đối với vấn đề “Du lịch và Giải trí”
5. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Quyết định số 790/QĐ-BVHTTDL ngày 08/03/2010 V/v ban hành Chương trình kích cầu du lịch năm 2010 “Việt Nam-Điểm đến của bạn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 790/QĐ-BVHTTDL ngày 08/03/2010 V/v ban hành Chương trình kích cầu du lịch năm 2010 “Việt Nam-Điểm đến của bạn
7. Trần Thị Hà Phương, 2009, “Nghiên cứu chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu cho Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch & Thương mại TST”, Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Kinh tế, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu cho Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch & Thương mại TST”
8. Tổng cục thống kê Việt Nam, Tình hình kinh tế - xã hội năm tháng đầu năm 2010. Truy cập ngày 20/05/2010.http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=05/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình kinh tế - xã hội năm tháng đầu năm 2010
9. Tổng cục thống kê Việt Nam, Tình hình kinh tế - xã hội năm 2009. Truy cập ngày 20/05/2010.http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=12/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình kinh tế - xã hội năm 2009
10. UBND tỉnh Đồng Nai, Tổng quan kinh tế xã hội. Truy cập ngày 22/05/2010. http://www.dongnai.gov.vn/dong-nai/tongquan_KT-XH/?set_language=vi&cl=vi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan kinh tế xã hội
11. UBND tỉnh Đồng Nai, Tiềm năng phát triển. Truy cập ngày 22/05/2010. http://www.dongnai.gov.vn/dong-nai/tiemnang_phattrien/?set_language=vi&cl=vi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiềm năng phát triển
12. UBND tỉnh Đồng Nai, Định hướng phát triển. Truy cập ngày 22/05/2010. http://www.dongnai.gov.vn/dong-nai/dinhhuong_phattrien/?set_language=vi&cl=vi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng phát triển
13. Tổng cục du lịch Việt Nam, Tin từ Tổng cục. Truy cập ngày 25/05/2010. http://www.vietnamtourism.gov.vn/index.php?cat=1001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tin từ Tổng cục
14. Tổng cục du lịch Việt Nam, Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Truy cập ngày 25/05/2010.http://www.vietnamtourism.gov.vn/index.php?cat=1003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội
15. Tổng cục du lịch Việt Nam, Tin trong ngành. Truy cập ngày 25/05/2010. http://www.vietnamtourism.gov.vn/index.php?cat=1005 16. Các trang Website tiếng Việt khác:http://www.google.com.vn/http://www.sgtt.com.vn/http://www.massogroup.com/http://www.marketingvietnam.net/TIẾNG NƯỚC NGOÀI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tin trong ngành
2. Kotler, Phillip., 2000. Marketing Management. 10th Edition, Prentice Hall, New Jersey Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing Management
6. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật số 44/2005/QH11kỳ họp thứ 7 khoá XI, từ ngày 05/05 đến 14/06/2005 quy định về du lịch Khác
1. FTA-Viettrack Market Research, December 2009, Social Media – Opportunity for marketing your brand, 16 pages Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w