Có 11 loại thuốc trừ sâu mà nông dân thường dùng để phòng trừ sâu xanh bướm trắng và sâu tơ hại bắp cải.. Qua thí nghiệm này ta có thể đi đến việc khuyến cáo nông dân có thể bổ sung hai
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC RAU, ĐÁNH GIÁ HIỆU
LỰC DIỆT SÂU TƠ (Plutella xylostella L.) VÀ SÂU XANH
BƯỚM TRẮNG (Pieris rapae L.) CỦA MỘT SỐ
LOẠI THUỐC TRÊN CẢI BẮP TẠI
TP PLEIKU TỈNH GIA LAI
Trang 3ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC RAU, ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC
DIỆT SÂU TƠ (Plutella xylostella L.) VÀ SÂU XANH BƯỚM TRẮNG (Pieris rapae L.) CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC
TRÊN CẢI BẮP TẠI TP PLEIKU TỈNH GIA LAI NĂM 2010
Tác giả
Trần Thị Thu Sương
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Nông học
Giáo viên hướng dẫn:
Thầy Nguyễn Hữu Trúc
Tháng 8/2010
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Con mãi khắc ghi công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ cùng với gia đình đã cho con có được ngày hôm nay
Tôi xin chân thành cảm ơn:
# Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
# Thầy Nguyễn Hữu Trúc cùng toàn thể thầy cô khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
# Toàn thể thầy cô trong phân hiệu trường Đại học Nông Lâm, TP Hồ Chí Minh tại Gia Lai
# Gia đình bác Trần Kim Quang - Tổ 8 - Phường Hoa Lư , TP Pleiku, Tỉnh Gia Lai
# Các cô chú, anh chị nông dân thuộc phường Hoa Lư , TP.Pleiku, Tỉnh Gia Lai
đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những thông tin cần thiết và tạo điều kiện trong suốt thời gian điều tra hiện trạng canh tác rau để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
# Bạn bè đã luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập
và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Pleiku, tháng …năm 2010 Sinh viên thực hiện
Trần Thị Thu Sương
Trang 5TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Điều tra hiện trạng canh tác rau, đánh giá hiệu lực của một
số loại thuốc trừ sâu tơ (Plutella xylostella L.) và sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae
L.) trên cải bắp tại Tp Pleiku, tỉnh Gia Lai năm 2010” được tiến hành tại nông hộ trồng rau của bác Trần Kim Quang thuộc tổ 8, phường Hoa Lư, Tp.Pleiku, tỉnh Gia Lai Thời gian từ ngày 25/3/2010 đến ngày 27/6/2010 Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD)
Kết quả thu được như sau:
Điều tra khảo sát 30 hộ nông dân trồng rau tại Tp.Pleiku, tỉnh Gia Lai Chúng tôi ghi nhận có 70% nông hộ có diện tích trồng rau từ 500 - 1000 m2, phần lớn hạt giống bắp cải nông dân thường mua giống có bán trên thị trường chớ không tự để giống Còn về tình hình sâu hại trên đồng ruộng, phần lớn nông dân đều nhận dạng được một số sâu hại chính như: sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, sâu đất, bọ nhảy, rầy mềm Nhưng họ không biết mức độ gây hại của các loại sâu này Bởi vậy khi thấy xuất hiện sâu hại là họ lập tức phun thuốc và số lần phun/vụ lên tới 3 - 4 lần (chiếm 73%) Sâu tơ và sâu xanh bướm trắng là 2 đối tượng xuất hiện nhiều nhất qua các vụ Để phòng trừ 2 loại sâu này, hầu hết các hộ nông dân đều sử dụng thuốc trừ sâu Có 11 loại thuốc trừ sâu mà nông dân thường dùng để phòng trừ sâu xanh bướm trắng và sâu tơ hại bắp cải Trong đó, Scorpion 36EC là thuốc được sử dụng nhiều nhất (chiếm 73%), kế đến là 2 loại thuốc Vertimec 1,8EC và Catex 1,8EC (chiếm 70%) Một số thuốc mà nông dân sử dụng ít hơn là: Silsau 1,8EC (chiếm 67%), Selecron 500EC (chiếm 60%), Secsaigon 25EC (chiếm 57%), Tungmectin 1,9EC (37%), Tangent 5SC (chiếm 43%), Atabron 5EC (chiếm 30%), Chlorban 20EC (27%) và Kinomec 1,9EC (chiếm 20%) Về liều lượng sử dụng, đa số các hộ nông dân đều sử dụng theo khuyến cáo trên bao bì
Các loại thuốc tham gia thí nghiệm đều có hiệu lực phòng trừ sâu tơ và sâu xanh bướm trắng đạt cao nhất ở thời điểm 5NSP Đối với sâu xanh bướm trắng thì nghiệm thức xử lý Scorpion 36EC có hiệu lực diệt sâu cao nhất và thời gian kéo dài hiệu lực đến 14NSP Đối với sâu tơ thì hiệu lực thuốc Radiant 60SC với liều lượng 0,32 lít/ha
Trang 6cho hiệu quả cao nhất và hiệu lực kéo dài đến thời điểm 14NSP Tỷ lệ (%) lá bị hại ở 2 nghiệm thức này cũng khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại và đối chứng ở thời điểm 14NSP Qua thí nghiệm này ta có thể đi đến việc khuyến cáo nông dân có thể bổ sung hai loại thuốc Scorpion 36EC liều lượng 0,25 lít/ha và Radiant 60SC với liều lượng 0,32 lít/ha trong công tác phòng trừ sâu tơ và sâu xanh bướm trắng hại cải bắp
Trang 7MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA Error! Bookmark not defined
TÓM TẮT iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG x
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và nội dung nghiên cứu 2
1.2.1 Mục đích 2
1.2.2 Nội dung nghiên cứu 2
1.3 Giới hạn đề tài 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Sơ lược về cây cải bắp 3
2.1.1 Nguồn gốc và phạm vi phân bố 3
2.1.2 Đặc điểm thực vật học của cây cải bắp 3
2.1.3 Giá trị sử dụng của cây cải bắp 4
2.1.4 Các yếu tố tác động đến việc canh tác cây cải bắp 6
2.1.5 Tình hình sản xuất trong nước và trên thế giới 7
2.1.6 Kỹ thuật canh tác 8
2.2 Một số côn trùng và sâu hại chính trên cây cải bắp 10
2.2.1 Sâu tơ 10
2.2.2 Sâu xanh bướm trắng 14
2.2.3 Bọ nhảy hại rau 17
2.2.4 Rệp mềm 18
2.2.5 Sâu khoang 19
2.2.6 Sâu xám (sâu đất) 20
2.3 Giới thiệu về các loại thuốc tham gia thí nghiệm 21
2.3.1 Success 25SC (công ty Dow AgroSciences) 21
Trang 82.3.2 Scorpion 36EC (Công ty cổ phần vật tư BVTV Hà Nội) 22
2.3.3 Radiant 60SC (Công ty Dow AgroSciences B.V) 23
2.4 Các kết quả nghiên cứu về sâu tơ hại rau họ thập tự 23
2.4.1 Mức độ gây hại và tính kháng thuốc của sâu tơ 23
2.4.2 Kết quả nghiên cứu về thuốc BVTV trên sâu tơ của tác giả Nguyễn Thị Kim Nhung, 2009 25
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm 26
3.2 Điều kiện tự nhiên và thời tiết khí hậu của TP.Pleiku trong thời gian tiến hành thí nghiệm 26
3.2.1 Điều kiện đất đai 26
3.2.2 Điều kiện thời tiết trong các tháng tiến hành thí nghiệm 26
3.4 Phương pháp nghiên cứu 27
3.4.1 Điều tra hiện trạng sản xuất rau tại một số nông hộ ở thành phố Pleiku 27
3.4.2 Đánh giá hiệu lực trừ sâu tơ và sâu xanh của một số loại thuốc trên cải bắp 28 3.5 Đánh giá tỷ lệ lá bị hại trước và 14 ngày sau phun 30
3.5.1 Phương pháp theo dõi 30
3.5.2 Chỉ tiêu theo dõi 30
3.6 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến năng suất cải bắp 30
3.7 Phương pháp xử lý số liệu 30
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31
4.1 Hiện trạng canh tác rau tại TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai 31
4.1.1 Kỹ thuật canh tác rau bắp cải của nông dân tại TP.Pleiku, Gia Lai 31
4.1.2 Các loại sâu hại thường xuất hiện trên ruộng cải bắp tại TP.Pleiku, Gia Lai 32 4.1.3 Biện pháp phòng trừ sâu hại bằng thuốc BVTV của nông dân tại TP.Pleiku, Gia Lai 33
4.1.4 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên cải bắp ở một số nông hộ trồng rau ở TP.Pleiku, Gia Lai 35
4.2 Biến động mật số sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae Linnaeus) và hiệu lực diệt trừ sâu xanh bướm trắng của một số loại thuốc thí nghiệm 36
Trang 94.3 Biến động mật số sâu tơ (Plutella xylostella L.) và hiệu lực diệt trừ sâu tơ của
một số loại thuốc thí nghiệm 40
4.4 Tỷ lệ (%) lá bị hại qua các thời điểm theo dõi 44
4.5 Đánh giá ảnh hưởng của các loại thuốc đến năng suất của cải bắp 45
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46
5.1 Kết luận 46
5.2 Kiến nghị 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
PHỤ LỤC 49
Trang 10Dạng nhũ dầu Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại gam
hecta mét vuông tấn/hecta lít/hecta milimét Trước phun thuốc Ngày sau phun thuốc Ngày sau trồng Bảo vệ thực vật
Trang 11DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Cải bắp lá trắng 4
Hình 2.2 Triệu chứng gây hại của sâu tơ 11
Hình 2.3 Thành trùng của sâu tơ 12
Hình 2.4 Trứng của sâu tơ 12
Hình 2.5 Ấu trùng sâu tơ 13
Hình 2.6 Nhộng của sâu tơ 13
Hình 2.7 Triệu chứng gây hại của sâu xanh bướm trắng 14
Hình 2.8 Thành trùng của sâu xanh bướm trắng 15
Hình 2.9 Trứng của sâu xanh bướm trắng 16
Hình 2.10 Ấu trùng sâu xanh bướm trắng 16
Hình 2.11 Nhộng của sâu xanh bướm trắng 17
Hình 2.12 Trưởng thành bọ nhảy sọc vỏ lạc 18
Hình 2.13 Trưởng thành rệp mềm 19
Hình 2.14 Thuốc Success 25SC 22
Hình 2.15 Thuốc Scorpion 36EC 23
Hình 2.16 Thuốc Radiant 60SC 23
Hình 3.1 Toàn cảnh khu thí nghiệm 29
Hình 4.1 Cây bị sâu hại tàn phá ở 12 NST 37
Hình 4.2 Cây bị sâu hại tàn phá ở 21 NST 37
Trang 12DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành Phần Chất Khoáng trong Cải Bắp Trắng và Cải Bắp Lá Nhăn 4
Bảng 2.2 Thành Phần Dinh Dưỡng của Cải Bắp Trắng và Cải Bắp Lá Nhăn 5
Bảng 2.3 Thành Phần Vitamin trong Cải Bắp Trắng và Cải Bắp Lá Nhăn 5
Bảng 2.4 Tình hình sản xuất bắp cải và một số loại rau họ thập tự ở Việt Nam 7
Bảng 2.5 Tình hình trồng bắp cải của một số nước có diện tích lớn trên thế giới 8
Bảng 3.1 Bảng thời tiết trung bình trong các tháng tiến hành thí nghiệm 27
Bảng 4.1 Kỹ thuật canh tác rau cải bắp của nông dân tại TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai 31
Bảng 4.2 Một số loài sâu hại thường xuất hiện trên ruộng cải bắp tại TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai 33
Bảng 4.3 Biện pháp phòng trừ sâu hại trên cải bắp bằng thuốc BVTV của nông dân tại TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai 34
Bảng 4.4 Các loại thuốc mà nông dân tại TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai sử dụng trên cải bắp 2009 - 2010 35
Bảng 4.5 Biến động mật số sâu xanh bướm trắng (con/m2) hại bắp cải trên các nghiệm thức thí nghiệm 37
Bảng 4.6 Hiệu lực (%) của các loại thuốc đối với sâu xanh bướm trắng trên thí nghiệm cải bắp tại Tp.Pleiku, tỉnh Gia Lai 38
Bảng 4.7 Biến động mật số sâu tơ (con/m2) hại bắp cải trên các nghiệm thức thí nghiệm 40
Bảng 4.8 Hiệu lực (%) của thuốc đối với sâu tơ trên thí nghiệm cải bắp tại Tp.Pleiku, tỉnh Gia Lai 41
Bảng 4.9 Tỷ lệ (%) lá bị hại trước phun và 14 ngày sau phun 44
Bảng 4.10 Năng suất thực thu bắp cải (tấn/ha) dựa trên diện tích thực hiện thí nghiệm 45
Trang 13pectin và axit hữu cơ Cải bắp (Brassica oleracea var Capitata) là cây rau điển hình
cho họ thập tự, giàu protein với sự có mặt của tất cả các amino acid cần thiết, đặc biệt
là các amino acid có chứa lưu huỳnh Ngoài ra cải bắp còn là nguồn dinh dưỡng rất giàu các chất khoáng như Ca, Fe, Mg, Na, K, P và các vitamin
Một trong những khó khăn lớn nhất của các nông hộ canh tác rau là việc quản
lý sâu bệnh Trong đó quản lý đối tượng sâu hại rau họ thập tự đặc biệt được chú trọng
vì hầu hết các hộ đều có trồng rau họ thập tự và một số sâu hại rau họ thập tự là loài đa thực còn tấn công một số cây trồng khác
Sâu tơ (Plutella xylostella L.) và sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae Linnaeus)
là 2 đối tượng gây hại phổ biến thường gặp nhất trên cây rau họ thập tự và điều đặc biệt nguy hiểm là 2 loại sâu này rất nhanh kháng thuốc
Trước tình hình đó đề tài “Điều tra hiện trạng canh tác rau, đánh giá hiệu lực
của một số loại thuốc trừ sâu tơ (Plutella xylostella L.) và sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.) trên cải bắp tại Tp Pleiku, tỉnh Gia Lai năm 2010” được thực hiện nhằm
nắm bắt được thành phần một số loại sâu hại hay xuất hiện trên các ruộng trồng cải bắp ở TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai và mục đích chính là so sánh hiệu lực của một số loại thuốc sử dụng trong phòng trừ sâu tơ và sâu xanh hại cải bắp để đưa ra khuyến cáo tốt nhất cho nông dân sử dụng
Trang 141.2 Mục đích và nội dung nghiên cứu
1.2.1 Mục đích
Điều tra hiện trạng canh tác cây cải bắp tại TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai và đánh giá hiệu lực phòng trị sâu tơ và sâu xanh bướm trắng hại cải bắp của một số thuốc
1.2.2 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra hiện trạng canh tác rau của một số hộ nông dân ở phường Hoa Lư, TP.Pleiku
- Xác định thành phần sâu hại hay xuất hiện trên rau họ thập tự và biện pháp
phòng trừ mà nông dân hay sử dụng
- Đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu xanh và sâu tơ trên rau cải bắp của một số
loại thuốc trừ sâu
- Ảnh hưởng của các loại thuốc đến năng suất cải bắp trên các nghiệm thức thí
nghiệm
1.3 Giới hạn đề tài
Việc điều tra hiện trạng canh tác rau cũng chỉ tiến hành trên 30 nông hộ trồng
rau phổ biến ở phường Hoa Lư, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai
Chưa khảo sát được diễn biến sâu hại và thời điểm phát sinh sâu hại mạnh nhất trong năm
Chưa đánh giá được tác động của các loại thuốc với sâu qua các thời vụ và các vùng đất khác nhau
Trang 15
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về cây cải bắp
Cải bắp có tên khoa học là: Brassica oleracea var capitata
Thuộc họ thập tự: Crucifereae
Tên tiếng Anh là: Cabbage
2.1.1 Nguồn gốc và phạm vi phân bố
Nguồn gốc của cây bắp cải là ở vùng Địa Trung Hải, nơi có khí hậu mát lạnh,
ẩm ướt và có biên độ nhiệt ngày đêm lớn, thích hợp cho cây bắp cải sinh trưởng và phát triển
Ngày nay, tuy cải bắp đã được trồng ở rất nhiều nơi trên thế giới (trồng được ở các vùng sinh thái khác nhau) nhưng nó cũng đòi hỏi những điều kiện gần giống như vùng nguyên sản để tồn tại và phát triển, nhất là đối với cải bắp để giống Vì vậy ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, cải bắp chỉ trồng được ở vùng cao nguyên có khí hậu mát mẻ hay ở những vùng đồng bằng có một thời điểm nhiệt độ thấp tháng 11, 12 hàng năm hoặc sử dụng những giống bắp cải chịu nhiệt để trồng
Ở nước ta, cải bắp được du nhập và được trồng từ thời Pháp thuộc và ngày càng được mở rộng diện tích do nhập nhiều giống đã được nhiệt đới hóa (chịu nóng) Ở các tỉnh thuộc vùng đồng bằng miền Nam nước ta như Tp Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, có thể trồng các giống bắp cải chịu nhiệt trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau
2.1.2 Đặc điểm thực vật học của cây cải bắp
Rễ: Cây trưởng thành có hệ thống rễ chùm, rễ phụ kém phát triển, bộ rễ chủ yếu tập trung ở tầng đất 20 - 30 cm
Trang 16Thân: Cải bắp là cây thân thảo 2 năm, cao 40 - 60 cm nếu thu hoạch bắp và cao
150 - 200 cm khi cây ra hoa ở năm thứ 2 Những giống cải bắp trồng có thân không
phân nhánh và to dần ở phần trên
Lá: Lá cây bắp cải xếp theo hình xoắn ốc Lá có hình tròn hay hình bầu dục,
màu xanh đậm, xanh nhạt, vàng hoặc tím
Hoa: Là cây thuộc họ hoa thập tự, bắp cải có số hoa trên cây nhiều và có khả
năng phân cành nhiều, mỗi cành mang nhiều hoa Đài hoa thẳng, màu xanh nhạt Cánh
hoa dạng thìa, có màu vàng
Quả: Quả chín có màu vàng, dạng quả có kích thước 5 - 10 cm x 0,5 cm, chứa
10 - 30 hạt
Hạt: Hạt hình cầu, có màu nâu Trọng lượng 1000 hạt từ 3 - 5 g
2.1.3 Giá trị sử dụng của cây cải bắp
a Giá trị dinh dưỡng
Bảng 2.1 Thành Phần Chất Khoáng trong Cải Bắp Trắng và Cải Bắp Lá Nhăn
Thành phần (mg/100 g) Cải bắp trắng Cải bắp lá nhăn
Trang 17Bảng 2.2 Thành Phần Dinh Dưỡng của Cải Bắp Trắng và Cải Bắp Lá Nhăn
Thành phần (trong 100 g) Cải bắp trắng Cải bắp lá nhăn
(Nguồn: Phạm Hữu Nguyên, 2009)
Bảng 2.3 Thành Phần Vitamin trong Cải Bắp Trắng và Cải Bắp Lá Nhăn
Thành phần (trong 100 g) Cải bắp trắng Cải bắp lá nhăn
(Nguồn: Phạm Hữu Nguyên, 2009)
Theo Th.S Phạm Hữu Nguyên, 2009:
- Bắp cải là cây giàu dinh dưỡng mặc dù có phần kém hơn nhiều loại rau ăn lá
có màu xanh
- Lá cải bắp rất giàu protein với sự có mặt của tất cả các amino acid cần thiết,
đặc biệt là các amino acid có chứa lưu huỳnh Ngoài ra cải bắp còn là nguồn dinh
dưỡng rất giàu các chất khoáng như Ca, Fe, Mg, Na, K, P và các vitamin Do đó bắp
Trang 18cải thường xuyên có mặt trong các bữa ăn gia đình Bắp cải thường được ăn sống, làm salad, gỏi nộm, luộc, xào hay nấu canh
b Giá trị y học
Lượng vitamin trong bắp cải nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt 3,6 lần so với khoai tây, hành tây Điều đặc biệt là vitamin A và P trong cải bắp kết hợp với nhau làm cho thành mạch máu bền vững hơn Trong cải bắp còn có các chất chống ung thư: Sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và Indol - 33 carbinol
+ Theo Đông y cải bắp có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng hòa huyết, thanh nhiệt, thanh phế, trừ đàm thấp, sinh tân, chỉ khát, mát dạ dày, giải độc, lợi tiểu Cải bắp cũng giúp chống suy nhược thần kinh, giảm đau nhức, phòng chống các bệnh ung thư, tim mạch và nhiều loại bệnh khác
+ Theo Tây y cải bắp đã được dùng để chữa nhiều bệnh thông thường như mụn nhọt, sâu bọ đốt, giun, đau dạ dày Ở Châu Âu từ thời thượng cổ, người ta đã gọi cải bắp là “thuốc của người nghèo”
* Những trường hợp chống chỉ định với cải bắp
Người tạng hàn phải dùng” bắp cải phối hợp với gừng tươi
Cải bắp chứa một hàm lượng nhỏ goitrin Chất này có tác dụng chống oxy hóa nhưng lại có thể gây bướu cổ Vì vậy người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không nên ăn bắp cải vì nếu không sẽ làm tuyến giáp hoặc bướu cổ phù to ra Với những người này nên ăn bắp cải ở một lượng vừa phải, trước khi ăn nên cắt từng lá, ngâm rửa rồi thái nhỏ để khoảng 10 - 15 phút rồi mới chế biến Khi ấy goitrin sẽ bị phân hủy hết
Những người suy thận nặng, phải chạy thận nhân tạo cũng không nên dùng bắp cải Người táo bón, tiểu ít thì không nên ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín
2.1.4 Các yếu tố tác động đến việc canh tác cây cải bắp
a Nhiệt độ
Cải bắp sinh trưởng tốt nhất ở khu vực có nhiệt độ trung bình ngày 15 - 200C Biên độ dao động nhiệt ngày và đêm là 50C, nhiệt độ vượt quá 250C cải bắp vẫn sinh trưởng nhưng khả năng cuốn bắp bị hạn chế Vì vậy, cải bắp có thể trồng được quanh năm ở những vùng cao nguyên của nước ta còn ở những vùng đồng bằng thì chỉ có thể trồng vào những tháng gần tết có nhiệt độ thấp hơn
Trang 19b Ánh sáng
Phần lớn những giống bắp cải trồng ưa ánh sáng ngày dài nhưng có cường độ
chiếu sáng yếu
c Đất và chất dinh dưỡng
Cải bắp có thể sinh trưởng được trên nhiều loại đất có thành phần cơ giới khác
nhau nhưng thích hợp nhất là đất thịt nhẹ, đất phù sa bồi, đất cát pha và đất đỏ bazan
2.1.5 Tình hình sản xuất trong nước và trên thế giới
a Trong nước
Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghệp và Phát triển nông thôn), năm 2008, tổng
diện tích rau của cả nước là 722 nghìn ha, năng suất trung bình đạt 15,2 tấn/ha với sản
lượng hơn 11,4 triệu tấn Sáu tháng đầu năm 2009, cả nước sản xuất gần 500 nghìn ha
rau, đậu các loại, trong đó miền Bắc là 240 nghìn ha (Nguyễn Trí Ngọc, 2009)
Vùng sản xuất rau lớn nhất nước ta là vùng Đồng bằng sông Hồng (chiếm 25%
về diện tích và 29,6% sản lượng rau cả nước), tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Cửu
Long (chiếm 25,9% về diện tích và 28,3% sản lượng rau cả nước) (nguồn:
www.sonongnghiep.hochiminhcity.gov.vn.2007)
Đà Lạt thuộc Tây Nguyên cũng là vùng chuyên canh sản xuất rau cho xuất khẩu
và cho nhu cầu tiêu thụ thành thị, nhất là thị trường thành phố Hồ Chí Minh và cho cả
thị trường xuất khẩu (Báo cáo tổng quan: Các nghiên cứu về ngành rau quả Việt Nam
Viện kinh tế nông nghiệp, Hà Nội, tháng 4, năm 2005)
Bảng 2.4 Tình hình sản xuất bắp cải và một số loại rau họ thập tự ở Việt Nam
Diện tích
(ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (tấn) 40.000 17,5 700.000
(Nguồn www.fao.org\statistics, 2008)
b Trên thế giới
Rau được trồng ở rất nhiều nơi trên thế giới Ở các nước có nền kinh tế phát
triển, rau là nguồn nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến dưới nhiều dạng
khác nhau: sản xuất rau tươi, đông lạnh, đóng hộp, muối, sấy khô (khử nước), làm
chua, ly trích tinh dầu dùng trong y dược, sản xuất rượu, nước uống rau quả, mỹ phẩm
Trang 20Một số nước có sản lượng rau xuất khẩu lớn trên thế giới: Trung Quốc, Mỹ, Ấn
Độ, Thổ Nhĩ Kỳ
Bảng 2.5 Tình hình trồng bắp cải của một số nước có diện tích lớn trên thế giới
(ha)
Năng suất(tấn/ha)
Sản lượng(tấn)
- Nhóm giống trồng ở vùng đồng bằng: Đây là những giống ngắn ngày có thời
gian sinh trưởng từ khi trồng đến thu hoạch biến động từ 60 - 70 ngày, chịu nhiệt tốt
hơn và có năng suất thấp hơn những giống trồng ở vùng cao nguyên
- Nhóm giống trồng vùng cao nguyên: Là nhóm giống dài ngày có thời gian
sinh trưởng từ gieo đến thu hoạch từ 105 - 115 ngày Do được trồng ở nơi có nhiệt độ
thấp nên bắp cuốn rất chặt so với nhóm trồng ở vùng đồng bằng
b Kỹ thuật trồng
- Làm đất: Cuốc đất, đảo cho đất tơi xốp
Trang 21Lên luống với kích thước rộng 1,2 m, cao 15 cm, dài 36 m, rãnh luống 20 cm
Đào hốc
- Mật độ, khoảng cách trồng: Khoảng cách trồng: 50 cm - 60 cm
Trồng kiểu nanh sấu
- Chăm sóc: Tưới phun ngày 1 - 2 lần tùy điều kiện thời tiết
Bón phân: Theo hốc
Bón lót: 1 kg phân chuồng ủ hoai/hốc Bón thúc:
Lần 1 (7 - 10 NST): 1 g urea/hốc Lần 2 (cây phát tán to): 2 g urea/hốc Lần 3 (vào búp): 4 g urea/hốc
* Khi sâu có mật số cao gây hại nhiều đến cây rau có thể sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ như sau:
- Đối với sâu tơ: Sử dụng các thuốc sinh học (BT, Abamectin, Rotenone), thuốc hóa học (Sumicidin, Sumialpha, Polytrin) Chú ý luân phiên các thuốc có gốc độc khác nhau
- Đối với sâu xanh bướm trắng: Dùng các thuốc có gốc Abamectin, gốc Pyrethroid
- Đối với sâu khoang: Có thể dùng các thuốc có gốc Pyrethroid như Sherpa 20EC, Polytrin P440EC Dùng các chế phẩm vi sinh như NP, Vi - BT hoặc thảo mộc như Rotenone, Neem
- Đối với rệp mềm: Sử dụng các thuốc: Polytrin P440EC, Vertimec 1,8EC, Ofatox 400ND hoặc rắc Vibasu 10H
Trang 22- Đối với bọ nhảy: Dùng các chế phẩm Ma có hiệu quả cao có thể dùng các loại thuốc Polytrin P440EC, Hopsan 75ND
d Thu hoạch
Thời điểm thu hoạch khi cây đủ tuổi, đảm bảo thời gian cách ly của thuốc bảo
vệ thực vật (Theo quy trình trồng rau an toàn, chi cục BVTV, Tp Hồ Chí Minh, 2002)
2.2 Một số côn trùng và sâu hại chính trên cây cải bắp
Ký chủ chính của sâu tơ hại bắp cải là cây rau họ Crucifereae bao gồm 39 loại rau họ thập tự Ngoài ra nó có thể tấn công cây họ cà như cà chua, khoai tây (PGS TS Nguyễn Thị Chắt, 2006)
b Triệu chứng gây hại của sâu tơ
Sâu non tuổi 1 khi ăn đục một lỗ nhỏ dưới mặt lá Chui đầu vào ăn nhu mô lá để
lại biểu bì Sâu non tuổi 2 gặm ăn mặt dưới lá, để lại lớp biểu bì mặt trên lá, tạo thành những đốm trong mờ Cuối tuổi 2 trở đi sâu gặm thủng lá thành những lỗ hổng (Giáo trình côn trùng chuyên khoa - Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội - 2004)
Trang 23Hình 2.2 Triệu chứng gây hại của sâu tơ
c Đặc điểm hình thái
+ Thành trùng
Trưởng thành thân dài 6 - 7 mm, sải cánh rộng 12 - 15 mm, màu xám đen Cánh trước màu nâu xám, trên có nhiều chấm nhỏ màu nâu Từ chân cánh đến góc sau cánh trước có một dải màu trắng ở ngài đực và nâu vàng ở ngài cái, dải này hình nhấp nhô nên có cảm giác như chia thành 3 đoạn Khi đậu cánh xếp xiên hình mái nhà, cuối cánh hơi cao lên, mép ngoài có lông dài (Giáo trình côn trùng chuyên khoa - Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội - 2004)
Bướm thân dài 6mm, sải cánh trung bình là 15 mm màu nâu xám, mép cánh trước có ba dấu hình tam giác màu nâu nhạt ngả trắng, cánh sau có màu xám và có lông nhỏ dài mịn, khi đậu cánh sát thân (Chi Cục BVTV TP.HCM, 2009)
Bướm dài từ 6 - 10 mm, sải cánh rộng từ 10 - 15 mm Cánh trước màu nâu giữa lưng có một dải gợn sóng, màu trắng trên bướm đực và màu vàng trên bướm cái, chạy dài đến cuối cánh Hai cạnh của cánh sau có rìa lông rất dài Khi đậu cánh xếp xuôi theo thân và dựng đứng phía trên thân mình, đuôi cánh hơi nhô lên cao Râu đầu dài từ
3 - 3,5 mm và luôn đưa tới trước rất linh hoạt Bướm có thể sống đến 2 tuần và đẻ độ
200 trứng (Lê Quang Hiền, 2010 Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Cà Mau)
Trang 24Hình 2.3 Thành trùng của sâu tơ
(Nguồn: http://www.nysaes.cornell.edu/ent/hortcrops/english/dbm.html)
+ Trứng
Trứng hình bầu dục, màu vàng nhạt, đường kính 3 - 5 mm (Giáo trình côn trùng chuyên khoa - Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội - 2004)
Trứng hình bầu dục màu vàng nhạt (Chi Cục BVTV TP HCM, 2009)
Trứng hình bầu dục, dẹp, màu vàng nhạt, đường kính từ 0,3 - 0,5 mm Trứng đẻ rời rạc ở mặt dưới lá, gần gân chính và nở trong vòng 3 - 4 ngày (Lê Quang Hiền,
2010 Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Cà Mau)
Hình 2.4 Trứng của sâu tơ
Sâu non màu xanh nhạt, đẩy sức dài 9 - 10 mm Mỗi đốt đều có lông nhỏ Phía trước mép ngoài của phần gốc chân bụng có một u lông hình tròn, trên đó có 3 lông nhỏ Trên mảnh cứng của lưng ngực trước có những chấm xếp thành hình chữ U (Giáo trình côn trùng chuyên khoa - Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội - 2004)
Trang 25Sâu non màu xanh nhạt, hai đầu nhọn phân đốt rất rõ, dài 10 mm - 13 mm (Chi cục BVTV TP HCM, 2009)
Ấu trùng màu xanh lục, mình nở to chính giữa, 2 đầu nhọn, thân chia đốt rõ ràng và có 3 cặp chân giả từ đốt bụng thứ năm, lớn đủ sức mình sâu dài từ 8 đến 11
mm Sâu có 4 tuổi với thời gian phát triển lâu độ 7 - 10 ngày (Lê Quang Hiền, 2010 Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Cà Mau)
Hình 2.5 Ấu trùng sâu tơ
+ Nhộng
Hình 2.6 Nhộng của sâu tơ
Nhộng màu vàng nhạt, dài 5 - 6 mm, mắt rất rõ Kén rất mỏng, hình thoi, nên còn gọi là sâu kén mỏng (Giáo trình côn trùng chuyên khoa - Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội - 2004)
Nhộng màu nâu được bọc trong kén mỏng màu trắng xốp nằm dưới mặt lá (Chi Cục BVTV TP.HCM, 2009)
Trang 26Khi mới hình thành nhộng có màu xanh nhạt, khoảng 2 ngày sau thành màu vàng nhạt, chiều dài nhộng từ 5 - 7 mm, chung quanh nhộng có kén bằng tơ bao phủ (Lê Quang Hiền, 2010 Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Cà Mau)
2.2.2 Sâu xanh bướm trắng
- Tên khoa học: Pieris rapae Linnaeus
b Triệu chứng gây hại
Sâu tuổi nhỏ (1, 2 và 3) gặm ăn chất xanh để lại màng trắng, tuổi lớn ăn khuyết
lá để lại gân lá (Giáo trình côn trùng chuyên khoa - Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội
- 2004)
Sâu non mới nở ra thời gian đầu sống tại chỗ gặm biểu mô mềm của lá, thời gian sau chúng ăn lủng lá Sâu càng lớn sự ăn phá của chúng càng mạnh chúng ăn hết từng mảng lớn có khi chỉ chừa lại gân lớn hoặc gân chính hay cuống lá (PGS.TS Nguyễn Thị Chắt, 2006)
Hình 2.7 Triệu chứng gây hại của sâu xanh bướm trắng
Trang 27c Đặc điểm hình thái
+ Thành trùng
Bướm có thân dài 12 - 20 mm, sải cánh 45 - 55 mm, màu trắng Cánh trước có gai, gốc cánh màu xám đen đến 1/2 mặt cánh, góc đỉnh có một vệt đen hình tam giác Dưới gân M3 và dưới Cu2 có vệt đen Cánh sau ở mép trước có một vệt đen (Giáo trình côn trùng chuyên khoa - Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội - 2004)
Thành trùng là một loại bướm màu trắng có sải cánh dài từ 45 - 55 mm Trên đỉnh cánh trước có một vệt đen hình lưỡi liềm Trên mép trước của cánh sau có một đốm đen Ở con đực trên cánh trước ở mặt dưới cánh có hai chấm đen, mặt trên không
có đốm đen Ở con cái trên cánh trước đều có hai chấm như vậy cả mặt trên và mặt dưới cánh Cánh sau màu trắng sáng, mép trước cánh sau có riềm đen Râu đầu hình dùi trống (PGS.TS Nguyễn Thị Chắt, 2006)
Hình 2.8 Thành trùng của sâu xanh bướm trắng
Trang 28Hình 2.9 Trứng của sâu xanh bướm trắng
Sâu non có 5 tuổi, tuổi 1 dài 2 - 3 mm, đẫy sức dài 28 - 35 mm, đầu và lưng màu xanh lục, tuyến giữa lưng màu vàng (Giáo trình côn trùng chuyên khoa - Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội - 2004)
Sâu non màu xanh lục, trên thân có nhiều chấm đen, đẫy sức 28 - 35 mm (PGS.TS Nguyễn Thị Chắt, 2006)
Hình 2.10 Ấu trùng sâu xanh bướm trắng
Trang 29Hình 2.11 Nhộng của sâu xanh bướm trắng 2.2.3 Bọ nhảy hại rau
- Tên khoa học: Phyllotreta spp
b Triệu chứng gây hại
Trưởng thành bọ nhảy ăn lá tạo thành những lỗ nhỏ li ti, khi mật độ cao thì có thể ăn hết cả gân lá làm cho lá rau xơ xác Trưởng thành cũng có thể ăn cả bộ phận dưới mặt đất
Sâu non ăn hại rễ và củ tạo thành những đường lõm ngoằn nghèo hay từng lỗ sâu, làm cho cây dễ bị héo, dễ bị bệnh thối gốc, thối củ (Giáo trình côn trùng chuyên khoa - Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội - 2004)
c Đặc điểm hình thái ( Theo Giáo trình côn trùng chuyên khoa - Nhà xuất bản
nông nghiệp Hà Nội - 2004)
+ Trưởng thành có kích thước cơ thể dài 1,8 - 2,4 mm, hình bầu dục, toàn thân màu đen bóng Trên cánh cứng có 8 hàng chấm lõm dọc cánh và 2 gân sọc màu trắng hình vỏ củ lạc Đốt đùi chân sau to khỏe giúp cho sâu trưởng thành nhảy xa
Trang 30Hình 2.12 Trưởng thành bọ nhảy sọc vỏ lạc
+ Trứng hình bầu dục, dài 3 mm, màu vàng sữa
+ Sâu non đẫy sức dài 4 mm, hình ống tròn, màu vàng nhạt, có 3 đôi chân ngực rất phát triển, các đốt đều có những u lồi, trên u có lông nhỏ
+ Nhộng hình bầu dục, dài khoảng 2 mm, màu vàng nhạt, mầm cánh và mầm chân sau rất dài Đốt cuối cùng có 2 gai lồi
b Triệu chứng gây hại
Rệp thường tập trung ở lá non, lá búp, trên cành non hay trái non Cả thành trùng và ấu trùng đều chích hút nhựa cây cải làm cho bộ phận bị chích biến dạng nhăn nhúm Lá bị rầy chích quăn queo, phiến lá hẹp, búp lá xoăn lại không mở ra được Cành non, quả non hay nụ bị chích cong ngắn không phát triển được, chất lượng cải sẽ
bị giảm (PGS.TS Nguyễn Thị Chắt, 2006)
c Đặc điểm hình thái
+ Rệp mềm có 2 loại hình có cánh và không cánh Con cái có cánh cơ thể cân đối dài 1,5 - 2,2 mm, đầu, ngực màu nâu hay màu nâu đen, bụng màu xanh vàng, râu
Trang 31đầu dài hơn con cái không cánh, ống ngắn hơi to ở giữa, cơ thể phủ một lớp sáp trắng
mờ
+ Con cái không cánh kích thước hơi lớn hơn con cái có cánh (khoảng 1,9 - 2,3 mm) toàn thân màu xanh vàng, ống bụng màu nâu, râu đầu 6 đốt, cơ thể phủ một lớp sáp trắng
+ Con đực có cánh nhưng kích thước nhỏ hơn nhất là bụng; đầu, ngực đen bóng, bụng và phía ngực của bụng màu nâu nhạt
Hình 2.13 Trưởng thành rệp mềm
+ Trứng rệp mềm có hình ovan dài, nhỏ khoảng 0,5 mm chiều dài, mới đẻ màu kem sáng, sau đó trở thành màu đen bóng (PGS.TS Nguyễn Thị Chắt, 2006)
2.2.5 Sâu khoang
- Tên khoa học: Spodoptera litura Fabr
- Họ Ngài đêm: Noctuidae
- Bộ Cánh vảy: Lepidoptera
a Ký chủ
Đây là loại đa thực Ước tính phá hại 290 loại cây trồng thuộc 99 họ thực vật Ở nước ta sâu khoang là loại sâu hại quan trọng trên rau họ hoa thập tự, cà chua, cà bát, đậu đũa, đậu vàng, bầu bí, rau muống, khoai tây, khoai lang, khoai sọ, thuốc lá, bông, thầu dầu, điền thanh (Giáo trình côn trùng chuyên khoa - Nhà xuất bản nông nghiệp
Hà Nội - 2004)
b Triệu chứng gây hại
Ấu trùng gây hại cây trồng là chủ yếu, tuy nhiên triệu chứng phá hại còn phụ thuộc vào độ lớn của sâu Sâu non tuổi nhỏ hầu hết sống ở mặt dưới lá, gặm phần mềm của lá chỉ chừa lại màng trắng Sâu non càng lớn ăn phá càng mạnh, lúc đầu ăn lủng
lỗ, sau có thể ăn hết từng mảng lớn có khi chỉ chừa lại gân chính Khi mật độ số sâu
Trang 32non cao chúng có thể ăn hết cả lá chỉ còn lại cuống, có khi còn tấn công cả bông và trái non (PGS.TS Nguyễn Thị Chắt, 2006)
c Đặc điểm hình thái
+ Ngài thân dài 16 - 21 mm, sải cánh 37 - 42 mm Cánh trước màu nâu vàng Phần giữa từ mép trước cánh tới mép sau cánh có một vân ngang rộng màu trắng Trong đường vân này có 2 đường vân màu nâu (ở con đực không rõ), cánh sau màu trắng loáng, phản quang màu tím
+ Trứng hình bán cầu, đường kính 0,5 mm Bề mặt trứng có những đường khía dọc từ đỉnh trứng xuống đáy trứng (36 - 39 đường) cắt ngang bởi những đường khía ngang tạo nên những ô nhỏ Trứng mới đẻ có màu trắng vàng, sau chuyển thành màu vàng xám, khi sắp nở có màu xám Trứng xếp với nhau thành ổ có lông màu nâu vàng phủ bên ngoài
+ Sâu non đẫy sức dài 38 - 51 mm, phần lớn có màu nâu đen hoặc nâu tối, một
số ít có màu xanh lục Vạch lưng và vạch phụ lưng màu vàng Trên mỗi đốt dọc theo vạch phụ lưng có một vệt đen hình bán nguyệt, trong đó vệt ở đốt bụng thứ 1 và đốt bụng thứ 8 là lớn nhất
+ Nhộng dài từ 18 - 20 mm, màu nâu tươi hoặc nâu tối, hình ống tròn Mép trước đốt bụng thứ 4 và vòng quanh các đốt bụng thứ 5, 6, 7 có nhiều chấm lõm, cuối bụng có một đôi gai ngắn (Giáo trình côn trùng chuyên khoa - Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội - 2004)
2.2.6 Sâu xám (sâu đất)
- Tên khoa học: Agrotis ypsilon Rott
- Họ Ngài đêm: Noctuidae
- Bộ Cánh vảy: Lepidoptera
a Ký chủ
Ký chủ của sâu đất rất rộng (loài đa thực), tấn công nhiều loại cây trồng từ cây lương thực như lúa mì, bắp, khoai tây, khoai lang Cây công nghiệp ngắn ngày như đậu đỗ, đậu nành, đậu phộng, thuốc lá, bông vải, cây rau thực phẩm như cà chua, ớt, các loại cải, bầu bí, các loại cây kiểng (PGS.TS Nguyễn Thị Chắt, 2006)
Trang 33b Triệu chứng gây hại
Sâu xám lúc nhỏ ăn trên lá và gặm thân cây Rõ rệt nhất là sâu lớn tuổi thường gặm đứt gốc cây non (5 - 6 lá) và kéo phần cây bị hại đó lôi xuống đất nơi trú ẩn gây
ra tình trạng khuyết cây trong ruộng (Giáo trình côn trùng chuyên khoa - Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội – 2004)
c Đặc điểm hình thái
+ Ngài có thân dài 16 - 22 mm, sải cánh rộng 42 - 54 mm Thân có màu nâu tối Râu đầu ngài cái có dạng hình sợi chỉ, râu của ngài đực có dạng răng lược kép Mép trước của cánh trước màu nâu đen, có 6 chấm nhỏ màu trắng tro Viền xung quanh của thân hình quả thận, vân hình tro và vân hình gậy là đường màu đen Chỗ lõm phía trong cánh và cánh sau màu trắng tro, mạch gân cánh và gần mép ngoài cánh màu nâu
+ Trứng hình bán cầu đường kính 0,5 - 0,6 mm, bề dày 0,3 mm Đỉnh quả trứng có một núm lồi lên, xung quanh có những đường sống nổi tỏa xuống phía dưới, trứng mới đẻ có màu trắng sữa sau chuyển sang hồng, lúc sắp nở màu tím thẫm
+ Sâu non có 5 tuổi, sâu đẫy sức dài 37 - 47 mm, có màu xám đất hoặc đen bóng, phía dưới bụng màu nhạt Đầu màu nâu sẫm Vạch lưng rõ rệt, trên da phân bố đầy nốt đen Mảnh mông cuối bụng có 2 đường đai dọc màu nâu đậm
+ Nhộng dài 18 - 24 mm màu cánh gián Chính giữa mép trước của mặt lưng đốt bụng thứ 4 - 7 có màu nâu đậm đồng thời có chấm lõm thô xếp lộn xộn theo hàng ngang Cuối bụng có một đốt gai ngắn (Giáo trình côn trùng chuyên khoa - Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội - 2004)
2.3 Giới thiệu về các loại thuốc tham gia thí nghiệm
2.3.1 Success 25SC (công ty Dow AgroSciences)
Trang 34Success 25SC có độc tính thấp, thời gian cách ly ngắn (1 ngày) phù hợp sản xuất rau sạch
Thuốc có phổ tác dụng rộng, trừ được nhiều loại côn trùng chích hút, miệng nhai, đục thân, cuốn lá trên nhiều loại cây trồng, rau màu, cây lương thực, cây ăn quả
và cây nông nghiệp
c Hướng dẫn sử dụng
Đối với sâu tơ, sâu xanh bướm trắng trên cải bắp:
Liều lượng sử dụng: 0,25 lít/ha Lượng nước thuốc sử dụng: 400 - 500 lít/ha Cách pha: Pha 10 - 12 ml cho bình 16 lít, phun 2 bình cho 1000 m2
Thời điểm phun: Khi sâu non mới xuất hiện
Trang 35Cách phun: Phun ướt đều thân lá, dưới mặt lá
Thời gian cách ly: Ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 7 ngày.
Hình 2.15 Thuốc Scorpion 36EC
2.3.3 Radiant 60SC (Công ty Dow AgroSciences B.V)
Hoạt chất: Spinetoram ……….60 g ai./lít
Là thuốc trừ sâu mới đang còn trong thời gian thí nghiệm nên chưa có bán trên thị trường
Hình 2.16 Thuốc Radiant 60SC 2.4 Các kết quả nghiên cứu về sâu tơ hại rau họ thập tự
2.4.1 Mức độ gây hại và tính kháng thuốc của sâu tơ
a Mức độ gây hại
Sâu tơ (Plutella xylostella) có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải ấm áp thuộc
Châu Âu Đến năm 1972, sâu tơ được ghi nhận là loài sâu hại trên các cây trồng thuộc
Trang 36họ Thập tự Cruciferae ở tối thiểu 128 quốc gia và vùng lãnh thổ (CIE, 1967; Salinas, 1972)
P xylostella được ghi nhận đầu tiên ở Malaysia đầu tiên vào năm 1925 ở vùng
đồi Fraser (Othmam và Hasim, 2002)
Ở Nhật Bản, P xylostella trở thành loài dịch hại quan trọng vào thập niên 1960
và mật số của chúng hàng năm phụ thuộc rất nhiều vào các cây trồng họ Thập tự (Yamada, 1977)
Sự xuất hiện của P xylostella ở Việt Nam chưa có tài liệu nào ghi chép chính
xác Tuy nhiên, vào cuối thập niên 1940, nhiều vùng ở Hà Nội, Hải Phòng, nông dân
đã sử dụng thuốc trừ sâu để hạn chế sâu tơ gây hại trên các ruộng cải Điều này chứng
tỏ P xylostella gây hại ở nước ta vào khoảng những năm 1940 Hiện nay, P xylostella
được tìm thấy ở tất cả vùng trồng rau cải trên cả nước (Ngyễn Quí Hùng, 1995)
Sâu tơ không chỉ gây thất thu về năng suất mà còn làm ảnh hưởng lớn đến phẩm chất bắp cải và gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm (Nguyễn Hữu Hải, 2003)
b Tính kháng của sâu tơ
Là loại sâu có vòng đời sinh trưởng ngắn, sâu tơ đã nhanh chóng bộc lộ khả năng kháng thuốc nhanh và mạnh Năm 1957, sâu tơ bắt đầu kháng các loại thuốc hóa học như DDT, BHC (Henderson, 1957) Năm 1965, Ho tuyên bố sâu tơ đã kháng thuốc Malathion, Diazinon, Dieldrin Khả năng kháng thuốc của sâu tơ ngày càng nhanh Đến năm 1974, qua một cuộc khảo sát, Lin nhận thấy 60% nông dân không thể kiểm soát được sâu tơ nếu chỉ sử dụng biện pháp phun thuốc hóa học đơn thuần Giữa thập niên 1960, thuốc Menvinphos được tung ra thị trường và sử dụng nhưng chỉ đến năm 1974 thì mất tác dụng Các nhóm cúc tổng hợp Permethrin tỏ ra hữu hiệu vào năm 1976 và mất dần tác dụng chỉ sau 2 năm áp dụng Những năm của thập kỷ 80, các hóa chất mới được đưa ra như Fenvalerate, Prothiophos, Triazophos, Cartap, Methomyl, Cypermethrin, Bioresmethrin đều mất tác dụng trong quản lý phòng trị sâu
tơ sau 2 - 3 năm sử dụng Cho đến nay sâu tơ đã kháng tất cả nhóm thuốc trừ sâu kể cả nhóm thuốc điều hòa sinh trưởng côn trùng và các chế phẩm sinh học
Vào đầu năm 1980, chất điều hòa sinh trưởng côn trùng IGR được sử dụng với tác dụng chậm nhưng hiệu lực cao cho đến năm 1984 Đặc biệt là chất Methomyl
Trang 37nguy hiểm nhất khi gây tái bộc phát quần thể sâu tơ do kích thích tiềm năng sinh trưởng của sâu tơ đã kháng thuốc (Nemato,1984)
2.4.2 Kết quả nghiên cứu về thuốc BVTV trên sâu tơ của tác giả Nguyễn Thị Kim Nhung, 2009
Hầu hết các nông hộ canh tác rau đều có trồng rau họ thập tự Sâu xanh bướm trắng và sâu tơ là 2 loại sâu xuất hiện ở mức độ phổ biến trong các hộ trồng rau Tuy nhiên 2 loài sâu này rất nhanh kháng thuốc nên đòi hỏi phải thường xuyên tiến hành khảo sát để chọn ra những loại thuốc trừ sâu có hiệu lực cao đối với 2 loại sâu này và phải sử dụng với nồng độ hợp lý để mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất cho người dân, hạn chế tính kháng thuốc của sâu và không làm ô nhiễm môi trường cũng như sức khỏe của nông dân và người tiêu dùng Thí nghiệm ”Điều tra hiện trạng canh tác và phòng trừ sâu hại trên cây cải bắp tại thành phố Pleiku - Gia Lai và đánh giá hiệu lực
phòng trừ sâu tơ (Plutella xylostella L.) của một số loại thuốc trừ sâu” đã được tiến
hành và cho kết quả:
”Các loại thuốc thí nghiệm (DAS-001, Success 25 SC, Biocin 16 WP, Pegasus 500SC) có hiệu lực khác nhau trong phòng trừ sâu tơ và sự kéo dài hiệu lực theo thời gian cũng khác nhau Nhìn chung hiệu lực trừ sâu tơ của các loại thuốc tăng dần theo thời gian từ 1 NSP đến 7 NSP và cao nhất ở 7 NSP Trong đó, ở 7 NSP, hiệu lực cao nhất là thuốc Pegasus 500SC (1 lít/ha) (đối chứng) có hiệu lực là 86,4% và thuốc Biocin 16WP (1,2 kg/ha) có hiệu lực là 82,4% Sau đó hiệu lực trừ sâu tơ của các loại thuốc giảm dần ở 14 NSP và tiếp tục giảm ở 21 NSP Có thể nói ở 21 NSP tất cả các loại thuốc đều không còn hiệu lực, trong đó, thuốc Success 25SC (1,5 lít/ha) hiệu lực chỉ còn 6,8%, thuốc Pegasus 500 SC (1 lít/ha) (đối chứng) hiệu lực chỉ còn 11,8%” Tuy thí nghiệm của tác giả Nguyễn Thị Kim Nhung, 2009 đã đánh giá được hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu tơ nhưng chưa đánh giá được hiệu lực của các loại thuốc đó đối với sâu xanh bướm trắng và ở những thời gian và địa điểm khác nhau thì hiệu lực của thuốc cũng sẽ khác nhau Vì vậy, để bổ sung vào việc đánh giá hiệu lực của các loại thuốc đối với sâu tơ và để tìm ra những loại thuốc mới thích hợp trong việc phòng trừ sâu tơ cũng như sâu xanh bướm trắng thì đề tài ”Đánh giá hiệu lực diệt sâu
tơ (Plutella xylostella L.) và sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.) của một số loại
thuốc trên cải bắp tại Tp.Pleiku, tỉnh Gia Lai năm 2010” đã được thực hiện
Trang 38Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm
- Địa điểm: + Thí nghiệm được thực hiện tại nông hộ trồng rau của bác Trần Kim Quang - Tổ 8, Phường Hoa Lư, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai
+ Các mẫu điều tra được thu thập tại 30 nông hộ trồng rau ở TP Pleiku, tỉnh Gia Lai
- Thời gian thực hiện:
3.2.1 Điều kiện đất đai
- Thí nghiệm được tiến hành trên nền đất thịt nhẹ, đất có tầng canh tác nông, được trồng luân canh nhiều loại rau như: rau cần, xà lách, cải xanh, cải ngồng, cà chua, cải thảo, cải bắp Cây trồng trước khi bố trí thí nghiệm trồng cải bắp là cà chua
- Nguồn nước tưới trong thí nghiệm là nước giếng được bơm lên tưới theo nhu cầu của cây
3.2.2 Điều kiện thời tiết trong các tháng tiến hành thí nghiệm
Nhiệt độ trung bình ở các tháng trong thời gian thí nghiệm dao động từ 23,50C đến 25,30C Tuy không phải là nhiệt độ tốt nhất để cải bắp sinh trưởng và phát triển nhưng vẫn nằm trong giới hạn nhiệt độ cải bắp có thể sinh trưởng
Trong các tháng tiến hành thí nghiệm thì lượng mưa trung bình ít, dao động từ 52,7 – 113,0 mm/tháng
Trang 39Độ ẩm không khí biến thiên từ 71% - 85%, nằm trong ngưỡng thích hợp cho
các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cải bắp.(thể hiện ở bảng 3.1)
Bảng 3.1 Bảng thời tiết trung bình trong các tháng tiến hành thí nghiệm
(mm/tháng) Độ ẩm (%) Trung bình Tối cao Tối thấp
- Dây nhựa, tre, giấy A4, đinh, búa, sổ tay, bút, máy ảnh
- Phân bón: Phân urea, phân lân, phân chuồng ủ hoai
- Giống: Sử dụng hạt giống cải bắp Green Helmet
Xuất xứ: Nhật Bản
DN nhập khẩu: Cty TNHH TM Hoa Sen Khối lượng tịnh: 10 g
- Bình phun 4 lít, xylanh
- Các loại thuốc trừ sâu: Success 25SC, Radiant 60SC, Scorpion 36EC
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Điều tra hiện trạng sản xuất rau tại một số nông hộ ở thành phố Pleiku
a Phương pháp điều tra
- Dùng phiếu điều tra được soạn trước bao gồm các câu hỏi phỏng vấn có liên quan đến các vấn đề kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu hại trên cải bắp và một số loại rau khác mà các nông hộ này thường canh tác
- Mục đích của việc điều tra để hiểu rõ tập quán canh tác, khả năng nhận biết các loài sâu hại và tình hình sử dụng nông dược của nông dân tại địa phương
- Công tác điều tra được tiến hành ở 30 hộ trồng rau tại phường Hoa Lư, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai
- Công việc điều tra được sự giúp đỡ của bác Trần Kim Quang - Hội trưởng hội nông dân - Chi hội 9 và nông dân của phường để phỏng vấn theo phiếu điều tra